Luận án Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam

MỤC LỤC

MỤC LỤC. iii

LỜI CAM ĐOAN . vii

LỜI CẢM ƠN. viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. ix

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU . xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ. xii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ. xiii

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .5

5. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .8

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .9

7. Đóng góp mới của luận án.10

8. Cấu trúc của luận án .11

Chương 1.12

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .12

1.1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng thương hiệu.12

1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .12

1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước .15

1.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng thương hiệu địa phương cấp

tỉnh.16

1.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .16

1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước .22

1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án.24

1.3.1. Những giá trị có thể tiếp thu.24

1.3.2. Những vấn đề liên quan đến luận án chưa đề cập.25

1.3.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết .25iv

Tiểu kết chương 1.27

Chương 2.28

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG .28

CẤP TỈNH .28

2.1. Thương hiệu địa phương cấp tỉnh.28

2.1.1. Khái niệm .28

2.1.2. Phân loại thương hiệu địa phương cấp tỉnh.32

2.1.3. Yếu tố cấu thành thương hiệu địa phương cấp tỉnh .33

2.2. Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh .35

2.2.1. Khái niệm .35

2.2.2. Sự cần thiết xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.38

2.2.3. Chủ thể và các bên liên quan trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp

tỉnh .43

2.2.4. Quy trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh .49

2.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh .54

2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.58

2.3. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở một số quốc

gia trên thế giới .62

2.3.1. Kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới.62

2.3.2. Bài học liên hệ cho Việt Nam .67

Tiểu kết chương 2.70

pdf200 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng còn là vấn đề mới. Vì vậy, rất ít các văn bản chỉ đạo mang tính pháp lý đề cập tới đầy đủ thuật ngữ “xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh”. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với tầm nhìn dài hạn, Đảng và Nhà nước đánh giá cao ý nghĩa của xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương nên trong các định hướng, chiến lược chung vẫn có những nội dung đề cập tới việc cần thiết phải xây dựng thương hiệu trong từng lĩnh vực, thương hiệu đối với vùng miền. Đó là những cơ sở chỉ đạo, pháp lý rất quan trọng để các tỉnh trong cả nước mạnh dạn kiến tạo, triển khai một vấn đề mới mang tính đột phá, bền vững. 3.1.1. Quan điểm của Đảng Trong những năm gần đây, nhận thức rõ tầm quan trọng của thương hiệu, trong những văn bản mang tính chất chỉ đạo của Đảng cũng đã đề cập tới việc xây dựng thương hiệu cho từng lĩnh vực để phát huy thế mạnh của cả nước hay từng vùng miền. - Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã chỉ ra trong phần nhiệm vụ về Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.” - Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về Chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế đã đề ra: “Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam; có chính sách phù hợp để phát triển và tiêu thụ đối với các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có lợi thế quốc gia, lợi thế địa phương và các đặc sản vùng, miền.” 72 - Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã đưa ra chủ trương: “xây dựng, phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hoá, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới.” Đến nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa nội dung này là chủ trương lớn trong phát triển các ngành kinh tế ven biển. Từ những chỉ đạo có tính chất chung như Nghị quyết số 31-NQ/TW đề cập tới “phát triển các thương hiệu” đến Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 đã hướng tới cụ thể hơn “xây dựng thương hiệu nông sản” và tới Nghị quyết 08-NQ/TW là “thương hiệu du lịch biển” đã cho thấy sự quan tâm, định hướng ngày càng rõ nét hơn, cụ thể hơn của Đảng trong xây dựng thương hiệu ở Việt Nam. Đó là những căn cứ mang tính chất chỉ đạo, định hướng cho quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia nói chung và thương hiệu địa phương nói riêng để các cơ quan nhà nước tiến hành tổng thể quá trình xây dựng thể chế, chiến lược, huy động nguồn lực, cơ sở vật chấthiện thực hóa những chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương. 3.1.2. Các văn bản quy định của Chính phủ Với vai trò đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình hiện thực hóa định hướng của Đảng, Chính phủ đã có những hành động kịp thời, phù hợp và đa dạng về việc xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương. - “Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 về việc Phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010, giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, Ngành triển khai hướng tới mục đích “Xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia là một chương trình xúc tiến thương mại quốc gia dài hạn, nhằm xây dựng, quảng bá nhãn hiệu sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ), tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất 73 xứ hàng hoá, được mang biểu trưng của Thương hiệu Quốc gia trên thị trường trong và ngoài nước (dưới đây gọi là Chương trình).” Tiếp sau đó, theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 9224/VPCP-KTTH ngày 28 tháng 12 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 984/QĐ-BCT ngày 06 tháng 3 năm 2012 về việc ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình Thương hiệu Quốc gia (THQG) từ năm 2012 trở đi. Các chương trình liên quan đến thương hiệu quốc gia được tổ chức thường xuyên, như: Tháng 7 năm 2016, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức chương trình “Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia với sản phẩm địa phương”. Chương trình là một trong chuỗi những hoạt động nằm trong Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2016. Diễn đàn triển khai 3 nội dung chính: Giới thiệu chương trình Thương hiệu quốc gia và các hoạt động đã thực hiện; Mô hình xây dựng thương hiệu địa phương, vùng miền liên quan tới xây dựng thương hiệu quốc gia; Vai trò của tài sản trí tuệ trong xây dựng thương hiệu địa phương. Điều này thể hiện mối liên hệ chặt chẽ, tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu địa phương với thương hiệu quốc gia. Rõ ràng, để đảm bảo thương hiệu quốc gia có sản phẩm/dịch vụ đa dạng, mang tính bản sắc thì phải bắt nguồn từ vùng miền, từ mỗi địa phương. Tuy nhiên, với mục đích ban đầu của chương trình Thương hiệu quốc gia thì rõ ràng mới tập trung thương hiệu ở sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) với những giá trị hữu hình là tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, biểu trưngđiều này chưa bao trùm được hết giá trị của thương hiệu theo các cách tiếp cận hiện đại. Vì vậy, Quyết định số 1320/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định Phê duyệt chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát: “Xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.” Với mục tiêu mang hàm ý rộng hơn đã cho thấy thương hiệu quốc gia không chỉ là những giá trị hữu hình mà còn giá trị vô hình, không chỉ là sản phẩm mà còn có thể là những đặc tính đa dạng hơn, bên cạnh đó còn có sự kết nối cảm xúc với những công chúng tiếp cận và trải nghiệm cùng thương hiệu quốc gia Việt Nam. Với cách tiếp cận này chương trình Thương hiệu quốc gia có sự tương 74 đồng với các quan điểm của các nhà