MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ PHÙ HỢP VỚI HIỆP ĐỊNH TRIPS 9
1.1. Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 9
1.2. Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 31
1.3. Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS 42
1.4. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù
hợp với Hiệp định TRIPS 58
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM 65
2.1. Thực trạng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
của Nhà nước 65
2.1.Thực trạng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
của chủ sở hữu 91
2.2. Thực trạng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
của xã hội 107
2.3. Đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam so với các yêu cầu của Hiệp định TRIPS 121
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI HIỆP ĐỊNH TRIPS 138
3.1. Phương hướng xây dựng 138
3.2. Tìm hiểu kinh nghiệm 143
3.3. Các giải pháp cụ thể 161
KẾT LUẬN 180
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 182
TÀI LIỆU THAM KHẢO 183
193 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2512 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chống gian lận thương mại theo Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó Cục Quản lý thị trường, với tư cách là bộ phận thường trực của Ban được đặt tại Bộ Công thương. Cục Quản lý thị trường với đã thành lập Phòng nghiệp vụ chuyên về chống hàng giả. Ngoài ra, đã có hơn 500 Đội quản lý thị trường (khoảng 5000 Kiểm soát viên) đóng trên các địa bàn được thành lập với nhiệm vụ chống hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác [3, tr. 154]. Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường còn có các Đội chuyên chống hàng giả đặt tại một số Chi cục như Chi cục chống hàng giả Hà Nội, Chi cục chống hàng giả Thành phố Hồ Chí Minh, v.v. Như vậy, Cục Quản lý thị trường đã xây dựng được một hệ thống các cơ quan quản lý thị trường rộng rãi để triển khai công tác đấu tranh chống hàng giả nói chung và hành vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nói riêng.
Với tư cách là bộ phận thường trực của Ban Chỉ đạo có chức năng quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường có các nhiệm vụ sau :
- Tiến hành kiểm tra, kiểm soát và xử lý những vi phạm về sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả;
- Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trong việc chống hàng giả.
Chi cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đóng vai trò đầu mối trong việc tổ chức, phối hợp với các cơ quan chức năng khác trong công tác chống hàng giả ở địa phương. Các cơ quan này được xây dựng theo hướng không nặng về kiểm tra và xử lý mà tập trung vào vừa “phòng”, vừa “chống”.
¬Cơ quan Hải quan
Cơ quan Hải quan được xây dựng theo 3 cấp: Tổng cục Hải quan ở Trung ương, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu, Đội kiểm soát và các đơn vị tương đương. Tổng cục Hải quan hướng dẫn chỉ đạo hải quan địa phương trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua Vụ Giám sát quản lý và Cục Điều tra chống buôn lậu.
Hệ thống kiểm soát hải quan được xây dựng và hoàn thiện nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại cũng như xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.
¬Cảnh sát kinh tế
Lực lượng cảnh sát kinh tế được bố trí từ trung ương đến quận, huyện. Lực lượng cảnh sát kinh tế thường xuyên tiến hành các biện pháp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác phát hiện, điều tra các vụ án, trong đó có tội phạm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
¬Thanh tra khoa học và công nghệ
Thanh tra khoa học và công nghệ được bố trí từ trung ương (Bộ Khoa học và công nghệ) đến địa phương (các Sở Khoa học và công nghệ). Tuy nhiên, lực lượng cán bộ thanh tra còn mỏng vì vậy hoạt động phát hiện và xử lý hành chính với những hành vi xâm phạm còn gặp nhiều khó khăn [3, tr. 161].
¬Toà án nhân dân
Cơ quan xét xử tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam là Toà Dân sự thuộc hệ thống Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Những vụ án nào đủ yếu tố cấu thành tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả thì sẽ bị xử tại Toà Hình sự. Mỗi năm có hàng trăm vụ sản xuất buôn bán hàng giả được xử tại Toà Hình sự thì chỉ có khoảng 10 vụ được xử tại Toà Dân sự [17]. Tỷ lệ này là quá ít, không cân đối và chưa đáp ứng với thông lệ quốc tế. Ở Việt Nam, các vi phạm về sở hữu trí tuệ chủ yếu được xử lý bằng biện pháp xử phạt hành chính. Toà án hiện đang bị quá tải bởi những vụ việc khác nên các vụ vi phạm sở hữu trí tuệ ít được quan tâm. Bên cạnh đó, số thẩm phán có chuyên môn đủ sâu về sở hữu trí tuệ rất ít. Ngay cả trong trường hợp Việt Nam muốn cử thẩm phán đi đào tạo trong hoặc ngoài nước về sở hữu trí tuệ thì cũng rất ít người đủ tiêu chuẩn.
