Trong thời hiện đại, những chủtrương chính sách của Nhà nước khó
được nhân dân Tây Nguyên tiếp thu nếu cứ được tuyên truyền bằng loa phóng
thanh hay họp dân lại đểcán bộrao giảng. Bộmáy chính quyền hiện nay đã có
chức danh trưởng buôn làng, nhưng dân làng chỉnghe theo người già làng của
mình mà thôi. Và già làng bao giờcũng “tâm sự” với dân qua giọng điệu,
không khí của một buổi kểkhan nên hiệu quảrất cao. Trong những năm nạn
Fulrô hoành hành ởTây Nguyên, các vịquan chức tổchức họp với dân làng rất
nhiều nhưng không thu được kết quảgì, họhỏi ý kiến Núp, Núp bảo: “Ở đây
không cần họp với nhiều người nhưbà con người Kinh đâu, mà chỉcần gặp các
già làng thôi. Đấy là cái đầu của buôn. Đầu gật, thì cảcái đuôi to sẽchuyển
theo”[38, tr. 519]. Sau đó, đích thân Núp xuống tận làng có thanh niên theo
Fulrô, cùng hút thuốc, cùng uống rượu cần với các già làng và nhỏto tâm sự
với họ Ngay tháng sau, đa sốngười theo Fulrô đã trởvề.
219 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945- 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cô gái
Kinh. Cô gái Tây Nguyên có nước da nâu vàng mịn màng là đẹp: “H’Lâm, con
gái ông, đẹp nổi tiếng khắp mấy buôn vùng chung quanh chân núi Cư M’Gar
này. Nước da nâu nhạt càng làm cho màu hồng trên má cô gái ưng ửng lên thật
dễ coi”[20, tr.182], “Trong làng hồi ấy có một cô gái đẹp tên là Ly. Tóc nàng
chảy dài đen như da rắn than. Nước da óng vàng như tia nắng mặt trời buổi
sớm và lưng eo như lưng kiến vàng”[42, tr. 54]. Tây Nguyên có nhiều tộc
người, có những tộc người nước da rất trắng. Nhưng đa số các tộc người có
nước da nâu nên làn da nâu là cái đẹp đặc trưng của các cô gái Tây Nguyên.
Vẻ đẹp hoang dã của núi rừng hiện diện rõ nhất trong đôi mắt của các cô
gái. Cô gái Tây Nguyên có đôi chân mày rất rậm, đôi hàng mi cong dài, đôi mắt
to và rất sắc, hơi vàng và trong veo. Có thể nói người Tây Nguyên đẹp nhất là ở
100
đôi mắt. Đối với người Kinh, “mắt em là một dòng sông”, thì đôi mắt của người
Tây Nguyên là một dòng suối trong veo hay một cánh rừng hun hút và hoang
dại. Đã có rất nhiều tác giả ca ngợi đôi mắt này: “Cặp mắt trong veo như mắt
nai con vẫn quanh quẩn ăn lá trong khu rừng cạnh con suối Ea Pok”[20,
tr.182], “Con gái làng Trấp ngực căng tròn như trái núi, mắt trong veo như
nước suối đầu nguồn”[34, tr. 245], “Ngồi trước mặt là một cô gái Thượng dịu
dàng với đôi mắt long lanh đen sáng”[12, tr.175]…Nếu nói tâm hồn người Tây
Nguyên trong như nước suối thì điều đó biểu hiện cụ thể nhất là ở đôi mắt.
Cái đẹp của cô gái Tây Nguyên không phải là cái đẹp của những kiều nữ
“êm đềm trướng rủ màn che” mà là cái đẹp của người lao động, mang theo giá
trị lao động: “Cô gái đẹp nhất trong làng…Ví với con chim màu sắc sặc sỡ bay
lượn trên nhà rông chăng? Không, cô gái trong bài hát còn êm dịu hơn, đằm
thắm hơn. Ví như con cá đẹp bơi lội trong dòng Krông Năng chăng? Không, cô
gái trong bài hát còn giỏi giang hơn, làm rẫy giỏi, nuôi cha mẹ tốt, được người
làng thương hơn…”[30, tr. 322]. Các cô gái đẹp ở Tây Nguyên đều là những cô
gái hát hay và lao động giỏi; trong chiến đấu thì thêm phẩm chất anh hùng,
trong hòa bình là yêu thương chăm sóc cha mẹ, luôn hết mình với cộng đồng.
