Luận án Văn hóa chính trị thời Thịnh Trần - Nghiêm Thị Thu Nga

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN 7

1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa chính trị 7

1.2. Tình hình nghiên cứu về văn hóa chính trị thời thịnh Trần 22

1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 34

Chương 2: QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ GIỚI THUYẾT

VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN 36

2.1. Quan niệm về văn hóa chính trị 36

2.2. Giới thuyết về văn hóa chính trị thời thịnh Trần 49

Chương 3: DIỆN MẠO CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN 69

3.1. Định hướng giá trị trong chính trị 69

3.2. Sự vận hành chính trị 80

3.3. Nhân cách chính trị 99

3.4. Ngoại hiện chính trị 110

Chương 4: GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI

THỊNH TRẦN VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG

VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY 119

4.1. Giá trị tiêu biểu của văn hóa chính trị thời thịnh Trần 119

4.2. Bài học đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa chính trị nước ta hiện nay

từ kinh nghiệm của thời Trần 129

KẾT LUẬN 151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154

PHỤ LỤC 170

pdf233 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Văn hóa chính trị thời Thịnh Trần - Nghiêm Thị Thu Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể coi đây là “trường học quân sự cấp cao đầu tiên ở nước ta” [141, tr.148]. Tại đây, vua và các vương hầu, tướng lĩnh được học binh thư, binh pháp, học cách bài binh bố trận và nghệ thuật chiến đấu. Thời Trần nổi tiếng với hai bộ “bí kíp” là Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn. Trong việc rèn luyện và sử dụng tướng sĩ, thời Trần, mà tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn, chủ trương “bạt dụng lương tướng”. Vì vậy, thời thịnh Trần đã tuyển chọn, đào tạo được nhiều tướng lĩnh tài ba. Sau khi có đủ tướng sĩ, vũ khí, triều đình lại tổ chức tập trận lớn để rèn luyện kỹ năng chiến đấu, quen với chiến trận, địa hình và nâng cao sĩ khí trước khi bước vào trận chiến cam go thực sự. Chẳng hạn, năm 1283, vua Trần Nhân Tông đích thân chỉ huy các vương hầu, tướng lĩnh thao diễn chiến trận. Năm 95 1286, nhà vua lại hạ lệnh cho Trần Quốc Tuấn cùng các vương hầu, tướng lĩnh “kiểm duyệt quân đội, làm đồ binh khí, đóng thêm chiến thuyền rồi mở cuộc tập trận” [141, tr.62]. Việc làm này đã nâng cao chất lượng quân đội, tạo nên thế chủ động trong mọi tình huống. Thứ hai, về phương thức điều hành quân đội kháng chiến. Để điều hành quân đội kháng chiến, nhà Trần đã thực hiện các chiến lược và thế trận linh hoạt như: thế trận “cử quốc nghênh địch” (cả nước đánh giặc); chiến lược “trường kỳ kháng chiến” (đánh lâu dài, kiên trì và kết hợp rút lui chiến lược để đối phó với thế tấn công vũ bão của địch); chiến thuật “dĩ đoản chế trường” (hay “dĩ đoản binh, chế trường trận”, thực chất là chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh, đánh bất ngờ trong tình thế tương quan lực lượng không cân sức và tâm thế đánh lâu dài dựa vào đại quân của địch). Đó là những phương thức hoàn toàn phù hợp với điều kiện con người cũng như địa quân sự của nước ta thời Trần, vì thế đã phát huy được hiệu quả tối ưu, giúp quân dân nhà Trần giành được