MỤC LỤC Trang
Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình và bản đồ ix
Danh mục các phụ lục xi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
5. Những đóng góp mới của luận án 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tổng quan về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất 4
1.1.1. Đất và sử dụng đất 4
1.1.2. Cơ sở khoa hoc của quy hoạch sử dụng đất 6
1.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất 7
1.2.1. Yêu cầu khách quan 7
1.2.2. Yêu cầu về pháp lý 9
1.2.3. Thực trạng việc lồng ghép các vấn đề môi trường trong quy
hoạch sử dụng đất10
1.3. Bảo vệ môi trường đất 19
1.3.1. Môi trường đất 19
1.3.2. Bảo vệ môi trường vùng gò đồi, đất dốc 20
1.4. Xác định các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất 32
1.4.1. Các yêu cầu chung trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất 32
1.4.2. Các chỉ tiêu môi trường cần kiểm soát 33
1.5. Định hướng nghiên cứu 36
1.5.1. Về nhận thức 36
1.5.2. Hướng triển khai nghiên cứu 36iv
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Nội dung nghiên cứu 38
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn 38
2.1.2. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc
Sơn đến năm 2010 theo yêu cầu bảo vệ môi trường38
2.1.3. Những yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 huyện Sóc Sơn38
2.1.4. Đề xuất một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng
đất huyện Sóc Sơn38
2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu 38
2.2.2. Phương pháp xây dựng bản đồ 39
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu 40
2.2.4. Phương pháp kế thừa, chọn lọc những tư liệu sẵn có 40
2.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bềnvững40
2.2.6. Phương pháp tiếp cận mô hình khung ma trận Áp lực - Tình
trạng - Phản hồi (PSR) và Động lực - Áp lực - Hiện trạng -
Tác động Phản hồi (DPSIR)41
2.2.7. Phương pháp chuyên gia 44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn 45
3.1.1. Vị trí địa lý 45
3.1.2. Các điều kiện sinh thái tự nhiên của huyện Sóc Sơn 45
3.1.3. Các nguồn tài nguyên của huyện Sóc Sơn 49
3.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn 54
3.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện
Sóc Sơn đến năm 2010 theo yêu cầu bảo vệ môi trường67
3.2.1. Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
huyện Sóc Sơn67
3.2.2. Xác định các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2010 huyện Sóc Sơn73v
3.3. Nghiên cứu các mô hình sử dụng đất có liên quan đến yếu tố
bảo vệ môi trường cần kiểm soát trong quy hoạch sử dụngđất89
3.3.1. Một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp 89
3.3.2. Mô hình sử dụng đất khu du lịch sinh thái 103
3.3.3. Mô hình sử dụng đất khác 106
3.4. Những yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử
dụng đất huyện Sóc Sơn109
3.4.1. Những áp lực từ phương án quy hoạch sử dụng đất huyện
Sóc Sơn109
3.4.2. Những yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2020 112
3.5. Đề xuất một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng
đất huyện Sóc Sơn đến năm 2020120
3.5.1. Đề xuất một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng
đất huyện Sóc Sơn đến năm 2020120
3.5.2. Giải pháp để kiểm soát các yếu tố môi trường trong quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Sóc Sơn đến năm2020124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 129
1. Kết luận 129
2. Kiến nghị 131
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
PHỤ LỤC 140
Mẫu phiếu điều tra 157v
152 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xác định một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoáng sản
Nguồn khoáng sản của huyện chủ yếu là than bùn ở các xã phía Bắc
huyện. Vàng sa khoáng ở Minh Trí (Sóc Sơn) phân bố dài 500 m, bề rộng 30
- 50 m, kèm theo là một vành đai thiếc sa khoáng bậc 1 có diện tích 2,2 km2.
Ngoài ra còn có nhiêu loại khoáng sản có giá trị là nguyên vật liệu xây dựng
như Kaolin, đá ong, cát xây dựng.
Trong đó nổi bật là tiềm năng về Kaolin ở khu vực Minh Phú, Phù
Linh với trữ lượng khá lớn có thể khai thác để phát triển công nghiệp sứ dân
dụng cho địa phương. Bên cạnh đó là cát vàng và sỏi phục cho xây dựng có
thể khai thác dọc sông Công, sông Cầu, tuy nhiên hiện nay nguồn tài nguyên
nay đang bị tư nhân khai thác bừa bãi, không có tổ chức dẫn đến việc thất
thoát tài nguyên và gây hậu quả xói lở bờ sông.
