Luận án Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

Chương 1: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC

THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CẤP TỈNH CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN

DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 28

1.1. Thi đua, khen thưởng và công tác thi đua, khen thưởng ở các tỉnh, thành

phố của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 28

1.2. Đội ngũ cán bộ chuyên trách và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách

công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Lào - khái niệm, nội dung 52

Chương 2: ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH VÀ XÂY DỰNG ĐỘI

NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

CẤP TỈNH CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG,

NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 75

2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp

tỉnh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 75

2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh

của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm 85

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP

TỤC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC THI

ĐUA, KHEN THƯỞNG CẤP TỈNH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN

LÀO ĐẾN NĂM 2025 115

3.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn và mục tiêu, phương hướng tiếp tục xây dựng

đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 115

3.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách

công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 125

KẾT LUẬN 160

NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 163

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164

PHỤ LỤC 177

pdf189 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc chưa thực sự khoa học hiệu quả, chất lượng công việc thấp. Một số 84 cán bộ còn chịu ảnh hưởng khá nặng của cách tư duy, phong cách làm việc của thời kỳ thực hiện cơ chế hành chính, tập trung, bao cấp, của phong tục, tập quán người sản xuất nhỏ, của nền kinh tế tự túc, tự cấp thể hiện trong tiến hành công tác TĐKT, hạn chế khá lớn kết quả công việc. Tình trạng e dè, nể nang trong xử lý công việc, ít sâu sát, tinh thần trách nhiệm chưa cao và những biểu hiện quan liêu, cửa quyền còn xảy ra ở một số cán bộ. Thái độ, tác phong công tác chưa thật công tâm, khách quan, gây phiền hà cho cán bộ, nhân dân và cơ quan, đơn vị trong tiến hành công tác TĐKT, nhất là công tác khen thưởng còn tồn tại ở một số cán bộ. Số lượng CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố có thời gian làm việc trong Ngành TĐKT từ 10 đến 15 năm còn thấp (chiếm 15,78). Điều này, ảnh hưởng nhất định đến kết quả công việc, nhất là về phổ biến, truyền đạt kinh nghiệm và phong cách làm việc khoa học cho các thế hệ cán bộ kế cận. * Về ý thức tổ chức, kỷ luật, chấp hành các quy định về công tác TĐKT và tinh thần đoàn kết Ý thức tổ chức kỷ của một số CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố còn chưa cao. Hiện tại, vẫn còn một số cán bộ vi phạm kỷ luật Đảng, kỷ luật của đơn vị bị xử lý (từ năm 2006 đến nay, 4 cán bộ bị xử lý kỷ luật với những hình thức khác nhau, một số cán bộ vi phạm chưa đến mức bị kỷ luật, song không đạt đảng viên hoàn thành nhiệm vụ và đạt danh hiệu lao động tiên tiến) [85, tr.20]. Hiện tại vẫn còn có một số cán bộ thiếu tinh thần đoàn kết, còn có biểu hiện cục bộ, kèn cựa địa vị, phát biểu chưa thể hiện tinh thần xây dựng, ảnh hưởng đến sự đoàn kết trong cơ quan, đơn vị. * Về năng lực lãnh đạo quản lý, tham mưu, triển khai công tác TĐKT và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ CBCT công tác TĐKT Năng lực lãnh đạo, quản lý, tham mưu và triển khai công việc của nhiều CBCT công tác TĐKT còn nhiều hạn chế, lúng túng, nhất là năng lực: tổ chức chỉ đạo, duy trì, tổng kết các phong trào thi đua ở địa phương; xử lý đúng đắn, có hiệu quả các tình huống nảy sinh trong các hoạt động TĐKT; tham mưu, đề