Luận án Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, giai đoạn dến năm 2025

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC

LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN .9

1.1. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI .9

1.1.1. Nghiên cứu lý thuyết việc làm.9

1.1.2. Nghiên cứu lao động, việc làm khu vực nông thôn.11

1.1.3. Nghiên cứu việc làm của thanh niên và thanh niên nông thôn.14

1.2. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC .16

1.2.1. Nghiên cứu việc làm nói chung.17

1.2.2. Nghiên cứu việc làm lao động nông thôn.19

1.2.3. Nghiên cứu việc làm của thanh niên và thanh niên nông thôn.22

1.3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC LÀM THANH NIÊN

NÔNG THÔN HÀ NỘI .25

1.3.1. Những kết quả được khẳng định về mặt khoa học, thực tiễn.25

1.3.2. Khoảng trống và một số vấn đề luận án tập trung nghiên cứu.26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.28

Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN

NÔNG THÔN .29

2.1. CÁC KHÁI NIỆM.29

2.1.1. Việc làm và thị trường lao động.29

2.1.2. Thanh niên nông thôn và đặc điểm việc làm thanh niên nông thôn.37

2.1.3. Ý nghĩa của việc làm đối với thanh niên nông thôn.39

2.2. CÁC LÝ THUYẾT VIỆC LÀM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VIỆC

LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN .41

2.2.1. Các lý thuyết việc làm .41

2.2.2. Nội hàm việc làm thanh niên nông thôn.48

2.2.3. Xu hướng việc làm thanh niên nông thôn trong bối cảnh hội nhập

và yêu cầu đặt ra đối với các khu vực đô thị hóa nhanh .50

2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN

NÔNG THÔN.52

pdf210 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, giai đoạn dến năm 2025, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng động sáng tạo của tuổi trẻ chưa được động viên và khai thác hiệu quả. 11 Tình trạng mà ở đó biểu hiện các trạng thái khác nhau do sử dụng không hiệu quả nguồn nhân lực, chẳng hạn mọi người vẫn có việc làm đầy đủ nhưng năng suất lao động rất thấp, thu nhập thấp hoặc làm việc dưới mức trình độ đào tạo, làm trái ngành nghề đào tạo 82 Trong những năm vừa qua, việc làm thanh niên nông thôn Hà Nội luôn đóng vai trò khá quan trọng đối với khu vực nông thôn, chiếm khoảng ¼ tổng việc làm khu vực nông thôn (bảng dưới) nhưng so với tổng việc làm của thanh niên Hà Nội thì tỷ trọng giảm từ 66,9% năm 2012 xuống còn 52,9% năm 2017. Đây cũng là những con số phản ánh quá trình đô thị hóa nhanh của nông thôn Hà Nội và thanh niên nông thôn tham gia nhiều hơn vào quá trình đó; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội kéo theo thay đổi cấu trúc việc làm của thanh niên nông thôn đã phần nào theo hướng tích cực, dịch chuyển từ việc làm nông nghiệp năng suất thấp sang việc làm ở các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Bảng 3.4: Tỷ lệ việc làm của thanh niên (tuổi 15-29) nông thôn Hà Nội so với tổng việc làm nông thôn và tổng việc làm thanh niên HN, giai đoạn 2012-2017 Đơn vị tính:% Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ VL TN nông thôn so với tổng VL nông thôn 26.59 25.79 25.21 25.24 24.48 25.51 Tỷ lệ VL TN nông thôn so với tổng VL thanh niên HN 66.90 65.28 62.49 60.23 53.69 52.94 Nguồn: Tính toán theo Kết quả điều tra LĐVL của TCTK, 2012-2017 Mặc dù cơ hội việc làm đối với thanh niên