Luận án Vấn đề tình yêu - hôn nhân - gia đình trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .3

1. Lý do chọn đề tài.3

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.5

4. Phương pháp nghiên cứu.6

5. Đóng góp mới của luận án .7

6. Cấu trúc của luận án.8

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI.9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .9

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.9

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .22

1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài .27

1.2.1. Về vấn đề tình yêu - hôn nhân - gia đình trong đời sống xã hội và trong văn

học .27

1.2.2. Về thể loại truyện ngắn và chủ thể sáng tác là các nhà văn nữ.33

Chương 2: TRUYỆN NGẮN VÀ THIÊN HƯỚNG LỰA CHỌN VẤN ĐỀ

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ TRONG

VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .39

2.1. Sự phát triển mạnh mẽ của truyện ngắn các nhà văn nữ .39

2.1.1. Tiền đề cho sự phát triển truyện ngắn các nhà văn nữ.39

2.1.2. Vị thế tác giả và truyện ngắn của các nhà văn nữ.49

2.2. Thiên hướng lựa chọn vấn đề tình yêu – hôn nhân – gia đình của truyện

ngắn các nhà văn nữ .58

2.2.1. Tình yêu - hôn nhân - gia đình là đối tượng chính của sự chiếm lĩnh nghệ

thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ .58

2.2.2. Tình yêu - hôn nhân - gia đình, vấn đề lớn, xuyên suốt truyện ngắn của các

nhà văn nữ .62

Chương 3: NHẬN THỨC MỚI VỀ TÌNH YÊU - HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH

TRONG TRUYỆN NGẮN CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .67

3.1. Nhận thức mới về vai trò các thành tố và quan hệ giữa các thành tố tình

yêu - hôn nhân - gia đình .67

3.1.1. Về vai trò các thành tố tình yêu, hôn nhân, gia đình trong cấu trúc câu chuyện

hạnh phúc của con người thời đương đại.672

3.1.2. Về mối quan hệ giữa các thành tố tình yêu - hôn nhân - gia đình trong trong

cấu trúc câu chuyện hạnh phúc thời đương đại.71

3.1.3. Về những hạnh phúc và bi kịch trong câu chuyện tình yêu - hôn nhân - gia

đình.75

3.2. Vấn đề bản năng tính dục trong câu chuyện tình yêu - hôn nhân - gia đình

thời đương đại.82

3.2.1. Bản năng tính dục với vẻ đẹp phồn thực và khát khao cháy bỏng của giới nữ

trên con đường tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc .82

3.2.2. Vấn đề hạnh phúc và bi kịch từ khát khao giải phóng bản năng tính dục trong

câu chuyện tình yêu – hôn nhân – gia đình.88

3.3. Vấn đề bình đẳng giới và vai trò của giới nam, giới nữ trong câu chuyện

tình yêu - hôn nhân - gia đình thời đương đại.93

3.3.1. Về vấn đề bình đẳng giới .93

3.3.2. Giới nữ và vấn đề bình đẳng giới trong câu chuyện tình yêu - hôn nhân - gia

đình.95

3.3.3. Giới nam và vấn đề bình đẳng giới trong câu chuyện tình yêu - hôn nhân - gia

đình.100

pdf168 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề tình yêu - hôn nhân - gia đình trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dòng nước lúc nào cũng trong vắt ở khe núi. Niết trong Lửa hoàng cung của Trần Thùy Mai dù có cuộc sống hạnh phúc theo đánh giá của người đời nhưng thực tế không phải như vậy chỉ bởi vì người chồng thiếu sự quan tâm nên đã đẩy cô đến và có con với Dõng, một tráng đinh trong gia đình. Và thậm chí như Yến trong Gà ấp bóng của Y Ban, bản thân gia đình cô là gia đình hạnh phúc, cô cũng biết điều đó, nhưng những cảm xúc dâng trào với người đàn ông sau chuyến công tác nước ngoài là điều có thật và Yến không thể chối bỏ. Dù không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo đức của hôn nhân, nhưng sự ngoại tình tưởng tượng của Yến rõ ràng là vết nứt ẩn sâu, là sự xô lệch hiện hữu bắt đầu từ tình yêu. Có thể nói, chính việc soi rọi cái tôi “thổ lộ”, “bộc bạch” đã giúp cho truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại đi vào tận sâu thẳm tâm hồn con người, khám phá đến cùng những câu chuyện nhân văn về tình yêu - hôn nhân - gia đình. 3.1.3. Về những hạnh phúc và bi kịch trong câu chuyện tình yêu - hôn nhân - gia đình Viết về tình yêu - hôn nhân - gia đình, các cây bút truyện ngắn nữ đã kể những câu chuyện về khát vọng và con đường đi tìm hạnh phúc đích thực của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Những nỗ lực không mệt mỏi và sự chủ động, mạnh mẽ, khác xa với mẫu hình truyền thống ấy, trong không ít trường hợp đã tìm được hạnh phúc, dù có muộn màng. Lụa trong Bảy ngày trong đời của Nguyễn Thị Thu Huệ vẫn yêu và chờ đợi Sánh, mặc dù anh đi biền biệt, để lại trong cô đứa con đang lớn lên từng ngày. Tình yêu và sự kiên tâm đã giúp cô vượt qua mọi điều tiếng của người đời để sinh và nuôi con, cho đến ngày được gặp lại Sánh, được hưởng hạnh phúc ngọt ngào dù tương lai phía trước vẫn còn bao gian khó. Trong Mưa đời sau 76 của Trần Thùy Mai, người mẹ đã phải từ bỏ tình yêu đích thực của mình với âm nhạc để chấp nhận lựa chọn cuộc đời yên ổn bên cha của cô gái. Đến đời cô con gái, cô sẵn sàng từ bỏ anh chàng Việt kiều để đến với người đàn ông hơn cả tuổi mẹ mình mà cô yêu. Cô đã đi tiếp con đường dang dở của mẹ cô bằng cách sống hết mình với tình yêu của mình để thuyết phục mẹ, tránh phải đối mặt với lựa chọn giữa mẹ và tình yêu. Cuối cùng, người mẹ bằng trái tim bao dung đã ủng hộ con gái. Nhím đã vượt qua những rào cản để có được tình yêu của đời mình. Bên cạnh tình yêu, chính tình thương và sự nhún nhường, hi sinh cũng là điều kiện quan trọng