MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .3
3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu của luận án .4
4. Phương pháp luận của luận án.8
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.9
7. Cấu trúc của luận án. 12
CHưƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 14
1.1. Nhận diện nhóm phi chính thức trong thanh thiếu niên . 14
1.2. Ảnh hưởng của nhóm phi chính thức đối với thanh thiếu niên. 21
1.3. Hành vi sai lệch của thanh thiếu niên. 26
1.3.1. Các biểu hiện hành vi sai lệch của thanh thiếu niên .27
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng hành vi sai lệch của thanh thiếu niên .30
1.4. Nhận định chung. 37
Tiểu kết chương 1. 41
CHưƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 43
2.1. Khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án. 43
2.1.2. Khái niệm Nhóm phi chính thức.44
2.1.3. Khái niệm Việc tham gia nhóm phi chính thức trong học sinh trung
học phổ thông .48
2.1.4. Khái niệm Hành vi sai lệch.49
2.2. Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu . 53
2.2.1. Lý thuyết sinh thái xã hội .53
2.2.2. Lý thuyết kết giao khác biệt .56
2.2.3. Lý thuyết tương tác xã hội .59vi
2.3. Đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục
đạo đức – pháp luật cho học sinh trung học phổ thông . 62
2.4. Phương pháp nghiên cứu của luận án . 65
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu và mô tả không gian mẫu .65
2.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin .67
Tiểu kết chương 2. 73
CHưƠNG 3 THỰC TRẠNG THAM GIA NHÓM PHI CHÍNH THỨC CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG . 74
3.1. Một số đặc điểm của học sinh trung học phổ thông tham gia nghiên cứu. 74
3.2. Việc tham gia nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông. 76
3.2.1. Kiểu nhóm phi chính thức, Mục đích tham gia nhóm của học sinh
trung học phổ thông.77
3.2.2. Vai trò tham gia, Cách thức tham gia và Quy định trong nhóm phi
chính thức.83
3.2.3. Tương tác trong và ngoài nhóm phi chính thức.87
3.3. Mối quan tâm được chia sẻ và những hoạt động thông thường của
nhóm phi chính thức. 89
3.3.1. Mối quan tâm được chia sẻ giữa các thành viên nhóm phi chính thức.89
3.3.2. Hoạt động thông thường của nhóm phi chính thức.96
Tiểu kết chương 3. 99
172 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo sự phát triển toàn diện.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục học sinh và công tác thanh
niên. Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII đã nêu lên những mục tiêu, nhiệm vụ cho
công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ trên những nội dung cơ bản sau:
“Đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện cho thanh niên phấn đấu để hình
thành một thế hệ con người mới có lí tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công
dân, có tri thức, có sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu
lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính. Cổ vũ thanh niên Việt Nam nuôi
dưỡng hoài bão lớn, tự cường dân tộc, năng động, sáng tạo, làm chủ được khoa học
và công nghệ mới, vươn lên ngang tầm thời đại, sánh vai cùng thanh niên các nước
trên thế giới” (Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng, khóa VII, trang
83).
Cùng với đó vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật rất được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm. Để triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, chỉ đạo của Ban
Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 về việc tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Kết luận số 04-KL/TW ngày
19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị
số 32-CT/TW; Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trong nhà trường” (ban hành kèm theo Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày
20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
Thực hiện chủ trương “dạy chữ” đi đôi với “dạy người” ngày 04 tháng 11
năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần
63
thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới
căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế và Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề
án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên,
thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020”. Văn kiện Đại hội XI khẳng định:
“Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và
lối sống, tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực và trí tuệ” cho
thanh niên Việt Nam.
