Luận án Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 6

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 6

1.2. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những nội dung luận án tiếp tục

nghiên cứu. 31

Chương 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

NHÀ GIÁO. 36

2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài . 36

2.2. Một số quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội

ngũ nhà giáo. 42

2.3. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo. 73

Chương 3. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Ở TÂY NGUYÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA. 85

3.1. Khái quát đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội

ngũ giảng viên và sự ra đời, phát triển các trường đại học ở Tây Nguyên. 85

3.2. Thực trạng xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây

Nguyên giai đoạn 2013 - 2018 và những vấn đề đặt ra . 92

Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY

DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở TÂY

NGUYÊN HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH . 120

4.1. Những nhân tố tác động đến việc xây dựng đội ngũ giảng viên các

trường đại học ở Tây Nguyên. 120

4.2. Phương hướng, nội dung xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại

học ở Tây Nguyên giai đoạn 2019 - 2030. 129

4.3. Giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây

Nguyên giai đoạn 2019 - 2030. 138

KẾT LUẬN. 157

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 160

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 161

PHỤ LỤC. 179

pdf197 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 06 năm 2010 (Đề án 911). Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc tăng cường đội ngũ giảng viên chất lượng cao cho các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, tuy nhiên, cả hai Đề án này đều phải kết thúc sớm hơn dự kiến vì không đạt được mục tiêu như kỳ vọng và tính hiệu quả không cao. Cụ thể mục tiêu của Đề án 911 vạch ra lộ trình đến năm 2020 bổ sung được 23.000 tiến sĩ mới (gồm 10.000 tiến sĩ đào tạo trong nước, 10.000 tiến sĩ đào tạo nước ngoài và 3.000 tiến sĩ theo phương thức đào tạo phối hợp) với tổng kinh phí Đề án dự kiến là 14.000 tỉ đồng [136, tr.1-2]. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau 5 năm thực hiện (từ 2012 - 2016), Đề án 911 chỉ có 3.800 nghiên cứu sinh (NCS) đã và đang được đào tạo, đạt khoảng 16,5% so với mục tiêu đề ra. Khi bắt đầu triển khai Đề án 911, năm học 2011-2012, toàn hệ thống có hơn 8.500 giảng viên đạt trình độ tiến sĩ (chiếm 14,3%). Đến năm 2017, con số này được nâng lên hơn 16.514 giảng viên có trình độ tiến sĩ (chiếm 22,7% trong tổng số giảng viên đại học) [30, tr.1]. Tỉ lệ này còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 35% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ vào năm 2020. Việc triển khai các đề án đào tạo giảng viên đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước để bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là sự quan tâm và nỗ lực rất lớn, là hoạt động nổi bật của Chính phủ, Bộ Giáo 88 dục và Đào tạo trong việc xây dựng ĐNGV thời gian vừa qua. Mặt khác, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cũng chú ý ban hành các văn bản liên quan đến chế độ làm việc, phẩm chất đạo chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên. Cụ thể là Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo; Nghị định số Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04-7-2011 về chế độ phục cấp thâm niên đối với nhà giáo; Thông tư số 12/2013/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2013 Ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học; Thông tư số 20/2013/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2013 