Luận án Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện tăng trưởng xanh ngành công nghiệp Việt Nam: Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng - Nguyễn Ngọc Thía

PHẦN MỞ ĐẦU . i

i. Sự cần thiết của đề tài . i

ii. Khoảng trống nghiên cứu . vi

iii. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu . ix

iv. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. x

v. Phương pháp nghiên cứu . xi

vi. Những đóng góp mới của đề tài . xii

vii. Kết cấu của đề tài . xiii

1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH 1

1.1 Tổng quan về tăng trưởng xanh . 1

1.1.1 Các khái niệm chung . 1

1.1.2 Nguồn gốc của tăng trưởng xanh . 5

1.1.3 Sự cần thiết và lợi ích của tăng trưởng xanh . 7

1.1.4 Mối quan hệ với phát triển bền vững. 8

1.2 Chính sách và chiến lược tăng trưởng xanh . 10

1.2.1 Nội dung chính sách tăng trưởng xanh . 10

1.2.2 Các chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam . 11

1.3 Tăng trưởng xanh trong ngành công nghiệp Việt Nam . 25

1.3.1 Thực trạng tăng trưởng xanh các ngành công nghiệp Việt Nam . 25

1.3.2 Thực trạng tăng trưởng xanh ngành xi măng Việt Nam . 27

1.4 Bàn luận về cơ sở lý luận và thực trạng tăng trưởng xanh . 28

1.4.1 Về cơ sở lý luận tăng trưởng xanh . 28

1.4.2 Về thực trạng tăng trưởng xanh. 33

1.5 Tóm tắt chương 1 . 342 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG

TRƯỞNG XANH . 35

2.1 Tổng quan về chỉ số . 35

2.1.1 Khái niệm chỉ số . 35

2.1.2 Vai trò và quy trình sử dụng chỉ số . 36

2.1.3 Đặc tính chất lượng chỉ số . 37

2.1.4 Tiêu chuẩn lựa chọn chỉ số . 38

2.1.5 Phân loại chỉ số . 39

2.2 Quy trình, phương pháp, và công cụ bổ trợ xây dựng chỉ số . 40

2.2.1 Tổng quan chung . 40

2.2.2 Quy trình xây dựng bộ chỉ số . 42

2.2.3 Phương pháp chuyên gia (Delphi) xây dựng chỉ số . 45

2.2.4 Các công cụ, kỹ thuật bổ trợ xây dựng chỉ số . 45

2.3 Các chỉ số đánh giá liên quan đến tăng trưởng xanh hiện có . 47

2.3.1 Tổng quan nghiên cứu các chỉ số đánh giá liên quan đến TTX . 47

2.3.2 Chỉ số đánh giá TTX cấp quốc gia . 49

2.3.3 Chỉ số đánh giá TTX cấp địa phương . 49

2.3.4 Chỉ số đánh giá hiệu quả nguồn lực . 49

2.3.5 Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bền vững doanh nghiệp . 50

2.3.6 Bộ chỉ số đánh giá sản xuất bền vững . 51

2.4 Bàn luận các vấn đề về chỉ số và xây dựng bộ chỉ số . 52

2.4.1 Về các nghiên cứu xây dựng chỉ số . 52

2.4.2 Về tiêu chuẩn lựa chọn chỉ số . 54

2.4.3 Hướng xây dựng quy trình của luận án . 55

2.5 Tóm tắt chương 2 . 56

3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN . 573.1 Phương pháp tiếp cận . 57

3.1.1 Lựa chọn phương pháp tiếp cận . 57

3.1.2 Các phương pháp thu thập dữ liệu. 57

3.1.3 Các phương pháp phân tích dữ liệu . 59

3.1.4 Kế hoạch khảo sát bảng hỏi, phỏng vấn sâu . 60

3.2 Quy trình thực hiện xây dựng bộ tiêu chí TTX . 65

3.2.1 Xác định căn cứ lựa chọn tiêu chí . 66

3.2.2 Xây dựng cấu trúc của bộ tiêu chí . 67

3.2.3 Sàng lọc và chuẩn hóa các chỉ số tiềm năng . 68

3.2.4 Lấy ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp sản xuất xi măng . 69

3.2.5 Hoàn thiện bộ tiêu chí . 70

3.2.6 Áp dụng đo lường và đánh giá . 71

3.3 Bàn luận về phương pháp và quy trình xây dựng bộ tiêu chí . 71

3.4 Tóm tắt chương 3 . 72

4 CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH

CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM . 73

4.1 Xây dựng căn cứ lựa chọn tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh . 73

4.1.1 Căn cứ lý luận về chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh . 73

4.1.2 Căn cứ thực tiễn về hoạt động sản xuất xi măng . 75

4.1.3 Tổng hợp các nguồn dữ liệu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá TTX . 81

4.2 Xây dựng cấu trúc của bộ tiêu chí. 82

4.3 Sàng lọc và chuẩn hóa các chỉ số tiềm năng . 83

4.3.1 Sàng lọc . 83

4.3.2 Tổng hợp và chuẩn hóa . 85

4.4 Lấy ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp sản xuất xi măng . 90

4.4.1 Thiết kế khảo sát bộ tiêu chí, phiếu phỏng vấn sâu. 904.4.2 Thực hiện khảo sát, phỏng vấn sâu doanh nghiệp sản xuất xi măng . 92

