MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.iv
DANH MỤC BẢNG, HỘP.v
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ, LÝ THUYẾT VẬN DỤNG VÀ
TỔNG QUAN VỀ BẮC BỘ, CHÂU THỔ BẮC BỘ .11
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .11
1.2. Lý thuyết vận dụng và khái niệm.14
1.3. Tổng quan về Bắc Bộ và châu thổ Bắc Bộ .34
CHƯƠNG 2 TRI THỨC DÂN GIAN TRONG CHĂM SÓC SẮC ĐẸP CỦA NGƯỜI
PHỤ NỮ VÙNG BẮC BỘ HIỆN NAY .50
2.1. Những quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ .50
2.2. Thực tế làm đẹp của phụ nữ Việt Nam hiện nay .62
2.3. Tri thức dân gian trong việc làm đẹp cho phụ nữ hiện nay .79
CHƯƠNG 3: TRI THỨC DÂN GIAN TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA
NGƯỜI PHỤ NỮ VÙNG BẮC BỘ HIỆN NAY .93
3.1. Quan niệm dân gian về sức khỏe của phụ nữ và việc chữa bệnh .93
3.2. Thực tế chăm sóc sức khỏe hiện nay ở phụ nữ Việt Nam .95
3.3. Tri thức dân gian trong việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ hiện nay.100
CHƯƠNG 4: NHỮNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN.117
4.1. Mối quan hệ giữa sắc đẹp và sức khỏe .117
4.2. Sự khác nhau giữa tác giả dân gian và tác giả của dòng văn học viết trong quan niệm
về vẻ đẹp của người phụ nữ.121
4.3. Sức mạnh, giá trị và những số phận nổi chìm của những người phụ nữ đẹp thời trước.125
4.4. Sự mở rộng trong cách nhìn nhận và điều kiện xã hội tiến bộ của khoa học, kỹ thuật,
bảo vệ, cổ súy cho cái đẹp của người phụ nữ .131
4.5. Đánh giá tri thức dân gian trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của phụ nữ.138
KẾT LUẬN.147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.151
TÀI LIỆU THAM KHẢO.152
PHỤ LỤC.164
266 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng quan niệm thẩm mĩ và tri thức dân gian trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe phụ nữ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phụ nữ cũng chóng suy sụp về
sức khỏe: “Gái một con trông mòn con mắt, gái hai con vú quặt đằng sau,
gái ba con ngồi đâu chết đấy” (tục ngữ).
Xã hội xưa trọng người phụ nữ mạnh khỏe, có khả năng sinh nở,
nhưng cánh nam nhi cũng dè dặt trước những người phụ nữ quá khỏe: “Gái
khỏe chớ lấy”, “Cả mái hại trống” (tục ngữ).
Mặc dù dân gian ghi nhận vai trò quan trọng của sức khỏe người phụ
nữ, nhưng so với nam giới thì vẫn có sự phân biệt: “Trai đua mạnh, gái đua
mềm”, “Nam thực như hổ, nữ thực như miêu” (con trai ăn như hổ ăn, con
gái ăn uống nhỏ nhẹ như mèo), “Nam trúng chữ, nữ trúng kim” (người ta
94
đánh giá phẩm chất của người con trai theo nét chữ, của người con gái theo
đường kim mũi chỉ) (tục ngữ).
Trên đây là quan niệm của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ. Ở khu vực
này không có hiện tượng như người Việt ở Trung Bộ, mà cụ thể là ở Bình
Định:
Ai vào Bình Định mà coi
Đàn bà cũng biết cầm roi dạy chồng.
Hoặc dị bản:
Ai vào Bình Định mà coi
Đàn bà cũng biết cầm roi đi quyền.
Đất võ Bình Định đã sản sinh ra những nữ tướng mà tiêu biểu là Đô
đốc Bùi Thị Xuân.
Trong thời quân chủ, mức sống của người nông dân nói chung là rất
thấp. GS.TS. Nguyễn Văn Huyên, sau khi nghiên cứu đã kết luận rằng,
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đại đa số nông dân không được ăn
no, họ chỉ được ăn no vào ngày tết và ngày mùa.
Do điều kiện sống và mức sống, người dân xưa thường chỉ quan tâm
và chăm sóc sức khỏe đối với trẻ em, người già và phụ nữ trước sau thời
gian sinh nở. Người dân Việt quan niệm: “Người chửa, cửa mả” (tục ngữ),
nghĩa là người phụ nữ khi có mang thì phải rất thận trọng. Sau khi sinh nở,
thì họ phải kiêng cữ, tránh ra gió máy, phải kiêng khem trong thức ăn, đồ
uống. Trong trường hợp thiếu sữa, không có sữa, họ vận dụng một số kinh
nghiệm dân gian.
