MỞ ĐẦU .1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.6
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.6
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .6
1.2. Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục
nghiên cứu .22
Chƣơng 2: PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH - NHỮNG NỘI
DUNG CƠ BẢN.26
2.1. Một số khái niệm.26
2.2. Nội dung cơ bản trong phong cách làm việc Hồ Chí Minh.33
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ CHỦ
CHỐT CẤP TỈNH Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA.62
3.1. Những nhân tố tác động đến phong cách làm việc của cán bộ chủ chốt
cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc.62
3.2. Thực trạng phong cách làm việc của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực
miền núi phía Bắc.72
3.3. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ
chốt cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc .99
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHONG
CÁCH LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Ở KHU VỰC
MIỀN NÚI PHÍA BẮC THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.110
4.1. Phương hướng chủ yếu xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc theo phong cách Hồ Chí Minh .110
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng phong cách làm việc cho đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc theo phong cách
Hồ Chí Minh.122
KẾT LUẬN .148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.152
PHỤ LỤC.162
175 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc theo phong cách Hồ Chí Minh - Phạm Thị Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ chốt cấp tỉnh là ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá
trình quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương. Nhờ đó,
không những hiệu quả công việc được tăng cao mà còn tiết kiệm được thời gian, chi
phí cho ngân sách của địa phương. Điều này đã được các cán bộ chủ chốt cấp tỉnh
thực hiện trên thực tế bằng hoạt động giao ban trực tuyến, góp phần xây dựng chính
phủ điện tử, kiến tạo và phát triển.
Đồng thời, trong quá trình làm việc có sự phân công quản lý công việc, trách
nhiệm rõ ràng, phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện công tác của từng cán bộ
quản lý, điều đó làm cho hiệu quả công việc được tăng cao. Những thủ tục rườm rà,
gây khó khăn cho nhân dân dần được xóa bỏ. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở
khu vực miền núi phía Bắc đã tiến hành chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, coi cải
cách hành chính nhà nước là một bước đột phá cho sự phát triển của vùng. Trên
thực tế, việc cải cách thủ tục hành chính được biểu hiện bằng việc triển khai mô
hình hoạt động một cửa, một cửa liên thông. Cùng với đó là việc ứng dụng công
79
nghệ thông tin trong quá trình làm việc của các cán bộ cũng được đưa vào thực tiễn.
Hệ thống thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử, mạng truyền thông số liệu, phần
mềm quản lý văn bản đã được đưa vào hoạt động ở tất cả các cơ quan. Điều đó đã
làm thay đổi phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt
cấp tỉnh nói riêng. Bởi nó vừa mang lại hiệu quả cao cho quá trình làm việc của cán
bộ, vừa tạo ra sự thiết thực, hài lòng của người dân về cán bộ. Cụ thể: Văn phòng
ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã niêm yết công khai 35 thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh. Việc làm này đã giúp cho nhân
dân được thuận tiện hơn trong việc liên hệ công tác liên quan đến các thủ tục hành
chính [105]. Tỉnh Thái Nguyên đã công bố Bộ thủ tục hành chính ở 03 cấp bao gồm
1.316 thủ tục hành chính. Cổng thông tin điện tử của tỉnh Thái Nguyên đã đăng tải
toàn bộ nội dung các thủ tục hành chính. Hiện có 18/20 sở, ban, ngành, 9/9 huyện,
thành, thị và 180/180 Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết,
trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Trong giai đoạn 2011-2015,
các cơ quan hành chính các cấp đã tiếp nhận và giải quyết gần 2,5 triệu hồ sơ [83].
Như vậy, có thể khẳng định, phong cách làm việc của cán bộ chủ chốt cấp
tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc góp phần không nhỏ vào việc thực hiện tốt nhiệm
vụ chính trị mà Đại hội XII cũng như Đại hội đảng của các tỉnh miền núi phía Bắc
đã đề ra.