4.4.3 Xử lý dữ liệu thống kê và tổng hợp ý kiến từ doanh nghiệp . 92

4.4.4 Quyết định loại bỏ, điều chỉnh và bổ sung chỉ số tăng trưởng xanh . 98

4.5 Bộ tiêu chí tăng trưởng xanh đề xuất . 100

4.6 Bàn luận về thuận lợi và khó khăn khi xây dựng bộ tiêu chí . 106

4.7 Tóm tắt chương 4 . 107

5 CHƯƠNG 5: ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH

TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM . 108

5.1 Tổ chức đo lường bộ tiêu chí tăng trưởng xanh . 108

5.2 Kết quả đo lường bộ tiêu chí thực hiện tăng trưởng xanh . 109

5.2.1 Kết quả đo lường tại xi măng Hoàng Thạch . 110

5.2.2 Tổng hợp kết quả đo lường của 3 nhà máy xi măng . 121

5.3 Đánh giá kết quả đo lường tại các doanh nghiệp . 126

5.4 Phân nhóm bộ tiêu chí hỗ trợ đánh giá tăng trưởng xanh . 127

5.5 Bàn luận về đo lường và áp dụng bộ tiêu chí tăng trưởng xanh . 128

5.6 Tóm tắt chương 5 . 129

6 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 130

i. Những kết quả đạt được . 130

ii. Những đóng góp của luận án . 131

iii. Những hạn chế của luận án . 132

iv. Kiến nghị và đề xuất. 132

v. Hướng nghiên cứu tiếp theo . 137

7 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . 141

8 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 142

9 PHỤ LỤC . 1

9.1 Phụ lục 1: Tổng hợp các nguồn dữ liệu chỉ số . 19.2 Phụ lục 2: Các chỉ số đánh giá TTX sau khi sàng lọc sơ bộ . 24

9.3 Phụ lục 3: Các chỉ số đưa vào bước tổng hợp và chuẩn hóa . 33

9.4 Phụ lục 4: Phiếu khảo sát bộ tiêu chí đánh giá TTX doanh nghiệp SXXM . 36

9.5 Phụ lục 5: Phiếu phỏng vấn sâu và danh sách khảo sát . 44

9.6 Phụ lục 6: Phiếu khảo sát chuyên gia về các khía cạnh đánh giá TTX . 47

pdf228 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện tăng trưởng xanh ngành công nghiệp Việt Nam: Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng - Nguyễn Ngọc Thía, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90]. MFA dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống và rất thuận lợi trong việc xem xét các tác động môi trường và kinh tế [91] và ước tính các chỉ số môi trường, kinh tế cũng như là các chỉ số về chính sách. Phương pháp đòi hỏi hệ thống phải được xác định và đơn giản hóa để nguyên nhân và kết quả liên quan giữa các bộ phận khác nhau có thể nhìn thấy rõ. Như vậy, nghiên cứu cần áp dụng MFA cho sản phẩm xi măng xác định tất cả các dòng vật chất và xác định các chỉ số có ý nghĩa và đơn giản mà có khả năng phát hiện những điểm mấu chốt và phản ánh trạng thái cũng như sự thay đổi của hệ thống. Các dòng đi vào và ra khỏi hệ thống SXXM cần phải được đánh giá một cách chi tiết. MFA cần tập trung vào các dòng vật chất, đặc biệt là ở khía cạnh dòng vào bao gồm: NVL như đá vôi, đất sét, quặng sắt; năng lượng như điện, nhiệt năng... - Các tiêu chuẩn của hệ thống ISO14000 và OHSAS18001 cần phải được xem xét khi thu thập cũng như lựa chọn các chỉ số bởi đây là 2 hệ thống quản lý quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp. 3.2.2 Xây dựng cấu trúc của bộ tiêu chí Trong bước tiếp theo, để đảm bảo sự nhất quán giữa sự ưu tiên giữa cục bộ và tổng thể thì các chỉ số nên duy trì cấu trúc thứ bậc [34]. Cấu trúc chỉ số được xem là tốt khi nó mang tính hệ thống, cấu trúc thứ bậc, logic và dễ hiểu. Tính cấu trúc thứ bậc ở đây các tiêu chí/khía cạnh được tổ chức thành chuỗi các cấp. Cấp thấp hơn có phạm vi hẹp hơn và cụ thể hơn cấp cao. Các khía cạnh ở cùng cấp độ có phạm vi như nhau và càng ít chồng chéo càng tốt. Cấu trúc của bộ tiêu chí nên được chia thành các cấp như Hình 3.6: 68 Hình 3.6. Cấu trúc bộ tiêu chí Nguồn: Điều chỉnh cấu trúc của Barry Dalal-Clayton & Stephen Bass (2002) [34] 3.2.3 Sàng lọc và chuẩn hóa các chỉ số tiềm năng Dựa trên việc tổng hợp các chỉ số trong bước 1 và xác định cấu trúc bộ tiêu chí trong bước 2, luận án tiến hành