Luận án Xác lập cơ sở địa lý học phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Gia Lai

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.vi

DANH MỤC BẢNG . vii

DANH MỤC HÌNH . viii

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ .2

2.1. Mục tiêu.2

2.2. Nhiệm vụ.2

3. Phạm vi nghiên cứu .3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .3

5. Điểm mới của luận án.3

6. Các luận điểm bảo vệ.3

7. Cơ sở tài liệu.4

8. Cấu trúc của luận án .4

CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THEO

HưỚNG TIẾP CẬN ĐỊA LÝ HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM

NGHIỆP BỀN VỮNG .5

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.5

1.1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp 5

1.1.2.Tổng quan các công trình liên quan đến tổ chức không gian lãnh thổ .15

1.1.3.Tổng quan các công trình có liên quan đến mô hình kinh tế sinh thái.17

1.1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Gia Lai .18

1.2. Một số lý luận về địa lý học phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bềnvững.21

1.2.1.Bản chất của cơ sở địa lý học theo hướng tiếp cận cảnh quan .21iv

1.2.2.Phân tích, đánh giá cảnh quan – cơ sở địa lý học phục vụ phát triển nông,

lâm nghiệp bền vững .28

1.2.3.Luận cứ khoa học đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm

nghiệp bền vững tỉnh Gia Lai.36

1.3. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu .38

1.3.1.Quan điểm nghiên cứu .38

1.3.2.Phương pháp nghiên cứu .41

1.3.3.Quy trình nghiên cứu .43

Tiểu kết chương 1.45

CHưƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH GIA LAI.46

2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan .46

2.1.1. Vị trí địa lý.46

2.1.2. Địa chất .46

2.1.3. Địa hình, địa mạo.48

2.1.4. Khí hậu .53

2.1.5. Thủy văn .60

2.1.6. Thổ nhưỡng.66

2.1.7. Lớp phủ thực vật.69

2.1.8. Dân cư và các hoạt động nhân sinh .72

2.2. Đặc điểm cảnh quan tỉnh Gia Lai .74

2.2.1. Bản đồ cảnh quan tỉnh Gia Lai .74

2.2.2. Đặc điểm cấu trúc, chức năng, động lực cảnh quan tỉnh Gia Lai .71

2.2.3. Tính đặc thù trong sự phân hóa cảnh quan tỉnh Gia Lai và ý nghĩa đối với

việc phát triển nông, lâm nghiệp bền vững .87

2.3. Phân vùng cảnh quan tỉnh Gia Lai .89

2.3.1. Cơ sở phân vùng cảnh quan tỉnh Gia Lai .89

2.3.2. Đặc điểm các vùng cảnh quan .91

Tiểu kết chương 2.98

CHưƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HưỚNG PHÁT

TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH GIALAI .99v

3.1. Cơ sở đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp tỉnhGia Lai.99

3.1.1. Đối tượng, loại hình đánh giá .99

3.1.2. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá .103

3.1.3. Kết quả đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh GiaLai.110

3.2. Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, sử dụng tài nguyên

trong phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành nông, lâm nghiệp .115

3.2.1. Phân tích ảnh hưởng của yếu tố khí hậu.116

3.2.2. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động sử dụng đất và môi trường đất .117

3.2.3. Phân tích ảnh hưởng của nguồn nước và sử dụng tài nguyên nước.120

3.2.4. Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển

nông, lâm nghiệp .123

3.3. Định hướng không gian phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng bềnvững.126

3.3.1. Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp theo các loại cảnh quan.126

3.3.2. Định hướng không gian phát triển nông, lâm nghiệp bền vững theo các tiểu

vùng cảnh quan.131

3.4. Đề xuất một số mô hình kinh tế sinh thái cho phát triển bền vững ngành

nông, lâm nghiệp tỉnh Gia Lai.136

3.4.1. Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ đề xuất mô hình .136

3.4.2. Đề xuất một số mô hình phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnhGia Lai.137

