Luận án Vận dụng tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 6

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng đối ngoại

Hồ Chí Minh . 6

1.2. Những công trình liên quan đến vận dụng tư tưởng đối ngoại

Hồ Chí Minh trong quan hệ đối với Trung Quốc . 22

1.3. Đánh giá những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và

vấn đề đặt ra luận án cần giải quyết. 25

Tiểu kết chương 1. 27

Chương 2: Tư TưỞNG ĐỐI NGOẠI HỒ CHÍ MINH . 28

2.1. Các khái niệm. 28

2.2. Nội dung cơ bản tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh. 35

2.3. Tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh với Trung Quốc . 67

Tiểu kết chương 2. 77

Chương 3: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG

QUỐC TỪ 1991 ĐẾN NAY THEO Tư TưỞNG HỒ CHÍ MINH. 79

3.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

từ 1991 đến nay. 79

3.2. Thực trạng quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc từ 1991

đến nay theo tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh. 91

3.3. Những vấn đề đặt ra trong việc vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ

Chí Minh đối với quan hệ Việt – Trung. 129

Tiểu kết chương 3. 136

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG Tư TưỞNG

ĐỐI NGOẠI HỒ CHÍ MINH TRONG QUAN HỆ VIỆT - TRUNG . 137

4.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ đối ngoại

với Trung Quốc dưới ánh sáng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh . 1374.2. Giải pháp vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong việc

tăng cường quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc. 149

Tiểu kết chương 4. 162

KẾT LUẬN . 163

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ . 167

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 167

 