sàng lọc để loại bỏ những chỉ số không liên quan đến TTX. Sau đó, luận án tiến hành chuẩn hóa những chỉ số sao cho phù hợp với mục tiêu chỉ số đánh giá TTX doanh nghiệp SXXM đồng thời loại bỏ những chỉ số trùng nhau từ các nguồn chỉ số đánh giá khác nhau để tránh việc lặp lại một chỉ số. Các chỉ số thừa hoặc không liên quan sẽ được loại bỏ. Tất cả các chỉ số được đưa vào xem xét, mỗi chỉ số phải được sàng lọc qua 3 cấp độ: xác định một cách phù hợp, bên trong ranh giới công ty, và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu [21]. Trên cơ sở nghiên cứu đặc thù doanh nghiệp SXXM, luận án xác định mỗi chỉ số cần sàng lọc qua các cấp độ sau: (1) xác định một cách phù hợp với các mục tiêu và chính sách về chất lượng, môi trường, và an toàn sức khỏe nghề nghiệp của doanh nghiệp SXXM; (2) bên trong phạm vi doanh nghiêp SXXM; và (3) trong phạm vi cấu trúc hay các tiêu chí/khía cạnh của TTX đã được xác định trước. Các chỉ số không đáp ứng được các yêu cầu trên sẽ bị loại ra. Khung đo lường TTX yêu cầu phải thuận lợi cho việc phân tích hệ thống để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá TTX. Khung TTX doanh nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu: tính hệ thống, tính cấu trúc, tính logic, tính truyền thông [34]. Việc lựa chọn chỉ số cần được xem xét một cách tỉ mỉ bởi vì có thể doanh nghiệp sẽ tốn một khoản chi phí lớn khi đo các chỉ số mà chỉ số đó không hữu dụng cho doanh nghiệp/ngành trong quản lý hoặc không phản ánh mục tiêu TTX. Do đó, chỉ số được lựa chọn là chỉ số có chất lượng cao thể hiện qua tính tiêu biểu (đại diện tốt), độ tin cậy và khả thi [34]. Việc lựa chọn chỉ số thực hiện qua các bước sau: 69 - Xác định một chỉ số tiêu biểu và tin cậy cho mỗi tiêu chí đo lường (chỉ số, chỉ số con). Khi cần thiết, có thể bổ sung một chỉ số trong trường hợp các chỉ số hiện tại chưa phản ánh hết các tiêu chí đo lường. - Đánh giá nguồn dữ liệu để xác định tính sẵn có của dữ liệu cho mỗi chỉ số. - Nếu dữ liệu không sẵn có cho một chỉ số, xác định một hoặc nhiều chỉ số thay thế cho dữ liệu sẵn có (được xác định qua việc đánh giá dữ liệu). - Nếu dữ liệu không sẵn có thể cần phải phát triển một chương trình để có được dữ liệu đó hoặc loại bỏ tiêu chí đó ra khỏi tiêu chí đánh giá. - Nếu không chỉ số nào phù hợp và thiếu các nguồn dữ liệu để xác định một chỉ số, sẽ loại bỏ chỉ số đó. Trong quá trình lựa chọn chỉ số luôn có những chỉ số phù hợp với tiêu chí đánh giá nhưng lại có thể chưa phù hợp với hệ thống SXXM, do đó các chỉ số này cần phải được chuẩn hóa lại theo quá trình SXXM. Mặt khác, trong quá trình lọc chỉ số cũng xảy ra tình huống là các nguồn chỉ số ở các hệ thống khác nhau đôi khi có những chỉ số trùng nhau và như vậy cần loại bỏ các chỉ số trùng nhau. 3.2.4 Lấy ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp sản xuất xi măng Bước này được thực hiện nhờ sự trợ giúp từ phía các doanh nghiệp SXXM. Bộ tiêu chí với cấu trúc đã xác định và số lượng vừa được sử dụng để các cán bộ quản lý tại các phân xưởng sản xuất/phòng ban tại các doanh nghiệp đánh giá các chỉ số qua các tiêu chuẩn đã được xác định trước. Các chỉ số không đảm bảo các tiêu chuẩn được xác định trước sẽ bị loại ra khỏi bộ tiêu chí. Việc thiết kế khảo sát lấy ý kiến đánh giá từ các doanh nghiệp SXXM cần được thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng sao cho đáp ứng được yêu cầu về mục đích khảo sát lấy ý kiến đánh giá. Các chỉ số vừa có khả năng đo lường định lượng, vừa đo lường hoạt động sử dụng để đại diện cho một thuộc tính chất lượng (định tính). Điều này đảm bảo rằng các chỉ số cho dù là định lượng hay định tính, có khả năng lường thì đều có thể trở thành chỉ số đo lường TTX doanh nghiệp SXXM. Khả năng đo lường là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng để lựa chọn chỉ số [22] [109]. Bước