Trong Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta chỉ rõ: “Đổi mới nội dung, phương
thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách
mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và
nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ. Có cơ chế, chính
sách phù hợp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu,
lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực. Khuyến khích, cổ vũ thanh niên
nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ
hiện đại. Phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức do Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt và phụ trách”.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI
nhiệm kỳ 2017 – 2022. Giai đoạn 2017 - 2022, Đoàn thực hiện Nghị quyết đại hội
Đoàn toàn quốc lần thứ XI nhằm cụ thể hóa Nghị quyết đại hội gắn với triển khai
thực hiện chương trình hành động của Đoàn, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên; đề ra các nhiệm
vụ, giải pháp trọng tâm để giải quyết những vấn đề mới, những vấn đề khó, những
tồn tại, hạn chế của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Trọng tâm của giai
đoạn này, Đoàn chú trọng về công tác giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng cho
đoàn viên, thanh niên. Đoàn triển khai thực hiện đề án “Tăng cường giáo dục lý
tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi, giai đoạn 2018 –
64
2022”; chương trình hành động thực hiện chỉ thị số 42-CT-TW của Đảng; phấn đấu
100% cán bộ, đoàn viên và 80% thanh niên cùng học tập nghị quyết của Đảng, Đoàn;
định kỳ hằng năm xây dựng các chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; 2 năm/lần tổ chức Hội thi Olympic các môn khoa học Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tọa đàm, diễn đàn thanh niên. Ngoài ra, Trung ương
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng ban hành đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi giai đoạn 2018-2022”.
Trước đó ngày 17/7/2017, Chính phủ ra Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy
định về môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực
học đường dành cho cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, các cơ sở giáo
dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, kể cả cơ sở giáo dục
có vốn đầu tư hoặc liên kết với nước ngoài tại Việt Nam. Cùng với Nghị định số 80
về việc xây dựng môi trường giáo dục, để tiếp tục cụ thể hóa việc thực hiện Nghị
định số 80, ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1299/QĐ-TTg
ngày 03/10/2018 phê duyệt đề án “ Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai
đoạn 2018-2025”. Đây là đề án triển khai cụ thể các chỉ thị, quyết nghị của Nhà
nước về việc xây dựng thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong các cơ quan, tổ chức
xã hội ở mọi ngành, trong cộng đồng xã hội trên phạm vi cả nước.
Như vậy có thể thấy thanh thiếu niên nói chung và học sinh trong các trường
THPT nói riêng luôn nhận được sự quan tâm và quản lý sát sao của các cấp, các
ngành trong việc phát triển toàn diện. Sự quan tâm nói trên đã được hiện thực hoá
thông qua luật, chiến lược phát triển, nghị định và các kế hoạch triển khai. Đây chính
là cơ sở để nhà trường kết hợp với gia đình, các cơ quan chức năng và toàn xã hội
cùng quản lý, giám sát để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thanh niên, vị thành
niên nói chung và học sinh trung học phổ thông nói riêng, góp phần xây dựng một thế
hệ tương lai khoẻ mạnh cả về vật chất, tinh thần, góp phần phát triển xã hội. Tuy
nhiên, trong quá trình vận động xã hội, cũng chứng kiến nhiều thay đổi, chẳng hạn sự
hình thành các nhóm phi chính thức, gây ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực lên hành
vi của học sinh trung học phổ thông. Đây là một hiện thực khách quan mà các cấp,
65
các ngành cũng như gia đình, nhà trường cần đặc biệt lưu ý để có những giải pháp
phù hợp, nhằm định hướng cho các em học sinh để các em tránh được những ảnh
hưởng tiêu cực, dẫn tới hành vi sai lệch khi tham gia các nhóm phi chính thức.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu và mô tả không gian mẫu
Đối với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, việc xác định kích cỡ mẫu là
rất quan trọng, bởi nó giúp người nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần quan sát nhằm
thỏa mãn nội dung nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, do tổng thể mẫu đã có sẵn và
số lượng cũng không quá lớn, người nghiên cứu sử dụng công thức của Slovin (1960)
để xác định kích thước mẫu điều tra.
Trong đó: n là kích thước mẫu;
N là tổng thể; e là sai số tiêu chuẩn
Đầu tiên, trên cơ sở danh sách các trường THPT tại các quận nội thành Hà
Nội, người nghiên cứu đã liên hệ trực tiếp để trình bày mục đích của nghiên cứu và
đề nghị được hỗ trợ cho tiến hành khảo sát. Cuối cùng chỉ có 05 trường được người
nghiên cứu liên hệ thành công là trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình),
trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa), trường THPT Quang Trung (quận
Đống Đa), trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân), và trường THPT
Nhân Chính (quận Thanh Xuân).
Tổng số học sinh của 05 trường THPT nói trên tại thời điểm khảo sát là 7.040
người. Với tổng thể mẫu như vậy và sai số cho phép khi ước lượng không lớn hơn
e=5%, áp dụng vào phương trình nói trên thì kích thước mẫu cần thiết là:
n = 7.040/(1+7.040*0,0025) = 378,49
Như vậy số mẫu tối thiểu cần có là n = 378 học sinh.