Liêu trong Đất nước đứng lên, Mai trong Rừng xà nu, Cô gái Tơtrá trong Tháng
Ninh Nông, Nèn trong Kỷ niệm Tây Nguyên của Nguyên Ngọc; Hơ Giang trong
Hơ Giang của Y Điêng; Ksor H’Gươnl trong Cánh rừng tình yêu của Trung
Trung Đỉnh, Kơ Nhí trong Pui Kơ Lớ của Khuất Quang Thụy v.v…đều là
những cô gái như vậy.
Vẻ đẹp thiên nhiên làm nên chất thơ cho cuộc sống, vẻ đẹp của người
phụ nữ làm nên chất men cho cuộc đời. Núi rừng Tây Nguyên là bài ca bất tận
của sự sống. Cô gái Tây Nguyên là âm thanh réo rắt, dìu dặt trong bài ca ấy.
Các cô gái Tây Nguyên là bóng cây Kơnia mát rượi giữa nắng gió cao nguyên,
là những đóa Pơlang tươi thắm giữa buôn làng.
101
Nếu phụ nữ Tây Nguyên là cây Kơnia, cây Pơ lang thì đàn ông Tây
Nguyên cây Lim, cây Trắc, dù hơi thô mộc nhưng càng chạm vào ta càng thấy
sáng. Nhìn vào người đàn ông Tây Nguyên ta thường hình dung đến những
người dũng sĩ Hy Lạp. Đó là những con người như được chắt ra từ núi đá cây
rừng, có thân hình vạm vỡ, chắc nịch, khuôn ngực rộng, nước da nâu bóng,
khuôn mặt đầy vẻ cương nghị, mắt sáng rực, mũi cao, cơ bắp cuồn cuộn, tràn
đầy sức sống như Núp, Bok Pa trong Đất nước đứng lên; Tnú, cụ Mết trong
Rừng xà nu; Kơ Lơng, cụ Xớt trong Người dũng sĩ dưới chân núi Chư Pông; Y
Kơbin, Y Khung trong Kỷ niệm Tây Nguyên; Kbin trong Mùa xuân hoa trắng
của Nguyên Ngọc; già Kôi trong Người buôn Rê Băk của Khuất Quang Thụy;
Rook và Seek trong Truyền thuyết Ialy của Trung Trung Đỉnh v.v…Núp có
thân hình “vạm vỡ, mắt sáng nhìn như chọc vào bóng tối, bàn tay gân guốc đưa
lên đưa xuống chắc chắn mạnh như hòn đá ném xuống nước”[26, tr.271]. Bok
Pa thì “con mắt như lưỡi mác dài, giọng nói như con cọp già”[26, tr.408]. Cụ
Mết “vẫn quắc thướt như xưa, râu bây giờ dài đã tới ngực và vẫn đen bóng,
mắt vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng, ngực căng
như một cây xà nu lớn, sáu mươi tuổi rồi mà tiếng nói vẫn ồ ồ, dội vang trong
lồng ngực”[26, tr.139]. Tnú có “tấm lưng rộng và những vết thương ngang dọc,
hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc”[26, tr152]. Kơ Lơng thì có “đôi
mắt đục mà rất sắc của tất cả những người thanh niên Tây Nguyên. Vầng tráng
anh rộng và bằng, bình tĩnh và kiên định”[30, tr.247]. Cụ Xớt “đã ngoài tám
mươi mà lưng vẫn đứng thẳng, cả người quắc thước như một ngọn núi đá”[30,
tr.248]. Già Kôi “có mái tóc trắng như mây và giọng nói vang như chiêng, bộ
ngực đen bóng như đồng hun”[34, tr.73]…Một vài nét phác họa chân dung
người đàn ông Tây Nguyên ta cũng thấy hiện lên những con người là hậu duệ
của Đăm San, Đăm Noi, Khinh Dú… Sống trong môi trường rừng núi đòi hỏi
con người Tây Nguyên phải có một sức lực dồi dào, một khí chất mạnh mẽ để
102
có thể đối chọi với hiểm nguy luôn rình rập. Chân đất, da trần cũng giúp họ hấp
thụ rất nhiều nguồn năng lượng của vũ trụ. Cho nên nhìn vào người đàn ông
Tây Nguyên, người ta có cảm giác ấm áp và tin tưởng.