3.4.3. Đề xuất các giải pháp quản lý.143

Tiểu kết chương 3.147

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.i

TÀI LIỆU THAM KHẢO . ii

PHỤ LỤC .a

pdf230 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xác lập cơ sở địa lý học phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƣu thế). Khu vực này có diện tích các loại CQ với TTV là rừng (rừng khộp, rừng thứ sinh) chiếm tới 40% DTTN bán bình nguyên và là nơi có diện tích rừng chiếm ƣu thế thuộc lớp CQ đồng bằng; trong đó chiếm đa số là rừng khộp trong tỉnh Gia Lai. Phụ lớp bán bình nguyên có 26 loại CQ (từ loại CQ số 63 đến số 88), khí hậu nóng (nhiệt độ trung bình năm trên 220, không có mùa đông lạnh, lƣợng mƣa bình quân từ 1.200- 2.000mm/năm). Thành phần thạch học là các nhóm đá macma, đá trầm tích, bồi tích và trầm tích hỗn hợp, hình thành nhiều loại đất gồm các nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất đen, nhóm đất xám và bạc màu, nhóm đất phù sa và đất xói mòn trơ sỏi đá. Đây là phụ lớp có sự phân chia về loại CQ cao nhất trong tỉnh, cho thấy tác động của con ngƣời thông qua việc khai thác lãnh thổ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội lên khu vực này khá lớn. Đơn vị CQ cấp loại chiếm ƣu thế trong phụ lớp bán bình nguyên là: loại CQ số 78 (cây bụi, trảng cỏ trên đất xói mòn trơ sỏi đá), loại CQ số 82 (rừng khộp trên đất xám đá magma axit) và loại CQ số 84 (cây hàng năm ngày phát triển trên đất xám đá magma axit). 3 loại CQ này có diện tích trên 60% thuộc khu vực này, gần 40% còn lại thuộc về 23 loại CQ còn lại. Các cây NN đƣợc trồng ở khu vực này chủ yếu là cây ngắn ngày nhƣ mía, các loại cây đậu tƣơng, ngô và sắn. + Phụ lớp đồng bằng giữa núi: phân bố ở các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa và thị xã Ayun Pa. Đây là dạng địa hình tích tụ với thềm và đồng bằng tích tụ -xâm thực trầm tích Neogen bị rửa trôi bề mặt, thềm và đồng bằng tích tụ trầm tích aluvi. Với 8 loại CQ (từ CQ 89 đến 96) thuộc vùng khí hậu rất nóng (nhiệt độ trung bình năm trên 240C, không có thời kỳ lạnh, mùa khô kéo dài từ 3 - 4 tháng, mƣa ít – lƣợng mƣa dƣới 1.500mm/năm). Đây là khu vực trũng, bị khô hạn vào mùa khô do tác động của điều kiện khí hậu nhƣng lại dễ bị ngập lụt vào mùa lũ. Cấu tạo địa chất khá phức tạp bao gồm hai nhóm đá chính là bồi tích, phù sa và trầm tích hỗn hợp, tạo nên các nhóm đất chính gồm: nhóm đất phù sa (Pbc, Pc), nhóm đất xám và bạc màu (X, Xa), đất xói mòn trơ sỏi đá. Nhóm đất phù sa xuất hiện tại các khu vực ven sông, suối với diện tích nhỏ, lên những bậc thềm cao hơn chủ yếu là đất X và Xa. TTV tạo đây khá 81 nghèo nàn, chủ yếu là diện tích cây ngắn ngày (chiếm trên 90% DTTN của phụ lớp CQ đồng bằng giữa núi). Trong phụ lớp này có diện tích lớn về các loại đất phù sa nên đây là nơi canh tác lúa nƣớc chính trong tỉnh Gia Lai, diện tích và sản lƣợng lúa cả năm chiếm đa số so với các phụ lớp CQ khác trong khu vực. Loại CQ chiếm ƣu thế trong vùng này là loại CQ số 93 (cây NN ngắn ngày phát triển trên đất xám phù sa cổ) và loại CQ số 94 (cây NN ngắn ngày phát triển trên đất xám đá magma axit); 2 loại CQ này chiếm tới 60% DTTN toàn vùng. Nhƣ vậy, tại phụ lớp đồng bằng giữa núi đã đƣợc con ngƣời sử dụng, khai thác khá triệt để cho phát triển ngành NN của Gia Lai. d. Kiểu CQ: tỉnh Gia Lai nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á với các loài thực vật phong phú. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành thảm thực vật nguyên sinh là các loại rừng rậm ƣa mƣa nhiệt đới và rừng rậm thƣờng xanh hoặc rừng nửa rụng lá mƣa mùa nhiệt đới với thành phần loài phong phú. Đặc điểm sinh khí hậu chung đã quy định kiểu thảm thực vật phát sinh. Lãnh thổ Gia Lai đƣợc phân chia thành 9 kiểu CQ. - Kiểu CQ rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới ẩm mƣa mùa trên núi trung bình: có khí hậu hơi mát, nhiệt độ trung bình năm từ 18 - 200C với thời kì lạnh ngắn (2 - 3 tháng) tƣơng đƣơng tổng nhiệt độ năm: 6.500 – 7.300ºC. Lƣợng mƣa nhiều (từ 2.000 - 2.500mm/năm) với mùa khô ngắn (dƣới 2 tháng). Tại khu vực này, các loài cây ôn đới và cận nhiệt đới đã chiếm ƣu thế hơn so với thực vật nhiệt đới. - Kiểu CQ rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới ẩm mƣa mùa trên núi thấp: khu vực này có nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 240C, tƣơng đƣơng với tổng nhiệt độ năm: 7.300 - 8.800 º C. Khu vực này có lƣợng mƣa từ 1.200 – 2.000mm/năm với mùa khô trung bình từ 3 – 4 tháng. Khu vực này thuận lợi cho phát triển cây trồng nhiệt đới và một số cây cận nhiệt đới phát triển quanh năm. - Kiểu CQ rừng nhiệt đới nửa rụng lá trên núi thấp: thuộc khí hậu rất nóng với nhiệt độ trung bình năm trên 240C, tƣơng đƣơng với tổng nhiệt độ năm: 8.000 -8.800ºC. Lƣợng mƣa vừa (từ 1.500 – 2.000mm/năm) với mùa khô kéo dài trên 5 tháng, điều kiện nhiệt rất nóng thuận cho thực vật nhiệt đới phát triển tốt với kiểu rừng thƣa cây lá rộng nửa rụng lá/rụng lá vào mùa khô. - Kiểu CQ rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới ẩm mƣa mùa trên cao nguyên cao: với khí hậu mát, nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 220C (thời kỳ lạnh rất ngắn), tƣơng đƣơng với tổng nhiệt độ năm: 7.300 - 8.000ºC. Điều kiện nhiệt đai này thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhiệt đới và một số cây trồng ôn đới hay cận nhiệt đới. Mƣa nhiều với lƣợng mƣa từ 2.000 – 2.500mm/năm với mùa khô trung bình từ 3 – 4 tháng. 82 - Kiểu CQ rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới ẩm mƣa mùa trên cao nguyên thấp: thuộc khí hậu nóng với nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 220C (không có thời kỳ lạnh), tƣơng đƣơng với tổng nhiệt độ năm: 8.000 - 8.800ºC. Mƣa nhiều (từ 2.000 – 2.500mm/năm) với mùa khô trung bình từ 3 – 4 tháng. Đai nhiệt này rất thuận lợi cho thực vật và cây trồng nhiệt đới đủ nhiệt phát triển quanh năm. - Kiểu CQ rừng nhiệt đới nửa rụng lá trên cao nguyên thấp: với nhiệt độ trung bình năm trên 240C, thuộc khí hậu rất nóng, tƣơng đƣơng với tổng nhiệt độ năm trên 8.800 º C. Khu vực này có lƣợng mƣa ít (từ 1.200 – 1.500mm/năm) với mùa khô dài trên 5 tháng. Điều kiện nhiệt cấp rất nóng thuận cho thực vật nhiệt đới phát triển tốt với kiểu rừng thƣa cây lá rộng nửa rụng lá/rụng lá trong mùa khô. - Kiểu CQ rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới ẩm mƣa mùa trên bán bình nguyên: khu vực này thuộc khí hậu nóng với nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 240C, tƣơng đƣơng với tổng nhiệt độ năm: 8.000 - 8.800ºC, mùa khô dài trên 3 tháng, lƣợng mƣa ít (từ 1.200 – 2.000mm/năm) nên có kiểu TTV nhiệt đới và các cây trồng nhiệt đới đủ nhiệt. - Kiểu CQ rừng nhiệt đới nửa rụng lá trên bán bình nguyên: nhiệt độ trung bình năm trên 240C, thuộc khí hậu rất nóng, tƣơng đƣơng với tổng nhiệt độ năm trên 8.800 º C. Lƣợng mƣa trung bình từ 1.200 – 2.000mm/năm với mùa khô kéo dài trên 3 tháng nên phát triển kiểu rừng rụng lá/nửa rụng lá trong mùa khô. - Kiểu CQ rừng nhiệt đới nửa rụng lá vùng đồng bằng: với khí hậu rất nóng với nhiệt độ trung bình năm trên 240C, tổng nhiệt độ năm trên 8.800ºC. Khu vực này có lƣợng mƣa trung bình từ 1.200 – 1.500mm/năm với mùa khô kéo dài trên 3 tháng (đây là khu vực có lƣợng mƣa thấp nhất trong tỉnh). Mƣa từ ít đến rất ít phát sinh kiểu thảm thực vật rừng rụng lá trong mùa khô và trảng cây bụi. e. Loại CQ: là đơn vị phân loại cơ sở của bản đồ CQ tỉnh Gia Lai ở tỷ lệ 1/100.000. Ngoài sự đồng nhất về ĐKTN phát sinh, loại cảnh quan