3.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn
3.1.4.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế huyện Sóc Sơn
Trong những năm qua kinh tế trên địa bàn của huyện có bước tăng
trưởng nhanh liên tục. Tổng GTSX trên địa bàn huyện tăng từ 2.015 tỷ đồng
năm 2000 lên 12.427 tỷ đồng năm 2006 và đạt 33.055,7 tỷ đồng năm 2010
(theo giá hiện hành). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2000
55
- 2008 đạt 20%/năm, giai đoạn 2003 - 2007 đạt tới 24%/năm (là một trong
những địa phương có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của thành phố). Giai
đoạn 2009 - 2010, do nhiều nguyên nhân chỉ tiêu này của huyện Sóc Sơn chỉ
đạt 12%/năm (của Thành phố 11%). Kinh tế do huyện quản lý tăng từ 3.345
tỷ đồng năm 2007 lên 5.272 tỷ đồng năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình
quân 2001 - 2007 đạt 20,32%/năm, đến năm 2010 chỉ đạt 15,95%.
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng tăng từ 43,91% năm 2000 lên 81,09% vào năm 2010, ngành nông - lâm
nghiệp, thuỷ sản giảm từ 12,96% năm 2000 xuống còn 3,62% vào năm 2010.
Sơ đồ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2010
Cơ cấu theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến tích cực, kinh tế
khu vực ngoài quốc doanh đặc biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
nhanh góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lao động của huyện, thúc
đẩy phát triển nhanh kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ còn nhiều hạn chế, công nghiệp, dịch vụ chủ yếu
phát triển ở các xã, thị trấn khu vực đồng bằng có hệ thống kết cấu hạ tầng
phát triển gắn với các tuyến giao thông đối ngoại chính của huyện như Quốc
lộ 3, Quốc lộ 2 và đường 131.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
CN-XD 43.91 81.09
DV 43.13 15.29
NN 12.96 3.62
2000 (%) 2010 (%)
56
3.1.4.2. Thực trạng phát triển các ngành
a) Khu vực kinh tế nông nghiệp
Khu vực nông nghiệp thời gian qua có sự tăng trưởng ổn định, nhưng
chậm so với các ngành kinh tế khác. GTSX nông nghiệp tăng từ 261 tỷ đồng
năm 2000 tăng lên 518 tỷ đồng năm 2006, đạt 1.113 tỷ đồng năm 2010 (theo
giá thực tế), bình quân tăng 3,05%/năm. Về mặt tương đối, đóng góp của
nông nghiệp vào GTSX trên địa bàn đã giảm mạnh từ gần 13% tổng GTSX
trên toàn huyện năm 2000 xuống còn 4,17% năm 2006 và 3,62% năm 2010.
Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ nông nghiệp của huyện những năm
2001-2010 diễn ra theo xu hướng tương đối chậm, tỷ trọng GTSX ngành
trồng trọt, lâm nghiệp giảm chậm, ngành chăn nuôi tăng nhẹ 3%. Chi tiết
chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp được thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. Diễn biến cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
huyện Sóc Sơn từ năm 2002-2009
Đơn vị tính: %
Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Lâm nghiệp Thuỷ sản
2002 56,19 40,72 0,22 1,33 1,54
2005 54,73 42,80 0,13 0,70 1,64
2006 56,11 41,24 0,12 0,91 1,62
2007 48,51 49,46 0,11 0,37 1,55
2008 50,65 47,65 0,08 0,08 1,54
2009 51,04 46,82 0,00 0,31 1,83
Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Sơn, Cục Thống kê Hà Nội, 2010
Tình hình phát triển ngành trồng trọt: Hiện tại trồng trọt chiếm
51,04% tổng GTSX ngành nông nghiệp. Diện tích của cây lúa, cây ngô đã
giảm xuống, diện tích trồng rau các loại tăng bình quân giai đoạn 2001-
2010 từ 1.094 ha lến 1.436 ha; giai đoạn 2006 - 2009 sản lượng các loại
rau hàng năm tăng bình quân 1,54%; năng suất cây lúa, cây ngô, cây rau
đều tăng, trung bình mỗi năm tăng lên 1,8% (Chi tiết tại bảng 3.3).
