Luận án Vấn đề phát triển con người ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay - Hoàng Thanh Sơn

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án .2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .3

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án .3

5. Đóng góp mới của luận án .4

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.4

7. Kết cấu của luận án .4

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

LUẬN ÁN. 5

1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án .6

1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến lý luận chung về PTCN.6

1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến thực trạng PTCN ở Việt Nam.12

1.3. Những nghiên cứu có liên quan đến định hướng và giải pháp PTCN ở

Vệt Nam.15

1.4. Những công trình nghiên cứu PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc .19

2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu.23

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CON NGƯỜI VÀ PTCN.26

1.1. Quan điểm triết học Mác - Lênin về con người và PTCN.26

1.1.1. Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người.26

1.1.2. Quan điểm triết học Mác – Lênin về PTCN.29

1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về con

người và phát triển con người .40

1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về

con người .40

1.2.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về

phát triển con người .43

1.3. Quan điểm PTCN của Chương trình phát triển LHQ .511.3.1. Con người là trung tâm, PTCN là mục tiêu tối thượng của sự phát triển

kinh tế, xã hội, hướng tới sự PTCN toàn diện, bền vững .51

1.3.2. PTCN là sự mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn

cơ hội cho con người .54

1.3.3. Bộ công cụ HDI và các công cụ bổ sung là thước đo định lượng trình

độ PTCN .58

1.4. Những tiêu chí đánh giá PTCN ở Vĩnh Phúc.62

1.4.1. Sự PTCN ở Vĩnh Phúc về mặt kinh tế và thu nhập .63

1.4.2. Sự PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc qua tương quan giữa các chỉ số thành phần

của bộ công cụ HDI .63

1.4.3. Sự PTCN ở Vĩnh Phúc qua hoạt động xoá đói, giảm nghèo .64

1.4.4. Sự PTCN ở Vĩnh Phúc về mặt thể lực, trí lực và văn hoá, tinh thần.65

Chương 2: THÀNH TỰU VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PTCN Ở TỈNH

VĨNH PHÚC HIỆN NAY .68

2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc .68

2.1.1. Những nhân tố khách quan .68

2.1.2. Những nhân tố chủ quan.71

2.2. Những thành tựu và trong PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc.76

2.2.1. Thành tựu PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc về mặt kinh tế và thu nhập.76

2.2.2. Thành tựu PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc qua chỉ số HDI.79

2.2.3. Xóa đói, giảm nghèo là một trong những thành tựu nổi bật của PTCN

tỉnh Vĩnh Phúc .83

2.2.4. Sự PTCN ở Vĩnh Phúc về mặt thể lực, trí lực và văn hoá, tinh thần.91

2.2.5. Nguyên nhân của những thành tựu trong PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay .102

2.3. Những vấn đề đặt ra trong PTCN ở Vĩnh Phúc hiện nay.104

2.3.1. Sự chênh lệch về thu nhập của người dân giữa các vùng miền, giữa các

ngành kinh tế.104

2.3.2. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, hiện tượng tái nghèo và nghèo đa

chiều đang có xu hướng tăng.106

2.3.3. Các cơ sở y tế phân bố không đều, chất lượng y tế còn thấp, các dịch vụ y

tế cộng đồng chưa theo kịp được tính phức tạp trong phòng và chữa bệnh .1092.3.4. Chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề còn chưa đáp

ứng được yêu cầu cho PTCN.111

2.3.5. Các hoạt động văn hóa chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao

của người dân, đời sống văn hóa tinh thần của một bộ phận người dân biến

đổi lệch lạc, xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống, tệ nạn xã hội tăng .114

2.3.6. Nguyên nhân của những vấn đề đặt ra trong PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc

hiện nay.117

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PTCN Ở TỈNH VĨNH PHÚC .125

3.1. Nâng cao nhận thức đối với các cấp chính quyền, đoàn thể về ý nghĩa của

PTCN đối với phát triển kinh tế, xã hội .125

3.2. Xây dựng nền kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng, miền,

chú trọng nâng cao đời sống nhân dân.127

3.2.1. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng phát triển công nghệ cao,

coi trọng công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, ưu tiên bảo vệ môi trường.127

3.2.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại.128

3.2.3. Chú trọng phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp và kinh tế địa

phương, nâng cao thu nhập cho người dân.130

3.3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo giảm nghèo bền vững .131