Từ đó người nghiên cứu quyết định phát ra 500 bảng hỏi tới học sinh thuộc cả
3 khối lớp 10-11-12 tại 05 trường THPT đã nêu trên, với số lượng được lấy tại mỗi
trường theo tỷ lệ phần trăm học sinh trong tổng thể mẫu. Kết quả tính toán số lượng
phiếu khảo sát được tổng hợp trong bảng 2.1.
66
Tiếp đó theo sự sắp xếp thuận tiện của mỗi trường, các điều tra viên đã được
tập huấn về bảng hỏi và trực tiếp đến các lớp học để tiến hành khảo sát toàn bộ học
sinh trong mỗi lớp. Các cuộc gặp khảo sát đã diễn ra trong hai khoảng thời gian từ
tháng 03/2017 đến tháng 4/2017 đối với học sinh các khối lớp 10 và 12 (thuộc năm
học 2016-2017); và tháng 9/2017 đến tháng 10/2017 đối với khối lớp 11 (thuộc năm
học 2017-2018).
ảng 2.1. Bảng tính toán số lƣợng phiếu khảo sát (Đơn vị: người)
STT Trƣờng
Số học
sinh đang
theo học
Số
phiếu
phát ra
Số
phiếu
thu về
Số
phiếu
hợp lệ
1 Trường THPT Phan Đình Phùng 1.800 120 115 100
2 Trường THPT Trần Hưng Đạo 1.440 100 95 90
3 Trường THPT Nhân Chính 1.200 90 90 84
4 Trường THPT Quang Trung 1.680 120 112 106
5 Trường THPT Phan Huy Chú 920 70 70 68
Tổng số 7.040 500 482 448
(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)
Các phiếu trả lời khi nhận về đã được kiểm tra làm sạch đảm bảo không bị
khuyết thiếu thông tin. Kết quả sàng lọc loại bỏ phiếu không hợp lệ đã cho 448
phiếu trả lời hợp lệ được sử dụng cho các báo cáo của nghiên cứu và tương ứng với
tỉ lệ học sinh đang theo học của từng trường.
Biểu đồ 2.1 cũng mô tả cơ cấu của mẫu khảo sát được sử dụng trong luận án.
Trong tổng số 448 học sinh (lớp 10–12) đã hoàn thành bảng khảo sát, có 48,9% là
nam và 51,1% là nữ. Tỷ lệ phân bổ theo các khối lớp là tương đối đồng đều, với
32,1% thuộc khối lớp 10; 33,7% ở khối lớp 11, và 34,2% là khối lớp 12. Xét về tỷ
lệ giới tính trong các khối lớp tham gia nghiên cứu, đa số học sinh nữ (73,9%) có
mặt trong khối lớp 12, trong khi ở khối lớp 10 chỉ có 20,8% là nữ, và tỷ lệ này ở
khối lớp 11 là 57%.
67
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu mẫu khảo sát (%, n=448)
(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)
2.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
2.4.2.1. Phương pháp điều tra xã hội học
Nghiên cứu sử dụng một bảng khảo sát bao gồm hai phần A-B với các câu
hỏi đặt ra cho người trả lời suy nghĩ về khoảng thời gian 06 tháng gần nhất tính tới
thời điểm khảo sát. Ở phần A gồm các câu hỏi về thông tin khối lớp, tuổi, giới tính,
mức sống của gia đình (tự xác nhận), việc hỏi ý kiến gia đình khi gặp khó khăn, kết
quả học kỳ gần nhất và tình trạng đình chỉ học (nếu có). Ở phần B gồm các câu hỏi
làm rõ về hành vi sai lệch tham gia cùng nhóm phi chính thức với 09 loại hành vi
khác nhau, và về việc tham gia nhóm phi chính thức của học sinh ở các khía cạnh
về kiểu nhóm, mục đích khi tham gia nhóm, cách thức tham gia nhóm, quy định
trong nhóm, tương tác trong và ngoài nhóm, hoạt động thông thường làm cùng nhau
trong nhóm, mức độ nhóm giao lưu với các nhóm khác, và ứng xử của nhóm với
thành viên có hành vi sai lệch.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Khối 10
Khối 11
Khối 12
Chung theo giới
Chung theo khối lớp
Nam, 79.2
Nam, 43
Nam, 26.1
Nam, 48.9
Nữ, 20.8
Nữ, 57
Nữ, 73.9
Nữ, 51.1
Khối 10, 32.1 Khối 11, 33.7 Khối 12, 34.2
68
2.4.2.2. Phương pháp tổng quan tài liệu
Tác giả tìm kiếm, tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan tới nhóm phi
chính thức và hành vi sai lệch của người chưa thành niên nói chung và của học sinh
THPT nói riêng theo chủ đề: (i) nhận diện việc tham gia nhóm phi chính thức của
người chưa thành niên; (ii) mối liên hệ của nhóm phi chính thức với hành vi của
người chưa thành niên; (iii) hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông. Đây
được xem là phương pháp quan trọng trong quá trình phân tích và viết luận án. Việc
tham khảo các nghiên cứu có liên quan, kể cả của các tác giả trong nước cũng như
tác giả nước ngoài, không chỉ giúp cho nghiên cứu sinh biết được những gì người đi
trước đã làm, những gì họ chưa làm được, những gì đã làm nhưng chưa thỏa đáng, ở
cả hai phương diện là nội dung và phương pháp nghiên cứu, để xác định hướng
nghiên cứu của mình cho phù hợp.