57
Bảng 3.3. Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính
huyện Sóc Sơn giai đoạn 2001-2009
Chỉ tiêu ĐVT 2001 2006 2007 2008 2009 Tăng
trưởng
BQ 06-09
Cây
lúa
DT cả năm ha 17.138 16.613 17.077 16.695 18.298 3,05
Năng suất tạ/ha 34 38,34 38,58 40,37 41,10 1,88
Sản lượng tấn 58.533 63.697 65.889 67.397 75.207 5,00
Cây
ngô
DT cả năm ha 5.211 3.656 3.462 4.301 2.881 -7,53
Năng suất tạ/ha 22 23,65 23,82 23,78 18,13 -6,09
Sản lượng tấn 11.642 8.685 8.248 10.229 5.222 -13,16
Cây
rau,
đậu
DT cả năm ha 1.094 1.457 1.592 1.595 1.436 -5,83
Năng suất tạ/ha 108 96,71 92,42 94,19 113,79 7,84
Sản lượng tấn 11.791 14.091 14.714 15.023 16.340 1,54
Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Sơn, Cục Thống kê Hà Nội, 2010
Tình hình phát triển ngành chăn nuôi: GTSX ngành chăn nuôi tăng
từ 140 tỷ đồng năm 2003 lên đến 479 tỷ đồng năm 2009 (giá thực tế), đạt
tốc độ tăng trưởng bình quân 4,46%/năm và chiếm tỷ trọng 46,82% trong
GTSX ngành nông nghiệp. Quy mô các đàn bò, lợn và gia cầm đều có xu
hướng tăng, đàn trâu giảm. Theo số liệu năm 2009, tỷ trọng đàn lợn, đàn
bò của vùng ven sông lần lượt là 46,10% và 36,20% tổng đàn của toàn
huyện; vùng gò đồi có lợi thế phát triển đại gia súc, năm 2009 đàn trâu
của vùng gò đồi là 2.576 con, chiếm 45,6% tổng đàn trâu của huyện. Cụ
thể được so sánh ở bảng 3.4.
Theo số liệu năm 2009, tỷ trọng đàn lợn, đàn bò của vùng ven sông
lần lượt là 46,10% và 36,20% tổng đàn của toàn huyện; vùng gò đồi có lợi
thế phát triển đại gia súc, năm 2009 đàn trâu của vùng gò đồi là 2.576
con, chiếm 45,6% tổng đàn trâu của huyện.
Tình hình phát triển ngành thuỷ sản: Sóc Sơn là huyện có điều kiện
diện tích khá lớn mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và nhiều hồ đập lớn nhỏ,
58
nhưng ngành thuỷ sản của Sóc Sơn chưa phát triển mạnh, chưa khai thác
hiệu quả diện tích thuỷ vực đặc biệt là diện tích làm thuỷ lợi.
Bảng 3.4. Cơ cấu đàn vật nuôi năm 2009 theo vùng của Sóc Sơn
Loại vật nuôi
Vùng gò đồi Vùng đất giữa Vùng ven sông Toàn huyện
Tổng Cơ
cấu
Tổng Cơ
cấu
Tổng Cơ cấu Tổng Cơ
cấu
(con) (%) (con) (%) (con) (%) (con) (%)
1. Tổng đàn lợn 26.527 20,87 41.914 32,98 58.666 46,15 127.101 100
Tr. đó lợn nái 4.118 23,25 5.289 29,87 8.303 46,88 17.710 100
2. Tổng đàn trâu 2.576 45,65 1.391 24,65 1.676 29,70 5.643 100
Tr. đó trâu cầy
kéo
2.270 44,82 1.258 24,84 1.537 30,34 5.065 100
3. Tổng đàn bò 8.078 27,91 10.364 35,81 10.499 36,28 28.941 100
Tr.đó bò cầy kéo 4.594 27,37 6.046 36,02 6.145 36,61 16.785 100
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Sóc Sơn, 2009
Giá trị ngành thuỷ sản tính theo giá thực tế năm 2003 là 5,13 tỷ
đồng, đến năm 2009 lên đến 18,13 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn
2002-2009 chậm, chỉ đạt 6,25%.
