Luận án Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN 12

1.1. Những công trình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước liên

quan đến đề tài luận án 12

1.2. Nhận xét chung về công trình nghiên cứu liên quan; khoảng trống lý

luận, thực tiễn và nhiệm vụ đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 28

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP HUYỆN TRONG QUÁ TRÌNH

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 33

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu và nguyên tắc xây dựng đội

ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa 33

2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến xây

dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa 52

2.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về xây dựng đội ngũ cán bộ

quản lý kinh tế cấp huyện và bài học rút ra cho tỉnh Thanh Hóa 67

Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH

TẾ CẤP HUYỆN Ở TỈNH THANH HÓA TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 79

3.1. Khái quát về đội ngũ cán bộ cấp huyện và vấn đề đặt ra về xây

dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 79

3.2. Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở

tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai

đoạn 2010 -2018 95

3.3. Đánh giá chung về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện

ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 120

Chương 4: PHưƠNG HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY

MẠNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP

HUYỆN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Ở TỈNH THANH HÓA 131

4.1. Phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa 131

4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán

bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa 137

KẾT LUẬN 160

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN 163

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164

pdf203 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
184 người, Thường Xuân có 112/196 người, Triệu Sơn có 116/223 người, trong 85 khi độ tuổi dưới 40 chiếm tỷ lệ thấp, đó là những bất lợi lớn. Về giới tính, tỷ lệ cán bộ QLKT là nữ chiếm tỷ trọng thấp hẳn so với nam. Trong đó, cán bộ nữ có tỷ lệ lớn nhất là huyện Hà Trung mới đạt 26,46%. Các huyện miền núi, xa trung tâm cán bộ nữ chỉ chiếm dưới 10%, thấp hơn hẳn so với các vùng khác (Bá Thước: 6,98; Cẩm Thủy: 8,0%; Thường Xuân: 8,67%; Nông Cống: 9,28%; Mường Lát: 9,52%...). Có thể thấy sự mất cân bằng giới tính trong bổ nhiệm, đề bạt CBQLKTCH đối với nữ. Đội ngũ cán bộ QLKTCH của Thanh Hóa, hầu hết đạt trình độ CM, NV; LLCT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH (Xem phụ lục 7). Trong đó, cán bộ đạt trình độ đại học trở lên là 5.531 người (4.745 người đạt trình độ đại học; 786 người đạt trình độ sau đại học, chủ yếu là thạc sĩ), song, phân bổ không đều ở các huyện, thị và thành phố. Các huyện miền núi, xa trung tâm tỷ lệ cán bộ QLKT có trình độ sau đại học thấp hơn so với các huyện đồng bằng, thành phố. Đánh giá về sự phù hợp của cơ cấu tổ chức CBQLKTCH ở Tỉnh cho thấy: Biểu đồ 3.2. Đánh giá chung về công tác tổ chức cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện, thị, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học của tác giả tháng 8 năm 2018. Biểu đồ chỉ ra: có 7,1% số người được hỏi cho là cơ cấu TCCB lãnh đạo, QLKT cấp huyện hiện nay là “Rất phù hợp”; có 58% cho là “Phù hợp”; 7,1% cho rằng không phù hợp và có tới 27,8% không có ý kiến. Khi được hỏi về việc bảo đảm các yêu cầu về tổ chức, biên chế theo quy định của pháp luật, có 42% số người được hỏi cho rằng đã được “Bảo đảm”; 40,6% khẳng định mới chỉ “Phần nào được bảo đảm” và 5,7% cho rằng “Chưa bảo đảm”. 