Luận án Vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU. 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 9

1.1. Những nghiên cứu lý luận về vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân

cực giàu - nghèo.9

1.2. Những nghiên cứu về thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân

cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.16

1.3. Những nghiên cứu về các giải pháp đã được đề xuất nhằm nâng cao vai trò của

Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay .21

1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án .27

Chương 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIỂU SỰ

PHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN .30

2.1. Quan niệm về sự phân cực giàu - nghèo và giảm thiểu sự phân cực giàu -

nghèo.30

2.2. Tính tất yếu khách quan và sự thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu

sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay .42

2.3. Các nhân tố tác động đến vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực

giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.58

Tiểu kết chương 2.66

Chương 3: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIỂU SỰ

PHÂN CỰC GIÀU - NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.68

3.1. Sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.68

3.2. Thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt

Nam hiện nay.792

3.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm thiểu

sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay .104

Tiểu kết chương 3.114

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ

CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM THIỂU SỰ PHÂN CỰC GIÀU -

NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.116

4.1. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định các chính

sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam

hiện nay .116

4.2. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện các

chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt

Nam hiện nay.125

4.3. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, giám sát

và xử lý các vi phạm trong việc tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã

hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.139

Tiểu kết chương 4.146

pdf169 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 05/09/2024 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
càng doãng rộng dẫn đến phân cực giàu - nghèo. Theo Báo cáo cảm nhận của người dân về Nhà nước và thị trường Việt Nam năm 2014, do Phòng Thương mại - công nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Thế giới công bố ngày 23/7/2015, có tới 47% người dân, cán bộ bức xúc trước khoảng cách giàu - nghèo đang tăng lên ở Việt Nam. Vì thế, nếu Nhà nước không có những biện pháp giảm thiểu kịp thời và hiệu quả thì viễn cảnh phải đối mặt với mức độ phân cực giàu - nghèo gay gắt dẫn đến phân cực xã hội trong tương lai là có thực. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải thận trọng hơn trong các kịch bản và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mình nhằm góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo về thu nhập, về tài sản và khả năng chi trả cho các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội giữa các tầng lớp dân cư ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay 3.2.1. Thực trạng Nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay Trong những năm qua, Nhà nước đã hoạch định chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh và nhiều hình thức phân phối. Sự đa dạng hình thức sở hữu, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối đã làm cho quan hệ sản xuất ở Việt Nam phù hợp hơn với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đồng thời, chính sách này đã góp phần quan trọng vào giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, từ đó góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo về thu nhập, về tài sản, về khả năng tiếp cận và chi trả cho các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội giữa các tầng lớp dân cư. 80 Cùng với đó, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Nhà nước xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh chóng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình kết hợp hài hòa kinh tế với văn hóa, xã hội, lấy con người làm trung tâm, tất cả vì con người, do con người. Đó phải là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nhân văn, nhằm thu hẹp hố ngăn cách giàu và nghèo đang ngày càng doãng ra. Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cái nền, cái khung vật chất để đáp ứng yêu cầu đặt ra hiện nay là bảo đảm sự cân đối hài hòa giữa phát triển kinh tế và góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư. Ngoài các chính sách trên, để giảm thiểu bất bình đẳng xã hội, rất cần “những nỗ lực can thiệp của nhà nước, dưới các hình thức khác nhau, trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt thông qua các chính sách điều tiết tăng trưởng kinh tế, phân phối và các chính sách xã hội” [73, tr.9]. Vì vậy, Nhà nước đã hoạch định các chính sách nhằm điều tiết, phân phối lại thu nhập, phân phối lại các nguồn lực và thành quả của phát triển. Phân phối lại thu nhập xã hội là sự can thiệp của Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật, của các chính sách để những người có thu nhập cao, đóng góp cùng Nhà nước nhằm góp phần nâng cao thu nhập của những người có thu nhập thấp. Đây là một trong những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi, phát triển kinh tế thị trường có thể đưa đến việc sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, đạt được thu nhập quốc dân tối đa, nhưng nó cũng có hạn chế là không tạo được phân phối thu nhập một cách công bằng. Tình trạng bất bình đẳng về thu nhập khi vượt quá giới hạn “độ” cho phép có thể dẫn đến những bất ổn về chính trị - xã hội. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước phải hoàn thành chức năng phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội sao cho thỏa mãn yêu cầu giữa hiệu quả kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Song, để can thiệp vào phân phối, Nhà nước phải sử dụng chính sách thuế thu nhập cá nhân, đáng chú ý là Luật thuế thu nhập cá nhân được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. 81 Luật thuế thu nhập cá nhân, ngoài việc kế thừa có chọn lọc các chính sách điều tiết thu nhập trước đây, đã bổ sung điều tiết đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ thừa kế, quà tặng là chứng khoán, phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, bất động sản và các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, sử dụng chính sách tiền lương tối thiểu với nội dung cơ bản là phải làm sao cho tiền lương thực tế của người hưởng lương không bị giảm xuống khi có sự biến động về giá cả, khi nền kinh tế có lạm phát, đây còn là một công cụ chính sách quan trọng nhằm đảm bảo đủ thu nhập cho những lao động nghèo khó nhất, từ đó góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo về thu nhập, về tài sản, về khả năng tiếp cận và chi trả cho các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội giữa các tầng lớp dân cư. Ở Việt Nam, việc cải cách chính sách tiền lương tối thiểu và các chính sách có liên quan đã được thực hiện bước đệm từ năm 1992, chính thức thực hiện với các quy định tạm thời từ ngày 01/4/1993. Từ năm 1993 đến nay, Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng dần để phù hợp hơn với sự biến động giá cả trên thị trường. Hệ thống an sinh xã hội vĩ mô, như chính sách ưu đãi người có công, chính sách việc làm, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách trợ giúp xã hội những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, v.v.. nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Chính sách ưu đãi người có công với mục tiêu cơ bản là phấn đấu không để đời sống của người có công thấp hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương nơi cư trú trong bất kỳ điều kiện và hoàn cảnh nào. Bảo đảm đời sống cho người có công không chỉ góp phần ổn định chính trị - xã hội, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế, mà còn nhằm thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, từ đó góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo về thu nhập, về tài sản, về khả năng tiếp cận và chi trả cho 82 các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội giữa các tầng lớp dân cư. Vì vậy, chính sách ưu đãi người có công đã trở thành nguyên tắc Hiến định và được ghi nhận trang trọng trong các bản Hiến pháp, trong đó Hiến pháp năm 2013 ghi: “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước” [49, tr.28]. Thể chế hóa đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp, hiện nay lĩnh vực ưu đãi đối với người có công với cách mạng có 2 pháp lệnh điều chỉnh chủ yếu là Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân cực giàu - nghèo và các tệ nạn xã hội khác. Đối với người lao động, thiếu hoặc không có việc làm là một nguy cơ dẫn đến thu nhập thấp hoặc không có thu nhập. Từ đó, khiến cho người lao động không được đảm bảo sự chăm sóc về dinh dưỡng và y tế, ảnh hưởng đến sức khỏe, giống nòi, hạn chế việc học tập, rèn luyện nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng lao động, v.v. dẫn tới thu nhập thấp. Đây là cái vòng luẩn quẩn khó phá bỏ. Vì vậy, “bảo đảm công ăn, việc làm cho dân là một mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên” [37, tr.99]. Do đó, chính sách việc làm được coi là một trong chính sách rất cơ bản của Nhà nước nhằm thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, từ đó góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo về thu nhập, về tài sản, về khả năng tiếp cận và chi trả cho các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội giữa các tầng lớp dân cư. Đặc biệt Luâṭ viêc̣ làm được Quốc hôị khóa XIII , kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 6/11/2013 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015), quy điṇh chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm, đã tạo sân chơi bình đẳng cho các chủ thể liên quan, điều chỉnh các quan hệ lao động, khuyến khích các nhà đầu tư tạo nhiều việc làm và mọi người dân có cơ hội tự tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, v.v.. Để đảm bảo công bằng xã hội thì nhiệm vụ chính của tất cả các nhà nước là 