95
3.2. Thực tế chăm sóc sức khỏe hiện nay ở phụ nữ Việt Nam
3.2.1. Bối cảnh hiện nay
Đối với người phụ nữ, trong truyền thống các chuẩn mực của xã hội
luôn đặt ra đối với họ rất khắt khe chẳng hạn như phải đáp ứng về công, dung,
ngôn, hạnh như trong nhiều tư liệu đề cập đến. Trong xã hội hiện đại, các
chuẩn mực này tiếp tục được đặt ra nhưng có điều chỉnh cho phù hợp. Những
yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng kinh tế, văn hóa của đất nước đang đòi
hỏi ở người phụ nữ những phẩm chất mới về chất lượng trí tuệ, kỹ năng lao
động, có nhân cách, đạo đức, trong đó phải kể đến những vai trò gắn với gia
đình mật thiết, đảm bảo ba chức năng: sản xuất, kinh doanh; sinh con, nuôi
con nhỏ; chăm sóc gia đình, nhà cửa, làm tròn trách nhiệm cộng đồng. Như
vậy, họ cần sức khỏe dẻo dai mới cáng đáng nổi những công việc đó cùng
một lúc. Để có được điều đó, phải thường xuyên luyện tập, quan trọng hơn là
sống điều độ trong ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí, tránh sự thái quá cả
về mặt vật chất và tinh thần. Theo chiều dài lịch sử, người phụ nữ dần có
những thay đổi hướng đến những giá trị mới. “Họ tôn trọng cuộc sống của
từng cá nhân trong gia đình, mặt khác họ cũng rất quan tâm đến cuộc sống
của riêng họ. Họ muốn dành thời gian cho giải trí, chăm sóc sức khỏe, chơi
thể thao và hưởng thụ nghệ thuật và làm đẹp. Họ sẽ năng đến các trung tâm
thẩm mỹ, tiếp xúc với bạn bè...” [77]. Như vậy, ở khía cạnh chăm sóc sức
khỏe của phụ nữ cả trong lịch sử và ngày nay đều có vai trò quan trọng không
chỉ để giúp người phụ nữ thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của mình được xã hội
kỳ vọng, đồng thời còn đáp ứng những nhu cầu của cá nhân.
Có thể nhận thấy, hầu hết phụ nữ đều quan tâm đến chăm sóc sắc đẹp
và sức khỏe ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của
mỗi người, là xu hướng chung của phụ nữ ở cả xã hội truyền thống và hiện
đại.
96
Theo điều tra của Bộ Y tế, có tới 90% phụ nữ nông thôn không biết
chăm sóc sức khỏe y tế, 40% mắc bệnh là do lao lực, do môi trường lao động
sản xuất, do điều kiện vệ sinh kém. Hiện nay, tỷ lệ bác sĩ tuyến xã chiếm
khoảng 6,5 người/vạn dân. Song đó là bình quân trên cả nước, trên thực tế có
những tỉnh tỷ lệ này chỉ đạt 1,1 bác sĩ/ vạn dân. Trong từng tỉnh, tỉ lệ bác sĩ/số
dân ở đô thị cao hơn nhiều so với tỉ lệ này ở khu vực nông thôn. Cho đến nay,
70% dân số làm nông nghiệp, điều này cho thấy việc chăm sóc sức khỏe tại
khu vực nông thôn còn rất nhiều bất cập [15]. Theo khảo sát của Uỷ ban Quốc
gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam cho biết: 34% phụ nữ nông thôn phải
lao động ngay sau khi sinh. Đó là thực trạng chăm sóc sức khỏe phụ nữ ở
nông thôn hiện nay.
Qua khảo sát thực tế cả ở thành thị và nông thôn về chăm sóc sức khỏe
sức khỏe hiện nay ở phụ nữ Việt Nam, chúng tôi thấy: phụ nữ quan tâm nhiều
hơn cả là chăm sóc sức khỏe trong lao động; chăm sóc sức khỏe khi ốm đau,
bệnh tật và chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt trong quá trình mang thai,
sinh con và sau sinh.