Thứ tư, đa số cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc thể hiện
tính gương mẫu với trách nhiệm cao và khả năng quyết đoán trong công việc
Tính chủ động, sáng tạo, quyết đoán và tinh thần trách nhiệm cao là những
yêu cầu mà Hồ Chí Minh đề cập đến trong phong cách làm việc của cán bộ. Theo
Người, cán bộ lãnh đạo ở bất kỳ các cơ quan nào đều phải có năng lực ra quyết định
đúng đắn, kịp thời trong việc đề ra chủ trương, chính sách và lãnh đạo, chỉ đạo thực
tiễn. Có khả năng làm việc độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo, nhạy bén, dám
nghĩ, dám đề xuất chủ trương, sáng kiến, dám quyết đoán, dám làm, dám chịu trách
nhiệm trước tập thể về các quyết định và việc làm của mình, nhất là trong những
tình huống khó khăn, phức tạp. Không thụ động, trông chờ, ỷ lại vào tập thể và cấp
trên. Không chấp hành các nghị quyết, quyết định, chỉ thị một cách máy móc, cứng
nhắc, giáo điều, mà phải sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với tính chất, đặc điểm,
yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
80
Thực hiện những lời di huấn đó, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc đã có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và có
trách nhiệm cao trong việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai việc thực
hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách
có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm. Trên cơ sở những chủ trương, đường lối chung
của Đảng, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc đã chủ
động, linh hoạt trong việc tổ chức, triển khai và thực hiện phù hợp với tình hình cụ
thể của từng đơn vị, cơ quan, địa phương. Điều đó đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ
trong phong cách làm việc của các cán bộ chủ chốt cấp tỉnh theo hướng tích cực.
Để chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được cụ thể hóa phù hợp
với tình hình thực tế tại địa phương, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh đã kịp thời
ban hành các nghị quyết, quyết định, đề án, kế hoạch, hướng dẫn, chương trình hành
động.. thiết thực. Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Thường trực, Ban Thường vụ, Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La khóa XIII đã đưa ra 36 Chỉ thị, 32 Nghị quyết,
1582 kết luận, 25 chương trình, 22 hướng dẫn, 148 kế hoạch, 2236 quyết định, 2257
thông báo, 3845 công văn, 473 báo cáo, 81 tờ trình và 112 biên bản [28, tr.109];
Ban thường vụ tỉnh ủy đã ban hành 36 Chỉ thị, 8 Nghị quyết, 12 chương trình và rút
ra 53 kết luận trong quá trình làm việc.
Việc triển khai chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước kịp thời, đúng
quy định và phù hợp với đặc thù vùng miền của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở
khu vực miền núi phía Bắc đã giúp cho đời sống của người dân nơi đây từng bước
được cải thiện, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước ngày càng được củng cố, tăng cường. Điều đó, cũng thể hiện sự vận dụng
sáng tạo về phong cách làm việc chủ động và trách nhiệm trong tư tưởng Hồ Chí
Minh của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc.
Trong quá trình tổ chức, triển khai, thực hiện các nghị quyết, quyết định, đề
án, kế hoạch ở địa phương cũng như trong từng ngành đều có sự phân công rõ trách
nhiệm của các cán bộ quản lý. Đồng thời, ở tất cả các ngành đều xây dựng quy chế,
quy định làm việc rõ ràng, thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế, quy định
cho phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, khi được hỏi: Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh thể
hiện tinh thần trách nhiệm như thế nào trong quá trình công tác? Trên thực tế, chúng tôi
đã nhận được 401/500 (80,2%) [phụ lục 4] người dân khẳng định là cán bộ chủ chốt
cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc là những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm. Và có 243/300 (81%) [phụ lục 3] cán bộ được hỏi có cùng nhận định trên.