Ban hành qui định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học; Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 Qui định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2014 Qui định chế độ làm việc đối với giảng viên. Có thể thấy, trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ra đã rất quan tâm xây dựng, phát triển hệ thống giáo dục đại học, đặc biệt là xây dựng đội ngũ giảng viên. Các văn bản liên quan đến nội dung này là khá rõ ràng, đầy đủ và được triển khai vào cuộc sống, đã thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học nước ta phát triển, đặc biệt là đội ngũ giảng viên phát triển mạnh mẽ cả về qui mô, chất lượng và cơ cấu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung về phát triển giáo dục đại học vẫn còn những nhận thức chưa thống nhất, còn những điểm nghẽn chưa được khai thông, ví dụ như vấn đề tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học, vấn đề vị trí việc làm và thang bảng lương của giảng viên, Những nội dung này cần có sự nhận thức thống nhất và triển khai quyết liệt hơn nữa của các cấp, các ngành 89 và đặc biệt là lãnh đạo, giảng viên các trường đại học để hệ thống giáo dục đại học, mà đội ngũ giảng viên là nòng cốt, tiếp tục phát triển, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 3.1.2. Khái quát sự ra đời, phát triển các trường đại học ở Tây Nguyên Đến năm học 2017 - 2018, trên địa bàn Tây Nguyên có 04 trường đại học (không tính các phân hiệu đại học), trong đó có 02 trường đại học công lập là Trường Đại học Đà Lạt và Trường Đại học Tây Nguyên và 02 trường đại học ngoài công lập là Trường Đại học Yersin Đà Lạt và Trường Đại học Buôn Ma Thuột. Sau khi đất nước thống nhất, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành quyết định số 426/TTg ngày 27-10-1976 về việc thành lập Trường Đại học Đà Lạt trên cơ sở Viện Đại học Đà Lạt (một trường học tư thục được thành lập năm 1957). Chức năng, nhiệm vụ ban đầu của Trường là: Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật về một số ngành mũi nhọn và một số ngành cần thiết cho hệ thống các Viện nghiên cứu khoa học đã và sẽ có ở Đà Lạt. Chức năng này qui định Trường Đại học Đà Lạt là một trường đào tạo khoa học cơ bản, có tính chất như một trường đại học tổng hợp. Trong những năm đầu thành lập, Trường được giao nhiệm vụ đào tạo một số ngành khoa học cơ bản về lĩnh vực khoa học tự nhiên với các ngành “mũi nhọn” như: Vật lý hạt nhân, Sinh học phóng xạ, Hóa phóng xạ và các ngành khoa học cơ bản khác là: Toán cơ bản, Toán ứng dụng, Vật lý điện tử, Hóa đại cương, Sinh học đại cương, Sinh học thực nghiệm. Hiện nay, Trường đã phát triển thành Trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Đến năm học 2017-2018 Trường đào tạo 49 ngành đào tạo, gồm các bậc học: Tiến sĩ (06 ngành), Thạc sĩ (08 ngành), Đại học (31 ngành), Cao đẳng (04 ngành). Số giảng viên của Trường hiện có 330 người, trong đó 17 phó giáo sư, 63 tiến sĩ, 207 thạc sĩ, 43 đại học [165, tr.1-2]. Tổng số sinh viên là 13.500 [166, tr.1]. 90 Hiện nay, Trường Đại học Đà Lạt đã trở thành một trường đại học hàng đầu trong khu vực Tây Nguyên, là trường đại học được xếp hạng cao trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, chuyên đào tạo và nghiên cứu khoa học- chuyển giao công nghệ chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên. Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Đà Lạt là địa chỉ cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, bao gồm nhiều kỹ sư, nhà giáo, nhà khoa học..., cho khu vực Tây Nguyên và cho cả nước. Một năm sau khi trường Đại học Đà Lạt ra đời, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 298/CP ngày 11/11/1977 về việc thành lập Trường Đại học Tây Nguyên, trường đặt địa điểm tại thị xã Buôn Mê Thuột (nay là Thành phố Buôn Ma Thuột), tỉnh Đắk Lắk. Ngay từ đầu trường Đại học Tây Nguyên đã được xác định là một trường đại học đa ngành, có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư nông nghiệp, lâm nghiệp, bác sĩ đa khoa và giáo viên trung học phổ thông đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Tây Nguyên. Trường Đại học Tây Nguyên ra đời là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nhà trường ra đời đã hiện thực hóa ước mơ của đồng bào Tây Nguyên là được học tập đại học trên chính mảnh đất quê hương mình. Nhà trường có sứ mạng lớn lao là đào tạo cán bộ có trình độ cao phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tây Nguyên. Năm học 2017 - 2018 Trường đang đào tạo 04 ngành tiến sĩ, 11 ngành thạc sĩ và chuyên khoa I, 36 chuyên ngành đại học và 8 chuyên ngành cao đẳng. Trường có 473 giảng viên, trong đó có 14 phó giáo sư, 60 tiến sĩ, 267 thạc sĩ và 132 đại học. Tổng số sinh viên là 13.691 người [173, tr.1]. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà nước, năm 2004, trường Đại học Yersin Đà Lạt, trường đại học ngoài công lập đầu tiên được thành lập ở Tây Nguyên theo Quyết định số 175/2004/QĐ- 91 TTg ngày 27-12-2004 của Thủ tướng Chính phủ. Trụ sở của Trường được đặt tại Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng. Là trường đại học đa ngành, xác định mục tiêu hoạt động không vì lợi nhuận. Hiện Trường đang đào tạo 9 chuyên ngành đại học, gồm: Điều dưỡng, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Ngôn ngữ Anh, Kiến trúc và Mỹ thuật công nghiệp. Tổng số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn của Trường đến năm học 2017 - 2018 là 92 người, trong đó có 04 phó giáo sư, 14 tiến sĩ, 60 thạc sĩ và 14 đại học. Tổng số sinh viên là 500 người [176, tr.1-2]. Hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trường Đại học Buôn Ma Thuột theo quyết định số 1450/QĐ - TTg ngày 19 tháng 08 năm 2014. Đây là Trường đại học ngoài công lập thứ hai ra đời ở Tây Nguyên. Trường đặt trụ sở tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Trường Đại học Buôn Ma Thuột xây dựng theo định hướng trường chuyên ngành về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Hiện Trường đang đào tạo hai ngành là Y đa khoa (Bác sĩ đa khoa) và Dược học (Dược sĩ đại học) hệ chính quy. Riêng đối với ngành dược, từ năm 2014 Trường đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo thêm hệ liên thông chính quy lên đại học cho những đối tượng đã có bằng trung cấp hoặc cao đẳng dược. Tổng số giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn của Trường đến năm học 2017 - 2018 là 93 người, trong đó có 01 giáo sư, 10 phó giáo sư, 03 tiến sĩ, 39 thạc sĩ và 40 đại học. Tổng số sinh viên là 1086 người [161, tr.1]. Như vậy, đến năm học 2017-2018, trên địa bàn Tây Nguyên có 04 trường đại học (không tính các phân hiệu đại học), trong đó có 02 trường đại học công lập với lịch sử hình thành và phát triển trên 40 năm, và 02 trường đại học ngoài công lập còn khá mới mẻ, một trường ra đời được 13 năm và một trường mới thành lập được 3 năm. Các trường đang đào tạo 117 ngành 92 học từ bậc cao đẳng đến bậc tiến sĩ với tổng số lượng là 28.777 sinh viên. Tổng số giảng viên của các trường đại học ở Tây Nguyên là 988 người, trong đó có 01 giáo sư, 45 phó giáo sư, 140 tiến sĩ, 573 thạc sĩ và 229 trình độ đại học. Tỉ lệ giảng viên trên sinh viên bình quân là 1GV/29SV. 3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2013 - 2018 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.2.1. Thực trạng xây dựng đội ngũ giảng viên 3.2.1.1. Về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên Trong giai đoạn 2013 - 2018, để đáp ứng sự phát triển của qui mô đào tạo, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, các