Từ thực trạng xử lý vi phạm bằng biện pháp hành chính là chủ yếu, các vụ kiện xử lý tại toà quá ít nên tính răng đe kém và khả năng bồi thường thiệt hại rất thấp.
Để cải thiện tình hình trên, các quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các nghị định hướng dẫn đã đề cao trách nhiệm của chủ sở hữu quyềnyêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi và khuyến khích đưa vụ vi phạm ra xét xử tại toà án. Các bước xử lý tại toà cũng rõ ràng hơn, chi tiết hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, vai trò giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của toà án vẫn rất mờ nhạt.
Chừng nào vai trò của toà án chưa thực sự phát huy thì việc thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa hiệu quả.
¬ Các cơ quan khác
Các cơ quan khác hỗ trợ thực thi pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là hệ thống đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ quyền tác giả ở Việt Nam. Tuy nhiên, lực lượng này rất mỏng. Số chuyên gia cung cấp dịch vụ sở hữu công nghiệp thực thi chỉ khoảng 230 người với khoảng 80 tổ chức dịch vụ và chỉ tập trung tại các thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh). Trong lĩnh vực quyền tác giả, hiện tại Việt Nam có trên 30 tổ chức tư vấn và dịch vụ đăng ký hoạt động và cũng chỉ chủ yếu đóng trụ sở tại Hà Nội và một số tổ chức có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh [25, tr. 17]. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các Đại diện sở hữu công nghiệp còn yếu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng đơn được nộp qua Đại diện còn chưa cao. Các hoạt động tư vấn và dịch vụ về quyền tác giả chủ yếu dừng lại ở việc nộp hồ sơ đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền tác giả.
2.1.2.3. Nhận xét về hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong thời gian qua.
Bên cạnh việc xây dựng từng cơ quan thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói trên, Nhà nước cũng chú trọng thúc đẩy hoạt động của các cơ quan này thông qua việc tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ nhằm tăng hiệu quả hoạt động của những cơ quan này.
Năm 2004, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá- Thông tin (nay là Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch) đã đề xuất với các Bộ liên quan sáng kiến ký cam kết phối hợp hành động trong lĩnh vực phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ngày 19/1/2006, sáu bộ (Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá- thông tin, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Công an) đã ký kết Chương trình hành động số 168/CTHĐ/VHTT-KHCN-NN&PTNT-TC-TM-CA về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006-2010 (sau này bổ sung thêm Bộ Thông tin và Truyền thông), đồng thời hướng dẫn UBND các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện ở các địa phương.
Thực hiện chương trình này, Bộ Văn hoá- Thể Thao và Du lịch đã tổ chức và phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ (Thanh tra, Cục Sở hữu trí tuệ, Trường Nghiệp vụ Quản lý Khoa học và Công nghệ) thực hiện các hoạt động phối hợp với các cơ quan báo chí, tổ chức tuyên truyền, thực hiện các phóng sự về vai trò của sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cũng tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nội dung của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và hướng dẫn thực hiện nội dung trong các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, trong đó, đặc biệt là hướng dẫn thực hiện Nghị định về quyền đối với giống cây trồng, nhất là đối với thông tin về giống cây trồng đã được bảo hộ tới các địa phương. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo toàn ngành tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến để người dân, để các tổ chức, các doanh nghiệp không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như không kinh doanh, sử dụng các phần mềm sao chép vi phạm bản quyền….
Các đơn vị thuộc các Bộ tham gia Chương trình hành động 168 nói trên đã phối hợp tổ chức nhiều cuộc triển lãm về “Hàng thật, hàng giả” giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết hàng thật và hàng giả, tác động tiêu cực của hàng giả và từ đó nâng cao ý thức của bản thân người tiêu dùng trong việc thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ….