nông thôn nhiều hơn và cơ hội gia tăng thu nhập tốt hơn do thay đổi cấu trúc việc làm nhưng đánh giá về các cơ hội tuyển dụng tại các doanh nghiệp, các khu công nghiệp và việc làm ở địa phương, kết quả điều tra của NCS cho thấy: đa số (hơn 60%) thanh niên nông thôn được hỏi cho rằng ít cơ hội và khó tìm được việc làm; khoảng 40% thanh niên cho rằng không khó để tìm được việc làm. Bảng 3.5. Đánh giá mức độ tìm kiếm việc làm của thanh niên nông thôn Đánh giá Số lượng Tỉ lệ % Dễ tìm kiếm việc làm 198 39,6% Khó tìm kiếm việc làm 302 60,4% Tổng 500 100% Nguồn: Kết quả điều tra thanh niên nông thôn của NCS 2016 83 Về những mục tiêu mà thanh niên nông thôn quan tâm nhất khi tìm kiếm việc làm thì hầu hết thanh niên được hỏi đều cho rằng: trước hết đó là việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản như tiền lương thu nhập (gần 95%), điều kiện làm việc và thăng tiến (trên 95%) và sau đó là để có điều kiện sống tốt hơn (gần 85%). Bảng 3.6. Các vấn đề mà thanh niên nông thôn quan tâm nhất khi tìm kiếm việc làm Đánh giá Số lượng Tỉ lệ % Thù lao, thu nhập 473/500 94,6% Điều kiện làm việc 477/500 95,4% Điều kiện sống 423/500 84,6% Nguồn: Kết quả điều tra thanh niên nông thôn của NCS 2016 Trong khi đó, điều tra khảo sát dành cho nhà tuyển dụng về việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội cho thấy: Nhu cầu tuyển dụng lao động của các đơn vị: tuyển dụng về quản lý (chiếm tỷ lệ 5,6%) chủ yếu trong các doanh nghiệp lớn; các doanh nghiệp vừa thường tuyển dụng các kỹ sư (chiếm tỷ lệ khoảng 13,6%); các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tuyển lao động đã qua đào tạo nghề để họ có thể nắm bắt và làm việc được ngay sau khi tuyển dụng (chiếm tỷ lệ 44,5%). Một số doanh nghiệp nhỏ và đa phần các doanh nghiệp lớn (các khu công nghiệp) vẫn đa phần là tuyển dụng các lao động giản đơn/ lao động phổ thông sau đó đào tạo vào vị trí tuyển dụng. Bảng 3.7. Nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp Nhu cầu Số lượng Tỉ lệ % Quản lý 10 5,6 Kỹ sư 16 9 Lao động đã qua đào tạo nghề 66 36,6 Lao động giản đơn 88 48,8 Tổng 180 100 Nguồn: Kết quả điều tra các nhà tuyển dụng của NCS 2016 84 Trên thực tế, một bộ phận thanh niên nông thôn Hà Nội không tìm được việc làm hoặc không trụ được tại các vị trí sau khi đã tuyển dụng là do trình độ, kỹ năng hạn chế hoặc tinh thần, thái độ làm việc chưa thích ứng với yêu cầu của sản xuất công nghiệp hiện đại. Vẫn còn trên 51% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được NCS hỏi cho rằng họ gặp khó khăn trong tuyển dụng và duy trì lao động, do nhiều lao động thanh niên không phù hợp về chuyên môn kỹ thuật hay trình độ, kỹ năng hạn chế, tác phong làm việc tùy tiện. Thêm vào đó, nhận thức về việc làm của thanh niên thường chỉ quan tâm đến thu nhập mà ít chú trọng đến động cơ thái độ làm việc và cơ hội phát triển nghề nghiệp; hậu quả của nhận thức thấp thường đi kèm với tình trạng nhảy việc nhiều và không gắn bó với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Bảng 3.8. Đánh giá mức độ khó khăn của các đơn vị, doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động Đánh giá Số lượng Tỉ lệ % Có 92 51,2 Không có 35 19,6 Khó đánh giá 53 29,2 Tổng 180 100 Nguồn: Kết quả điều tra các nhà tuyển dụng của NCS 2016 Kết quả điều tra các nhà tuyển dụng cho thấy, họ đã đề ra nhiều phương thức khác nhau để thu hút đủ lao động cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và thu hút người giỏi, người tài trong quá trình cạnh tranh. Các biện pháp được sử dụng của chủ doanh nghiệp và người quản lý thường bao gồm cả việc kích thích vật chất và kích thích phi vật chất. Trong số các biện pháp được sử dụng thì các chủ doanh nghiệp tập trung nhiều vào bổ nhiệm vào vị trí cao hơn (77,8%), tăng lương (68,2%). 