MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
1.2. Một số lý thuyết nghiên cứu 22
1.3. Một số thuật ngữ được sử dụng trong luận án 32
Chương 2: KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER VÙNG
TÂY NAM BỘ 40
2.1. Khái quát về điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội vùng Tây Nam Bộ 40
2.2. Đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng vùng Tây Nam Bộ 46
2.3. Khái quát về Phật giáo Nam tông Khmer ở Tây Nam Bộ 69
Chương 3: VAI TRÒ CỦA TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NGƯỜI KHMER TÂY NAM BỘ: THỰC
TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 87
3.1. Vai trò của tu sĩ Phật giáo Nam tông đối với đời sống xã hội người Khmer 88
3.2. Những vấn đề đặt ra 108
Chương 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
KHMER TÂY NAM BỘ TRONG THỜI GIAN TỚI 129
4.1. Một số giải pháp 129
4.2. Kiến nghị 140
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
PHỤ LỤC 159
184 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của tu sĩ phật giáo Nam Tông trong đời sống xã hội của người Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là, tu sĩ PGNTK giữ vai trò rất lớn trong việc giáo dục hình thành
nhân cách đạo đức, dân trí cho cộng đồng người Khmer. Song song đó, việc
tu học và việc hình thành các trường chùa đã góp phần nâng cao dân trí, đáp
ứng các ngành nghề để có thể phục vụ cuộc sống bình thường.
Năm là, tu sĩ PGNTK còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc mở
rộng quan hệ giao lưu với các dân tộc, trong cộng đồng, kể cả trong nước và
ngoài nước.
Sáu là, tu sĩ PGNTK đã luôn cùng với nhân dân Nam Bộ đứng lên chống
ngoại xâm vì sự tồn vong của đất nước, tuyệt đại bộ phận các chư tăng , đồng
bào Phật tử Khmer đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, đó là điểm nổi
bật của PGNTK Nam Bộ. Tinh thần ấy xuất phát từ truyền thống yêu nước
của dân tộc Việt Nam mà đội ngũ chư tăng là một bộ phận, trong kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, có nhiều vị xuất thân từ tu sĩ PGNTK
tham gia cách mạng và đã anh dũng hy sinh, nhiều ngôi chùa là nơi che dấu
bảo vệ an toàn cho cán bộ cách mạng và có nhiều người là mẹ Việt Nam anh
hùng là dân tộc Khmer.
Nói đến dân tộc Khmer ở Nam bộ cũng chính là nói đến tôn giáo của
người Khmer ở khu vực này, và ngược lại khi nói đến PGNTK cũng là nói
đến đồng bào Khmer đang sinh sống ở đây. Tôn giáo và dân tộc đối với đồng
bào Khmer ở Nam bộ có quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Bên cạnh đó,
85
PGNTK có mối liên hệ mật thiết với Phật giáo Nam tông ở các nước
Campuchia, Lào, Thái Lan...
Trong điều kiện nước ta hiện nay do sự tác động của nền kinh tế thị
trường, hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo chưa thể mất
đi mà nó còn tồn tại lâu dài và giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống
vật chất, đời sống tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên, PGNTK ở TNB cũng có những tác động tiêu cực nhất định
đến đời sống kinh tế - văn hóa xã hội của người Khmer. PGNT đã đưa lại cho
người Khmer lối sống thụ động, cam chịu. Với quan niệm cuộc sống ở trần
gian chỉ là tạm bợ nên người Khmer luôn bằng lòng, chấp nhận cuộc sống thiếu
thốn ở đời này và chăm chỉ lo tích đức cho đời sau; sự lệ thuộc quá nhiều của
người Khmer vào Phật giáo và sự đóng góp cho Phật giáo quá lớn so với thực
lực kinh tế làm cho đời sống kinh tế của người Khmer thêm nghèo đói.
