Luận án Vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6

1.1. Những công trình nghiên cứu về xây dựng quan hệ sản xuất ở nước ta thời kỳ

đổi mới 6

1.2. Những công trình nghiên cứu xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta 16

1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng quan hệ sản xuất trong quá

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà Nẵng thời kỳ đổi mới 21

Chương 2: XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ

PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 27

2.1. Thực chất của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất 27

2.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về

xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay 36

Chương 3: XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ

PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG

VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 74

3.1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của chúng tới việc

xây dựng quan hệ sản xuất ở Đà Nẵng hiện nay 74

3.2. Thực trạng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng hiện nay 79

3.3. Một số vấn đề đặt ra nhằm xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở

Đà Nẵng hiện nay 106

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM XÂY DỰNG

QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC

LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP

HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 115

4.1. Định hướng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà

Nẵng hiện nay 115

4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ

phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện

đại hoá ở Đà Nẵng hiện nay 121

KẾT LUẬN 151

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154

pdf167 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến năm 2011, diện tích tự nhiên của Đà Nẵng là 1.285,43 km2, với vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông, dân số là 951.648 người [11, tr.9]; phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là cửa ngõ quan trọng của biển Đông và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước thuộc vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Trong đó, hành lang Kinh tế Đông - Tây là một trong năm hành lang kinh tế được ra đời theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu Á ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông. Đây là những điều kiện thuận lợi đem lại cơ hội cho các quốc gia ở khu vực này thực hiện quá trình liên kết, hợp tác và phân 75 công lao động quốc tế, tham gia đầu tư, đa dạng hóa các hoạt động phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch và nâng cao mức sống cho nhân dân; tạo ra khả năng to lớn cho những doanh nghiệp các nước tiếp cận có hiệu quả vùng nguyên liệu, thị trường dịch vụ, vốn, khoa học - công nghệ và lao động để phát triển. Địa hình Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi, có đồng bằng, có núi, có sông và có biển. Vùng núi cao và dốc tập trung chủ yếu ở phía Tây và tây Bắc, với độ cao từ 700 - 1500m, đây là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngoài ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Vùng đồng bằng ven biển thấp, chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn và là nơi mà thành phố đã xây dựng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và khu quân sự. Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 25,2˚C, cao nhất vào tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28 đến 30˚C và thấp nhất vào tháng 11, 12, 1, trung bình từ 18 đến 23˚C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, lượng mưa trung bình hằng năm là 3.647,8mm/năm, với 1.781,6 số giờ nắng bình quân trong năm. Có thể thấy, điều kiện khí hậu như vậy đã ảnh hưởng không tốt đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân cư. Đặc biệt trong những năm qua, hạn hán và bão lụt thường xuyên xảy ra, ít nhiều đã gây ra khó khăn cho đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Đất đai ở Đà Nẵng là nguồn lực quý cho việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và chuyển thành vốn đầu tư. Diện tích đất nông, lâm nghiệp là 66.092,88 ha, đất phi nông nghiệp là 52.075,99 ha và đất chưa sử dụng là 1.943,44 ha [11, tr.10]. Đất ở Đà Nẵng bao gồm các loại: đất cồn cát, đất ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng và đất thung lũng; trong đó đặc biệt là đất phù sa phù hợp với sản xuất nông nghiệp, đất đỏ vàng phù hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày. Trong những năm qua, nguồn thu cho ngân sách từ việc khai 76 thác quỹ đất khá lớn và dùng để đầu tư chỉnh trang đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng tạo nền tảng vật chất của thành phố. Đà Nẵng là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp và dịch vụ, du lịch theo hướng hiện đại, cụ thể là: Về nông nghiệp: Đất nông nghiệp của thành phố chiếm 9,34% diện tích đất tự nhiên, có thể trồng cây lương thực, trồng hoa, cây thực phẩm, trồng rau sạch. Ở miền núi thuộc huyện Hoà Vang có thể phát triển ngành chăn nuôi, trồng cây ăn quả, các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày là những điều kiện thuận lợi để khuyến khích hình thức kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển các khu vực nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra vành đai thực phẩm cung cấp cho đô thị và cho các khu công nghiệp, đặc biệt cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, tạo thêm việc làm cho người lao động. Về lâm nghiệp: Với diện tích đất lâm nghiệp khoảng 64.303 ha, chiếm 40,96% diện tích đất tự nhiên là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp kết hợp với nông nghiệp, dịch vụ và du lịch. Đất rừng tự nhiên của Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở phía Tây huyện Hòa Vang và một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà. Đất rừng ở đây phù hợp để xây dựng các mô hình trồng rừng, vườn cây ăn quả, vườn sinh thái và làng sinh thái. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch, nhất là khu vực Sơn Trà, Hải Vân và Bà Nà. Về thuỷ sản: Đà Nẵng có điều kiện phát triển kinh tế biển trở thành ngành chủ lực. Diện tích có nuôi trồng thuỷ sản là 2.400 ha, bờ biển dài 92km, có vịnh nước sâu với cửa biển Tiên Sa thuận lợi giao lưu hàng hoá với các nước. Vùng lãnh hải thềm lục địa có độ sâu 200m, tạo vành đai nước nông rộng lớn; vùng biển có trữ lượng hải sản lớn với 100.000 tấn, khai thác hằng năm trên 60.000 tấn phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản phục vụ xuất khẩu. Dân cư ven biển có truyền thống về nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản. Về công nghiệp: So với các tỉnh miền Trung, Đà Nẵng là địa phương có ngành công nghiệp sớm nhất. Hiện nay, Đà Nẵng là một trung tâm công nghiệp 77 lớn của khu vực miền Trung và Tây Nguyên; có nhiều cơ sở đào tạo công nhân, có môi trường sản xuất công nghiệp tốt, người lao động có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp. Thành phố cũng có nguồn nguyên liệu từ ngành thuỷ sản để phát triển công nghiệp chế biến. Đặc biệt, thành phố có 6 khu công nghiệp, với tổng diện tích là 1.576 ha, là điều kiện tốt để thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao. Về dịch vụ, du lịch: Do Đà Nẵng có lợi thế về sân bay, cảng biển, hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống tài chính, ngân hàng, tín dụng, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, khách sạn, nhà hàng vì vậy, đã thuận lợi cho thành phố trong hoạt động vận tải, xuất nhập khẩu, du lịch; là nguồn cung ứng lao động và vốn chủ yếu cho các thành phần kinh tế phát triển. Đặc biệt, thành phố có tiềm năng rất lớn về du lịch tự nhiên và nhân văn với nhiều thắng cảnh nổi tiếng như đèo Hải Vân, Nam Ô, Xuân Thiều, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà Núi Chúa, Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Điêu khắc Chăm... Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Làng Vân... Mặt khác, do nằm ở trung tâm và gắn kết của "con đường di sản thế giới" ở miền Trung: Đà Nẵng - Cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế): 100km về phía Bắc, Đà Nẵng - Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam): 30km về phía Đông Nam và Đà Nẵng - Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam): 70km về phía Tây Nam, vì vậy, thành phố có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là ngành kinh tế du lịch. Nguồn nhân lực ở Đà Nẵng dồi dào và có chất lượng so với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Tính đến 31/12/2012, tổng số nguồn lao động của thành phố là 696.700 người, chiếm tới 48% tổng số dân của thành phố, trong đó lực lượng lao động là 515.018 người (công nhân kỹ thuật là 36.961, cao đẳng và