xuất với cấp uỷ tỉnh, thành phố về những chủ trương, giải pháp tiến hành công tác TĐKT; triển khai công việc; phối hợp và kết hợp giữa cơ quan chuyên trách công tác TĐKT với 85 các cơ quan, tổ chức có liên quan trong và ngoài tỉnh, thành phố trong triển khai công tác TĐKT. Đáng quan tâm hơn, là năng lực thẩm định hồ sơ khen thưởng và tham mưu, đề xuất của nhiều cán bộ còn bất cập. Năng lực nhận thức chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào về công tác TĐKT của nhiều cán bộ để tham mưu cho cấp uỷ tỉnh, thành phố đề ra chủ trương đúng, giải pháp khả thi về công tác TĐKT còn nhiều hạn chế; năng lực xử lý các tình huống phức tạp, nảy sinh trong công tác TĐKT của đội ngũ CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố vẫn là một trong những khâu yếu nhất. Ở một số nơi, do việc tham mưu không đúng đắn đã dẫn đến những phức tạp trong một số trường hợp, làm cho việc giải quyết hậu quả gặp nhiều khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến phong trào thi đua và việc khen thưởng. Trong một số trường hợp, do năng lực thẩm định hồ sơ khen thưởng của cán bộ hạn chế, đã thẩm định không chính xác, không phát hiện được những thủ đoạn tiêu cực trong khen thưởng của đối tác, dẫn đến hậu quả, cán bộ bị xử lý. Hiện tại, vẫn còn một bộ phận một CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố tuy được công nhận là hoàn thành nhiệm vụ, song kết quả hoàn thành nhiệm vụ chưa thực sự được thể hiện rõ. Đặc biệt, một số cán bộ sai phạm về chuyên môn, nghiệp vụ. Ở các tỉnh, thành phố đã có 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật với những hình thức khác nhau (ở tỉnh Xay Nha Bu Ly có đến 3 CBCT công tác TĐKT bị kỷ luật về vi phạm quy định của Ngành TĐKT). 2.2. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CẤP TỈNH CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 2.2.1. Thực trạng 2.2.1.1. Những ưu điểm * Về cụ thể hóa tiêu chuẩn trưởng ban, phó trưởng ban TĐKT tỉnh, thành phố và tiêu chuẩn cán bộ phụ trách công việc trong ban TĐKT tỉnh, thành phố Dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chung cán bộ của được do ĐNDCM Lào đề trong Nghị quyết Trung ương bốn, khóa VI (năm 1998) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất nước Lào; tiêu chuẩn cán bộ ngành TĐKT được Ban TĐKT Trung ương CHDCND Lào cụ thể hóa thêm một bước; tiêu chuẩn cán bộ, 86 công chức do Thủ tướng Chính phủ Lào xác định, ban hành, nhiều tỉnh, thành ủy đã chú ý cụ thể hóa tiêu chuẩn CBCT công tác TĐKT của mình theo hai cách chủ yếu sau đây: Thành phố Viêng Chăn và một số tỉnh như, Bo Lý Khăm Xay, Kham Muộn, Sể Kong, Chăm Pà Sắc... đã cụ thể hóa thành tiêu chuẩn cán bộ ngành TĐKT và tiêu chuẩn trưởng ban, phó trưởng ban TĐKT thành phố, tỉnh. Phần lớn các tỉnh còn lại tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chung của cán bộ sở, ban của tỉnh. Đối với từng sở, ban, tỉnh ủy đã nhấn mạnh những tiêu chuẩn đặc thù theo chức năng, nhiệm vụ của sở, ban đó. Trên cơ sở tiêu chuẩn chung đã được xác định, các tỉnh tiến hành cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc sở, trưởng ban, phó trưởng ban và nhấn mạnh tiêu chuẩn đặc thù của sở ban trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của sở, ban và chức trách, nhiệm vụ của chức danh cán bộ, gắn với công việc của từng sở, ban. Trong quá trình tiến hành cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh CBCT công tác TĐKT theo hai cách nêu trên, các tỉnh, thành ủy đều chỉ đạo tập trung hơn vào xác định các tiêu chuẩn đặc thù của cán bộ ngành TĐKT và CBCT công tác TĐKT, đồng thời, nhấn mạnh năng lực tham mưu, đề xuất cho tỉnh, thành ủy về công tác TĐKT, năng lực tổ chức, hướng dẫn các phong trào thi đua, các thủ tục khen thưởng và năng lực thẩm định hồ sơ khen thưởng. Tiêu chuẩn chức danh CBCT công tác TĐKT ở từng tỉnh, thành phố có những điểm khác nhau tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng tỉnh, thành phố. Song, qua khảo sát, cho thấy chúng có những điểm chung và thể hiện được những yêu cầu về: phẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; trình độ mọi mặt (lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và sự hiểu biết cần thiết các tri thức khoa học liên quan đến công tác TĐKT); thái độ đấu tranh với các quan điểm sai trái của các thế lực phản động đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức của đồng chí Cay-Xỏn Phôm-Vi-Hản, đường lối của ĐNDCM Lào và chính sách của Nhà nước Lào, nhất là về TĐKT; năng lực công tác và kinh nghiệm về công tác TĐKT, nhất là về chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua, hướng dẫn làm thủ tục khen thưởng và thẩm định hồ sơ khen thưởng trên các lĩnh vực trọng yếu của tinh, thành phố; phong cách làm việc khoa học... 87 * Về đánh giá CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đã ban hành các văn bản về cụ thể hoá các văn bản của ĐNDCM Lào về đánh giá cán bộ, nhất là Quyết định của Bộ Chính trị, số 01/BCT, ngày 07, tháng 07, năm 2003 về ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, thành kế hoạch, hướng dẫn cụ thể. Các cấp uỷ trong tỉnh, thành phố đã tổ chức quán triệt những nội dung, yêu cầu, quy trình đánh giá cán bộ trong các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, trong đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh, thành phố đến cơ sở. Cấp ủy Sở Nội vụ và ban TĐKT tỉnh, thành phố đã chủ động triển khai công việc này, đến chi bộ, cán bộ, đảng viên. Việc đánh giá cán bộ đã bám sát vào tiêu chuẩn chức danh và hiệu quả công tác của từng cán bộ. Quy trình đánh giá cán bộ được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ đảm bảo dân chủ, khách quan hơn. Tiêu chí đánh giá CBCT công tác TĐKT đã được nhiều tỉnh, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng trên cơ sở bám sát vào ba tiêu chí chủ yếu: tiêu chuẩn chức danh cán bộ đã được xây dựng; uy tín của cán bộ trong đơn vị; kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong đó, tiêu chí quan trọng nhất cần nắm vững và xem xét thật nghiêm túc khi đánh giá cán bộ là kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao của cán bộ. Các tỉnh, thành ủy đều coi trọng chỉ đạo và duy trì thành nền nếp việc tổ chức lấy ý kiến góp ý của các đoàn thể chính trị - xã hội trong ban TĐKT tỉnh, thành phố; mở rộng việc lấy ý kiến của các đoàn thể chính trị - xã hội trong Sở Nội vụ, cấp ủy nơi cư trú về các trưởng ban, phó trưởng ban TĐKT tỉnh, thành phố để làm căn cứ tham khảo khi đánh giá những cán bộ này. Thành phố Viêng Chăn và các tỉnh Át ta Pư, Xiêng Khoảng, Chăm Pa Sắc, Sả Lả Văn và Xay Nhả Bu Ly đã làm tốt công việc này. Một số tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo duy trì thành nền nếp việc đánh giá cán bộ nói chung và đánh giá CBCT công tác TĐKT nói riêng theo định kỳ hàng năm. Sau hội nghị cấp ủy về đánh giá cán bộ, đã công khai những ý kiến nhận xét, đánh giá cho từng cán bộ, kể cả những ý kiến góp ý của các đoàn thể chính trị - xã hội về cán bộ. Những ý kiến nào, của các đoàn thể chính trị - xã hội về cán bộ, cấp ủy thấy rõ và thống nhất khẳng định cũng được thông báo cho cán bộ. Những ý kiến chưa rõ đã được trao đổi với cán bộ để hiểu rõ thêm về cán bộ. 88 Việc đánh giá cán bộ diện quy hoạch trưởng ban, phó trưởng ban TĐKT tỉnh, thành phố được nhiều cấp uỷ và lãnh đạo ban TĐKT tỉnh, thành phố chỉ đạo, nhấn mạnh về xu hướng phát triển, khả năng đảm nhiệm vị trí công tác theo chức danh cán bộ được quy hoạch. * Về xây dựng quy hoạch CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố Đây là công việc được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy ở nhiều nơi đặc biệt quan tâm và xác định là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác cán bộ và trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành công tác xây dựng Đảng của cán bộ. Căn cứ Chỉ thị của Bộ Chính trị, số 08/BCT, ngày 21, tháng 8, năm 2007 của ĐNDCM Lào về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành và Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương ĐNDCM Lào, hướng dẫn số 198/BTCTW, ngày 13, tháng 10, năm 