86 3.1.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện ở Thanh Hóa - Trình độ chuyên môn: Chất lượng đội ngũ CBQLKTCH, xét về trình độ học vấn, CM, NV, LLCT, tin học, ngoại ngữ dần được nâng lên rõ rệt. Bảng 3.2: Trình độ đào tạo của cán bộ quản lý kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017 Đơn vị tính: Người Năm Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Trung cấp Cử nhân Cao cấp 2010-2015 4.480 209 1 2.867 463 1.760 2016-2017 3.927 718 4 2.074 378 2.197 Nguồn: Sở Nội vụ Thanh Hóa[63]. Như vậy, ĐNCB QLKTCH có trình độ CM, NV, KH-CN tương đối cao, là nét đặc thù khối kinh tế - điều kiện, tiêu chuẩn bắt buộc đối với CBQLKTCH. Giai đoạn 2010-2015, có 4.480 người có trình độ đại học, 209 người thạc sĩ, 01 người là tiến sĩ. Đến 2016-2017, cán bộ là cử nhân giảm còn 3.927 người, nhưng cán bộ đạt trình độ thạc sĩ tăng lên 718 người thạc sĩ và có 4 cán bộ là tiến sĩ, tăng 3 người so giai đoạn trước. Xét về tỷ lệ thì 100% CBQLKTCH có trình độ đại học và sau đại học. Tỷ lệ cán bộ là thạc sĩ khá cao: 4,11% (2010 – 2015) và 15,44% (2016 – 2017). 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ 95.87% 4.11% 0.02% 84.47% 15.44% 0.09% 2005 - 2010 Biểu đồ 3.3: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa Nguồn: Sở Nội vụ Thanh Hóa[63]. 2010-2015 2016-2017 87 Đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc các phòng, ban có trình độ lý luận cử nhân, cao cấp LLCT đạt 43,7% (2010-2015) và 55,4% (2016-2017). Đối với cán bộ CBQLKTCH đạt trình độ cao cấp LLCT là 34, 58% (2010-2015%); 47,26% (2016-2017%). Trên 90% CBQLKTCH đã được bồi dưỡng kiến thức về KTTT, QLKT, QLNN về hội nhập quốc tế và quốc phòng. Biểu đồ 3.4: Trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa Nguồn: Báo cáo tình hình cán bộ chủ chốt trong quy hoạch BCH đảng bộ Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2015-2020, BTC Tỉnh ủy [76]. Đội ngũ CBQLKTCH được ĐT, BD bài bản, hệ thống, đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH. Kiểm định chất lượng công tác ĐT, BD ĐNCB CBQLKTCH, tác giả đặt câu hỏi “Quý vị đã tham gia các khóa ĐT, BD nào” và “Quý vị vui lòng đánh giá về chất lượng của các khóa ĐT, BD mình đã tham gia” cho thấy: + 412 người được hỏi, có 37 người (chiếm 17,5%) số người không có ý kiến; có 48,6% số người tham gia khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn (sau cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) 01 lần; 16,1% tham gia từ 2 lần trở lên, 17,9% chưa tham gia (cán bộ có thời gian công tác dưới 10 năm). + 154 người trả lời, có tới 89,6% cho rằng khóa học này là rất cần thiết và cần thiết; phù hợp với công việc đang đảm nhiệm. Với khóa học bồi dưỡng kiến thức QLNN (ngạch chuyên viên cao cấp, chính và tương đương; chuyên viên và chức danh tương đương), 172 người 2010-2015 2016-2017 88 trả lời có 54% cán bộ đã tham gia 01 lần, 33,8% tham gia từ 2 lần trở lên; 11,2% chưa tham gia; 97,1% số cán bộ đánh giá khóa học rất cần thiết và cần thiết cho công việc của họ [76]. Với khóa học nâng cao trình độ LLCT, ngoài 19,3% số người không trả lời, có 79.3% cán bộ khẳng định đã tham gia các khóa học bồi dưỡng kiến thức về: KTTT, hội nhập kinh tế quốc tế, QLNN đối với ngành và pháp luật có liên quan trực tiếp, gián tiếp công việc đang làm... Có 61.4% số cán bộ trả lời họ đã tham gia các khóa học gần nhất là từ 2 năm trở lại đây. Các khóa học bồi dưỡng kiến thức được cán bộ đánh giá là cần thiết cho công việc và cần tổ chức thường xuyên khi có các quy định mới ban hành. Qua đó, cán bộ được trang bị, cập nhật thêm kỹ năng, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ mới, tích lũy thêm kinh nghiệm xử lý các tình huống thực tế và nâng cao trình độ QLNN - Ý kiến của 62,7% số cán bộ được hỏi; 50,8% số cán bộ cho rằng họ được nâng cao nhận thức chính trị, vận dụng tốt lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, điều hành thực hiện nhiệm vụ; 64,2% khẳng định các khóa học giúp họ nắm vững chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trung ương và địa phương. 