thể hiện sự đồng nhất về thổ nhƣỡng và lớp phủ thực vật. Trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội, lớp phủ thực vật biến đổi và đa dạng với nhiều kiểu TTV khác nhau, từ đó tạo nên sự đa dạng trong cảnh quan khu vực nghiên cứu. Với 97 loại cảnh quan, đơn vị cảnh quan cấp loại đƣợc lựa chọn làm cơ sở đánh giá tiềm năng về tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Gia Lai, từ đó là cơ sở khoa học đề xuất định hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp bền vững. Đặc điểm cảnh quan đƣợc trình bày tại phần phụ lục 2. 2.2.2.2. Chức năng cảnh quan tỉnh Gia Lai Từ kết quả phân tích cấu trúc CQ ở phần trên, đề tài tiến hành phân tích chức năng CQ của lãnh thổ, từ đó có thể xác định về sự phù hợp tƣơng đối của từng đơn vị 83 CQ đó đối với công tác bố trí sản xuất N, LN của tỉnh. Trên cơ sở nghiên cứu phân loại chức năng cảnh quan của R.de Groot (1992, 2006), O.Bastian và M.Roder [112, 121, 125, 126] và đơn vị cơ sở đƣợc phân chia và thể hiện trên bản đồ là loại CQ với tỷ lệ bản đồ là 1/100.000, có thể xác định đƣợc các chức năng cụ thể, đặc biệt là chức năng trong phát triển N, LN và chức năng phát triển KT - XH. Đây là cơ sở quan trọng để lựa chọn đánh giá CQ cho các mục đích thực tiễn của địa phƣơng. Kết quả phân tích các chức năng CQ của loại CQ và nhóm loại CQ tỉnh Gia Lai nhƣ sau : a. Nhóm chức năng sản xuất: Với chức năng cung cấp sinh khối nhóm này chiếm tỷ lệ khá lớn trong các nhóm chức năng. Có mặt tại hầu hết cả các lớp và phụ lớp CQ (trừ phụ lớp CQ núi trung bình). Nhóm chức năng sản xuất, có thể thấy rõ đƣợc chia thành 2 dạng chính là: trong lâm nghiệp là các kiểu rừng sản xuất (cảnh quan số 4, 24, 28, 37, 46) với mức độ tập trung cao ở phụ lớp núi thấp và bán bình nguyên; đƣợc đại diện bởi cảnh quan số 6, 18, 37. Trong nông nghiệp là các kiểu TTV cây trồng hàng năm và lâu năm (cảnh quan số 20,35, 38, 48, 63,81) tập trung chủ yếu tạo lớp cao nguyên và đồng bằng. Tại khu vực này, con ngƣời đã tác động và khai thác các chức năng sản xuất của CQ để phát triển kinh tế. Các loại CQ đại diện là CQ số 35, 48 tại lớp cao nguyên với các cây trồng dài ngày (tập trung diện tích phần lớn là các cây cao su, cà phê, hồ tiêu...) cho giá trị sản xuất NN cao. Các cây trồng NN ngắn ngày tập trung tại lớp đồng bằng (lúa nƣớc, đậu đỗ các loại, sắn, ngô...), gần các con sông, suối, ven đồi với các CQ số 81, 86, 96... phù hợp với ĐKTN tại khu vực này. CQ số 72, 86 chiếm ƣu thế trong nhóm cây trồng NN ngắn ngày và chiếm tỷ lệ lớn diện tích trong lớp đồng bằng. b. Nhóm chức năng xã hội: bao gồm các cảnh quan có đặc trƣng giá trị thẩm mỹ, giáo dục, khoa học, thông tin, giải trí. Tại Gia Lai có khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chƣ Răng, vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh và 1 khu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học và Trung tâm lâm nghiệp Nhiệt đới với kiểu TTV đƣợc nghiên cứu rất đa dạng về thành phần loài và các chi, họ. Đây cũng là khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu, bảo tồn các loài động, thực vật quí hiếm. Các loại CQ ở khu vực này bao gồm: CQ số 1, 2, 3, 10, 29,30... chủ yếu tập trung tại phía Bắc tỉnh Gia Lai thuộc phụ lớp núi trung bình và cao nguyên Kon Hà Nừng. Bên cạnh đó, còn có diện tích khá lớn các điểm quần cƣ, công trình văn hoá – xã hội phục vụ cuộc sống của con ngƣời đƣợc phân bố gần thành phố, thị xã, thị trấn và các trục đƣờng quốc lộ. Những khu vực này không chỉ là nơi cƣ trú mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của con ngƣời. c. Nhóm chức năng sinh thái: 84 - Chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng: Là các đơn vị CQ rừng tự nhiên, rừng thứ sinh phát triển trên địa hình núi