85 Bảng 3.9. Các biện pháp chủ yếu để thu hút lao động của các đơn vị, doanh nghiệp Biện pháp Số lượng Tỉ lệ % Tăng lương 123 68,2 Bổ nhiệm vào vị trí cao hơn 140 77,8 Đào tạo 92 51,2 Cung cấp các lợi ích khác ngoài lương 112 62,4 Nguồn: Kết quả điều tra các nhà tuyển dụng của NCS 2016 Tiêu chí tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp khá đa dạng, quan tâm chủ yếu đến: kinh nghiệm làm việc (73,8%), độ tuổi và sức khỏe (51,6%), năng lực (47,2%); các đơn vị cũng ưu tiên hơn đối với những thanh niên lao động tại địa phương. Kết quả điều tra của NCS cho thấy, nhà tuyển dụng chú ý đến các năng lực thực hiện và tính năng động sáng tạo hơn là những tiêu chí hình thức như bằng cấp/chứng chỉ (chỉ 41,8%) và giới tính (40,2%). 3.2.2. Cấu trúc việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội Quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội làm thay đổi cấu trúc việc làm của thanh niên nông thôn, dẫn đến một số chuyển biến tích cực như: - Việc làm của nữ thanh niên ngày một nhiều hơn (từ 46,4% năm 2012 tăng lên 47,2% năm 2017), chứng tỏ vai trò của nữ thanh niên nông thôn trong tham gia vào sản xuất xã hội ngày một lớn hơn. - Thanh niên lớn tuổi (thường là đã qua đào tạo) chiếm tỷ trọng nhiều hơn (từ 49,2% năm 2012 tăng lên 51,1% năm 2017), chứng tỏ vai trò của hệ thống mạng lưới giáo dục - đào tạo trong đóng góp vào gia tăng quy mô và giá trị của việc làm thanh niên nông thôn. 86 Bảng 3.10a : Cấu trúc việc làm theo giới và độ tuổi của thanh niên nông thôn Đơn vị tính: % STT Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Cơ cấu VL theo giới tính: - Nam 53.62 52.88 54.16 52.24 52.00 52.81 - Nữ 46.38 47.12 45.84 47.76 48.00 47.19 2 Cơ cấu VL theo độ tuổi - Từ 15 – 24 50.81 50.68 50.63 50.62 48.89 48.92 - Từ 25 – 29 49.19 49.32 49.37 49.38 51.11 51.08 Nguồn: Tính toán theo Kết quả điều tra LĐVL của TCTK, 2012 - 2017 Trong giai đoạn 2012 - 2017, cơ cấu kinh tế Hà Nội đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đã tăng từ 80,6% năm 2012 lên 94,9% năm 2017. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến dịch chuyển cấu trúc việc làm ở khu vực nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh thay đổi cấu trúc việc làm của thanh niên nông thôn theo hướng giảm việc làm trong nông nghiệp, từ 22,2% năm 2012 xuống còn 14,3% năm 2017. Giai đoạn 2012 - 2017, việc làm thanh niên nông thôn Hà Nội nhìn chung đã giảm cả số lượng lẫn tỷ trọng. Mỗi năm có khoảng 7,5 ngàn lao động rút ra khỏi ngành nông nghiệp, tỷ trọng việc làm trong nông nghiệp khu vực nông thôn đã giảm được 7,3 điểm phần trăm trong cả giai đoạn. Bên cạnh đó, trong nội bộ ngành nông nghiệp nông thôn cũng có sự chuyển dịch theo hướng chuyển từ hoạt động thuần nông, giản đơn, năng suất thấp sang các công việc, ngành nghề có chuỗi giá trị kinh tế cao hơn. Trong khi đó, tỷ trọng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội ngày càng tăng thêm trong khu