trường đại học ở Tây Nguyên đã đề ra nhiều giải pháp để phát triển đội ngũ giảng viên, do đó, đội ngũ giảng viên của các trường trong giai đoạn này có sự phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Trường Đại học Đà Lạt Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt là đội ngũ giảng viên luôn được các nhiệm kỳ hiệu trưởng chú trọng, với nhận thức đây là nguồn lực của mọi nguồn lực để xây dựng nhà trường. Các giải pháp được Nhà trường thực hiện là: đẩy mạnh cử cán bộ giảng dạy đi thực tập, nghiên cứu sinh ở trong nước và nước ngoài; mở rộng hợp tác quốc tế với các trường đại học nước ngoài về đào tạo và nghiên cứu kho học; tăng cường đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ ở các khoa có đào tạo sau đại học của Trường; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tại trường như các lớp nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy đại học; thường xuyên điều chỉnh qui chế chi tiêu nội bộ theo hướng tăng kinh phí hỗ trợ cho giảng viên đi học sau đại học, Nhờ đó, số lượng và chất lượng giảng viên của Trường không ngừng tăng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo. Năm 1994, trường có 121 giảng viên, đến năm 2000 tăng lên 205 giảng viên, trong đó tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 53%. Năm 2008, số 93 giảng viên của Trường là 296, tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 68%. Đến năm 2017, tổng số giảng viên của Trường là 330 giảng viên [165, tr.1]. Trong vòng 10 năm, từ năm 2008 đến năm 2018, số lượng giảng viên Trường Đại học Đà Lạt tăng không đáng kể, chỉ có 34 người, trung bình một năm tăng 3,4 giảng viên. Như vậy, số lượng giảng viên của Trường trong 10 năm qua là tương đối ổn định. Trong số 330 giảng viên của Trường, có 160 giảng viên nam (chiếm 48,5%), 170 giảng viên nữ (chiếm 51,5%), có 01 giảng viên người dân tộc thiểu số (chiếm 0,03%). Có 125 đảng viên, chiếm 37,9% tổng số giảng viên. Trình độ lý luận cao cấp 8 người (2,4%), trung cấp lý luận 25 người (7,6%). Có thể nhận thấy, tỉ lệ giảng viên nam/nữ của trường khá cân bằng. Tuy nhiên tỉ lệ giảng viên là đảng viên và giảng viên có trình độ lý luận trung, cao cấp là rất thấp [165, tr.2-12]. Về cơ cấu độ tuổi: số lượng giảng viên từ 30 tuổi trở xuống có 57 người (17,3%); từ 31-40 tuổi có 170 người (51,5%); từ 41-50 tuổi có 57 người (17,3%); từ 51 tuổi trở lên có 46 người (13,9%) [165, tr.8-9]. Cơ cấu độ tuổi này tương đối hợp lý, có sự kế thừa, bổ sung giữa các thế hệ giảng viên trong Trường. Về cơ cấu trình độ: trong số 330 giảng viên có 17 phó giáo sư (5,2%), 63 tiến sĩ (19,1%), 207 thạc sĩ (62,7%), 43 đại học (13%). Tỉ lệ giảng viên có trình độ phó giáo sư, tiến sĩ là 24,3%, tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 87% [165, tr.1]. Đây là tỉ lệ khá cao so với các trường đại học trong vùng Tây Nguyên. Số liệu thống kê cho thấy Trường Đại học Đà Lạt đã thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên khá tốt, và hiện đang có một đội ngũ giảng viên đạt chuẩn chất lượng khá cao, là nguồn lực quí giá để phát triển nhà trường. Về cơ cấu ngành nghề: Theo Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định có 7 khối ngành. Trường 94 Đại học Đà Lạt không đào tạo khối ngành II (nghệ thuật) và khối ngành VI (sức khỏe), do đó không có giảng viên ngành này. Số giảng viên phân bố ở 5 khối ngành của Trường như sau: khối ngành I (khoa học giáo dục) có 20 giảng viên (6,1%); khối ngành III (kinh doanh và quản lý, pháp luật) có 71 giảng viên (21,5%); khối ngành IV (khoa học sự sống, khoa học tự nhiên) có 51 giảng viên (15,5%); khối ngành V (công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kiến trúc và xây dựng, nông lâm và thủy sản, thú y) có 73 giảng viên (22,1%); khối ngành VII (khoa học xã hội, báo chí, khách sạn, thể thao, an ninh, quốc phòng) có 115 giảng viên (34,8%) [165, tr.1]. Như vậy, Trường Đại học Đà Lạt có giảng viên thuộc khối ngành VII chiếm tỉ lệ lớn nhất, 1/3 tổng số giảng viên toàn trường. Sự phân bố giảng viên ở các khối ngành tương đối hợp lý so với các ngành đào tạo của Trường. Tuy nhiên, hiện nay, tỉ lệ người học đăng ký vào học các ngành sư phạm, khoa học xã hội và nhân văn đang giảm đi đáng kể, do đó dẫn đến tình trạng thừa giảng viên ở những ngành này. Trường Đại học Tây Nguyên Cùng với sự phát triển của qui mô đào tạo, Lãnh đạo Trường Đại học Tây Nguyên cũng đề ra nhiều giải pháp để xây dựng đội ngũ giảng viên. Các giải pháp phát triển đội ngũ được thực hiện là: thu hút sinh viên tốt nghiệp loại ưu ở các trường đại học lớn; giữ những sinh viên giỏi, xuất sắc ở lại trường làm giảng viên; cử giảng viên đi bồi dưỡng chuyên môn, đào tạo cao học và nghiên cứu sinh ở trong nước và nước ngoài; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ; xây dựng qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên từng giai đoạn và tạo điều kiện cho các giảng viên thực hiện qui hoạch; đề ra kế hoạch yêu cầu giảng viên trẻ phải đi đào tạo sau đại học ở nước ngoài, hỗ trợ giảng viên học ngoại ngữ; tăng chi tiêu nội bộ cho giảng viên đi đào tạo sau đại học, đặc biệt là bậc đào tạo tiến sĩ. Nhờ đó, đội ngũ giảng viên của Trường tăng nhanh qua từng năm. 95 Năm 1996, Trường có 234 giảng viên, đến năm 2001 tăng lên 265 giảng viên [170, tr.123]. Năm 2006, Trường có 318 giảng viên [170, tr.163]. Năm 2017, tổng số giảng viên của Trường tăng lên là 473 người [170, tr.225]. Trong vòng hơn 10 năm, từ năm 2006 đến năm 2018, số giảng viên của Trường tăng 155 người, bình quân mỗi năm tăng 15 người. Số giảng viên của Trường 0,5 lần trong vòng 10 năm. Nhu cầu đào tạo trong những năm này tăng lên đáng kể, do đó việc tăng số lượng giảng viên là phù hợp. Trong số 473 giảng viên có 251 giảng viên nữ (53,1%), 222 giảng viên nam (46,9%), có 15 giảng viên là người dân tộc thiểu số (3,2%). Có 225 đảng viên, chiếm 47,6% tổng số giảng viên. Trình độ lý luận cao cấp 51 người (10,8%), trung cấp lý luận 17 người (3,6%) [173, tr.1-2]. Có thể nhận thấy, Trường có tỉ lệ giảng viên nữ khá cao. Tuy nhiên tỉ lệ giảng viên là đảng viên và giảng viên có trình độ lý luận trung, cao cấp là khá thấp. Giảng viên là người dân tộc thiểu số cũng chiếm tỉ lệ thấp. Về cơ cấu độ tuổi: số lượng giảng viên từ 30 tuổi trở xuống có 137 người (29,0%); từ 31-40 tuổi có 201 người (42,5%); từ 41-50 tuổi có 53 người (11,2%); từ 51 tuổi trở lên có 82 người (17,3%) [173, tr.1-2]. Cơ cấu độ tuổi này cho thấy, giảng viên có độ tuổi từ 31-40 chiếm tỷ lệ cao nhất (42,5%) tương đương với thâm niên nghề 5 - 15 năm. Đây là đội ngũ kế cận quản lí Nhà trường trong giai đoạn tiếp theo. Giảng viên có độ tuổi từ 41-50 chiếm tỷ lệ 11,2%. Đây là đội ngũ nồng cốt vì phần lớn giảng viên ở độ tuổi này đều có thâm niên nghề trên 15 năm, có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và quản lý. Đội ngũ giảng viên có độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ 17,3%, trong đó có một số giảng viên trình độ tiến sĩ đến tuổi nghỉ hưu và được kéo dài thời gian làm công tác chuyên môn, làm chuyên gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận thay thế. Đây là một trong những thuận lợi trong công tác tạo nguồn và phát triển đội ngũ giảng viên trẻ của Nhà trường. 