để mang đến hạnh phúc của hôn nhân, gia đình. Đó cũng là thông điệp được Bích Ngân gửi gắm trong Dù phải sống ít hơn. Niềm và Thịnh yêu nhau nhưng anh phải tập kết ra Bắc, để lại chị với sự chờ đợi thủy chung. Hai mươi năm sau anh trở về cùng người vợ nơi đất Bắc và hai đứa con. Dù hai người vẫn còn yêu nhau và hai bên gia đình tác hợp, “đòi anh lại cho chị”, nhưng rồi trước những gượng gạo khó xử vì chị chẳng thể có con được nữa, chị đã đi đến quyết định nhường chồng mình cho người vợ sau của anh. Sự hi sinh đầy tinh thần khắc kỉ ấy đã mang lại cho chị sự quý trọng, yêu thương của gia đình ấy, trong đó hai đứa con coi Niềm như má ruột. Đây là câu chuyện hiếm hoi trong truyện ngắn đương đại viết về tình yêu - hôn nhân - gia đình mà chính sự nhân văn trong lựa chọn đã mang đến hạnh phúc, một thứ hạnh phúc tinh thần gạn lên từ bi kịch. Và ngay cả khi kết cục của từng câu chuyện còn đó những bất toàn, dang dở thì chỉ khi dám sống thật với khát vọng yêu thương của mình, những người phụ nữ đã thực sự hạnh phúc: “Người phụ nữ si mê có thể mở to đôi mắt nhìn người đàn ông yêu mình và ánh mắt tôn vinh mình. Qua chàng, cõi hư vô trở thành cuộc sống dồi dào và con người biến thành giá trị. Người phụ nữ không còn bị đắm chìm trong đêm tối mịt mà được nâng lên trên đôi cánh, được khích lệ tới tận trời xanh” [20; 325]. Trong truyện ngắn Chị hai ơi! của Trần Thùy Mai, mang thân phận của người phụ nữ đã một lần lỡ dở, bị chồng hắt hủi và có con riêng, nhưng Trúc đã vượt lên trên tất cả với tình yêu với người đàn ông kém tuổi mình. Ở khía cạnh nào đó, lựa chọn để được yêu, được sống hết mình với khát vọng và mơ ước về một tình yêu trọn vẹn, một mái ấm giàu tình thương yêu đã là hạnh phúc của những người phụ nữ. Nói như Trần Thùy Mai trong truyện ngắn Gió thiên đường thì: “Trong tình yêu, hạnh phúc thật ngọt ngào mà khổ đau cũng đầy thi vị. Chỉ có sự chán chường của kẻ không yêu mới thật sự khủng khiếp” [217; 18]. Trong truyện ngắn Tự của nhà văn 77 Y Ban, sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với người chồng bị mắc chứng liệt dương, Tự tiếp tục mơ mộng khi bước vào cuộc tình với người đàn ông số hai với hi vọng và sự chờ đợi vào sự lãng mạn xứng tầm với vị thế quan chức của ông ta: “Tôi tha hồ mơ mộng suốt cả buổi tối sau khi nhận được cú điện thoại của người số hai: Ngày mai làm ngày trai gái vu quy. Sẽ có một chiếc nhẫn cưới kim cương, hoặc một chiếc nhẫn bằng cỏ. Một bó hoa hồng trắng. Một phòng trong một khách sạn. Có rượu vang đỏ. Nhẫn sẽ được trao cùng với một nụ hôn nồng nàn. Tôi mê đắm trong sự tưởng tượng của chính mình” [186; 115]. Nhưng rồi Tự đã thất vọng tràn trề vì thay vì tất cả những thứ trong tưởng tượng, người đàn ông số hai đến cùng với hai bịch sữa thừa từ bữa ăn trước đó: “Hai bịch sữa đã ám ảnh tôi khủng khiếp. Mỗi lần nhìn thấy ai cầm trên tay hai bịch sữa là người tôi run lên và thân thể tôi như đang bị phơi trần như nhộng trước thiên hạ. Sau cảm giác ê chề đó tôi luôn tự nhủ rằng tôi sẽ ngẩng cao đầu để từ chối lời đề nghị. Tôi sẽ nói thẳng cảm giác của tôi về hai bịch sữa. Nhưng tôi vốn là kẻ mơ mộng, tôi luôn tin rằng ngày mai sẽ là ngày tốt đẹp. Con người cũng đầy tốt đẹp. Tôi cũng là một người tốt đẹp. Tôi cũng đáng được hưởng những điều tốt đẹp chứ. Lần sau người số 2 sẽ mang đến cho tôi một sự lãng mạn. Hoa, nhẫn cỏ, nhẫn kim cương. Lần sau tôi sẽ nhận được những điều tốt đẹp ấy” [186; 120]. Mặc dù không có được cái lần sau ấy với người số hai, nhưng trong Tự vẫn cháy bỏng khát vọng yêu đương như thế, lãng mạn như thế: “Chúng tôi cùng vào thang máy. Không hiểu sao tôi lại có mơ mộng rằng vào thang máy người số ba sẽ ôm tôi vào lòng. Một cái ôm rất khoáng đạt và lãng mạn. Ý nghĩ làm người tôi run rẩy” [186; 118]. Trước nghịch cảnh và lỡ dở, việc không nguôi hi vọng vào tình yêu, hạnh phúc, vào những điều tốt đẹp có thể xem là hạnh phúc