MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC. 1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT. 2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ. 3
MỞ ĐẦU. 4
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI
QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN. 11
1.1. Tổng quan nghiên cứu. 11
1.2. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài luận án. 25
1.3. Khái quát về nông thôn tỉnh Nghệ An . 43
Tiểu kết. 53
Chương 2: HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở NÔNG
THÔN TỈNH NGHỆ AN . 53
2.1. Các chủ thể trong xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn tỉnh
Nghệ An .53
2.2. Thực trạng hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn tỉnh
Nghệ An. 57
2.3. Đánh giá thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn tỉnh
Nghệ An. 106
Tiểu kết. 110
Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
Ở NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN. 111
3.1. Những căn cứ và yếu tố tác động để xác định giải pháp nâng cao hiệu
quả xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn tỉnh Nghệ An . 111
3.2. Giải pháp xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn tỉnh Nghệ An trong
thời gian tới . 135
Tiểu kết. 146
KẾT LUẬN . 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ . 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 153
PHỤ LỤC. 160
246 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghệ thông tin, internet, mạng xã hội... đã tác động,
ảnh hưởng không tốt đến văn hóa đọc, nên dẫn đến số lượng cấp mới thẻ bạn
đọc giảm sút so với những năm trước cụ thể như năm 2013 cấp mới 3.400 thẻ,
năm 2015 cấp mới 4.500 thẻ và năm 2019 cấp mới 2.000 thẻ; cũng tương tự
với cấp mới thẻ bạn đọc, công tác phục vụ bạn đọc, luân chuyển sách cũng
giảm so với những năm trước. Tuy nhiên, kết quả hàng năm, thư viện tỉnh
Nghệ An đều đạt được chỉ tiêu 100% kế hoạch đề ra với nhiệm vụ cấp mới
thẻ bạn đọc và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch do nhà nước đề ra với nhiệm vụ
phục vụ lượt bạn đọc, phục vụ lượt sách luân chuyển. Việc cấp thẻ mới cho
bạn đọc được triển khai rộng rãi với mọi độ tuổi, nghề nghiệp của người dân
góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, từng bước đáp
ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân và được thể hiện qua bảng số
liệu hoạt động thư viện trong thời gian qua.
Bảng 2.2. Số liệu về tình hình hoạt động thư viện của tỉnh Nghệ An
TT 2013 2014 2015 2016 2017 2019
Cấp mới thẻ
bạn đọc (Thẻ)
3.400 4.500 4.500 2.000 2.000 2.000
Phục vụ bạn
đọc (Lượt)
453.000 450.000 500.000 500.000 400.000 400.000
Luân chuyển
sách (Lượt)
1.800.000 550.000 600.000 600.000 500.000 500.000
Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An, cập nhật năm 2020
Bên cạnh đó, tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin 4.0
như hiện nay cũng có tác động, ảnh hưởng tích cực tới hoạt động thư viện tỉnh
80
Nghệ An. Hiện tỉnh Nghệ An đã đưa ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin, truyền thông nhằm tạo mũi đột phá, tạo nền tảng quan trọng trong tiến
trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, là công cụ chủ lực để xây dựng
ĐSVH trong XDNTM. Hệ thống thư viện tỉnh Nghệ An đang từng bước đổi
mới phương thức hoạt động theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động thư viện. Công việc được triển khai đồng bộ, đặc biệt
tỉnh Nghệ An chú trọng đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
ít người trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, như: Kéo đường dây cáp
quang về tận xã, đưa thiết bị nghe, nhìn về đến hộ dân, đưa internet băng rộng
đến trường học và điểm bưu điện văn hóa xã... để người dân được tiếp cận với
dịch vụ internet, qua đó tìm hiểu thông tin, để nâng cao ĐSVH tinh thần cho
người dân ở nông thôn. Dịch vụ internet là một trong những phương tiện có
tác động mạnh mẽ đến xây dựng ĐSVH ở nông thôn, ngày càng đáp ứng tốt
nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân ở nông thôn tỉnh Nghệ An.