pdf182 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn có tác động sâu sắc đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đầu thập niên 90 của thế kỷ XX làm cho cục diện thế giới và quan hệ quốc tế thay đổi một cách cơ bản. Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bị khủng hoảng sâu sắc, toàn diện. Cơ cấu địa chính trị và sự phân bố quyền lực toàn cầu bị đảo lộn, cán cân so sánh lực lượng trên thế giới nghiêng về phía có lợi cho chủ nghĩa tư bản. Sau gần nửa thế kỷ tồn tại kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới hai cực chấm dứt. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc, khó đoán định, trong đó nổi lên hai khuynh hướng đối nghịch nhau: Mỹ tham vọng lập lại trật tự thế giới đơn cực, trong khi Nga, Trung Quốc và một số nước lớn khác đấu tranh cho trật tự thế giới đa cực. Phương thức tập hợp lực lượng trong quan hệ hợp tác đấu tranh, hợp tác cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng. Theo đó, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc chịu tác động mạnh mẽ của trật tự thế giới, từ quan hệ đối tác, hợp tác truyền thống với những điểm tương đồng trên nhiều lĩnh vực tiếp tục phát triển thành đối tác chiến lược toàn diện trong trật tự thế giới đa cực. 81 Ba là, toàn cầu hóa, khu vực hóa trở thành xu thế chủ đạo, diễn ra mạnh mẽ tác động sâu sắc đến các quan hệ quốc tế mở ra những cơ hội liên kết hợp tác trong quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế vượt khỏi biên giới quốc gia và phạm vi từ khu vực lan tỏa ra phạm vi toàn cầu trong đó hàng hóa, vốn, tiền tệ, thông tin lao động, vận động thông thoáng. Sự phân công lao động mang tính quốc tế. Các mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau hình thành mạng lưới quan hệ đa chiều, vận hành theo các luật chơi chung được hình thành qua hợp tác và đấu tranh giữa các thành viên của cộng đồng quốc tế83. Toàn cầu hóa kinh tế xét về bản chất là quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ sự phụ thuộc lẫn nhau tác động qua lại của các quốc gia khu vực trên lĩnh vực kinh tế. Đảng ta nhận định: “Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh,... Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào đó có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương”84. Tính khách quan của toàn cầu hóa bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, của hàng hóa và dịch vụ đòi hỏi phải phá bỏ các rào cản về thị trường. Sự phát triển của khoa học và công nghệ được thúc đẩy bởi quá trình toàn cầu hóa làm cho nền sản xuất vật chất có điều kiện vượt biên giới quốc gia và khu vực. Sự phát triển của sản xuất đòi hỏi phân công lao động sâu rộng và gia tăng hợp tác phát triển giữa các nền kinh tế. Nhiều vấn đề toàn cầu xuất hiện như tội phạm ma túy, dịch bệnh đòi hỏi phải hợp tác toàn cầu mới giải quyết được. Toàn cầu hóa đặt ra yêu cầu mới trong việc tận dụng tốt cơ hội và giảm thiểu được những rủi ro có thể mang lại trong việc thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. 83 Ban Chỉ đạo các lớp nghiên cứu, quán triệt nghị quyết Đại hội IX, tr.59. 84 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.13 -14. 82 B những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ tư trong những năm gần đây trên thế giới đã thúc đẩy lực lượng sản xuất toàn cầu phát triển vượt bậc, tiếp tục đặt ra các yêu cầu mới của quá trình liên kết khu vực và liên kết quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ dẫn đến sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, kinh tế thị trường. Thực tế đó tiếp tục đặt ra các yêu cầu mới của quá trình liên kết khu vực và liên kết quốc tế. Đồng thời, các quốc gia buộc phải điều chỉnh chiến lược toàn diện nhằm tạo không gian phát triển cho các ngành nghề, lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội vốn ngày càng phụ thuộc vào những tiến bộ khoa học, công nghệ. Nền kinh tế thị trường trên thế giới đang được hình thành, ngày càng phát triển hiện đại, đóng vai trò quan trọng trọng sự phát triển của đời sống kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục tồn tại các mâu thuẫn; khủng hoảng theo chu kỳ gây thiệt hại lớn đến các nước. Nă các cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đã tạo ra những nguy cơ, thách thức lớn đối với các quốc gia, đòi hỏi các quốc gia phải cùng chung tay hành động ứng phó. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế - tài chính giữa các quốc gia có sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Có rất nhiều tác nhân gây nên sự biến động của kinh tế - tài chính thế giới, như: Các tác nhân chủ quan (sự bất ổn kinh tế - tài chính vĩ mô; bản chất quy luật kinh tế đang được vận hành thể hiện qua việc điều hành cơ chế, chính sách, sự thất bại trong điều tiết nền kinh tế của Chính phủ,) và khách quan (hội nhập quốc tế, yếu tố giá, cạnh tranh giữa các quốc gia, các yếu tố về chính trị, hội nhập, khoa học và công nghệ, biến đổi khí hậu,). Tuy nhiên, giữa các tác nhân cũng có sự phụ thuộc, tác động qua lại lẫn nhau, tác nhân này có thể là nguyên nhân hoặc hậu quả, kết quả của tác nhân khác. Khi một hoặc một số tác nhân tích tụ đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - tài chính và ảnh hưởng đến một hoặc nhiều quốc gia. 83 Để giải quyết khủng hoảng, đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung tay của tất cả các quốc gia, dân tộc, các tổ chức quốc tế, nhất là các cường quốc và các tổ chức tài chính quốc tế. Đồng thời, đặt ra yêu cầu các nước cần tiếp tục điều chỉnh chính sách đối ngoại phù hợp nhằm giảm thiểu và ứng phó kịp thời với các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra. Sáu là, tình hình an ninh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, chiến tranh khu vực, xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nhất là khu vực biển Đông đặt ra cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết. Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, tình hình an ninh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, chiến tranh khu vực, xung đột vũ trang diễn ra ở nhiều nơi. Trong đó, 70% các cuộc xung đột liên quan đến sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định chính trị, tác động không nhỏ đến quan hệ quốc tế. Xung đột sắc tộc, tôn giáo đã gây ra không chỉ là những nỗi lo mà còn là những thảm họa cho nhân loại. Sắc tộc, tôn giáo cũng ngày càng trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ quốc tế. Những cuộc xung đột trong một số quốc gia, khu vực tăng lên; một số lực lượng cực đoan tiến hành chính sách khủng bố, đe dọa nền hòa bình và ổn định ở khu vực và quốc tế. Giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo là một vấn đề toàn cầu. Do đó, cần phải có sự chung tay góp sức của cả nhân loại, của tất cả các quốc gia và tổ chức quốc tế trên thế giới. Tình trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nhất là khu vực biển Đông diễn biến phức tạp. Các sáng kiến, mô hình hợp tác song phương và đa phương này đã có tác dụng nhất định trong việc giảm căng thẳng, tăng cường hợp tác và khuyến khích đối thoại giữa các bên có liên quan. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó vẫn chưa giải quyết triệt để các vấn đề đặt ra. Trước thực trạng trên, các quốc gia xung quanh biển Đông, đặc biệt là các quốc gia có yêu sách trong vùng tranh chấp lãnh thổ trên biển tại đây vẫn tiếp tục nỗ lực tìm kiếm và xây dựng, thực hiện các hoạt động hợp tác. Theo đó, việc thúc 84 đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc cũng phụ thuộc rất lớn vào tiến trình giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, nhất là khi Trung Quốc ngày càng đặt ra những yêu sách chủ quyền phi lý trên vùng biển quan trọng này. B : tình hình dịch bệnh Covid đang diễn ra hết sức phức tạp và khó lường các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và vũ khí sinh học. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, WHO tuyên bố COVID- 19 là "đại dịch toàn cầu", trước bối cảnh số ca nhiễm trên toàn cầu đã vượt mốc 126.000 và dịch đã lan ra 123 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến tháng 5 năm 2021, số ca nhiễm đã vượt quá 150.000.000 ca nhiễm và đang gia tăng nhanh chóng. Điều đó cũng có những ảnh hướng tới quan hệ đối ngoại giữa hai nước trong quan hệ về kinh tế, thương mại, du lịch 3.1.1.2. Tình hình Là một trung tâm phát triển năng động nhất thế giới, châu Á - Thái Bình Dương trở thành một trong những động lực chủ yếu cho sự phát triển của thế giới. Khu vực này có vị trí địa kinh tế - chính trị - quân sự chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới; đồng thời, cũng là trọng tâm của sự cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn. Quá trình quốc tế hóa và khu vực hóa đã tạo ra những biến đổi sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cụ thể là: Bước vào thập kỷ 90, tình hình khu vực châu Á Thái Bình Dương có những chuyển biến mới. Cụ thể là: Mộ sự nổi lên của tam giác chiến lược mới Mỹ - Trung - Nhật trở thành nhân tố chủ yếu chi phối an ninh, chính trị của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 85 Hai là, trong khu vực này tuy vẫn tồn tại nhiều nguy cơ bùng nổ xung đột như vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên; vấn đề Đài Loan; vấn đề tranh chấp lãnh hải ở biển Đông và việc các nước trong khu vực tăng cường vũ trang nhưng châu Á - Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh vẫn được đánh giá là khu vực yên tĩnh và ổn định nhất của thế giới. Ba là, châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu vực có tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế. Xu thế hòa bình và hợp tác trong khu vực phát triển mạnh, sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, quá trình hợp tác phát triển kinh tế của khu vực cũng đang gặp những khó khăn trở ngại. Đó là, sự chênh lệch về trình độ và tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các nền kinh tế trong khu vực; xuất hiện những nhân tố mới có thể gây mất ổn định ở khu vực, trong đó có nhân tố xuất phát từ sự tranh giành lợi ích kinh tế, ảnh hưởng chính trị giữa một số nước lớn. B sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn ở khu vực đã và đang có những tác động sâu sắc, đa chiều, cả tích cực lẫn tiêu cực đến Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Sự điều chỉnh chiến lược của nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương làm gia tăng vai trò, vị thế chính trị của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn không ngoài mục đích xác lập vị thế “vượt trội” và “tiếng nói” quyết định của họ đối với khu vực. Trong sự tác động của điều chỉnh, cạnh tranh đa chiều đó, vị thế của Việt Nam trên “bàn cờ chính trị” khu vực đang từng bước được nâng cao, là nhân tố mà các nước lớn, trong đó có Trung Quốc không thể không tính đến trong chiến lược, chính sách của mình. Với vị trí địa chính trị, địa kinh tế chiến lược quan trọng, lại nằm trên các trục giao thông đường biển, đường bộ, đường hàng không huyết mạch của khu vực và quốc tế, là “cửa ngõ” để vươn ra các đại dương và để tiến vào lục địa,... Việt Nam vừa giữ vị trí trung tâm của các hoạt động kinh tế - thương mại, vừa nắm vị trí then chốt trong phòng thủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Việt 86 Nam còn là “cầu nối” giữa các nước, là đầu mối quan trọng của các hợp tác và liên kết trong khu vực. Bên cạnh những tác động tích cực, sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn trong khu vực cũng có ữ ộ V N V N - Q Cụ thể là: Sự điều chỉnh chiến lược của nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang làm phức tạp hóa và gây khó khăn cho Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Khi tiến hành điều chỉnh chiến lược, các nước lớn sẽ tăng cường lôi kéo, chế ngự nước khác, gia tăng vùng ảnh hưởng. Cùng với quá trình đó, xuất hiện sự “trỗi dậy” của các cường quốc mới nổi trong khu vực. Vấn đề này sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với những quốc gia nhỏ yếu hơn ở xung quanh là điều khó tránh khỏi. Việc nước lớn có tham vọng kiểm soát không gian địa - chính trị trong khu vực sẽ tạo ra những thách thức mới trong mở rộng quan hệ đối ngoại của các nước nhỏ. Điều này càng làm tăng thêm sự phức tạp cũng như tính nhạy cảm trong quan hệ ứng xử của các nước nhỏ, trong đó có Việt Nam đối với các nước lớn. Để thích ứng, mở rộng, củng cố và ổn định quan hệ; “điều hòa lợi ích” với các nước, phát huy được sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một thách thức lớn trực tiếp đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể đẩy các nước nhỏ vào thế bị xâm phạm lợi ích, đồng thời làm xuất hiện loại hình “chiến tranh ủy nhiệm”. Trong cục diện khu vực có sự điều chỉnh, cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn, nước nhỏ luôn phải cảnh giác với chính sách thỏa hiệp, “đi đêm” của các nước lớn sẽ gây phương hại đến lợi ích quốc gia, nhất là phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Việt Nam luôn là trọng điểm, chịu sự tác động nhiều nhất của quá trình này. Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vai trò của các nước ASEAN ngày càng quan trọng. Các nước ASEAN đã và đang bước vào thời 87 kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: Chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. Ðây được coi là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hợp tác và phát triển của các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, Vì vậy, ASEAN ngày càng có vị trí quan trọng trong chiến lược gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Đồng thời, là diễn đàn đa phương quan trọng trong nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tự lực tự cường. ạ : Cục diện thế giới trong thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI vẫn tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, diễn biến khó lường. Cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa, sự “xoay trục”, điều chỉnh chiến lược của các nước lớn, sự dịch chuyển tương quan sức mạnh toàn cầu. Xu thế dân chủ hóa đời sống quốc tế, sự hợp tác ngày càng có hiệu quả của các tổ chức khu vực và liên khu vực,... đã mở ra kỷ nguyên đa phương trong hoạt động đối ngoại, tác động sâu sắc đến quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc. Đồng thời, tạo ra những