Luận án Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời của nó đối với Việt Nam - Ngô Khắc Sơn

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 8

1.1. Những công trình nghiên cứu về John Locke, vấn đề nhà nước và

nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và các nhà tư

tưởng liên quan đến tư tưởng của John Locke. 8

1.2. Những công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền và nhà nước

pháp quyền Việt Nam . 13

Chương 2: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE

VÀ NHỮNG KIẾN GIẢI CỦA ÔNG VỀ VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC. 32

2.1. John Locke và những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng

của ông . 32

2.2. Triết học John Locke và những kiến giải của ông về nguồn gốc,

chức năng của nhà nước. 46

Chương 3: VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE. 63

3.1. Quan niệm về nhà nước pháp quyền. 63

3.2. Nội dung vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke.68

3.3. Ý nghĩa của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. 97

Chương 4: Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ

TƯỞNG JOHN LOCKE ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC

PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY . 102

4.1. Quá trình đổi mới nhận thức và kiến tạo nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta . 102

4.2. Kế thừa vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke

trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam hiện nay . 109

KẾT LUẬN . 143

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN . 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 148

pdf162 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời của nó đối với Việt Nam - Ngô Khắc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế, đề cao vai trò thần thánh của vua, hạ thấp vai trò của nhân dân thì Locke là người đầu tiên, với một cách nhìn tích cực đã đả phá vào thành trì kiên cố của chủ nghĩa chuyên chế vương quyền. Từ ông, đã mở ra một cuộc cách mạng tư tưởng, hướng đến việc khẳng định, đề cao vai trò của nhân dân trong quan hệ với chính quyền. 72 * Những giá trị và hạn chế: Tư tưởng về mối quan hệ giữa công dân với nhà nước, về quyền lực tuyệt đối của nhân dân... thể hiện tính cách mạng sâu sắc và triệt để. Nó là cuộc đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa chuyên chế chính trị, với các chế độ độc tài phi nhân tính, hủy hoại tự do, nhân phẩm con người. Sau hàng ngàn năm mất tự do trong “đêm trường Trung cổ”, những tư tưởng cách mạng triệt để của Locke là nguồn “trợ lực” to lớn để nhân dân các nước đứng lên làm cách mạng xóa bỏ “gông xiềng” của Giáo hội Ki-tô và các nền quân chủ chuyên chế thối nát đang trói buộc con người. Ngày nay, tư tưởng này vẫn còn nguyên giá trị, nhất là đối với các quốc gia dân chủ, xây dựng mô hình nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền, trong đó có cả nhà nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tư tưởng “quyền lực thuộc về nhân dân” của Locke là một đóng góp quan trọng cho lịch sử tư tưởng nhân loại, nhưng do không xuất phát từ góc độ kinh tế về nguồn gốc của nhà nước và giới hạn bởi lập trường giai cấp, nên khái niệm “nhân dân” mà Locke nêu ra còn mang tính trừu tượng, chung chung, không phản ánh được nội hàm của nó là những người