Ngành Văn hóa và Thể thao các cấp đã mở hàng trăm lớp tập huấn với
các chuyên đề về quản lý nhà nước về văn hoá cơ sở, về Phong trào
TDĐKXDĐSVH; phát hành tài liệu về Phong trào TDĐKXDĐSVH, phổ biến
đến tận cơ sở như: “Nghệ An di tích danh thắng”, “địa chỉ lễ hội”, “địa chỉ làng
văn hoá Nghệ An”, cuốn “hương ước Nghệ An”, sách “những điển hình tiên
tiến trong Phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh Nghệ An”, “vấn đề gia đình và xây
dựng gia đình văn hóa ở Nghệ An”... nhằm đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin
của người dân về hoạt động xây dựng ĐSVH trên đại bàn tỉnh Nghệ An.
Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động thư viện, dịch vụ internet, đọc sách,
báo ở một số địa bàn nông thôn ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An cũng
đang còn một số hạn chế như: Cơ sở vật chất và hạ tầng còn bất cập, đặc biệt
là các thư viện huyện, xã không gian chật hẹp; các chương trình phối hợp hoạt
động không có kinh phí hoạt động; đầu tư kinh phí, bổ sung sách, báo, tài liệu
81
cho các thư viện huyện, xã ở nông thôn không đáng kể so với nhu cầu thực tế
của người dân. Hầu hết, các phòng đọc sách của xã, thôn, làng, bản hầu hết
sách, báo, tài liệu đều do thư viện tỉnh xây dựng vốn sách ban đầu và quyên
góp; chất lượng hoạt động dịch vụ internet ở một số vùng nông thôn như vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng đang còn thấp.
* Tổ chức hoạt động điện ảnh
Nhờ chính sách mở cửa, ngày nay người dân Việt Nam nói chung và
người dân ở nông thôn tỉnh Nghệ An nói riêng đã được tiếp xúc với nhiều loại
hình nghệ thuật mới, nhiều loại hình văn hoá của các dân tộc trên toàn thế giới
được người dân Việt Nam đón nhận. Trong đó, hoạt động lĩnh vực điện ảnh,
phim ảnh nước ngoài, đặc biệt là phim phương Tây, bắt đầu được giới thiệu rộng
rãi ở nước ta, kể cả phim có giá trị nghệ thuật đặc thù lẫn phim giải trí có giá trị
thương mại. Đây là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ nhất sự biến đổi trong
ĐSVH của người dân Việt Nam nói chung và ĐSVH ở nông thôn tỉnh Nghệ An
nói riêng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Truyền hình và mạng internet là
những công cụ đắc lực phổ biến phim nước ngoài, đặc biệt là phim phương Tây;
sự thâm nhập của điện ảnh nước ngoài cũng có tác động đổi mới đến tư duy làm
phim của Việt Nam và kích thích ngành điện ảnh Việt Nam phát triển.
Biểu đồ 2.5. Hoạt động chiếu phim lưu động phục vụ miền núi, vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
(số buổi chiếu phim các năm đều đạt 100% kế hoạch đề ra)
Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An, cập nhật năm 2018
550 550
300 284 285 256
0
200
400
600
2009 2011 2014 2015 2016 2017
82
Hiện nay, hoạt động chiếu phim lưu động chủ yếu phục vụ người dân
vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa với tỷ lệ đạt 100% kế hoạch được phê
duyệt, phát hành băng đĩa phục vụ người dân ở các vùng nông thôn, đặc biệt
là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tại các
điểm công cộng và đồn biên phòng theo kế hoạch; cung cấp băng, đĩa cho các
địa phương Cũng giống như hoạt động thư viện, do tác động mạnh mẽ của
công nghệ thông tin, internet, mạng xã hội... nên dẫn đến số lượng buổi chiếu
phim lưu động giảm so với những năm trước, nhưng số buổi chiếu phim các
năm đều đạt 100% kế hoạch chỉ đạo của Nhà nước đề ra: Năm 2009 là 550
buổi, năm 2014 là 300 buổi và năm 2017 là 256 buổi.