của những người phụ nữ. Đặt con người trên lằn ranh chông chênh của các quan niệm hạnh phúc, khổ đau ấy, các tác giả truyện ngắn nữ đã thực sự thể hiện cái nhìn cảm thông, thấu hiểu và sẻ chia mạnh mẽ. Nhưng không thể phủ nhận, hạnh phúc trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại khi viết về tình yêu - hôn nhân - gia đình chỉ là những trạng huống, những khoảnh khắc hiếm hoi và luôn được đặt trong những phức hợp đa chiều của câu chuyện cuộc sống hiện sinh đầy bất toàn của thời đương đại. Nhìn tình yêu - hôn nhân - gia đình từ góc nhìn cá nhân, truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại chủ yếu là câu chuyện bi kịch với những khổ đau chất chứa. Khảo sát truyện ngắn của các nhà văn Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Trần 78 Thùy Mai, Võ Thị Xuân Hà,... chúng tôi nhận thấy, bi kịch của con người nói chung, đặc biệt là người phụ nữ đều xuất phát từ chính tình yêu và sự tận hiến của họ. Những mảnh đời bi kịch ấy được diễn tả rất sinh động, giàu sức ám gợi đối với người đọc. Đó có thể là bi kịch do hệ quả của chiến tranh, do áp lực của sự đói nghèo, do hạn chế nhận thức, nhưng có lẽ, được tập trung khai thác và thể nghiệm sâu sắc nhất chính là sự lỡ nhịp, sự vênh lệch của tình yêu thương. Có thể kể đến một số dạng thức bi kịch tiêu biểu như: bi kịch “vỡ mộng yêu đương”, bi kịch “hôn nhân không tình yêu”, bi kịch “gia đình đổ vỡ”,... Chính ở những dạng thức này, các nhà văn nữ đã tỏ ra nhạy cảm hơn các đồng nghiệp nam khi đi sâu nhận diện những biến đổi tinh vi nhất ở chiều sâu bản thể con người thời hiện đại, nhất là ở những người phụ nữ. Trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại, những người phụ nữ luôn sống hết mình cho tình yêu, nhưng họ lại đối diện với muôn nỗi éo le khi đặt tình cảm của mình vào nhầm người. Và sau những xúc cảm dạt dào là nỗi cô đơn, đau khổ khi thần tượng trong tình yêu sụp đổ. Trong Người bán linh hồn của Trần Thùy Mai, Na và Tuấn đã có tình yêu thật lãng mạn, thật đẹp. Na sẵn sàng chấp nhận mọi hi sinh để gánh vác cái phần tục lụy để Tuấn nuôi dưỡng khát vọng nghệ thuật của mình, sẵn sàng âm thầm bán mình để mở đường thành công cho người mình yêu, thế nhưng tình yêu ấy không ngăn được Tuấn sa ngã trước sự hào nhoáng của bà chủ gallery. Tình yêu đẹp với bao lời ước hẹn tan như bọt bèo, chỉ còn lại trong Na những nỗi đau chẳng thể cất lời. Tôi trong 27 bước chân là lên thiên đường của Y Ban đã nhiệt thành trao tình không cần đắn đo cho người đàn ông quyền lực mà cô ngưỡng mộ mỗi khi xuất hiện trên ti vi. Nhưng chỉ 24 giờ sau, sự lạnh lùng, đớn hèn của người đàn ông ấy đã cuốn sạch đi những phút giây hạnh phúc hư ảo của tôi, để rồi nhân vật nhận ra: “Em nhớ anh nói với em rằng, một thời gian thích hợp nào đó mình sẽ gặp nhau. Và em cũng nhớ câu thơ cuối anh đọc cho em, anh không phải là anh bây giờ. Em biết. Và em cũng không phải là em bây giờ. Trong khi những ý nghĩ quay cuồng làm khổ em, em đã tìm cho mình một lối thoát. Em đã lấy câu chuyện của một cô gái bán hoa để làm bài học răn mình. Câu chuyện rằng, một đêm cô đi bán hoa bị khách chơi trả cho một tờ bạc giả. Thay vì sự rên rỉ cô đã tự an ủi mình: Mình bị hiếp rồi. Thực chất, thiếu một bước chân em đã bị sa xuống địa ngục rồi. Dưới địa ngục con người vô cảm, không còn cảm giác buồn đau và sung sướng nữa” [188; 229]. Chẳng ngại ngần băng mình vào những cuộc tình, dù bất cứ trạng 79 huống nào, khi bị phản bội, người phụ nữ đều mang trong mình nỗi cô đơn cùng cực. Chính những cây bút truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại đã khám phá và biểu đạt thuyết phục nỗi cô đơn khủng khiếp đầy tính nhân văn ấy của những người phụ nữ khi yêu. Đúng như suy nghĩ của người mẹ trong Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu Huệ: “Bốn mươi tuổi tôi đã có cái gì cho mình. Tiền tài thì vớ vẩn chỉ đủ ăn và sống một cuộc