83 phải xóa bỏ nghèo khổ trên phạm vi quốc gia mình. Vì vậy, trong những năm qua Nhà nước Việt Nam xác định Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện và bền vững luôn là mục tiêu hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, từ đó góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo về thu nhập, về tài sản, về khả năng tiếp cận và chi trả cho các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội giữa các tầng lớp dân cư. Có thể kể đến một số chính sách cụ thể tiêu biểu qua các thời kỳ như sau: “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn 1998- 2000” là chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với mục tiêu là giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong tổng số hộ của cả nước xuống còn 10% vào năm 2000. “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005” là chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội, xóa đói giảm nghèo; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010” với mục tiêu tổng quát là đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; củng cố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả; cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo. “Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012- 2015” nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã 84 biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo, đồng thời góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống gi ữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Ngoài ra, để nhằm thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, từ đó góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo về thu nhập, về tài sản, về khả năng tiếp cận và chi trả cho các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội giữa các tầng lớp dân cư, Nhà nước đã hoạch định và ban hành các chính sách bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, chẳng hạn theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, tất cả những người nghèo, người dân tộc thiểu số, thân nhân người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ được Bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí điều trị, thay vì chỉ có 95% như trước đây; còn những hộ cận nghèo được bảo hiểm chi trả 95% thay vì chỉ có 80% như trước. Những nhóm “bên lề xã hội”, đó là những người yếu thế, người chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống (người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, người tàn tật, người gặp rủi ro bất trắc, v.v.). nhóm người này trong cơ chế thị trường ngày càng có xu hướng gia tăng lên và chịu nhiều hậu quả tác động của quá trình phân cực xã hội ngày càng mạnh mẽ, họ khó có điều kiện và cơ hội hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Điều này sẽ làm cho bộ phận dân cư nghèo khổ ngày càng cùng quẫn hơn, họ dễ bị nhấn chìm trong xã hội hiện đại hơn nếu không được giúp đỡ, cùng với đó độ giãn cách giữa giàu - nghèo càng rộng hơn. Vì vậy, Nhà nước đã ban hành chính sách trợ giúp xã hội những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm phát hiện và giúp đỡ những cá nhân, nhóm người gặp khó khăn, giúp họ vượt qua những rào cản của cuộc sống, giúp họ phát triển, hòa nhập với cộng đồng một cách tích cực nhất, từ đó góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư. Với mục đích giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo trong giáo dục, tạo điều kiện để mọi người đều được học hành. Trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam 85 đã hoạch định chính sách bảo đảm giáo dục tối thiểu, bao gồm chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo ở các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng và đại học, v.v. nhằm phát triển nguồn nhân lực - đây là nhân tố chủ yếu để tăng trưởng bền vững, góp phần tăng năng suất lao động và thu nhập. Kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia trong lĩnh vực này đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, giảm đói nghèo, từ đó góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo. Cùng với việc hoạch định các chính sách trên, trong những năm qua Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên, coi việc một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển xã hội. Đồng thời đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm minh tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên, quan chức trong bộ máy nhà nước thông đồng, câu kết với giới làm ăn bất chính, cố tình làm sai lệch chính sách và pháp luật của nhà nước để trục lợi, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Cũng không ít kẻ nhờ có tiền và những thủ đoạn cơ hội, mua bằng cấp, quyền chức, câu kết với giới quan chức thoái hóa mà trở nên giàu sang, có địa vị. Đây chính là những yếu tố góp phần gây nên và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, bất công trong xã hội, làm nhiễu loạn hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội, làm mất lòng tin của nhân dân vào bản chất tốt đẹp của chế độ và định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang từng bước xây dựng. Đặc biệt, để tạo cơ sở ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_viec_giam_thieu_su_phan_c.pdf
Tài liệu liên quan