thắng lợi vang dội. Trong số đó,“cử quốc nghênh địch” là một thế trận thể hiện rõ VHCT thời thịnh Trần. Vào thế kỷ XIII, Đại Việt vẫn là một nước đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế, quốc phòng hạn chế, quân đội thường trực rất nhỏ bé. Vì vậy, cần thực hiện thế trận cả nước đánh giặc để huy động tối đa sức mạnh toàn dân. Thực tế trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, đã đánh địch bằng sức mạnh tổng hợp. Các trai tráng gia nhập quân đội làm cho quân số tăng lên nhanh chóng. Những người không tham gia quân ngũ thì phối hợp cùng quân đội đánh địch. Có nhiều làng xã tự tổ chức bố phòng như một cứ điểm khiến địch không thể thâm nhập. Nhất là những việc nắm tình hình địch, chuẩn bị trận địa, nghi binh, quân đội đều phải dựa vào dân. Dân binh miền núi phối hợp với quân miền xuôi và quân đội triều đình để đánh chặn địch ngay từ biên giới. Khi quân triều đình rút về xuôi, dân binh miền núi vẫn tiếp tục đánh du kích tiêu hao, quấy nhiễu, cắt đứt đường vận chuyển lương thực khiến cho vùng địch chiếm luôn bị nhiễu loạn. Trong trận quyết chiến chiến lược Bạch Đằng (năm 1288), vai trò của dân chúng trong việc chuẩn bị trận địa và phối hợp đánh địch là rất to lớn. Các tài liệu còn ghi lại chuyện bà hàng nước ở bến đò báo 96 cho Trần Quốc Tuấn tình hình thủy triều, chuyện người dân dùng kế nghi binh lừa địch, phá cầu chặn toán quân bộ đi trên bờ phối hợp với thủy quân của địch, cùng quân đội chuẩn bị trận địa bãi cọc trên sông, các bè mảng hỏa công tất cả đã thể hiện một cuộc “chiến tranh nhân dân”, cả nước đánh giặc rộng lớn. Điều đó cho thấy sự đồng thuận trong xã hội, sự gắn bó đoàn kết trên dưới một lòng từ vua quan đến thứ dân và cho thấy vai trò quan trọng của dân chúng đối với sự tồn vong của đất nước cũng như sự thịnh suy của một vương triều. Đúng như nhận xét của nhà sử học Phan Huy Chú: “Thời Trần, ai cũng là binh nên mới phá được giặc dữ, làm cho thế nước được mạnh” [28, tr.9]. Chiến lược cả nước đánh giặc, chiến tranh nhân dân làm nên thắng lợi oanh liệt cho thời Trần đã được kế thừa và trở thành “nội dung cốt lõi nhất, cơ bản nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam” [163, tr.213]. * Phương thức ngoại giao Cho đến thế kỷ XIII, quốc gia Đại Việt vẫn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ phức tạp và không mấy thuận lợi với các nước láng giềng, đặc biệt là láng giềng ở hai đầu đất nước: phía bắc (Trung Hoa, chủ yếu là nhà Nguyên) và phía Nam (chủ yếu là Chiêm Thành). Trong cái thế “lưỡng đầu thọ địch” ấy, để có một nền thái bình yên ổn cho trăm họ, người đứng đầu đất nước buộc phải có những kế sách bang giao khôn khéo. Hòa hảo nhưng cương quyết với Chiêm Thành. Trong quan hệ đối ngoại với các nước phía Nam, Chiêm Thành được nhà Trần hết sức quan tâm, bởi lẽ: Một mặt, cho đến thời kỳ này, quan hệ giữa Đại Việt với Chiêm Thành chưa được bình ổn. Mặc dù đã thần phục Đại Việt, thường mang sản vật tiến cống, tuy nhiên, Chiêm Thành lại nằm trong mục tiêu liên kết, lợi dụng để thực hiện mưu đồ thôn tính Đại Việt của phương Bắc. Thế tay ba Trung Hoa - Đại Việt - Chiêm Thành đã khiến Đại Việt rơi vào “gọng kìm” nguy hiểm. Các triều đại trước đó, kể cả triều Lý, chỉ có thể chinh phục Chiêm Thành bằng sức mạnh quân sự và các biện pháp cứng rắn khác. Nhà Trần đã kế tục nhà