Văn chương luôn có nhu cầu khám phá vẻ đẹp của con người ở phương
diện cá nhân cũng như cộng đồng. Do tính chất phi vật thể nên hình tượng văn
học tác động vào trí tưởng tượng và liên tưởng của người đọc, người đọc chỉ
cảm nhận thông qua trí tưởng tượng, mà cái đẹp trong trí tưởng tượng bao giờ
cũng đẹp hơn trong hiện thực. Nói như thế không có nghĩa là con người trong
hiện thực và hình tượng nhân vật quá cách xa nhau. Sự gần gũi này càng rõ hơn
khi chúng ta trực tiếp quan sát người Tây Nguyên. Cái đẹp con người của các
dân tộc văn minh mang dấu ấn của sự tiến hóa, cái đẹp của con người Tây
Nguyên là cái đẹp đầy hồn nhiên, tự nhiên. Các cô gái Tây Nguyên như dòng
sông, con suối trong lành và mát rượi. Các chàng trai Tây Nguyên như ngọn
núi, tảng đá rắn chắc và vũng chãi. Họ mang theo vẻ đẹp của núi rừng Tây
Nguyên.
2.3 Con người nhân ái, nghĩa tình
Vẻ đẹp hình thức của con người chẳng có nghĩa lý gì khi bản chất không
tương ứng với nó. Chỉ có cái đẹp bên trong mới tô điểm cho cái đẹp bên ngoài.
Các tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyên đã đem đến cho người đọc những
cảm nhận về vẻ đẹp hình thức của người Tây Nguyên, đó là một điều cần thiết.
Song, cái quan trọng là thông qua vẻ đẹp hình thức đó, các nhà văn đã khẳng
định phẩm chất cao quí của con người Tây Nguyên. Qua những trang văn thấm
đẫm chất sử thi, con người Tây Nguyên hiện lên với những nét tính cách tốt đẹp
nhất và mang giá trị như những tấm gương của cuộc đời. Những tấm gương
được làm nên từ cuộc sống nguyên sơ của núi rừng.
Do văn chương có nhiệm vụ làm cho con người được “người” hơn, nên
bất cứ ở đâu, chủ nghĩa nhân đạo vẫn được xem là nội dung hàng đầu của một
103
tác phẩm. Nói như thế để thấy rằng không phải chỉ có con người Tây Nguyên
mới nhân ái nghĩa tình, nhưng phải thừa nhận rằng, nhân nghĩa là đặc điểm nổi
bật trong đời sống Tây Nguyên. Điều dễ nhận thấy nhất ở con người Tây
Nguyên là tình cảm mộc mạc và chân thành, dẫu nghèo về vật chất nhưng
không nghèo lòng nhân ái. Với một nền văn hóa phong phú và đậm tính nhân
văn, với môi trường tự nhiên trong lành và môi trường xã hội cộng đồng đã tạo
nên cho con người Tây Nguyên một nhân sinh quan tốt đẹp, một lối sống luôn
lấy chữ nhân làm đầu. Cái chữ nhân mang đậm tính hồn nhiên chứ không hề
pha tạp sự tính toán như biểu hiện của một số dân tộc phát triển. Đối với người
Tây Nguyên, tình cảm cộng đồng là tình cảm lớn nhất. Thước đo phẩm chất
quan trọng của con người Tây Nguyên chính là ở chỗ họ ứng xử với cộng đồng
như thế nào. Do tính cộng đồng cao và sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn chưa
lớn lắm nên người Tây Nguyên sẵn sàng đặt quyền lợi cộng đồng lên trên
quyền lợi cá nhân.
Lòng nhân ái của con người biểu hiện rõ nhất là khi cuộc sống có sự biến
động nào đó. Sự biến động càng lớn thì tính cách, phẩm chất con người càng
bộc lộ rõ. Trong công cuộc đấu tranh sinh tồn với các bộ lạc khác, đặc biệt là ở
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ vừa qua, con người Tây Nguyên đã
bộc lộ toàn bộ vẻ đẹp bên trong của mình. Và người đọc thông qua đó, đã cảm
nhận, hiểu, yêu mến và trân trọng những con người gắn bó với núi rừng. Do các
nhà văn đã từng sống và chiến đấu cùng người dân Tây Nguyên nên tác phẩm
của họ mang giá trị hiện thực cao. Trong bức tranh tả thực ấy, con người Tây
Nguyên hiện lên rạng ngời về lòng nhân ái.
Lòng nhân ái của con người Tây Nguyên thể hiện đẹp đẽ nhất ở hình
tượng anh hùng Núp trong tác phẩm Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc.