sống đạm bạc. Một vài cái váy, áo để đi dạ hội và nhảy đầm. Công việc diễn ra đều đều và nỗi nghi ngờ đàn ông. Dù thiếu họ nhiều khi cuộc sống của tôi lắm lúc gay gay. Có những kẻ yêu tôi thật, thì tôi không ngửi được họ. Còn một vài người tôi yêu thì họ chỉ xuê xoa “chơi” với tôi. Biết làm sao được. Con cá trượt thường là con cá to. Không có cái gì trong tay mình là nhất cả. Bỗng dưng, tôi thấy sập xuống người mình, một nỗi trống trải hoang vắng khủng khiếp” [207; 48]. Người đọc có thể bắt gặp ở truyện ngắn của hầu hết các tác giả nữ những bi kịch cô đơn, của sự tự vấn của những người phụ nữ sau sự dối lừa, phản bội và những thất vọng của tình yêu như thế. Ảo vọng và sự phù phiếm có thể là cánh mây nâng đỡ khát vọng yêu thương của con người nhưng cuộc sống thực tại vẫn luôn hiện diện với những sự thật nghiệt ngã vô thường của nó. Đó chính là gốc rễ sâu xa cho mọi bi kịch số phận của con người trong truyện ngắn nữ khi viết về tình yêu - hôn nhân - gia đình. Ở một khía cạnh nào đó, người con gái trong Tình yêu ơi, ở đâu? của Nguyễn Thị Thu Huệ là một câu chuyện bi kịch tương đối tiêu biểu. Mang trong mình khát vọng: “Nàng muốn cuộc sống của mình phải như nàng nghĩ. Sẽ lấy một người chồng lý tưởng, biết yêu và chiều nàng. Một cuộc sống đầy đủ”. Thế nhưng cái khát vọng ấy của nàng theo thời gian cứ bị bào mòn đi cùng những nỗi đau. Thất vọng về chàng thi sĩ vì “chàng không và sẽ không bao giờ có sức làm trụ cột gia đình”, nàng đến với một chàng kế toán viên để rồi phải nếm trải những hành động thực dụng đến ti tiện và thô bỉ. Thế rồi, nàng đến với anh bộ đội phục viên đã từng đổ vỡ hôn nhân với tâm thế của người đã biết đủ, biết chấp nhận. Nhưng cả khi đó, những rào cản từ những đứa con của chàng, bởi chúng không muốn chia sẻ, “chúng sợ nàng sẽ cướp mất người bố, chiếm căn nhà và tống chúng nó ra đường như bao cảnh con chung, con riêng” [207; 77-87]. Cứ mỗi lần yêu là một lần chấp nhận, nhưng nỗi đau buồn và sự cô đơn thường trực vẫn đeo bám, đẩy nàng vào nỗi tuyệt vọng chẳng có lối thoát. Cuộc sống đương đại ngày càng trở nên gấp gáp, con người ngày càng trở nên cô đơn và lạc lõng trong thế giới kỹ trị, khủng hoảng niềm tin. Gia đình tưởng như 80 là ranh giới cuối cùng của sự yên ổn, nơi mà có lúc tác giả gọi đó là “vùng an lạc” trong vòng xoáy của cơ chế thị trường và đời sống xã hội thời hiện đại, có ai ngờ lại là vùng chứa nhiều sóng gió nhất. Lối sống ích kỷ buông thả theo những dục vọng thấp hèn, coi đồng tiền là trên hết, bất chấp những nguyên tắc, luật lệ lan toả vào từng gia đình, làm đảo lộn cả những giá trị truyền thống thiêng liêng cao cả. Sự đổ vỡ đó chủ yếu do sự cách biệt về quan niệm sống, về cách ứng xử, các mối quan hệ trong giao tiếp và đặc biệt hôn nhân không xuất phát từ tình yêu giữa người vợ và người chồng. Trong dòng vận động ấy, truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại đã thể hiện những góc nhìn của người trong cuộc, gợi mở những nhận thức mới mẻ, đầy tinh thần nhân văn về con người trong tình yêu, trong cuộc sống hôn nhân và gia đình. Khi “đào bới bản thể mình ở chiều sâu tâm hồn” (Trăng soi sân nhỏ - Ma Văn Kháng), các cây bút truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại đã đặc biệt nhạy cảm với nỗi đau của những lựa chọn lầm lỡ, của những vênh lệch khi tình yêu vơi cạn. Khi cái “tôi” được đặt lại đúng vị trí của nó trong sự cắt nghĩa của nhà văn về sự sống con người, sẽ không còn những ranh giới đúng – sai, phải – trái đơn thuần. Những vấn đề xã hội, thế sự vì thế chỉ là ánh xạ được soi ngược từ những bi kịch đơn nhất, ngẫu nhiên đầy tinh thần nhân văn như thế. Chúng tôi muốn dừng lại ở truyện ngắn Dưới ánh đèn nhiều màu của Nguyễn Thị Ngọc Tú để làm rõ cái mạch ngầm dẫn đến những bi kịch trong tình yêu - hôn nhân - gia đình trong truyện ngắn các nhà văn nữ đương đại. Truyện kể về Nhạn, người phụ nữ đã trải qua