Hoạt động chiếu phim lưu động tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng
xa, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn trong
nhiều năm nay luôn được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cao. Các đội
chiếu phim lưu động thuộc Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng Nghệ
An (nay là Công ty Cổ phần Điện ảnh 12/9) luôn là lực lượng xung kích trong
thực hiện nhiệm vụ chiếu phim phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân,
thông qua các buổi chiếu lưu động lồng ghép tuyên truyền chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, vận động nhân dân xây dựng ĐSVH, xây dựng
mô hình kinh tế gia đình, xây dựng thôn, bản văn hóa
Tỉnh Nghệ An luôn xác định chiếu bóng lưu động là hoạt động văn hóa
cộng đồng thiết thực và có ý nghĩa quan trọng; nhiều năm qua, các đội chiếu
bóng lưu động luôn chú trọng việc đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức hoạt
động, như củng cố, nâng cao công tác quản lý, đầu tư, đổi mới công nghệ, chú
trọng quảng cáo phim đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhân dân, nhằm đáp
ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân.
Công ty Cổ phần Điện ảnh 12/9 đã trang bị máy số cho hầu hết các đội chiếu
bóng lưu động. Trước kia, chủ yếu sử dụng máy chiếu phim nhựa 35 ly và máy
83
chiếu video nên các đội chiếu bóng về địa phương chiếu bóng chỉ có 01 đến 02
chương trình phim truyện và 01 chương trình phim thời sự tài liệu. Hiện nay,
chuyển sang công nghệ số hóa, cho nên một đội chiếu bóng có thể mang theo
60 phim truyện nhựa và phim thời sự, tài liệu, phim hoạt hình phục vụ thiếu nhi
với nội dung chương trình, chất lượng âm thanh, hình ảnh cao hơn rất nhiều so
với trước đây; nội dung của các phim phù hợp với nhu cầu của người dân nông
thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, góp phần xây
dựng ĐSVH ở nông thôn tỉnh Nghệ An ngày một phát triển hơn.
Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động điện ảnh, chiếu phim lưu động
còn gặp nhiều khó khăn như nguồn kinh phí hạn chế; khía cạnh nghệ thuật của
loại hình văn hoá này chưa được phát huy tốt. Ngoài ra, ngành điện ảnh Việt
Nam chưa thể cạnh tranh được với điện ảnh nước ngoài, từ đó dẫn đến tình trạng
sa sút của điện ảnh Việt Nam. Trên thị trường điện ảnh, sự biến đổi rõ rệt nhất là
chúng ta chấp nhận hội nhập quốc tế, cho phép phim ngoại thâm nhập vào thị
trường điện ảnh trong nước, đã tác động đến hoạt động xây dựng ĐSVH ở Việt
Nam nói chung và xây dựng ĐSVH ở nông thôn tỉnh Nghệ An nói riêng.
* Tổ chức hoạt động dịch vụ văn hóa
Hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá nói chung và hoạt động karaoke nói
riêng đã được chú trọng, tăng cường, thực hiện theo cơ chế mới đúng quy định
của Nhà nước với thủ tục đơn giản thuận tiện, nhanh chóng, việc kiểm tra thẩm
định điều kiện kinh doanh được quy định rõ ràng, giảm phiền hà, tốn kém vật
chất, thời gian cho toàn xã hội. Đồng thời vẫn đảm bảo cho cơ quan nhà nước
có cơ sở pháp lý để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm. Các cơ
sở kinh doanh đã có ý thức trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước, cơ
bản không sử dụng nhân viên tiếp khách riêng cho từng phòng hát, các hiện
tượng sử dụng dịch vụ để hoạt động mại dâm, ma tuý đã được loại bỏ có hiệu
quả. Các cơ sở đã có sự đầu tư đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ
và trang thiết bị phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu người sử dụng.