Thành công lớn nhất của cơ chế phối hợp nêu trên là đã làm thay đổi nhận thức của các cơ quan chức năng về trách nhiệm đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhiều mô hình hợp tác, nhiều đề án liên kết và hoàn thiện hệ thống thực thi pháp luật về bảo hộ quyền đã được đưa ra thử nghiệm. Có thể nói, cùng với công tác xây dựng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS, việc xây dựng các cơ quan thực thi nói trên đã cho thấy sự tích cực của Nhà nước trong việc xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Những cố gắng này của Nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu, phù hợp với yêu cầu của Hiệp định TRIPS.
Tuy nhiên, cơ chế phối hợp này mới chỉ dừng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các địa phương ở biên giới, ở các thành phố ở xa trung ương vẫn chưa có điều kiện tiếp cận tới cơ chế phối hợp này. Nhiều tỉnh, thành phố vẫn còn mơ hồ về sự cần thiết phải xây dựng các cơ quan thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như sự cần thiết phải phối hợp hữu hiệu trong hoạt động của các cơ quan này.
2.2. Thực trạng hoạt động của chủ sở hữu trong việc xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước. Để có một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu như Hiệp định TRIPS yêu cầu, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ phía chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng. Một hệ thống pháp luật hoàn hảo, một hệ thống cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ không thể nào có được nếu như bản thân các chủ sở hữu của các tài sản trí tuệ không hiểu hết giá trị của sự sáng tạo và do đó, thờ ơ với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có cả việc thờ ơ với những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chính bản thân mình. Vì vậy, muốn xây dựng một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu, các chủ sở hữu của tài sản trí tuệ cũng phải vào cuộc. Thực tế cho thấy những năm gần đây, họ cũng đã vào cuộc. Để thấy rõ điều này, phần dưới đây sẽ phân tích để nêu bật thực trạng hoạt động xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu với ý nghĩa là một bộ phận gắn bó hữu cơ không thể thiếu trong việc xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.
2.2.1. Thực trạng xác lập quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ của chủ sở hữu
Để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, thủ tục đầu tiên mà các chủ sở hữu phải làm là xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ.
2.2.1.1. Thực trạng xác lập quyền tác giả của các chủ sở hữu tác phẩm
Quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo ra. Để được bảo hộ, không nhất thiết phải đăng ký chứng nhận quyền tác giả. Tuy nhiên, nhiều tác giả, chủ sở hữu tác phẩm do ý thức được giá trị của quyền tác giả nên đã tự nguyện nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận quyền tác giả nhằm vừa khẳng định quyền tác giả của mình, mặt khác nhằm dễ dàng giải quyết tranh chấp phát sinh. Bảng 2.1 (ở trang bên) cho thấy hoạt động xác lập quyền tác giả thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền tác giả cho các chủ sở hữu trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2007.
Bảng 2.1: Giấy Chứng nhận quyền tác giả
được Cục Bản quyền tác giả cấp từ năm 1999 đến năm 2007
Đơn vị: Giấy
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng
454
337
519
1043
1238
1624
2062
3147
3231
Tỷ lệ tăng so với năm trước
-26%
54%
100%
18,7%
31,2%
27%
55,4%
2,7%
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết hàng năm (từ năm 1999 đến năm 2007) của Cục Bản quyền tác giả
Nhìn từ bảng 2.1 có thể thấy số lượng giấy chứng nhận quyền tác giả được cấp tăng qua các năm. Tuy con số tăng bị chững lại năm 2000 nhưng đã tăng trở lại năm 2001, và đạt mức kỷ lục năm 2002 với mức tăng 100% (gấp đôi so với năm 2001). Năm 2006, số lượng giấy chứng nhận quyền tác giả được cấp tăng 55,4% so với năm 2005, cho thấy ý thức về bản quyền của các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đã nâng lên rõ rệt. Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam là thành viên của WTO, số lượng giấy chứng nhận quyền tác giả được cấp tiếp tục tăng (3231 giấy). Điều này cho thấy tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế thực sự đã có tác động tích cực đến nhận thức và ý thức của các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Hầu hết các loại hình tác phẩm được pháp luật bảo hộ đều có đơn đăng ký. Trong đó các loại hình tác phẩm thường xảy ra tranh chấp được nộp đơn đăng ký với tỷ lệ cao, ví dụ như tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chiếm 55,67% so với tổng số đăng ký. Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu được đăng ký nhiều, chiếm 7,81% so với tổng số. Số loại hình tác phẩm đăng ký nhiều nhất từ trước đến nay trong tổng số tác phẩm đã đăng ký là tác phẩm viết. Tuy nhiên trong 5 năm trở lại đây, các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có số lượng đăng ký nhiều nhất và có chiều hướng gia tăng bởi lẽ về thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả cho các tác phẩm này được hoàn thiện theo hướng đơn giản hơn và thời gian cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả được quy định ngắn hơn: chỉ trong vòng 10 ngày. Thậm chí, nếu có đủ thủ tục theo quy định hiện hành thì có thể được cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả sớm hơn cả thời gian 10 ngày đó.