3.2.2. Chăm sóc sức khỏe trong lao động
Kết quả khảo sát cho thấy có 87,0% số phụ nữ được hỏi cho rằng cần
phải có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý để bảo đảm sức khỏe, 69,9% cần
có dụng cụ trang bị, bảo hộ khi lao động, 52,2% kiêng ngâm mình dưới nước
không đảm bảo vệ sinh, 51,8% kiêng làm việc trong môi trường độc hại.
Như vậy, phụ nữ hiện nay quan tâm đặc biệt quan tâm đến chế độ lao
động và nghỉ ngơi, rồi đến an toàn lao động.
3.2.3. Chăm sóc sức khỏe khi ốm đau, bệnh tật
Trong số phụ nữ được hỏi, có đến 78,4% cho rằng trong một năm có bị
ốm ít nhất một lần thì có 24,2% để tự khỏi, 25,0% đến cơ sở y học cổ truyền,
97
56,4% đến các cơ sở khám chữa bệnh (bệnh viện, phòng khám). Chỉ có 8,7%
đến các thầy lang và 11,7% sử dụng các lá cây (thuốc nam) để chữa trị. Có
đến 22,7% tự điều trị bằng các phương pháp dân gian như cạo gió, xông
hơi.v.v...
Qua số liệu chúng tôi khảo sát cho thấy, khi ốm đau, bệnh tật, đa số
(56,4%) phụ nữ đến các bệnh viện, phòng khám và dùng thuốc Tây y, rồi đến
các cơ sở y học cổ truyền (25,0%) và tự điều trị bằng các phương pháp dân
gian (22,7%). Ngoài ra còn sử dụng thuốc nam (11,7%) và đến các thầy lang
(8,7%). Số phụ nữ để bệnh tự khỏi chiếm tỉ lệ tương đối cao: 24,2%. Như
vậy, đa số phụ nữ hiện nay đã quan tâm đến sức khỏe của mình. Họ đã kết
hợp cả hai phương pháp: chữa bệnh theo phương pháp của y học hiện đại và
truyền thống dân gian.
3.2.4. Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Ngày nay, trong việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ, vấn đề chăm sóc sức
khỏe sinh sản cũng được chị em lưu tâm rất nhiều, dần hình thành thói quen
tốt giúp họ có sức khỏe, nét trẻ trung và duyên dáng để góp phần thăng hoa
trong cuộc sống. Ngoài việc quan tâm đến kế hoạch hóa gia đình, sinh ít con,
điều trị các bệnh phụ khoa kịp thời thì việc chăm sóc sức khỏe khi mang
thai, sinh con và sau sinh được chị em đặc biệt chú ý đến. Ngoài chế độ ăn đủ
chất dinh dưỡng, luyện tập khoa học thì họ còn chú ý đến những kiêng cữ
nhất định.
Tình trạng sức khỏe của phụ nữ khi mang thai và sau sinh đã được cải
thiện rất nhiều trong nhiều năm qua là kết quả của các hoạt động của hệ thống
y tế và bản thân nâng cao nhận thức của phụ nữ về vấn đề thực hành chăm sóc
sức khỏe [15].
Qua khảo sát, chúng tôi thấy, trong số 47,8% số phụ nữ được hỏi đã từng
98
trải qua ít nhất một lần sinh đẻ cho rằng họ thường đến trạm y tế (53,4%),
bệnh viện tuyến trên (40,4%), Chỉ có 4,1% vẫn có bà đỡ và 2,1% tự đỡ hoặc
sinh đẻ tại nhà.
Như vậy, khi sinh con, phụ nữ hiện nay chủ yếu đến các cơ sở y tế. Số
còn lại nhờ bà đỡ hoặc tự đỡ chiếm tỉ lệ không nhiều. Qua đây cho thấy, họ đã
quan tâm đến chăm sóc sức khỏe của mình khi sinh nở, mặc dù chưa phải tất
cả.
Việc chăm sóc sức khỏe sau sinh là một hiện tượng phổ biến của phụ
nữ Việt Nam. Hầu hết phụ nữ cho rằng, sau khi sinh phải ăn những thức ăn có
nhiều sữa cho con bú (85,2%), ăn những thức ăn nhanh phục hồi sức khỏe
(73,3%), ăn những thức ăn để giữ gìn dáng vóc (27,2%). Ngoài ra, họ còn áp
dụng những bài thuốc dân gian và thực hiện việc kiêng cữ theo kinh nghiệm
dân gian.
3.2.5. Phòng bệnh và rèn luyện sức khỏe
Ngăn ngừa bệnh là việc rất cần thiết và quan trọng hơn là để bệnh xảy
ra rồi mới trị bệnh, khi có dấu hiệu thì bệnh đã gây ra những rối loạn về tinh
thần và tàn phá về thể chất của con người, như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe
và cơ thể chúng ta nên việc phòng bệnh là rất cần thiết cho mỗi chúng ta.