84
Hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hoá đã thực hiện phổ biến và trao
truyền các giá trị văn hoá đến đông đảo người dân ở cơ sở, góp phần tích cực
vào việc tuyên truyền, phổ biến các giá trị là tinh hoa văn hoá thế giới và Việt
Nam. Các sản phẩm sách báo, băng đĩa và văn hoá phẩm với nhiều chủng loại
phong phú, đa dạng đã được chuyển tải đến từng cụm dân cư, thôn, xóm và
bản làng xa xôi, nhằm thoả mãn nhu cầu hưởng thụ về văn hóa đa đạng của
nhân dân. Đây thực sự là món ăn tinh thần quý giá, nó thẩm thấu sâu vào nếp
nghĩ, lối sống và biến thành hành vi của người dân trong lao động sáng tạo,
trong quan hệ cộng đồng và tinh thần yêu nước của người dân. Tính đến nay,
100% các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An đã có quy
hoạch dịch vụ karaoke. Hoạt động dịch vụ văn hóa karaoke đang cuốn hút
người dân tại các vùng nông thôn và ngày càng phát triển, đã kéo theo nhiều
nhà cung cấp dịch vụ ở mọi thành phần kinh tế khác nhau tham gia với quy
mô và diện hoạt động ngày càng rộng. Dịch vụ karaoke là loại hình dịch vụ
giải trí đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, ca hát của người dân ở nông thôn
một cách nhanh chóng, phù hợp và tiện lợi.
Số liệu khảo sát thực tiễn của NCS cho thấy, tỷ lệ người dân tham gia
hoạt động dịch vụ văn hóa ngày càng cao. Nhận định này được thể hiện qua
số liệu khảo sát người dân khi được hỏi với tỷ lệ 70,3% trả lời thường xuyên
tham gia hoạt động dịch vụ văn hóa. Nguồn: Tác giả khảo sát, năm 2019.
Hoạt động dịch vụ văn hóa đang từng bước thực hiện theo các quy định
của Nhà nước, tuân thủ pháp luật, làm ăn chân chính, góp phần tích cực nâng
cao ĐSVH và sự hưởng thụ văn hóa lành mạnh của nhân dân. Song bên cạnh
đó, hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hoá ở nông thôn tỉnh Nghệ An hiện
nay cũng đã và đang bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: Sử dụng băng đĩa
không tem nhãn, phương tiện hoạt động, cơ sở vật chất nghèo nàn, phổ biến
các sản phẩm ngoài luồng, vi phạm luật bản quyền, tuyên truyền cho những
85
sản phẩm không phù hợp với định hướng giáo dục của Nhà nước. Một số cơ
sở kinh doanh karaoke về thiết bị âm thanh ánh sáng chưa đảm bảo theo quy
định, hoạt động quá giờ quy định, sử dụng rượu bia có nồng độ cồn trên 15
độ. Một số phòng karaoke có hiện tượng biến tướng thành quầy ba, vũ trường
tổ chức mở nhạc để nhảy gây mất trật tự vi phạm quy định và một số cơ sở
kinh doanh karaoke chưa đủ điều kiện vẫn cấp phép hoạt động... Bên cạnh đó,
ngày càng có sự chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá của người dân giữa
các vùng nông thôn đồng bằng và miền núi.
* Tổ chức hoạt động lễ hội
Hiện nay, tỉnh Nghệ An có 126 lễ hội thuộc cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
quản lý, chỉ đạo, tổ chức. Hoạt động lễ hội được sự phối hợp của chính quyền
các cấp cùng với nhân dân đóng góp công sức, tiền của, trí tuệ và sự sáng tạo
để tổ chức, tham gia và hưởng thụ các giá trị văn hoá. Mặc dù là địa phương có
nhiều di tích, nhiều lễ hội, nhưng ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An không có lễ hội
mang tầm quốc gia như một số địa phương Bắc Ninh, Phú Thọ, Nam Định...