trực tiếp lao động sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, là người đại diện cho lực lượng sản xuất của thời đại. Quan niệm nhân dân với nghĩa gồm giai cấp những người lao động trong lý luận Mác - Lênin mới khắc phục được hạn chế trong quan niệm về nhân dân của Locke và nhiều nhà tư tưởng tư sản sau ông. 3.2.2. Tư tưởng về tính thượng tôn của pháp luật – nguyên tắc pháp quyền của nhà nước Ngoài sự khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân, kiểm soát quyền lực bằng quyền lực thì tư tưởng thượng tôn pháp luật thông qua việc đề cao vai trò của pháp luật, giới hạn phạm vi quyền lực, trách nhiệm của từng bộ phận trong chính quyền; trách nhiệm, nghĩa vụ của chính quyền đối với nhân dân; 73 quyền hạn, trách nhiệm của nhân dân đối với nhà nước; tương tác giữa nhà nước với công dân... cũng là nét đặc sắc, là điểm nhấn của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. Để trả lời câu hỏi: Vì sao phải thượng tôn pháp luật? ông đã bắt đầu bằng sự phân tích sự chuyển biến của xã hội loài người từ trạng thái tự nhiên sang xã hội chính trị, khẳng định: “Con người sinh ra, , với một địa vị tự do hoàn hảo và sự thụ hưởng không bị kiểm soát đối với tất cả các quyền và những ân huệ của luật tự nhiên, một cách bình đẳng như bất kỳ ai khác hay như tất cả lượng người có trên thế giới này” [38, tr.124-125], khi tham gia vào xã hội chính trị, “mỗi thành viên của nó đã rời bỏ quyền lực tự nhiên của mình và trao vào tay của cộng đồng” [38, tr.125]. Thế nhưng, theo Locke, con người sống trong trạng thái tự nhiên dù là trạng thái tự do hoàn hảo nhưng nó cũng chứa đựng những bất tiện, sự bất tiện khi con người sống trong trạng thái tự nhiên khiến họ phải bắt tay ký kết với nhau một khế ước xã hội để cùng nhau “thụ hưởng sở hữu của họ trong hòa bình và an toàn, còn công cụ và phương tiện cao cả của điều này là luật pháp được thiết định trong xã hội” [38, tr.183]. Luật pháp đã được thiết định là luật nào? Theo Locke nó bao gồm cả luật tự nhiên và luật xác thực của các quốc gia. Luật tự nhiên theo ông là luật gốc, mặc nhiên mà có, có trước luật xác thực, “luật quốc gia của các nước chỉ thực sự đúng đắn khi được xây dựng trên luật tự nhiên, và theo luật này mà chúng được điều chỉnh và diễn dịch” [38, tr.43]. Đây cũng được xem là quan điểm xây dựng luật của John Locke và là quan điểm về mối quan hệ giữa hai loại luật cơ bản trong xã hội. Tuy nhiên, có lúc ông lại thừa nhận: “bất cứ hình thức quyền lực cai trị nào mà cộng đồng quốc gia được đặt bên dưới, đều thực hiện việc cai quản bằng những luật có sự minh định và được chấp nhận” [38, tr.190]. Điều này nếu xét về mặt quan điểm thì có phần mâu thuẫn, nhưng nếu tách riêng ra để 74 giải thích một vấn đề cụ thể, ở đây là mối quan hệ giữa nhà nước và công dân thì hẳn nhiên lời quả quyết sau có phần hợp lý và nó còn thể hiện tính dân chủ trong xây dựng, thực hiện pháp luật hướng đến đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật, đồng thời ngăn ngừa những sự thiếu minh bạch, vượt quyền, lạm quyền ở nhà cầm quyền. Ông nói: “tất cả quyền lực mà chính quyền có duy nhất là vì lợi ích của xã hội, nên việc nó không được mang tính chuyên quyền và tùy thích cũng ngang bằng với việc nó phải được thực thi bằng các luật được thiết định và ban hành chính thức, mà qua đó không chỉ nhân dân có thể