Nhận thức được điều đó, nhiều phụ nữ ngày nay áp dụng phương pháp phòng
bệnh qua chế chế độ ăn uống, rèn luyện thể thao và tìm hiểu tri thức chăm sóc
sức khỏe bằng tham gia chia sẻ tri thức trong các nhóm, câu lạc bộ hoặc đọc
tài liệu sách báo.v.v
Về ăn uống theo một chế độ hợp lí, đầy đủ các thành phần thức ăn chính
yếu và đúng tỉ lệ. Ở phương pháp này, qua điều tra có 55,5% số phụ nữ được
hỏi quan tâm thường xuyên, 35,4% thỉnh thoảng quan tâm và 9,1% không chú
ý đến.
99
Về rèn luyện thể thao: Có 37,5% số phụ nữ được hỏi thường xuyên tập
thể dục, 44,9% thỉnh thoảng, 12,0% hiếm khi và chỉ có 5,6% không bao giờ
tập thể dục.
Bên cạnh hoạt động rèn luyện sức khỏe thông qua tập thể dục, trong
những năm gần đây phong trào tập dưỡng sinh dành cho những người ở độ
tuổi trung, cao niên phát triển khá mạnh góp phần vào việc cải thiện và duy trì
sức khỏe của người dân. Theo kết quả thăm dò, có 6,2% phụ nữ được hỏi
thường xuyên tham gia hoạt động tâp dưỡng sinh, 20,4% thỉnh thoảng tham
gia, 25,8% hiếm khi và 47,6% không bao giờ. Đối tượng tham gia tập dưỡng
sinh chủ yếu là phụ nữ sau tuổi 50, chiếm đến 85%. Bên cạnh đó, phương
pháp chăm sóc sức khỏe bằng cách thiền cũng có 11,2% thực hiện.
Tìm hiểu tri thức chăm sóc sức khỏe: Trong số phụ nữ được hỏi, có
15,8% thường xuyên tham gia các nhóm có sở thích về chăm sóc sắc đẹp và
sức khỏe, gồm các câu lạc bộ, nhóm như: Aerobic, Những người làm mẹ, Thể
dục nhịp điệu, Hội phụ nữ, Phụ nữ và sắc đẹp, Khiêu vũ, Tập dưỡng sinh
Thông qua các câu lạc bộ, nhóm sở thích này, số phụ nữ thường xuyên chia sẻ
kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chiếm 30,1%, thỉnh thoảng:
54,3%, hiếm khi: 9,4% và không bao giờ (6,2%). Tỷ lệ thường xuyên đọc tài
liệu về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp là: 31,7%, thỉnh thoảng: 52,8%, hiếm
khi: 11,4% và không bao giờ chỉ có 4,1%.
Qua số liệu điều tra chung cho thành thị và nông thôn về thực tế chăm
sóc sức khỏe của phụ nữ Việt Nam hiện nay, chúng tôi thấy, đa số chị em đã
quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe khi ốm đau, bệnh tật và sinh đẻ. Ngoài
ra, phụ nữ ngày nay đã áp dụng nhiều phương pháp để giữ gìn sức khỏe cho
mình như ăn uống đủ chất, thể dục thể thao và tham gia diễn đàn về sức khỏe,
đọc sách báo.v.v...
100
3.3. Tri thức dân gian trong việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ hiện nay
3.3.1. Những tri thức dân gian của người Việt trong việc chăm sóc sức
khỏe
Trong kho tàng tri thức dân gian người Việt Nam phải kể đến tri thức y
học dân gian. Có thể hiểu y học dân gian là toàn bộ những kinh nghiệm phòng
chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe có tính tập thể và truyền miệng
của nhân dân lao động, ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thủy, trải qua các
thời kỳ phát triển lâu dài trong những chế độ xã hội có giai cấp và tiếp tục tồn
tại trong thời đại hiện nay. Y học dân gian còn được gọi là kinh nghiệm dân
gian truyền khẩu. Những khái niệm này xuất hiện từ khi nào không rõ, nhưng
có lẽ sớm nhất cũng chỉ từ đầu thế kỷ XX. Trên thực tế, khái niệm y học dân
gian rất ít được sử dụng, mà chủ yếu là dùng cụm từ "kinh nghiệm chữa bệnh
dân gian" [92].