Lý trong đối ngoại với chúa Chiêm nhưng có chiến lược linh hoạt hơn và đã tạo được uy thế chính trị của Đại Việt chủ yếu bằng con đường ngoại giao hòa bình - điều mà nhà Lý trước đó chưa thực hiện được triệt để. Cùng với việc ngự giá 97 thân chinh, triều Trần đã khéo léo dùng các biện pháp giao hảo, kể cả các cuộc hôn nhân chính trị. Vào năm Tân Sửu (1301), trong chuyến vân du phương Nam, thượng hoàng Trần Nhân Tông đã ở lại Chiêm Thành đến 8 tháng và hứa gả con gái mình (công chúa Huyền Trân) cho vua Chiêm (Chế Mân). Về sau, khi lời hứa hôn được hiện thực hóa, Đại Việt đã nhận được một món sính lễ không hề nhỏ là hai châu Ô, Lý. Nhưng quan trọng hơn, nhờ đó mà mối quan hệ Việt - Chiêm càng được thắt chặt và như vậy là đã giải được bài toán trong quan hệ hai nước một cách ổn thỏa, không cần đến “cùng binh độc vũ”, đồng thời giúp nới lỏng một gọng kìm từ phương Nam, cởi bỏ được một mối lo cho Đại Việt. Nhún nhường nhưng bản lĩnh trước nhà Nguyên. Cũng như các giai đoạn trước và sau này, ở thời Trần, quan hệ với Trung Hoa nổi lên hàng đầu và trở thành mối quan tâm đặc biệt. Các tập đoàn quân chủ cầm đầu đế chế Trung Hoa tự cho mình quyền “che chở”, “định đoạt” của “Thiên triều” đối với một nước nhỏ ở phía nam, mặc dù ách đô hộ của họ với nước ta đã thực sự chấm dứt từ đầu thế kỷ X. Để giải quyết tình huống đó, nhà Trần đã thực hiện biện pháp ngoại giao mềm dẻo nhưng cũng đầy bản lĩnh. Trước hết là thái độ mềm dẻo, có phần nhún nhường: Đại Việt chấp nhận sắc phong, chấp nhận phong vương, cống nạp dưới dạng “biếu”, “tặng”; cử sứ giả thăm viếng, chúc tụng. Nhà Trần còn gả cả công chúa An Tư (em út của Thánh Tông) cho Thoát Hoan để làm “thư giãn nạn nước”. Sau khi chiến tranh kết thúc, với tư cách người chiến thắng, Đại Việt luôn tỏ thiện chí như tạo điều kiện cho quân bại trận rút về nước, trao trả tù binh, cử người đi sứ sang Nguyên để tái thiết quan hệ hòa bình... Điều đó đã phần nào xoa dịu được mối quan hệ căng thẳng và nhất thời kìm hãm được ý định phục thù, rửa hận của nhà Nguyên với Đại Việt. Trong hoàn cảnh và tương quan thời điểm đó, đối sách mềm dẻo, thái độ thần phục là cần thiết để có được hòa bình. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Đại Việt hiểu rõ rằng, các thế lực quân chủ phương Bắc có tham vọng lớn về quyền bá chủ đối với lân bang. Nếu các nước nhỏ quá nhún nhường thì sớm muộn cũng bị thâu tóm. Chính vì vậy, trong bang giao, ta luôn giữ bề ngoài mềm mỏng nhưng lại ngầm tỏ rõ thái độ hết sức kiên quyết dựa trên bản lĩnh và tinh thần tự tôn dân tộc. Trong những năm đầu lên 98 nắm chính sự, trong đối ngoại với Trung Hoa, nhà Trần đứng trước hai thế lực là nhà Nam Tống (đang cầm quyền) và đế quốc Mông Cổ (đang âm mưu bành trướng, thôn tính Trung Hoa). Ban đầu, để tỏ thiện chí với nhà Tống, ta đã kiên quyết đối phó với Mông Cổ. Đến 1257 - khi nhà Tống tan rã, Mông Cổ bắt đầu chiến dịch xâm lược Đại Việt, để hòa hoãn, thăm dò và chuẩn bị đối phó, ta lại đặt quan hệ thông hiếu với Mông Cổ. Khi nhận thức được âm mưu hòa bình nô dịch của Mông Cổ, nhà Trần đã có chiến lược đối phó khôn khéo: vừa không dứt khoát cự tuyệt vừa tìm cách thoái thác, trì hoãn tránh chiến tranh để công cuộc kháng chiến được chuẩn bị chu toàn. Nhưng, khi Hốt Tất Liệt chuyển từ đối đầu bằng ngoại giao sang đối đầu về quân sự, nhà