96 Về cơ cấu trình độ: trong số 473 giảng viên có 14 phó giáo sư (3,0%), 60 tiến sĩ (12,7%), 267 thạc sĩ (56,4%), 132 đại học (27,9%) [173, tr.1]. Tỉ lệ giảng viên có trình độ phó giáo sư, tiến sĩ là 15,7%, tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 72,1%. Cơ cấu trình độ này thể hiện Trường Đại học Tây Nguyên đang thiếu hụt nhiều giảng viên có trình độ cao, là những nhà khoa học đầu ngành đủ sức dẫn dắt, phát triển Trường theo định hướng nghiên cứu. Về cơ cấu ngành nghề: trong 7 khối ngành theo Qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tây Nguyên không đào tạo khối ngành II (nghệ thuật), do đó không có giảng viên khối ngành này. Số giảng viên phân bố ở 6 khối ngành của Trường như sau: khối ngành I có 59 giảng viên (12,5%), khối ngành III có 60 giảng viên (12,7%), khối ngành IV có 08 giảng viên (1,7%), khối ngành V có 103 giảng viên (21,8%), khối ngành VI có 144 giảng viên (30,4%), khối ngành VII có 99 giảng viên (20,9%) [173, tr.1-2]. Đối chiếu với các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh tối đa của Thông tư 32/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng giảng viên của các ngành đảm bảo đúng quy định. Tuy nhiên, giảng viên khối ngành VI (Sức khỏe) thiếu nhiều (quy định số sinh viên chính quy trên một giảng viên quy đổi là 15). Ngành sư phạm và khoa học xã hội nhân văn, do xu hướng người học đăng ký học giảm, do đó tương lai sẽ dư thừa giảng viên các ngành này. Trường Đại học Yersin Đà Lạt Là trường đại học mới thành lập được hơn 10 năm (từ 2004), đội ngũ giảng viên ban đầu chỉ có 10 giảng viên cơ hữu, còn lại là mời giảng viên thỉnh giảng. Sau đó Nhà trường có chính sách tuyển dụng rồi tự đào tạo, bồi dưỡng, cử đi học sau đại học ở cả trong và ngoài nước. Năm 2018, tổng số giảng viên của Trường là 92 người [177, tr.1]. Sau hơn 10 năm thành lập (2014-2018), số lượng giảng viên của Trường đã tăng lên đáng kể, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đào tạo của Nhà trường. 97 Trong số 92 giảng viên, có 61 giảng viên nam (66,3%), 31 giảng viên nữ (33,7%). Trường không có giảng viên là người dân tộc thiểu số. Trong số giảng viên có 10 đảng viên (10,9%), trình độ cao cấp lý luận chính trị có 2 giảng viên (2,2%), trung cấp lý luận chính trị 5 giảng viên (5,4%) [177, tr.1]. Như vậy, tỉ lệ giảng viên nữ trong trường khá cao, tuy nhiên tỉ lệ đảng viên và trình độ lý luận chính trị rất thấp. Đặc biệt là không có giảng viên người dân tộc thiểu số. Về cơ cấu độ tuổi: số lượng giảng viên từ 30 tuổi trở xuống có 07 người (7,6%); từ 31-40 tuổi có 25 người (27,2%); từ 41-50 tuổi có 19 người (20,7%); từ 51 tuổi trở lên có 41 người (44,5%) [177, tr.1]. Cơ cấu độ tuổi này cho thấy, đội ngũ giảng viên của Trường có sự mất cân đối, số lượng giảng viên từ 51 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao. Lý do là Trường tuyển giảng viên đã nghỉ hưu và ký hợp đồng dài hạn. Về cơ cấu trình độ: trong số 92 giảng viên có 04 phó giáo sư (4,4%), 14 tiến sĩ (15,2%), 60 thạc sĩ (65,2%) và 14 đại học (15,2%). Tỉ lệ giảng viên có trình độ phó giáo sư, tiến sĩ là 19,6%, tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 84,8% [177, tr.1]. Số liệu cho thấy, Trường có đội ngũ giảng viên đạt chuẩn trình độ khá cao, thể hiện sự đầu tư có hiệu quả của nhà trường cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Về cơ cấu ngành nghề: trong 7 khối ngành theo Qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Yersin Đà Lạt không đào tạo khối ngành I (sư phạm) và khối ngành II (nghệ thuật), do đó không có giảng viên khối ngành này. Số giảng viên phân bố ở 5 khối ngành của Trường như sau: khối ngành III có 22 giảng viên (23,9%), khối ngành IV có 13 giảng viên (14,2%), khối ngành V có 22 giảng viên (23,9%), khối ngành VI có 14 giảng viên (15,2%), khối ngành VII có 21 giảng viên (22,8%) [177, tr.1]. Đối chiếu với các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh tối đa của Thông tư 32/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng giảng viên của các ngành đảm bảo đúng quy định. 98 Trường Đại học Buôn Ma Thuột Là trường đại học mới nhất ở khu vực Tây