Hoàn cảnh ngặt nghèo của cuộc chiến không cân sức ở làng Kông Hoa là một
sự thử thách lớn lao ý chí cũng như tình cảm của những người tiên phong như
104
Núp. Và chất ngọc trong trái tim anh ngày càng sáng chói. Dù vô vàn khó khăn,
thậm chí có lúc tuyệt vọng, tình cảm của Núp vẫn luôn hướng về lũ làng với tất
cả sự yêu thương gắn bó. Núp luôn là người “đứng mũi” trong mọi công việc
của làng: “Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho
uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên đi vô núi tìm cái cây to về
làm hòm”[26, tr. 224]. Tình thương của Núp dành cho lũ làng như dành cho
người ruột thịt, anh nói với vợ: “Liêu ạ, tôi thương lũ làng như thương Liêu,
thương mẹ, thương Hờ Ru. Tôi cũng thương mẹ, thương Liêu, thương Hơ Ru
như thương lũ làng”[26, tr. 348]. Người Tây Nguyên xưa không biết nói dối
lòng mình. Trong lúc cái đói đã cận kề do sự bao vây của kẻ thù và do hạn hán
gây ra, Núp vẫn về bảo vợ lấy gạo đem cho Ghíp. Núp nói: “Phải cho Ghíp ăn,
đói hung rồi...Mai mốt tôi vô rừng đào củ mài, bẻ rau ăn cũng được”[26, tr.
293-294]. Sự san sẻ của Núp không phải chỉ do yêu cầu của cách mạng, quan
trọng hơn nó xuất phát từ tình cảm buôn làng, từ lối sống nghĩa tình được hình
thành từ ngàn đời nay và nó đã trở thành đạo lý truyền thống của người Tây
Nguyên. Bởi vậy anh sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, gia đình để giúp đỡ dân
làng. Tình cảm ấy càng đẹp đẽ hơn khi cả mẹ anh, vợ anh đều sẵn sàng chịu đói
để nhường gạo cho dân làng. Tiếp theo hành động của Núp, những đứa trẻ mồ
côi đều được dân làng cưu mang: thằng Lu con anh Nhinh được bok Pa nhận
nuôi, con Tuy con anh Công thì được bok Sring đùm bọc...Truyền thống thương
người tốt đẹp của dân tộc được Núp khơi dậy và lan tỏa mạnh mẽ, nó như hoa
rừng làm dịu mát cả không gian nóng bức của sự gian khổ ở làng Kông Hoa
trong những ngày đánh Pháp.
Không phải chỉ có những con người có tinh thần “lá lành đùm lá rách”
ở làng Kông Hoa, Y Kơ Bin trong Kỷ niệm Tây Nguyên cũng “lớn lên không có
mẹ. Một ông cụ đem anh về nuôi ở nhà rẫy”[30, tr. 321]. Và Y Kơ Bin lớn lên
trong sự san sẻ của dân làng. Kpa Kơ Lơng trong Người dũng sĩ dưới chân núi
105
Chư Pông cha mất sớm, anh được cụ Xớt, anh Bờ Lang dìu dắt từng bước, giúp
anh trở thành người du kích nổi tiếng ở Tây Nguyên. Tnú trong Rừng xà nu
ngay từ nhỏ đã không còn cha mẹ, anh lớn lên trong sự đùm bọc cưu mang của
dân làng: “Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô man này nuôi
nó”[26, tr. 146]. Tình cảm buôn làng dịu ngọt như nước suối đã dưỡng nuôi
tâm hồn của Tnú để rồi khi lớn lên, dù đi đâu anh vẫn hướng về buôn làng bằng
một tình cảm thiết tha. Tnú đã giết chết kẻ thù bằng sức mạnh được xây dựng từ
những tình cảm nhân ái, bao dung của dân làng dành cho anh. Nhưng chúng ta
cũng nhận thấy một điều rằng, những biểu hiện của lối sống mình vì mọi người
ấy không phải chỉ có ở văn xuôi Tây Nguyên mà nó còn hiện diện trong rất
nhiều tác phẩm văn học cách mạng 1945-1975 như Hòn Đất của Anh Đức,
Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Sống như Anh của Trần Đình Vân, Đất
rừng phương Nam của Đoàn Giỏi v.v...Đây là đặc điểm của con người cách
mạng trong văn học giai đoạn này. Vậy thì nét riêng của người Tây Nguyên là
gì?