vực phi nông nghiệp - việc làm công nghiệp và xây dựng tăng từ 42,2% năm 2012 lên 50,4% năm 2017, việc làm khu vực dịch vụ và thương mại tăng từ 35,7% năm 2012 lên 38,1% năm 2017. Mặc dù kinh tế Hà Nội tăng trưởng khá (trên 10% trong giai đoạn 2012 - 2017) đã thu hút một lượng lao động sang khu vực phi nông nghiệp, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này chưa đủ lớn để rút ra được nhiều hơn nữa lao động nông nghiệp, lượng 87 lao động thu hút được dường như chỉ tương đương với số thanh niên lần đầu gia nhập thị trường lao động hàng năm, đặc biệt là số lượng thanh niên nông thôn từ các khu vực Hà Tây cũ, Mê Linh sau khi sát nhập vào Hà Nội năm 2008. Kinh tế Hà Nội phát triển nhưng có thể nhận thấy vẫn chưa có chiến lược rõ ràng để tạo được bước đột phá lớn trong chuyển dịch sang các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng lớn và dịch vụ công nghệ cao (năng lượng tái tạo, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, thiết bị điện tử thông minh, công nghệ thông tin, logistic, du lịch, tài chính, nghiên cứu phát triển) nhằm phục vụ kịp thời cho quá trình Hà Nội phát triển để trở thành đô thị hoá thông minh hiện đại. Hệ số co giãn việc làm của Hà Nội mặc dù có cao hơn hệ số chung của cả nước (0,3012 so với 0,22 trong thời kỳ 2008 - 2017) nhưng còn thấp hơn nhiều so với mức bình quân ở Thủ đô các nước trong khu vực khi ở mức độ phát triển tương đương13. Cơ cấu việc làm theo nghề của thanh niên nông thôn Hà Nội có sự thay đổi, tăng tỷ trọng làm các công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật bậc cao (từ 9,7% năm 2012 tăng lên 11,7% năm 2017) và bậc trung (từ gần 5% năm 2012 lên 7,3% năm 2017). Nhưng nhìn vào cơ cấu này chúng ta thấy có 2 điểm yếu cơ bản: thứ nhất, tỷ lệ thanh niên làm lãnh đạo quản lý giảm mạnh và còn gần như không đáng kể, từ 0,3% năm 2012 xuống chỉ còn 0,09% vào năm 2017; thứ hai, một bộ phận lớn thanh niên làm những công việc giản đơn không yêu cầu qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, 24% vào năm 2012 và 15,4% vào năm 2017. Những con số này vừa phản ánh mức độ hạn chế của “vốn con người” thanh niên nông thôn Hà Nội, vừa phản ánh sự yếu kém của Hà Nội trong chuyển dịch sang những ngành nghề công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. 12 GDP của Hà Nội thời kỳ này tăng khoảng 10% năm, việc làm tăng 3% năm. 13 Thủ đô Bangkoc, Kuala Lumpur, Jakarta của Thái Lan, Malaxia, Indonexiacó hệ số co giãn việc làm nông thôn khi ở năng suất lao động tương đương mức Việt Nam bây giờ thường trên 0,4. 88 Bảng 3.10b: Cấu trúc việc làm theo ngành và nghề của thanh niên nông thôn Đơn vị tính: % STT Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Cơ cấu VL theo ngành: - Nông Lâm Thủy sản 22.16 21.51 20.05 15.13 14.86 14.31 - Công nghiệp và XD 42.15 44.68 45.81 47.97 50.4 49.64 - Dịch vụ 35.69 33.81 34.14 36.91 38.05 36.05 2 Cơ cấu VL theo nghề - Lãnh đạo quản lý 0.29 0.26 0.24 0.11 0.08 0.09 - CMKT bậc cao 9.67 10.03 9.65 11.52 11.74 11.2 - CMKT bậc trung 4.95 6.59 4.92 7.56 7.33 7.5 - Nhân viên 2.79 2.34 2.75 1.47 1.9 2.0 - Dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng 15.63 15.23 15.59 15.33 14.82 14.9 - Nghề trong NLN 0.60 0.71 0.6 0.09 0.21 0.3 - Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 26.74 26.45 26.78 25.41 27.24 27.0 - Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 