thấp, cao nguyên cao. Đây là những vùng địa hình có độ dốc khá lớn (trên 150) có có khả năng xói mòn, rửa trôi mạnh, vận chuyển vật chất xuống các phụ lớp thấp hơn thông qua dòng chảy mặt. Các CQ số 10,17,29 đại diện cho chức năng này chủ yếu tại lớp núi, thƣờng nằm gần khu vực thƣợng nguồn các sông, suối nên có chức năng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nƣớc cho sông suối ở phía dƣới, chống xói mòn, rửa trôi đất, hạn chế tốc độ dòng chảy trong mùa lũ. - Chức năng bảo tồn và phục hồi (rừng nguyên sinh, thứ sinh với khu bảo tồn thiên nhiên và vƣờn quốc gia). Tại phụ lớp CQ núi trung bình chức năng phòng hộ, bảo tồn và BVMT giữ vai trò chủ đạo. Đây là những khu vực có độ cao và độ dốc lớn nhất tỉnh, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn. TTV chủ yếu là rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh với diện tích lớn đã hạn chế đƣợc hiện tƣợng xâm thực, trƣợt lở đất đá, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nguồn nƣớc, điều hòa khí hậu, chống xói mòn và rửa trôi cho đất Đây cũng là khu vực lõi của vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh. Ngoài ra, tại cao nguyên cao Kon Hà Nừng còn có khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chƣ Răng. Các CQ đại diện đƣợc là 1,2,5,16, 17... 2.2.2.3. Động lực cảnh quan tỉnh Gia Lai Ngoài cấu trúc về không gian và cấu trúc chức năng thì động lực CQ (cấu trúc thời gian) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển loại CQ. Động lực CQ là sự biến đổi của CQ theo thời gian dƣới tác động của quy luật tự nhiên và hoạt động khai thác lãnh thổ của con ngƣời. Mỗi một đơn vị CQ trong quá trình hình thành và phát triển, luôn chịu ảnh hƣởng của các yếu tố tác động từ mỗi hợp phần của ĐKTN và sự tác động của con ngƣời. Sự biến đổi này là sự vận động, biến đổi vật chất, tạo nên nhịp điệu và xu hƣớng biến đổi của tự nhiên; nhất là đối với ngành N, LN: sự sinh trƣởng và phát triển của cây trồng phụ thuộc hoàn toàn vào ĐKTN (nhƣ vai trò của thổ nhƣỡng, khí hậu và thủy văn). a. Sự biến đổi trạng thái cảnh quan theo nhịp điệu mùa Nhịp điệu mùa ảnh hƣởng đến quá trình phong hóa lớp vỏ trái đất. Theo Dokutsaev thì đất là sản phẩm tổng hợp của 5 yếu tố: khí hậu, sinh vật, địa hình, đá mẹ và tuổi địa phƣơng. Sau này, thêm yếu tố quan trọng là con ngƣời do tác động của con ngƣời thông qua hoạt động sản xuất làm biến đổi đất. Về bản chất, đất đƣợc hình thành do quá trình phong hóa đá mẹ, kết hợp với điều kiện địa hình, khí hậu mà có sự phong hóa khác nhau nhƣ: phong hóa cơ học (bở rời, trƣợt lở), hóa học (quá trình laterit, feralit hóa..), phong hóa sinh học (các loại mùn từ sản phẩm cây trồng và sinh 85 vật) Bên cạnh đó, ảnh hƣởng của môi trƣờng địa lý (khí hậu, địa hình, địa chất, thổ nhƣỡng, thảm thực vật) tới sự hình thành dòng chảy là vô cùng phức tạp. Trong những nhân tố trên, khí hậu có vai trò lớn trong việc hình thành dòng chảy trên lãnh thổ tỉnh Gia Lai. Tính mùa của khí hậu quyết định chế độ dòng chảy. Gia Lai thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, có điều kiện nhiệt phân hóa theo quy luật đai cao, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, điều kiện ẩm có sự tƣơng phản rất sâu sắc thành hai mùa - mƣa và mùa khô. Với đặc thù mƣa lớn, tập trung vào 5 tháng mùa mƣa và chiếm trên 75% tổng lƣợng mƣa năm, chênh lệch lƣợng mƣa giữa mùa mƣa và mùa khô là rất lớn nên có ảnh hƣởng rõ rệt trong sản xuất và phát triển nông, lâm nghiệp. Trong những tháng ít mƣa còn lại, lƣợng mƣa rất thấp, có tháng gần nhƣ không mƣa nên có ảnh hƣởng không nhỏ đến các cây trồng (nhất là các cây trồng có nhu cầu nƣớc tƣới cao). Phân bố mƣa cũng có sự khác nhau giữa các vùng, nhất là giữa vùng phía Đông và phía Tây. Đối