thách thức đòi hỏi hai nước phải có những điều chỉnh cho phù hợp với xu thế phát triển của quốc tế và khu vực. 3.1.2. Đường lối đối ngoại của Trung Quốc Sau hơn 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2010. Với thành quả phát triển kinh tế - xã hội sau cải cách, mở cửa, thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (được bầu sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng Sản Trung Quốc) đã đề ra khẩu hiệu mới là “Giấc mơ Trung Quốc”, “phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại”. Mục tiêu xuyên suốt là kỳ vọng đưa Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, tham vọng vẽ lại bản đồ kinh tế, chính trị thế giới. Nhằm thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh chiến lược theo một số nội dung quan trọng, cụ thể: Trên lĩnh vực ngoại giao, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã điều chỉnh chiến lược ngoại giao, nâng ngoại giao láng giềng lên thành ưu tiên số một, 88 hình thành nền “ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc”, thiết lập quan hệ nước lớn kiểu mới, thúc đẩy tiến trình thiết lập “trục riêng” tại Châu Á. Trung Quốc ngày càng thể hiện vai trò nước lớn; từ bỏ phương châm “giấu mình chờ thời” do Đặng Tiểu Bình đề ra; từng bước chuyển từ “thế thủ” sang “thế công” về đối ngoại, tích cực hơn trong các công việc quốc tế, chủ động hơn trong việc tranh giành và mở rộng ảnh hưởng về kinh tế, ngoại giao trên phạm vi toàn cầu và khu vực; gắn chính sách “ngoại giao láng giềng” với “ngoại giao nước lớn”, “ngoại giao năng lượng” và “chiến lược biển”, Điểm đáng chú ý đó là, Trung Quốc đã chú trọng điều chỉnh chiến lược ngoại giao gắn với kinh tế. Mặc dù chiến lược này được thực hiện bằng “phương thức mềm và linh hoạt”, nhưng cũng có tác động làm thay đổi tương quan lực lượng trên phạm vi thế giới và khu vực, đặt các định chế kinh tế quốc tế và khu vực trước những thách thức mới, buộc phải sửa đổi hay bổ sung. Những động thái điều chỉnh chiến lược ngoại giao gắn với chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế trên đây của Trung Quốc đã, đang và sẽ có tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến Việt Nam và quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc. Việt Nam là quốc gia láng giềng với Trung Quốc, việc Trung Quốc điều chỉnh chiến lược ngoại giao, chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế sẽ ít nhiều, trực tiếp, gián tiếp đã, đang và sẽ có một số tác động cả tích cực và tiêu cực đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, cụ thể: Mộ về tác động tích cực đến Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Việc Trung Quốc điều chỉnh chính sách kinh tế, nhất là đẩy mạnh quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và hiện tại đồng Nhân dân tệ đã được đưa vào rổ tiền tệ với quyền rút vốn đặc biệt của IMF, đã làm gia tăng khả năng đồng Nhân dân tệ chịu thêm nhiều sức ép quốc tế “phải giữ ổn định” tuân theo các quy định quốc tế chặt chẽ về tiền tệ. Một trong những tác động tích cực của việc đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế đến nền kinh tế Việt Nam, đó là Việt Nam có thể sử dụng đồng Nhân dân tệ như một ngoại tệ để 89 thanh toán thương mại với Trung Quốc, đa dạng hóa ngoại tệ thanh toán, giảm sự tập trung vào USD, giảm sức ép lên nhu cầu sử dụng USD và giảm chi phí chuyển đổi ngoại tệ. Việc chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế giúp cải thiện thu nhập của người dân nói chung và của tầng lớp trung lưu nói riêng ở Trung Quốc. Mặc dù, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc có giảm tốc nhưng giá trị tuyệt đối của nó lại có xu hướng tăng, qua đó góp phần thúc đẩy nhu cầu du lịch của một bộ phận không nhỏ người dân Trung Quốc trong việc hướng đến các chuyến đi du lịch nước ngoài gần với Trung Quốc như Việt Nam, nhằm tiết kiệm chi phí. Trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thực thi Chiến lược “Một Vành Đai, Một Con Đường”, cho dù hiện nay chưa thấy rõ những tác động đối với Việt Nam, nhưng về mặt tích cực có thể diễn ra theo chiều hướng: Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư vào xây dựng hạ tầng tại Việt Nam, tiếp tục mở rộng kết nối thương mại với Việt Nam, thúc đẩy xây dựng khu hợp tác qua biên giới, đẩy mạnh hợp tác tài chính tiền tệ, tiến tới ký hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương với Trung Quốc, Hai là, về tác động tiêu cực đến Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Việc chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ dẫn đến xu hướng điều chỉnh mạnh kết cấu kinh tế và nâng cấp ngành nghề để dịch chuyển các ngành và sản phẩm sử dụng các công nghệ thấp và gây ô nhiễm môi trường sang các nước khác. Việc điều chỉnh cơ cấu, giảm sản xuất các ngành