15.16 16.29 15.13 19.25 21.17 21.6 - Nghề giản đơn 24.07 22.01 24.13 19.1 15.36 15.3 - Khác 0.10 0.09 0.21 0.16 0.15 0.01 Nguồn: Tính toán theo Kết quả điều tra LĐVL của TCTK, 2012-2017 Trên giác độ vị thế việc làm, mặc dù có sự gia tăng tỷ lệ làm công hưởng lương (từ 51,3% năm 2012 tăng lên 70% năm 2017) nhưng cấu trúc vị thế của thanh niên nông thôn Hà Nội trên thị trường lao động vẫn thể hiện là một phân khúc thị trường lạc hậu, khu vực kinh tế không chính thức lớn với những đặc điểm dễ bị tổn thương, không hợp đồng lao động, không bảo hiểm xã hội, không có Công đoàn bảo vệ và không được hưởng các phúc lợi xã hội đáng có. Tỷ lệ thanh niên nông thôn làm ở khu vực việc làm không chính thức là 47,4% vào năm 2012 (21,1% tự làm và 26,3% lao động gia đình) và 30% vào năm 2017 (11,8% tự làm và 18,2% lao động gia đình). Tinh thần khởi nghiệp, ý thức làm chủ và tự tạo việc làm của thanh niên 89 nông thôn Hà Nội chưa thể hiện rõ là bộ phận tiên phong đi đầu trong sản xuất kinh doanh, xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ thanh niên nông thôn là chủ doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động trong tổng việc làm thậm trí còn giảm mạnh trong giai đoạn 2013-2017, từ 1,3% năm 2013 giảm xuống còn 0,72% năm 2017 (Bảng dưới). Bảng 3.10c: Cấu trúc việc làm theo vị thế của thanh niên nông thôn Hà Nội Đơn vị tính: % STT Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Cơ cấu việc làm theo vị thế - Chủ sử dụng LĐ 1.20 1.30 1.08 0.98 0.85 0.72 - Làm công ăn lương 51.30 51.20 55.46 66.44 70.0 69.18 - Tự làm 21.10 20.90 12.72 13.29 11.88 11.80 - Lao động gia đình 26.30 26.50 30.69 19.22 17.28 18.29 - Lao động hợp tác xã 0.10 0.10 0.05 0.07 0 0 Nguồn: Tính toán theo Kết quả điều tra LĐVL của TCTK, 2012-2017 Những con số này cho thấy Hà Nội còn quá nhiều rào cản trong việc thay đổi cấu trúc thị trường lao động theo hướng hiện đại, công bằng và minh bạch; những hạn chế, yếu kém của chế độ hộ khẩu hay cung cấp các cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch, thông tin truyền thông, hỗ trợ về nhà ở để chính thức hóa khu vực không chính thức vẫn tiếp tục hiện diện tại một Thủ đô mong muốn xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại. 3.2.3. Chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội Có thể thấy chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội được cải thiện đáng kể nếu xem xét trên giác độ thu nhập. Mức tăng thu nhập việc làm công hưởng lương của thanh niên nông thôn Hà Nội bình quân đạt 7,6% trong những năm 2012 - 2017, trong đó tăng cao nhất thuộc về khu vực nông lâm ngư nghiệp (9,8%), sau đó đến công nghiệp- xây dựng (9,1%), tăng thấp nhất là ở khu vực dịch vụ (4,6%). 90 Bảng 3.11. Thu nhập của thanh niên nông thôn Hà Nội làm công hưởng lương (2012 - 2017) Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Mức +, - bình quân năm (%) Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu nhập bình quân tháng 3339 100.0 3368 100.0 3585 100.0 4344 100.0 4725 100.0 4812 100.0 0.076 - NLTS 2763 38.7 3012 39.3 3185 39.2 5517 51.1 3416 38.9 4415 37.6 0.098 - CN&XD 3215 23.0 3467 23.9 3517 23.4 4329 22.1 4849 26.3 4962 26.4 0.091 - DV 3841 38.3 3781 36.8 3706 37.4 4355 26.8 4561 34.9 4817 35.9 0.046 Nguồn: Tính toán theo Kết quả điều tra LĐVL của TCTK, 2012-2017 Nhưng có thể nói, mức thu