này được tiến hành để thu thập ý kiến đánh giá điểm số của chỉ số từ phía các doanh nghiệp: Một nhóm các cán bộ quản lý của doanh nghiệp được hỏi để đánh giá điểm 70 của bộ tiêu chí đề xuất, sử dụng phiếu khảo sát các chỉ số với tiêu chuẩn lựa chọn. Phiếu khảo sát đánh giá điểm số được sử dụng kết hợp phỏng vấn sâu tại các doanh nghiệp đã được xác định theo kế hoạch. Các doanh nghiệp sẽ do người nghiên cứu xác định rõ là những đối tượng nào và số lượng doanh nghiệp. Để việc lấy ý kiến tại các doanh nghiệp SXXM về bộ tiêu chí đạt kết quả tốt thì cần trình bày các mục tiêu nghiên cứu và giải thích chi tiết cách điền phiếu khảo sát hoặc cung cấp giải thích kỹ hơn về tiêu chuẩn lựa chọn chỉ số hoặc bản thân các chỉ số. Mỗi chỉ số trong bộ tiêu chí sơ bộ được cho điểm theo mỗi tiêu chuẩn lựa chọn, trên phạm vi từ 1 tới 5 (tương đương với mức thấp đến mức cao của mỗi tiêu chuẩn). Người trả lời có thể phản hồi rằng họ không biết điểm số được cho như thế nào, khi đó người hỏi cần hướng dẫn người trả lời. Quá trình phỏng vấn thực hiện riêng với từng người trả lời để đảm bảo rằng việc đánh giá được thực hiện khách quan và hoàn toàn là do quan điểm của người trả lời để việc thu thập đạt kết quả tốt nhất. Các tiêu chuẩn đánh giá chỉ số được xác định trước phải là những tiêu chuẩn tốt nhất để đảm bảo rằng các chỉ được lựa chọn từ những tiêu chuẩn sẽ là những chỉ số tốt nhất và phù hợp nhất. Sau khi có được điểm số đánh giá của các doanh nghiệp, sử dụng nguyên tắc/kỹ thuật giảm dữ liệu được tiến hành nhằm giảm tối đa số lượng các chỉ số. Chỉ những chỉ số liên quan nhất, phù hợp nhất sẽ có trong bộ tiêu chí cuối cùng. Quá trình sử dụng kỹ thuật giảm dữ liệu được thực hiện qua phương pháp đánh giá điểm trung bình nhận được từ kết quả trả lời của các cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp xi măng. Những chỉ số mới có thể được đề xuất bởi người trả lời và người nghiên cứu yêu cầu người trả lời cho điểm số đánh giá theo các tiêu chuẩn của chỉ số bổ sung. Bên cạnh đó, để bổ sung những chỉ số không được đề xuất trong bộ tiêu chí sơ bộ nhưng hoàn toàn có thể được đề xuất bởi người trả lời miễn là thỏa mãn yêu cầu về các tiêu chuẩn của chỉ số được xác định. Việc bổ sung thêm chỉ số của người trả lời hoàn toàn có thể thực hiện được tốt khi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu (In depth interview) kết hợp khi lấy ý kiến đánh giá của người trả lời trong quá trình khảo sát. 3.2.5 Hoàn thiện bộ tiêu chí Sau khi phân tích và tổng hợp ý kiến đánh giá và phỏng vấn sâu từ các doanh nghiệp, bộ tiêu chí đề xuất cuối cùng được xác định. Bộ tiêu chí đề xuất này cần xác định rõ các 71 tiêu chí/khía cạnh đánh giá, số lượng các chỉ số, các chỉ số được phân chia vào trong các khía cạnh như thế nào, các chỉ số con của mỗi chỉ số, phương pháp đo lường và đơn vị đo lường các chỉ số cũng phải được xác định. 3.2.6 Áp dụng đo lường và đánh giá Sau khi bộ tiêu chí đánh giá TTX cho doanh nghiệp SXXM được xác định thông qua ý kiến đánh giá thực tế tại các doanh nghiệp, bước tiếp theo cần thực hiện là áp dụng đo lường các chỉ số TTX vào thực tế. Việc áp dụng đo lường thực tế là cần thiết để đo lường mức độ thực hiện TTX tại các doanh nghiệp, qua đó xác nhận lại khả năng đo lường thực tế tại các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đánh giá những chỉ số sẵn có, các chỉ số không sẵn có tại doanh nghiệp, những chỉ số khó đo lường Từ đó, đề xuất lộ trình áp dụng chỉ số đối với các doanh nghiệp SXXM. 3.3 Bàn luận về phương pháp và quy trình xây dựng bộ tiêu chí Một số điểm khác biệt về phương pháp nghiên cứu và quy trình xây dựng bộ tiêu chí của so với các công trình nghiên cứu khác đã công bố luận án: - Phương pháp thu thập dữ liệu hợp lý: luận án thu thập dữ liệu thứ cập để tổng hợp các chỉ số đánh giá liên quan đến TTX. Sau đó