nghiên cứu và đánh giá hiện nay trên thế giới hơn. Thương hiệu quốc gia sẽ là động lực cũng như bệ đỡ cho các tỉnh muốn xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Và ngược lại, chính thương hiệu địa phương cấp tỉnh là nhân tố quan trọng làm nên thương hiệu quốc gia. - Chính phủ ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành để triển khai các vấn đề liên quan đến xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương như: + Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó có nhiệm vụ cụ thể: “Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; lựa chọn các ngành công nghiệp văn hóa có lợi thế của Việt Nam; xác lập thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế;” + Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó, giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nhiệm vụ: “Tiếp tục đầu tư đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nông sản, thủy sản Việt Nam.” + Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, với nhiệm vụ: “Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.” + Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/05/2018 Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020 với quan điểm triển khai: “Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và 75 gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.” Cũng như Đảng, từ những định hướng có tính khái quát rồi tới những nghị quyết đề cập cụ thể hơn về xây dựng thương hiệu, Chính phủ đã ban hành những văn bản ngày càng cụ thể hơn, thuận lợi hơn cho xây dựng thương hiệu quốc gia nói chung và thương hiệu địa phương nói riêng. Với các văn bản có tính chỉ đạo điều hành cho thấy Chính phủ đã đánh giá cao ý nghĩa của xây dựng thương hiệu đối với từng ngành, lĩnh vực cũng như địa phương. Đây cũng là khung pháp lý thuận lợi cho các địa phương triển khai xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của mình trên thực tế. 3.1.3. Thực tiễn xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh trong cả nước Xây dựng thương hiệu địa phương được đánh giá là vấn đề còn mới trong khu vực công ở Việt Nam, tuy nhiên, qua thống kê dữ liệu cho thấy thực tế các tỉnh trong cả nước đã đánh giá cao vai trò của thương hiệu/xây dựng thương hiệu đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi tỉnh. Bảng 3.1. Số liệu các tỉnh có chỉ đạo, triển khai về xây dựng thương hiệu cấp tỉnh từ năm 2015 đến năm 2020 STT Nội dung Số tỉnh 1 Vấn đề thương hiệu/xây dựng thương hiệu của tỉnh được đề cập đến trong các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. 63 2 UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng, quảng bá thương hiệu. 63 76 STT Nội dung Số tỉnh 3 UBND tỉnh xác định cụ thể đặc tính/sản phẩm/dịch vụ chủ lực xây dựng thương hiệu. 41 4 UBND tỉnh ban hành kế hoạch/chương trình/đề án liên quan đến xây dựng thương hiệu. 26 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật trên trang và Thư viện pháp luật trên trang https://thuvienphapluat.vn/ truy cập ngày 1.12.2020) Từ số liệu trên cho thấy, chính quyền 63/63 tỉnh/ thành phố trong cả nước đã đề cập tới vấn đề xây dựng thương hiệu vào trong các văn bản chỉ đạo, điều hành cấp tỉnh từ những Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đến các Quyết định, Chỉ thị, đề án, chương trình.. của UBND tỉnh. Như vậy, vấn đề xây dựng thương hiệu đã được chính quyền cấp tỉnh trong cả nước đánh giá có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Các văn bản chỉ đạo, điều hành được ban hành đề cập tới vấn đề xây dựng thương hiệu chủ yếu được ban hành trong khoảng các năm từ 2015 đến nay. Điều này cũng cho thấy các chính quyền cấp tỉnh đã đón bắt xu hướng phát triển bền vững trên thế giới. Đồng thời 63/63 tỉnh trong cả nước đều có chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng, quảng bá thương hiệu. Trên cơ sở từ những Nghị quyết của các Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp/công nghiệp/hỗ trợ phát triển doanh nghiệptùy vào thế mạnh được xác định của từng tỉnh, UBND