Với tâm lý sống gửi thác về, người Khmer cũng ít quan tâm đến chuyện
học hành, nâng cao trình độ hiểu biết. Đặc biệt, trong lịch sử và hiện tại, các
thế lực thù địch luôn lợi dụng cả vấn đề dân tộc và tôn giáo để chống phá sự
nghiệp cách mạng Việt Nam. Vì thế, việc nghiên cứu vai trò của tu sĩ
PGNTK và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực,
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của PGNTK nói chung, của tu sĩ Khmer nói
riêng trong quá trình xây dựng đời sống xã hội của người Khmer ở TNB là
việc làm cần thiết nhưng do đồng bào Khmer ở Nam Bộ gắn liền với một tôn
giáo nên khi thực hiện chính sách đối với người Khmer thì phải giải quyết
vấn đề PGNTK.
Cùng với lợi thế có được từ vùng biển rộng lớn với nhiều hòn đảo, lợi
ích có được từ quan hệ kinh tế, mậu dịch trên tuyến biên giới đất liền và biên
giới trên biển giữa các nước láng giềng, thì điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý nêu
trên cũng tiềm ẩn những vấn đề phức tạp về quốc phòng, an ninh và thường
86
xuyên xảy ra các vụ việc ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Các thế lực
thù địch không từ bỏ âm mưu, ý đồ chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta
bằng nhiều hình thức. Trong đó, chúng hậu thuẫn, nuôi dưỡng các tổ chức
phản động lưu vong và một số đối tượng cực đoan ở trong nước để tìm cách
thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, triệt để lợi dụng vấn đề “nhân
quyền”, “dân chủ”, “tự do tôn giáo”, nhất là khơi gợi vấn đề lịch sử vương
quốc Chăm Pa (liên quan đến đồng bào dân tộc Chăm) và lịch sử vùng đất
Nam Bộ (liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer) để kích động tư tưởng hận
thù, chia rẽ dân tộc, tạo ra các cuộc gây rối.
87
Chương 3
VAI TRÒ CỦA TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI CỦA NGƯỜI KHMER TÂY NAM BỘ - THỰC TRẠNG
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Đời sống xã hội là một khái niệm chỉ rõ các hiện tượng phát sinh do sự
tác động lẫn nhau giữa các cá thể và cộng đồng tồn tại trong một khoảng
không gian nhất định với việc sử dụng chung các tài nguyên hiện có. Nó bao
hàm tất cả những hiện tượng tác động có ý thức và thích nghi không có ý
thức. Đó là tổng thể các cơ thể ràng buộc nhau bởi sự tác động qua lại giữa
các quá trình sống của chúng và tác động vào môi trường.
Trong phạm vi của luận án, chúng tôi hiểu đời sống xã hội là tổng thể
các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn nhau của các chủ thể xã hội và
cộng đồng tồn tại trong những không gian và thời gian nhất định, là tổng thể
hoạt động của xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người. Theo cách
hiểu như vậy, đời sống xã hội là một phạm trù rất rộng lớn, nhưng trong phạm
vi của chuyên đề, chúng tôi tiếp cận đời sống xã hội trên 4 phương diện cơ
bản đó là: đời sống tôn giáo, đời sống văn hóa - xã hội, đời sống chính trị và
đời sống kinh tế.
Để phân tích vần đề này, chúng tôi trở lại câu nói nổi tiếng của C. Mác
khi bàn về tôn giáo, C.Mác cho rằng “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.
Điều này thể hiện được tính chất hai mặt của tôn giáo. Bất cứ một tôn giáo
nào thâm nhập vào trong quần chúng nhân dân cũng trở thành một bộ phận
tinh thần nhằm mục đích giải phóng con người một cách hư hảo trước những
mối đe dọa, bất công và sự hiểu biết hạn hẹp về tự nhiên, xã hội do nhận thức
của họ đem lại.
Dù là hư ảo nhưng xét ở một góc độ nào đó thì tôn giáo bao giờ cũng
có những ảnh hưởng tích cực đến các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần.