Những số liệu ở trên cho thấy, các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan đã ý thức rõ hơn về quyền lợi của mình. Do đó, họ đã tự giác thực hiện các thủ tục về đăng ký xin cấp giấy chứng nhận bản quyền, cũng như nộp đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc vi phạm, xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan. Nhiều tác phẩm được chuyển giao quyền sở hữu đã được các chủ sở hữu nộp đơn đăng ký. Toàn bộ sách giáo khoa được biên soạn nhằm thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 9) đã được Nhà xuất bản Giáo Dục đăng ký cấp giấy chứng nhận bản quyền. Ngoài ra, các tác giả còn chủ động cập nhật thông tin cho mình qua việc truy cập “Website quyền tác giả Việt Nam”. Được khai trương vào tháng 4 năm 2005, website này được thiết kế đẹp, bắt mắt, đặc biệt với dung lượng dữ liệu 200MB đã chuyển tải toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam và hệ thống pháp luật quốc tế, bộ máy quản lý và thực thi của Việt Nam, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới và các tổ chức quốc tế, quốc gia liên quan, số liệu đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan từ năm 1986 đến nay. Website còn dành phần hướng dẫn đăng ký, công bố tác phẩm của các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, cũng như định kỳ cập nhật các thông tin về hoạt động bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam và Thế giới. Nhờ vậy, ý thức của các chủ sở hữu quyền tác giả cũng được nâng cao qua kênh thông tin này.
Việc thực hiện các thủ tục liên quan đến bảo hộ và bảo vệ quyền tác giả của các chủ sở hữu tác phẩm đã tác động tích cực đến cả hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Điều này thể hiện ở chỗ nhờ sự nâng cao ý thức của các chủ sở hữu, các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực quyền tác giả sẽ giảm đi. Việc xử lý vi phạm cũng dễ dàng hơn và việc quản lý của nhà nước đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng kịp thời, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đối với hoạt động sáng tạo của các chủ sở hữu.
2.2.1.2. Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
Trong lĩnh vực xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, tính từ ngày thành lập cho đến hết tháng 6 năm 2008, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận 123.256 đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, tổ chức Việt Nam với 116.337 đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, 2.338 đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, 4.686 đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích và 32 đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý [10, tr. 28-48], [11, tr. 2]. Cơ cấu đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được đăng ký bảo hộ được minh hoạ bằng hình 2.1 dưới đây
Hình 2.1. Cơ cấu đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được đăng ký bảo hộ từ năm 1982 đến hết tháng 6 năm 2008
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê trong Báo cáo Hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2007 của Cục Sở hữu trí tuệ, (tr. 28- 48) và Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm năm 2008, (tr.2).
Qua hình 2.1, có thể thấy rằng số đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể Việt Nam. Điều này chứng tỏ việc xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá là mối quan tâm hàng đầu của các chủ thể.
Riêng đối với sáng chế và giải pháp hữu ích, tỷ lệ số đơn yêu cầu bảo hộ đối với hai đối tượng này còn quá thấp (0,03%). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các chủ sở hữu Việt Nam vấp phải khó khăn về tài chính trong công tác nghiên cứu và triển khai (R&D), dẫn đến việc chưa có nhiều sáng chế đặc trưng cho mình.
Về chỉ dẫn địa lý, mới chỉ có 32 chỉ dẫn được đăng ký bảo hộ. Thực trạng này cho thấy các chủ sở hữu chưa có ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý trong một đất nước nông nghiệp như Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là nông sản, mà đặc trưng của mặt hàng nông sản thường có chất lượng gắn liền với địa điểm sản xuất ra chúng và bị ảnh hưởng bởi những yếu tố riêng của địa phương như khí hậu, đất đai.
Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong riêng năm 2007 cũng có những mặt tích cực. Cụ thể, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận từ phía chủ sở hữu 21361 đơn yêu cầu được bảo hộ độc quyền sở hữu công, tăng 21,8% so với năm 2006 (xem bảng 2.2 ở trang bên)
Bảng 2.2 : Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 2007
(so sánh với năm 2006)
STT
Loại đơn đăng ký
Tiếp nhận đơn
2006
2007
So sánh
1
Sáng chế
196
219
Tăng 11,73%
2
Giải pháp hữu ích
160
120
Giảm 25%
3
Kiểu dáng công nghiệp
1105
1338
Tăng 21,08%
4
Nhãn hiệu hàng hoá
16071
19683
Tăng 22,45%
5
Chỉ dẫn địa lý
5
4
Giảm 20%
6
Thiết kế bố trí mạch tích hợp
1
1
Không tăng
7
Tổng số
21361
17533
Tăng 21,8%
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê trong Báo cáo Hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2007 của Cục Sở hữu trí tuệ, từ trang 28 đến trang 48
Số liệu ở bảng 2.2 cho thấy đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá (ngoại trừ giải pháp hữu ích), trong năm 2007 đều tăng so với năm 2006 (theo tỷ lệ tương ứng là 11,73%, 21,08%, 22,45%). Chỉ dẫn địa lý và thiết kế bố trí mạch tích hợp có số đơn đăng ký rất ít. Riêng đối với nhãn hiệu hàng hoá, các doanh nghiệp đã có ý thức đăng ký bảo hộ không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở cả thị trường nước ngoài, mặc dù tỷ lệ đăng ký chưa nhiều: 4920 nhãn hiệu vào năm 2007 so với 27 110 nhãn hiệu đăng ký ở quốc gia. Hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam có mặt trên thị trường quốc tế rất đa dạng về chủng loại. Con số 4920 nhãn hiệu được đăng ký là con số còn quá khiêm tốn so với thực tế các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Sự cần thiết phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam tại trị trường nước ngoài là điều các doanh nghiệp cần phải nhận thức được hơn ai hết, nhưng nhiều doanh nghiệp chưa nhìn thấy tầm quan trọng của việc này mà mới chỉ chú trọng vào lợi ích trước mắt. Với quan điểm như vậy thì chắc chắn doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều vụ tranh chấp mà nguyên nhân chủ yếu là do các chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chưa coi trọng việc bảo hộ thương hiệu của mình. Có thể nói, hoạt động xác lập quyền sở hữu trí tuệ của các chủ sở hữu đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp vẫn còn những bất cập. Những bất cập cho thấy những tồn tại trong việc xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phân tích từ góc độ chủ sở hữu.
2.2.2. Thực trạng các chủ sở hữu tự bảo vệ quyền và lợi ích trong trường hợp có sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu
Người Việt Nam nói chung và các chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ nói riêng đã có thói quen tự bảo vệ chống lại hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ xa xưa. Bên cạnh nghề trồng lúa, người Việt Nam cũng đã quen với nghề đá, nghề đan, nghề gốm, nghề mộc, nghề luyện kim. Nhiều làng nghề truyền thống đã hình thành từ lâu đời. Mỗi làng nghề đều có cách giữ nghề bằng những thủ pháp khác nhau. Ví dụ như bí quyết làm nghề gốm được giữ làm của riêng, “sống để bụng, chết mang đi”, không truyền cho người ngoài, chỉ dạy cho con trai trong nhà, cùng lắm là dạy lại cho con cháu trong họ gần. Thậm chí, có làng còn cấm con gái lấy chồng làng khác hoặc định ra lệ chỉ dạy nghề cho con trai và đàn bà đã có chồng, có con [36, tr. 192]. Như vậy, các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đã biết bí quyết chính là tài sản quý và đã biết giữ gìn tài sản đó bằng cách bảo vệ các bí mật liên quan đến chế tác. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ và nhận thức của người dân được nâng lên, giúp cho sự hiểu biết về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các chủ sở hữu trí tuệ cũng ngày càng được nâng cao. Họ đã hiểu rõ giá trị của tài sản trí tuệ cũng như tầm quan trọng của việc phải xác lập quyền sở hữu và khi tài sản trí tuệ bị xâm phạm, họ đã biết bảo vệ quyền sở hữu của bản thân mình đối với các tài sản trí tuệ đó thông qua việc áp dụng các biện pháp do pháp luật quy định.