Tình hình phát triển ngành lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp
chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích tự nhiên của huyện, năm 2005
chiếm 17,5% tổng DTTN, đến năm 2009 tỷ lệ này đã tăng lên 21,89%
tổng DTTN, tổng diện tích rừng trồng mới giai đoạn 1998 - 2005 là 1.393
ha, bình quân mỗi năm trồng 200ha. Diện tích này phản ánh hoạt động
lâm nghiệp trên địa bàn huyện có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt về tổ
chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo hướng thay đổi cơ cấu cây
trồng theo mục đích kinh tế, sinh thái.
b) Khu vực công nghiệp
Trong những năm gần đây, quy mô GTSX công nghiệp Sóc Sơn liên tục
tăng cao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 23,55% hàng năm giai
59
đoạn 2002-2010.
Về mặt giá trị, quy mô sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn
trong giai đoạn 2002-2010 đã có sự tăng trưởng đại nhảy vọt, với quy mô tăng
trên 36,8 lần (theo giá thực tế). GTSX công nghiệp tăng từ gần 690 tỷ đồng
năm 2000 lên 9.938 tỷ đồng vào năm 2006, 18.031 tỷ đồng năm 2008 và
25.395 tỷ đồng năm 2010.
Về mặt tốc độ tăng trưởng, sự phát triển của công nghiệp Sóc Sơn có thể
được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 2002 - 2005, GTSX công nghiệp trên
địa bàn đạt tốc độ rất cao ở mức 32,57%/năm; Tốc độ tăng trưởng GTSX
công nghiệp giảm mạnh trong giai đoạn 2006 - 2010, đạt mức 15,35%/năm.
Điều này cho thấy sự phát triển kinh tế của huyện Sóc Sơn phụ thuộc rất lớn
vào lĩnh vực công nghiệp.
c) Khu vực kinh tế dịch vụ
Quy mô GTSX dịch vụ trên địa bàn huyện Sóc Sơn liên tục tăng cao, đạt
tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 8,16%/năm giai đoạn 2002-2010.
Về mặt giá trị, quy mô sản xuất dịch vụ trên địa bàn huyện Sóc Sơn
trong giai đoạn 2000 - 2010 đã tăng hơn 6 lần (giá thực tế). GTSX dịch vụ
tăng từ gần 870 tỷ đồng năm 2000 lên 1.665 tỷ đồng năm 2006, 3.672 tỷ đồng
năm 2008 và đạt 5.385 tỷ đồng năm 2010. Về mặt tương đối, đóng góp của
dịch vụ vào GTSX trên địa bàn đã giảm mạnh từ hơn 40% tổng GTSX toàn
huyện năm 2000 xuống còn 13,4% năm 2006. Từ năm 2007, tỷ trọng đóng
góp của dịch vụ vào tổng GTSX trên địa bàn duy trì ở mức khoảng từ 15-
15,5%/năm.
Nhìn chung, các dịch vụ trên địa bàn huyện đã đạt được những thành
tựu đáng kể. Điều đó được thể hiện ở quy mô và cơ cấu GTSX của ngành
trong tổng GTSX trên địa bàn thay đổi theo chiều hướng tăng. Tuy nhiên, tỷ
trọng GTSX của nhóm ngành dịch vụ còn khá khiêm tốn; các ngành dịch vụ
60
chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Sự phát triển của ngành
chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.
Trên địa bàn huyện, du lịch và các dịch vụ gia tăng kèm theo chưa phát
triển tương xứng với tài nguyên du lịch của huyện.
3.1.4.3. Về dân số, lao động
a) Dân số: Đến ngày 01 tháng 01 năm 2010, tổng dân số trung bình trên
địa bàn huyện là 294.143 người với 69.877 hộ. Trong 15 năm qua, tốc độ tăng
dân số trung bình hàng năm trên địa bàn huyện qua từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1991-1995 là 1,35%;
- Giai đoạn 1996-2000 là 2,17%;
- Giai đoạn 2001-2009 là 1,98%.
Trong giai đoạn 1991- 1995 số người giảm cơ học lớn hơn số tăng cơ
học, do đó tốc độ tăng dân số chung đã nhỏ hơn tốc độ tăng dân số tự nhiên;
giai đoạn 1996 - 2000 bắt đầu diễn ra xu hướng số người tăng cơ học lớn hơn
số người giảm cơ học, nên tốc độ tăng dân số chung đã bắt đầu lớn hơn tốc độ
tăng dân số tự nhiên. Giai đoạn 2001- 2010 động thái biến động dân số vẫn
diễn ra tương tự như giai đoạn 1996 - 2000 nhưng về mức độ đã giảm bớt.