3.3.1. Về thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo.131

3.3.2. Giải pháp về tuyên truyền, nhận thức đường lối chính sách của Đảng

và Nhà nước cũng như tính tự chủ trong vươn lên thoát nghèo .133

3.4. Phân bổ lại nguồn lực y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hạn chế

bất bình đẳng trong cung ứng dịch vụ và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của

người dân.134

3.4.1. Phân bổ lại nguồn lực y tế cho hợp lý, tăng cường đầu tư tài chính từ

nguồn vốn ngân sách kết hợp với huy động các nguồn vốn xã hội hóa, có

chính sách thu hút bác sĩ về công tác tại các vùng khó khăn .134

3.4.2. Tiếp tục mở rộng bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo và đồng

bào các dân tộc thiểu số .135

3.4.3. Mở rộng và đẩy mạnh hoạt động y tế dự phòng.1373.5. Đẩy mạnh đổi mới hoạt động giáo dục .138

3.5.1.Đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng các trường học, nâng cao chất lượng dạy

học nhằm đảm bảo tính bao phủ, sự công bằng và cơ hội học tập cho mọi người.138

3.5.2. Nâng cao chất lượng giáo dục có ý nghĩa quyết định trong PTCN ở

góc độ trí lực .139

3.5.3. Tiếp tục đẩy mạnh các chính sách ưu tiên giáo dục tại các vùng dân

tộc, miền núi, giảm thiểu những chi phí giáo dục cho người dân .140

3.5.4. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng nhu cầu làm việc

của người dân tại các địa phương. .141

3.6. Chú trọng phát triển các hoạt động văn hóa, ngăn chặn sự xuống cấp văn

hóa, nâng cao năng lực cảm thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa cho nhân dân .142