88
PGNTK không nằm ngoài quỹ đạo đó. Nghĩa là PGNT cũng có những tác
động tích cực và tiêu cực đến đời sống tinh thần của người Khmer, một mặt
tạo nên những giá trị truyền thống bền vững của cộng đồng, hình thành nên
những sắc thái riêng biệt của người Khmer; mặt khác, có những yếu tố gây
cản trở sự phát triển của cộng đồng người Khmer. Chúng tôi, khái quát đặc
điểm của PGNTKM ở TNB và những biểu hiện tích cực, tiêu cực trên một số
phương diện của đời sống xã hội như sau:
3.1. VAI TRÒ CỦA TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ
HỘI NGƯỜI KHMER
Xã hội được tạo nên bởi nhiều yếu tố, thành phần, cộng đồng Mỗi cá
nhân có một vị trí, hoàn cảnh, điều kiện và vai trò riêng biệt. Nếu ai cũng thực
hiện đúng vai trò của mình theo xu hướng tốt đẹp, chuẩn mực đạo đức thì sẽ
đem lại động lực phát triển xã hội tốt. “Vai trò là một tập hợp các mong đợi,
các quyền và nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể. Nhưng sự mong đợi
này xác định các hành vi của con người được xem như là phù hợp và không
phù hợp đối với người chiếm giữ một vị trí” [102, tr.205].
Vai trò không chỉ là nghĩa vụ mà trong đó có cả quyền và sự mong đợi.
Ví dụ, một người nông dân đáp ứng được các mong đợi là mang thực phẩm
đến cho mọi người, đồng thời có quyền hưởng lợi nhuận từ sản phẩm đã làm
ra, vai trò của họ là cày sâu, cuốc bẫm để có lúa gạo cùng các hoa màu khác
cung cấp cho đời sống con người. Như vậy, vai trò xã hội luôn có mối liên hệ
mật thiết với vị trí xã hội. Trước hết, một người phải làm tròn bổn phận đúng
với vị trí của mình: “Địa vị đóng vai trò là giáo viên thì cá nhân đó phải
truyền giải kiến thức cho học sinh, còn những người học sinh để thực hiện tốt
vai trò của mình họ phải đi nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, làm bài tập ở
nhà” [102, tr.215].
Nếu mọi người không làm đúng vai trò của mình, thì hiệu quả, năng
suất không cao. Chẳng hạn, một nông dân mà đi dạy học thì làm sao được.
89
Trong một gia đình, mọi người phải làm tròn bổn phận của mình. Trong một
xã hội, tùy theo trình độ, tay nghề, mà mỗi người được phân công công tác
khác nhau, có như thế thì xã hội mới tiến bộ, giàu đẹp.
Khi bàn đến vai trò của tu sĩ PGNT đối với đời sống xã hội vùng TNB
là muốn nói đến vai trò “kép” của tu sĩ, đó là, vai trò trong đời sống tôn giáo
và trong cả đời sống xã hội. Trong luận án này, chúng tôi sẽ đề cập đến cả hai
trò đó. Trong đời sống xã hội, luận án sẽ bàn đến vai trò của tu sĩ PGNT đối
với đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa vùng TNB và đặc biệt là công tác giáo
dục thanh niên Khmer.
3.1.1. Vai trò của tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer đối với đời
sống tôn giáo
Phật giáo trong vai trò thực thi đạo pháp trước hết là phải tu học, giữ
gìn giới luật sau đó đem truyền trao lại cho mọi người cùng nhau có niềm
an lạc. Như vậy, vai trò của tu sĩ là mang thức ăn tinh thần đến cho tha nhân.
Hầu hết, người Khmer ở Nam Bộ đều theo hệ phái PGNT. Có thể nói, lý
tưởng sống truyền thống của người Khmer ở Nam Bộ là Đức Phật. Cho nên,
trong cuộc sống hằng ngày, dù tu sĩ ở chùa hay dân chúng tại thế đều phải rèn
luyện theo đạo pháp đó là: thọ giới, bố thí và niệm. Đối với tu sĩ PGNTK,
những điều trên là bắt buộc.