với các vùng phía Tây, mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 (tại Pleiku, Chƣ Prông) thì ở các vùng phía Đông (An Khê, Ayun Pa, Krông Pa), mùa mƣa muộn hơn và kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11. b. Biến đổi cấu trúc và trạng thái cảnh quan dưới tác động của con người Nhƣ vậy, tính mùa của khí hậu chi phối và tác động mạnh mẽ đến sự sinh trƣởng và phát triển của các loại cây trồng, từ đó tạo ra tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp (thời kì trồng, thời kì ra hoa, thời kì thu hoạch). Với sự tác động chính là nền nhiệt, lƣợng mƣa, thời kì mƣa, tốc độ gió, hƣớng gió ảnh hƣớng trực tiếp đến cây trồng và vật nuôi thông qua sự sinh trƣởng và phát triển của các loài (năng suất, chất lƣợng). Tại Gia Lai, tính mùa của khí hậu và điều kiện nhiệt - ẩm rất thuận lợi cho thực vật phát triển với đa dạng loài nhƣ: thực vật và các cây trồng nhiệt đới (điều kiện nhiệt độ trung bình năm trên 220C), thực vật nhiệt đới và một số loại cây ôn đới và cận nhiệt đới (điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 18 - 220C). - Sự tác động của con ngƣời vào ĐKTN, nhất là quá trình hoạt động sản xuất, canh tác và sinh sống đã tác động và gây biến đổi các loại CQ. Số lƣợng CQ trở nên đa dạng hơn, đƣợc thể hiện qua đơn vị CQ trên khu vực nghiên cứu. Con ngƣời tác động vào ĐKTN rất đa dạng: thay đổi địa hình (san lấp, xây dựng cơ sở vật chất), thay đổi dòng chảy (làm thủy điện, hồ chứa), thay đổi kiểu TTV (từ kiểu TTV là rừng nguyên sinh qua tác động của con ngƣời trở nên đa dạng nhƣ: kiểu TTV cây bụi, trảng cỏ; kiểu TTV cây NN ngắn ngày, kiểu TTV cây NN dài ngày.). Sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của các đơn vị CQ theo thời gian rất khó có thể trở lại trạng thái ban đầu, tạo nên sự thay đổi về lƣợng và chính những biến đổi này qua thời gian dẫn đến 86 thay đổi về chất. Do đó, cần xác định mức độ tác động và sự biến đổi của CQ do các hoạt động của con ngƣời là việc làm cần thiết nhằm đề xuất các định hƣớng và giải pháp hợp lý phục vụ phát triển N, LN bền vững khu vực nghiên cứu. Qua bản đồ CQ, có thể nhận thấy mức độ biến đổi của CQ ở những mức độ chính nhƣ sau: + Các đơn vị CQ không thay đổi hoặc ít bị thay đổi (gần nhƣ chƣa có sự tác động của con ngƣời) chiếm tỷ lệ gần 40% DTTN. Đây là khu vực thuộc rừng nguyên sinh tại vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên với các thành phần đa dạng, cấu trúc CQ bền vững và ổn định; hoặc rừng thứ sinh với diện tích còn tƣơng đối lớn, đây là nơi tài nguyên thiên nhiên chƣa bị tác động nhiều. Hiện nay, các loại CQ này còn khá nhiều so với các tỉnh khác trên cả nƣớc. Các đơn vị CQ này chủ yếu nằm tại khu vực có địa hình cao trên 1.000 m, độ dốc trên 150, khu vực khó đi lại, vùng sâu, vùng xa, chủ yếu thuộc phần phía Bắc và Đông Bắc khu vực nghiên cứu. + Các đơn vị CQ bị thay đổi mạnh chiếm diện tích khoảng 15% so với DTTN, chủ yếu thuộc địa hình chuyển tiếp từ núi xuống đồng bằng, từ cao nguyên xuống vùng bán bình nguyên hoặc khu vực bán bình nguyên, với độ cao thƣờng ít hơn 1.200 m. Nơi đây độ dốc không lớn, bị con ngƣời khai thác triệt để. Những khu vực bị khai thác về tài nguyên kiệt quệ, bất hợp lý nhƣ: phá rừng làm nƣơng rẫy, hay khai thác khoáng sản bừa bãiCó thể nhận thấy rằng, trên địa bàn tỉnh Gia Lai với 34 dân tộc sinh sống, ngoài ngƣời Kinh, ngƣời Jarai và Ba Na còn có 31 dân tộc (chiếm 3% dân số) – các dân tộc còn lại chủ yếu là ngƣời dân di cƣ tự do từ các tỉnh, thành phía Bắc vào, một số dân tộc có lối canh tác NN theo truyền thống cũ là đốt rừng làm nƣơng, rẫy. Điều này làm TTV rừng thay đổi, nhiều loài cỏ dại và cây thứ sinh phát triển thay thế cho các loài gỗ quý hiếm, các loài động