Không chỉ trong chiến tranh người ta mới tựa lưng vào nhau, trong cuộc
sống bình thường người Tây Nguyên cũng đối xử với nhau rất đẹp: “Cộng đồng
làng đói cùng đói, no cùng no. Không bao giờ có chuyện riêng ai chết đói. Có
chết thì cùng chết cả làng” [39, tr. 6]. Trong mùa giáp hạt, điều này càng rõ
hơn bao giờ hết, họ cùng nhau sẻ chia từng củ mài, từng trái cây hái được trong
rừng. Nếu trong khổ đau dân làng cùng sẻ chia với nhau thì trong hạnh phúc cả
làng cùng hưởng. Những nghi lễ thuộc phạm vi gia đình như lễ cưới, lễ mừng
lúa mới, lễ bỏ mả...họ không đi mời các nhà khác như người Kinh mà mọi
người tự đem lễ vật tới góp cho gia chủ và cùng vui với gia đình. Một nhà có
khách thì dân làng cũng lục tục gùi rượu tới cùng tiếp đãi: “Đã có vài người gùi
rượu tới cho H’Piar tiếp khách. Khách quí của H’Piar cũng là khách quí chung
của làng. Đó là phong tục”[6, tr. 113]. Ngày thủ lĩnh Fulro K’Breo (Chung
106
dòng máu đỏ- Pham Kim Anh) bỏ súng trở về, cả buôn Đasapa đón mừng: “Bà
con chưng diện những bộ quần áo mới nhất và tề tựu đông đủ. Các bà các cô
quần áo sặc sỡ, trịnh trọng trải chiếu bày ra những lễ vật để cúng
thần…K’Breo quì xuống, nâng chek rượu cần lên. Những giọt nước mắt sướng
vui trào ra và rơi vào chek rượu [39, tr.74-75] v.v…Nét đẹp ấy đã là chất keo
kết dính tinh thần cộng đồng.
Điều đáng quí là không phải trong cộng đồng với nhau mới thể hiện tình
nghĩa mà ngay cả với người lạ, với tộc người khác, họ vẫn đối xử hết sức nhân
ái. Trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, đã có biết bao nhiêu chiến sĩ Cách
mạng được dân làng cưu mang trong cơn hoạn nạn. Nhà văn Nguyên Ngọc là
một chiến sĩ đã có thời gian dài cùng sống và chiến đấu cùng người Tây
Nguyên nên ông hiểu rất rõ tình cảm của dân làng, và ông trân trọng tình cảm
này bằng việc xây dựng hàng loạt nhân vật “cán bộ người Kinh” được sống
trong tình thương vô bờ của đồng bào. Đa số các làng đều dành cho đê cán bộ
những tình cảm vô cùng tốt đẹp. Anh Thế trong Đất nước đứng lên bị ốm là cả
làng lo lắng, chăm sóc cho anh như người ruột thịt: “...Bà mẹ bỏ đi rẫy, ngồi
miết với anh Thế...Lũ làng mang hột gà tới cho anh Thế để đầy một rổ ở đầu
giường. Ban đêm, một thanh niên, một phụ nữ tới ở chung với anh, nói chuyện,
hát cho anh Thế khỏi buồn”[26, tr. 418-421]. Anh Quyết trong Rừng xà nu
được cả làng Xô Man bảo vệ: “…Bà già, ông già thay thanh niên đi nuôi cán
bộ. Nó lại biết. Nó giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng. Sau cùng lũ trẻ
thay ông già, bà già...Chúng ở lại luôn ngoài rừng ban đêm. Để cán bộ ngủ một
mình ngoài rừng một đêm, bụng dạ không yên được”[26, tr. 148-149]. Trong
tác phẩm Tháng Ninh Nông, nhân vật Tôi bị một trận sốt ác tính đến hôn mê,
cái chết đã cận kề. Nhưng anh đã được dân làng Mường Hon cưu mang: “Họ
cũng đang bị đói và bị giặc đánh tơi tả rồi, ấy vậy mà họ vẫn nuôi chúng tôi,
nhịn từng hạt bắp, cọng rau mà nuôi”[228, tr. 168]. Trung Trung Đỉnh cũng
107
thấu hiểu tình cảm này qua chính cuộc đời chiến đấu hơn mười năm của anh ở
Tây Nguyên. Qua tiểu thuyết Lạc rừng được xem như tự truyện của anh, chúng
ta cảm nhận thật đậm đà tình cảm của đội du kích và của dân làng Đê Chơ Rang
dành cho Bình. Họ yêu thương, quí mến anh bộ đội chính qui miền Bắc như
chính người của làng. Truyện ngắn Đêm nguyệt thực là câu chuyện cảm động
về tấm lòng bao dung của một ông già Bana đối với anh bộ đội bị thương nặng
sau một trận đánh ác liệt. Và chính tấm lòng nhân ái ấy mà anh bộ đội nọ ở lại
mãi mãi với buôn làng, trở thành một người Bana chính cống.
Chính tình cảm buôn làng nhân ái là cơ sở để hình thành bản chất tốt đẹp
của con người Tây Nguyên. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, những người Cộng sản đã biết khơi dậy bản chất ấy, phát triển thành tình
cảm cách mạng cao đẹp và họ đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của
dân tộc. Nhưng cũng có một sự thực đau lòng là, trong số những người được
dân làng cưu mang ấy, không ít người khi đã trở thành “ông to” rồi thì quên
hẳn, thậm chí quay lưng lại với chính những người đã từng “bẻ từng trái bắp,
chia từng củ mì” để nuôi mình: “Có việc thắc mắc phải đi gặp cán bộ huyện để
hỏi cho rõ thì khó lắm, phải hết giấy này, cổng kia mới được gặp. Sao thế
Thành? Có phải lũ bay bây giờ làm ông to, ông lớn, có xe con, có nhà cao cửa
rộng, đèn điện sáng trưng nên quên mất lũ tao rồi không?”[41, tr. 187]. Thực tế
này đã làm lung lay niềm tin về sự tốt đẹp của tình người vốn đã trở thành
“phong tục” từ ngàn đời nay của người Tây Nguyên.
Tình cảm mặn mà, thắm thiết giữa con người với nhau là một nét đẹp nổi
bật của buôn làng Tây Nguyên. Chúng ta ít thấy chuyện hiềm khích nhau, mâu
thuẫn nhau của các thành viên trong làng. Điều này không phải chỉ trong văn
học mà ngay cả trong thực tế đời sống cũng vậy. Hệ thống luật tục đã duy trì rất
tốt sự ổn định trong làng. Những tư tưởng xấu xa, hắc ám không thể tồn tại.
Trong hoàn cảnh có thể là khắc nghiệt nhất, con người vẫn sống với nhau hết
108
sức nghĩa tình. Người Tây Nguyên xưa không lấy sự giàu sang để làm mục đích
cho cuộc đời, họ “làm vừa đủ ăn, thiếu đôi chút cũng chả sao, còn thì giờ để
mà chơi: đó là hạnh phúc”[27, tr. 10]. Có lẽ vì vậy mà họ không bị những giá
trị vật chất chi phối, họ có thể sống thảnh thơi trong tình nghĩa buôn làng, xây
dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Đó là cơ sở của lối sống
nhân ái nghĩa tình, luôn yêu thương đùm bọc nhau, san sẻ mọi niềm vui nỗi
buồn trong tình cảm cộng đồng gắn kết. Hãy một lần đến với người Tây
Nguyên, ngay cả hôm nay, chúng ta sẽ cảm nhận được tình cảm cao đẹp của
những người còn rất nghèo về vật chất. Rất có thể sau đó, niềm tin về sự tốt đẹp
của con người sẽ trỗi dậy trong ta. Nụ cười luôn nở trên môi, ché rượu luôn
đầy, tấm lòng luôn rộng mở…; hãy cùng họ đi vào hành trình của tình yêu, tất
nhiên phải xuất phát từ tình yêu thật sự của mình.
2.4 Con người cộng đồng
Những tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyên thành công nhất, để lại
tiếng vang nhiều nhất, cho đến nay, vẫn là những tác phẩm thuộc đề tài chiến
tranh cách mạng của những nhà văn- chiến sĩ. Tư tưởng yêu nước, tinh thần hy
sinh để giải phóng cho dân tộc bao trùm và chi phối gần như tuyệt đối sự sáng
tạo của nhà văn. Điều đó giải thích vì sao nhân vật trung tâm của văn học thời
kỳ này là những con người mang tính tổng hợp cho cộng đồng và luôn thiên về
ý chí, tức là những con người luôn sống trong ánh hào quang của tinh thần cách
mạng, là hiện thân của thời đại và lịch sử dân tộc. Tính cộng đồng của người
Tây Nguyên trong văn xuôi giai đoạn này không thể không bị chi phối bởi tư
tưởng “điển hình” vốn rất được đề cao lúc bấy giờ. Tuy nhiên, như chúng ta đã
biết, xã hội Tây Nguyên trước đây chưa có sự phân hóa giai cấp nên có tính
cộng đồng rất cao. Và đó là nhân tố quan trọng nhất để các nhà văn khái quát
một đặc điểm nổi bật của con người Tây Nguyên.