Người Khmer quan niệm sống cốt yếu để làm phước. Hầu hết các lễ,
hội của người Khmer đều mang ý nghĩa làm phước. Đối với người Khmer,
làm càng nhiều thì phước hạnh càng nhiều nên cứ mỗi dịp lễ, hội, họ lại
không sợ tốn kém đều cố gắng chuẩn bị gạo thóc, vải lụa, cơm xôi, trà bánh,
mặn, ngọt, hoa quả mang đến để tặng chùa; những người khá giả giàu có còn
làm phước cho người nghèo trong làng, xã, phum, sóc của mình và các vùng
lân cận. Do đó, mỗi dịp lễ, hội là mỗi dịp để các tín đồ, Phật tử thể hiện tấm
lòng nhân đức, bao dung, rộng lượng, nhân ái cao cả của mình, làm cho người
người càng xích lại gần nhau, yêu thương nhau hơn.
90
Phật giáo Nam tông Khmer với giáo lý, giáo luật, lễ nghi đơn giản phù
hợp với cuộc sống đời thường của người Khmer sống ở sông nước miệt vườn.
Người Khmer đã tiếp nhận PGNT và đưa tôn giáo này lên vị trí độc tôn trong
đời sống vật chất, tinh thần cả mình. Những triết lý nhà Phật đã ảnh hưởng rất
sâu sắc đến đồng bào dân tộc Khmer. Văn hóa tộc người Khmer và PGNT đã
hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên một chỉnh thể văn hóa tôn giáo
- tộc người độc đáo và đặc sắc của người Khmer.
Tu sĩ PGNTK là những người gìn giữ giá trị tôn giáo đạo Phật trong
truyền thống tín ngưỡng của dân tộc, mỗi tu sĩ là những con người làm nhiệm
vụ của mình là tu học rèn luyện bản thân với mục đích là gìn giữ đạo giáo hơn
là để bản thân giải thoát đến với cõi niết bàn, vì trong mỗi vị đều nhận thức
rằng trong hiện tại thì các vị không thể làm được điều đó (giải thoát). Cho nên
trong người Khmer gọi các vị là “Sammatisang” (Tăng quy ước) có nghĩa là
các vị là những tu sĩ được quy ước là Tăng, gọi như thế để phân biệt với các
Chư tăng là A la hán thuở xa xưa mà đến nay mọi người luôn khao khát
nhưng vẫn không thể đạt được. Tuy không phải là A la hán nhưng mỗi tín đồ
người Khmer ai ai cũng kính trọng các vị và ví các vị như là lửa và ví von
rằng: Đã là lửa thì dù lớn hay nhỏ đều có tác dụng như nhau, một khi đã cháy
thì từ lửa nhỏ sẽ phát triển thành lửa lớn và sức hủy diệt cũng giống nhau thôi.
Trong cuộc đời tu học của mình, nhiều vị đã hy sinh cuộc đời phàm tục
tràn đầy sức sống vì đạo giáo để tu hành trọn đời. Các vị là người trực tiếp và
dán tiếp gìn giữ, duy trì hoạt động của chùa chiền, của Phật pháp nhằm làm
tấm gương tinh thần cho các Phật tử noi theo và được những người sùng đạo
kính trọng. Vì vậy, đã bao thế kỷ mà người Khmer vẫn gắn bó với PGNT.
Theo truyền thống, thanh niên Khmer phải có một thời gian vào chùa
tu để báo hiếu cha mẹ, học lễ nghĩa, học chữ, học kinh sách Phật giáo. Thời
gian vào chùa tu có thể vài ba tuần, vài ba tháng, hoặc vài ba năm, có cơ
91
duyên Phật pháp thì tu suốt đời, do vậy lực lượng tu sĩ PGNTK thật hùng
hậu. Hình ảnh của tu sĩ là một hình ảnh không thể thiếu trong nhận thức của
đồng bào Khmer.
Mỗi chùa đều có Achar hoặc Ban Quản trị chùa. Họ là những bậc lớn
tuổi, đã trải qua quá trình tu học tại chùa, có kinh nghiệm sống và uy tín trong
phum sóc, được cử ra để giúp việc Sư cả trong thời gian lâu dài. Đây là bộ
phận nắm giữ vật chất, tiền của trong chùa, có vai trò quan trọng đối với đời
sống cộng đồng, nên việc bổ nhiệm cần có sự đồng thuận từ phía nhà chùa và
cộng đồng. Một góc độ khác, mối quan hệ giữa PGNTK với Phật giáo Bắc
tông của người Việt, Hoa trong vùng Khmer vừa là quan hệ tôn giáo vừa là
quan hệ tộc người, cần tạo điều kiện để các tộc người, các hệ phái được gần
gũi, chia sẻ với nhau trong các công việc chung của Giáo hội.
