Luận án Văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn tiếng Việt cho học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN 11

1.1. Các công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa Việt Nam 11

1.2. Các công trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam trong ngôn ngữ và

trong tiếng Việt giảng dạy cho người nước ngoài 17

1.3. Những kết quả đã đạt được và khoảng trống trong nghiên cứu 27

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA

VIỆT NAM TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN

NƯỚC NGOÀI Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI 34

2.1. Cơ sở lý luận 34

2.2. Cơ sở thực tiễn 64

Chương 3: NỘI DUNG GIẢNG DẠY, TIẾP NHẬN VÀ TRẢI NGHIỆM BẢN

SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở NHÀ

TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 72

3.1. Bản sắc văn hóa Việt Nam thể hiện trong các giáo trình tiếng Việt sử

dụng ở nhà trường quân đội 72

3.2. Nội dung và phương pháp giảng dạy bản sắc văn hóa Việt Nam qua môn

Tiếng Việt cho học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội hiện nay 83

3.3. Việc tiếp nhận và trải nghiệm bản sắc văn hóa qua môn Tiếng Việt của

học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội hiện nay 97

Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC TRUYỀN TẢI BẢN

SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG

VIỆT CHO HỌC VIÊN NƯỚC NGOÀI Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN

ĐỘI HIỆN NAY 110

4.1. Về bản sắc văn hóa Việt Nam trong giáo trình 110

4.2. Về bản sắc văn hóa Việt Nam trong giảng dạy 120

4.3. Về tiếp nhận và trải nghiệm bản sắc văn hóa Việt Nam của học viên

nước ngoài ở nhà trường quân đội 134

KẾT LUẬN 146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC 160

pdf218 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn tiếng Việt cho học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác giảng viên đã rất quan tâm đến yếu tố được coi là giá trị, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử và là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam, một dân tộc đã phải khẳng định mình bằng các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. 86 Tâm lý bảo vệ danh dự quốc gia, dân tộc là một đặc điểm tâm lý chung của toàn nhân loại chứ không phải chỉ riêng người Việt Nam mới có. Người Trung Quốc yêu nước Trung Hoa, người Pháp yêu nước Pháp, người Thái Lan, người Campuchia, người Lào, người Mianmar, người Philippines, đều yêu nước của mình cho dù nước ấy là nước nhỏ hay nước lớn. Nếu người Việt Nam cho rằng mình đặt Tổ quốc lên trên hết thì mỗi HVNN đều khẳng định rằng họ mặc quân phục của Tổ quốc họ và với họ, Tổ quốc cũng được đặt lên trên hết. Người Việt Nam yêu nước như các dân tộc khác trên thế giới nhưng vì những điều kiện lịch sử và địa lý rất riêng nên yêu nước được thể hiện bằng tinh thần đoàn kết chiến đấu chống thiên tai, giặc ngoại xâm, kiến tạo quốc gia và được đo bằng xương máu để bảo vệ độc lập tự do và chủ quyền đất nước. Một đặc điểm mang đậm bản sắc Việt Nam, khó tìm thấy nét tương đồng với các quốc gia khác là tình yêu nước của người Việt Nam đã được linh thiêng hóa thành một “tín ngưỡng”, đó là thờ Quốc tổ Hùng Vương. Có thể khẳng định, không có nơi nào trên trái đất này có ngày Giỗ Tổ của quốc gia, cả dân tộc cùng hướng về Đất Tổ, tổ chức Giỗ Tổ để tưởng nhớ đến người có công “sinh thành” dân tộc và khai lập nên quốc gia như Việt Nam. Tinh thần yêu nước được truyền tải với nội dung và ý nghĩa như thế đã gây những ấn tượng mạnh mẽ đặc biệt đối với học viên nước ngoài. 