nhập của thanh niên nông thôn Hà Nội vẫn thuộc loại thấp nếu so sánh với việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản để phát triển, nhất là các nhu cầu về đào tạo, về hưởng thụ văn hóa tinh thần, về hội nhập xã hội và quốc tế. Năm 2017, tổng thu nhập bình quân tháng của thanh niên nông thôn Hà Nội làm công hưởng lương chỉ đạt trung bình 4,7 triệu đồng/người (cao hơn lương tối thiểu chỉ khoảng 20%) và thấp hơn khoảng 22% so với thu nhập của thanh niên nội thành Hà Nội (khoảng 6,0 triệu đồng). Nếu tính đến ảnh hưởng của việc tăng chỉ số giá cả tiêu dùng CPI, thì thu nhập thực tế của thanh niên nông thôn Hà Nội chỉ tăng khoảng 3%/năm trong giai đoạn 2012-2017, đây là mức tăng khá thấp trong bối cảnh bùng phát của quá trình đô thị hóa và thay đổi cơ cấu tiêu dùng của người dân Hà Nội. Điều đáng chú ý là, tỷ lệ thanh niên nông thôn có thu nhập thấp (mức thu nhập dưới 2/3 mức thu nhập trung vị của Hà Nội) còn đến gần 20% năm 2017, tỷ lệ lao động này cho thấy còn bất bình đẳng thu nhập đáng kể giữa người lao động làm công hưởng lương của khu vực nông thôn Hà Nội (Bản tin cập nhật Thị trường lao động số Quý 2/2018, TCTK - BLĐTBXH và Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội). Cùng với đó, cơ cấu thu nhập của thanh 91 niên nông thôn Hà Nội vẫn đa số là từ khu vực nông nghiệp (51% vào năm 2015 và 38% vào năm 2017), thu nhập từ các hoạt động thuộc lĩnh vực công nghiệp- xây dựng hay dịch vụ còn rất khiêm tốn. Cấu trúc thu nhập này phản ánh bản chất cấu trúc việc làm nghề nghiệp lạc hậu của thanh niên nông thôn Hà Nội. Bảng 3.12. Đánh giá mức độ hài lòng của thanh niên nông thôn với mức thu nhập thực tế Đánh giá Số lượng Tỉ lệ % Bằng lòng 135 27 Chưa bằng lòng 178 35,6 Khó đánh giá 187 37,4 Tổng 500 100 Nguồn: Kết quả điều tra thanh niên nông thôn của NCS 2016 Đánh giá về tình trạng thu nhập hiện nay, chỉ chưa đến 27% thanh niên nông thôn được hỏi bằng lòng với mức thu nhập thực tế của họ; có đến gần 36% số được hỏi không bằng lòng. Thanh niên có một nhận định chung là mức thu nhập có được từ việc làm hiện tại chỉ giúp họ trang trải được những nhu cầu cơ bản, không thể đảm bảo cho họ ngăn ngừa, phòng chống và khắc phục sự cố khi rủi ro xảy ra. Ngoài thu nhập, Bảng dưới đây còn thể hiện một số chỉ tiêu quan trọng về chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội. Bảng 3.13. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội, giai đoạn 2012-2017 Tiêu chí Thanh niên nông thôn Thanh niên đô thị 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2017 Có hợp đồng lao động (%) 31.56 26.23 32.17 28.16 27.25 47.95 55.63 Có tham gia BHXH (%) 26.12 19.51 19.89 21.63 22.11 25.62 47.34 Tham gia BHXH tự nguyện (%) 6.05 7.98 7.12 8.85 8.08 24.81 12.13 Làm trong cơ sở có tổ chức CĐ (%) 5.81 6.23 6.14 7.81 7.11 7.83 24.07 Được đào tạo tại cơ sở làm việc (%) 3.2 2.6 2.9 2.7 3.0 8.02 17.57 Nguồn: Tính toán theo Kết quả điều tra LĐVL của TCTK, 2012-2017 92 Các số liệu cho thấy, phân tích một cách tổng thể, chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội còn hạn chế, tính yếu thế và dễ bị tổn thương trong việc làm của họ thể hiện ở Bảng trên qua những đánh giá về: - Tỷ lệ việc làm có hợp đồng lao động thấp, chỉ 48% năm 2017 so với mức 55,6% của thanh niên đô thị Hà Nội. Như vậy, còn đến 52% việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội không có hợp đồng lao động, điều đó đồng nghĩa với việc không có bảo hiểm xã hội và không được bảo vệ khi xảy ra tranh chấp. Ngay cả khi có hợp đồng lao động, kết quả điều tra từ các nhà sử dụng lao động cho thấy, các hợp đồng lao động được ký thường ở mức từ 1 - 3 năm, chỉ khoảng 36% là hợp đồng lao động công việc ổn định, không xác định thời hạn. Bảng 3.14. Hình thức hợp đồng lao động mà thanh niên nông thôn được ký khi được tuyển dụng Hợp đồng Số lượng Tỉ lệ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn 64 35,5 Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm 100 55,5 HĐLĐ theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm 16 9 Nguồn: Kết quả điều tra các nhà tuyển dụng của NCS 2016 - Tỷ lệ việc làm có tham gia bảo hiểm xã hội chỉ 25,6% năm 2017 so với mức 47,3% của thanh niên đô thị, đồng nghĩa với việc có đến 75% lao động thanh niên nông thôn Hà Nội khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp phải tự lo, không có bảo hiểm y tế và khi về già không có lương hưu; - Mức độ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của thanh niên nông thôn Hà Nội thấp (chỉ 24,8% vào năm 2017); - Chỉ 7,8% việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội là trong các cơ sở kinh doanh có tổ chức công đoàn, còn lại đến 92% việc làm không được công đoàn bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp hoặc khi chủ sử dụng lao động cố tình vi phạm pháp luật lao động sa thải lao động vô cớ; 93 - Chỉ khoảng 8% vị trí việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội là được đào tạo tại cơ sở làm việc. Hầu hết thanh niên nông thôn tự tìm tòi đến các loại hình và các cấp độ đào tạo khác nhau để cải thiện các cơ hội của mình. Chủ sử dụng lao động với lo ngại chi phí và áp lực cạnh tranh trước mắt hầu như không quan tâm đến sự phát triển về lâu dài của nguồn vốn con người của họ. Trong khi đó, đa số thanh niên nông thôn được hỏi có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, kỹ thuật tiếp tục để có thể có việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn. Có đến 76,2% thanh niên nông thôn được hỏi nói rằng họ cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm về tay nghề và các kỹ thuật cụ thể tại nơi làm việc; họ mong muốn được học hỏi kinh nghiệm, được hướng dẫn và thực hành các kỹ năng cốt lõi cũng như các kỹ năng xã hội trong quá trình làm việc. Bảng 3.15. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của thanh niên nông thôn sau khi được tuyển dụng Đánh giá Số lượng Tỉ lệ % Có nhu cầu 381 76,2 Không có nhu cầu 119 23,8 Tổng 500 100 Nguồn: Kết quả điều tra thanh niên nông thôn của NCS 2016 Khi được hỏi về bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thanh niên nông thôn đang làm việc: có đến gần 60% thanh niên cho rằng họ được đào tạo, bồi dưỡng nhưng không thường xuyên. Bảng 3.16. Đánh giá mức độ đào tạo, bồi dưỡng cho thanh niên nông thôn sau khi được tuyển dụng Đánh giá Số lượng Tỉ lệ % Thường xuyên 103 20,6 Không thường xuyên 297 59,4 Không có 100 20 Tổng 500 100 Nguồn: Kết quả điều tra thanh niên nông thôn của NCS 2016 94 Những đánh giá ở trên cho thấy, mặc dù có một số cải thiện trong tạo việc làm và việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội nhưng vấn đề nghiêm trọng của Hà Nội chính là tình trạng thất nghiệp (cả hữu hình và trá hình), thiếu việc làm