Bên cạnh, lễ hội dân gian thì các lễ hội lịch sử cách mạng “uống nước
nhớ nguồn” tri ân các anh hùng liệt sỹ, lễ hội Làng Sen gắn với kỷ niệm Ngày
sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ hội Du lịch Cửa Lò khai trương mùa du
lịch biển hàng năm và các lễ hội làng, dòng họ, đón rước bằng công nhận di
tích lịch sử văn hoá, danh hiệu văn hoá... do chính quyền các cấp và nhân dân
phối hợp tổ chức ở nhiều làng quê trong tỉnh, đã góp phần làm phong phú hơn
lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Hoạt động tổ chức lễ hội cơ bản đã đảm bảo thực hiện theo đúng quy
định, đi vào nề nếp. Lễ hội có quy mô quốc gia đến các lễ hội nhỏ trong phạm
vi làng, xã đều được tổ chức trang trọng, linh thiêng. Nhiều hình thức sinh
hoạt văn hóa dân gian trong các lễ hội được phục dựng như các lễ hội Đền
Quả Sơn, Đền Cờn, Đền Đức Hoàng, Đền Vua Mai, Đền Bạch Mã, Đền
86
Cuông, Đền thờ Nguyễn Xí... Đặc biệt là, các lễ hội dân gian của đồng bào
dân tộc thiểu số được khôi phục như các lễ hội Pẩn Pang - Nang Ny, Hang
Bua, Bươn Xao, Pu Nhạ Thầu... làm phong phú giá trị văn hóa lễ hội; nghiên
cứu, sưu tầm về bản sắc văn hóa dân ca, dân nhạc, dân vũ của dân tộc Khơ
Mú, H’Mông, Thổ. Hoạt động lễ hội gắn với phát triển du lịch và trùng tu, tôn
tạo di tích - lịch sử văn hóa mang lại nhiều kết quả khích lệ. Cảnh quan vệ
sinh môi trường khu vực lễ hội ngày càng sạch, đẹp hơn; trật tự an ninh từng
bước được cải thiện. Nhiều lễ hội có chuyển biến tích cực, khắc phục được
những hạn chế, tồn tại như mê tín dị đoan, cờ bạc, lưu hành ấn phẩm trái quy
định. Công tác xã hội hóa các lễ hội ở địa phương được thực hiện tương đối
tốt nên đã huy động được nguồn lực lớn từ nhân dân ngày càng tăng, như:
Nguồn tài trợ, cung tiến, nguồn thu qua công đức, lệ phí, dịch vụ và nguồn
lực xã hội hóa này được sử dụng cho việc tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội.
Hoạt động lễ hội đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân,
giúp cho mọi người dân cùng hướng về một mục tiêu chung đó là cội nguồn
dân tộc, tổ tiên. Chính vì vậy, nó trở thành phương tiện nhằm củng cố và phát
triển mối liên hệ giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với cộng đồng, cá nhân
với dân tộc - quốc gia. Hoạt động vui chơi giải trí trong lễ hội nói chung là
môi trường thuận lợi tạo ra sự cảm thông một cách dễ dàng giữa cá nhân,
nhóm, cộng đồng thoả mãn các nhu cầu giao tiếp, hưởng thụ văn hóa. Chính
hoạt động vui chơi giải trí là nhân tố làm cho tinh thần đoàn kết ngày càng
bền chặt giữa các cá nhân, các nhóm, các cộng đồng với nhau. Nó là sợi dây
vô hình tạo ra sự giao lưu một cách tự nhiên, thoải mái giữa các cộng đồng có
nền văn hoá, ngôn ngữ, sắc tộc
Các hoạt động văn hóa được tổ chức trên địa bàn nông thôn tỉnh
Nghệ An đã cơ bản dựa vào nhu cầu thực tiễn về hưởng thụ văn hóa
của người dân, nên tạo được sự hứng thú đối với nhiều tầng lớp
87
người dân tham gia. Tuy nhiên, ngành Văn hóa và Thể thao các cấp
cần có giải pháp đổi mới hơn nữa về phương thức, nội dung của
một số hoạt động văn hóa, thể thao và cần có biện pháp giữ gìn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (PVS ông
NMH - Trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An).