2.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn sâu với 05 giáo viên chủ nhiệm (01
giáo viên ở mỗi trường khảo sát), 10 phụ huynh và 10 học sinh THPT có tham gia
khảo sát (02 phụ huynh và 2 học sinh ở mỗi trường khảo sát). Nội dung phỏng vấn
định tính tập trung tìm hiểu rõ thêm về động cơ của hành động, ý nghĩa của thái độ,
nhận thức của các khách thể gắn với hai vấn đề nghiên cứu là việc tham gia nhóm
phi chính thức của học sinh và hành vi sai lệch cùng nhóm của các em. Qua đó,
phương pháp định tính nhằm mục đích có được những thông tin sâu cần thiết bổ
sung và giải thích cho kết quả khảo sát định lượng.
2.4.2.4. Kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng
Các số liệu từ bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Các
phép phân tích được dùng trong nghiên cứu này bao gồm phân tích tương quan với
phép kiểm định Chi bình phương (X2) hoặc kiểm định Cramer’s V, và phân tích hồi
quy binary logistic.
69
2.4.2.5. Các biến số nghiên cứu
Kết quả khảo sát của luận án được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ của các
khía cạnh gắn với việc tham gia nhóm phi chính thức tới hành vi sai lệch của học
sinh THPT bằng việc xây dựng mô hình nghiên cứu với 1 biến phụ thuộc và 7 biến
độc lập, cùng 3 biến kiểm soát (xem Chương 3-4). Bảng 2.2 cung cấp mô tả cụ thể
về các biến nghiên cứu.
iến số phụ thuộc
Trước hết biến phụ thuộc là biến nhị nguyên biểu thị cho khả năng học sinh
THPT được đo lường có khả năng cùng nhóm phi chính thức thực hiện hành vi sai
lệch hay không.
iến số độc lập
Các biến độc lập là những khía cạnh cơ bản của việc tham gia nhóm phi chính
thức, bao gồm kiểu nhóm, quy định trong nhóm, mức độ nhóm giao lưu với nhóm
khác, mục đích khi tham gia nhóm, cách thức tham gia nhóm, việc nhóm quay lưng
với thành viên có hành vi sai lệch, và việc nhóm có giúp đỡ thành viên có hành vi sai
lệch.
- Kiểu nhóm: biến định danh, biến này thể hiện kiểu nhóm phi chính thức
của học sinh THPT được xác định theo điều kiện chính hình thành nên nhóm. Biến
này nhận giá trị =1 cùng môi trường sống; =2 cùng lợi ích; =3 cùng niềm tin; =4
cùng sở thích. Mỗi dạng điều kiện hình thành nên nhóm phi chính thức phản ánh
một khía cạnh tương đồng hoặc gần gũi khác nhau khiến cho thành viên có thể có
sự gắn kết và hứng thú với các hoạt động nhất định, trong đó có các hành vi sai
lệch. Biến này kỳ vọng tương quan nghịch với biến phụ thuộc.