KẾT LUẬN CHUNG.149

TÀI LIỆU THAM KHẢO .152

PHỤ LỤC

pdf188 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề phát triển con người ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay - Hoàng Thanh Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều kiện hiện nay, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, đây là “chìa khóa vàng” cho tăng trưởng kinh tế, là điều kiện cốt yếu cho PTCN, bởi chỉ có tăng trưởng kinh tế mới đem lại thu nhập cho người lao động, mới có điều kiện để giải quyết các vấn đề khác của xã hội. Theo báo cáo PTCN của LHQ, việc giải quyết tình trạng thất nghiệp, đem lại công ăn việc làm cho con người là cơ sở bền vững nhất để mọi người có nguồn thu nhập chính đáng, để nâng cao đời sống của chính bản thân người lao động và gia đình. Đặc biệt năm 2015, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND [64] về một số chính sách hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020. Nghị quyết này đã đưa ra chính sách đầu tư hỗ trợ cho người lao động học nghề, 77 trong đó có những chính sách đặc biệt ưu tiên đầu tư cho người nghèo, gia đình chính sách, người dân tộc thiểu số học nghề truyền thống và học nghề mới tham gia vào lao động sản xuất ở địa phương và xuất khẩu lao động. Theo quan điểm của Chương trình Phát triển của LHQ, kết quả của sự phát triển xã hội được đánh giá ở trình độ PTCN, Trong đó, sự phát triển kinh tế là yếu tố nền tảng đầu tiên, vì chỉ khi có một nền kinh tế phát triển mới có điều kiện để giải quyết các vấn đề xã hội, chỉ khi nền kinh tế tăng trưởng con người mới có điều kiện nâng cao thu nhập, có điều kiện nâng cao sức khỏe và đời sống văn hóa. Khi đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế trong xã hội, các quốc gia thường đánh giá ở mức độ tăng trưởng GDP và mức độ chuyển dịch nền kinh tế. Trong 20 năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng của Vĩnh Phúc khá cao (15,37%), sau 20 năm, quy mô nền kinh tế tăng trưởng gấp 39,5 đạt 77.200 tỷ đồng (năm 1997); thu nhập bình quân đầu người tăng 33,2 lần từ 2,18 triệu đồng lên 72,3 triệu đồng/người/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm xấp xỉ 70%...[8]. Đến nay, cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nhanh theo hướng cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Sự tăng trưởng kinh tế trên đây là tiền đề khách quan là điều kiện cần thiết và cốt yếu đảm bảo nâng cao mức sống cho nhân dân trong tỉnh, trên cơ sở nền kinh tế tăng trưởng nhanh và năng động là “cơ sở vật chất” để đầu tư vào các lĩnh vực khác phục vụ việc nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Khi nói về sự tăng trưởng về thu nhập của con người thường cần phải chú ý đến các nguồn thu nhập, vì nguồn thu nhập phản ánh sự phát triển kinh tế xã hội, đóng góp vào sự PTCN, hơn nữa nó cũng phản ánh tính đảm bảo, tính ổn định trong đời sống của người. Cùng với sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất công nghiệp trong tỉnh, các nguồn thu nhập của người dân tỉnh Vĩnh Phúc chuyển từ thu nhập từ lĩnh vực nông, lâm, thủy sản sang các nguồn thu nhập chủ yếu từ tiền công, tiền lương. Năm 2010, nguồn thu nhập của người dân từ tiền công, tiền lương là 42,1% đến năm 2016 là 51,4%, thu nhập từ ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 20,8% xuống 11,9% [21]. Mức giảm trong nguồn thu nhập từ lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản giảm là phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế, xã hội. Theo báo cáo PTCN quốc gia của Việt Nam năm 2015, sự 78 chuyển dịch nhanh chóng sự chuyển dịch nhanh chóng ra khỏi ngành nông nghiệp có mối liên quan với tăng trưởng kinh tế địa phương. Tỷ trọng ngày càng tăng của việc làm được trả lương thường được coi là biểu hiện của việc làm có năng suất cao hơn. Sự tăng trưởng về nguồn thu nhập từ tiền công, tiền lương là phù hợp với xu thế phát triển, đó cũng là biểu hiện của mức sống con người ngày càng được nâng lên.