Vì thế, Phật giáo là một bộ phận văn hóa của dân tộc Khmer, tạo nét
đặc sắc cho văn hóa Khmer Nam bộ. Phật giáo có vai trò và vị trí quan trọng
trong đời sống nhiều mặt của người Khmer Nam bộ. Trong quá khứ và hiện
tại, Phật giáo đã góp phần cố kết cộng đồng Khmer, cũng như sự ổn định và
phát triển của người Khmer.
3.1.2. Vai trò của tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer đối với đời sống
văn hóa - xã hội
Hệ thống kinh điển của Phật giáo luôn đặt nền tảng trên tinh thần
duyên sinh vô ngã để trình bày về nhân sinh quan và vũ trụ quan một cách
khoa học, nhằm mục đích chứng minh cho sự hiện hữu của vạn pháp đều
tồn tại dưới dạng nhân duyên. Vì thế, sự hiện hữu của con người và gia
đình, xã hội cũng không ngoài những quy luật trên. Từ quan điểm đạo đức
Phật giáo bảo đảm hạnh phúc và an lạc cho cá nhân, chúng tôi khái quát vai
trò của tu sĩ PGNTKM trên một số phương diện của đời sống văn hóa - xã
hội như sau:
92
Một là, tu sĩ PGNTK góp phần xây dựng đạo đức, lối sống; góp phần
tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
Tu sĩ PGNTK góp phần rất lớn trong việc giáo dục hình thành nhân
cách đạo đức, dân trí của cộng đồng dân tộc Khmer. Đạo đức dạy chữ Khmer
ngữ, tiếng nói chữ viết ở các trường chùa, thông qua triết lý mang tính nhân
đạo và quan niệm nhân quả của đạo Phật đã tác động sâu sắc đến từng thành
viên trong gia đình, trong cộng đồng dân tộc Khmer; làm cho mọi người
muốn hướng thiện, làm việc lành, tránh điều ác. Con người biết khiêm tốn,
nhường nhịn, tương trợ giúp đỡ nhau, không so bì hơn thiệt. Làm cho cái tâm
của họ không bị vẩn đục bởi tiền tài vật chất cám dỗ. Việc tu học theo PGNT,
việc hình thành các trường chùa, đã góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng các
ngành nghề để có thể phục vụ cuộc sống bình thường.
Giáo lý, giáo luật, những triết lý sống của tôn giáo này được tu sĩ
PGNTK truyền đạt có sự tác động rất lớn đến lối sống, đạo đức của người
Khmer. Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình,
PGNT đã trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa tinh thần của đại đa số
người dân Khmer. Những chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều
chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến tín đồ. Điều này
thể hiện tính độc lập tương đối của các hình thái ý thức xã hội, chúng luôn có
sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên nét đặc thù trong lối sống, đạo đức cho
dân tộc này.
Hơn nữa, chịu ảnh hưởng nhiều bởi triết lý, tư tưởng về “từ bi, hỷ xả”
trong triết lý của đạo Phật và đã từ lâu ăn sâu vào máu thịt của họ nên người
Khmer tin theo PGNT sống rất hiền hòa; người trong phum sóc rất đoàn kết,
gắn bó với nhau. Sự đoàn kết ấy thể hiện qua cách cư xử hàng ngày như sống
có nghĩa có tình, luôn sẵn lòng giúp nhau trong những cơn hoạn nạn, cùng
nhau chung tay gánh vác để xây cất, tu sửa ngôi chùa, không đùn đẩy trách
93
nhiệm cho một cá nhân nào. Tùy theo từng gia cảnh, ai có tiền nhiều thì đóng
góp nhiều, ai có ít thì góp ít, không phân biệt giữa những người trong phum,
sóc của mình. Bởi lẽ, với người Khmer việc cúng dường, làm phước là điều
rất thiêng liêng cao cả, nhiều gia đình giàu có sẵn sàng bỏ tiền của để làm
phước cho chùa và cho những người nghèo khổ trong phum, sóc của mình và
những nơi lân cận.