Trần tỏ thái độ kiên quyết: vô hiệu hóa con bài Trần Di Ái, không giúp Hốt Tất Liệt binh lương đánh Chiêm Thành, không cho con em làm con tin, nhận chiếu thư không lạy, lệ cống chỉ thực hiện chiếu lệ 3 năm một lần, nhiều lần thác bệnh để không sang chầu Nguyên... Trong những cuộc gặp gỡ với nhà Nguyên, các sứ giả, sứ thần của ta cũng luôn tỏ rõ bản lĩnh khiến cho tướng giặc mấy phen kiềng nể: “Nước nó còn có người giỏi, chưa dễ mưu tính được” [105, tr.56]. Hơn thế, khác với các triều đại trước, khi lên ngôi, các vua Trần không dâng biểu cầu phong. Điều này đã khiến cho nhà Nguyên phật ý: “Vì nhà Nguyên rất bất bình với nhà Trần, cho nên về sau, dù có sính sứ đi lại, mà lễ sách phong suốt đời nhà Nguyên không thi hành nữa” [105, tr.90]. Nhà Trần đã cố gắng thực hiện đường lối ngoại giao linh hoạt và tranh thủ tối đa những thời điểm hòa bình quý giá để hàn gắn vết thương chiến tranh đã qua, chuẩn bị lực lượng cho những cuộc chiến tranh sắp tới. Những chiến lược ngoại giao khôn khéo đó kết hợp với các chiến thuật quân sự tài tình đã đưa quân và dân ta thời Trần đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhận xét về nghệ thuật bang giao của triều Trần với nhà Nguyên, sử gia Phan Huy Chú viết: Nước ta đời nhà Trần ứng tiếp với sứ nhà Nguyên, khi cương, khi nhu, đều là đắc thế cả, cho nên từ năm Trùng Hưng về sau mới có thể hết việc binh đao, mà Bắc sứ thường thường phải khuất phục. Trong khoảng hơn trăm năm, ngăn được sự dòm ngó của Trung Quốc mà tăng thêm thanh danh cho văn hiến nước nhà, đó là nhờ có sự giao tiếp đắc nghi giúp sức vậy [28, tr.618]. 99 3.3. NHÂN CÁCH CHÍNH TRỊ Trong diện mạo nền VHCT thời thịnh Trần, nhân cách chính trị đóng vai trò hết sức đặc biệt, nó vừa là điểm sáng, vừa là nơi quy tụ những tinh hoa của nền chính trị. Có thể nói không thể có một nền VHCT thời thịnh Trần với những đặc trưng độc đáo nếu như không có vai trò của những nhân cách chính trị. Nhân cách chính trị thời thịnh Trần là điểm thú vị có thể khai thác từ nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới góc nhìn văn hóa học, luận án nhấn mạnh vào những giá trị của nhân cách thông qua một số phẩm chất tiêu biểu. 3.3.1. Phẩm chất tiêu biểu của con người thời thịnh Trần 3.3.1.1. Tố chất “anh hùng - nghệ sĩ” Có thể nói đây là phẩm chất độc đáo tạo nên hấp lực mạnh mẽ của con người thời thịnh Trần. Hiếm có giai đoạn lịch sử nào xuất hiện nhiều trang anh hùng tuấn kiệt như thời thịnh Trần, nhưng điều thú vị hơn, đó không chỉ là con người ưa vũ dũng, chỉ biết chiến bào yên ngựa xông pha nơi chiến địa. Ở thời thịnh Trần, từ hoàng đế đến quan lại đầu triều, từ văn thần đến võ tướng..., có một bộ phận không nhỏ không chỉ biết đánh giặc mà còn biết làm thơ, không chỉ là anh hùng mà còn là người nghệ sĩ. Họ vừa là chính khách bản lĩnh, vừa là nhà quân sự tài ba, là võ tướng quả cảm lại vừa là nhà thơ, nhà văn lớn. Tay họ vừa chắc giáo gươm quyết chiến với quân thù lại vừa mềm mại bút hoa để gieo nên những áng văn thơ trữ tình, diễm lệ. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn kêu gọi tướng sĩ giết giặc lập công bằng bản “thiên cổ hùng văn” (Hịch tướng sĩ). Thượng tướng Trần Quang Khải từng “múa giáo non sông trải mấy thâu” lại làm thơ để ca khúc khải hoàn (Tụng giá hoàn kinh sư). Điện súy Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão tỏ bày nam nhi chí qua những vần thơ trăn trở (Thuật hoài)... Các bậc minh quân triều Trần cũng đã để lại sự nghiệp trước tác đồ sộ với những áng văn thơ tài hoa, tinh tế. Đặc biệt, vua Trần Nhân Tông trên con đường chạy giặc đã dùng thơ để gieo niềm tin chiến lược ở ba quân tướng lĩnh: “Cối Kê cựu sự quân tu ký/Hoan Diễn do tồn thập vạn binh” (Cối Kê việc cũ người nên nhớ/Hoan Diễn còn kia chục vạn quân) (Quân tu ký) [24, tr.54]. Hai câu thơ ngắn, nhưng tỏ rõ một tầm nhìn chiến lược, một bản lĩnh lớn lao. Nhà vua liên hệ tích “Cối Kê” thời Xuân Thu Chiến Quốc (lúc Việt Vương Câu Tiễn phải lui 100 quân về Cối Kê để dưỡng quân đợi thời, đánh bại được Ngô vương Phù Sai, lập nên nước Việt cường thịnh, bao gồm cả lãnh thổ nước Ngô) - với việc châu Hoan, châu Ái (thuộc vùng Thanh Hóa - Nghệ Tĩnh ngày nay) của nước Đại Việt lúc bấy giờ, vẫn còn ém giữ được 10 vạn quân, sẵn sàng chờ lệnh xung trận chiến đấu chống quân Nguyên trong thời điểm đó. Câu thơ nhắc đến “thập vạn binh” không chỉ là lời động viên Trần Quốc Tuấn mà còn hé lộ tia sáng lạc quan cho hàng vạn tướng sĩ trong trận quyết tử với quân thù. Bằng phong thái ung dung tự tại trong tầm nhìn và trong chỉ đạo chiến lược, Trần Nhân Tông đã đem lại cho quân dân nhà Trần niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng. Tố chất nghệ sĩ của những bậc anh hùng thời thịnh Trần còn thể hiện ở tâm hồn khoáng đạt, đa cảm và nhạy cảm. Trần Quốc Tuấn đã từng rơi những giọt nước mắt đau thương cho con voi chiến trung thành để rồi quyết một trận sống mái với quân thù làm nên đại thắng ở cửa sông Bạch Đằng lịch sử. Danh tướng Phạm Ngũ Lão vừa đi qua chiến công oanh liệt lại vừa ngậm ngùi nỗi thẹn với non sông: “Công danh nam tử còn vương nợ/ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” (Thuật hoài) [24, tr.113]. Thượng tướng Trần Quang Khải nhớ về tráng chí, vỗ thanh gươm cũ trong men say nồng nàn của rượu và của hồn thơ: “Khử sầu lại hữu tam bôi tửu/ Phủ kiếm du du ức cố sơn” - Tiêu khiển nay nhờ ba chén rượu/ Vỗ thanh gươm cũ nhớ non xưa (Xuân nhật hữu cảm - Cảm hứng ngày xuân II) [24, tr.434-435]. Và cũng chính con người đó, khi đã thành vị lão tướng tóc trắng ngang đầu vẫn hăng hái tráng chí muốn quật ngã gió đông để ngâm một vần thơ: “Sinh bình đảm khí luân khuân tại/ Túy đảo đông phong phú nhất thi” (Riêng chí khí dũng lược lúc bình sinh hãy còn nguyên đó/Say ngả nghiêng trước gió đông, ngâm lên một bài thơ - Xuân nhật hữu cảm I - Cảm hứng ngày xuân I) [24, tr.434-435]. Tâm hồn tinh tế của Trần Nhân Tông đã rung động với tất cả những gì nhỏ nhặt, đời thường nhất. Ông xao xuyến với một nhành mai (Tảo mai - Hoa mai sớm), bâng khuâng trong một sáng mùa xuân trong trẻo (Xuân hiểu - Sáng mùa xuân), thanh thản thả hồn vào buổi chiều bình yên (Thiên Trường vãn vọng - Dạo ngắm cảnh chiều ở Thiên Trường), suy tư trước một ngày thu nơi chùa vắng (Lạng Châu vãn cảnh - Cảnh chiều ở châu Lạng)... Ông lắng nghe được 101 những cung bậc cảm xúc của con người, từ nỗi niềm người khuê phụ (Khuê oán - Nỗi oán hận của người khuê nữ) đến tiếng sáo của mục đồng, thậm chí cả những vật dụng vô tri vô giác như chiếc gối kê tay (Trúc nô minh” - Bài minh trúc nô). Có lúc ông mở lòng với mọi buồn vui sống động của cuộc đời, có lúc lại chìm vào nội tâm trầm tư trong