3.2.1.2. Về tính “cộng đồng” Khi được hỏi: Đồng chí nhận xét thế nào về tính “cộng đồng” được giảng dạy hiện nay?, có 78% giảng viên cho rằng nội dung Các quan hệ cộng đồng ở Việt Nam là Chưa phong phú, hấp dẫn và 74% giảng viên đánh giá ở góc độ tương tự với nội dung Ý thức gắn kết cá nhân với cộng đồng [Phụ lục 2A, Biểu đồ 2A.8]. Khi được phỏng vấn về nguyên nhân của thực trạng này, cô Nguyễn Thị Thái B. cho biết: Đó là do “nội dung cộng đồng khá khó vì liên quan đến các mối quan hệ cộng đồng, người học trình độ cơ sở chưa đủ vốn từ 87 để nghe giải thích, sử dụng tốt các từ chỉ mối quan hệ thân tộc trong tiếng Việt và những mối quan hệ thuộc về trách nhiệm, bổn phận vốn rất khác biệt với văn hóa của họ” [Phụ lục 3]. Tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng của người Việt bắt đầu từ sự gắn bó giữa những người sống gần gũi với nhau trong một tập hợp nhỏ là gia đình, sau đó là dòng họ, làng xã rồi mới mở rộng đến các vùng miền, quốc gia. Tinh thần đoàn kết, cộng đồng đã được Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) tổng kết, đó là sự “gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc” [16]. Tựu trung lại, đó là sự gắn kết giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng. Nếu không có góc nhìn từ bản sắc văn hóa của người Việt thì người học tiếng Việt sẽ rất khó khăn khi tiếp cận với quan điểm “Trẻ cậy cha, già cậy con” trong tình cảm gia đình người Việt. Hoặc như quan niệm nghĩa tình gia tộc bền chặt đến mức “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Trăm cái lý không bằng một tý cái tình”, hàng xóm láng giềng “Tối lửa tắt đèn có nhau” đều rất khó truyền tải đến người học nếu không có cách tiếp cận từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó trong chương trình giảng dạy. Tinh thần cộng đồng được thể hiện ở bậc cao hơn là tình yêu Tổ quốc và nghĩa đồng bào mà người Việt dùng trong cụm từ “yêu nước, thương nòi”. Những cụm từ có ý nghĩa văn hóa biểu trưng như “đồng bào” (cùng một bọc), “tổ tiên”, “giỗ Tổ”, “cây đa”, “bến nước” có thể không chuyển ngữ được ý nghĩa văn hóa được thể hiện trong các biểu tượng ngôn ngữ khác nhau. Hơn nữa, tinh thần cộng đồng phát triển cao dẫn đến cách biểu lộ và thể hiện cái “Tôi” trong mối quan hệ với cái “Ta” cộng đồng là nét khác biệt đối với văn hóa nhiều nước, đặc biệt là văn hóa Âu - Mỹ. Những nội dung này thuộc về bậc thứ 2 biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc như đã bàn trong tiểu mục 2.1.3.1, bản sắc văn hóa Việt Nam trong cách thức tư duy, lối sống và quan điểm thẩm mỹ. Vấn đề này sẽ được tiếp tục bàn luận trong chương 4. 