xác định bộ tiêu chí sơ bộ và sử dụng bộ tiêu chí sơ bộ để khảo sát lấy ý kiến tại các doanh nghiệp. - Quá trình khảo sát kết hợp phỏng vấn sâu lấy ý kiến là hữu dụng, rất phù hợp và hữu ích cho việc khai phá và bổ sung dữ liệu nghiên cứu từ doanh nghiệp. - Đối tượng khảo sát lựa chọn là các cán bộ giữ vị trí quản lý tại các phân xưởng sản xuất chính trong doanh nghiệp cũng là điểm khác biệt theo cách tiếp cận từ doanh nghiệp. - Quy trình xây dựng bộ tiêu chí/chỉ số mang tính toàn diện và hệ thống cao với nguồn dữ liệu được xác định đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với mục đích nghiên cứu đảm bảo hạn chế việc bỏ sót nguồn dữ liệu quan trọng. - Cấu trúc bộ tiêu chí với 7 tiêu chí được phân tích, xác định và lựa chọn kỹ càng hỗ trợ cho quá trình xây dựng chỉ số; đảm bảo đầy đủ những chỉ số quan trọng và cần thiết nhất. - Các tiêu chuẩn lựa chọn giúp xây dựng chỉ số được xác định rõ ràng phục vụ đánh giá cho điểm từ người khảo sát hỗ trợ cho quyết định giữ lại/loại bỏ chỉ số. 72 - Quá trình lấy dữ liệu thực hiện qua phiếu khảo sát đánh giá sự cần thiết của các khía cạnh đánh giá và các tiêu chuẩn đánh giá mỗi chỉ số. - Quá trình sàng lọc mang tính khoa học và rõ ràng. 3.4 Tóm tắt chương 3 Trong chương này, luận án xác định phương pháp nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng đánh giá TTX doanh nghiệp SXXM. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp bao gồm: phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, phân tích tổng hợp các chỉ số và tiêu chuẩn lựa chọn chỉ số, phương pháp điều tra bản hỏi và phỏng vấn sâu, thu thập dữ liệu sơ cấp Quy trình xây dựng chỉ số là tiền đề cho quá trình triển khai xây dựng bộ tiêu chí được trình bày tại chương 4. 73 4 CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM Trên cơ sở quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TTX trong Chương 3, luận án xây dựng bộ tiêu chí TTX như sau: 4.1 Xây dựng căn cứ lựa chọn tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh Căn cứ lựa chọn tiêu chí/chỉ số đánh giá TTX bao gồm 2 căn cứ chính: - Thứ nhất, dựa trên lý luận về chỉ số đánh giá TTX - Thứ hai, dựa trên thực tiễn về hoạt động SXXM 4.1.1 Căn cứ lý luận về chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh 4.1.1.1 Xác định khung tăng trưởng xanh ngành xi măng Khung TTX ngành xi măng đã được xác định trong chương 3 bao gồm: - (1) Năng lượng và tài nguyên - (2) Môi trường tự nhiên - (3) Kết quả kinh tế - (4) Lao động - (5) Sản phẩm - (6) Tái chế - (7) Chính sách doanh nghiệp 4.1.1.2 Hệ thống chỉ số đánh giá liên quan đến tăng trưởng xanh Từ những nghiên cứu về các chỉ số đánh giá liên quan đến TTX hiện có trong Chương 2, luận án tổng hợp 9 nguồn dữ liệu về các chỉ số từ các nghiên cứu. Tổng hợp 9 nguồn dữ liệu về chỉ số đánh giá được thể hiện ở Bảng 4.1: 74 Bảng 4.1. Tổng hợp các nguồn dữ liệu chỉ số dựa trên căn cứ lý luận STT Khía cạnh/Nhóm chỉ số Số lượng chỉ số Nguồn tham khảo 1 Hiệu quả nguồn lực 32 chỉ số giám sát và cải tiến hiệu quả nguồn lực; 11 chỉ số tăng trưởng kinh tế và phát triển con người. Anthony Chiu Heinz Schandl (2013) [101] 2 Hiệu quả bền vững doanh nghiệp 9 chỉ số định tính thuộc 4 khía cạnh: kinh tế, môi trường, xã hội và truyền thông và 8 chỉ số định lượng thuộc 3 khía cạnh: kinh tế, môi trường và xã hội. Jurgis K. Staniskis & Valdas Arbaciauskas (2009) [104] 3 Sản xuất bền vững 39 chỉ số sản xuất bền vững đơn thuộc 3 khía cạnh: kết quả hoạt động, kết quả quản lý, điều kiện môi trường và 22 chỉ số đơn sản xuất bền vững cấp doanh nghiệp ở 6 khía cạnh OECD (2009) [103] 4 Phát triển vùng đô thị 13 chỉ số thuộc 5 khía cạnh: mật độ đô thị, đất sử dụng, hệ sinh thái rừng và các bon, phát thải CO2, chất lượng không khí OECD (2011) [110] 5 Phát triển bền vững năng lượng 30 chỉ tiêu thuộc 3 nhóm: kinh tế, xã