81
Gắn liền với tinh thần trách nhiệm là tính quyết đoán trong phong cách làm
việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc. Bởi tính
quyết đoán là biểu hiện cụ thể của phong cách làm việc dân chủ. Những chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương sau khi được tập
thể bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực
miền núi phía Bắc đã đưa ra những quyết định kịp thời để triển khai công việc một
cách nhanh gọn. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi đã nắm bắt được quy luật
khách quan, tìm hiểu thông tin chính xác, phân tích tình hình thực tế đúng đắn, đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc đã có những quyết định
mang tính táo bạo, bản lĩnh nhằm phát huy lợi thế của địa phương, mang lại hiệu
quả cao trong thực tế và tạo đà cho sự phát triển. Công tác chỉ đạo, điều hành sâu
sát với thực tế, trong đó tập trung giải quyết một số tồn tại, phức tạp ở địa phương,
từng bước củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào đội ngũ cán bộ
chủ chốt. Nhiều cán bộ chủ chốt đã không ngại khó khăn, thường xuyên đi cơ sở để
nắm bắt tình hình thực tế, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đối diện
với những thử thách, những vấn đề bức xúc, phức tạp mà cuộc sống đặt ra nên được
nhân dân tin tưởng. Khi thực hiện việc điều tra xã hội học, tác giả nhận được 391
(chiếm 78,2%) [phụ lục 4] ý kiến của người dân và 245 (chiếm 81,7%) [phụ lục 3]
ý kiến của cán bộ, công chức đánh giá về mức độ thường xuyên thể hiện tính quyết
đoán của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc. Điều này đã chứng
tỏ sự đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao của nhân dân về phong cách làm việc đầy
tinh thần trách nhiệm của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở nơi đây.
Thứ năm, phong cách làm việc của đa số cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực
miền núi phía Bắc có sự thống nhất giữa nói với làm
Phương pháp, phong cách làm việc của cán bộ chủ chốt có ảnh hưởng lớn
đến tác phong công tác của đồng nghiệp, cấp dưới và nhân dân. Người cán bộ chủ
chốt có phong cách làm việc tốt sẽ tạo nên một "phong trào" mang tính xã hội cao,
một "điểm tựa", một "đầu tàu", một tấm gương để các mọi người học tập và làm
theo. Do đó, sự gương mẫu, thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm
là một vấn đề quan trọng trong phong cách làm việc của cán bộ nói chung và cán bộ
chủ chốt nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ dẫn, "thực tiễn không có lý luận
hướng dẫn thì thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận
suông" [70, tr.95]. Vì vậy, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải có một hệ thống
82
kiến thức lý luận cần thiết và năng lực tư duy khoa học, làm chủ tri thức, khoa học
hiện đại, nhất là kiến thức về lý luận cơ bản, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức liên
ngành, kiến thức về khoa học xã hội, nhân văn, pháp luật, ngoại ngữ, tin học
Đồng thời, phải có kỹ năng hoạt động thực tiễn, năng lực vận dụng những tri thức
khoa học vào lãnh đạo, tổ chức thực tiễn; phân tích, soi sáng thực tiễn, xây dựng các
giải pháp để cải tạo thực tiễn. Thông qua thực tiễn công tác, đúc rút kinh nghiệm,
tiếp tục bổ sung, hoàn thiện kiến thức, năng lực lãnh đạo, quản lý của mình. Đó là
sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức, trình độ học vấn, kiến thức về chuyên
môn nghiệp vụ với năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực tiễn, nói đi đôi
với làm. Người cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải quán triệt quan điểm thực tiễn trong
tư duy và hoạt động. Chất lượng, hiệu quả hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan, đơn vị là thước đo phẩm chất, năng lực và kết quả công tác của người cán bộ
lãnh đạo chủ chốt.
Trên thực tế, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc đã
tự giác xây dựng kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện và gương mẫu thực hiện bằng những
việc làm cụ thể trong cuộc sống và công tác. Nhiều đồng chí cán bộ chủ chốt cấp
tỉnh đã tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc của ngành, địa phương
và thực hiện nêu gương trong việc cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Do đó, việc nêu gương
được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá về đạo đức, tư cách, năng lực quản
lý của cán bộ chủ chốt.