88 3.2.1.3. Về “khoan dung - tình nghĩa” Khoan dung - tình nghĩa như tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) là hai nội dung riêng biệt. Tuy nhiên, trong khi cụ thể hóa nội dung này, NCS nhận thấy chúng được biểu hiện trong những bài đọc với nội dung hiếu hòa, hòa đồng của người Việt như là biểu hiện cơ bản của “khoan dung” còn lòng nhân ái và trọng đạo lý như là biểu hiện của “tình nghĩa”. Vì vậy, chúng tôi đã xếp những nội dung biểu hiện ấy vào khoan dung - tình nghĩa như là một biểu hiện của bản sắc văn hóa Việt Nam để tiện cho việc khảo sát, nhất là với học viên nước ngoài. Trong 50 phiếu phát ra, 94% giảng viên cho rằng khoan dung - tình nghĩa được giảng dạy Phong phú, hấp dẫn và Rất phong phú, hấp dẫn ở nội dung lòng nhân ái; 90% cho rằng Rất phong phú, hấp dẫn và Phong phú, hấp dẫn ở nội dung sự khoan dung và 90% cũng đồng tình như vậy ở nội dung trọng đạo lý [Phụ lục 2A, Biểu đồ 2A.9]. Như vậy có thể khẳng định, khoan dung - tình nghĩa đã được các giảng viên chú trọng truyền tải đến HVNN. Đó là những bài học có sức truyền cảm hứng về con người Việt Nam trọng nghĩa, trọng tình. “Ưng cái bụng” có nghĩa là đồng tình, là nhất trí... Cũng vì thế mà các giảng viên thường lựa chọn các chủ đề liên quan đến các cung bậc tình cảm: tình thầy trò, tình anh em, đồng chí, tình làng nghĩa xóm, tình sâu nghĩa nặng, tình quân dân, nghĩa đồng bào Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (Việt Nam) và cùng quân dân Campuchia kỷ niệm chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt (7/1/1979 - 7/1/2019), một học viên Campuchia đã trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam: “Nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, cứu chúng tôi thoát khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt - Iêng xa ly và giúp chúng tôi xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và nhân văn”. Cũng trong buổi mít tinh chào mừng của Học viện Khoa học quân sự, các học viên 89 Campuchia đã khiến các thầy cô giáo và lãnh đạo Học viện vô cùng xúc động vì những cảm xúc biết ơn chân thành của họ. “Chúng tôi biết ơn Việt Nam”, “Chúng tôi sẽ mãi mãi giữ gìn tình cảm tốt đẹp này”. Những lời nói từ trái tim cho thấy khoan dung và tình nghĩa có ý nghĩa quốc tế nhân văn, cao cả đã thấm vào tình cảm của từng học viên. 3.2.1.4. Về “sáng tạo” Sáng tạo, theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) là giá trị đúc kết những công phu tích lũy và nỗ lực tìm tòi cái mới của con người Việt Nam cần cù trong lao động để xây dựng đất nước. Biểu hiện của tính sáng tạo trong văn hóa Việt Nam đã được cụ thể hóa qua những cuộc đấu tranh nhọc nhằn và gian khó của nhân dân để chinh phục và cải tạo đồng bằng sông Hồng và đã được huyền thoại hóa thành những kỳ tích tiêu diệt Mộc tinh, diệt trừ Ngư tinh, chống Thủy tinh Sức mạnh đó đã được tạo nên bằng lao động tập thể: “ông tát bể”, “ông kể sao”, “ông đào sông” và tập trung nhất là trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, sự cần cù, sáng tạo và đoàn kết của người Việt đã được thể hiện bằng một câu chuyện tình lãng mạn nhưng không kém phần thực tế. Muốn có được hạnh phúc, muốn có cuộc sống bình yên bên những người yêu dấu thì phải đoàn kết, sáng tạo và cần cù vượt qua những khó khăn thử thách. Mỗi khi có dịp thực hành làm một số món ăn Việt Nam, các giảng viên không quên nhắc lại câu chuyện thú vị xung quanh một món ăn mà học viên quốc tế rất ưa thích: bánh chưng. Chỉ là những nguyên liệu bình thường hàng ngày nhưng với sự cần cù và sáng tạo, người nông dân đã làm được một món ăn giản dị, phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, đầy