[167, tr.66-68]. Điều này có nghĩa là sự tăng trưởng kinh tế không chỉ phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay, mà còn có ý nghĩa quan trọng hơn là giúp người lao động đảm bảo ổn định việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững về mọi mặt trong đời sống của nhân dân. Sự tăng trưởng về tổng nguồn thu nhập cũng như sự chuyển biến về cơ cấu thu nhập phản ánh đời sống của người dân tỉnh Vĩnh Phúc đang được hưởng lợi nhiều từ sự phát triển kinh tế của tỉnh, theo quan điểm của UNDP thì sự tăng trưởng này đã mang “tính bao trùm”, nghĩa là sự tăng trưởng đã phục vụ cho sự PTCN, hay sự tăng trưởng vì con người. Kết quả của sự tăng trưởng kinh tế thông qua mức thu nhập và cơ cấu thu nhập với tỷ trọng tiền công và tiền lương ngày càng cao. Hơn nữa, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng với các chính sách quan tâm đến đời sống nhân dân, đem lại cho nhân dân với cuộc sống có tiện nghi ngày càng đầy đủ, từ đó giúp họ nâng cao thể chất và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần. Đến nay, 100% số làng, xã, bản và 100% hộ dân được sử dụng điện, , tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh lên đến 85,22%, trong đó, tỷ lệ hộ dân ở khu vực nông thôn và miền núi được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia Việt Nam là 45,3%.[100]. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, mặc dù sự tiến bộ xã hội không phải lúc nào cũng ngang bằng, theo kịp với sự phát triển kinh tế, nhưng để phát triển xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân cũng như giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội, thì sự phát triển kinh tế có ý nghĩa quan trọng, nếu không có sự phát triển kinh tế thì không thể nào giải quyết các vấn đề xã hội của con người và tất nhiên không thể tạo ra những điều kiện cho sự giải phóng và PTCN. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc ở tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua là cơ sở nền tảng để nâng cao đời sống của nhân dân, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng có vai 79 trò to lớn đảm bảo tính ổn định trong thu nhập và trong đời sống của nhân dân. Quan trọng hơn của sự phát triển kinh tế là phải đảm bảo “sự tăng trưởng bao trùm”, bằng nguồn thu nhập tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư thích đáng vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, quan trọng hơn là phục vụ việc nâng cao đời sống cho nhân dân. 2.2.2. Thành tựu PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc qua chỉ số HDI Để đánh giá những thành tựu trong PTCN, chương trình phát triển của LHQ đã xây dựng bộ công cụ HDI làm công cụ đo đạc trình độ PTCN trên phạm vi thế giới, là cơ sở để chính phủ các nước điều chỉnh các chính sách kinh tế, xã hội đảm bảo vì sự tiến bộ xã hội, vì sự PTCN. Hưởng ứng các hoạt động của LHQ, trong hơn 20 năm vừa qua, Việt Nam đã xây dựng một số báo cáo thường niên về PTCN, vượt qua những khó khăn trong công tác nghiên cứu, điều tra, đánh giá, đến nay Việt Nam đã có bốn báo cáo quốc gia về PTCN các năm 2001, 2006, 2011, 2015, trong thời gian này, Chính phủ đã xây dựng các báo cáo cấp tỉnh cấp tỉnh từ năm 1999 đến năm 2012. Khi nghiên cứu PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi dựa trên số liệu đo đạc này và các tính toán riêng của mình trên cơ sở các chỉ tiêu đo đạc ở cấp tỉnh. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi nghiên cứu PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc ở mức tăng của chỉ số HDI và các chỉ số thành phần đóng góp vào sự phát triển của người ở những điểm mốc quan trọng trong tương quan phát triển kinh tế xã hội các năm 1999, 2004, 2008, 2012, qua đó đánh giá những tiến bộ đạt được trong PTCN ở chỉ số tổng và các chỉ số thành phần. 2.2.2.1. Sự tăng trưởng của chỉ số HDI Vĩnh Phúc Về sự phát triển của chỉ số HDI của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua luôn luôn phát triển nhanh chóng, Năm 1999, chỉ số này là 0,682, thuộc nhóm phát triển trung bình khá, đến năm 2012 đã lên tới 0,764 (tăng 0,93 điểm) thuộc nhóm tỉnh có chỉ số phát triển HDI cao, và luôn luôn đứng ở vị trí từ 9 đến 11/63 tỉnh và ở vị trí thứ 3 – 5/10 tỉnh ĐBSH, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của chỉ số HDI các thời kỳ có sự khác nhau, giai đoạn ĐBSH từ 1999 đến 2008, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 0,93%, giai đoạn 2008 đến 2012, là 0,77%, tính tổng giai đoạn từ 1999 đến 2012 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 0,88%, đặc biệt 80 trong giai đoạn từ 2004 đến 2012, đây là thời kỳ phát triển nhanh của tỉnh Vĩnh Phúc trên các phương diện, tốc độ tăng trưởng HDI bình quân hàng năm là 1,24%, (chỉ sau tỉnh Bắc Ninh là 0,04 điểm) cao hơn nhiều so với tốc độ phát triển của các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH cũng như tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước (0,99%).