hội và môi trường IAEA (2005) [111] 6 Phát triển bền vững ngành Than khoáng sản 19 chỉ tiêu thuộc 3 nhóm: kinh tế, xã hội và môi trường Nguyễn Công Quang (2016) [27] 7 Sản xuất bền vững cấp doanh nghiệp 70 chỉ số thuộc 3 nhóm: kinh tế, xã hội, quản lý. Rahdari A. H & Anvary Rostamy A. A (2015) [21] 8 Kết quả thực hiện môi trường 16 chỉ số thuộc 2 khía cạnh: thực hiện quản lý và kết quả hoạt động. Nguyen Quynh Anh & Hens Luc (2015) [112] 9 KPI doanh nghiệp SXXM 19 chỉ số thuộc 3 khía cạnh: kinh tế, môi trường và xã hội. Elita Amrina & Annike Lutfia Vilsi (2015) [113] Tổng 255 chỉ số Nguồn: tác giả tổng hợp 75 Bảng 4.1 là cơ sở dữ liệu phục vụ sàng lọc từ lý luận về chỉ số liên quan đến TTX. Từng nguồn chỉ số, khía cạnh và chỉ số được chỉ ra cụ thể trong Phụ lục 1. 4.1.2 Căn cứ thực tiễn về hoạt động sản xuất xi măng 4.1.2.1 Phân tích quá trình sản xuất xi măng Có hai phương pháp SXXM đó là SXXM: phương pháp ướt và phương pháp khô. Tương ứng với đó là hai công nghệ SXXM lò đứng và lò quay; theo khảo sát một số đơn vị đã áp dụng công nghệ nghiền HoroMill là công nghệ nghiền khá tối ưu hiện nay có các đặc điểm nổi bật là công suất cao, tiết kiệm năng lượng và linh hoạt trong điều chỉnh cỡ hạt. QĐ1488/QĐ-TTg có yêu cầu đến cuối năm 2015 tất cả cá nhà máy xi măng sử dụng công nghệ lò đứng lạc hậu, ô nhiễm môi trường quá mức của Trung Quốc chuyển đổi sang công nghệ lò quay, như vậy hiện nay cả nước hầu như đã không còn nhà máy xi măng sản xuất theo công nghệ lò đứng. Quá trình SXXM trải qua ba giai đoạn sau: (1) giai đoạn chuẩn bị nguyên nhiên liệu; (2) giai đoạn sản xuất Clinker thành phẩm và (3) giai đoạn SXXM và đóng bao thành phẩm. Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý quy trình SXXM Nguồn: Hoàng Kim Anh (2016) [114] 76 a) Quá trình chuẩn bị nguyên nhiên liệu: Từ mỏ, đá vôi được khai thác (nổ mìn) và được vận chuyển bằng xe tải về đổ qua máy đập búa (1) đưa về kích thước nhỏ hơn và đưa lên máy rải liệu (2) để rải liệu chất thành đống trong kho (đồng nhất sơ bộ). Tương tự với đất sét, quặng sắt (hoặc đá đỏ), than đá và nguyên liệu khác cũng được chất vào kho và đồng nhất theo cách trên. Tại kho chứa, mỗi loại sẽ được máy cào liệu (5) và (6) cào từng lớp (đồng nhất lần hai) đưa lên băng chuyền để nạp vào từng Bin chứa liệu (7) theo từng loại đá vôi, đất sét, quặng sắt, thạch cao, than... Than Đá thô từ kho chứa sẽ được đưa vào máy nghiền đứng (20) để nghiền, với những hạt đạt yêu cầu sẽ được đưa vào Bin chứa (21) còn những hạt chưa đạt sẽ hỗi về máy nghiền nghiền lại đảm bảo hạt than nhiên liệu cháy hoàn toàn khi cấp cho đầu lò nung và tháp trao đổi nhiệt. b) Quá trình sản xuất Clinker thành phẩm: Từ các Bin chứa liệu (7), từng loại nguyên liệu được rút ra và chạy qua hệ thống cân định lượng theo đúng tỷ lệ cấp phối đưa ra từ nhân viên vận hành điều khiển (tỷ lệ phối liệu được quyết định từ phòng thí nghiệm). Tất cả nguyên liệu đó sẽ được gom vào một băng tải chung và đưa vào máy nghiền đứng (8) để nghiền về kích thước yêu cầu (<15% khi qua sàng 0.08mm), tại đây nguyên liệu đã được đồng nhất một lần nữa. Bột liệu sau khi nghiền được chuyển lên Silo chứa liệu sống (9) chuẩn bị để cấp cho lò nung, dưới Silo liệu sống phải có hệ thống sục khí nén liên tục vào Silo để tiếp tục đồng nhất lần nữa. Để có một sản phẩm Clinker ổn định chúng ta thấy nguyên liệu phải qua ít nhất 4 lần đồng nhất nguyên liệu. Lò quay nung Clinker (12) và tháp phân giải (11): Lò nung (12) là một ống tròn đường kính từ 3 - 5 mét và dài từ 30 - 80 mét tùy vào công suất của lò. Góc nghiêng của lò từ 30 – 500 để tạo độ nghiên cho dòng nguyên liệu chảy bên trong. Tại đầu ra của Clinker sẽ có một dàn quạt thổi gió tươi làm nguội nhanh Clinker (làm nguội càng nhanh càng cho chất lượng Clinker tốt hơn). 