70,8% trả lời kiến thức đó giúp họ có cơ hội thi nâng ngạch, nâng lương, đạt chuẩn CBCC. Một số ý kiến (chiếm tỉ lệ 2%) đánh giá các khóa học không thiết thực. “Một số khóa đào tạo chưa sát với thực tiễn, trùng lặp về nội dung, chưa đi sâu rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ. Dù đã được ĐT, BD song, cán bộ còn lúng túng, năng lực LĐ, QL, điều hành và giải quyết thực tiễn đặt ra”. Có ý kiến cho rằng: “Các khóa học còn mang tính hình thức, đối phó, đánh bóng bản thân, tốn kém chi phí nhưng không đáp ứng được nhu cầu thực tế”. - Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Đội ngũ CBQLKTCH của Thanh Hóa cơ bản được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn xây dựng, phát triển địa phương trong quá trình CNH, HĐH ở địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 182 người trả lời, có: 89,6% cán bộ tự đánh giá bản thân có 89 bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng XHCN, phẩm chất đạo đức “Tốt”; 10,4% khẳng định đạt “Khá” và “Trung bình”. Về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng: Có 59,9% đánh giá mình đã thực hiện “Tốt”, có 19,3% trả lời thực hiện “Khá” và 5,2% trả lời mới chỉ ở mức “Trung bình”. Với chính sách mở cửa, đa dạng, đa phương hoá, chủ động hội nhập quốc tế của Đảng, bên cạnh những mặt thuận lợi, cũng có nhiều khó khăn, phức tạp, tác động tiêu cực đến tư tưởng, tình cảm, lợi ích, lối sống của ĐNCB, đảng viên. Tuy nhiên, đa số CBQLKTCH vẫn phát huy được vai trò tiên phong, gương mẫu, tận tuỵ với công việc, giữ gìn được phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sạch, gắn bó với nhân dân, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, chất lượng của đội ngũ CBQLKTCH còn thể hiện ở sức khỏe và thể lực, hầu hết cán bộ đều có đủ sức khỏe, thể lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. 3.1.2.3. Năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở Thanh Hóa - Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ: Đội ngũ CBQLKTCH ở Thanh Hóa dần trưởng thành trong hoạt động thực tiễn, thể hiện năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, được xác thực từ kết quả CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa, trước hết là: Năng lực quán triệt, tiếp thu, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước các cấp của CBQLKTCH ngày càng được nâng lên rõ rệt. Khả năng kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, gắn kết nghị quyết của Đảng với cuộc sống của đội ngũ CBQLKTCH cơ bản tốt: Có 83,5% số cán bộ đánh giá “Tốt” và “Khá” và chỉ có 2,4% số người cho rằng đạt mức Trung bình. Năng lực LĐ, QL của đội ngũ CBQLKTCH, thể hiện ở khả năng nắm bắt thông tin, chỉ đạo thực tiễn, biến các ý tưởng, nghị quyết của Trung ương, địa 90 phương thành hiện thực, phù hợp với thực tiễn của từng huyện còn khá chậm. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành nhiệm vụ CNH, HĐH, PTKT theo chương trình, kế hoạch, bước đi cụ thể, tạo bước chuyển biến mới, toàn diện của huyện khá tốt. Có 0,9% số người đánh giá “Trung bình”, 62,7% đánh giá là “Tốt” và 22,2% khẳng định đạt mức “Khá”. Sự nhạy bén, tiếp thu, vận dụng, nghiên cứu, ứng dụng thành tựu KH- CN mới vào quá trình LĐ, QL, điều hành nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, phát triển KT-XH gắn với hội nhập quốc tế của địa phương đạt mức độ trung bình khá. Có 64,2% số người được hỏi cho rằng năng lực của CBQLKTCH là “Tốt”; 21,2% khẳng định là “Khá”, chỉ có 2,4% đánh giá là “Trung