biết về bổn phận của mình, có được sự an toàn và bảo đảm trong phạm vi những giới hạn làm nên từ luật pháp, mà cả các nhà cai trị cũng được giữ trong những ranh giới của nó và không bị cám dỗ, bởi quyền lực mà họ có trong tay, để sử dụng nó cho những mục đích như thế và bằng những công cụ như thế, một khi họ không biết và không tự sẵn lòng giới hạn mình” [38, tr.191]. Về điều này, Mác cũng đồng cảm với Locke khi cho rằng: “Trong tiến trình lịch sử, những kẻ chiếm đoạt đều nhận thấy cần phải thông qua những luật do chính bản thân họ đặt ra, để đem lại một tính ổn định xã hội nào đó cho cái quyền nguyên thủy nảy sinh ra từ sức mạnh thô bạo” [6, tr.202-203]. Thế còn khi luật pháp bị xem thường, nhà cầm quyền hành xử theo luật của riêng mình, chà đạp lên số đông nhân dân thì sao? Nhân dân với tư cách là số đông làm ra luật và là người ủy quyền phải hành xử như thế nào? Locke cho rằng, nhân dân “phải hứng chịu tất cả cảnh khổ cực và những phiền phức, đến độ người ta có thể sợ hãi trước một con người nay đang trong trạng thái tự nhiên không bị kiềm tỏa, mà lại còn trở nên thối nát bằng sự xu nịnh và được vũ trang bằng quyền lực” [38, tr.131] – tức là khi quyền lực bị tha hóa, trao vào tay một quân vương chuyên chế thì tính thượng tôn của pháp luật không còn, nó gây nên thảm họa cho tất cả mọi thần dân sống dưới vòng kiềm tỏa của nó, thậm chí là còn khổ cực và bất an hơn sống trong trạng thái tự nhiên. 75 Và rằng, “Cùng với việc phạm tội – chủ yếu ở sự xâm phạm luật pháp, việc hành động khác với quy tắc đúng đắn của lý trí sẽ đưa một người đi xa đến mức trở nên thoái hóa, tự tuyên bố mình rút khỏi những nguyên tắc của bản tính con người, và là một sinh vật có hại – thường gây thương tổn cho người này người kia, còn người khác thì lại nhận lãnh thiệt hại do hành động xâm phạm của con người đó” [38, tr.40]. Cho nên Locke cho rằng, tính thượng tôn của pháp luật ở bất kỳ nền chính trị và quốc gia nào cũng phải đảm bảo cho “thần dân được cáo kiện đến luật pháp, các quan tòa quyết định về bất kỳ tranh cãi nào và kiềm tỏa những hành vi bạo lực có thể xảy ra giữa thần dân với nhau, người này với người kia” [38, tr.132], và theo ông “người nào đi khắp nơi để tước đi quyền cáo kiện này, đáng được xem là một kẻ thù công khai của xã hội và loài người” [38, tr.132]. Đây là lời kết án đối với quân vương chuyên chế và là lời hiệu triệu kêu gọi nhân dân lật đổ chế độ chuyên chế hà khắc ở châu Âu lúc bấy giờ. Tư tưởng này đã góp phần cổ súy và thôi thúc nhân dân làm cách mạng để khẳng định địa vị làm chủ vốn có của mình. Không nghi ngờ gì nữa, tuyên bố này đã đưa ông thành ông tổ của chủ nghĩa tự do chính trị, là tư tưởng gia tư sản hàng đầu, người thủ lĩnh tinh thần của nhân dân. Khẳng định giá trị của luật pháp, dẫn lời Richard Hooker (1554-1600) – nhà thần học Anh giáo có ảnh hưởng lớn tư tưởng của Locke, ông cho rằng: “Các luật được đề cập đến nay, tức các luật tự nhiên, luôn ràng buộc người ta một cách tuyệt đối, ngay cả với tư cách là những con người, cho dù là họ không bao giờ có một tình bằng hữu lâu bền” [38, tr.46]. Điều này theo ông có nghĩa là: luật pháp là vừa cơ sở, vừa là nguyên nhân, vừa là cái để đảm bảo cái khế ước mà con người đã ký với nhau lúc đầu được thực hiện – là cái chung định hướng mọi hoạt động của con người dù họ có khác nhau như thế nào đi