109
Con người Tây Nguyên tồn tại không phải với tư cách con người cá nhân
mà với tư cách con người cộng đồng. Họ bị ràng buộc trong mối liên hệ sinh tử
với cộng đồng. Những người có tội, bị loại ra khỏi cộng đồng, tức là bị loại
khỏi đời sống. Cở sở của tính cộng đồng ấy là gì? Theo Jacques Dounes thì
“Do cộng đồng huyết thống, nhiều làng là những thị tộc gia đình. Chính từ đó
hình thành tính cộng đồng của người Tây Nguyên, biểu hiện bằng tính tương
trợ vô tư, bằng việc vần đổi công thường xuyên, việc bình quân trong phân
phối, v.v…”[82, tr. 255]. Theo chúng tôi, đây chỉ là một cơ sở, cái quan trọng
hơn chính là tư liệu sản xuất còn khá khiêm tốn, khả năng chế ngự tự nhiên còn
hạn chế cho nên con người phải dựa vào nhau để tồn tại, một sự tồn tại trên cơ
sở của lẽ công bằng. Cũng không thể không tính đến chế độ xã hội còn ở thời
kỳ tiền giai cấp: “Ô, đánh giặc, đánh hết, làm rẫy, làm hết. Pháp đặt chủ làng
để bắt xâu bắt thuế cho Pháp, mình không ai bắt xâu thuế, đặt chủ tịch làm
chi...Không ai muốn làm ông quan đâu”[26, tr 262]. Một phát biểu rất hồn
nhiên của dân làng Kông Hoa đã cho ta hiểu được cơ sở chế độ xã hội của tính
cộng đồng ở người Tây Nguyên.
Tính cộng đồng thể hiện trước hết ở tinh thần vì cộng đồng. Trong chiến
đấu, tinh thần ấy được phát huy cao độ, và đó là một trong những yếu tố quan
trọng nhất để họ đứng vững trước sức mạnh của kẻ thù. Tính cách của con
người Tây Nguyên trong các tác phẩm khá giống nhau về những nét cơ bản, đó
đều là những con người luôn yêu thương hết mình, chiến đấu quên mình vì
cộng đồng. Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc luôn cảm thấy
“thương lũ làng chưa nhiều, Núp làm việc chưa nhiều, bây giờ Núp phải
thương lũ làng nhiều hơn nữa, làm việc nhiều hơn nữa...”[26, tr. 285]. Kơ Lơng
(Người dũng sĩ dưới chân núi Chư Pông- Nguyên Ngọc) nhận lấy mũi tên A-
kam gia truyền từ tay cụ Xớt là để “trả thù cho cha, cho sông núi Gia rai”[30,
tr. 253]. Tnú (Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành) đi lực lượng cũng vì mục
110
đích giết hết bọn thằng Dục để che chở cho làng. Hơ Giang (Hơ Giang- Y
Điêng) trước họng súng kẻ thù, chị sẵn sàng chết chứ không thể bỏ dân làng:
“Tôi sẽ không đi đâu hết. Ở đây là cái rẫy, là buôn làng của chúng tôi. Tôi rất
thương đồng bào, anh em chúng tôi”[7, tr. 308]v.v…Từ lý tưởng vì cộng đồng
như thế dẫn đến tính cách anh hùng của họ cũng là cái anh hùng có tính khái
quát cho cả cộng đồng chứ không phải là anh hùng cá nhân. Tất cả những người
anh hùng Tây Nguyên trong các tác phẩm đều có tính chất của nhân vật sử thi.
Họ đều là những con người có trách nhiệm cao với cộng đồng, có lòng căm thù
và yêu thương đúng đắn; họ hành động vì quyền lợi của cộng đồng, vì sự tồn
vong của cộng đồng. Họ sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để phụng sự quyền
lợi cộng đồng. Họ là sự tổng hợp sức mạnh cũng như trí tuệ của cộng đồng. Họ
đại diện cho ý chí và tình cảm của buôn làng. Họ cũng có cá tính nhưng là cá
tính nằm trong phẩm chất chung, không vượt ra ngoài khuôn khổ của đạo đức
và văn hóa cộng đồng. Bởi vậy ta có thể nhìn thấy đặc tính cộng đồng thông
qua con người cá nhân.