[Phụ lục 1,5] đến nay chỉ số HDI của tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đứng sau 3 tỉnh, thành phố lớn ở miền Bắc là Hà Nội, Hải Phòng và tỉnh Bắc Ninh. Khi đánh giá chỉ số PTCN, theo đánh giá của UNDP thì tăng trưởng GDP bình quân đầu người là thước đo đầu tiên để đánh giá trình độ PTCN, hay nói cách khác sự giàu có, sự tăng trưởng về kinh tế là cơ sở cho sự PTCN, tuy nhiên, theo đánh giá của Chương trình này, không phải mọi sự tăng trưởng kinh tế đã đem lại cho con người có cuộc sống mạnh khỏe, có học hành, có cuộc sống an toàn, hạnh phúc. Không phải lúc nào, sự tăng trưởng kinh tế cũng tỷ lệ thuận với PTCN, điều này thể hiện rõ nhất về tốc độ PTCN trong thời gian gần đây, có nhiều tình tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng Chỉ số HDI lại không tăng tương ứng, theo thống kê năm 2012, Các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH, mức độ chênh lệch xếp hạng GDP bình quân đầu người và HDI là khá cao, ví dụ như tỉnh Thái Bình là 24, Hưng Yên là 18, Hải Dương là 21, ngay cả Hà Nội mức chênh lệch này là 8, trong khi đó, tỉnh Vĩnh Phúc chỉ số này bằng 0,[Phụ lục 5] Theo quan điểm phát triển thì điều quan trọng và cốt lõi. Điều này cho thấy, trong những năm vừa qua, sự phát triển về kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc đã thực sự đóng góp vào sự PTCN, hay nói cách khác sự phát triển kinh tế đã gắn liền với tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế đã vì con người, thực hiện đúng mục tiêu của Đảng ủy và các cơ quan các cấp ở tỉnh Vĩnh Phúc là: “Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân”, “Gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội”[137, tr.34, 15] 2.2.2.2. Sự đóng góp của các chỉ số thành phần vào chỉ số HDI Vĩnh Phúc * Đóng góp của chỉ số thu nhập. Khi đánh giá trình độ PTCN, khi việc đầu tiên người ta đánh giá ở thu nhập bình quân đầu người, là một trong những tỉnh đi đầu của cả nước trong quá trình 81 công nghiệp hóa, nền kinh tế của tỉnh trong những năm vừa qua tăng trưởng nhanh chóng, điều này phản ánh ở mức độ thu nhập bình quân đầu người, năm 1997, thu nhập bình quân đầu người tăng 33,2 lần từ 2,18 triệu đồng lên 72,3 triệu đồng/người/năm vào năm 2016. Năm 1999, chỉ số thu nhập là 0,400, đóng góp 19,5% vào chỉ số HDI, thấp hơn mức đóng góp của cả nước là 15%, đến năm 2004 chỉ số thu nhập tăng lên 0,440, chiếm 21,2% , đến năm 2008 chỉ số thu nhập đã tăng lên nhanh chóng: 0,573, Chiếm 25,7%, (tăng 0,133 điểm so với năm 2004), đến năm 2012 chỉ số thu nhập đã tăng lên: 0,653, chiếm 28,5%, (tăng 0,080 điểm so với năm 2008)[Phụ lục 2,3,4 và tính toán của NCS]. Đạt được những kết quả này là do trong thời gian qua kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, Quy mô không ngừng được nâng lên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,3% (giai đoạn 1999-2005), 17,4% (giai đoạn 2005-2010), tăng 6,63% giai đoạn 2011-2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch, giảm tỷ trọng nông nghiệp, Năm 1999 cơ cấu kinh tế nông nghiệp 50%, dịch vụ 36%, công nghiệp 14%, đến nay, cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nhanh theo hướng cơ cấu kinh tế công nghiệp (57,7%) và dịch vụ (28,6%). Sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất công nghiệp đã tạo điều kiện để người dân có công ăn việc làm, nâng cao đời sống của mình, lao động trong ngành công nghiệp là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao thu nhập của người dân, điều này được phản ánh ở sự chuyển dịch tăng cơ cấu kinh tế công nghiệp và giảm cơ cấu kinh tế nông nghiệp, “Sản xuất công nghiệp khẳng định là nền tảng của nền kinh tế”, trong những năm vừa qua tỉnh đã ưu tiên đầu tư cho phát triển các ngành công nghiệp, lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực để đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 9,57%/năm, trong đó công nghiệp tăng 9,36%/năm. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt kết quả khá, góp phần quan trọng đảm bảo ổn định xã hội (tăng bình quân 3,51%/năm). Các lĩnh vực của dịch vụ đều tăng trưởng, sản phẩm dịch vụ ngày càng phong phú đa dạng. Hoạt động kinh doanh thương mại phát triển theo hướng hiện đại và văn minh, dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu, tinh và đi lại của nhân dân[153, tr.15,16,17]. 