cõi thiền sâu lắng. Trong sáng tác của ông, có cả dòng thơ chiến trận lẫn dòng thơ thế sự, từ lối thơ xướng họa đến tức sự, từ thơ bang giao đến vịnh cảnh non sông tươi đẹp,... Từ tâm sự buồn vui đời thường đến những vấn đề liên quan vận mệnh quốc gia đều trở thành đề tài hấp dẫn trong thơ ông. Ở đề tài nào, thể loại nào, người nghệ sĩ ấy cũng có những tác phẩm hay, đẹp về lời thơ, sâu xa về ý tứ, tinh tế về xúc cảm... làm rung động lòng người. Anh hùng và nghệ sĩ, chính khách và thi nhân, hai con người đó không tách rời nhau mà hòa quyện, gắn bó với nhau. Chính lý trí tỉnh táo và bản lĩnh kiên cường của chính khách, anh hùng đã tạo điểm tựa cho hồn thơ nâng cánh và ngược lại, tâm hồn nghệ sĩ đã làm cho con người anh hùng trở nên đời thường hơn, gần gũi hơn. Tố chất “anh hùng - nghệ sĩ” đã rọi chiếu một gam màu lấp lánh điểm tô thêm cho bức tranh nhân cách tuyệt đẹp thời thịnh Trần - một giai đoạn lịch sử hào hùng và hào hoa bậc nhất ở nước ta thời trung đại. 3.3.1.2. Ý thức tự trọng “Tự trọng”, hiểu theo cách chiết tự chữ Hán là “tôn trọng bản thân”. Theo Từ điển Tiếng Việt, “tự trọng” có nghĩa là “coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình” [121, tr.1671]... Hiểu rộng ra, đó là cách con người hành xử sao cho không hổ thẹn với mọi người và với lương tâm chính mình, là cách con người biết xấu hổ vì chưa tròn bổn phận hay vì lỗi lầm. Đó là sự tự ý thức, tự giác cao độ từ trong chính bản thân con người chứ không phải từ tha nhân, từ những luật lệ, định chế bên ngoài gò ép. Trước sự lựa chọn giữa “lợi” và “nghĩa”, người tự trọng sẽ chọn nghĩa, bỏ lợi. Trọng nghĩa khinh lợi chính là một trong những nguyên tắc sống của người tự trọng. Với nghĩa đó, có thể nói con người thời thịnh Trần chính là những biểu tượng cao đẹp của lòng tự trọng. 102 Nhân cách con người được bộc lộ rõ nhất khi đặt họ trước quan hệ lợi ích. Trần Bình Trọng thà chết vinh chứ không sống nhục. Trần Thủ Độ kiên quyết can vua không nên để anh trai cùng mình làm Tể tướng, và từng bước chuyển giao quyền lực khi vua trưởng thành. Trần Quốc Tuấn không lợi dụng cơ hội để nắm quyền Tể tướng, không sử dụng đặc quyền phong tước hiệu cho kẻ khác mà vua Thái Tông giao cho. Ông đã gạt bỏ lợi ích cá nhân để giữ được lợi ích cho triều đình, cho đất nước, là tấm gương trung quân ái quốc, luôn lấy giang sơn làm trọng, coi việc bảo vệ tông miếu, xã tắc làm đầu. Ông chiến đấu hy sinh không phải vì mục đích “lập thân dương danh” như những kẻ sĩ bình thường, ông lập bao công trạng không phải để lưu bảng vàng bia đá hay được triều đình thưởng công Đối với ông, danh lợi như phù vân nên sẵn sàng buông bỏ một cách thanh thản. Có ý thức tự trọng, con người thời thịnh Trần luôn biết tự xấu hổ. Vì tự trọng, Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam ở ngoài lề hội nghị Bình Than để triệu tập ngàn quân xông pha vào trận chiến khiến quân thù khiếp đảm. Vì tự trọng, một tướng lĩnh lập bao kỳ tích như Phạm Ngũ Lão lại tự thấy hổ thẹn vì cảm thấy mình chưa bằng Gia Cát Khổng Minh. Cũng vì tự trọng, vua Trần Thái Tông đã từ bỏ ngai vàng. Sau câu chuyện công chúa Thuận Thiên, nhà vua tự thấy lòng hổ thẹn, đang đêm rời hoàng cung lên Yên Tử. Ý định tu hành, xa rời quyền thế của ông không được thực hiện, nhưng đã thành sự khởi đầu cho một lẽ sống, một lựa chọn thanh