2007, về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cả nước và các nghị quyết của ban thường vụ tỉnh, thành ủy về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo-quản lý trong tỉnh và thành phố thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Các cấp ủy tỉnh, thành phố đã chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng quy hoạch CBCT công tác TĐKT thông qua các tỉnh, thành ủy viên, chuyên viên được phân công phụ trách Sở Nội vụ và ban TĐKT tỉnh, thành phố. Phần lớn tỉnh, thành ủy đã ban hành các văn bản chỉ đạo công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh thuộc diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý, nói chung và quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ban TĐKT, nói riêng. Tỉnh ủy, thành ủy đã chỉ đạo khá tập trung, sâu sát các đảng bộ Sở Nội vụ và cấp ủy Ban TĐKT tỉnh, thành phố trong công tác quy hoạch cán bộ. Nhờ đó, công tác xây dựng quy hoạch CBCT công tác TĐKT của tỉnh, thành phố đã từng bước được đổi mới cả về nhận thức lẫn phương pháp thực hiện; đảm bảo đúng quy trình và bước đầu đi vào nền nếp. Điểm nổi bật của công tác quy hoạch CBCT công tác TĐKT của khá nhiều tỉnh, thành phố là, đã bám sát tiêu chuẩn chức danh CBCT công tác TĐKT của tỉnh, thành phố để xây dựng quy hoạch cán bộ; mở rộng dân chủ để lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch, bảo đảm số dư trong quy hoạch; gắn quy hoạch CBCT công tác TĐKT với quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, thành phố, tạo nên sự liên thông trong công tác quy hoạch cán bộ của các tổ chức này. 89 Một số tỉnh ủy đã xem xét nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch CBCT công tác TĐKT và nhận thấy sự hụt hẫng về nguồn. Từ đó, đã tập trung chỉ đạo tiến hành mạnh mẽ việc tạo nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch CBCT công tác TĐKT đạt kết quả quan trọng. Một số tỉnh đã xây dựng chương trình, kế hoạch tạo nguồn cán bộ để đưa vào quy hoạch, gồm nguồn trước mắt, lâu dài, nguồn tại chỗ và nguồn ngoài tỉnh. Để đảm bảo chất lượng nguồn, một số tỉnh đã chủ động xin cấp trên và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào mở các lớp đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành Mác-Lênin, xây dựng Đảng, luật, quản lý kinh tế, khoa học xã hội - nhân văn và một số chuyên ngành khác. Đồng thời, phối hợp với các trường đại học để mở các lớp đào tạo cử nhân chuyên môn cho cán bộ trẻ của tỉnh, nhằm tạo nguồn cán bộ cho các ngành, lĩnh vực, đơn vị của tỉnh, nói chung và Ngành TĐKT nói riêng. Sự chuyển biến trong xây dựng quy hoạch CBCT công tác TĐKT của nhiều tỉnh, thành phố đã góp phần rất quan trọng để cấp ủy các cấp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ; có kế hoạch bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cán bộ, từng bước cải thiện tình trạng đã xảy ra trong thời gian khá dài ở nhiều tỉnh về hụt hẫng, bất cập, bị động trong công tác cán bộ của Ngành TĐKT tỉnh. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, CBCT các ngành, trong đó có Ngành TĐKT tỉnh, thành phố đã bước đầu thể hiện tính kế thừa, liên tục, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao và từng bước trưởng thành. * Về đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố Các tỉnh, thành uỷ đã xác định việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực công tác của đội ngũ CBCT công tác TĐKT là một trong những nhiệm vụ trọng yếu nhằm đưa công tác TĐKT của địa phương phát triển, thể hiện rõ vai trò, tác dụng đối với việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu công cuộc đổi mới ở địa phương. Phần lớn các tỉnh đã tập trung đào tạo, bồi dưỡng CBCT công tác TĐKT, trước hết là nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ để họ đạt chuẩn và tiếp tục bồi dưỡng đưa vào quy hoạch cán bộ và đảm đương tốt nhiệm vụ được giao. Đối với những CBCT công tác TĐKT đã đạt chuẩn vẫn phải được bồi dưỡng cập nhật kiến thức và những thông tin mới, đường lối, quan điểm, chính sách mới của 90 ĐNDCM Lào và Nhà nước