Bên cạnh đó, cùng với tư tưởng “từ bi”, “cứu khổ” các chùa Khmer đã
dang rộng vòng tay sẵn lòng đón tiếp những người lang thang cơ nhỡ, những
trẻ mồ côi không nơi nương tựa, những người già cô đơn hay những kẻ trước
đây đã lầm đường lạc lối muốn phục thiện trở về, tùy sức làm công quả trong
chùa được việc gì thì làm, không làm được thì các vị sư thay nhau chia sẻ
phần cơm do tín đồ dâng cúng để nuôi người già qua quãng đời còn lại và học
sinh, sinh viên nghèo. Việc làm nhân đạo của nhà chùa là hoàn toàn tự
nguyện, thực hiện giáo lý từ bi, phổ độ chúng sinh của Đức Phật. Bởi vậy,
người được nhà chùa giúp đỡ nương nhờ của Phật thấy được an ủi và thấy cần
phải cố gắng không ai có tư tưởng ỷ lại. Bên cạnh đó, việc các gia đình tổ
chức làm phước để bố thí tiền bạc, gạo thóc cho người nghèo thể hiện được
tính nhân văn, nhân đạo theo đúng tinh thần Phật Pháp là cứu khổ, cứu nạn
cho bá tánh đồng bào.
Nhiều vị cao tăng trong PGNTK là tấm gương tiêu biểu, đi đầu trong
công tác từ thiện xã hội như: “Hòa thượng Trần Nhíp ở Kiên Giang, đã vận
động sư sãi, phật tử, các mạnh thường quân tham gia sửa chữa và bê tông
hóa trên 15 km đường nông thôn, bắt mới 112 cây cầu nông thôn với số tiền
trên 10 tỷ đồng, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III
và nhiều bằng khen khác”.
Chùa Pitu Khôsa Răngsây ở thành phố Cần Thơ là một trong những
ngôi chùa Khmer tiêu biểu trong công tác từ thiện xã hội. Dưới sự trụ trì của
94
Thượng tọa Lý Hùng, chùa Pitu Khôsa Răngsây là ngôi chùa PGNTK duy
nhất ở thành phố Cần Thơ hiện nay có ký túc xá miễn phí dành riêng cho sinh
viên dân tộc Khmer. Chùa còn tổ chức lớp dạy chữ Khmer miễn phí cho hàng
trăm cán bộ, viên chức và thanh niên Khmer. Đồng thời tặng nhiều suất học
bổng, tặng 80 chiếc xe đạp cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học. Chẳng những
vậy, chùa còn vận động các nhà hảo tâm ở Australia đóng góp xây dựng Trường
học Sammaki ở Xóm Giữa, Chợ Dưới, tỉnh Kom Pong Chnăng, Campuchia với
kinh phí xây dựng 2,2 tỷ đồng. Nhân dịp Tết nguyên Đán, Tết Chôl Chnăm
Thmây, Vu lan báo hiếu. chùa vận động Phật tử, các nhà hảo tâm và các vị
mạnh thường quân cho khoảng 100 tấn gạo và tặng quà, vật phẩm cho bà con
nghèo của tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, thành phố Cần Thơ và Campuchia với
kinh phí trên 01 tỷ đồng. Xây dựng được 3 km đường giao thông nông thôn và
15 cây cầu bê tông ở các phum sóc; xây dựng 5 căn nhà tình thương, tổ chức mổ
mắt nhân đạo cho hàng ngàn lượt người mù nghèo ở tỉnh Trà Keo, tỉnh Kan Đal,
Campuchia. Ngoài chùa còn vận động trùng tu sửa chữa các chùa ở vùng TNB
như: chùa Savor, quận Ô Môn, TP Cần Thơ; chùa Pôthi Somrôn, huyện Giồng
Riềng, tỉnh Kiên Giang; chùa Aranh Nhứt, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang; chùa Phno Prel, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; chùa Bưng Tung, thị xã
Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng; chùa Ô Chum Prưksa, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu
Giang Xây dựng trường, ký túc xá sinh viên nghèo, tăng xá cho sư tăng các
tỉnh, giúp đỡ cho hàng trăm em sinh viên nghèo đã tốt nghiệp cử nhân, có việc
làm ổn định. Bên cạnh đó chùa vận động Phật tử đóng góp kinh phí xây dựng
được 01 lò hỏa táng từ thiện, miễn phí cho tang chế nghèo với tổng kinh phí 400
triệu đồng tại chùa Sanvor, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn.