Nhìn chung, dân số của huyện có cơ cấu trẻ, tỷ lệ dân số dưới độ tuổi
lao động và trên độ tuổi lao động ở mức thấp so với cả nước. Đây là thuận
lợi lớn cho yêu cầu về lao động cho phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Cơ cấu dân số đang có sự chuyển dịch tích cực, tỷ lệ dân số nông
nghiệp giảm từ 87,10% dân số năm 1995 xuống còn 85,06% vào năm 2010.
Mật độ dân số bình quân của huyện là 959 người/km2, phân bố không
đều, mật độ dân số cao ở thị trấn và các xã ven quốc lộ 3, quốc lộ 2, đường
131, trong đó cao nhất ở thị trấn Sóc Sơn với 5.063 người/km2, Phù Lỗ 2.116
người/km2, mật đô dân số thấp nhất ở các xã khu vực miền núi như Bắc Sơn
386 người/km2, Nam Sơn 280 người/ km2.
61
b) Lao động, việc làm và đời sống dân cư
Năm 2009 tổng số lao động trong độ tuổi của huyện có 199.264 người,
chiếm 67,7% dân số, trong đó lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
chiếm gần 30% lực lượng lao động của huyện. Đây là một lợi thế rất to lớn,
cần có chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích, góp phần tích cực
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, nhất là trong thời
kỳ nền kinh tế đang mở cửa, hội nhập. Cơ cấu lao động tại bảng 3.5.
Bảng 3.5. Cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn Sóc Sơn
Hạng mục Năm 2000 Năm 2006 Năm 2009
SL (người) % SL (người) % SL
(người)
%
Tổng số 130.021 100 138.496 100 199.264 100
- LĐ công nghiệp 7.680 5,90 19.975 14,42 43.898 22,03
- LĐ nông nghiệp 116.976 89,96 99.877 72,12
- LĐ dịch vụ 5.365 4,12 13.316 9,61
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, 2010
Nhìn chung, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong suốt giai đoạn
2000-2009 đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực nhờ kết quả của
CNH và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay huyện còn
khoảng 5-7% LĐ thiếu việc làm thường xuyên. Số LĐ thiếu việc làm theo
mùa vụ còn khá lớn, theo ước tính hiện nay LĐ khu vực NN mới sử dụng
khoảng 70 - 80% số ngày công trong năm, còn lại là thời gian nông nhàn.
Về đời sống dân cư: Trong những năm gần đây do sản xuất phát triển,
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. GTSX
bình quân đầu người đã tăng từ 45,98 triệu đồng/người năm 2006 lên 95,35
triệu đồng/người vào năm 2010. Đây vẫn là con số khá thấp so với các quận
huyện nội thành. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân trên đầu người thực tế còn
có sự chênh lệch khá lớn giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn, giữa các
xã tiểu vùng đồng bằng với các xã tiểu vùng miền núi. Các con số này chỉ ra
62
rằng Sóc Sơn có cơ hội để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới.
3.1.4.4. Về thực trạng phát triển đô thị và nông thôn
a) Đô thị: Hiện nay huyện có đô thị duy nhất là thị trấn Sóc Sơn, với
quy mô diện tích đất đô thị của huyện có 81,9 km2, đây là đô thị có vị trí
khá đặc biệt, được đánh giá là nằm ở trung tâm hình học của huyện. Thực
tế đô thị đã có sự phát triển lan toả theo các trục lộ, các đầu mối giao
thông, cụ thể như: đô thị trung tâm đã phát triển mạnh theo hai hướng dọc
theo Quốc lộ 3 sang đất của xã Phù Linh (phía Bắc) và xã Tiên Dược (ở
phía Nam); dọc theo trục đường tỉnh 131 sang đất của xã Tiên Dược.
Cùng với sự phát triển của đô thị Sóc Sơn, với lợi thế về hạ tầng giao
thông, trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số khu vực có hình thái tiềm
năng phát triển đô thị, như: phố Nỉ (xã Trung Giã), ngã ba Phù Lỗ (xã Phù
Lỗ), ngã ba Thạch Lỗi (xã Thanh Xuân),...
b) Khu vực nông thôn: Do tính chất của địa hình, mức độ đô thị hoá khu
vực nông thôn của huyện gồm 2 hình thái chính :
Đối với khu vực đồng bằng: Có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển
nhanh, hệ thống giao thông, điện chiếu sáng, nước sạch,được đầu tư đồng bộ.