nữa. Lợi ích của việc tuân thủ pháp luật là “cả hai phía đều bình đẳng trong việc phải phục tùng quyết định công minh của pháp luật; vì khi ấy có 76 những điều hợp lệ để mở ra phương cách cáo kiện cho sự phương hại của quá khứ và ngăn ngừa việc thiệt hại trong tương lai” [38, tr.53]. Nguyên tắc của việc xây dựng luật pháp theo Locke là phải theo đa số: “mỗi người bị ràng buộc bởi một sự chấp thuận được quyết định bằng đa số”, “mỗi người, bằng sự đồng thuận với người khác để làm nên một cơ thể chính trị, dưới một chính quyền, cũng đặt chính mình vào một nghĩa vụ, để mỗi người trong xã hội đó, phục tùng quyết định của đa số” [38, tr.138-139]. Đây là nguyên tắc đảm bảo tính dân chủ trong xây dựng luật. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính thượng tôn pháp luật và nhằm răn đe kẻ khắc, ngăn ngừa sự vi phạm thì Locke cho rằng, luật phải có chế tài đủ mạnh, nó có thể mạnh đến mức áp dụng án tử hình, bởi “mỗi người vi phạm đều có thể bị trừng phạt đến mức độ đó (tử hình), và sự khốc liệt đến như thế sẽ đáp ứng việc khiến cho người vi phạm ở vào vị thế mặc cả yếu ớt, cho anh ta nguyên nhân để hối hận và khiến người khác kinh hãi mà tránh đi việc hành động giống như vậy” [38, tr.42]. Và điều này còn nhằm để nhắc nhở người ta rằng, phải yêu thương người khác như chính bản thân mình, nếu không thì luật pháp sẽ không dung thứ. Theo Locke, mục đích của luật pháp không phải là thủ tiêu hay kiềm tỏa tự do, mà là để bảo toàn và khuyếch trương nó, “Vì luật pháp, nơi ý niệm chân thật của nó, với tư cách là phương hướng của một tác nhân tự do và có trí tuệ, không có nhiều hạn chế đối với quyền lợi chính đáng của anh ta, nó bắt buộc không được vượt quá lợi ích chung của những con người sống dưới luật” [38, tr.93]. Từ khẳng định đó, ông đi đến kết luận: “nơi nào không có luật pháp, nơi đó không có tự do” [38, tr.93]. Mối quan hệ giữa luật pháp và tự do được hiểu như thế nào? Luật pháp có phải khi nào cũng tạo cho con người một sự tự do tuyệt đối không? Hẳn là Locke không ngây thơ và phi thực tế đến mức tuyệt đối hóa cái tự do trên. Ông khẳng định: “tất cả mọi người có thể phải bị ngăn chặn để không đi xâm 77 hại các quyền của người khác, không gây phương hại cho người khác” [38, tr.36-37]. Đây là câu trả lời rõ ràng và đầy đủ, rằng luật pháp là cơ sở bảo vệ tự do của con người, nhưng tự do phải trong giới hạn không xâm phạm, không gây phương hại cho người khác, không có cái gọi là tự do tuyệt đối. Đó là trong quan hệ với người khác, còn đối với chính bản thân mình thì sao? Locke cho rằng: sống dưới một luật pháp, một người “có cái quyền tự do để quyết định về hành động và tài sản của mình theo ý chí của chính mình, trong phạm vi cho phép của luật pháp” [38, tr.95]. Cuối cùng, Locke đi đến tổng kết: “Không một ai trong xã hội dân sự có thể được miễn trừ trước luật pháp của nó” [38, tr.136]. Đây là tuyên bố khẳng định mạnh mẽ nhất tính thượng tôn của pháp luật trong xã hội chính trị, xã hội dân sự. * Những giá trị và hạn chế: Tư tưởng thượng tôn pháp luật của John Locke đã thể hiện tính cách mạng và triệt để trong việc đề xuất một thể chế có tính bắt buộc chung nhằm bảo vệ sở hữu, nhân phẩm, tự do của con người. Bên cạnh đó, với cách nhìn của một con người có tâm hồn trong sáng, thánh thiện, yêu thương con người, John Locke đã hướng đến sự công bằng và tình