đủ chất dinh dưỡng mà chứa đựng bao triết lý nhân sinh. Nội dung sáng tạo không chỉ trong lao động, sản xuất mà còn ở mọi mặt trong các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, văn học nghệ thuật Nội dung này đã được truyền tải một cách 90 Rất phong phú, hấp dẫn và Phong phú, hấp dẫn khi được 90% và 92% số giảng viên nhận xét về đức tính cần cù và sáng tạo trong lao động [Phụ lục 2A, Biểu đồ 2A.10]. Tất cả sự tài hoa khéo léo, trí tuệ, tài năng và kiên trì, chăm chỉ “có công mài sắt, có ngày nên kim” của một dân tộc có đầy đủ nội lực để tiếp thu những thành tựu khoa học và sáng tạo nên những giá trị mới cho nền văn hóa Việt Nam đã được truyền tải đến người học. 3.2.1.5. Về “tinh tế - giản dị” Tinh tế - giản dị, một nội dung bản sắc văn hóa Việt Nam được ghép từ hai nội dung của bản sắc văn hóa Việt Nam theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) được biểu hiện là sự tinh tế trong ứng xử và tính giản dị trong lối sống. Khi được hỏi: Đồng chí nhận xét thế nào về nội dung “tinh tế, giản dị” trong giảng dạy hiện nay? Có 32% giảng viên được hỏi cho rằng nội dung Tinh tế trong ứng xử là Phong phú hấp dẫn và Rất phong phú hấp dẫn, 68% cho rằng Chưa phong phú hấp dẫn; ở nội dung Giản dị trong lối sống có 28% đánh giá Phong phú hấp dẫn, 72% đánh giá Chưa phong phú hấp dẫn [Phụ lục 2A, Biểu đồ 2A.11]. Về nguyên nhân của vấn đề này, cô Lê Thúy M. (Trường Sĩ quan Lục quân 1) cho biết: “Nội dung tinh tế, giản dị cũng đã được đưa vào chương trình giảng dạy nhưng chủ yếu dưới dạng các thành ngữ và từ ngữ thông tục vốn là một nội dung rất khó đối với các người học ngoại ngữ”. Ở một khía cạnh khác, cô M. cũng nhấn mạnh: Đặc trưng tinh tế, giản dị vốn là một giá trị cao quý của văn hóa Việt Nam song so với sự phát triển của đời sống kinh tế và những biểu hiện phô trương của một số người hiện nay trên báo mạng - nguồn thông tin được giới trẻ và học viên nước ngoài quan tâm thì dường như những nội dung của những bài học đã khác với cuộc sống hiện tại, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi họ sinh sống [Phụ lục 3]. Nội dung tinh tế, giản dị của văn hóa Việt Nam được khảo sát trong văn hóa giao tiếp nhận được đa số đánh giá không mấy khả quan. 80% giảng viên cho 91 rằng nội dung Thái độ coi trọng trong giao tiếp đã được thể hiện Rất phong phú, hấp dẫn và Phong phú, hấp dẫn nhưng Những chuẩn mực trong giao tiếp lại có 86% cho rằng Chưa phong phú, hấp dẫn. Nội dung Sự cởi mở và quan tâm trong giao tiếp cũng có 74% số giảng viên nhận xét Chưa phong phú, hấp dẫn. Nội dung Thói quen đắn đo và cân nhắc trong giao tiếp nhận được tỉ lệ 50% cho rằng đã Phong phú hấp dẫn, nhưng 10% nhận xét Chưa phong phú và có tới 40% cho rằng Khó trả lời. Nội dung Lớp từ vựng trong văn hóa giao tiếp nhận được 90% ý kiến cho rằng Chưa phong phú, hấp dẫn [Phụ lục 2A, Biểu đồ 2A.12]. Một biểu hiện khác của nội dung tinh tế của văn hóa Việt Nam là thói quen cân nhắc trong giao tiếp cũng không cho ra kết quả thống nhất giữa các trường ở vùng miền khác nhau. Giảng viên ở miền Nam truyền tải cho người học sự thoải mái, sự cởi mở và chân thành trong giao tiếp làm nên chất phương Nam. Về vấn đề này, cô Nguyễn Thị Thanh B. cho biết: “Học viên Campuchia học tập tại đây không