mỗi tỉnh ban hành các quyết định Quy định chính sách khuyến công/khuyến nông trên địa bàn tỉnh hay các Quy định chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh và các văn bản liên quan khác Bên cạnh những hỗ trợ về mặt pháp lý, thủ tục còn có hỗ trợ về kinh phí xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu. Như vậy, chính quyền địa phương cấp tỉnh, không chỉ nhận thức hay đánh giá được ý nghĩa của xây dựng thương hiệu mà còn đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động xây dựng thương hiệu cấp tỉnh ở phạm vi toàn diện và thống nhất. 77 41/63 tỉnh (65% các tỉnh trong cả nước) không chỉ đề cập khái quát tới vấn đề xây dựng thương hiệu trong các Nghị quyết, quyết định của chính quyền địa phương mà còn xác định xây dựng thương hiệu rất cụ thể đối với lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ. Bảng 3.2.Thống kê nội dung chủ yếu các tỉnh tập trung xây dựng thương hiệu cấp tỉnh từ năm 2015 đến năm 2020 STT Nội dung Cụ thể 1 Lĩnh vực được xác định chủ yếu trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh trong cả nước Nông nghiệp; Du lịch; 2 Các sản phẩm được xác định chủ yếu trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh trong cả nước - Nông nghiệp: Lúa gạo, cây ăn quả, rau, chè, hoa, cây dược liệu... - Du lịch: Du lịch biển, nghỉ dưỡng, di sản... - Làng nghề: Gốm, mộc. 3 Một số nội dung mới được xác định trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh trong cả nước - Đô thị thông minh; - Chính quyền thân thiện/năng động. (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật trên trang và Thư viện pháp luật trên trang https://thuvienphapluat.vn/ truy cập ngày 1.12.2020) Việc tập trung xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch của các tỉnh hoàn toàn phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong định hướng phát triển bền vững của đất nước. Báo cáo của 61 tỉnh, thành phố, đến nay đã phê duyệt đề án, kế hoạch, tổng số sản phẩm dự kiến được chuẩn hóa OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đến hết năm 2020 là 3.843 sản phẩm, vượt gần 1,6 lần so với mục tiêu 2.400 sản phẩm. Trong đó, thực phẩm có 2.218 sản phẩm, nhóm Đồ uống có 397 sản phẩm, nhóm Thảo dược có 264 sản phẩm, nhóm Vải may mặc 100 sản phẩm, nhóm Lưu niệm, nội thất trang trí có 666 sản phẩm và nhóm Dịch vụ, du lịch và bán hàng có 198 sản phẩm. Đã có 19 tỉnh đánh giá, phân hạng và có Quyết định công nhận cho 900 sản phẩm OCOP, đạt 33,16% so với kế hoạch 2.400 sản 78 phẩm, của 583 chủ thể tham gia Chương trình OCOP, trong đó có 16 sản phẩm đề xuất 5 sao, 275 sản phẩm đạt 4 sao va 585 sản phẩm đạt 3 sao. Các địa phương sau khi cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đã nghiêm túc thực hiện việc cấp quyền sử dụng, quản lý nhãn hiệu OCOP, dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP. [106] Điều này cho thấy, quá trình xây dựng thương hiệu địa phương trên những sản phẩm chủ lực của Việt Nam đang được thực hiện một cách có hệ thống, chuyên nghiệp. 26/63 tỉnh (38% các tỉnh trong cả nước) đã ban hành và triển khai kế hoạch/chương trình/đề án liên quan đến xây dựng thương hiệu. Điều này cho thấy, mức độ quan tâm, đầu tư nguồn lực vào vấn đề liên quan đến xây dựng thương hiệu địa phương ở mỗi tỉnh là khác nhau. Thống kê các tỉnh có các kế hoạch/chương trình/đề án liên quan đến xây dựng thương hiệu đều có những đặc điểm chung khá tích cực như: các chỉ số đánh giá uy tín như PCI, Sipas, Papi,đều gia tăng qua các năm, đồng thời kinh tế- xã hội của các địa phương đó cũng có mức tăng trưởng dần đều. Như vậy, trong nhiều yếu tố tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế- xã hội một tỉnh thì xây dựng thương hiệu địa phương cũng là yếu tố cùng chiều với sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi tỉnh. Hiện nay, một số tỉnh đã xây dựng những khẩu hiệu chính thức cho tỉnh mình như một dấu hiệu nhận diện thương hiệu của tỉnh, có những khẩu hiệu thể hiện nhận diện định vị chung cho cả tỉnh, có khẩu hiệu dùng