thương khi làm luật – xem đây là nền tảng và cơ sở hình thành pháp luật, để khi pháp luật hình thành với tinh thần này thì nó sẽ điều chỉnh mọi công dân bằng sự công minh và khoan dung (nếu có thể) của nó. Đóng góp nữa của ông là ông đã đề ra nguyên tắc số đông trong xây dựng luật, nguyên tắc công bằng trong thực hiện pháp luật, mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và tự do và vẽ ra viễn cảnh tồi tệ nếu luật pháp bị xâm phạm, chế độ chuyên chế bị khôi phục. Hạn chế của John Locke ở đây là dù ông thấy được hạn chế khi con người sống trong trạng thái tự nhiên, hành xử với nhau bằng luật tự nhiên 78 nhưng ông còn “lơ lửng” trong việc khẳng định tầm quan trọng của luật xác thực, bởi có chỗ ông lại đề cao luật tự nhiên, có phần luyến tiếc sự “thơ mộng”, hoang dại của luật tự nhiên. Đây có lẽ là hạn chế về mặt lịch sử, bởi lẽ thời John Locke sống, cách mạng tư sản chưa thành công hoàn toàn ở châu Âu, Nghị viện chưa thắng thế vương quyền và tôn giáo, nhu cầu sử dụng luật pháp để điều chỉnh công dân và xã hội là chưa cao nên ông đã mắc phải những hạn chế này. 3.2.3. Tư tưởng phân chia quyền lực – cơ chế thực hiện nguyên tắc pháp quyền của nhà nước Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, tư tưởng phân quyền đã được đề cập từ rất sớm. Thời cổ đại, có thể xem Aristote là người manh nha đề cập tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: lập pháp, hành pháp và xét xử. Tuy nhiên, tư tưởng của Aristote chỉ mới dừng ở việc phân biệt các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, chứ chưa chỉ rõ phương thức vận hành cũng như mối quan hệ bên trong giữa các thành tố đó. Tiến xa hơn Aristote, Locke cho rằng, quyền lực nhà nước là do nhân dân nhượng cho thông qua khế ước xã hội, quyền lực đó phải được phân chia để không định chế chính trị nào được độc quyền, tạo nên sự “kiềm chế và cân bằng”, tức là sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực nhà nước. Theo ông đó là ba quyền: lập pháp, hành pháp và liên hiệp. Đây là tư tưởng cơ bản trong lý luận phân quyền của Locke. 3.2.3.1. Về cơ quan lập pháp, hành pháp và quyền liên hiệp của cộng đồng quốc gia (phân quyền) Locke đã từng nhiều lần khẳng định rằng: “Mục đích cao cả của việc con người gia nhập vào xã hội là việc thụ hưởng sở hữu của họ trong hòa bình và an toàn” [38, tr.183]. Nếu trong trạng thái tự nhiên, con người hành xử theo luật tự nhiên - là luật bất thành văn, phụ thuộc vào lý trí của từng người, 79 thì khi tham gia vào xã hội, con người phải hành xử theo “luật pháp đã được thiết định”. Nền tảng để xây dựng nên luật xác thực, theo Locke là phải thiết lập nên cơ quan quyền lực lập pháp - là quyền lực thiêng liêng, tối cao đã được xã hội chấp thuận và thừa nhận. Cơ quan quyền lực lập pháp, theo Locke “là cơ quan vạch nên đường hướng và sức mạnh của cộng đồng quốc gia” [38, tr.199]. Điều này thể hiện ở việc làm ra luật và giám sát việc thực thi pháp luật do mình làm ra. Luật do cơ quan lập pháp làm ra thường thể hiện ý chí chung của cộng đồng xã hội nên nó thường mang tính bắt buộc chung, điều chỉnh hành vi của tất cả mọi thành viên trong xã hội, nó mang giá trị thực thi trường cửu. Nhưng do luật được làm ra trong một khoảng thời gian ngắn nên cơ quan lập pháp không nhất thiết phải luôn làm việc. Và để tránh sự thâu tóm quyền lực thì quyền lực lập