Lào để nâng cao trình độ, năng lực công tác. Như vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng CBCT công tác TĐKT cả cán bộ trong quy hoạch và cán bộ không thuộc quy hoạch được nhiều cấp ủy tỉnh, thành phố coi là nhiệm vụ cấp bách và đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo chuyển biến, trong đó có đội ngũ CBCT công tác TĐKT. Các tỉnh, thành uỷ, cấp uỷ trực thuộc đã tích cực chủ động triển khai quán triệt Quy định của ĐNDCM Lào về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và quy định của Bộ Chính trị ĐNDCM Lào về chế độ học tập lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên, các quy định của Đảng, Nhà nước về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đồng thời, tiến hành cụ thể hóa những quy định này, xây dựng kế hoạch thực hiện. Nhờ đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCT công tác TĐKT đã có trọng tâm, đi vào nền nếp hơn, chất lượng được nâng lên. Phần lớn tỉnh ủy, thành ủy đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2012 đến 2020, hằng năm đã điều chỉnh, bổ sung kế hoạch. Ban tổ chức tỉnh, thành ủy phối hợp với Sở Nội vụ triển khai bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố, các tỉnh ủy, thành ủy đưa ra chủ trương: trong giai đoạn từ 2012 đến 2020 tăng cường mở các lớp đào tạo đại học tại chức, đồng thời cử cán bộ đi đào tạo hệ đại học chính quy, tập trung. Nhiều tỉnh đã đặt ra chỉ tiêu đào tạo cán bộ trong diện quy hoạch có trình độ đại học. Đối với nguồn cán bộ để đưa vào quy hoạch đã được một số tỉnh xây dựng kế hoạch và thực hiện việc đào tạo cán bộ đạt trình độ đại học về các chuyên ngành gắn với công tác TĐKT để khi đưa cán bộ vào quy hoạch không phải đào tạo đạt trình độ đại học. Những CBCT công tác TĐKT đương chức nhưng chưa đạt chuẩn, được cấp uỷ cử đi học các lớp tại chức về lý luận chính trị cao cấp và quản lý nhà nước tại Học viện Chính trị - Hành chí quốc gia Lào. Từ năm 2006 đến nay đã có 34 CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố được cử đi học lý luận chính trị cao cấp tập trung và tại chức theo quy định, và có 17 cán bộ được cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ và trao đổi kinh nghiệm công tác tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Việc luân chuyển CBCT công tác TĐKT đã được một số tỉnh và thành phố Viêng Chăn quan tâm, đạt kết quả bước đầu. Theo số liệu thống kê, thành phố 91 Viêng Chăn đã luân chuyển được 3 CBCT công tác TĐKT trong nội bộ thành phố, bằng cách luân chuyển cán bộ về làm cán bộ phụ trách CBCT công tác TĐKT ở các huyện, sau đó chuyển về ban TĐKT thành phố và tiến hành những thủ tục theo quy định, bổ nhiệm cán bộ vào cương vị phó chủ tịch Ban TĐKT Thành phố. Những khó khăn, vướng mắc liên quan đến cán bộ luân chuyển đã được Thành ủy Viêng Chăn chỉ đạo giải quyết nhanh, gọn, nên việc luân chuyển CBCT công tác TĐKT đạt kết quả khá tốt, cán bộ được luân chuyển vững vàng hơn, trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao [120, tr.7]. * Về bổ nhiệm, quản lý và kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử lý sai phạm của CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố - Về bổ nhiệm CBCT công tác TĐKT: Việc bổ nhiệm CBCT công tác TĐKT ở nhiều tỉnh đã khách quan hơn, thận trọng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và quy định, quy trình theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương ĐNDCM Lào. Tình trạng bổ nhiệm CBCT công tác TĐKT nói riêng và bổ nhiệm cán bộ các sở, nói chung chỉ chủ yếu xem xét về lý lịch cán bộ, nhận xét của cơ quan cũ hoặc phản ánh của một vài cán bộ chủ chốt ở nhiều tỉnh đã giảm. Ở nhiều nơi tình trạng này, đã chấm dứt. Báo cáo tổng kết công tác TĐKT của thành phố Viêng Chăn năm 2006- 2010 nhận định: "Tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp thuộc loại cán bộ bổ nhiệm của thành phố, nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý Ngành TĐKT, nói riêng theo kiểu chủ quan chỉ căn cứ vào ý kiến của một số cán bộ chủ chốt của Thành phố, hạn chế trao đổi, thảo