Đây là khu vực có tốc độ đô thị hoá cao, quy mô các điểm dân cư lớn phân bố
tập trung. Khu vực nhà ở của nhân dân được tầng hoá, ngói hoá. Cơ cấu kinh tế,
cơ cấu LĐ có sự chuyển dịch tích cực. Dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp được đưa vào sản xuất trong nông thôn tạo điều kiện để chuyển dịch cơ
cấu dân cư, từng bước đô thị hoá, hiện đại hoá nông thôn. Đây là khu vực có
nhiều điều kiện thuận lợi cho quy hoạch mở rộng đô thị trong những năm tới.
Đối với khu vực miền núi: Quy mô các điểm dân cư nhỏ phân tán mật độ
thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng chậm phát triển. Dân số chủ yếu là nông nghiệp.
Khoảng cách giữa khu vực miền núi và khu vực đồng bằng có sự chênh lệch
đáng kể về nhiều mặt. Đây là khu vực cần được quan tâm đầu tư phát triển trong
63
những năm tới.
3.1.4.5. Về thực trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
a) Giao thông: Sóc Sơn là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng
nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như
Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng,...; với các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên,
Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai và sang Trung Quốc, thông qua Quốc lộ 2, Quốc lộ
3, Quốc lộ 18 và đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài nối sân
bay Nội Bài với trung tâm Thành phố. Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên
địa bàn huyện là 227 km, mật độ bình quân đạt 0,86 km/km2.
Giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên đi qua
các xã phía Đông của huyện với chiều dài khoảng 16 km với 2 ga đường sắt là
ga Nỉ và ga Đa Phúc, với quy mô trung bình 50-60 người/ngày.
Giao thông đường hàng không: Sân bay Nội Bài là cảng hàng không
quốc tế lớn nhất miền Bắc với diện tích khu vực sân khoảng 325,5 ha, có
đường cất hạ cánh rộng 45 m dài 3.200 m. Lưu lượng lưu thông đạt khoảng
trên 1 triệu lượt khách/ năm và khoảng 16 nghìn tấn hàng hoá.
Nhìn chung, hệ thống giao thông của huyện được quan tâm đầu tư, tuy
nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá trong những
năm tới đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư từ Thành phố.
b) Thuỷ lợi: Toàn huyện hiện có 27 công trình hồ chứa, 119 công trình
tiểu thuỷ nông, 119 trạm bơm và khoảng 73.810 km kênh mương. Hệ thống
đê, kè các tuyến sông được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt
hàng năm. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều tồn tại, đến nay mới đảm bảo tưới tiêu
chủ động cho 60- 70% diện tích đất canh tác, có những khu vực phải tưới 3
cấp. Một số khu vực địa hình cao gặp khó khăn về nước tưới như Đồng Mốc,
Dược Hạ, Vệ Linh, Phù Mã, Xuân Dục, Phú Tàng, Bắc Giã, Xuân Bách, Bắc
Thượng, Yên Ninh, Đan Hội, Đình Trạ, Lai Sơn, Chân Chim, Quảng Lạc,
64
Thắng Trí, Trại Rừng, Bên cạnh đó cũng có một số khu vực còn bị úng lụt
vào mùa mưa, do đặc điểm địa hình của huyện (vùng Đông Bắc và Đông Nam
của huyện), một phần do các trạm bơm tiêu và thống mương thoát, cống tiêu
chưa đáp ứng được yêu cầu.
c) Năng lượng và Bưu chính viễn thông
Năng lượng: Nguồn năng lượng quan trọng của huyện và khu vực là điện
năng, được cung cấp bởi Trạm 220kV Chèm bằng các tuyến đường dây 110kV
Chèm- Đông Anh, Đông Anh- Thái Nguyên và Đông Anh- Gò Gầm. Các trạm
cấp nguồn cho huyện Sóc Sơn gồm: Trạm Đông Anh 110/35/6kV với công suất
2x40+25KW; trạm Nội Bài 110/35/6kV với công suất 1x40KW; trạm Hồng Kỳ
220/100kV với công suất 2x25KW. Các nguồn này nhìn chung đảm bảo cung cấp
điện năng cho phụ tải khu vực. Bên cạnh đó là 05 trạm trung gian với tổng dung
lượng 14.400KVA, gồm: Phù Lỗ, Đa Phúc, Trung Giã, Phú Cường và Bắc Sơn.
Hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn phát triển nhanh đi
trước một bước tạo điều kiện cho các ngành phát triển. Đến nay, mạng lưới bưu
chính viễn thông của huyện đã đến được với 100% số xã, thị trấn đảm bảo được
nhu cầu trao đổi thông tin thông suốt trong nước và quốc tế. Trên địa bàn huyện
hiện có 2 bưu cục huyện và 23 bưu điện khu vực (tính cả bưu điện văn hóa xã).
d) Ngành giáo dục - đào tạo: Trong những năm qua ngành giáo dục của
huyện có những cố gắng lớn bắt kịp với mục tiêu chung của toàn thành phố.
Cơ sở vật chất cho dạy và học ngày càng nâng cao. Nhiều trường đã được
trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy như máy vi tính,
các thiết bị thí nghiệm. Đội ngũ giáo viên được nâng lên đạt chuẩn quốc gia.
Công tác xã hội hoá giáo dục đạt được những tiến bộ nhất định, bước đầu huy
động được toàn xã hội quan tâm công tác giáo dục.
e) Ngành y tế: Công tác y tế thường xuyên được quan tâm chỉ đạo và
thực hiện tốt. Cơ sở vật chất và trang thiết bị được tăng cường từ huyện đến
65
xã, chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe được nâng lên rõ rệt.
Toàn huyện có 31 cơ sở y tế, trong đó: Bệnh viện Đa khoa và 01
Trung tâm y tế với 160 giường bệnh, 5 phòng khám đa khoa khu vực;
Tuyến cơ sở có 26 trạm y tế xã; Bên cạnh đó còn có 05 cơ sở y tế cơ quan
và 140 cơ sở hành nghề y dược tư nhân.
g) Văn hoá - thể dục, thể thao: Hoạt động văn hóa thông tin và thể dục
thể thao diễn ra sôi nổi, có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
quần chúng nhân dân, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Hầu hết
các di tích lịch sử, văn hóa được trùng tu tôn tạo, nhiều phục tục tập quán, lễ
hội được phát huy góp phần bảo vệ giữu gìn bản xắc văn hoá dân tộc. Nhiều
công trình thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư xây dựng, chủ trương xã hội
hóa trong lĩnh vực đầu tư phát triển các hoạt động văn hóa được quần chúng
nhân dân tích cực thực hiện.
3.1.4.6. Về thực trạng môi trường
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ đô thị hoá của Thành phố,
nhiều dự án sử dụng đất trên địa bàn huyện phát triển mạnh ở tất cả các
ngành, lĩnh vực: cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, giáo
dục - đào tạo, dạy nghề,... Một số đơn vị hoạt động, sản xuất trên địa bàn
huyện phát sinh nguồn thải, có khả năng ảnh hưởng tới môi trường là: KCN
Nội Bài diện tích 100 ha đã được lấp đầy (75% nhà máy đã đi vào hoạt động).
Dự án KCN vừa và nhỏ Sóc Sơn đang được thực hiện nhằm thu hút các doanh
nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư; Các KCN đang hình thành là: CCN
tập trung; KCN Tân Dân - Minh Trí; CCN Đức Hoà - Đông Xuân cũng đang
được các đơn vị nghiên cứu lập dự án, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 430 doanh nghiệp ngoài KCN đang hoạt
động (trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, còn lại
kinh doanh thương mại, dịch vụ); 03 làng có nghề mây tre đan, thủ công mỹ
66
nghệ (Thu Thuỷ - xã Xuân Thu, Xuân Dương - xã Kim Lũ, Hiệu Trân - xã
Tân Hưng). Trên địa bàn huyện còn có 01 bệnh viện, 01 trung tâm y tế dự
phòng cấp huyện; 02 trung tâm giáo dục lao động xã hội (III, VI); 06 cơ sở
đào tạo có khu ký túc xá phục vụ học viên; 03 chợ trung tâm,.... và một số hộ
gia đình hoạt động sản xuất tự phát theo nhu cầu thị trường (sản xuất vật liệu
xây dựng, thu mua phế liệu, giặt bao bì,....). Đặc biệt trên địa bàn huyện có
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn (do Công ty TNHH nhà nước một
thành viên môi trường đô thị Hà Nội trực tiếp quản lý) là nơi xử lý chất thải
rắn của Thành phố Hà Nội, có gây ảnh hưởng nhất định tới môi trường khu
vực đặc biệt là khí thải, mùi.