pháp phải được đặt vào tay nhiều người, khi làm luật xong thì họ phải tách ra và họ cũng là đối tượng điều chỉnh của những luật do mình làm ra. Luật do cơ quan lập pháp làm ra chỉ một lần nhưng nó được áp dụng lâu dài, nên Locke cho rằng, nhất thiết phải có một quyền lực luôn hiện diện để thực thi các luật đã được làm nên và sử dụng vũ lực để duy trì chúng. Việc này phải được giao cho cơ quan hành pháp và cơ quan này thường được tách rời khỏi cơ quan lập pháp. Quyền lực hành pháp được thực thi từ những “luật xác thực, thường trực và đã thành tiền lệ”, đặt lên trên tất cả mọi thành phần của xã hội. Ngoài quyền lực lập pháp, hành pháp, Locke cho rằng mỗi cộng đồng quốc gia còn có quyền liên hiệp. Đây là “quyền lực về chiến tranh và hòa bình, tạo liên minh và lập đồng minh, cũng như tất cả những giao kết khác, với mọi cá nhân và cộng đồng bên ngoài cộng đồng quốc gia” [38, tr.201]. Theo Locke thì quyền liên hiệp phải được giao cho người thông thái và cẩn trọng thực hiện. Và cũng theo Locke, dù quyền hành pháp và quyền liên hiệp là phân biệt với nhau nhưng chúng khó mà bị chia tách nên cần phải đặt 80 chúng vào cùng một người để tránh tình trạng hỗn loạn và phá hoại. Với cách trình bày của Locke về quyền này thì ta có thể hiểu nó như chức năng đối ngoại của nhà nước hiện nay. Và như vậy, theo Locke thì quyền liên hiệp không tách rời quyền hành pháp mà là một bộ phận của quyền hành pháp. Tư tưởng phân quyền này dù được Locke trình bày một cách sơ lược nhưng nó đã tạo hứng thú to lớn cho nhiều nhà tư tưởng sau này, trong đó có Montesquieu (1689 - 1755) - một nhà triết học, nhà chính trị học người Pháp. Montesquieu đã xuất phát từ nền tảng tư tưởng phân quyền của Locke, nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh học thuyết “tam quyền phân lập” - nền tảng thiết kế nên Hiến pháp và thể chế của nhiều quốc gia tư bản chủ nghĩa, trong đó rõ nhất là Hiến pháp Hoa Kỳ (1787). 3.2.3.2. Về phạm vi của cơ quan quyền lực lập pháp Theo Locke, cơ quan lập pháp với tư cách là sự ủy thác của nhân dân, của xã hội, dù nằm trong tay của một người hay nhiều người trong bất cứ hình thức chính thể nào của cộng đồng quốc gia; dù tồn tại dài hay ngắn, dù có là “quyền lực tối cao, thiêng liêng” đến cỡ nào thì vẫn phải đảm bảo bốn nguyên tắc tối thượng sau: Thứ nhất, cơ quan lập pháp “không phải, mà cũng không thể là quyền lực độc đoán, chuyên chế, đặt trên cuộc sống và vận mệnh của nhân dân” [38, tr.185]. Vì quyền lực của cơ quan lập pháp là quyền lực mà nhân dân “nhường lại” cho cộng đồng quốc gia thay anh ta để bảo vệ cho chính anh ta và những người khác trong cộng đồng xã hội nên dù các nhà lập pháp hay cơ quan lập pháp có làm ra luật gì thì nó vẫn bị giới hạn vào “lợi ích công của xã hội” và mục đích cao cả của nó là “sự bảo toàn loài người”. Locke khẳng định: “không một luật lệ nào do con người làm ra là tốt hay là có căn cứ mà đi chống lại điều này” [38, tr.187]. Thứ hai, cơ quan lập pháp “không thể nắm lấy cho mình quyền lực cai trị bằng những sắc lệnh chuyên quyền và tùy tiện, mà bị ràng buộc với việc 81 phân phát sự công bằng” [38, tr.188]. Locke cho rằng, nếu cơ quan lập pháp và chính quyền cai quản xã hội bằng quyền lực độc đoán, chuyên quyền thì sẽ đặt con người vào hoàn cảnh còn “tệ hại hơn” trong trạng thái tự nhiên. Vì vậy, sự công bằng giữa mọi người