82 * Đóng góp của chỉ số tuổi thọ vào chỉ số HDI của tỉnh. Tuổi thọ trung bình của người dân tỉnh Vĩnh Phúc tăng là một trong những yếu tố đóng góp vào tăng trưởng chỉ số HDI, năm 1999 tuổi thọ trung bình của người dân tỉnh Vĩnh Phúc là 73,23 tuổi, Nhưng đến năm 2004 lại giảm xuống còn 73,08 tuổi, đến năm 2008 tăng lên 73,87 tuổi, đến năm 2012 lại giảm xuống còn 73,69 tuổi. Mức độ đóng góp của chỉ số tuổi thọ vào chỉ số HDI lại giảm hơn so với mức độ đóng góp của chỉ số thu nhập, Năm 1999 chỉ số tuổi thọ là 0,80, đóng góp 39% vào chỉ số HDI, năm 2008 chỉ số này tăng lên thành 0,815, năm 2012 chỉ số này tăng lên thành 0,820 đóng góp 36,2% vào chỉ số HDI. (cao hơn mức trung bình cả nước là 0,20 tuổi), [Phụ lục 2,3,4,5 và tính toán của NCS] Chỉ số tuổi thọ của tỉnh Vĩnh Phúc mặc dù có tốc độ tăng trưởng không đều nhau giữa các giai đoạn, không có sự thay đổi về vị trí xếp hạng trong các tỉnh ĐBSH, nhưng luôn cao hơn tuổi thọ trung bình ở khu vực và so với mức trung bình của cả nước (73,69/73,05 năm 2012). Điều này cho thấy, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe người dân ở tỉnh Vĩnh Phúc vẫn trong 20 năm vừa qua vẫn gắn với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khẳng định sự tiến bộ trong lĩnh vực PTCN. * Đóng góp của chỉ số giáo dục Cũng giống như chỉ số tuổi thọ, do mức đóng góp của chỉ số thu nhập ngày càng cao nên mức đóng góp của chỉ số giáo dục và chỉ số HDI của tỉnh ngày càng giảm, năm 1999 mức đóng góp của chỉ số này là 41,5%, đến năm 2004 giảm còn 40,3%, đến năm 2008 còn 37,7%, đến năm 2012 mức đóng góp 36,7%. Tuy nhiên, chỉ số giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc Vẫn tăng đều theo các năm và vẫn cao hơn mức trung bình của cả nước, năm 1999, chỉ số giáo dục của tỉnh là 0,850 (trung bình cả nước: 0,830), năm 2004 là 0,838 (trung bình cả nước: 0,826), năm 2008 là 0,839 (trung bình cả nước: 0,830), năm 2012 là 0,841 (trung bình cả nước: 0,832), cao hơn mức trung bình cả nước là 0,09 điểm, tỷ lệ biết chữ của người lớn cũng cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (97,90%/94,50%) (2012)[Phụ lục 5 và tính toán của NCS]. Chỉ số về giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc tăng lên theo các năm đã phản ánh và chất lượng giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc đang ngày càng tăng trưởng cùng các chỉ số khác, tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của chỉ số HDI. Điều này phản 83 ánh thực tế “Giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển theo hướng đổi mới, chất lượng giữ ổn định và ở mức cao”[153, tr.22], đang ngày có hiệu quả rõ rệt trong đóng góp vào sự PTCN. Từ năm 1999 đến nay, chỉ số HDI của tỉnh Vĩnh Phúc luôn luôn tăng lên theo các năm, theo giá trị tuyệt đối, các chỉ số thành phần cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đó là sự tăng lên không ngừng của từng chỉ số đóng góp và sự tăng trưởng chung của chỉ số HDI, tuy nhiên, độ đóng góp của từng chỉ số không đồng đều nhau, trong ba chỉ số thì chỉ số y tế và giáo dục có mức độ đóng góp giảm về tỉ lệ phần trăm theo các năm, phản ánh tính ổn định trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người lĩnh vực giáo dục, tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thành “Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ” trước 10 năm (năm 2005), các hoạt động này bắt đầu phát triển theo hướng chất lượng, đi vào chiều sâu. Chỉ số thu nhập phản ánh sự tăng trưởng kinh tế liên tục của năm đóng góp lớn nhất chỉ số HDI, đây là tín hiệu lạc quan phản ánh sự tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất, là chìa khóa đảm bảo cho PTCN. 2.2.3. Xóa đói, giảm nghèo là một trong những thành tựu nổi bật của PTCN tỉnh Vĩnh Phúc Sự PTCN luôn gắn với sự phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội, xét trên bình diện chung của xã hội, phát triển đó đảm bảo cho tất cả mọi người đều có cuộc sống mạnh khoẻ, hạnh phúc. Tuy nhiên, tính đồng đều không phải lúc nào cũng đạt được, đó là một bài toán vô cùng khó khăn đối với các đối với chính phủ của các quốc gia, trong PTCN thì nghèo đói luôn là một rào cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và cho chính bản thân con người. Xét về mặt cá nhân, khi con người nghèo đói thì khó