cảm nhận được thói quen đắn đo cân nhắc trong giao tiếp vì họ chịu ảnh hưởng lối giao tiếp của người Nam Bộ, chân thành, cởi mở, thoải mái có gì nói nấy” [Phụ lục 3]. Biểu hiện của nội dung tinh tế của văn hóa Việt Nam còn thể hiện trong nghi thức lời nói với sự phong phú của hệ thống từ ngữ xưng hô. Trong tiếng Việt, những đại từ nhân xưng với số lượng lớn được sử dụng linh hoạt đã gây khó khăn cho người học nhưng cái khó hơn là cách sử dụng rất linh hoạt các danh từ chỉ quan hệ họ hàng (anh - em, bà - cháu, bác - cháu). Ở cấp độ thứ hai, điểm nhìn văn hóa, trong hệ thống từ ngữ xưng hô của người Việt không có cái “tôi” nhất quán mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp: “chú khi ni, mi khi khác” Bên cạnh đó, nghi thức lời nói trong cách nói lịch sự của người Việt Nam cũng rất phong phú. Truyền thống trọng tình và cách ứng xử linh hoạt trong giao tiếp nên cũng như trong xưng hô, cách cảm ơn và xin lỗi cũng rất khác nhau trong từng trường hợp cụ thể Tiếng Việt không có từ, cụm từ chuyển 92 nghĩa một cách chính xác những từ, cụm từ như “please” (tiếng Anh), “s’il vous plait” (tiếng Pháp) hay “пожалуйста” (tiếng Nga). Khi cần thể hiện ý nghĩa này, người Việt thường hay sử dụng: “ông / bà / anh / chị làm ơn”, “không dám”, “có gì đâu”, “xin gửi ông / bà / anh / chị” tùy theo ngữ cảnh giao tiếp. Sự thay đổi linh hoạt trong xưng hô và nghi thức lời nói trong tiếng Việt thực sự rất phức tạp đối với HVNN, nhất là với đối tượng ít được ra ngoài doanh trại để thực hành và trải nghiệm văn hóa. Nghi thức lời nói được người Việt cho là thể hiện sự khiêm nhường, lịch sự nếu không cùng từ góc nhìn văn hóa rất khó truyền tải đến người học. Cách giải thích từ “gọi là” [99, tr.103] là một minh chứng cho việc không thể tách rời các cấu trúc ngôn ngữ với văn hóa. Ý nghĩa sử dụng từ này là: “Trong đời sống hàng ngày gọi là được dùng để biểu thị thái độ khiêm tốn của người nói trong trường hợp biếu tặng ai cái gì” [99, tr.104], ví dụ: “Tôi mới đi công tác về, gọi là có chút quà biếu bác” Khi học nội dung này, trong một lớp có 5 học viên thì chỉ học viên Trung Quốc hiểu 100%, 2 học viên Thái Lan hiểu khoảng 50% còn học viên Ấn Độ và học viên Úc thì chỉ hiểu khoảng 20%. Lý do là ở chỗ quan niệm về thái độ của một hành vi ứng xử của các nền văn hóa khác nhau có sự khác nhau. Sự khiêm nhường được coi trọng trong biểu hiện hành vi của một nền văn hóa này nhưng lại không được được chấp nhận ở một nền văn hóa khác. Như vậy, nội dung tinh tế - giản dị của văn hóa Việt Nam với nhiều lý do đã không được truyền tải đến người học như mong muốn. Vấn đề này sẽ được tiếp tục bàn luận trong chương 4. 3.2.2. Phương pháp giảng dạy văn hóa Việt Nam ở nhà trường quân đội hiện nay 3.2.2.1. Về phương pháp giảng dạy văn hóa Việt Nam qua đánh giá của giảng viên Phương pháp giảng dạy là yếu tố có vai trò quyết định trong việc truyền tải bản sắc văn hóa Việt Nam đến với HVNN. Bởi quá trình truyền tải nội dung 93 bản sắc văn hóa không phải thông qua giảng giải trực tiếp theo các đề mục mà được người dạy lồng ghép và truyền đạt thông qua các chủ đề văn hóa và chủ điểm giao tiếp (đã bàn trong tiểu mục 2.3.1.2). Kết quả khảo sát cho thấy, có 80% giảng viên chọn giảng dạy nội dung văn hóa kết hợp thực hành với 4 kỹ năng [Phụ lục 2A, Biểu đồ 2A.14]. Nhận thức được vai trò văn hóa trong ngôn ngữ, các giảng viên thường rất chú trọng giảng dạy bản sắc văn hóa qua hệ thống từ vựng trong các chủ đề văn hóa cụ thể và trong các tình huống giao tiếp. Phương pháp giảng dạy sẽ tác động rất lớn đến tâm lý và hiệu quả tiếp nhận của người học. Chính vì vậy, trả lời cho câu hỏi: Theo đồng chí, giảng dạy văn hóa cho học viên có cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau không?, đã có 96% số giảng viên được hỏi chọn Cần thiết [Phụ lục 2A, Biểu đồ 2A.15]. Đây cũng là một nhận thức tích cực trong việc giảng dạy bản sắc văn hóa cho HVNN bởi trong một giờ học, việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy không những nâng cao chất lượng truyền tải mà còn gây hứng thú, kích thích sự sáng tạo của người học. Trong khảo sát Những phương pháp giảng dạy văn hóa Việt Nam hiện nay cho HVNN, phương pháp So sánh với văn hóa nước bạn được 30% giảng viên lựa chọn là Chủ yếu, 60% lựa chọn Một ít, 10% chọn Không chắc chắn; phương pháp Thảo luận và giải quyết vấn đề được 80% lựa chọn là Chủ yếu, 16% lựa chọn Một ít, 4% chọn Không chắc chắn; Cung cấp thông tin là phương pháp được 70% lựa chọn Chủ yếu, 24% lựa chọn Một ít, 6% chọn Không chắc chắn; phương pháp Thuyết trình được 84% lựa chọn là Chủ yếu, 16% lựa chọn Một ít; phương pháp Tham quan thực tế được 30% lựa chọn Một ít, 70% chọn Không chắc chắn; phương pháp Đóng vai có 30% lựa chọn là Chủ yếu, 60% lựa chọn Một ít, 10% chọn Không chắc chắn; cuối cùng là phương pháp Tình huống giao tiếp được 74% lựa chọn là Chủ yếu, 26% lựa chọn Một ít [Phụ lục 2A, Biểu đồ 2A.17]. 94 Khảo sát Những đề xuất phương pháp giảng dạy văn hóa cho HVNN, có 30% giảng viên chọn Có và 70% chọn Không [Phụ lục 2A, Biểu đồ 2A.18]. Việc các giảng viên không đề xuất phương pháp là bởi trong NTQĐ, các giảng viên đều tuân thủ giáo án, mỗi phương pháp đưa ra giảng dạy đều phải được thảo luận và thống nhất ở bộ môn và phê duyệt của chỉ huy. Thực tế cho thấy, một lớp học tiếng Việt ở NTQĐ có số lượng học viên khá đông (10 đến 25 học viên), tập trung 4 đến 5 nhóm hoặc cá nhân có quốc tịch khác nhau, nhận thức của học viên không đồng đều nên việc áp dụng một phương pháp giảng dạy rất khó khăn. Yếu tố hỗ trợ cho giảng dạy văn hóa là các phương tiện và thiết bị dạy học trong NTQĐ chưa đồng đều, một số trường không có thiết bị nghe nhìn hoặc không được kết nối internet trong phòng học Một yếu tố nữa thuộc về chủ quan các nhà giáo, phương pháp giảng dạy của một số giảng viên còn chưa phát huy được tính sáng tạo, tự học của học viên; việc cập nhật những phương pháp giảng dạy tích cực chưa đồng bộ Giảng viên ít có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường cùng hệ thống NTQĐ và các trường ngoài quân đội Những yếu tố kể trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đưa phương pháp giảng dạy tích cực vào giảng dạy. 3.2.2.2. Về phương pháp giảng dạy văn hóa Việt Nam qua đánh giá của học viên Để tìm hiểu sự tiếp nhận văn hóa Việt Nam của HVNN trong NTQĐ, NCS sử dụng 300 phiếu anket khảo sát ở 5 trường từ Bắc đến Nam. Học viên đã học tiếng Việt từ 8 tháng trở lên, có thể đọc hiểu văn bản và giao tiếp với người Việt. Phiếu anket dành cho HVNN có cách sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, hạn