trong xã hội phải được điều chỉnh bằng những luật được minh định và được chấp nhận. Sự công bằng này nhằm mục đích là bảo đảm và bảo vệ quyền sở hữu của con người - những người sống dưới sự chi phối của luật. Thứ ba, “quyền lực tối cao đó không được lấy của bất kỳ ai bất kỳ phần sở hữu nào mà không có sự chấp thuận của anh ta” [38, tr.199]. Locke cho rằng, khi con người gia nhập vào xã hội thì nhất thiết anh ta phải có sở hữu; sở hữu của anh ta phải được bảo vệ bởi chính quyền hay cơ quan lập pháp mà anh ta đã ủy quyền thành lập. Vì thế, cơ quan lập pháp hay chính quyền được lập ra là để bảo vệ sở hữu cho các thành viên của mình. Và thật là sai lầm khi cơ quan quyền lực tối cao “sắp xếp điền sản của thần dân một cách độc đoán, hoặc lấy đi một phần từ đó khi muốn” [38, tr.192]. Thứ tư, “cơ quan lập pháp không được, mà cũng không thể chuyển giao quyền lực làm luật vào cho bất kỳ cơ quan nào khác hoặc đặt nó vào một nơi nào khác ngoài nơi mà nhân dân đã đặt” [38, tr.197]. Vì quyền lực của cơ quan lập pháp xuất phát từ sự ủy nhiệm một cách tự nguyện, xác thực và cùng với một sự chế định của nhân dân nên nhân dân sẽ tuân thủ các quy tắc của luật pháp do cơ quan lập pháp (mình ủy nhiệm) đặt ra và sẽ không tuân thủ và không bị ràng buộc bởi những luật nào khác ngoài luật do cơ quan lập pháp mình ủy nhiệm làm ra. Từ bốn nguyên tắc giới hạn quyền lực của cơ quan lập pháp đặt ra ở trên cho thấy Locke đã rất đúng đắn và vĩ đại khi đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết và đề ra nguyên tắc tối thượng “quyền lực thuộc về nhân dân”. Đây là một cống hiến xuất sắc của Locke và là một cảnh báo mà bất cứ nhà nước nào 82 trong lập pháp và điều hành, quản lý xã hội cũng phải lưu tâm nếu không muốn nhận lại sự phẫn nộ từ nhân dân. 3.2.3.3. Về đặc quyền hành động của cơ quan hành pháp Locke cho rằng, trong một cộng đồng quốc gia mà quyền lập pháp và hành pháp tách biệt nhau, cơ quan lập pháp thì không thể hoạt động liên tục để đưa ra luật theo kịp với thực tế xã hội và những luật cũ cũng chưa có quy định thì luật pháp, cơ quan lập pháp phải nhường đường cho cơ quan quyền lực hành pháp “đặc quyền hành động”. Đặc quyền hành động được Locke định nghĩa là hành động “tự do theo chủ ý, vì lợi ích công, và không có sự quy định của luật pháp, thậm chí đôi khi tương phản với nó” [38, tr.218]. Nguyên tắc của đặc quyền hành động chân chính theo Locke, là phải đem lại sự bảo toàn ở mức cao nhất có thể cho mọi thành viên trong xã hội. Luật pháp nên quy định những ai có hành động sai trái thì buộc phải bị xét xử và đền bù cho những thiệt hại mà hành vi sai trái của mình đã gây ra. Nhưng trong nhiều trường hợp, hành vi sai trái đó là không có chủ đích thì với quyền lực của mình, cơ quan hành pháp có quyền sử dụng đặc quyền hành động của mình để dung thứ nếu người đó chứng minh được là mình không có thành kiến gì đối với người vô tội có liên quan. Đây là những chỉ dẫn để hình thành nên tư tưởng về “sự khoan dung của pháp luật” sau này và nó chứa đựng tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Locke cũng đặt vấn đề là, đặc quyền hành động của cơ quan hành pháp có phải là tối đa hay không? - Ông cho rằng, nhân dân phải “giới hạn” đặc quyền hành động lại trong khuôn khổ vì lợi ích công và không có mục đích tư riêng gì trong hành động. Nếu quân vương hay ai đó