vật, thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt. + Các đơn vị CQ đƣợc cải tạo (thuộc nhóm CQ với kiểu TTV là rừng trồng, cây trồng NN) với diện tích khoảng 40% DTTN. Đây là những CQ đƣợc con ngƣời cải tạo, phát triển nhằm phục vụ cuộc sống của chính mình. Các loại CQ này rất đa dạng nhƣ: CQ cây nông nghiệp dài ngày, CQ cây nông nghiệp ngắn ngày các loại CQ này đều phục vụ nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm và các nhu cầu khác của con ngƣời. Sự phân bố các đơn vị CQ này chủ yếu thuộc khu vực cao nguyên Pleiku và vùng đồng bằng, núi thấp phía Nam tỉnh Gia Lai. Nơi đây có nguồn tài nguyên đất màu mỡ, địa hình với độ dốc thấp (thƣờng nhỏ hơn 150) và nguồn tài nguyên nƣớc phong phú. Các dân tộc sinh sống thành cụm nhỏ xung quanh khu vực cộng đồng của mình. Mỗi dân tộc có trình độ văn hóa, tập quán sinh hoạt, canh tác nông nghiệp riêng rẽ. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến vấn đề khai thác tài nguyên phục vụ đời sống ngƣời dân 87 cũng nhƣ sự phân hóa về không gian sản xuất, bảo vệ môi trƣờng. Dân tộc Kinh chiếm 57% dân số, cũng là nhóm ngƣời có mức sống cao hơn các dân tộc khác trong tỉnh phần lớn do họ đã biết vận dụng các phƣơng thức canh tác trong nông nghiệp. Các mô hình sản xuất N, LN trong tỉnh chủ yếu là của ngƣời Kinh. Dân tộc Kinh chủ yếu tập trung tại các thành phố, thị xã và thị trấn hoặc quanh khu dân cƣ đông, ven các trục đƣờng. Các dân tộc Ja Rai, Ba Na (chiếm 40% dân số, đây là nhóm ngƣời bản địa) có trình độ sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp hạn chế hơn so với dân tộc Kinh, sống ở những vùng sâu hơn. Các dân tộc này canh tác nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất truyền lại, với các loại cây trồng vật nuôi theo phƣơng thức cũ nên quy mô sản xuất nhỏ, phƣơng tiện sản xuất còn thô sơ, lạc hậu. Với sự đa dạng về văn hóa, dân tộc nên có nghiên cứu về tri thức bản địa, lối sống, phƣơng thức canh tác để thiết kế mô hình sản xuất N, LN theo hƣớng phù hợp với ngƣời dân địa phƣơng. 2.2.3. Tính đặc thù trong sự phân hóa cảnh quan tỉnh Gia Lai và ý nghĩa đối với việc phát triển nông, lâm nghiệp bền vững 2.2.3.1. Sự phân hóa cảnh quan do điều kiện địa hình (đai cao) Do ảnh hƣởng của độ cao của địa hình nên nền nhiệt độ của Gia Lai bị hạ thấp đáng kể. Những vùng có độ cao từ 500 - 800m, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn ở vùng đồng bằng cùng vĩ độ từ 3 - 50C, với độ cao trên 800m là trên 50C. Sự chênh lệch của nhiệt độ giữa vùng thấp và vùng cao trong điều kiện biên độ năm nhỏ là đáng kể và có ý nghĩa (biên độ nhiệt nhỏ hơn 60C). Ngoài vai trò của vị trí địa lý và độ cao, yếu tố địa lý ảnh hƣởng đến sự hình thành khí hậu Gia Lai là địa hình. Do đặc điểm phân bố của địa hình, tại tỉnh Gia Lai nhiệt độ có xu hƣớng tăng dần từ Bắc vào Nam (vùng khí hậu mát với nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 - 220C lên đến vùng khí hậu nóng và rất nóng – trên 240C). Tại những nơi có độ cao địa hình dƣới 200m, nhiệt độ trung bình năm trên 240C (thuộc lớp CQ đồng bằng) chủ yếu nằm trên các huyện Krông Pa, Phú Thiện, Ia Pa, Chƣ Prông và thị xã Ayun Pa. Đây là khu vực thấp, có lƣợng mƣa trung bình từ 1.200–1.500mm/ năm, độ ẩm không khí luôn thấp nhất so với toàn tỉnh. Đối với những khu vực có địa hình cao từ 200 – 600 m chủ yếu thuộc lớp đồng bằng (phụ lớp bán bình nguyên) với nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 240C, lƣợng mƣa lớn hơn (từ 1.200 – 2.000mm/năm). Nhƣ vậy, các chỉ tiêu nhiệt - ẩm đƣợc lựa chọn căn cứ vào đặc điểm đặc điểm sinh thái thực vật và vai trò của chúng đối với sự hình thành, cấu trúc, diện mạo của các kiểu TTV tự nhiên. Do đó sẽ phát sinh 2 tập hợp kiểu TTV chính là: nhóm kiểu rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới ẩm mƣa mùa và nhóm kiểu rừng nhiệt đới nửa rụng lá, rụng lá. 88 Vị trí địa lý và độ cao đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đặc điểm khí hậu chung thì nhân tố địa hình có khả năng gây ra sự phân hóa khí hậu trong vùng, nó ảnh hƣởng và có ý nghĩa quan trọng đến đời sống và các hoạt động sản xuất. Địa hình núi chủ yếu chạy dọc theo hƣớng Bắc – Nam kết hợp với độ cao mặt trời trong năm thay đổi không lớn, vĩ độ thấp nên sự phân hóa khí hậu giữa sƣờn phía Đông và phía Tây của dãy Trƣờng Sơn rất rõ rệt; thể hiện qua các yếu tố nhiệt, mƣa và ẩm. Nhìn chung, lƣợng mƣa tăng theo độ cao và hƣớng địa hình, nơi có lƣợng mƣa lớn nhất thƣờng thuộc về sƣờn phía Tây Nam của các cao nguyên và các dãy núi (khu vực cao nguyên Pleiku thuộc thành phố Pleiku, huyện Đăk Đoa, Chƣ Păh, Ia Grai, Đức Cơ và Chƣ Prông) – đây là khu vực đón gió mùa Tây Nam vào mùa nóng, đối với những thung lũng khuất gió thì lƣợng mƣa giảm đi rõ rệt. Với tác động của hoàn lƣu gió mùa, vào mùa khô sƣờn phía Tây là nơi khuất gió mùa Đông Bắc, ít mƣa; còn mùa mƣa khu vực này đón gió Tây Nam, lƣợng mƣa nhiều. Mùa mƣa vùng phía Tây bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 10, trùng với thời kỳ thịnh hành của gió mùa Tây Nam; các tháng mƣa nhiều cũng là thời kỳ ẩm nhất, từ tháng 12 đến tháng 3 là thời kỳ khô nhất trong năm với sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc. Đối với vùng phía Đông, mùa mƣa bắt đầu và chấm dứt muộn hơn từ 3 - 4 tháng, mƣa nhiều tập trung vào cuối mùa hạ, đầu mùa đông với các tháng mƣa chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 11; nên thời gian có độ ẩm cao nhất rơi vào tháng 9 và 10 (cuối hè); các tháng giữa hè (lƣợng mƣa thấp) cũng là các tháng khô nhất. Do ảnh hƣởng của địa hình và hƣớng sƣờn núi nên có sự phân hóa khác nhau về điều kiện khí hậu. Mặt khác, tỉnh Gia Lai với điều kiện địa hình có các khối núi và cao nguyên xen kẽ nhau, giữa chúng là các vùng trũng và thung lũng càng làm cho sự phân hóa khí hậu trong khu vực này thêm sâu sắc. Những kiểu địa hình này có thể làm lệch hƣớng gió thịnh hành, phân bố lại lƣợng bức xạ hấp thụ tạo nên những kiểu khí hậu có đặc điểm riêng và làm đa dạng các kiểu sinh khí hậu tại khu vực này. Nhƣ vậy, phân hóa cảnh quan theo đai cao là quy luật đặc trƣng vùng nghiên cứu, cốt lõi của sự thay đổi yếu tố nhiệt - ẩm. Do đó, muốn phát triển nông, lâm nghiệp bền vững thì trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất, khai thác lãnh thổ cần phải luôn đặt sự ổn định, cân bằng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên song song với lợi ích kinh tế. Có thể thấy rằng sự phân hóa của quy luật đai cao đối với Gia Lai ở những nơi có độ cao từ 1.200m trở lên cần ƣu tiên cho phát triển và bảo vệ rừng nhƣ: phát triển rừng phòng hộ để bảo vệ đất đai và nguồn nƣớc cho những vùng thấp hơn. Tại những khu vực núi thấp (từ 600-1.200m) cần ƣu tiên cho phát triển rừng sản 89 xuất và áp dụng mô hình nông, lâm kết hợp. Các khu vực thấp hơn (cao nguyên, đồng bằng) sẽ đƣợc ƣu tiên cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. 2.2.3.2. Tính cân bằng mỏng manh, dễ bị tổn thương của cảnh quan Gia Lai Là tỉnh miền núi và cao nguyên, cảnh quan núi của Gia Lai có năng lƣợng địa hình lớn, tạo nên quá trình xói mòn, trƣợt lở đất đá. Do đó, thảm thực vật có tác động rất lớn đến việc điều tiết dòng chảy của các nguồn nƣớc. Gia Lai là khu vực đầu nguồn của nhiều hệ thống sông, suối thuộc lƣu vực sông Ba, Sê San và Sêrêpôk nên thảm thực vật (ở đây là rừng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_xac_lap_co_so_dia_ly_hoc_phuc_vu_phat_trien_nong_lam_nghiep_ben_vung_tinh_gia_lai_6462_1920040.pdf
Tài liệu liên quan