bình”. - Kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp: Kết quả khảo sát cho thấy: 38,7% CBQLKTCH khẳng định nắm vững, thực hiện “Tốt” mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; 42,5% ở mức độ “Khá”. Một bộ phận cán bộ (chiếm 4,7%) cho rằng chỉ đạt mức “Trung bình”. - Khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra, xử lý các tình huống công vụ: Khi hỏi về khả năng này, có: 71,2% số người được hỏi cho rằng kỹ năng “Tốt”; 15,6% tự đánh giá là “Khá”; 0,9% đánh giá kỹ năng ở mức “Trung bình” - Năng lực phối hợp nhóm của CBQLKTCH với các đồng nghiệp trong đơn vị và ngoài đơn vị QLKT cấp huyện để thực hiện nhiệm vụ, xử lý mâu thuẫn nội bộ - kỹ năng có vai trò quan trọng đối với cán bộ QLKT, số liệu khảo sát chỉ ra rằng: Có 67,9% số người được hỏi tự đánh giá là “Tốt”; 17,5% đạt mức “Khá”; 2,7% cho rằng “chưa đạt”. Đánh giá tổng quát, đa số CBQLKTCH của tỉnh Thanh Hóa được đánh giá có kỹ năng thiết trong việc xác lập các mục tiêu, tổ chức thực hiện công việc thuộc nhiệm vụ cá nhân được giao; thể hiện tốt kỹ năng, kinh nghiệm chỉ đạo, lãnh đạo việc tổ chức triển khai, thực hiện các chiến lược, kế hoạch của Đảng, Nhà nước và Tỉnh đề ra; có những khả năng, kinh nghiệm nhất định dự 91 liệu khó khăn, trở ngại, vấn đề có thể xảy ra và phương án giải quyết trong triển khai thực hiện nhiệm vụ cá nhân được giao. Cơ bản ĐNCB QLKT có sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, có kỹ năng giao tiếp tốt nên cơ bản xử lý đượccác mâu thuẫn nội bộ; thương lượng khi giải quyết công việc, tiếp xúc với nhân dân, xử lý các tình huống khi thực thi công vụ... - Mức độ đảm nhận và thích ứng với công việc: ĐNCB QLKT ở Thanh Hóa đã được quan tâm kiện toàn, có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, có phương pháp, tác phong công tác tốt. Kết quả khảo sát: Có 62,7% cán bộ QLKT tự đánh giá có khả năng điều chỉnh, thích nghi với sự thay đổi, vận dụng cái mới, ứng dụng KH-CN, nâng cao hiệu quả công tác là “Tốt”; có 22,6% tự đánh giá là “Khá”; có 2,4% cho rằng khả năng ở mức “Trung bình”. - Khả năng tổng kết thực tiễn, phát hiện vấn đề, kết quả khảo sát cũng chỉ ra: Có 59,9% CBQLKTCH khẳng định là “Tốt”; Có 23,6% tự đánh giá là “Khá”; Có 3,3% cho rằng khả năng ở mức “Trung bình”. Trong quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH, nhất là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cấp tỉnh, yêu cầu CBQLKTCH phải tiếp tục trau dồi để đảm bảo tốt hơn nữa kỹ năng sử dụng các phương tiện phục vụ công việc (vi tính, thiết bị photo, phần mềm, thiết bị chuyên dùng khác), làm chủ công nghệ và tham gia vào quá trình tương tác mới có thể vận hành và ứng dụng được thành tựu của cách mạng 4.0 đáp ứng tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, dưới tác động của các hiệp định thương mại đến nền kinh tế cả nước và địa phương khả năng hiểu biết hội nhập quốc tế của đội ngũ này phải tiếp tục được nâng cao. Kết quả khảo sát: Có 39,6% tự đánh giá là “Tốt”; 40,1% đánh giá ở mức “Khá”; 8,1% cho rằng ở mức “Trung bình” và “Chưa đạt”. Nhất là, năng lực giao tiếp bằng tiếng nước ngoài của đội ngũ CBQLKTCH, kết quả khảo sát chỉ ra, trong số 57,4% số người được hỏi cho rằng mới đạt mức “Trung bình” và “Chưa đạt”. Kết quả điều tra đã chỉ rõ kỹ năng của một bộ phận không nhỏ CBQLKTCH thấp hơn so với yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 92 Nhìn chung, năng lực của đội ngũ CBQLKTCH của tỉnh Thanh Hóa có xu hướng tăng lên, từng bước đóng góp tích cực trong việc quản lý và điều hành mọi mặt trong đời sống xã hội ở địa phương, chính quyền, có được sự tin tưởng (ở mức độ nhất định) của nhân dân, góp phần tích cực khai thác, sử dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Nhờ đó, KT-XH của hầu hết các huyện trên