đại học là 106.681, trung học là 35.126 và lao động khác là 336.250) [13, tr.24]. Đà Nẵng là trung tâm giáo dục - đào tạo lớn ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Hiện nay, có Đại học Đà Nẵng với 4 đại học thành viên; 4 trường đại học dân lập, 13 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp nghề, 17 trung tâm dạy nghề và 33 cơ sở khác, là điều kiện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong quá trình CNH, HĐH. 78 Kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội của Đà Nẵng khá phát triển, như năng lượng, bưu chính - viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng - tài chính, giáo dục - đào tạo, y tế Đặc biệt, hệ thống giao thông từng bước được hiện đại với đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, cảng biển. Hệ thống đường bộ không ngừng được đầu tư xây dựng và mở rộng, với nhiều công trình lớn trên địa bàn và được kết nối với các tỉnh thành bên ngoài với đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, hầm đường bộ Hải Vân... là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh của Đà Nẵng tương đối thuận lợi. Chính quyền đã và đang triển khai nhiều biện pháp tích cực, linh hoạt, có tính chất đặc thù của thành phố theo hướng thông thoáng và hấp dẫn, như tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư, triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế đầu tư khai thác các tiềm năng, phát huy lợi thế của thành phố để phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế - xã hội như vậy, trong quá trình đổi mới, Đảng bộ thành phố đã chủ trương phát triển Đà Nẵng nhanh và bền vững theo hướng CNH, HĐH, đồng thời xác định cơ cấu kinh tế của thành phố là: Công nghiệp - thương mại, du lịch - nông nghiệp. Tuy nhiên, qua thực tiễn phát triển, đến Đại hội Đảng bộ lần thứ XX, năm 2010, đã chủ trương chuyển sang cơ cấu kinh tế theo hướng "Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp". Đặc biệt, trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ vị thế trọng yếu và vai trò chiến lược của Đà Nẵng trong kế hoạch phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Một trong những sự kiện nỗi bật là ngày 19/9/2003, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW "Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" với mục tiêu tổng quát: Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du 79 lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước. 3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓAỞ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 3.2.1. Thực trạng xây dựng quan hệ sản xuất trong kinh tế nhà nước 3.2.1.1. Những kết quả đạt được Trước đổi mới, về cơ bản, việc xây dựng QHSX trong kinh tế quốc doanh ở Đà Nẵng trên cơ sở cùng với việc tranh thủ sự viện trợ của Trung ương về tiền vốn, kỹ thuật, cán bộ để đầu tư khôi phục và phát triển kinh tế. Thành phố đã khởi công xây dựng nhiều cơ sở kinh tế, tổ chức sắp xếp lại và phát triển các xí nghiệp trọng điểm trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp và các cơ sở chế biến trong ngư nghiệp, tiến hành đăng ký kinh doanh công thương nghiệp XHCN. Kết quả đó đã tạo nền tảng vật chất quan trọng cho quá trình đổi mới của thành phố, cải thiện một bước đời sống cho người lao động và ổn định chính trị - xã hội ở thành phố. Tuy nhiên, kinh tế quốc doanh chưa được củng cố và phát triển hợp lý. Các doanh nghiệp bao chiếm nhiều tài sản, đất đai, vật tư, tiền vốn, thiết bị máy móc, lao động, nhưng do tổ chức quản lý sản xuất thấp kém, thực hiện cơ chế quản lý với nhiều chỉ tiêu mang tính pháp lệnh, chịu sự giám sát của các cơ quan nhà nước. Việc vận dụng quan hệ hàng hoá, tiền tệ và kết hợp kế hoạch với thị trường còn hạn chế, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ bất cập. Quan hệ phân phối theo cơ chế cấp phát xin cho ở đầu vào và giao nộp ở đầu ra. Thực hiện phân phối chủ yếu mang tính chất cào bằng, bình quân cho mọi thành viên, vì vậy chưa tạo động lực phát triển sức sản xuất. Bước vào thời kỳ đổi mới, việc đổi mới sở hữu nhà nước đã được Đảng bộ thành phố quán triệt chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần 80 thứ VI về "củng cố thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa" để nắm giữ vai trò chi phối của nền kinh tế. Đáng chú ý là quán triệt chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII về khẩn trương tổ chức, sắp xếp lại kinh tế quốc doanh, tập trung phát triển những cơ sở trọng điểm; cho thuê, chuyển hình thức sở hữu hoặc giải thể các cơ sở thua lỗ kéo dài và không có khả năng vươn lên. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, việc đổi mới sở hữu nhà nước theo chủ trương của Đảng vẫn chưa đem lại kết quả tích cực, số lượng doanh nghiệp quốc doanh không giảm mà còn tăng lên, nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Đến năm 1997, tỷ trọng của kinh tế nhà nước chiếm đến 47,19%, trong đó có 137 DNNN cả trung ương và địa phương [40, tr.43]. Như đánh giá tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII, năm 1997, thì việc sắp xếp lại các doanh nghiệp quốc doanh được thực hiện, nhưng kết quả còn rất thấp, chủ trương cổ phần hoá chưa được tiến hành. Từ hạn chế đó, Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII chủ trương đổi mới sở hữu nhà nước theo hướng sắp xếp, đổi mới hoạt động các DNNN trên địa bàn. Xử lý những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài; xúc tiến cổ phần hoá một số DNNN. Đặc biệt, trên cơ sở chủ trương của Đảng tại Đại hội lần thứ IX về đẩy mạnh cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với DNNN, Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII chủ trương: Tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các DNNN; thực hiện tốt chủ trương giải thể, cho phá sản, giao, bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thua lỗ kéo dài, không có hướng phát triển, đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN [17, tr.46]. Cùng với chủ trương của Đảng bộ, năm 2002, chính quyền thành phố đã ban hành và triển khai "Đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước" nhằm tạo điều kiện hơn cho việc đổi mới sở hữu nhà nước. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, Đảng bộ thành phố chủ trương phải đổi mới mối quan hệ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với DNNN theo hướng tách chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp ra khỏi chức năng quản lý nhà nước, chuyển chế độ chủ quản hành chính sang chế độ quản lý của chủ sở hữu. Thực hiện cơ chế giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh 81 nghiệp để bảo toàn và phát triển các nguồn lực thuộc sở hữu nhà nước; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Như vậy, chủ trương đổi mới sở hữu nhà nước ở Đà Nẵng diễn ra ngày càng nhanh và mạnh hơn, nhằm tạo ra sự phù hợp với trình độ của LLSX. Sự đổi mới này không chỉ phản ánh xu hướng đa dạng hoá sở hữu trong nền kinh tế nhiều thành phần, mà còn diễn ra ngay trong lòng sở hữu nhà nước với tư cách là một loại hình QHSX. Việc đổi mới sở hữu nhà nước là để thu hẹp phạm vi sở hữu, những yếu tố không phù hợp với LLSX sẽ bị loại dần, những yếu tố sở hữu mới phù hợp với LLSX được bổ sung, phát triển nhằm nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả kinh tế để kinh tế nhà nước vươn lên nắm giữ vai trò chủ đạo. Thực tiễn nước ta cũng như ở Đà Nẵng chỉ ra, sở hữu nhà nước không có khả năng nắm hết tổng số LLSX để phát triển, mà phải "nhường" phạm vi và những đối tượng sở hữu khác cho các hình thức sở hữu ngoài nhà nước phát triển. Thực hiện chủ trương của Đảng bộ, đối với bộ phận phi doanh nghiệp, chính quyền thành phố đã đổi mới công tác quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn vốn vay, các quỹ dự trữ, hệ thống tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, tài nguyên, đặc biệt là khai thác quỹ đất để tăng ngân sách nhà nước, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà chủ yếu là đầu tư phát triển những công trình trọng điểm, có liên quan đến an sinh xã hội và an ninh - quốc phòng. DNNN địa phương được sắp xếp, tổ chức lại, giải thể, cho phá sản, giao, bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp quy mô nhỏ, thua lỗ kéo dài, không có hướng phát triển, chỉ giữ lại các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực văn hoá, xã hội, các dịch vụ thiết yếu gắn với công tác an sinh xã hội như cấp nước, môi trường đô thị, kinh doanh nhà ở và phát triển hạ tầng. Đặc biệt là đẩy mạnh cổ phần hoá, chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty TNHH MTV, tìm hình thức đại diện chủ sở hữu nhà nước thông qua hội đồng quản trị. DNNN trung ương được rà soát, xác định lại ngành, nghề kinh doanh, tiến hành thực hiện cổ phần hoá. Đến nay, các DNNN đã nắm giữ những ngành và lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, như điện lực, dịch vụ cảng, hàng không, 82 đường sắt, viễn thông, điện tử, dịch vụ ngân hàng, các loại hình bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật quan trọng, liên quan đến an ninh - quốc phòng Việc đổi mới, sắp xếp các DNNN địa phương đã thu được kết quả tích cực. Đến năm 2011 đã có 37 doanh nghiệp cổ phần hoá, giao 3 doanh nghiệp cho người lao động, sáp nhập và hợp nhất 17 cơ sở, giải thể 11 cơ sở, phá sản 7 cơ sở, chuyển giao về Trung ương 6 cơ sở, chuyển 7 cơ sở thành Công ty TNHH MTV [103, tr.3]. Nếu tính tổng cộng, thì số lượng doanh nghiệp cả trung ương và địa phương từ 137 cơ sở năm 1997 giảm còn 73 cơ sở năm 2012; trong đó, DNNN trung ương là 56 cơ sở [13, tr.59]. Lực lượng lao động của doanh nghiệp cũng giảm từ 56.528 người năm 1997 còn 36.901 người năm 2011 [13, tr.66]. Các doanh nghiệp cổ phần hoá đã xác lập chủ sở hữu rõ ràng hơn, chuyển sở hữu nhà nước sang sở hữu trực tiếp của các cổ đông. So với DNNN 100% vốn nhà nước, thì doanh nghiệp cổ phần bước đầu khắc phục được quyền hạn và trách nhiệm chủ sở hữu nhà nước bị phân tán và thất thoát trong đầu tư vốn, tài sản nhà nước. Nhà nước rút được một lượng vốn khá lớn ra khỏi DNNN để đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết, huy động được các nguồn vốn của các chủ thể khác để phát triển. Mặt khác, chính do sự chuyển biến tích cực của quan hệ sở hữu đã tác động làm thay đổi quan hệ tổ chức quản lý sản xuất. Công tác điều hành và quản lý doanh nghiệp gắn với các chủ thể sở hữu, có sự tham gia của các cổ đông và các nhà đầu tư, vì vậy các kế hoạch sản xuất kinh doanh, huy động và sử dụng vốn được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, hoạt động giám sát sản xuất được tăng cường, tinh thần và trách nhiệm của người lao động trong các doanh nghiệp được nâng lên. Việc đổi mới quan hệ tổ chức sản xuất đã thể hiện sự phù hợp hơn với xu hướng xã hội hoá trình độ phát triển của LLSX, góp phần làm cho năng lực sản xuất và hiệu quả kinh tế của DNNN được nâng cao. Trong cơ cấu GDP, tỷ trọng của kinh tế nhà nước ở Đà Nẵng giảm từ 47,19% năm 1997 xuống còn 31,21% năm 2012 [13, tr.40]. Với cơ cấu này, nếu so với các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, thì kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Kết quả đáng khích lệ là mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu GDP của 83 sở hữu nhà nước, số lượng doanh nghiệp và lực lượng lao động giảm đáng kể, nhưng quy mô về nguồn vốn và tài sản dài hạn của từng doanh nghiệp đã tăng lên. Nếu năm 1997, tổng nguồn vốn đầu tư chỉ đạt 423.200 triệu đồng, thì đến năm 2011 tăng lên 25.669,9 tỷ đồng (DNNN trung ương là 23.490,3 tỷ đồng) [13, tr.74], tài sản dài hạn của DNNN tăng từ 12.747,7 tỷ đồng năm 2000 lên 15.063 tỷ đồng năm 2011 (DNNN trung ương là 13.644,6 tỷ đồng) [13, tr.82]. Trong các DNNN thuộc trung ương, nhờ có ưu thế và khả năng phát triển lâu dài đã có sự đầu tư (kể cả đầu tư trực tiếp của Nhà nước và liên doanh, liên kết đầu tư), đổi mới về công cụ lao động, các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ sản xuất đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Đối với các DNNN địa phương, các cơ quan quản lý kinh tế đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ, như ưu tiên đầu tư bằng cách bổ sung vốn tín dụng với điều kiện vay, trả thuận lợi; ưu đãi cho các doanh nghiệp vay đầu tư chiều sâu, dành một khoản tiền để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp, hỗ trợ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp tự chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động vì vậy, đã huy động có hiệu quả các nguồn lực để mở rộng quy mô và nâng cao năng lực sản xuất, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tạo nguồn thu khá lớn cho ngân sách nhà nước, được thể hiện ở các chỉ số sau: Mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu GDP giảm, nhưng giá trị sản xuất tính theo giá thực tế của kinh tế nhà nước trong những năm gần đây tăng lên đáng kể: Bảng 3.1: Giá trị sản xuất theo giá thực tế Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Kinh tế nhà nước 16.241.521 17.106.186 20.273.823 25.700.038 27.285.032 - Trung ương quản lý 13.787.348 14.382.338 17.006.332 21.529.284 21.319.370 - Địa phương quản lý 2.454.173 2.723.848 3.267.491 4.170.754 5.965.662 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng [11, tr.32] và [13, tr.32]. 