Nguyên, ra đời năm 2014. Chính sách chủ yếu để xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường là ký hợp đồng dài hạn với các giảng viên có trình độ cao ở các trường đại học của Thành phố Hồ Chí Minh, tuyển dụng giảng viên trẻ mới tốt nghiệp ở các trường đại học có uy tín ở trong nước và cử đi đào tạo sau đại học. Sau 4 năm thành lập, đến năm 2018, tổng số giảng viên của Trường có 93 người. Trong đó, giảng viên nữ 35 người (37,6%), giảng viên nam 58 người (62,4%). Trường không có giảng viên là người dân tộc thiểu số. Trong số giảng viên có 11 đảng viên (11,8%), trình độ cao cấp lý luận chính trị có 2 giảng viên (2,1%), trung cấp lý luận chính trị 3 giảng viên (3,2%) [161, tr.1]. Như vậy, tỉ lệ giảng viên nữ trong trường khá thấp. Tỉ lệ đảng viên và giảng viên có trình độ lý luận chính trị cũng rất thấp. Đặc biệt là không có giảng viên người dân tộc thiểu số. Về cơ cấu độ tuổi: số lượng giảng viên từ 30 tuổi trở xuống có 09 người (9,7%); từ 31-40 tuổi có 23 người (24,7%); từ 41-50 tuổi có 21 người (22,6%); từ 51 tuổi trở lên có 40 người (43,0%) [161, tr.1]. Cơ cấu độ tuổi này cho thấy, đội ngũ giảng viên của Trường có sự mất cân đối, số lượng giảng viên từ 51 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao. Lý do là Trường tuyển giảng viên đã nghỉ hưu và ký hợp đồng dài hạn. Về cơ cấu trình độ: trong số 93 giảng viên có 01 giáo sư (1,1%), có 10 phó giáo sư (10,8%), 03 tiến sĩ (3,2%), 39 thạc sĩ (41,9%) và 40 đại học (43,0%). Tỉ lệ giảng viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ là 15,1%, tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 57,0% [161, tr.1]. Số liệu về cơ cấu trình độ giảng viên của Trường cho thấy Trường đang thiếu hụt nhiều giảng viên trình độ cao, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, sau đại học khá thấp, tỉ lệ giảng viên chưa đạt chuẩn cao (43%). 99 Về cơ cấu ngành nghề: Là Trường định hướng về khoa học sức khỏe, do đó giảng viên của Trường tập trung ở khối ngành VI với 84 giảng viên (90,3%), số giảng viên còn lại thuộc khối ngành VII có 09 người (9,7%). Đối chiếu với các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh tối đa của Thông tư 32/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng giảng viên của các ngành đảm bảo đúng quy định. Tuy nhiên, tỉ lệ giảng viên giữa hai ngành đào tạo của Trường là ngành Y đa khoa và ngành Dược học chưa phù hợp. Ngành Y có 37 giảng viên (44%), ngành Dược có 47 giảng viên (56%) [159, tr.2]. Trong khi ngành Y có số lượng sinh viên lớn hơn, cần số lượng giảng viên nhiều hơn. Bảng 3.1: Số giảng viên cơ hữu và sinh viên các trường đại học ở Tây Nguyên năm học 2017 - 2018 Số giảng viên cơ hữu Stt Trường Tổng GS PGS TS ThS ĐH Số sinh viên 1 Đại học Đà Lạt 330 0 17 63 207 43 13.500 2 Đại học Tây Nguyên 473 0 14 60 267 132 13.691 3 ĐH Yersin Đà Lạt 92 0 4 14 60 14 500 4 ĐH Buôn Ma Thuột 93 1 10 3 39 40 1.086 Tổng 988 1 (0,1%) 45 (4,5%) 140 (14,2%) 573 (58,0%) 229 (23,2%) 28.777 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của các Trường [161;165;173;177] Qua số liệu tổng hợp chung ở trên, có thể thấy số lượng giảng viên của các trường đại học ở Tây Nguyên là 988 người, trong khi số sinh viên là 28.777 người, như vậy số lượng giảng viên chưa đáp ứng được qui mô đào tạo. Tỉ lệ giảng viên/sinh viên là 1/29, vượt xa so với mức chung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là 1 giảng viên/20 sinh viên. Tuy nhiên, tỉ lệ này không đồng đều ở các khối ngành. Khối ngành sức khỏe thiếu nhiều giảng viên, trong khi khối ngành khoa học xã hội thừa giảng viên. 100 Về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, chất lượng cũn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_xay_dung_doi_ngu_giang_vien_cac_truong_dai_hoc_o_tay.pdf
Tài liệu liên quan