Ở Việt Nam, nước ta có hệ thực vật vô cùng phong phú với trên 3000
loài cây có thể làm thuốc chữa bệnh. Nếu so sánh với các loài cây trên thế
giới đã biết thì ở Việt Nam chiếm 17%, tương đương 1/6 số lượng của toàn
thế giới. Kho tàng tri thức dân gian về cây thuốc phục vụ chăm sóc sức khỏe
của cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung rất phong phú [30]. Trong Danh
mục Thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành năm 2005 có 94 thuốc thành phẩm và
215 vị thuốc từ các loại nguyên liệu tự nhiên và 60 cây thuốc [90].
Như vậy, những bài thuốc chữa bệnh dân gian chủ yếu dựa vào tác
dụng của các loại nguyên liệu tự nhiên có sẵn, chẳng hạn:
Bảng 6: Một số nguyên liệu thường dùng để chăm sóc sức khỏe
Tên các loại nguyên liệu
Lá Tía tô, bạc hà, ngải cứu, bưởi, chanh, sả, hương nhu, quế, cam
101
Tên các loại nguyên liệu
thảo, bồ đề, chè, mít, lô hội, nha đam, mơ, trầu không, lá tắm,
diếp cá, rau má, hoắc hương, tre, bông lá đề, cúc tần, sương
xông, đinh lăng, hẹ, gừng, sả, kinh giới, lá lốt, rẻ quạt, hẹ,
lược vàng, sài đất
Hoa Bưởi, cúc quỳ, đào, hoa hồng, hoa lan, hoa nhài, hoa oải
hương, loa kèn, thiên lý, nha đam, sen, quỳnh, đu đủ, hồng
bạch, khế, hồi, đại, anh túc, atiso,
Quả Táo tầu, ổi, bí đao, quất, gấc, dưa chuột, bí đỏ, cà chua,
chanh, chuối, cam, dưa hấu, bơ, bồ kết, ớt, bí xanh, lê, táo,
mướp đắng, la hán, gạo, chuối,
Củ Tam thất, cà rốt, cải, khoai tây, khoai lang, cải trắng, cải
đường, đậu, gừng, tỏi, mài, nghệ, sắn, sâm
Rễ Cỏ tranh, mắt quỷ, cây gai, chanh, đinh lăng, rau má, hà thủ ô,
lá lốt, mướp đắng, sâm, tre, mít, ổi, cỏ vàng, dương xỉ
Con vật Bọ cạp, bọ ngựa, cá ngựa, gà, chim bồ câu, vịt, cua, tôm, cá
chép, rắn, lợn, giun đất, mèo đen, rết, thằn lằn, tắc kè
Khác Mật ong, bột cam, sữa, trứng gà, sữa chua, cám gạo,
(Nguồn: Số liệu khảo sát của NCS, 2013)
Lý giải về việc sử dụng các sản phẩm tự nhiên nói trên từ góc độ y học,
cho thấy chúng có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là
một số ví dụ cụ thể:
Hộp 4: Tác dụng chữa bệnh của một số loại cây
• Chanh: Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thực, chống viêm. Chanh có vị
102
rất chua nên mỗi lần không dùng nhiều, kể cả khi dùng ngoài hay uống trong.
Theo Tây y, axit Xitric có rất nhiều trong chanh, kết hợp với can xi thành
dung dịch hoà tan, có ích cho người bị tăng huyết áp, chữa sắc tố da trên
mặt. Chanh có vị chua nên cả Đông và Tây y đều khuyên thận trọng trong
trường hợp có viêm loét đường tiêu hoá. Vỏ quả chanh có tác dụng tiêu thực,
hoá đờm, chữa chứng ăn không tiêu, bụng đau đầy trướng, nôn mửa. Vỏ có
tính ôn nên có thể dùng quả chanh cắt khoanh lấy cả vỏ lẫn dịch cho uống
nóng để giải cảm, chẳng hạn như thả vào nước trà nóng. Theo Tây y, vỏ quả
chanh có tác dụng tiêu thực, tăng nhu động ruột, gây trung tiện, khử đờm.
Phần xốp trắng của vỏ cầm tiêu chảy do có pectin. Vỏ còn chứa canxipectat
và flavonoit tăng miễn dịch, chống xơ vữa mạch máu [10].
• Rau má: Là một loại rau thông dụng, có tác dụng sát trùng, giải độc,
thanh nhiệt, lương huyết. Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính
bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá,
có thể dùng để dưỡng Âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi
tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da. Theo y học cổ truyền, rau má có
vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào can, tỳ, vị có tác dụng dưỡng âm, thanh
nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ
dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy.