hai cuộc hôn nhân, trong đó người chồng thứ 2 biết chiều chuộng chị và hết mực chăm lo cho gia đình. Nhưng Nhạn cảm thấy như thế vẫn chưa đủ, trong lòng chị vẫn còn cái gì đó mơ hồ thôi thúc, khiến cho chị đưa chân vào mối tình với anh chàng “mọt sách” đã có vợ con, chỉ vì lý do anh ta lịch lãm, anh ta có tâm hồn, anh ta không giống hai người chồng của chị. Chị cung phụng người đàn ông đó để nhận lại những giây phút vụng trộm với dự vị ngọt ngào. Rồi Nhạn chia tay chồng, bỏ lại đứa con, bỏ Sài Gòn để ra Hà Nội với người đàn ông ấy nhưng anh ta lại muốn tất cả, cả vợ cái con cột, được lên lương, được phân đất và vụng trộm với chị. Ảo ảnh chợt qua, Nhạn cũng chẳng thể quay về với chồng con bởi bát nước đã đổ đi rồi, làm sao đong đầy cho lại, để rồi từ đó, chị đưa chân vào cuộc sống già nhân ngãi, non vợ chồng với những người đàn ông khác mà chẳng có ngày mai. Trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại, người đọc nhận thấy có vô vàn những lý do dẫn đến sự rạn vỡ tình yêu thương, dẫn đến những vênh lệch khoảng cách không thể xóa nhòa, là khởi đầu của mọi bị 81 kịch trong cuộc sống hôn nhân, gia đình mà ở đó, người chịu thiệt thòi, chịu những chấn thương tinh thần dai dẳng thường là những người phụ nữ. Người đọc ám ảnh sâu sắc về số phận của những người phụ nữ chịu nhiều bi thương trong hành trình đi tìm hạnh phúc hôn nhân, gia đình như trong Một nửa cuộc đời, Sơ-ri đắng, Hậu thiên đường, Người đàn bà ám khói của Nguyễn Thị Thu Huệ, Nhà có ba chị em, Vườn hài nhi của Võ Thị Xuân Hà, Năm ngày của Phạm Thị Hoài, Tự, I am đàn bà, Mẹ không thể xin lỗi con, Gà ấp bóng của Y Ban, Xuất phát từ sự khoảng trống yêu thương, sự đổ vỡ hôn nhân, gia đình đã phơi bày hiện thực đau xót nhất chính là sự chông chênh, bất định của tương lai. Khi bến đỗ bình yên cuối cùng đã không còn bình yên nữa, con người bỗng trở nên cô đơn đến thảm hại. Bằng trái tim của những “người đàn bà viết”, các cây bút nữ đã nhận diện và chỉ rõ, bi kịch thực sự của cuộc sống hôn nhân, gia đình thiếu vắng tình yêu thương chính là sự bế tắc của cuộc sống. Đó là lý do trong truyện ngắn của các nhà văn nữ, những đứa trẻ lớn lên trong sự đổ vỡ của cha mẹ đã phải chịu những nỗi đau và tương lai tăm tối. Trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật người cha vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của bi kịch gia đình. Một người đàn ông sẵn sàng “cho quá giang một khúc đời” người con gái, một người đàn ông chỉ biết cặm cụi làm ăn, chăm lo cho vợ cho con nhưng sau biến cố gia đình ông ta sẵn sàng nhẫn tâm “tính toán rất vừa vặn, sao cho đủ yêu, vừa đủ đau, vừa đủ bẽ bàng và bỏ rơi họ đúng lúc”. Ông là người cha vô trách nhiệm, người vô cảm nhưng cũng có lúc đau khổ đến tột cùng, mắt ông “ầng ậc nước” vì phải chứng kiến tận mắt đứa con gái mình bị hãm hiếp. Người đàn bà trong Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu Huệ trải qua mọi cung bậc của cuộc sống đàn bà, nhưng nỗi đau của người mẹ mới thực sự là nỗi ám ảnh ghê gớm với người đọc. Chứng kiến cảnh đứa con gái duy nhất của mình đang ngày càng lún sâu vào vết xe đổ của chính mình, bị kẻ đàn ông lợi dụng tình cảm, bòn rút đến tận những đồng tiền lẻ dành cho bữa sáng; nhìn thấy con đứng trên bờ vực của bất hạnh nhưng người mẹ chẳng thể làm gì khác bởi khoảng trống giữa mẹ và con gái đã không thể khỏa lấp. Khi cuộc sống hôn nhân, gia đình thiếu vắng yêu thương, mọi mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, giữa anh chị em, đều có nguy cơ đổ vỡ. Đấy là những nội dung được thể hiện chân thực, sinh động trong các tuyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban, Của để dành, Thiếu phụ chưa chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ, Mẹ và con của Lý Lan, Nhà có ba chị em của Võ Thị Xuân Hà, 82 Có thể nói, truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại đã khắc họa sâu