Chùa Pitu Khôsa Răngsây được Trung tâm Unesco Văn hóa và Thông
tin Truyền thông Việt Nam công nhận nằm trong Top 10 của 100 điểm Du
lịch Văn hóa tâm linh tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2014.
95
Mặc dù, lối sống và đạo đức của người Khmer chịu sự ảnh hưởng khá
lớn của PGNT nhưng do nhu cầu giao lưu văn hóa với các dân tộc khác xung
quanh nên đã ít nhiều có phần biến đổi, đặc biệt là ở giới trẻ. Đạo đức mà tu sĩ
PGNT truyền đạt ảnh hưởng đến nay vẫn phát huy được mặt tích cực của nó
như việc đi tu của thanh niên được xem là một trong những phong tục của
người Khmer chịu sự ảnh hưởng giá trị tư tưởng hiếu nghĩa, luật nhân quả,
hướng thiện của PGNT; đồng thời, tục đi tu của thanh niên Khmer cốt là để
báu hiếu cho cha mẹ, học những kiến thức về văn hóa, xã hội về những kinh
nghiệm sống để khi hoàn tục trở thành những công dân có ích cho gia đình,
cộng đồng và xã hội.
Tóm lại, với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của
mình, tu sĩ PGNT đã trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa tinh thần của
dân tộc Khmer. Những chuẩn mực đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh
hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến tín đồ, Phật tử. Điều đó
thể hiện tính độc lập tương đối của các hình thái ý thức xã hội, chúng luôn có
sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên nét đặc thù riêng trong lối sống, đạo đức
cho dân tộc này được phát triển và sinh tồn trong cộng đồng dân tộc Việt
Nam. Việc đi tu để trả hiếu cũng là nét đẹp truyền thống và là giá trị đạo đức
nhân văn cao cả của người dân tộc Khmer vẫn được duy trì. Tính đến nay có
khoảng 8.000 tu sĩ PGNTK, thông qua các vị mà bản sắc văn hóa dân tộc
Khmer được giữ gìn và phát huy, nhiều điểm chùa Khmer đã được xây dựng
thành những trung tâm văn hóa, giáo dục, học tập, nơi vui chơi giải trí cộng
đồng, góp phần vào việc tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Khmer. Với người Khmer, đời sống của họ không thể thiếu
được PGNT, ngôi chùa được đồng bào coi như ngôi nhà thứ hai của mình.
Và tuyệt đại đa số người Khmer đều được tu ở chùa nên ít nhiều đã chịu
ảnh hưởng giáo lý của Phật, khi trở về với cuộc sống đời thường họ đã
96
mang theo những giá trị nhân văn và nhân đạo trong nhà chùa vào trong
đời sống hàng ngày, dần dần hình thành nên lối sống đặc thù riêng của dân
tộc Khmer, sự hòa trộn giữa hai yếu tố “đạo” và “đời” đã tạo nên cách sống
riêng biệt của người Khmer.