Do tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh, các cơ sở sản xuất tư nhân phát
triển, các nhà máy sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động, cùng với tình
trạng một số ao hồ bị san lấp hoặc lấn chiếm làm cho lòng hồ nhỏ hẹp, khả
năng lưu thông của nước bị hạn chế. Vì vậy, một số hồ, ao, kênh, mương,...
cũng bị ô nhiễm cục bộ. Các chỉ tiêu ô nhiễm chính là: Hàm lượng BOD,
COD cao và chỉ tiêu vi sinh vật vượt quá chỉ tiêu cho phép, Nước thải công
nghiệp và bệnh viện cũng là một trong những nguồn thải cần kiểm tra, giám
sát chặt chẽ vì khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn.
Về chất thải: Chất thải rắn chủ yếu do các hoạt động của con người tạo
ra (chất thải sinh hoạt, sản xuất, xây dựng, dịch vụ,). Chất thải sinh hoạt:
các xã và thị trấn nằm ven các trục đường chính như Quốc lộ 3, đường 131,
đường Quốc lộ 2 được Nhà nước hỗ trợ phí thu gom vận chuyển rác thải. Từ
năm 2006, UBND huyện Sóc Sơn đã giao cho Xí nghiệp Môi trường đô thị
Sóc Sơn xây dựng phương án khoán đặt hàng để hợp đồng thu gom rác thải
vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, hiện mô hình đã
được nhân rộng ra toàn huyện và có hiệu quả tốt.
67
Do tập quán sinh sống của người dân, hiện tượng ô nhiễm do chất thải
chăn nuôi trong khu dân cư còn diễn ra ở một số xã (Xuân Thu, Kim Lũ, Việt
Long,...), rác thải vứt bừa bãi ra mương, ao, khu đất trống, ven đường, gây
mùi và là nơi cho sinh vật truyền bệnh phát triển.
Về chất thải công nghiệp: Hầu hết các nhà máy sản xuất trong KCN
thuê đơn vị có tư cách pháp nhân vận chuyển chất thải đem đi xử lý tại bãi rác
Nam Sơn. Phế thải xây dựng chưa được xử lý triệt để, thường được tái sử
dụng và san nền tại các công trình. Chất thải y tế: Chủ yếu phát sinh từ Bệnh
viện Đa khoa Sóc Sơn, được hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Hà Nội
(Urenco) vận chuyển về Khu liên hợp để xử lý.
Về môi trường không khí: Chất lượng không khí chung của huyện Sóc
Sơn cũng chưa được đánh giá để đưa ra một số liệu báo cáo chính thức. Nhìn
chung, tại ven các đường trục giao thông, khu công nghiệp tập trung thì hàm
lượng bụi và các khí NOx, CO2, SOx, cao. Môi trường không khí trong các
khu dân cư hiện nay cơ bản vẫn đảm bảo chất lượng.
3.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn
đến năm 2010 theo yêu cầu bảo vệ môi trường
Năm 2007, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, hướng dẫn
của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Sóc Sơn đã tiến hành lập
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-
2010) huyện Sóc Sơn trình UBND thành phố Hà Nội xét duyệt.
3.2.1. Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện
Sóc Sơn
3.2.1.1. Mục tiêu phát triển
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất một cách phù hợp đáp ứng đúng, đủ
nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội mang ý nghĩa sống còn đối với
phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới.
68
- Ngoài ra yêu cầu phát triển đòi hỏi huyện cần đầu tư nâng cấp cải tạo,
mở rộng, phát triển nhiều công trình trên tất cả các lĩnh vực như công nghiệp,
thương mại, giao thông, thuỷ lợi, dịch vụ, vui chơi giải trí, nhu cầu đất cho
các mục đích này không thể không đáp ứng. Việc phát triển các khu đô thị,
các khu dân cư trong tương lai đòi hỏi quỹ đất không nhỏ. Trong khi diện tích
đất chưa sử dụng không còn nhiều, vì vậy chủ yếu phải chuyển từ đất nông
nghiệp. Trong quá trình chuyển đổi cần cân nhắc hiệu quả kinh tế - xã hội,
môi trường.
- Quy hoạch phải quan tâm đến phát triển rừng Sóc Sơn trên quan điểm
gắn vớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qldd_la_vu_sy_kien_525_2005351.pdf