cao cho các hậu duệ của mình. Các vua thời thịnh Trần đều nhường ngôi, phần đa trong đó cuối cùng đi vào cõi chân tu. Lựa chọn đó không phải chỉ là tìm đường lánh đời, chọn cách giải thoát cho bản thân, mà cao hơn, là sự lựa chọn cho một triều đại đầy tự trọng và ý thức cao về liêm sỉ. Ý thức tự trọng không chỉ có ở quý tộc, trí thức mà còn có ở những thường dân, trở thành nhân cách của cộng đồng Đại Việt, thành tinh thần thời đại. Một thời đại không có lòng tự trọng sẽ không thể có tinh thần yêu nước, ý thức xả thân, quyết chiến với quân thù để giữ vững độc lập, tự do, chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Hình ảnh cánh tay “sát Thát” của hàng vạn hùng binh, tiếng hô vang quyết đánh của hàng trăm bô lão... là những biểu tượng đẹp cho 103 lòng tự trọng của một thời đại anh hùng, quật khởi, không chịu khuất phục, không chịu mất nước, không chịu đồng hóa... 3.3.1.3. Tinh thần “vô ngã” Không thể phủ nhận mẫu người “vô ngã” là mẫu người văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của thời đại Lý - Trần - thời đại thấm nhuần triết lý văn hóa Phật giáo. Nhưng có lẽ do thời Trần cởi mở, khai phóng hơn nên con người vô ngã đó mới thực sự thăng hoa và đạt đến cảnh giới tuyệt đối của nó. Theo tác giả Đỗ Lai Thúy, con người vô ngã “không có nghĩa là nó không còn bản ngã, cái tôi nữa mà là nó nhận thức được cái tiểu ngã của mỗi người còn đầy giới hạn, đầy thành kiến, giả tạm, không thật. Bởi vậy, phải vượt qua nó, đúng hơn, phải đưa cái tiểu ngã hòa nhập vào đại ngã là cái trường tồn cùng vũ trụ” [173, tr.171-172]. Vô ngã là quên mình, quên giới hạn giữa mình và vạn vật, chủ thể và khách thể (vật ngã câu vong). Vì vậy, mới có bậc thiên tử nói với vương tôn và quần thần: “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông”, rồi xuống chiếu cho thiên hạ gọi vua là “quan gia”... Đạt đến cảnh giới giác ngộ về lẽ sắc không, nhà cầm quyền thời thịnh Trần không tham đắm vinh hoa phú quý. Những người ở đỉnh cao quyền quý sẵn sàng lựa chọn lối sống đơn sơ, đạm bạc, tận lực lo cho dân cho nước. Điều này sau này được Trần Nhân Tông thổ lộ trong Cư trần lạc đạo phú: “Dứt trừ nhân ngã, thì ra tướng thực kim cương ăn rau, ăn trái, nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay; Vận giấy, vận sồi, thân căn có ngại chi đen bạc” [167, tr.9-10]. Mang tinh thần vô ngã, con người thời thịnh Trần cũng là con người “vô úy” (không sợ hãi). Đó là thời đại của những quân vương dám rời hoàng cung, xông pha tên đạn, những trung thần lương tướng quả cảm, xả thân. Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, đặc biệt Trần Nhân Tông ngay cả khi thành thái thượng hoàng vẫn thân hành đốc chiến, trong lúc chạy giặc vẫn ung dung và động viên tướng sĩ lạc quan về tiền đồ của đất nước. Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn dám đem sinh mạng ra để động viên vua, khuyên vua không nhụt chí, đầu hàng; Trần Bình Trọng thà chết chứ không chịu làm vương cho nhà Nguyên; Lê Phụ Trần một mình xông vào giữa trận tiền mà phong thái hiên ngang, mặt không đổi sắc; Đỗ Thiên Hư “thà chết ở cửa quân dinh chứ 104 không muốn chết ở trong giường nệm” [105, tr.133]. Đó cũng là những gia nô như Dã Tượng quên mình cứu chủ, là người quân hiệu dám ngăn kiệu Linh Từ quốc mẫu không cho qua thềm cấm, là kẻ đàn hặc dám tố cáo Thủ Độ lạm quyền... Con người vô ngã cũng là con người nhân ái, khoan dung. Thời thịnh Trần, vua thì “lấy thân mình đưa đường cho thiên hạ”, quan lại thì gần dân, yêu dân. Mang tinh thần vô ngã, con người thời đại ấy cũng sống trong sự khoan hòa, dung thứ. Họ biết bỏ qua lỗi lầm, hóa giải hiềm khích, xỏa bỏ hận thù để sống trong bầu không khí “khoan, giản, an, lạc”. Mang tinh thần vô ngã, con người thời thịnh Trần cũng là con người sôi nổi khát vọng, con người không chấp nhận những thực tại tầm thường. Trước hết, đó là khát vọng độc lập tự chủ. Độc lập tự chủ chúng ta đã giành được từ đầu thế kỷ X, nhưng nhiều thế kỷ sau đó giang sơn vẫn chưa bể lặng sóng yên. Những thế lực ngoại xâm vẫn ngày đêm dòm ngó Đại Việt. Sang thế kỷ XIII, cha ông ta phải đương đầu với đội quân xâm lược hùng mạnh và thiện chiến bậc nhất của thời đại. Khát vọng độc lập tự chủ đã trở thành lý tưởng của thời đại, là tấm gương phản chiếu xã hội. Khát vọng đó gắn liền với tinh thần quyết chiến quyết thắng, tinh thần “Đông A” trong mỗi người và trong nghìn vạn người. Từ vua, quan, tướng lĩnh đầu triều đến hàng binh sĩ, gia nô và trăm họ đều chung khát vọng cháy bỏng đó. Đó cũng là khát vọng khai phóng của thời đại. Ở thời Trần, Nho giáo chưa thống trị xã hội, cho nên con người chưa bị câu thúc vào các khuôn phép của lễ giáo khắt khe. Có thể nói, triều Trần là triều đại khai phóng nhất trong lịch sử các triều đại quân chủ Việt Nam. Đây là thời đại của khoan dung, thời đại có thể dung chứa mọi sự khác biệt, thời đại con người có thể theo đuổi những lý tưởng và khát vọng, thi triển hết năng lực bản thân. Con người thời đại ấy, từ hoàng đế, quan lại, tướng lĩnh đến thứ dân và cả nô tỳ, gia nô chưa bị những rào cản về địa vị xã hội nên sống trong bầu không khí hài hòa, đại đồng. Điều đáng nói hơn, con người thời thịnh Trần mang khát vọng nhân bản - khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, mà có lẽ câu chuyện tình của Trần Quốc Tuấn là một minh chứng “hùng hồn” nhất. Trần Quốc Tuấn đem lòng yêu công chúa 105 Thiên Thành, nhưng nàng lại bị gả cho con trai Nhân Đạo Vương và phải đến ở trong dinh của Nhân Đạo Vương chờ ngày đại hôn. Đêm trước ngày làm lễ kết tóc của công chúa, Quốc Tuấn đột nhập và “tư thông” cùng nàng. Có lẽ cần nhìn nhận sau hành động tưởng chừng liều lĩnh, mạo phạm đó là ứng xử rất “người” của Trần Quốc Tuấn, đó là con người dám yêu và dám khẳng định, bảo vệ, đấu tranh giành giữ tình yêu của mình. Trong thời đại mà hôn nhân thường được định sẵn, hạnh phúc không có quyền lựa chọn, thì rõ ràng đó là một cuộc xé rào ngoạn mục. Ở đây, có khí chất phóng khoáng của người vạn chài ven biển quen đầu sóng ngọn gió, có cái ngang tàng của vị anh hùng tung hoành nơi chiến địa và có cả trái tim sục sôi khát vọng tình yêu của một con người đời thường. Như vậy, con người vô ngã với những phẩm chất hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thời đại như dũng cảm, tự tin, cởi mở, nhân ái, bao dung, giàu khát vọng đã trở thành một trong những kiểu nhân cách tiêu biểu và thú vị của thời thịnh Trần. 3.3.2. “Minh quân - trung thần” - biểu mẫu lý tưởng của con người thời thịnh Trần Trong VHCT vương triều quân chủ, kiểu n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_hoa_chinh_tri_thoi_thinh_tran_nghiem_thi_thu_nga.pdf
Tài liệu liên quan