Hai là, tu sĩ PGNTK tông góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa, góp
phần bảo bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer
Phật giáo Nam tông Khmer là tôn giáo giữ vai trò chủ đạo và đi vào
trong tiềm thức của người Khmer ở Nam Bộ. Trong đó, tu sĩ PGNTK giữ một
vai trò then chốt trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng
bào Khmer. Bên cạnh đó phong tục, lễ hội truyền thống giữ một vị trí rất quan
trọng trong đời sống xã hội của các dân tộc nói chung, của đồng bào Khmer
nói riêng. Thông qua phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, chúng ta có thể
nhận diện rõ hơn về bản sắc văn hóa của dân tộc, của con người và cộng đồng
xã hội. Đồng thời qua đó, những giá trị như: văn hóa ứng xử, lối sống hiền
hòa, chất phát, hiếu thảo, trọng tình nghĩa... được bộc lộ rõ qua các hoạt động
sống hàng ngày của người Khmer trong phum, sóc. Hầu hết những phong tục,
lễ hội của người Khmer đều hướng con người đến việc thiện, tích nhiều
phước. Các ngày lễ, tết mọi người quần tụ bên nhau chúc phúc cho nhau
những lời chúc đầu năm mới với nhiều niềm vui hạnh phúc, thăm hỏi sức
khỏe và quan tâm nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, người Khmer thể hiện lòng thành kính, sự hiếu thảo đối với
người quá cố hoặc tạ ơn thần linh đã mang đến cho họ cuộc sống ấm no, hạnh
phúc phần nào cho thấy văn hóa ứng xử của tộc người Khmer trong cộng
đồng dân tộc thông qua hệ thống các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống
ấy. Đối với người Khmer, trong một đời người, họ phải trải qua nhiều nghi lễ
khác nhau như: lễ đi tu (xuất gia), lễ cưới hỏi, lễ tang ma,... Song, PGNT vẫn
chi phối ảnh hưởng đối với những lễ hội này.
97
Người Khmer xem tục đi tu là giai đoạn quan trọng của đời người nên
tu sĩ PGNT đã góp phần hình thành nhân cách, đạo đức cho đồng bào Khmer.
Theo đó, đi tu theo nếp nghĩ truyền thống của người Khmer còn là cách tích
phước cho cha mẹ, gia đình và cho bản thân. Trong sách dạy làm người
Khmer có câu: “người không được tu trong chùa là người có nhiều tội lỗi
trong đời sống”. Cho nên người con trai Khmer được xem là đủ tư cách phẩm
chất trong xã hội đều phải trải qua thời gian tu học ở chùa” [77, tr.59].
Do vậy, việc đi tu không chỉ là một tập tục mà còn là nét văn hóa rất
riêng từ bao đời nay của dân tộc này.Về phong tục cưới xin của người Khmer,
Phật giáo đem đến cho người Khmer quan niệm hôn nhân tương đối bình
đẳng, vợ chồng cùng chia sẻ công việc, cha mẹ không có sự phân biệt đối xử
giữa con trai và con gái, trưởng, thứ, con đẻ, con nuôi. Phật giáo đã góp phần
nâng cao giá trị văn hóa trong quan niệm hôn nhân, tạo nên lối sống truyền
thống trong gia đình người Khmer, giáo dục đạo đức, rèn luyện cách sống
trong đạo nghĩa vợ chồng.
Về tang ma, là một trong những phong tục thể hiện sắc thái văn hóa rất
riêng của tộc người này. Người Khmer có câu “sống gửi của, chết gửi
xương”. Tang ma của người Khmer thể hiện những nét riêng khá rõ của cộng
đồng dân tộc Khmer, đây là một trong những nghi lễ mà tu sĩ Khmer đóng
một vai trò hết sức quan trọng.
Tu sĩ PGNTK còn truyền đạt triết lý nhân sinh ảnh hưởng đến văn hóa
ứng xử của người Khmer trong tang ma, thông qua quan hệ giữa người sống với
người đã chết, giữa người sống với nhau. Khi một người qua đời, cả cộng đồng
cầu siêu cho người quá cố, họ nhiệt tình và tận tâm tham dự đám tang. Dù cho
lúc còn sống, giữa họ và láng giềng có xảy ra mâu thuẫn, đến khi ai đó qua đời,
mọi lỗi l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_vai_tro_cua_tu_si_phat_giao_nam_tong_trong_doi_song.pdf