77 Tháp phân giải (11) là một hệ thống gồm từ 3-5 tầng, mỗi tầng có 1 hoặc 2 ống lồng dạng chóp có cấu tạo để tăng thời gian trao đổi nhiệt của bột liệu. Bột liệu được cấp từ trên đỉnh tháp và đi xuống, nhiệt nóng từ than được đốt cháy từ tháp phân giải và lò nung đi lên sẽ tạo điều kiện cho phản ứng tạo khoáng bên trong bột liệu. Mặc dù bột liệu đi xuống và khí nóng đi lên nhưng thực chất quá trình này là trao đổi nhiệt cùng chiều do cấu tạo đặc biệt của các Xyclon trao đổi nhiệt. Than mịn được rút từ Bin chứa trung gian (21) cấp cho các béc phun ở tháp trao đổi nhiệt và đầu lò nung để được đốt cháy nung nóng bột liệu. Bột liệu được rút ra từ Silo chứa (9), qua cân định lượng và đưa lên đỉnh tháp trao đổi nhiệt bằng thiết bị chuyên dùng. Từ trên đỉnh tháp (11), bột liệu đi xuống qua các tầng XyClon kết hợp với khí nóng từ lò nung đi lên được gia nhiệt lên khoảng 800-900oC trước khi đi vào lò nung (12). Trong lò, ở nhiệt độ 1450oC các oxit CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3 có trong nguyên liệu kết hợp với nhau tạo thành các khoáng chính quyết định chất lượng của Clinker như: C3S, C2S, C3A và C4AF. Viên Clinker ra khỏi lò rơi xuống dàn làm lạnh (13), hệ thống quạt cao áp đặt bên dưới sẽ thổi gió vào làm nguội viên Clinker xuống còn khoảng 50 ÷ 90oC, sau đó Clinker được chuyển lên Silo chứa Clinker. c) Quá trình SXXM và đóng bao thành phẩm: Clinker sẽ được rút từ Silo, cấp vào Bin chứa (15) để chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình nghiền xi măng. Tương tự Thạch Cao và Phụ Gia từ kho cũng được chuyển vào Bin chứa riêng theo từng loại. Dưới mỗi Bin chứa, nguyên liệu được qua cân định lượng theo đúng khối lượng của đơn phối liệu, xuống băng tải chính đưa vào máy cán (16) để cán sơ bộ, sau đó được đưa vào máy nghiền xi măng (17). Bột liệu ra khỏi máy nghiền được đưa lên thiết bị phân ly (18), tại đây những hạt chưa yêu cầu sẽ được hồi lưu về máy nghiền để nghiền tiếp còn những hạt đạt kích thước yêu cầu được phân ly tách ra, đi theo dòng quạt hút đưa lên lọc bụi (19) thu hồi toàn bộ và đưa vào Silo chứa xi măng (22). Quá trình nghiền sẽ diễn ra theo một chu trình kín và liên tục. Từ Silo chứa (22) xi măng sẽ được cấp theo 2 cách khác nhau: - Rút xi măng cấp trực tiếp cho xe bồn nhận hàng dạng xá/rời - Và cấp qua máy đóng bao (23), để đóng thành từng bao 50 kg giao đến từng phương tiện nhận hàng. 78 4.1.2.2 Phân tích dòng nguyên vật liệu quá trình sản xuất xi măng MFA quá trình SXXM rất quan trọng và hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng chỉ số. Đá vôi, đất sét, quặng sắt... là những NVL thô quan trọng để SXXM. Hiện nay, các nhà máy xi măng ở Việt Nam hầu hết sản xuất theo công nghệ lò quay theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg, ngày 29/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 [16]. Theo đó, quá trình SXXM qua 3 công đoạn chính bao gồm: quá trình chuẩn bị nguyên nhiên liệu, quá trình sản xuất clinker thành phẩm và quá trình sản xuất và đóng bao xi măng thành phẩm. Dòng NVL của sản phẩm xi măng được chỉ ra trong Hình 4.2: Hình 4.2. Dòng NVL quá trình SXXM Nguồn: phân tích MFA cho quá trình SXXM Xem xét chi tiết từng dòng vật liệu trong từng công đoạn SXXM cần phải tiến hành phân tích dòng vật liệu theo ba công đoạn SXXM. Dòng vật liệu cho ba công đoạn: nghiền bột liệu xi măng, sản xuất clanh ke và nghiền xi măng cụ thể như sau [115]: - Dòng vật liệu của công đoạn nghiền hỗn hợp bột liệu: mức độ đồng nhất của hỗn hợp bột liệu ảnh hưởng nhiều tới chất lượng clanh ke do đó dòng vật liệu trong công 79 đoạn này nên được tách ra thành dòng vật liệu trong công đoạn nghiền bột liệu thô và dòng vật liệu trong trộn bột thô và xi lô chứa bột liệu: Hình 4.3. Dòng NVL trong công đoạn nghiền bột liệu thô Nguồn: Tianming Gao & cộng sự (2016) [115] Hình 4.4. Dòng vật liệu trong trộn bột thô và xi