địa bàn Tỉnh có những bước phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Trong số 412 người được hỏi có 76,9% cán bộ cho rằng công việc mình đang thực hiện phù hợp với CM, NV được đào tạo; 7,1% khẳng định công việc không phù hợp với CM, NV được đào tạo. Khi được hỏi: “Ở cơ quan Quý vị công tác có cán bộ được bố trí vào công việc không phù hợp với CM, NV đã được đào tạo không?”, có 51,4% số cán bộ trả lời là “Có” cán bộ được bố trí vào công việc không phù hợp với CM, NV đã được đào tạo. Rõ ràng, vẫn còn tình trạng bố trí công việc không đúng CM, NV diễn ra đối với CBQLKTCH là khá cao. Điều này không những làm giảm động lực làm việc, mà còn làm cho công việc chậm tiến độ, chất lượng, hiệu quả thấp, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra do năng lực hạn chế. Tại một số huyện của tỉnh Thanh Hóa đã mắc sai phạm trong triển khai nhiệm vụ. Chẳng hạn, tại Kết luận của Thanh tra Chính phủ về thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (ngày 1/1/2011-30/9/2014). Theo đó, ngoài những trách nhiệm thuộc về một số cơ quan tỉnh, đã có một số huyện được “điểm tên”: Nga Sơn, Cẩm Thủy, Yên Định, Quảng Xương, Triệu Sơn; UBND thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn. Công tác tuyển dụng đội ngũ CBQLKTCH ở một số huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa thật sự tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Tuyển dụng cán bộ không căn cứ vào yêu cầu công việc (tức là dựa vào số lượng cán bộ để bố trí vào vị trí công việc mà không hoàn toàn dựa vào công việc để bố trí cán bộ theo trình độ, phẩm chất, khả năng giải quyết thực tiễn) gây bức xúc trong dư luận. Chẳng hạn, trường hợp huyện Hoằng Hóa, theo Kết luận thanh 93 tra số 442/KL-SNV của Sở Nội vụ Thanh Hoá, từ 1/2011 – 5/2017, UBND huyện Hoằng Hoá đã ký tuyển dụng, bổ nhiệm nhiều cán bộ sai nguyên tắc, trái quy định [46]. Nhằm XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH, Tỉnh uỷ Thanh Hóa đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “Đảng thống nhất lãnh đạo CTCB và quản lý ĐNCB, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên và người đứng đầu của tổ chức trong hệ thống chính trị”. Căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Trung ương và BCT về CTCB, Tỉnh uỷ đã nghiên cứu cụ thể hoá thành những quy chế, quy trình, quy định về CTCB và thực hiện tất cả các khâu trong CTCB đối với ĐNCB quản lý nói chung và CBQLKTCH nói riêng. 3.1.3. Những vấn đề đặt ra khi xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhìn chung, đội ngũ CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa có bước phát triển mới về cả chất lượng, số lượng và cơ cấu, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương; được rèn luyện, thử thách qua các thời kỳ cách mạng, đội ngũ CBQLKTCH đã có bước trưởng thành và phát triển về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Song, vấn đề đặt ra là: - Về hoạch định chiến lược, xây dựng đội ngũ CBQLKTCH yêu cầu phải đủ về số lượng, cơ cấu cán bộ; chủ động trong phân bổ hợp sử dụng cán bộ. Thực tế, số lượng CBQLKTCH vẫn chưa đảm bảo thật đầy đủ về số lượng ở 27/27 huyện, thành phố, thị xã của Tỉnh. Cơ cấu đội ngũ chưa thật hợp lý giữa các độ tuổi, giữa nam – nữ; giữa người có trình độ CM, NV tốt, vững chắc với cán bộ mới; giữa yêu cầu đòi hòi của sự cụ thể hóa các nhiệm vụ CNH, HĐH với khả năng của đội ngũ hiện có đảm bảo cho các cấp chính quyền của Tỉnh Thanh Hóa chủ động trong bố trí, sử dụng, LC, ĐĐ, điều động đội ngũ cán bộ này. Nguy cơ hẫng hụt đội ngũ CBQLKTCH có trình 94 độ chuyên môn, kỹ năng quản lý, nhiệt huyết là rất lớn. - Chưa có sự phối kết hợp hợp lý, chặt chẽ và tốt giữa các khâu của TCCB. Để có đội ngũ CBQLKTCH đủ mạnh, phải đảm bảo phối kết hợp hiệu quả giữa các khâu trong