- Quy định trong nhóm: biến định danh, cho biết sự hiện diện của những
nguyên tắc ràng buộc nhất định giữa các thành viên trong nhóm. Biến này nhận giá
trị =1 về vai trò trưởng nhóm; =2 về tương tác trong nhóm; =3 về tương tác ngoài
nhóm. Khi các thành viên trong nhóm có những giới hạn đặt ra trong mối quan hệ
tập trung trong nhóm nhiều hơn sẽ có khả năng giúp mỗi thành viên hạn chế được
70
tốt hơn việc tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm. Biến này kỳ vọng tương quan
thuận với biến phụ thuộc.
ảng 2.2. Tóm tắt các biến nghiên cứu
STT
Tên biến Đặc tính Thang đo
Dấu kỳ
vọng
iến phụ thuộc
1 Hành vi sai lệch của
học sinh THPT
Giá trị
định danh
=0 không có; =1 có thực hiện
iến độc lập
2
Kiểu nhóm
Giá trị
định danh
=1 cùng môi trường sống; =2
cùng lợi ích; =3 cùng niềm
tin; =4 cùng sở thích
-
3
Quy định trong nhóm
Giá trị
định danh
=1 về vai trò trưởng nhóm;
=2 về tương tác trong nhóm;
=3 về tương tác ngoài nhóm
+
4
Mức độ nhóm giao lưu
với nhóm khác
Giá trị
định danh
=1 chưa bao giờ; 2 = hiếm
khi; 3= thỉnh thoảng; 4=
thường xuyên
+
5
Mục đích khi tham gia
nhóm
Giá trị
định danh
=1 giúp đỡ trao đổi, =2
khẳng định bản thân, =3 tìm
lợi ích
+
6 Cách thức tham gia
nhóm
Giá trị
định danh
=1 cùng tạo nhóm; =2 tự
tham gia; =3 được rủ vào
-
7 Nhóm quay lưng với
thành viên có hành vi
sai lệch
Giá trị
định danh
=0 không có; =1 có thực hiện
+
8 Nhóm giúp đỡ thành
viên có hành vi sai lệch
Giá trị
định danh
=0 không có; =1 có thực hiện
+
Biến kiểm soát
9
Giới tính
Giá trị
định danh
=1 nam; =2 nữ -
10
Khối lớp học
Giá trị
thứ bậc
=1 khối 10, =2 khối 11, =3
khối 12
-
11 Mức sống của gia đình
được học sinh tự xác
nhận
Giá trị
thứ bậc
=1 nghèo hoặc cận nghèo, =2
trung bình, = 3 khá, = 4 giàu
-
- Mức độ nhóm giao lƣu với nhóm khác: biến thứ bậc, cho biết mức độ
giao lưu, tương tác giữa nhóm phi chính thức của học sinh THPT với các nhóm
khác. Biến này nhận giá trị =1 chưa bao giờ; =2 hiếm khi; =3 thỉnh thoảng; =4
thường xuyên. Việc nhóm PCT có sự gắn kết với các nhóm khác có thể sẽ tạo ra và
71
chia sẻ nhiều hơn không chỉ thông tin, giá trị xã hội, mà cả cảm xúc và tâm lý cùng
với nhau, do đó có thể dẫn tới khả năng có hành vi sai lệch nhóm cao hơn. Biến này
kỳ vọng tương quan thuận với biến phụ thuộc.
- Mục đích khi tham gia nhóm: biến định danh, biến này thể hiện lý do
chính của học sinh THPT tham gia với nhóm phi chính thức. Biến này nhận giá trị
=1 giúp đỡ trao đổi, =2 khẳng định bản thân, =3 tìm lợi ích. Đánh giá về giá trị sẽ
đem lại cho thành viên khi tham gia trong nhóm phi chính thức có thể dẫn đến sự
tính toán, cân nhắc khi tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm. Biến này kỳ vọng
tương quan tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc.
- Cách thức tham gia nhóm: biến định danh, thể hiện mức độ chủ động
tham gia vào nhóm. Biến này nhận giá trị =1 cùng tạo nhóm; =2 tự tham gia; =3
được rủ vào. Với sự chủ động càng cao trong việc tham gia vào nhóm có thể khiến
cho một thành viên kiểm soát được tốt hơn sự tham gia của bản thân trong hành vi
sai lệch cùng nhóm. Vì vậy biến này kỳ vọng tương quan tỷ lệ nghịch với biến phụ
thuộc.
- Việc nhóm quay lƣng với thành viên có hành vi sai lệch: biến định danh,
xem xét nhóm phi chính thức có phản ứng tiêu cực như tẩy chay, bỏ mặc trong
trường hợp có thành viên thực hiện hành vi sai lệch. Biến này nhận giá trị 0 nếu
không có phản ứng quay lưng như vậy, nhận giá trị 1 nếu nhóm thực hiện điều đó.