Về các biện pháp này, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định “Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự... và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh” (điều 198 khoản 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Điều này có nghĩa là các chủ sở hữu tài sản trí tuệ có quyền áp dụng theo quy định nêu trên hai biện pháp là dân sự và hành chính để bảo vệ quyền lợi của mình. Như vậy, đã có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp có sự vi phạm. Việc áp dụng các biện pháp này như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân các chủ sở hữu. Phần dưới đây sẽ phân tích cụ thể thực trạng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các chủ sở hữu khi quyền lợi của họ bị vi phạm.
2.2.2.1. Thực trạng các chủ sở hữu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực quyền tác giả
Nhằm thúc đẩy các hoạt động tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các văn nghệ sỹ, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia có nền công nghiệp bản quyền phát triển, đã thành lập các tổ chức chuyên trách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các chủ sở hữu tác phẩm. Đó là ba tổ chức: Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, Trung tâm Quyền tác giả văn học và Hiệp Hội công nghiệp ghi âm Việt Nam. Các nhạc sỹ Việt Nam (khoảng 1000 người) và các nhà văn (khoảng 400 người) đã ký hợp đồng uỷ thác quyền cho hai Trung tâm quản lý tập thể quyền tác giả âm nhạc và văn học [52]. Hai Trung tâm này đã và đang có rất nhiều hoạt động để bảo vệ quyền của các chủ sở hữu quyền tác giả, với tư cách là người uỷ thác theo quy định của pháp luật. Hiện nay, hai Trung tâm này đã ký nhiều hợp đồng với các tổ chức tương ứng của nước ngoài để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các tác giả Việt Nam tại 16 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Ngoài ra, khi phát hiện quyền tác giả bị xâm phạm, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đã tự khiếu nại, giải quyết hoặc nhờ đến các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu các cơ quan này xử lý và giải quyết. Nhạc sỹ Trần Tiến là nghệ sỹ đầu tiên thành công trong việc khởi kiện những hành vi xâm phạm quyền tác giả của mình và đã được Toà án xử thắng kiện. Hoặc như vụ ông Nguyễn Quảng Tuân là tác giả của 4 bài báo được in trong cuốn "Văn bản truyện Kiều - Nghiên cứu và thảo luận" của tác giả Đào Thái Tôn nhưng lại không được hỏi ý kiến trước nên đã khởi kiện ra toà. Ngày 25 tháng 12 năm 2006, phiên toà xử phạt ông Tôn 26 triệu cùng 1 triệu đồng án phí [24].
2.2.2.2. Thực trạng các chủ sở hữu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp
Hiện tại vẫn chưa có số liệu điều tra chính thức về mức độ đầu tư tài chính và nhân lực của các chủ sở hữu trong việc tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các tài sản thuộc sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng các chủ sở hữu đã và đang chủ động áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm chống lại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến:
- Thành lập bộ phận chuyên trách trong nội bộ cơ quan để ngăn ngừa và phát hiện vi phạm. Ví dụ Nhà xuất bản giáo dục đã thành lập Ban chống in lậu ở các đơn vị (tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) với nhiệm vụ là phối hợp với các ban ngành chức năng (Thanh tra Văn hóa của Sở Văn hóa- Thông tin, Quản lý thị trường, phóng viên các báo) thường xuyên kiểm tra các đại lý, cửa hàng sách và các cơ sở in; hàng năm tổ chức Hội nghị chống in lậu để rút kinh nghiệm. Hoặc công ty Unilever-một trong những công ty xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 120 triệu USD đã thành lập Ban chuyên trách về chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với nhiệm vụ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thực thi, cung cấp thông tin làm căn cứ để các cơ quan thực thi kiểm tra, thu giữ hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Unilever tại Việt Nam
- Chia nhỏ quy trình sản xuất kinh doanh và giao cho từng bộ phận khá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương .doc