Tuy nhiên con người cộng đồng thể hiện sinh động nhất ở hình tượng con
người tập thể. Trong các tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyên, bên cạnh
những hình tượng cá nhân mang tính tổng hợp cao, hình tượng con người tập
thể khá nổi bật. Trong rất nhiều tác phẩm của Nguyên Ngọc, Y Điêng, Trung
Trung Đỉnh; hình tượng “người làng” được xây dựng như là một yếu tố làm nổi
bật tinh thần bất khuất của người Tây Nguyên trong chiến đấu. Như trên đã nói,
do nền văn hóa Tây Nguyên là văn hóa cộng đồng nên con người Tây Nguyên
luôn tựa lưng vào nhau để mà sống, mà chiến đấu. Trong tác phẩm Đất nước
đứng lên của Nguyên Ngọc, hình tượng “chín mươi người Kông Hoa” được lặp
lại hai mươi lăm lần. Nó gợi lên hình ảnh một tảng đá vững chắc trước bão
giông. Từ ngày họ bỏ làng theo Núp chạy Pháp, chín mươi người ấy không lúc
nào rời xa nhau trong mọi hoàn cảnh. Ta bắt gặp họ leo núi chạy Pháp: “Chín
111
mươi người lại đi trong núi thành một hàng dài...Chín mươi người leo đá lội
suối, người già cũng đi, con nít cũng đi”[26, tr. 303]. Đói khát, khổ cực đến
mấy cũng không thể chia cắt được họ, họ kề bên nhau chịu đựng gian khổ và
quyết tâm chống Pháp tới cùng. Có khi cả chín mươi người phải chịu đói xơ
xác: “Buổi sáng nay, Núp leo lên hòn đá cao giữa làng Bông Pra vừa cháy,
nhìn chín mươi người đói xơ xác đứng quanh anh”[26, tr. 305]. Dẫu đói gạo
đói muối đến vàng mắt xanh da, họ cũng không bao giờ từ bỏ con đường đã
chọn, họ vẫn quyết tâm theo Núp: “Chín mươi người đi, lầm lì, leo đá, lội suối,
người già cũng đi, con nít cũng đi, người có mang cũng đi, con vắt cắn chảy
máu, không cần. Con mòng chích đau, không kêu. Đi thôi, đi theo anh Núp”[26,
tr. 304. Đi theo anh Núp là đi theo lẽ phải, đi theo tự do, chính điều đó đã gắn
kết họ lại với nhau, chín mươi người như một. Và nó đã tạo nên một sức mạnh
tinh thần sẵn sàng vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt nhất. Gian khổ cùng
chịu, hạnh phúc cùng hưởng là một lối sống có tính truyền thống của người Tây
Nguyên. Chín mươi người của làng Kông Hoa đã cùng nhau vượt qua không
biết bao nhiêu khổ cực, nhưng họ cũng có những phút giây hạnh phúc, khi nhận
được rìu rựa của người Kinh, của Bok Hồ gửi cho thì “Trên chín mươi khuôn
mặt tự nhiên nở bao nhiêu nụ cười, có nụ cười của chị phụ nữ như một cái hoa
trắng của cây kơ- bông, có nụ cười của ông cụ già mất hết cả răng rồi, có nụ
cười của thằng con nít, nó vừa cười vừa đưa tay lên vẫy Núp”[26, tr. 378].
Niềm hạnh phúc ít ỏi nhưng vô cùng lớn lao ấy đã làm cho chín mươi người
Kông Hoa không suy giảm trước sự hủy diệt của kẻ thù mà ngày càng lớn mạnh
hơn: “Tám năm trước có chín mươi người cắn răng bỏ con suối tốt này đi lên
núi Chư Lây, đánh Pháp. Bây giờ họ đã trở về với con suối lớn rồi. Không phải
là chín mươi người nữa. Bây giờ đã đông hơn nghìn người”[26, tr. 458-459].
Sự lớn mạnh của hình tượng con người tập thể trong tác phẩm Đất nước đứng
lên biểu hiện sức sống mãnh liệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thvnu0064.pdf