Việc khôi phục lễ hội gắn với di tích ở Nghệ An đã được phát huy có
hiệu quả, nhưng vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Một
số lễ hội còn nặng về phần lễ, các hoạt động hội ở một số lễ hội cũng chưa
được phong phú. Ở đâu đó trong lễ hội vẫn còn có một số biểu hiện tiêu cực,
lệch lạc so với các lễ hội dân gian truyền thống vốn có và quy chế hoạt động
lễ hội quy định như mê tín, bói toán, xóc thẻ, ăn xin, chữa bệnh bằng phù
phép, cờ bạc, rượu chè làm mất đi vẻ đẹp, sự linh thiêng của lễ hội, làm ảnh
hưởng đến bầu không khí trong lành của ngày hội, ảnh hưởng đến tâm lý và
cuộc sống của từng người dân tham gia lễ hội.
2.2.4.2. Tổ chức các hoạt động sáng tạo giá trị văn hóa
* Tổ chức hoạt động văn hoá, nghệ thuật quần chúng
Xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng tại tỉnh Nghệ
An từ trước đến nay luôn là một trong những hoạt động có tính chất thúc đẩy
hoạt động xây dựng ĐSVH nói chung và xây dựng ĐSVH ở nông thôn nói
riêng. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An đã đưa ra chủ trương chỉ đạo
cấp ủy Đảng, chính quyền, sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp phát động phong
trào xây dựng các đội văn nghệ quần chúng, hiện nay trên địa bàn tỉnh có
4.025 đội văn nghệ quần chúng, với hàng nghìn hạt nhân văn nghệ hoạt động
thường xuyên; bồi dưỡng các hạt nhân văn nghệ làm nòng cốt cho phong trào
trong cộng đồng dân cư; tổ chức biểu diễn văn nghệ, các cuộc liên hoan, giao
lưu hội diễn văn nghệ quần chúng hàng năm; khai thác, bảo tồn các làn điệu
dân ca, dân vũ, các diễn xướng dân gian truyền thống ở địa phương.
88
Qua khảo sát thực tế của NCS, cho thấy hoạt động văn hóa, nghệ thuật
quần chúng đạt hiệu quả cao, đã quy tụ được số lượng hội viên đông đảo,
góp phần nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn.
Minh chứng cho đánh giá trên với tỷ lệ 86,6% người dân trả lời thường
xuyên tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng. Nguồn: Tác giả
khảo sát, năm 2019.
Nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống, nhất là ở vùng
miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được duy trì, bảo tồn và phục dựng,
như: Chỉ tính trong năm 2019, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An đã tổ chức
03 đợt đi nghiên cứu, sưu tầm về bản sắc văn hóa dân ca, dân nhạc, dân vũ của
dân tộc Khơ Mú, H’Mông, Thổ; bảo tồn không gian trình diễn nghệ thuật các
dân tộc thiểu số ở huyện Con Cuông; phục dựng văn hóa, nghi lễ dân gian của
dân tộc Ơ Đu ở huyện Tương Dương và huyện Quỳ Hợp... Nhiều giá trị văn hoá
dân tộc trong gia đình, giao tiếp ứng xử cộng đồng, thuần phong, mỹ tục ở nông
thôn được bảo tồn. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật gắn với các sự kiện trên địa
bàn theo kế hoạch từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân,
nhất là đồng bào các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa như: Liên hoan Tiếng
hát Làng Sen, Liên hoan Dân ca ví, giặm, Hội diễn văn nghệ các dân tộc thiểu
số... Các liên hoan, hội diễn này được chính quyền từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh
tổ chức được người dân đón nhận và đánh giá cao về tính nghệ thuật, tính thời
sự, phản ánh hoạt động của cuộc sống, bản sắc văn hóa của dân tộc. Bên cạnh
đó, hoạt động nghệ thuật biểu diễn của các đơn vị nghệ thuật tỉnh Nghệ An còn
được thể hiện rõ nét qua kết quả đạt giải cao, khi tham gia liên hoan, hội diễn
nghệ thuật toàn quốc, khu vực về các hoạt động ca, múa, nhạc, dân ca, thơ, tuồng
như: Đoàn Ca múa nhạc dân tộc đạt 03 Huy chương Vàng tại Hội diễn ca múa
nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015 tại tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Văn
hóa tỉnh đạt Huy chương Vàng toàn đoàn tại Chương trình nghệ thuật kết nối
89
các miền di sản năm du lịch quốc gia năm 2015 tại tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm
Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca Xứ Nghệ đạt Huy chương Vàng tại Liên hoan
nghệ thuật sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ công an nhân dân”
năm 2020 tại thủ đô Hà Nội... Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An,
cập nhật năm 2021.
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã chỉ đạo ngành văn hóa
và chính quyền các cấp tổ chức liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh từ cấp cơ
sở và cấp tỉnh; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương
tiện thông tin đại chúng qua các phóng sự tài liệu, chuyên trang, chuyên đề
trên Đài PTTH các cấp, Đài Truyền thanh cơ sở, Báo Nghệ An, tạp chí Văn
hoá, bản tin nội bộ ngành về các giá trị văn hóa, du lịch.
Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng đã đáp ứng được nhu
cầu hưởng thụ văn hóa và đã nhận được ý kiến đánh giá cao, hưởng ứng tham
gia nhiệt tình của người dân; hoạt động này đã phát huy tốt vai trò xung kích,
góp phần nâng cao nhận thức, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa
của nhân dân trong tỉnh, với tỷ lệ 52% số người dân tham gia hoạt động văn
hóa, văn nghệ quần chúng và CLB văn hóa, văn nghệ. Nguồn: Sở Văn hóa và
Thể thao tỉnh Nghệ An, cập nhật năm 2019.
Hoạt động văn hoá, văn nghệ quần chúng đã được tỉnh Nghệ An tiếp tục
chỉ đạo các địa phương tổ chức tốt, đúng với bản sắc truyền thống và thuần
phong mỹ tục của địa phương, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các trò chơi dân
gian tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia sáng tạo các giá trị văn hoá và tự
tổ chức các hoạt động văn hoá mang tính cộng đồng. Công tác chỉ đạo, hướng
dẫn các địa phương xây dựng chương trình, tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi
văn hóa, văn nghệ từ cơ sở đến cấp tỉnh và phục vụ tốt nhiệm vụ xây dựng
ĐSVH tại địa phương, như: Liên hoan Tiếng hát Làng Sen, Liên hoan Dân ca ví
dặm...; các huyện miền núi tổ chức các hoạt động tuyên truyên lưu động và bảo
90
tồn và phát huy các loại hình văn hóa dân tộc. Phong trào TDĐKXDĐSVH
được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo, các huyện, thành, thị quan tâm triển
khai thực hiện cơ chế, chính sách về xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và phát
triển ĐSVH ở nông thôn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020 gắn với chương
trình mục tiêu quốc gia về XDNTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, hoạt động văn hóa,
nghệ thuật quần chúng trên địa bàn nông thôn tỉnh Nghệ An vẫn tồn tại những
hạn chế nhất định cần thay đổi, như ở một số chương trình văn hóa, nghệ thuật
quần chúng xuất hiện vẫn còn ít tác phẩm khai thác và sáng tạo từ nghệ thuật
truyền thống, mà đang có xu hướng thiên về các tiết mục ca nhạc, trình diễn ca
khúc của các tác giả chuyên nghiệp với nhạc sống và dàn nhạc điện tử. Một số
địa phương cũng chưa chủ động xây dựng tiết mục, dàn dựng chương trình, mà
thường sắp đến ngày hội diễn văn hóa văn nghệ quần chúng mới bắt đầu tập
trung hạt nhân văn nghệ, mời nghệ sĩ chuyên nghiệp hướng dẫn; vai trò của yếu
tố tự biên tự diễn, tài năng văn hóa văn nghệ độc đáo riêng của quần chúng còn
ít được phát huy. Một số địa phương ở khu vực miền núi tổ chức chưa tốt trong
việc quy hoạch xây dựng, phát huy công năng của hệ thống thiết chế văn hóa
cơ sở làm cho tiết mục và chương trình giảm tính sinh động, hồn nhiên vốn
có của hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng.