Đồng thời, đội ngũ cán bộ chủ chốt ở khu vực miền núi phía Bắc cũng đã chỉ
đạo các cơ quan, đơn vị đã gắn nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh với đặc thù của ngành, từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Ở tỉnh Cao Bằng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đẩy mạnh học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với 6 chuẩn mực "Rèn luyện tư cách người
cán bộ Mặt trận", lồng ghép với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động
"Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", cuộc vận động "Ngày vì
người nghèo". Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Cao Bằng lồng ghép với các phong trào
"Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch"; rèn luyện các phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt
Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước "Tự tin - Tự trọng -
Trung hậu - Đảm đang"; phát động phong trào thi đua với chủ đề "Phụ nữ Cao Bằng
làm theo lời Bác, thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững", "Phụ nữ
83
tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", "Phụ nữ Cao
Bằng chung sức xây dựng nông thôn mới"[105].
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Đề án số 09 về "Tiếp
tục nâng cao chất lượng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015" phù hợp với đặc thù công việc của ngành, địa
phương. Trong đó, cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở một số ngành đã chỉ đạo xây dựng
những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của cơ
quan, đơn vị và tập trung vào giải quyết một số nội dung như đổi mới lề lối, tác
phong làm việc của cán bộ, đảng viên, cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết
kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau phát
triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX
năm 2015 đã nhận định: "Nhiều cấp ủy đã gắn việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh với thực hiện quy định về 19 điều đảng viên không được làm,
Quy định số 101 của Ban bí thư về trách nhiệm nêu gương của các cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp" [31, tr.48].
Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV năm 2015 đã đánh giá và khẳng
định "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
được triển khai một cách nghiêm túc, đồng bộ đã tạo ra sự chuyển biến quan trọng
về đạo đức, phong cách, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và phương thức
lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp" [28, tr.28].
Trên thực tế, ở cả 3 tỉnh là Thái Nguyên, Cao Bằng và Sơn La đều thực hiện
việc lấy phiếu tín nhiệm, đánh giá đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh giúp cho
họ chú trọng hơn việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực thực tiễn, nhất là
trong lĩnh vực được phân công phụ trách; tự điều chỉnh hành vi, tự sửa chữa khuyết
điểm; gương mẫu hơn trong cuộc sống, trong công tác. Chỉ tính riêng năm 2015:
Tỉnh Cao Bằng có 61,58% số cán bộ chủ chốt cấp tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ và
38,42% là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ [106]; tỉnh Thái Nguyên có 96,51% cán bộ
chủ chốt cấp tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ [118].
Trong thời gian qua, hầu hết cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi
phía Bắc đã có sự thống nhất giữa lời nói và việc làm. Họ đã thuyết phục cấp dưới,
thuyết phục nhân dân qua tấm gương nói đi đôi với làm của mình. Họ luôn đi đầu
mọi hoạt động trong công tác. Họ luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, thực
hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nội quy, quy định của cơ
84
quan công tác; thực hiện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
có lối sống lành mạnh, giản dị trước cán bộ cấp dưới và nhân dân. Họ luôn quan
tâm đến những việc đã hứa trước tập thể, trước nhân dân để cố gắng thực hiện lời
hứa đó. Vì vậy, niềm tin của cán bộ cấp dưới, của nhân dân vào đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc ngày càng được củng cố, nâng cao. Khi
thực hiện điều tra xã hội học, chúng tôi nhận được 356 (chiếm 71,2%) [phụ lục 4] ý
kiến cho rằng họ rất hài lòng về phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp tỉnh. Và có 387 (chiếm 77,4%) [phụ lục 4] số người dân, 235 (chiếm 78,3%)
[phụ lục 3] số cán bộ được hỏi đánh giá về tỷ lệ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh có sự thống
nhất giữa nói với làm.