84 Tổng sản phẩm theo giá thực tế của kinh tế nhà nước; doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước của DNNN đã tăng lên. Tổng sản phẩm theo giá thực tế năm 1997 đạt 1.514.590 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 13.882.671 triệu đồng [13, tr.38]; doanh thu tăng từ 28.199,9 tỷ đồng năm 2007 lên 35.257,3 tỷ đồng năm 2011 [13, tr.90]; lợi nhuận trước thuế tăng từ 154 tỷ đồng năm 2006 lên 427,5 tỷ đồng năm 2011 [13, tr.98], nộp ngân sách nhà nước tăng từ 960,37 tỷ đồng năm 2006 lên 1.046,9 tỷ đồng năm 2011 [13, tr.106]. Việc thực hiện quan hệ phân phối trong DNNN đã có chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp từng bước thực hiện phân phối theo lao động, hiệu quả kinh tế, vốn góp cổ phần, phúc lợi xã hội. Đến nay, thu nhập bình quân của người lao động đã tăng lên đáng kể, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động. Theo khảo sát của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng: nếu năm 2005, thu nhập bình quân của người lao động chỉ đạt 1.789.000 đồng/tháng, thì đến năm 2012 đã tăng lên 5.053.000 đồng/tháng. Với mức thu nhập như vậy, nếu so với các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, thì thu nhập bình quân của người lao động trong các DNNN cao hơn. Mặc dù CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả các thành phần kinh tế, tuy nhiên trong điều kiện tiềm lực của các thành phần kinh tế khác chưa đủ mạnh, thì kinh tế nhà nước ở Đà Nẵng vẫn là lực lượng chủ chốt trong quá trình chuyển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại. Như đánh giá của Đảng bộ thành phố, thì kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thực hiện CNH, HĐH, phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. 3.2.1.2. Những hạn chế Quan hệ giữa quyền quản lý nhà nước với quyền sở hữu của Nhà nước về các nguồn lực và việc sử dụng quyền sở hữu này trong sản xuất kinh doanh ở các DNNN đến nay vẫn chưa giải quyết hợp lý và triệt để do còn "vướng mắc về cơ chế, chính sách". Như Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết 10 năm (2001 - 2011) về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN ở Đà Nẵng, thì cơ chế, chính sách về quản lý các doanh nghiệp còn thiếu, chưa 85 đồng bộ (về quản lý sử dụng vốn, tài sản, về quyền của chủ sở hữu, người đại diện sở hữu), việc tách bạch chức năng quản lý nhà nước, giám sát hiệu quả hoạt động và chức năng kinh doanh vốn nhà nước chưa rõ ràng [103, tr.4]. Chính hạn chế này làm suy yếu sở hữu nhà nước, năng lực sản xuất chưa cao và hiệu quả kinh tế còn thấp, chưa tương xứng với sự đầu tư của Nhà nước. Trong các DNNN trung ương, quá trình đổi mới, sắp xếp lại, trọng tâm là đẩy mạnh cổ phần hoá theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tiến hành còn chậm, thiếu kiên quyết. Đến nay, vẫn còn một số doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần chi phối. Việc huy động các nhà đầu tư có cổ đông lớn, mang tính chiến lược để hình thành các doanh nghiệp cổ phần nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế. Trong các DNNN địa phương, quá trình thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu thông qua cổ phần hoá chưa giải quyết triệt để. Đó là việc xác định tài sản chưa theo đúng các nguyên tắc thị trường và xử lý vấn đề tồn đọng về tài chính, công nợ còn khó khăn, phức tạp làm phân tán, thất thoát tài sản của Nhà nước. Vai trò cổ đông của người lao động còn rất hạn chế, nên không phát huy quyền làm chủ trong tổ chức quản lý sản xuất. Một số doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đã nảy sinh hiện tượng tư nhân hoá do các cổ đông lớn hoặc một nhóm nhỏ có tiềm lực tài chính mạnh lần lượt thâu tóm cổ phiếu để kiểm soát, sau đó bán các tài sản có khả năng sinh lời cao để thu lợi. Trình độ tổ chức quản lý sản xuất của đội ngũ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, yếu kém. Một bộ phận cán bộ quản lý không đủ năng lực quản lý theo cơ chế mới, còn có tâm lý dựa vào nhà nước. Mặt khác, do cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu còn bất cập và vai trò lãnh đạo phát triển kinh tế của các tổ chức đảng ở các doanh nghiệp còn yếu, dẫn đến hiện tượng thiếu trách nhiệm, lãng phí, tham nhũng còn diễn ra. Việc thực hiện quan hệ phân phối trong kinh tế nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai lieu (6).pdf
Tài liệu liên quan