Cân nhắc việc nhóm có phản ứng không đồng tình một cách tiêu cực sẽ khiến thành
viên có nhiều hơn khả năng tham gia hành vi sai lệch nếu là cùng nhóm. Biến này
kỳ vọng tương quan thuận với biến phụ thuộc.
- Việc nhóm giúp đỡ thành viên có hành vi sai lệch: biến định danh, xem
xét nhóm phi chính thức có phản ứng tích cực như gặp gỡ trao đổi riêng, họp nhóm
bàn cách hỗ trợ, hoặc trao đổi với người lớn khi có thành viên thực hiện hành vi sai
lệch. Biến này nhận giá trị 0 là không thực hiện và nhận giá trị 1 là có thực hiện
cách phản ứng tích cực đó. Đánh giá việc nhóm có phản ứng giúp đỡ tích cực trước
tình huống có sai lệch có thể đặt thành viên ở lựa chọn có cao hơn trong tham gia
72
hành vi sai lệch cùng nhóm. Biến này kỳ vọng tương quan tỷ lệ thuận với biến phụ
thuộc.
Bên cạnh đó các biến kiểm soát là một số đặc điểm thuộc về cá nhân, gia
đình và nhà trường của học sinh THPT, bao gồm giới tính, khối lớp, mức sống của
gia đình được học sinh tự xác nhận.
- Giới tính: biến định danh, biến này mô tả giới tính của học sinh THPT tham
gia trả lời khảo sát. Biến có giá trị 1 là nam giới, giá trị 2 là nữ giới. Nếu gắn với quan
điểm văn hóa truyền thống ở Việt Nam, học sinh nam được cho là nghịch và hiếu
động nhiều hơn học sinh nữ, tức là có khả năng cao hơn trong tham gia hành vi sai
lệch cùng nhóm. Theo đó biến này kỳ vọng tương quan nghịch với biến phụ thuộc.
- Khối lớp: biến thứ bậc, biến này thể hiện độ tuổi của học sinh THPT tương
ứng với khối lớp đang theo học. Biến này nhận giá trị 1 là khối lớp 10, nhận giá trị 2
là khối lớp 11, và nhận giá trị 3 là khối lớp 12. Học sinh ở độ tuổi bé hơn tương ứng
với việc học lớp nhỏ hơn có ít hơn các trải nghiệm và sự chín chắn trong suy nghĩ
nên có thể có khả năng tham gia nhiều hơn vào hành vi sai lệch cùng nhóm phi
chính thức. Do vậy biến này kỳ vọng tương quan nghịch với biến phụ thuộc.
- Mức sống của gia đình đƣợc học sinh tự xác nhận: biến thứ bậc, cho biết
mức tự đánh giá của học sinh THPT về tình trạng mức sống của gia đình mình trong
06 tháng gần nhất ở thời điểm được hỏi. Biến này nhận giá trị =1 nghèo hoặc cận
nghèo, =2 trung bình, =3 khá, =4 giàu. Bản thân học sinh nhìn nhận mức sống của gia
đình mình ở một mức sẽ cho thấy cơ hội tiếp cận nguồn lực và áp lực đặt ra trong học
tập và sinh hoạt, với mức độ hạn chế hơn có thể khiến học sinh đó có ít điều kiện phát
triển bản thân một cách tích cực và dễ dàng tham gia nhiều hơn hành vi sai lệch cùng
nhóm. Biến này kỳ vọng tương quan tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc.
73
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 đã trình bày hệ thống cơ sở lý luận trong nghiên cứu về việc tham
gia nhóm phi chính thức và mối liên hệ với hành vi sai lệch của học sinh THPT.
Các khái niệm công cụ đã được diễn giải và mô tả một cách khái quát, bao gồm
khái niệm về trường trung học phổ thông và học sinh trung học phổ thông; khái
niệm nhóm phi chính thức và việc tham gia nhóm phi chính thức; khái niệm hành vi
sai lệch.