luận trong cấp uỷ đã giảm đáng kể" [120, tr.18]. Báo cáo còn nhấn mạnh: "Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý Ngành thi đua, khen thưởng của Thành phố vài năm trở lại đây đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, nguyên tắc, bảo đảm dân chủ, tôn trọng ý kiến của một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Thành phố" [120, tr.20]. Các tỉnh ủy đã quan tâm chỉ đạo các cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, nhất là phòng tổ chức cán bộ Sở Nội vụ duy trì việc thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn của cấp trên về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý ban TĐKT tỉnh. Đồng thời, tranh thủ ý kiến của Ban TĐKT Trung ương Lào về nhân sự dự định bổ nhiệm về năng lực chuyên môn, phong cách làm việc, phẩm chất đạo đức, năng lực giao tiếp và nhất là năng lực tham mưu, lãnh đạo, quản lý. Sau đó tỉnh ủy chỉ đạo làm quy trình, thủ tục bổ nhiệm CBCT công tác TĐKT vào các vị trí công tác như 92 trưởng ban, phó trưởng ban vào thời điểm thích hợp. Thành phố Viêng Chăn và các tỉnh Xiêng Khoảng, Luang Prả Bang, Sả Văn Nà Khết, Sể Kong, Chăm Pà Sắc đã duy trì và đạt kết quả khá tốt về việc này. Việc bổ nhiệm CBCT công tác TĐKT giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở ban TĐKT tỉnh, thành phố được các cấp ủy tỉnh, thành phố quán triệt và thực hiện theo phương châm: bố trí cán bộ trong quy hoạch, song phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn,, đúng thời điểm thích hợp". Một vài nơi đã không cứng nhắc, quá máy móc trong thực hiện phương châm này. Đã có trường hợp cán bộ không trong quy hoạch nhưng có năng lực, phẩm chất nổi trội được thử thách, kiểm nghiệm đã được bố trí vào vị trí lãnh đạo, quản lý thích hợp, sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp uỷ có thẩm quyền. Điều này, đã mở ra hướng nghiên cứu mới về mối quan hệ giữa cán bộ trong quy hoạch với cán bộ chưa được vào quy hoạch và với việc bổ nhiệm cán bộ và hướng nghiên cứu hoàn thiện lý luận quy hoạch cán bộ. Trong thực tiễn, việc làm này, đã mở ra hướng nghiên cứu về thi tuyển có cạnh tranh cán bộ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, khắc phục tình trạng một số cán bộ có suy nghĩ không đúng, cho rằng, đã vào quy hoạch thì đương nhiên sớm hay muộn cũng được bổ nhiệm vào chức vụ theo quy hoạch. Thành phố Viêng Chăng đã đi đầu trong công việc này, một số tỉnh ở Trung Lào, như Bo Lý Khăm Xay, Kham Muộn, Sả Văn Nà Khết đã bước đầu triển khai bổ nhiệm cán bộ theo hướng này. - Về quản lý CBCT công tác TĐKT: Các tỉnh, thành ủy đã quán triệt Quy định số 02/BCT, ngày 17, tháng 10, năm 2003 của Bộ Chính trị ĐNDCM Lào về nội dung quản lý cán bộ và phân cấp quản lý cán bộ, đã ban hành các văn bản về vấn đề này để hướng dẫn các cấp ủy trực thuộc thực hiện, trong đó có các cấp ủy ở Sở Nội vụ và ban TĐKT tỉnh, thành phố. Trong văn bản này, đã nhấn mạnh trách nhiệm của tập thể cấp ủy và trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong quản lý cán bộ. Nội dung, phương thức quản lý CBCT công tác TĐKT ở nhiều tỉnh đã có đổi mới, đem lại hiệu quả, như: quản lý về phẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; quản lý quá trình và trình độ được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt; quản lý về năng lực và quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; quản lý về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội; quản lý về sinh hoạt, đời 93 sống...Các cấp ủy tỉnh, thành phố đều nhấn mạnh trong quản lý CBCT công tác TĐKT phải đặc biệt coi trọng quản lý về sinh hoạt, đời sống, quan hệ xã hội, vì trong điều kiện hiện nay ở Lào quan hệ của cán bộ rất đa dạng, phức tạp. Các phương thức quản lý CBCT công tác TĐKT được của nhiều cấp uỷ tỉnh, thành phố sử dụng đem lại hiệu quả, gồm: quản lý thông qua kết quả học tập, rèn luyện và nhất là kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; quản lý thông qua cán bộ cùng cấp, cán bộ dưới quyền, cán bộ, công chức và những người thường xuyên làm việc quan hệ với cán bộ đó; quản lý những cán bộ thường xuyên giải quyết những vấn đề về TĐKT, nhất là về khen thưởng ở các lĩnh vực "nhạy cảm' dễ nảy sinh tiêu cực. Thành phố Viêng Chăn, các tỉnh gần Thủ đô và các tỉnh có kinh tế hàng hóa phát triển khá đã coi trọng và thực hiện có kết quả phương thức này. Cùng với các phương thức quản lý CBCT công tác TĐKT tỉnh thành phố nêu trên, phần lớn các tỉnh ủy và thành ủy Viêng Chăn đã chú ý lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành nền nếp việc quản lý cán bộ nói chung và quản lý CBCT công tác TĐKT ở nơi cứ trú. Ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi cán bộ cư trú được coi là một kênh thông tin để quản lý và đánh giá cán bộ. Thành ủy Viêng Chăn, trong báo các tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ CNH, HĐH nước Lào khẳng định: "Công tác quản lý cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Thành phố đã có đổi mới về nội dung và hình thức quản lý, trong đó quản lý cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ban ngành tại nơi cư trú của nhiều cấp ủy đạt kết quả và có tác dụng" [120, tr.22]. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ CNH, HĐH nước Lào của Tỉnh ủy Bo Lý Khăm Xay, Kham Muộn, Sả Văn Nà Khết có nhận định chung: "Nhiều ý kiến của cấp ủy nơi cán bộ cư trú, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý sở, ban ngành của tỉnh được xem xét, thẩm định, nhất là về những khuyết điểm, thái độ và quan hệ với nhân dân là căn cứ quan trọng để đánh giá, bổ nhiệm cán bộ" [120, tr.12]. - Về kiểm tra, giám sát CBCT công tác TĐKT: Quán triệt và cụ thể hóa Quy định về kiểm tra, giám sát cán bộ của Bộ Chính trị và Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương ĐNDCM Lào, ban thường vụ tỉnh ủy và thành ủy đã ban hành hướng dẫn thực hiện Quy định của Bộ Chính trị, Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương và tổ chức quán triệt trong các cấp ủy trực thuộc. Qua đó, đã tạo sự thống nhất trong triển khai thực hiện. 94 Việc kiểm tra, giám sát CBCT công tác TĐKT được các tỉnh ủy chỉ đạo tập trung hơn vào kiểm tra, giám sát những cán bộ lãnh đạo, quản lý ban TĐKT của tỉnh, thành phố và kiểm tra những cán bộ phụ trách từng công việc giúp trưởng ban, phó trưởng ban trong lĩnh vực khen thưởng đối với nhưng lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực về " chạy huân chương, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ" và các danh hiệu thi đua khác để có uy tín, vị thế làm ăn không chính đáng. Công tác kiểm tra, giám sát, nhất là kiểm tra những đảng viên là CBCT công tác TĐKT khi có dấu hiệu vi phạm được ủy ban kiểm tra tỉnh, thành ủy tiến hành kịp thời, khẩn trương, kết luận chính xác, nhất là những dấu hiệu sai phạm về chuyên môn, về lợi dụng công vụ để vụ lợi, tiếp tay cho những người lợi dụng TĐKT để trục lợi. Công tác kiểm tra CBCT công tác TĐKT được nhiều tỉnh ủy và Thành ủy Viêng Chăn chỉ đạo duy trì khá đều đặn theo định kỳ 6 tháng, một năm và được kết hợp với việc sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ của ban TĐKT tỉnh, thành phố trong 6 tháng và một năm. Từ năm 2006 đến nay, Thành ủy Viêng Chăn đã chỉ đạo kiểm tra được 10 lượt CBCT công tác TĐKT của Thành phố, phát hiện và ngăn chặn được một số sai sót của cán bộ ngay từ khi còn là mầm mống. Cũng trong khoảng thời gian này, Tỉnh ủy Xay Nha Bủ Ly, Bo Kẻo, Xiêng Khoảng, Luang Prả Bang đã chỉ đạo kiểm tra được lần lượt là 6, 7, 9 lượt CBCT công tác TĐKT của mỗi tỉnh. - Về khen thưởng, xử lý sai phạm của CBCT công tác TĐKT: Các tỉnh ủy, thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, chính xác việc khen thưởng CBCT công tác TĐKT của địa phương. Tập trung vào chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt về tiêu chuẩn khen thưởng theo các hình thức khen thưởng, không một chút nhân nhượng về tiêu chuẩn, nhằm tránh những đồn đoán,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_xay_dung_doi_ngu_can_bo_chuyen_trach_cong_tac_thi_dua_khen_thuong_cap_tinh_cua_nuoc_cong_hoa_dan.pdf
Tài liệu liên quan