Từ những năm 1940, y học hiện đại bắt đầu nghiên cứu những tác dụng của
rau má. Rau má có những hoạt chất thuộc nhóm saponin (còn được gọi là
tripernoit) bao gồm asiaticosit, madecassosit, axít madecassic và axít asiatic.
Hoạt chất asiaticosit đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh
lao. Người ta cho rằng trong những bệnh này, vi khuẩn dược bao phủ bởi một
màng ngoài giống như sáp, khiến cho hệ kháng nhiểm của cơ thể không thể
tiếp cận [32].
• Trái cây và các loại rau: Phụ nữ sau khi sinh con, nhu cầu vitamin và
103
khoáng chất của phụ nữ tăng lên. Để tránh mệt mỏi, kiệt sức và trầm cảm gây
ra do thiếu vitamin, phụ nữ sau sinh nên ăn các loại trái cây tươi và các loại
rau quả theo mùa nhiều lần trong ngày, bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng
khác, nếu có thể ăn sống hoặc nấu chín tới để hấp thu hết tất cả tác dụng tốt
của chúng [6].
Theo các tri thức dân gian nói trên, có thể thấy khá nhiều là các bài
thuốc liên quan đến chăm sóc sức khỏe phụ nữ như vấn đề sức khỏe trước,
trong và sau sinh, các bài thuốc về phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sắc đẹp của
phụ nữ bên cạnh các bài thuốc chung về xương khớp, thần kinh, tim mạch, tai
mũi họng, da, xoang, tiêu hóa, hô hấp. Điều này cho thấy sự gần gũi và tầm
quan trọng của các bài thuốc dân gian đối với sức khỏe của phụ nữ và họ cũng
chính là đối tượng sử dụng nhiều nhất các bài thuốc này.
Khi chúng tôi hỏi về xu hướng phụ nữ ở Bắc Bộ vận dụng các tri thức
dân gian nói trên trong việc chăm sóc sức khỏe thì thu được kết qủa như sau:
tỉ lệ cho rằng vẫn còn phù hợp chiếm 72,2%, có 23,7% cho rằng đúng một
phần, chỉ có 1,8% cho rằng không còn phù hợp và 2,2% không có ý kiến.
Việc người phụ nữ Việt ở Bắc Bộ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có
sẵn trong việc chăm sóc sức khỏe rất gần gũi với kinh nghiệm của đồng bào
thiểu số ở Bắc Bộ.
Người Mường có truyền thống sử dụng cây thuốc để chữa bệnh từ lâu
đời. Khi ốm đau, người Mường không chỉ lo cúng bái mà còn biết tìm những
cây thuốc để chữa bệnh (những cây có tác dụng hạ nhiệt, giảm cảm: bạc hà,
chanh, tía tô..., hoặc những cây chữa bệnh mạo cảm, trúng gió: cúc tần, gừng,
hành, tía tô....). Hoặc khi bị ho, họ lấy 3 - 5 con sâu đục trong thân cây dâu,
nướng thành than, hòa vào nước cho tan rồi uống [46].
Đối với người Mường ở Hòa Bình, tri thức dân gian trong chăm sóc
104
sức khỏe và điều trị bệnh tật xuất phát từ quan niệm về bệnh, cơ chế bệnh của
bảy chứng bệnh (bệnh về hệ xương khớp, đau dây thần kinh, đường hô hấp,
tiểu tiện, tiêu hóa, ngoài da, phụ nữ, và cảm sốt). Để chữa các chứng bệnh
trên, người Mường chủ yếu sử dụng nguồn thuốc dân gian (thuốc nam) sẵn có
tại địa phương, ngoài ra một số có kết hợp với tân dược. Thuốc nam được sử
dụng dưới hai dạng: dùng trong và dùng ngoài. Trong đó, dùng trong dưới hai
hình thức uống và ăn, dùng ngoài dưới dạng bôi, xoa, đắp, tắm, xông,
chườm... Trong số 27 bài thuốc được sưu tầm của người Mường Hòa Bình thì
số lượng cây thuốc được sử dụng trong một bài ít nhất là 1 cây (chữa bệnh
đau túi trầu) và nhiều nhất là 21 cây (dùng cho phụ nữ sau sinh bị gầy yếu).