Tiếp đó các lý thuyết xã hội học chính bao gồm lý thuyết hệ thống sinh thái
xã hội, lý thuyết kết giao khác biệt, và lý thuyết tương tác xã hội được trình bày làm
rõ định hướng tiếp cận và vận dụng của đề tài trong tìm hiểu và phân tích thực tiễn
về việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch ở học sinh trung học phổ
thông. Người nghiên cứu đã điểm qua những đường lối của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức – pháp luật và đảm bảo phát triển toàn
diện cho học sinh trong nhà trường trung học phổ thông, góp phần tạo nên cơ sở
pháp lý của nghiên cứu.
Với việc phân tích cơ sở lý luận không chỉ giúp chúng ta hiểu, nắm bắt một
cách tổng quát về nhóm xã hội và hành vi sai lệch vốn là những khái niệm rất phổ
biến trong các nghiên cứu xã hội học nhưng được đặt vào xem xét với khách thể là
học sinh ở lứa tuổi trung học phổ thông; đồng thời tạo nền tảng và tiền đề để làm cơ
sở cho sự so sánh giữa lý thuyết với những công việc thực tế về giáo dục và bảo vệ
học sinh trung học phổ thông và thanh thiếu niên nói chung trong các mối quan hệ
với nhóm phi chính thức trước những hành vi sai lệch. Những phân tích đó cũng là
cơ sở nhằm xem xét việc xây dựng một mô hình cụ thể và phù hợp cho việc nắm bắt
và khai thác tích cực những ảnh hưởng từ việc tham gia nhóm phi chính thức đối
với hành vi sai lệch của học sinh THPT, như sẽ được làm rõ trong hai chương 3-4
kế tiếp.
74
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG THAM GIA NHÓM PHI CHÍNH THỨC
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.1. Một số đặc điểm của học sinh trung học phổ thông tham gia nghiên cứu
Như đã mô tả về cơ cấu mẫu khảo sát tại mục 2.4.1, kết quả nghiên cứu được
phân tích với thông tin trả lời của 448 học sinh (lớp 10-12) thông qua hoàn thành
bảng câu hỏi cấu trúc, với 48,9% là nam và 51,1% là nữ. Tỷ lệ phân bổ theo các
khối lớp là tương đối đồng đều, với 32,1% thuộc khối lớp 10; 33,7% ở khối lớp 11;
và 34,2% là khối lớp 12.
Xét về mức sống hiện tại của gia đình tính trong vòng 6 tháng gần nhất theo
bốn mức gồm 1-giàu, 2-khá, 3-trung bình, 4-nghèo hoặc cận nghèo, kết quả tự đánh
giá của các em học sinh cho thấy chỉ 1,3% có gia đình ở mức giàu trong khi đa số
xác nhận mức khá (47,8%) và trung bình (44%), và cũng có 6,9% cho biết gia đình
mình ở mức nghèo hoặc cận nghèo.
Biểu đồ 3.1. Mức sống hiện tại của gia đình học sinh (%, n=448)
(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)
Giàu, 1.3
Khá, 47.8
Trung bình, 44 Nghèo, cận nghèo,
6.9
75
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt theo giới tính của học
sinh với kết quả học tập kỳ gần nhất (p=0,447). Bên cạnh đó, xét tương quan giữa
mức sống của gia đình và kết quả học tập (bảng 3.1), chúng tôi nhận thấy có sự
khác biệt giữa kết quả học tập kỳ gần nhất với mức sống của gia đình của học sinh
(với p=0,008). Với những học sinh thuộc gia đình có mức sống giàu, kết quả học
tập đều ở mức khá trở lên. Trong những học sinh có gia đình ở những mức sống còn
lại thì đều có tỷ lệ đa số đạt kết quả học tập kỳ gần nhất là học lực khá; nhưng cao
nhất xét theo điều kiện kinh tế gia đình là các em ở gia đình kinh tế khá (75,7%), kế
đến là các em ở gia đình kinh tế trung bình. Đối với các em ở gia đình có kinh tế
nghèo, cận nghèo phản ánh kết quả học tập yếu kém ở tỷ lệ lớn nhất (16,1%) khi so
sánh với các nhóm có mức sống gia đình khác, song tỷ lệ có học lực giỏi trong
nhóm này cũng không thấp (29,0%).
Bảng 3.1. Kết quả kỳ học gần nhất chia theo Mức sống gia đình
n=448
Kết quả học tập của học kỳ gần nhất Tổng
Kiểm định Giỏi Khá Yếu kém
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Mức sống của gia đình
Giàu
3
50,0
3
50,0
0
0,0
6
p=0,008**;
Cramer’s
V=0,1