Nói tóm lại, chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền
núi phía Bắc về cơ bản đã được nâng cao về trình độ, năng lực, phong cách làm việc
đã đáp ứng được chức trách, nhiệm vụ được giao. Đa số cán bộ chủ chốt cấp tỉnh có
lập trường chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, có ý thức tổ chức kỷ luật,
phục vụ Tổ quốc và nhân dân, kiên định mục tiêu và lý tưởng của Đảng.
Đa số cán bộ chủ chốt cấp tỉnh có lối sống lành mạnh, luôn quan tâm đến sự
nghiệp chung, gần gũi với nhân dân, giản dị trong sinh hoạt và được đông đảo nhân
dân tín nhiệm; nhiều cán bộ có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối
sống, khắc phục khó khăn trong cuộc sống; giữ mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với
nhân dân, có thái độ, ân cần, lịch thiệp khi thực hiện tiếp công dân; thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đồng thời, mỗi
cán bộ chủ chốt cấp tỉnh không ngừng rèn luyện, đổi mới phong cách làm việc, luôn
tận tụy, mẫn cán nhằm từng bước khắc phục tình trạng quan liêu, cửa quyền, hách
dịch. Với những ưu điểm đó, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi
phía Bắc luôn phát huy tốt vai trò lãnh đạo quản lý tại địa phương, là hạt nhân tập
hợp sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc trong việc tổ chức thực hiện đưa Nghị
quyết của Đảng vào cuộc sống để không ngừng mang lại lợi ích và hạnh phúc cho
người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, vùng phát triển.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc
đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân giao phó. Họ xứng đáng là
những người có tâm, có tầm, có trí, có tín, có tài để thực hiện vai trò vừa là người
lãnh đạo, vừa là đày tớ của nhân dân.
85
3.2.1.2. Nguyên nhân của những ưu điểm
Thứ nhất, do chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước
Để có được những bước tiến quan trọng trong phong cách làm việc của cán
bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc, trước hết phải đề cập đến chủ
trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó
được thể hiện trong các văn bản: Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành
trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước (18/6/1997); Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị
về "Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước" (30/11/2004); Kết luận số 37-KL/TW Hội nghị Trung
ương 9 (khóa X) "Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến
2020"; Quyết định số 67, 68-QĐ/TW, ngày 04-7-2007 của Bộ Chính trị ban hành
Quy định về phân cấp quản lý cán bộ; Kết luận số 64-KL/TW, Hội nghị Trung ương
7 (khóa XI) "Về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ
Trung ương đến cơ sở"; Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) "Về đẩy
mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và
những năm tiếp theo"; Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Quy định số 101-QĐ/TW của Ban bí thư về "Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng
viên" (7/6/2012), Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa
XII, v.v..
Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước là hành lang pháp lý có
ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ nói
chung và phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi
phía Bắc nói riêng. Đồng thời, giúp cho mỗi cán bộ chủ chốt cấp tỉnh không ngừng học
tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, tu dưỡng đạo đức cách mạng, đổi mới phong cách
làm việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Nhờ chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu to
lớn về nhận thức và thực tiễn. Cụ thể, từ phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam đến
86
giải quyết các vấn đề xã hội; quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc; đường lối và
chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế cũng như phát huy dân chủ và đổi mới hệ
thống chính trị. Thành tựu đó đã đem lại những điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc tích cực học tập, công tác, phấn
đấu vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Thứ hai, công tác cán bộ được quan tâm, chú trọng và đầu tư đúng mức trên
cơ sở phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương
Ban Thường vụ tỉnh ủy, ủy ban nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các cán bộ chủ chốt cấp tỉnh trong học tập nâng cao trình độ
chuyên môn, lý luận, rèn luyện phong cách làm việc và có văn bản chỉ đạo thực
hiện công tác quy hoạch, sử dụng, điều động, luân chuyển cán bộ hợp lý, theo yêu
cầu của ngành, địa phương. Quan điểm đúng đắn trên đã giúp cho đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp tỉnh nơi đây phát huy được tài năng, trí tuệ của mình, tạo ra những kết
quả cao trong quá trình làm việc.