Trong 135 cây thuốc mà người Mường đang sử dụng thì có 107 cây (79,3%)
có nguồn gốc tự nhiên, mọc nơi hoang dại. Nhóm cây thuốc dùng chữa bệnh
cho phụ nữ chiếm số lượng lớn nhất là 29 cây (21,5%), tiếp đến là chữa
xương khớp và đường tiêu hóa (24 - 25 cây) [46].
Người Dao có nhiều tri thức dân gian phong phú và thiết thực về việc
sử dụng các loại thuốc dân gian trong chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh.
Chẳng hạn, sau khi sinh, sản phụ được quan tâm rất chu đáo, nhất là chế độ ăn
uống. Trước khi ăn người mẹ được uống thuốc do chính người dân tộc Dao tự
chế từ một số loại lá cây. Lý giải về việc sử dụng phổ biến tri thức dân gian,
tác giả Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý và cộng sự (1999) trong Văn hóa
truyền thống của người Dao ở Hà Giang đã lý giải: từ thời xa xưa người Dao
sống ở vùng sâu, nơi ít phát triển về y tế, nên y học dân dân gian luôn giữ vai
trò chủ đạo trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thuốc dân tộc
của người Dao được chia thành ba loại: thuốc độc, thuốc bổ, và thuốc chữa
bệnh. Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh dùng cho chăm sóc sản phụ và thai nhi và
người khi ốm đau bệnh tật. Ngoài các vị thuốc là cây, cỏ, rễ, lá, củ... còn các
bộ phận quý hiếm của các con vật săn bắt được [40]. Người phụ nữ Dao
105
Tuyển khi mang thai được khuyến khích làm các việc nhẹ và thường xuyên
ăn các loại rau xanh, thường dùng các món ít mỡ như cá, gà, vịt hoặc
xương lợn hầm. Đây là những món ăn có nhiều dưỡng chất, có thể bổ sung
một lượng vi chất đầy đủ đảm bảo cho người mẹ và thai nhi phát triển tốt.
[78, tr.73-77]. Sau khi sinh con, sản phụ phải kiêng ăn các món xào, rán,
hành, tỏi, ớt, cơm cháy vì sợ bị mất sữa. Ba ngày sau khi đẻ người mẹ có
thể ăn được thịt gà non. Người phụ nữ sau khi sinh được tắm một loại
thuốc lá cổ truyền dân tộc. Sau khi tắm lá thuốc, cơ thể người sản phụ phục
hồi rất nhanh, các mạch máu và khí huyết lưu thông nên việc cung cấp sữa
cho đứa trẻ sơ sinh cũng dồi dào. Sau khi tắm lá thuốc, sản phụ không cần
phải kiêng gió, kiêng nước mà có thể tự mình làm vệ sinh cá nhân mà
không sợ bị cảm hàn [78, tr.107-109].
Khi có mang, người phụ nữ Sán Dìu được bồi dưỡng nước dừa, trứng
gà, trứng ngỗng. Khi bị động thai thì gia đình sẽ lấy một số lá thuốc trong
rừng rửa sạch sau đó vò với nước đun sôi để nguội, cho uống từ hai đến ba
lần trong ngày [113, tr.22-26].
Sau khi sinh, nếu người phụ nữ Phù Lá thiếu sữa thì người ta nghiền
bột gạo tẻ nấu loãng cho trẻ ăn và kết hợp dùng một số loại thuốc làm tăng
bầu sữa cho người mẹ như: lấy hoa và rễ cây đu đủ đồ hấp cách thủy cho
người mẹ ăn; nếu không có hoa thì người ta lấy quả đu đủ xanh (để nguyên
vỏ) thái thành miếng nhỏ vừa miệng ăn, cho một ít mỡ để nấu canh xương,
rắc hạt tiêu cho người đẻ ăn trong bữa cơm để làm tăng khả năng tiết sữa
[17, tr.66-67].