có lợi ích riêng, tách biệt với lợi ích cộng đồng mà sử dụng đặc quyền hành động không đúng thì sẽ gây rối loạn trong xã hội. Khi đó nhân dân không thể là người phán xử nhưng họ vẫn “duy trì quyền quyết định tối hậu vốn thuộc về toàn thể loài người” để tự 83 bảo toàn mình và lập lại trật tự bằng nhiều phương cách khác nhau, kể cả sử dụng vũ lực hoặc làm cách mạng. Đây là điều mà các cơ quan hành pháp sáng suốt phải nhận ra và né tránh để khỏi gây ra hiểm họa cho chính mình và cho xã hội. 3.2.3.4. Về sự phụ thuộc của các cơ quan quyền lực thuộc cộng đồng quốc gia Trong mối quan hệ giữa các cơ quan, theo Locke, cơ quan lập pháp là cơ quan quyền lực tối cao mà tất cả các cơ quan khác phải phụ thuộc vào nó. Quyền lực của cơ quan lập pháp dù là tối cao nhưng nó cũng chỉ là quyền lực ủy thác, do nhân dân lập nên, nhân dân có thể thay đổi hay xóa bỏ cơ quan lập pháp khi nó hành động đi ngược lại sự ủy thác đó, khi nó xâm phạm đến “quy luật tự bảo toàn” của nhân dân. Về điểm này, một lần nữa Locke khẳng định quyền lực tối thượng của nhân dân trong quan hệ với nhà nước. Đây là tư tưởng rất cách mạng so với tư tưởng đương thời và vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Tính tối cao của cơ quan lập pháp còn thể hiện ở việc nó có quyền làm ra luật và giao luật đó cho mọi thành phần, mọi thành viên khác trong xã hội thực hiện. Nó làm ra luật đến đâu thì các thành viên trong xã hội thực hiện đến đó, mọi hoạt động của xã hội đều phải xuất phát từ nó, phụ thuộc vào nó, lấy nó làm chuẩn mực, làm quy tắc hoạt động. Cả quyền lực hành pháp cũng vậy. Locke cho rằng, quyền lực hành pháp “phụ thuộc một cách hiển nhiên vào nó, có trách nhiệm giải trình với nó, và nếu muốn, nó có thể thay đổi hoặc cách chức” [38, tr.206]. Về quyền lực của các quan thượng thư (tương đương Bộ trưởng ngày nay) và các quyền lực thuộc cấp khác, Locke cho rằng, nó vẫn phải thực hiện sự ủy thác do nhân dân ủy nhiệm và có trách nhiệm giải trình mọi hoạt động của mình trước các cơ quan quyền lực cấp trên, tức cơ quan lập pháp, hành pháp. 84 Về hoạt động, Locke cho rằng, cơ quan lập pháp không nhất thiết phải luôn hiện diện, còn cơ quan hành pháp thì phải thường trực vì luật không phải lúc nào cũng có thể làm được mà thi hành các luật làm ra thì phải thường xuyên, liên tục. Mặc dù cho rằng các cuộc họp thường xuyên, liên tục của cơ quan lập pháp vào những dịp không cần thiết thường “gây phiền toái cho nhân dân” nhưng đôi khi việc trì hoãn nó cũng gây nguy hiểm cho công chúng, nhất là những tình thế nguy cấp cần sự trợ giúp tức thời của nó. Vì thế phải xác định thời điểm hội họp và hoạt động của cơ quan lập pháp, ngoài thời điểm này thì giao phó cho một số người thường trực xem xét, giải quyết. Thoạt nhìn thì không khó để nhận thấy rằng cơ quan hành pháp có một quyền lực mạnh và lan tỏa trong cộng đồng. Locke đặt vấn đề là, nếu cơ quan hành pháp “ỷ” vào sức mạnh của mình, dùng quyền lực hành pháp của mình mà cản trở việc hội họp và hoạt động của cơ quan lập pháp thì sao? - Ông cho rằng, cơ quan lập pháp là đại diện cho nhân dân, do nhân dân ủy thác lập nên, cản trở cơ quan lập pháp là “trạng thái chiến tranh với nhân dân”, đến mức này thì nhân dân có quyền dùng vũ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_de_nha_nuoc_phap_quyen_trong_tu_tuong_john_locke.pdf
Tài liệu liên quan