sắc những bi kịch và sự tổn thương của người phụ nữ trong tình yêu - hôn nhân - gia đình. Họ mang trong mình những khát khao, mơ ước về tình yêu và hạnh phúc. Họ mạnh mẽ, dứt khoát và sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách trên hành trình đi tìm một tình yêu trọn vẹn, một mái nhà hạnh phúc. Thế nhưng, trong gia đình đã có những vết rạn, các mối quan hệ không giống như họ mong muốn. Người phụ nữ chịu nhiều giằng xé và tìm điểm tựa ở thế giới bên ngoài song họ cũng không tìm được sự bình yên. Thăm dò vào những mạch ngầm của con người cá nhân, truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại có thể nói đã đi xa hơn các cây bút truyện ngắn nam trong khám phá và biểu hiện những vấn đề phức tạp của con người trong tình yêu - hôn nhân - gia đình. 3.2. Vấn đề bản năng tính dục trong câu chuyện tình yêu - hôn nhân - gia đình thời đương đại 3.2.1. Bản năng tính dục với vẻ đẹp phồn thực và khát khao cháy bỏng của giới nữ trên con đường tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc Những đòi hỏi hay là những nhu cầu của bản năng tính dục trong câu chuyện tình yêu - hôn nhân - gia đình thời đương đại cũng là vấn đề “tự nhiên” bình thường của con người trần thế, nhưng đâu là những giới hạn có thể và không thể? Trở về trước, hơn hai trăm năm, Nguyễn Du đã từng đặt ra vấn đề này trong Truyện Kiều, và ông đã cho dừng lại “đúng chỗ”, một mặt có thể do ràng buộc của thời đại ông, mặt khác - đây mới là lý do chính - do chủ kiến của Nguyễn Du muốn bảo vệ đến cùng một tình yêu chân chính, trong sáng trên con đường đi đến hôn nhân, gia đình. Thời đương đại, các nhà văn nữ nhìn nhận vấn đề này có gì mới, khác, và đặc biệt? Con người cá nhân vốn dĩ là thế giới đầy bí ẩn, đầy sức hấp dẫn, được văn học từ cổ chí kim dụng công khám phá. Viết về vẻ đẹp thân thể, về khao khát dục tính của con người thực chất là viết về khát vọng vươn tới hạnh phúc, vươn tới cái đẹp thường hằng. Văn học trung đại Việt Nam trong sự cương tỏa của văn hóa Nho giáo vẫn không nguôi khát vọng ấy, nhưng phải tìm cách gói gém vẻ đẹp phồn thực, thân thể và bản năng tính dục của con người trong những diễn ngôn đậm chất ước lệ, gắn liền với vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ, hoặc có thể hiển lộ mạnh mẽ, táo bạo nhưng dưới dạng ẩn dụ hay cách nói nước đôi khôn khéo, tài hoa (như thơ nữ sĩ Hồ Xuân Hương). Trong tình thế ấy, vẻ đẹp bản năng của con người trong tình yêu - hôn nhân - gia đình có cơ hội trở thành dòng mạch đầy sức sống trong văn học dân gian. Bước sang đầu thế kỷ XX, cuộc tranh đấu giải phóng con người khỏi vòng kiềm tỏa 83 của lễ giáo, vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ, nhất là những khát vọng dục tính đã được các nhà văn nữ quan tâm, thể nghiệm hoàn toàn mới. Phần sâu thẳm của con người cá nhân trong văn học cách mạng không có cơ hội được phô diễn trong cuộc hành quân lớn của dân tộc hướng đến giải phóng đất nước, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài văn học đô thị miền Nam (1954 - 1975) nói nhiều đến con người hiện sinh, con người bản thể với nhiều trạng thái..., trong văn học cách mạng (bao hàm ở cả hai miền Nam, Bắc, nhưng chủ yếu ở miền Bắc), tình yêu chỉ được nói đến mặt xã hội, gắn với lý tưởng, yêu về mặt tinh thần, né tránh đề cập đến mặt thể xác. Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu kể về câu chuyện tình lãng mạn, được thi vị hoá trong chiến tranh. Nguyệt một cô gái đẹp người, đẹp nết lại yêu và chờ đợi một tình yêu không chân dung, chờ một anh bộ đội lái xe. Cuộc tình ấy khó có trong đời thực. Sự gặp gỡ giữa Nguyệt – Lãm giữa không gian trong vắt của ánh trăng, bồng bềnh sương trắng cùng với hai con người mà trái tim đang đầy ắp tình yêu cuộc sống. Còn Lãm chỉ tin vào lời chị Tính nói về Nguyệt khi tận mắt thấy Nguyệt hiện lên đẹp lạ thường dưới ánh trăng trong bom đạn kẻ thù. Tình yêu giữa Lãm và Nguyệt chỉ là một thứ tình yêu lý tưởng, chỉ để ngắm nhìn, ngưỡng vọng (tên của hai nhân vật: Lãm là ngắm nhìn từ xa, Nguyệt là trăng cũng đã hé lộ điều này) và dĩ nhiên chưa nằm trọn trong hệ thống: tình yêu – hôn nhân – gia đình. Yêu cầu của cái nhìn sử thi khiến Nguyễn Minh Châu cũng phải dừng lại ở giới hạn bất khả vượt qua... Chỉ đến khi hòa bình, thống nhất đất nước, trở về với muôn nẻo nhân sinh phồn tạp, thì câu chuyện dục tính mới có đầy đủ cơ hội để được phô diễn trong hành trình sáng tạo bất tận của các nhà văn. Theo Đỗ Lai Thuý, “Hiện nay người ta chia giao hợp ra thành hai loại: giao hợp để truyền giống và giao hợp để giao hợp, nghĩa là để tìm lạc thú. Loại giao hợp thứ hai này thường bị tôn giáo (lớn) và đạo đức lên án, nhưng một sức mạnh vô thức bắt tất cả những động vật có vú đều ham muốn, đều không bị đạo đức thuyết phục. Địa hạt có tính vũ trụ này làm con người thật sự bình đẳng với nhau vì người giàu có nhất và kẻ nghèo khổ nhất cũng đều có khoái cảm như nhau. Chính loại thứ hai này mới đẻ ra nghệ thuật” [54; 162-163]. Trong thời đương đại, trình độ văn hoá, trong đó có cả văn hoá yêu đương, mà sâu xa là quan niệm xã hội và nhu cầu sống trọn vẹn, thuận theo quy luật tự nhiên của con người đã khiến tình yêu với ý nghĩa đầy đủ, bình thường của nó, trở thành yếu tố then chốt mở cánh cửa thầm kín dẫn vào thế giới của hoan lạc tính giao nhân bản. 84 Trên cái nền chung mang tinh thần nhân bản sâu sắc ấy của văn học đương đại, truyện ngắn nữ đã thể hiện thế mạnh tuyệt đối trong hành trình phơi trải vẻ đẹp thân thể cùng muôn vàn trạng huống của vấn đề bản năng tính dục trong câu chuyện tình yêu - hôn nhân - gia đình. Trong sự phong phú, đa dạng cá tính sáng tạo của mỗi cây bút nữ đương đại, điểm chung dễ nhận thấy là họ đã mạnh dạn thăm dò chiều sâu bản thể cá nhân ở giác độ tính dục để khắc sâu quan niệm và tư tưởng nghệ thuật về vấn đề tình yêu - hôn nhân - gia đình. Cũng cần phải khẳng định, trên hành trình cách tân thể loại truyện ngắn hướng về các thể tài thế sự, đời tư từ sau năm 1975, chưa bao giờ con người cá nhân, con người đời thường được phản ánh một cách chân thực, và sinh động như thế. Ở đó, con người đời thường được soi rọi từ nhiều hướng nhiều chiều hết sức phức tạp. Nhà văn khai thác khá kỹ về thế giới nội tâm con người với những khao khát bản năng thầm kín. Nếu trước đây nhà văn nhìn cuộc đời và con người khá đơn giản, rạch ròi giữa thiện - ác, cao cả - thấp hèn, không có sự giằng xé khi đối diện với các mâu thuẫn chung riêng, thì từ đây người sáng tác đã nhìn con người là tiểu vũ trụ phức tạp, có chiều sâu tâm hồn khó nắm bắt, có cá tính đơn nhất, độc đáo. Truyện ngắn sau 1975 khám phá con người bản năng với những khao khát rất con người - điều mà văn học giai đoạn trước xem là điều cấm kỵ không được nhắc đến. Sự thể nghiệm táo bạo này đã giúp truyện ngắn đương đại bắt kịp hơi thở nóng hổi của cuộc sống, tiếp cận, khai thác những vấn đề gay gắt, gai góc nhất cuộc sống, cũng như sự xấu xa nhất trong tâm hồn thế giới bí ẩn của con người, trong số phận mỗi cá nhân con người. Viết về tính dục trong câu chuyện tình yêu - hôn nhân - gia đình, các nhà văn nữ đã khẳng định được thế mạnh thiên phú so với các tác giả nam. Và chính họ cũng đầy ý thức chủ động khi khai thác vấn đề này. Nhà văn Y Ban đã từng nói: “Theo tôi, tình dục cổ xưa n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_de_tinh_yeu_hon_nhan_gia_dinh_trong_truyen_ngan.pdf
  • pdf2a. Tóm tắt luận án (tiếng Việt).pdf
  • pdf2b. Tóm tắt luận án (tiếng Anh).pdf
  • pdf3a. Trích yếu luận án (tiếng Việt).pdf
  • pdf3b. Trích yếu luận án (tiếng Anh).pdf
  • pdf4a. Thông tin điểm mới của luận án (tiếng Việt).pdf
  • doc4b. Thông tin điểm mới của luận án (tiếng Việt).doc
  • pdf4c. Thông tin điểm mới của luận án (tiếng Anh).pdf
  • pdfCV 729 - Đăng tải LA.pdf
Tài liệu liên quan