chế sử dụng từ ngữ học thuật để phù hợp với đối tượng khảo sát. Khảo sát HVNN về thái độ của họ đối với phương pháp giảng dạy đang được sử dụng hiện nay qua câu hỏi: Bạn cho biết hiệu quả của việc giảng dạy văn hóa Việt Nam tại nhà trường đã đáp ứng nhu cầu của bạn chưa? Có 95 30,67% số HVNN được hỏi chọn Tốt, 60% chọn Bình thường và 9,33% chọn Khó trả lời [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.17]. Kết quả khảo sát thực tế những phương pháp của giảng viên sử dụng trong NTQĐ hiện nay khá trùng khớp với đánh giá của học viên. Về hoạt động giảng dạy được giảng viên sử dụng trong các giờ học có nội dung văn hóa, phương pháp So sánh với văn hóa nước bạn được 85,67% lựa chọn Một ít, 14,33% chọn Không chắc chắn; phương pháp Thảo luận và giải quyết vấn đề được 80,33% lựa chọn là Chủ yếu, 19,67% lựa chọn Một ít; phương pháp Cung cấp thông tin được 79,33% lựa chọn là Chủ yếu, 20,67% lựa chọn Một ít; phương pháp Thuyết trình được 85% lựa chọn là Chủ yếu, 15% lựa chọn Một ít; phương pháp Tham quan thực tế được 81% lựa chọn Một ít, 19% chọn Không chắc chắn; phương pháp Đóng vai được 79,33% lựa chọn Một ít, 20,67% chọn Không chắc chắn; cuối cùng là Tình huống giao tiếp được 61% lựa chọn là Chủ yếu, 39% lựa chọn Một ít [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.18]. Thực tế trên cho thấy ở NTQĐ, giảng viên chủ yếu sử dụng các phương pháp thuyết trình, thảo luận và giải quyết vấn đề, cung cấp thông tin và các tình huống giao tiếp; còn các phương pháp khác như so sánh với văn hóa của nước bạn, đóng vai và thực hành trải nghiệm không được các giảng viên lựa chọn là phương pháp giảng dạy chủ yếu. Khi được hỏi mong muốn được học tập văn hóa Việt Nam bằng phương pháp giảng dạy nào?, có 85,67% số HVNN chọn phương pháp So sánh với văn hóa nước bạn là Chủ yếu; phương pháp Thảo luận và giải quyết vấn đề được 59,67% lựa chọn là Chủ yếu; hai phương pháp Cung cấp thông tin và Thuyết trình cùng được 59,67% lựa chọn là Chủ yếu; phương pháp Tham quan thực tế được 81% lựa chọn Chủ yếu; phương pháp Đóng vai có 85,67% lựa chọn Chủ yếu; cuối cùng là Tình huống giao tiếp được 85% lựa chọn Chủ yếu [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.19]. 96 Như vậy, các phương pháp được HVNN lựa chọn nhiều nhất là so sánh với văn hóa nước bạn, tham quan thực tế, đóng vai và tình huống giao tiếp với hơn 80% số phiếu lựa chọn. Thực tế điền dã cho thấy, ở các nhà trường chỉ có một đối tượng HVNN như Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự Vinhempich và Trường Sĩ quan Lục quân 2, các giảng viên khá am hiểu văn hóa của học viên, một số giảng viên còn có thể sử dụng được tiếng Lào và tiếng Campuchia trong giải thích một số cảnh huống văn hóa khác biệt. Phương pháp so sánh văn hóa (những đặc điểm riêng của mỗi dân tộc) giúp khắc sâu trong nhận thức của người học các quan điểm văn hóa. Phương pháp đóng vai khiến học viên tưởng tượng mình ở trong một tình huống giao tiếp liên quan đến văn hóa. Ví dụ, sau khi học từ xưng hô, học viên đóng vai trong cuộc thoại có cách xưng hô không thích hợp. Học viên khác quan sát, phát hiện chỗ sai sau đó đóng vai trong tình huống tương tự nhưng sử dụng hình thức xưng hô phù hợp. Phương pháp này kích thích được sự sáng tạo của người