* Tổ chức hoạt động thể dục thể thao quần chúng
Hoạt động TDTT quần chúng trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An diễn ra
sôi nổi, phong phú và đa dạng, điển hình như năm 2018 tỉnh Nghệ An đã tổ
chức Đại hội thể thao với tỷ lệ đạt 100% cấp xã, 100% cấp huyện và tham gia
Đại hội thể thao tỉnh Nghệ An lần thứ VIII năm 2018 với hơn 10.000 cán bộ,
vận động viên. Trong năm 2018, tỉnh Nghệ An đã tổ chức thành công các giải
thể thao quần chúng như: Giải thể thao cán bộ chuyên trách văn hóa tỉnh
Nghệ An, giải gia đình thể thao, giải cầu lông toàn tỉnh, giải bóng đá thiếu
91
niên, nhi đồng Cúp Báo Nghệ An, hội thi thể thao người cao tuổi, giải bơi các
lứa tuổi trẻ tỉnh Nghệ An, giải quần vợt Cúp truyền hình tỉnh Nghệ An, giải
đua xe đạp tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh...
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ người dân tham gia luyện tập thể dục thể thao thường
xuyên và gia đình thể dục thể thao qua một số năm
Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An, cập nhật năm 2019
Phong trào TDTT quần chúng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất
lượng; có nhiều bước phát triển khá toàn diện, góp phần tìm kiếm tài năng
cho lĩnh vực thể thao thành tích cao tham gia và đạt được nhiều thành tích tại
các giải, số lượng, chất lượng cao của quốc gia, quốc tế. Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo, hướng dẫn các huyện xây dựng kế hoạch
hoạt động, tổ chức thi đấu thể thao gắn với các sự kiện chính trị trọng đại, các
ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm của đất nước, của tỉnh, phục vụ nhiệm vụ
chính trị của địa phương, đồng thời phục vụ đáp ứng được nhu cầu của người
dân. Tỷ lệ người dân tập luyện TDTT thường xuyên trên địa bàn tỉnh Nghệ
An tương đối cao so với một số tỉnh/thành phố trong cả nước, với số người
luyện tập thường xuyên 33%, số gia đình thể thao 22,7% và 895 CLB. Nguồn:
Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An, cập nhật năm 2019.
Thông qua các hoạt động trong phong trào, các chỉ tiêu về TDTT quần
chúng có bước phát triển mạnh mẽ, nâng cao sức khỏe quần chúng nhân dân.
32% 32.3% 32.7% 33%
21.7% 22% 22.2% 22.7%
0
5
10
15
20
25
30
35
2015 2016 2017 2018
Người dân tham gia
luyện tập TDTT
thường xuyên
Gia đình TDTT
92
Nhiều hội thi, hội diễn TDTT quần chúng được chính quyền các cấp, các ngành,
làng, thôn, bản tổ chức định kỳ, thường xuyên tạo khí thế sôi nổi, qua đó phát
hiện nhiều tài năng thể thao triển vọng, nhiều vậ