công nghiệp nặng như sắt, thép, xi măng có thể sẽ khiến cho Trung Quốc giảm nhập khẩu các nguyên liệu và khoáng sản từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam trong ngắn hạn. Một số ngành kinh tế của Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc, đặc biệt các lĩnh vực mà công suất sản xuất ở Trung Quốc bị dư thừa lớn sau giai đoạn tăng trưởng nóng đang gặp phải những thách thức lớn không chỉ trong ngắn hạn. Chính vì vậy, hàng 90 hóa dư thừa, công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc chuyển sang các nước tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc và có thể kìm hãm sự phát triển của các quốc gia này. Điều này càng làm tăng thêm những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt liên quan đến sự hiện diện của một nền kinh tế đa tốc độ, với khu vực đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, khu vực trong nước có nguy cơ tiếp tục trì trệ và rơi vào “bẫy gia công lắp ráp”, cũng như là “nguy cơ” trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường. 3.1.3. Đường lối đối ngoại của Việt Nam Những năm đầu của thế kỷ XXI, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 1991 đến 2000 đã có nhiều chuyển biến tích cực và phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2001) tiếp tục “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”85. Đại hội đã có những chuyển biến tích cực hơn trong công tác đối ngoại, đưa Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời với việc thúc đẩy sâu sắc trong quan hệ với các Đảng Cộng sản anh em, các nền kinh tế lớn, các nước trong khu vực, các nước có chung đường biên giớiđiều này thể hiện rõ sự chú trọng quan hệ đối ngoại với Trung Quốc. Đại hội XII (1/2016) xác định mục tiêu và nhiệm vụ của đối ngoại: mục tiêu tối thượng là bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế nhằm “phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời 85 Văn kiện Đảng p, tập 60, tr 146 91 sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”86 Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/2021) trong quan điểm chỉ đạo khẳng định: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”87. Lợi ích quốc gia - dân tộc đã, đang và sẽ tiếp tục là kim chỉ nam, tiêu chí cao nhất trong triển khai hoạt động đối ngoại. Tiếp tục đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, không ngừng nâng cao uy tín và vị thế trên trường quốc tế. N tình hình thế giới và khu vực, nhất là những điều chỉnh chiến lược của các nước lớn, đặc biệt là điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Việt Nam đã và đang tác động sâu sắc đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Bằng đường lối đúng đắn “hợp tác chiến lược toàn diện” của hai Đảng, hai Nhà nước, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc còn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần tiếp tục phải giải quyết sao cho phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại và truyền thống quan hệ lâu đời giữa hai nước. 3.2. Thực trạng quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc từ 1991 đến nay theo tƣ tƣởng đối ngoại Hồ Chí Minh 3.2.1. Thành tựu trên các lĩnh vực Quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo những quan điểm, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp đối ngoại vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quan hệ đối ngoại với các quốc gia trên thế giới, trong đó nổi 86 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vă Đạ ộ ạ b ể XII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.34-35 87 Đảng Cộng sản Việt Nam, Vă ĐHĐB XIII Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, HN 2021, Tập 2, tr 324 92 bật là trong quan hệ đối ngoại với Trung Quốc. Việt Nam - Trung Quốc có mối quan hệ truyền thống lâu đời, được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công xây dựng và củng cố. Đặc biệt, trong thời gian qua, với sự nỗ lực của Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc duy trì đà phát triển tích cực, đạt được những thành quả đáng khích lệ. hai nước đã không ngừng củng cố, phát triển quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, quốc phòng, an ninh. Những thành tựu đó được thể hiện trên một số nội dung chủ yếu sau: 3 2 1 1 G ữ ữ ụ ổ p ể ớ Q Trong quan hệ chính trị với Trung Quốc, chúng ta đã thực hiện tốt việc quán triệt mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp đối ngoại Hồ Chí Minh, giữ vững được sự ổn định về chính trị, hợp tá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_dung_tu_tuong_doi_ngoai_cua_ho_chi_minh_trong_qu.pdf
  • jpgHThu1.jpg
  • jpgHThu2.jpg
  • pdfQD_HoangThiHuongThu.pdf
  • pdfTrichyeu_HoangThiHuongThu.pdf
  • pdfTT Eng HoangThiHuongThu.pdf
  • pdfTT HoangThiHuongThu.pdf
Tài liệu liên quan