Thứ ba, nhờ sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của mỗi cán bộ chủ chốt cấp tỉnh
trong đổi mới phong cách làm việc
Bản thân mỗi cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc luôn nỗ
lực, cố gắng vươn lên trong công tác; tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng.
Theo đó, phong cách làm việc dân chủ, gắn bó mật thiết với quần chúng, khoa học,
gương mẫu trong cuộc sống, trong công tác, nói đi đôi với làm đã từng bước được
hiện thực hóa. Bên cạnh đó, quá trình triển khai công việc đã giúp cho đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc được rèn luyện phong cách làm
việc và tạo ra bước đột phá trong công việc điều hành, chỉ đạo, quản lý.
Thứ tư, do sự lan tỏa của cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh
Xuất phát từ giá trị của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và từ thực
trạng đạo đức xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng, ngày 27/3/2003, Ban Bí thư Trung
ương Đảng khóa IX ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW về "Đẩy mạnh nghiên cứu,
tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới". Trên thực tế,
Trung ương đã ra các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn như: Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ
Chính trị ngày 7/11/2006 về tổ chức Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm
87
gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính
trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”; Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu
gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, Chỉ thị 05- CT/TW
ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh",v.v. nhằm tiếp tục đưa tư tưởng, tấm gương đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh vào thực tế cuộc sống, tạo ra động lực mới trong việc
đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu
các cấp, các ngành.
Từ chủ trương trên, sự triển khai trong thực tiễn của chính quyền các cấp đã
có ảnh hưởng, thẩm thấu đến mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt cấp
tỉnh trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phong cách làm việc của mình để phục
vụ đắc lực cho sự nghiệp của cách mạng, phục vụ nhân dân theo tinh thần của Đại
hội XII của Đảng khẳng định "đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, bè phái, "lợi ích nhóm", nói không đi đôi với làm" [41, tr.47].
3.2.2. Những hạn chế trong phong cách làm việc của cán bộ chủ chốt cấp
tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc và nguyên nhân
3.2.2.1. Những hạn chế trong phong cách làm việc của cán bộ chủ chốt
cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc
Trong công cuộc đổi mới đất nước, phong cách làm việc đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp tỉnh đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và
sự ổn định chính trị của các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, xét từ phong cách
làm việc Hồ Chí Minh, trong quá trình công tác, phong cách làm việc đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc cần được chuyển hóa và nâng cao
nhằm đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Xét một
cách toàn diện, bên cạnh những cán bộ có phong cách làm việc tương đối toàn diện
song vẫn có những cán bộ còn bộc lộ một số những hạn chế, yếu kém cần được
nhận diện và khắc phục. Thực tế, qua đánh giá của Đảng, chính quyền và điều tra xã
hội học, sự hoàn chỉnh trong phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
tỉnh còn chưa đồng đều. Cụ thể: Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung
ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
88
hóa, Tỉnh ủy Cao Bằng đã thẳng thắn thừa nhận “nhận thức của một số cấp ủy và
người đứng đầu trong công tác cán bộ chưa đầy đủ, thiếu tính chủ động trong việc
lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện; chưa mạnh dạn sáng tạo cách làm mới phù
hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương” [107]. Tỉnh ủy Sơn La cũng chỉ rõ
những hạn chế, khuyết điểm, tồn tại trong phong cách làm việc của cán bộ chủ chốt,
đó là “vẫn còn có những cán bộ lãnh đạo quản lý tinh thần trách nhiệm chưa cao,
khả năng năng lực còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò hạt nhân trung tâm,
chưa gây dựng được uy tín trong cán bộ, đảng viên, chưa quy tụ được sự đoàn kết
thống nhất trong cơ quan, đơn vị; chưa khẳ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_xay_dung_phong_cach_lam_viec_cho_can_bo_chu_chot_tin.pdf