CTCB (tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm, LC, ĐĐ, điều động). Nhưng thời gian qua, việc đảm bảo số lượng, nâng cao về chất lượng và phù hợp về cơ cấu đội ngũ CBQLKTCH của tỉnh Thanh Hóa chưa thật sự sâu sát, gắn bó hiệu quả với tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm, LC, ĐĐ, điều động - Chưa cụ thể hóa rõ ràng, hiệu quả các TCCD cho từng nhóm, từng CBQLKTCH, nhất là về định lượng theo yêu cầu mới thực hiện các nhiệm vụ của CNH, HĐH địa phương. Các tiêu chí đã xây dựng chủ yếu theo định tính; khả năng định lượng còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là phải cụ thể hóa tiêu chí, tiêu chuẩn theo yêu cầu mới; phân định rõ ràng, rành mạch năng lực của cán bộ với việc bố trí, sử dụng gắn với chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ khách quan, đúng đắn, tạo động lực cho cán bộ nói chung, phát triển đội ngũ CBQLKTCH nói riêng. - Chất lượng đội ngũ CBQLKTCH chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, còn nhiều bất cập về chất lượng cán bộ. Khả năng hiểu thấu đáo về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và chính quyền các cấp; nắm bắt, điều hành về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất theo chuỗi; nguồn lực tài chính; tiềm năng, lợi thế về tự nhiên - xã hội... hạn chế, chưa đáp ứng hiệu quả nhiệm vụ của CNH, HĐH ở địa phương, trong điều kiện mới – Toàn cầu hóa, chủ động hội nhập quốc tế, cách mạng 4.0 và biến đổi khí hậu Vấn đề đặt ra là phải tiếp tục không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLKTCH thông qua việc nâng cao trình độ CM, NV; năng lực nắm bắt thông tin, năng lực triển khai đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương vào cuộc sống; cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước các cấp thành nhiệm vụ cụ 95 thể của huyện mình và thực hiện chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực, vùng, miền và các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện mới. 3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP HUYỆN Ở TỈNH THANH HÓA TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, GIAI ĐOẠN 2010 -2018 3.2.1. Thực trạng về xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản lý cấp huyện Để xây dựng đội ngũ CBQLKTCH đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, Tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến xây dựng TCCD CBQLKTCH. Xây dựng TCCD CBQLKTCH là sự xác lập, hình thành các tiêu chuẩn đối với đội ngũ CBQLKTCH. Hiểu rõ bản chất của TCCD CBQLKTCH, Tỉnh ủy, HDND và UBND tỉnh Thanh Hóa đã quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách của Nhà nước về XDĐN CBQL nói chung, đội ngũ CBQLKTCH nói riêng để xây dựng TCCH đối với cán bộ các cấp. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về CTCB trên đây đã thể hiện rõ nội dung, yêu cầu của XDĐN CBQLKTCH: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với Chiến lược phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Thực hiện đổi mới, trẻ hoá ĐNCB lãnh đạo, quản lý. Kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển. Đó là căn cứ khoa học để tỉnh Thanh Hóa xây dựng TCCD cho đội ngũ cán bộ nói chung, CBQLKTCH nói riêng. Thời gian qua, Tỉnh uỷ Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 04- NQ/TW ngày 12/3/2012 của BCH Đảng bộ tỉnh về “Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hóa trở thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020”, trên cơ sở Nghị quyết số 04-NQ/TW, 96 UBND Tỉnh đã cụ thể hóa, xây dựng và ban hành các văn bản về TCCD, quy chế, quy trình về CTCB đối với CBQLKTCH, làm cơ sở đánh giá, lựa chọn, sử dụng và quản lý cán bộ. BTC Tỉnh uỷ đã nghiên cứu, rà soát, bổ sung và hoàn thiện văn bản trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến xây dựng TCCD cán bộ, như: quy định về phân công, phân cấp quản lý cán bộ; quy chế bổ nhiệm, LC, ĐĐ cán bộ v.v, nổi bật là: - Quyết định số 378-QĐ/TU về xây dựng quy hoạch cán bộ LĐ, QL nhiệm kỳ 2020- 2025, định hướng nhiệm kỳ 2025- 2030. - Quyết định số 685/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa: Về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, ngày 02/3/2007. - Quyết định số 1100/2017/QĐ-UBND, ban hành quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa quản lý, ngày 12/4/ 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. - Quyết định số 2235/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, LC, ĐĐ, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, ngày 28/6/2017. Các văn bản pháp luật trên đây đã được quán triệt và triển khai vào việc xây dựng TCCD đối với CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình CNH, HĐH; tuân thủ nguyên tắc: Đảng thống nhất lãnh đạo CTCB và quản lý ĐNCB, đề cao trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị cũng như người đứng đầu tổ chức tỉnh Thanh Hóa, bao gồm: Một là, xây dựng hệ TCCD cho CBQLKTCH, gồm các tiêu chuẩn chung: Có tinh thần yêu nước, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không tham nhũng, 97 kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; có trình độ hiểu biết về LLCT, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm tốt nhiệm vụ được giao [1]. Đồng thời, TCCD đối với CBQLKTCH cũng được cụ thể hóa: - Về năng lực tư duy: Có kiến thức về KTTT; hiểu biết về chủ trương, chính sách nói chung, chính sách kinh tế nói riêng của Đảng, Nhà nước trong quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH; có khả năng tư duy về quy hoạch, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu PTKT trên địa bàn; nắm bắt, dự báo thực tiễn - Về năng lực chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp về kinh tế, hoặc ngành phù hợp với kinh tế; sử dụng được công nghệ thông tin vào công việc; có trình độ ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc; có kinh nghiệm về QLKT. - Về năng lực quản lý: Có khả năng tham mưu, hoạch định kế hoạch phát triên KT-XH; vận dụng chính sách và tổ chức thực hiện chính sách phát triển KT-XH trên địa bàn huyện; có khả năng nhận thức, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách phát triển địa phương; Bám sát đời sống xã hội, có khả năng hiểu biết thực tiễn và tổng kết thực tiễn phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Hai là, vận dụng những TCCD trên đây vào thực tiễn CNH, HĐH, đẩy mạnh phát triển KT-XH trên địa bàn huyện tỉnh Thanh Hóa. Việc xây dựng TCCD cán bộ, tỉnh Thanh Hóa đã được triển khai vào thực tiễn. Thông qua hoạt động của cán bộ QLKT đã góp phần phát hiện, sàng lọc ĐNCB, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng ĐNCB QLKTCH trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa. Kết quả khảo sát năng lực của CBQLKTCH về quán triệt, tiếp thu, nghiên cứu và vận dụng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa vào quá trình CNH, HĐH cấp huyện như sau: 98 Bảng 3.3. Năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa Đơn vị tính % STT Phƣơng án Tốt Khá Trung bình Chƣa đạt Không trả lời 1 Hiểu biết vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. 69,3 16,5 3,3 0 10,8 2 Năng lực kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực chuyên môn. 54,7 28,8 2,4 0,9 13,2 3 Thái độ sẵn sàng điều chỉnh, thích nghi với sự thay đổi, vận dụng cái mới, ứng dụng KH-CN trong lĩnh vực chuyên môn. 64,2 21,2 2,4 0 12,3 4 Khả năng lãnh đạo, tổ chức, quản lý, điều hành. 62,7 22,2 0,9 0 14,2 TỔNG SỐ 71,2 15,6 0,9 0 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_xay_dung_doi_ngu_can_bo_quan_ly_kinh_te_cap_huyen_o.pdf
Tài liệu liên quan