lô chứa bột liệu Nguồn: Tianming Gao & cộng sự (2016) [118] - Dòng vật liệu trong công đoạn sản xuất clanh ke: Hình 4.5. Dòng NVL trong công đoạn sản xuất clanh ke Nguồn: Tianming Gao & cộng sự (2016) [118] - Dòng vật liệu trong công đoạn nghiền xi măng: 80 Hình 4.6. Dòng NVL trong công đoạn nghiền xi măng Nguồn: Tianming Gao & cộng sự (2016) [118] Dựa trên kết quả phương pháp MFA và khung TTX của OECD, phát triển chỉ số TTX cho sản phẩm xi măng cho kết quả 37 chỉ số phân chia vào 4 khía cạnh theo khung TTX của OECD. (Chi tiết xem nhóm nguồn chỉ số thứ 4 trong Phụ lục 1). 4.1.2.3 Các hệ thống quản lý ISO và hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS18001) trong doanh nghiệp sản xuất xi măng Một trong những căn cứ để lựa chọn chỉ số không thể bỏ qua đó là 3 hệ thống quản lý đối với các doanh nghiệp SXXM đó là: hệ thống quản lý chất lượng (ISO9001); hệ thống quản lý môi trường (ISO14001) và hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS18001). Việc xây dựng chỉ số cần xem xét cụ thể dựa trên mục tiêu và chính sách về chất lượng, môi trường, an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Các mục tiêu về chất lượng đối với doanh nghiệp SXXM bao gồm: - Sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO9001; TCVN 6260:2009; và QCVN16-2017/BXD. - Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và tiết kiệm một số NVL chính. - Đề xuất và áp dụng những sáng kiến cải tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng thiết bị, tiết kiệm NVL, nhiên liệu, năng lượng. - Sử dụng phụ gia của công ty sản xuất, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Các mục tiêu về môi trường của doanh nghiệp SXXM: - Giảm thiểu bụi - Tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu - Tăng diện tích cây xanh - Giảm tiếng ồn 81 - Giảm các chất thải, khí thải độc hại ra ngoài môi trường Các mục tiêu về môi trường của doanh nghiệp SXXM: - 100% người lao động được phổ biến và hiểu về tầm quan trọng của an toàn trong lao động - 100% người lao động được đào tạo, hướng dẫn nhận thức đầy đủ về hệ thống OHSAS18001 - Giảm các nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến rủi ro an toàn sức khỏe - Không xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng Một nội dung quan trọng khác của các hệ thống quản lý trên đó chính là chính sách về chất lượng, môi trường, và an toàn sức khỏe nghề nghiệp của các hệ thống đó. Chính sách chất lượng, môi trường và an toàn sức khỏe nghề nghiệp của doanh nghiệp SXXM được tổng hợp ở Bảng 4.2: Bảng 4.2. Chính sách chất lượng, môi trường doanh nghiệp SXXM STT Các chính sách về môi trường 1 Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các yêu cầu khác có liên quan đến môi trường. 2 Không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 3 Phát triển bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và môi trường; coi trọng hàng đầu về chất lượng sản phẩm và an toàn sức khỏe nghề nghiệp. 4 Các yếu tố có tác động đến môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được đánh giá và xác định đầy đủ. 5 Toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty được học tập nâng cao nhận thức về chất lượng, bảo vệ môi trường, sức khoẻ và an toàn lao động. 6 Không ngừng cải tiến, nghiên cứu triển khai, và đầu tư áp dụng công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, duy trì an toàn hiệu quả, môi trường làm việc thân thiện. 7 Chính sách môi trường được truyền đạt và phổ biến tới các bên hữu quan để cùng phối hợp thực hiện. Nguồn: tác giả tổng hợp từ các doanh nghiệp SXXM thuộc VICEM 4.1.3 Tổng hợp các nguồn dữ liệu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá TTX Tổng hợp từ hai căn cứ xây dựng nguồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_xay_dung_bo_tieu_chi_danh_gia_thuc_hien_tang_truong.pdf
Tài liệu liên quan