có thể nâng cao sức khoẻ, không có điều kiện để học hành, càng không có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hoá, tinh thần, đảm bảo sự phát triển toàn diện. Xét về mặt xã hội, tình trạng nghèo đói sẽ dẫn đến tình trạng phát triển không đồng đều, phát triển lệch, ngăn cản sự phát triển xã hội, đó là chưa kể sự phát sinh những tệ nạn xã hội. Khi đánh giá về thực trạng đói nghèo tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi tiếp cận đánh giá kết quả xóa đói giảm nghèo mặt kinh tế và nghèo đa chiều, trong đó việc xem xét kết quả xóa đói giảm nghèo về mặt kinh tế là nền tảng đánh giá sự tiến bộ về PTCN, vì suy cho cùng sự nghèo đói về kinh tế là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến “nghèo đa chiều”. 84 Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền các cấp, công tác xóa đói, giảm nghèo đã được những thành tựu quan trọng. Kết quả của triển khai chương trình, chính sách xóa đói, giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống và có nhiều tác dụng thiết thực đến nâng cao đời sống của nhân dân, giúp người nghèo nâng cao khả năng lao động, tạo nguồn thu nhập ngày càng cao, nâng cao sức khỏe là cơ sở để người nghèo làm “nâng cao năng lực” và tham gia vào đời sống xã hội là tiền để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Trong giai đoạn 2001 đến năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,26% xuống còn 6,6%, sau 5 năm đã giảm 5,66%. Đến cuối năm 2016, Vĩnh Phúc còn 11.901 hộ nghèo, chiếm 3,93%[113]. Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh đã có 107/112 xã đạt tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới, Vĩnh Phúc không còn xã đặc biệt khó khăn, chỉ còn 03 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II (Đồng Pheo, Quang Đạo, Yên Phú thuộc xã Yên Dương - huyện Tam Đảo), Vĩnh Phúc là 1 trong 10 tỉnh, thành phố có tổng số hộ nghèo thấp, đứng thứ 56/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và Vĩnh Phúc không có xã nghèo, huyện nghèo. Trong mỗi thời kỳ, các kết quả của chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh đều đạt và vượt mục tiêu đề ra, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm khoảng 2%. Đến hết năm 2008, tỉnh không còn hộ chính sách nghèo, đã cơ bản xóa nhà tạm cho hộ nghèo vượt trước thời gian 2 năm và hết năm 2011 toàn tỉnh đã hoàn thành việc hỗ trợ hộ nghèo nhà ở theo quyết định số 167/QĐ-TTG, hoàn thành trước 1 năm theo quy định, đến năm 2010 toàn tỉnh không còn hộ đói, năm 2013 toàn tỉnh không còn xã nghèo (xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 200% trở lên), tỉnh chỉ còn duy nhất 1 xã 135 (xã Yên Dương, huyện Tam Đảo). Một trong những sáng tạo trong chương trình xóa đói giảm nghèo tại Vĩnh Phúc là đã đa dạng hóa các loại hình giải quyết việc làm, đặc biệt là việc làm ở khu vực nông thôn, đã hỗ trợ cho người dân vay vốn từ đó hình thành các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, ở các huyện Vĩnh Tường, Yên lành, Lập Thạch, Sông Lô, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đã hình thành các vùng chuyên canh như: vùng trồng cây ăn quả ở các huyện Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô, các vùng trồng rau sạch tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, các vùng chăn 85 nuôi bò tại Yên Lạc, Vĩnh Tường, Sông Lô Đặc biệt, ngành lao động - thương binh và xã hội cấp tỉnh và cấp huyện luôn đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm; công tác đào tạo nghề được tỉnh đặc biệt quan tâm, sau mỗi năm, tỉnh đều đánh giá kết quả của thực hiện đào tạo nghề cho người lao động, theo báo cáo tổng kết năm 2016, có tới 66% lao động đã qua đào tạo và UBND tỉnh cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ người nghèo cao hơn mặt bằng chung của các tỉnh ĐBSH. Vì vậy, chương trình xóa đói giảm nghèo được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực từ mọi người dân, các chính sách xóa đói giảm nghèo về cơ bản là đồng nhất với chương trình phát triển kinh tế xã hội, đã phát huy được tính hiệu quả tích cực góp phần quan trọng vào nâng cao đời sống của nhân dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững. Sự lồng ghép đó đã dẫn đến sự nhận thức của các hộ nghèo thay đổi, từ chỗ người dân thụ động trông chờ và chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đến nay đại đa số người dân đã chủ động hơn trong việc tự vươn lên thoát nghèo. Các chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo đều được thực hiện công khai, đảm bảo tính minh bạch, dân chủ đảm bảo đúng đối tượng được thụ hưởng, đúng nội dung đầu tư, không có thắc mắc, khiếu kiện phức tạp xảy ra, công tác xóa đói giảm nghèo cũng đang được ngày càng xã hội hóa, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Để có được những thành tựu nói trên nói nhờ có sự đổi mới về cơ chế, chính sách trong xóa đói giảm nghèo, Chính sách khuyến khích người dân làm giàu chính đáng trên cơ sở giải phóng sức lao động và các nguồn lực của tỉnh, đồng thời với sự hỗ trợ đúng trọng tâm, trọng điểm của chính quyền đã tạo nên sự phát triển ổn định, nhanh về kinh tế, xã hội. Tại đại hội đại biểu lần thứ XV, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3 đến 4%/năm. Để đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững, Tỉnh ủy đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc ít người, các vùng hai xảy ra thiên tai,lũ lụt, xây dựng nhiều mô hình điểm về xóa đói giảm nghèo, tăng cường xúc tiến xuất khẩu lao động, phối hợp với ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng, thẩm định dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân Quỹ cho vay hỗ trợ việc làm, vốn xóa đói giảm 86 nghèo, ưu tiên cho các dự án kinh tế, xã hội tạo nhiều việc làm cũng như chuyển đổi nghề lao động ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ hộ nghèo của các xã, thôn đặc biệt khó khăn đến hết năm 2014 là 10,32%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 36,4% (tỷ lệ hộ nghèo các xã, thôn năm 2011 là 22,42%), mỗi năm giảm bình quân hơn 2%, người nghèo được tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản.[18] Tình trạng nghèo đói ở tỉnh Vĩnh Phúc theo chỉ số HPI: Nếu nói tới sự PTCN là mở rộng cơ hội lựa chọn thì sự nghèo đói là rào cản ngăn cản những cơ hội và sự lựa chọn bản chất nhất đối với PTCN, khi nghèo đói về kinh tế, con người không có điều kiện tốt để chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, có được đời sống sáng tạo, không được tự do cũng như không được tiếp cận các điều kiện cho cuộc sống tốt. Tuy nhiên, bên cạnh sự nghèo đói về kinh tế thì sự “nghèo đói về giáo dục và y tế” cũng được coi là một tiêu chí đánh giá mức độ nghèo đói của con người. Vì vậy, bộ công cụ HPI trong báo cáo PTCN năm 1997 được áp dụng từ đó đến năm 2008 nhằm đưa ra một chỉ số hỗn hợp về những đặc trưng khác nhau của tình trạng nghèo khổ trong chất lượng cuộc sống, chỉ số này không chỉ hữu ích cho việc quản lý nghèo khổ và xây dựng chính sách xã hội đảm bảo đúng định hướng “tăng trưởng cho người nghèo”[163]. Ở Vĩnh Phúc cũng như trên phạm vi cả nước, chỉ số nghèo tổng hợp HPI được đánh giá theo quyết định của Thủ tướng chính phủ quan các năm 1999, 2004, 2008 qua 4 tiêu chí: Tỷ lệ người không kỳ vọng sống đến 40 tuổi, tỷ lệ người lớn không biết chữ (phần trăm số người từ 15 tuổi trở lên), Tỷ lệ người không được tiếp cận nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Dựa trên tiêu chí này, HPI năm 1999 là 14,67, ngang bằng khu vực ĐBSH (14,60), Thấp hơn mức chỉ số trung bình của cả nước (21,13) là 0,746, xếp hạng thứ 13/63 tỉnh, thành. Đến năm 2004, chỉ số này là 11,36 (thấp hơn chỉ số trung bình cả nước là 0,465, đến năm 2008 chỉ số này giảm còn 8,30, thấp hơn chỉ số trung bình cả nước là 0,263, Theo đánh giá về tốc độ xóa đói giảm nghèo và chỉ số HPI, chúng tôi thấy, mức độ giảm chỉ số này phản ánh đúng, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như trên phạm vi cả nước, mức thay đổi trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2004 là -22,59%, Tương đương với mức trung bình về sự thay đổi của cả nước là -28,96%, trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008 chỉ số này 87 cũng giảm 26,89% (mức giảm trung bình của cả nước là 27,21%). Tính tổng từ năm 1999 đến năm 2008, chỉ số HPI của tỉnh Vĩnh Phúc giảm 43,41% cũng tương ứng với mức giảm chung của cả nước là 48,29%. Mặc dù, đây là một tỉnh đang nhanh chóng tiến hành CNH, HĐH có mức thu nhập bình quân đầu người cao, sự giàu có về mức độ thu nhập sẽ là cơ sở để giải quyết tình trạng nghèo đói về giáo dục và y tế, hạ thấp chỉ số HPI.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_de_phat_trien_con_nguoi_o_tinh_vinh_phuc_hien_na.pdf
Tài liệu liên quan