học nhưng trong thực tế lại ít được áp dụng trong các giờ dạy chính khóa mà chủ yếu được thực hiện trong một số giờ học ngoại khóa. Sử dụng phương pháp này, giảng viên như một đạo diễn tổ chức tình huống còn học viên là trung tâm của giờ học, nhờ đó những hiểu biết văn hóa sẽ được khắc sâu trong tâm trí người học. Một phương pháp học văn hóa nữa được học viên rất yêu thích và mong muốn được học tập đó là tham quan thực tế. Như trên đã phân tích, đây là một phương pháp chưa được thực hiện một cách thường xuyên và đồng đều ở tất cả các NTQĐ. Có rất nhiều lý do được các cấp quản lý đưa ra như đảm bảo an toàn cho HVNN, nguồn kinh phí, hiệu quả thực tế so với công sức bỏ ra nên phương pháp này ít được áp dụng, đặc biệt là đối với các trường phía Nam. Trải nghiệm thực tế cho thấy, đây là một hình thức học tập rất hiệu quả. Trước khi đi tham quan, thầy cô và trò cùng tìm hiểu những nét những nét văn hóa phổ quát và đặc thù của địa điểm mình đến. Sau đó, học viên tự trải nghiệm những 97 hiểu biết văn hóa đã được tìm hiểu và mô tả lại bằng hình thức viết, nói. Mỗi chuyến tham quan là một kỷ niệm rất đẹp trong thời gian học tập của học viên, bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp về bản sắc văn hóa, đất nước và con người Việt Nam và cũng từ đây lan tỏa những “sức mạnh mềm” rất đáng để các cấp quản lý đầu tư kinh phí và các thầy cô giáo đầu tư công sức cho phương pháp học tập hiệu quả này. 3.3. VIỆC TIẾP NHẬN VÀ TRẢI NGHIỆM BẢN SẮC VĂN HÓA QUA MÔN TIẾNG VIỆT CỦA HỌC VIÊN NƯỚC NGOÀI Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 3.3.1. Về tiếp nhận 3.3.1.1. Về tiếp nhận bản sắc văn hóa Việt Nam trong học tập chính khóa Nhận xét về bản sắc văn hóa Việt Nam trong các buổi học tập chính khóa, Giờ học tiếng Việt có nội dung văn hóa được người học đánh giá là Thú vị lên đến 92,33%; còn lại chỉ có 7,67% cho rằng Bình thường [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.2]. Tương tự là Các nội dung học tập có thể tiếp nhận bản sắc văn hóa cũng có 92,33% HVNN được hỏi chọn Các tình huống giao tiếp [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.4]. Thực tế này cho thấy dù tự học hay học có sự hướng dẫn của giảng viên, HVNN cũng tiếp nhận và thực hành văn hóa chủ yếu qua những tình huống giao tiếp. Đúng như V.I. Lê nin đã nói, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Khi ngôn ngữ loài người phát triển thì nó không còn là công cụ để trao đổi thông tin thuần túy mà còn là phương tiện để phản ánh những thói quen, tập quán, quan niệm thẩm mỹ của mỗi cộng đồng người và những cách thức hoạt động giao tiếp trong những ngữ cảnh cụ thể. Cũng theo đánh giá từ HVNN, 75% cho rằng bản sắc văn hóa được cung cấp bởi Cụm từ cố định và thành ngữ [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.4]. Những số liệu cụ thể trên cho thấy quan điểm của học viên khá trùng khớp với đánh giá của giảng viên và cũng là minh chứng cho hướng nghiên cứu lựa chọn phạm vi bản sắc văn 98 hóa Việt Nam trong nội dung rộng lớn của văn hóa (như đã được đề cập trong tiểu mục 2.1.1.3). Trong giai đoạn đầu của quá trình học ngôn ngữ, những kiến thức văn hóa đưa vào các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_hoa_viet_nam_trong_giang_day_mon_tieng_viet_cho.pdf
Tài liệu liên quan