Từ sự trình bày trên, chúng tôi thấy quan niệm và việc chăm sóc sức
khỏe của phụ nữ Việt ở châu thổ Bắc Bộ có nhiều điểm giống với quan niệm
và việc chăm sóc sức khỏe của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong vùng. Họ
106
đều sử dụng các loại hoa, lá, quả, củ... trong tự nhiên để tạo ra các bài thuốc
hoặc các liệu pháp khác như đánh gió, bấm huyệt, mát - xa... để chăm sóc sức
khỏe và điều trị ốm đau (trừ cấp cứu). Điều này đặc biệt phổ biến ở khu vực
nông thôn châu thổ Bắc Bộ. Có thể lý giải đây là khu vực hệ thống y tế/cơ sở
chăm sóc sức khỏe chưa phát triển (giống như ở các vùng mà dân tộc Dao,
Mường sinh sống). Bên cạnh đó, xu hướng kết hợp với y học hiện đại (dùng
các loại tân dược, đi bệnh viện) dần dần phổ biến hơn. Việc giáo dục, phổ
biến, bảo tồn các tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe ở khu vực châu thổ
Bắc Bộ cũng chủ yếu thông qua truyền miệng giữa các thế hệ và qua kinh
nghiệm là chính, ngoại trừ một số cá nhân (thầy thuốc, thầy lang) có am hiểu
và ghi chép để hành nghề. So với người phụ nữ Việt, đồng bào các dân tộc
thiểu số phía Bắc cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe
đối với người phụ trước và sau khi sinh nở; đặc biệt việc tắm nước lá của
người Dao Tuyển, người Mường là một nét riêng độc đáo.
Như trên đã trình bày, chúng tôi đã tiến hành điều tra ở tám tỉnh, thành
vùng châu thổ Bắc Bộ. Có đến 72,6% phụ nữ được hỏi vẫn sử dụng phương
pháp chăm sóc sức khỏe dân gian để điều trị khi có người thân bị ốm. Lý do
giải thích thực tế này như sau: 76,4% cho rằng các nguyên vật liệu dễ kiếm,
sẵn có; 49,5% cho rằng giá rẻ, phù hợp với điều kiện thu nhập của gia đình;
61,9% nhận thức nếu biết cách điều trị sẽ khỏi không gây hại sau này; 35,6%
sử dụng vì thấy mọi người khuyên nên dùng; 37,0% được bác sỹ, người có
chuyên môn chỉ dẫn; 9,7% thấy người khác làm nên làm theo; 7,9% do không
có cơ sở y tế ở gần để điều trị.
Như vậy, về cơ bản đều nhận thấy đây là những phương pháp cần thiết
hiện nay để giữ gìn và chăm sóc sức khỏe của phụ nữ. Điều này phù hợp với
một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới khi cho rằng có tới 80% dân số thế
giới hưởng ứng việc chăm sóc sức khoẻ bằng các thuốc có nguồn gốc từ thảo
107
dược bởi nó không có hoặc có rất ít tác dụng không mong muốn. Còn ở Việt
Nam, trong Danh mục Thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành năm 2005 có 94
thuốc thành phẩm và 215 vị thuốc từ các loại nguyên liệu tự nhiên và 60 cây
thuốc [90].
Các tài liệu nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe phụ nữ theo kinh nghiệm
dân gian thường đề cập đến chủ yếu là giai đoạn mang thai, sinh con và sau
sinh. Bởi lẽ trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể của người phụ nữ có những
thay đổi quan trọng có thể nhìn thấy được như: tăng cân, tăng kích thước, thể
tích của vú. Ngoài ra còn những biến đổi khác khó nhận thấy hơn như hệ tuần
hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu... Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe thời kỳ này
rất quan trọng đối với người phụ nữ nhằm đảm bảo thể lực, dinh dưỡng và các
điều kiện để sinh nở được an toàn. Các tài liệu về lâm sàng trong y học chỉ ra
sự thay đổi về cơ thể của phụ nữ qua từng tháng [95]. Đây cũng là thời kỳ
người phụ nữ dễ mắc các bệnh. Tại Việt Nam, mang thai là một hoạt động có
tầm quan trọng cơ bản về mặt xã hội, chính trị và tâm linh học [80]. Do vậy,
trong các kinh nghiệm dân gian, việc chăm sóc sức khỏe của phụ nữ có liên
quan đến nhiều vấn đề: dinh dưỡng và cả tâm linh. Chẳng hạn, trong thời kỳ
bụng mang dạ chửa, không được đi đứng vội vàng, không được nằm võng
(điều này có lý bởi các hành động ấy dễ sảy thai), hay cho rằng nên ăn trứng
gà luộc vừa trắng bên ngoài lại hồng bên trong (ta quen gọi lòng đào trứng
gà), thì con sinh ra sẽ có nước da trắng trẻo, hồng hào. Hoặc cách đứng ngồi
cũng được xem là có ảnh hưởng đến sự phát triển của con cái sau này. Vì vậy,
người xưa thường cho rằng trong suốt thời gian thai nghén người đà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_dung_quan_niem_tham_mi_va_tri_thuc_dan_gian_trong_viec_lam_dep_va_cham_soc_suc_khoe_phu_nu_hien.pdf