của thanh niên nông thôn và những hạn chế, yếu kém về cấu trúc, chất lượng việc làm - đây là những thách thức cơ bản trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô. 3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI 3.3.1. Khung khổ pháp lý và năng lực thực hiện 3.3.1.1. Khung khổ chung Các chính sách chung ảnh hưởng nhiều nhất đến việc làm của thanh niên nông thôn bao gồm: các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp và kinh tế tư nhân, thu hút FDI....và cụ thể là thực hiện Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Việc làm, Luật Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước theo hợp đồng có thời hạn... và các chính sách liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước, chính sách tiền lương tối thiểu, chính sách đào tạo và hỗ trợ đào tạo cho thanh niên nông thôn, chính sách an sinh xã hội... Đặc biệt, Luật Việc làm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin TTLĐ; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm (DVVL); bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Trên cơ sở các quy định của pháp luật về việc làm, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách cụ thể liên quan đến quyền có việc làm của NLĐ và quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động, đảm bảo hài hoà quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Song song với đó, Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách về hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm cho NLĐ, nhất là cho các nhóm lao động yếu thế; các chính sách hỗ trợ NLĐ thất nghiệp nhanh chóng quay trở lại TTLĐ (chính sách BHTN); các chính sách về tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, định hướng nghề nghiệp, thông tin dự báo TTLĐ nhằm kết nối cung cầu lao động; các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), an toàn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp góp phần đẩy mạnh giải quyết việc làm cho NLĐ, nâng 95 cao thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân, cụ thể: (1) Các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, tập trung: Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác; Chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với NLĐ ở khu vực nông thôn, chính sách việc làm công; Các chính sách hỗ trợ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên; hỗ trợ tạo việc làm cho các nhóm lao động yếu thế như người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa; (2) Chính sách BHTN, bao gồm các chế độ: Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ, trợ cấp thất nghiệp; (3) Các chính sách hỗ trợ phát triển TTLĐ, thông tin TTLĐ và kết nối cung cầu lao động như: hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin TTLĐ, thu thập, lưu trữ, cung cấp thông tin TTLĐ, phân tích, dự báo TTLĐ; kết nối cung cầu lao động và nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức DVVL trong việc cung cấp các DVVL. Ngoài việc ban hành triển khai thực hiện các chính sách nêu trên, Chính phủ đã triển khai thực hiện nhiều Chương trình, dự án lớn về trong phạm vi cả nước như: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm (qua 02 giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010),

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_viec_lam_cho_thanh_nien_nong_thon_ha_noi_giai_doan_d.pdf
Tài liệu liên quan