riêng cho du lịch để quảng bá hình ảnh địa phương: Bảng 3.3. Một số tỉnh xây dựng thương hiệu địa phương thông qua khẩu hiệu STT Tỉnh/ Thành phố Định hướng xây dựng thương hiệu địa phương thông qua khẩu hiệu 1. Quảng Ninh Nụ cười Hạ Long 2. Hà Nội Thành phố vì hòa bình (UNESCO trao tặng danh hiệu) 3. Tuyên Quang Nơi vẻ đẹp hội tụ (khẩu hiệu cho du lịch) 4. Đà Nẵng Thành phố diệu kỳ (khẩu hiệu cho du lịch) 5. Thừa Thiên Huế Huế - Kinh đô xưa trải nghiệm mới (khẩu hiệu cho du lịch) 79 STT Tỉnh/ Thành phố Định hướng xây dựng thương hiệu địa phương thông qua khẩu hiệu 6. Khánh Hòa Nha Trang - Khánh Hòa: Thiên đường biển đảo (khẩu hiệu cho du lịch) 7. Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình 8. Lâm Đồng Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành 9. Gia Lai Trải nghiệm và chia sẻ (khẩu hiệu cho du lịch) 10. Bình Dương Thành phố thông minh 11. Cần Thơ Đô thị miền sông nước (khẩu hiệu cho du lịch) 12. Đồng Tháp Đồng Tháp- Đất Sen hồng 13. An Giang Đất thiêng huyền thoại (Nguồn: Tác giả tổng hợp ) Khảo sát mức độ nhận thức về tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, nhìn vào điểm trung bình (ĐTB) có thể thấy, cả nhóm Cán bộ, công chức, viên chức (gọi tắt CBCCVC) và nhóm Người dân, doanh nghiệp, hiệp hội, nhà đầu tư (gọi tắt là Doanh nghiệp và người dân) đều mức điểm đánh giá chung là cần thiết. Tuy nhiên, từng đối tượng có những kết quả khác nhau trong từng mức độ. Bảng 3.4. Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh STT Đối tượng Mức độ nhận thức (%) ĐTB Không cần thiết Ít cần thiết Khá cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 1 CBCCVC 4,0 8,0 8,0 50,0 30,0 3,52 2 Doanh nghiệp và người dân 0 0 34,2 26,3 39,5 3,94 (Nguồn: Tác giả) - Đối với nhóm CBCCVC: Mức độ nhận thức đều có đánh giá ở cả 5 mức, từ 80 Không cần thiết đến Rất cần thiết. Trong đó mức độ Cần thiết là 50%, rất cần thiết là 30%. Như vậy có thể thấy nhóm CBCCVC đánh giá cao vai trò của xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có những CBCCVC thấy không cần thiết và ít cần thiết. Điều này cho thấy, có thể họ chưa nhìn thấy giá trị hoặc chưa từng tiếp cận tới vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Đối với nhóm Doanh nghiệp và người dân: tất cả các khảo sát đều trả lời trong khoảng từ Khá cần thiết, Cần thiết và Rất cần thiết. Có tới 39,5% đánh giá cho rằng Rất cần thiết xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Điều này có thể ghi nhận rằng đối với Doanh nghiệp và người dân, thương hiệu cấp tỉnh hỗ trợ thuận chiều cho sự phát triển kinh tế, niềm tự hào của họ. Qua phân tích mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh đều được đánh giá là cần thiết. ĐTB của nhóm Doanh nghiệp và người dân là 3,94 cao hơn so với ĐTB của nhóm CBCCVC là 3,52 cũng thể hiện một phần sự tiếp nhận những cái mới, cái đem lại giá trị cho nhóm nào cao hơn thì được đánh giá cần thiết hơn. 3.2. Phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam Trong phần này, luận án tập trung phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh qua 6 tỉnh ở Việt Nam. 6 tỉnh là Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Vĩnh Long cũng là các tỉnh có sự phân bổ vị trí địa lý trải dài từ miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam của Việt Nam để cho thấy sự tác động tích cực của hiệu quả xây dựng thương hiệu địa phương tới phát triển kinh tế xã hội của từng tỉnh. 6 tỉnh với các đặc trưng, thế mạnh, mức độ phát triển kinh tế- xã hội khác nhau cho thấy sự góp phần tích cực của hiệu quả xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh tới các chỉ số phát triển kinh tế- xã hội của mỗi tỉnh trong khoảng thời gian nghiên cứu. 6 tỉnh là đại diện tiêu biểu cho các địa phương có sự chủ động, năng động của UBND tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Thông qua việc phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của 6 địa phương để có thể rút ra những kinh nghiệm cho các tỉnh khác học hỏi, tham khảo 81 cũng để lường trước, phòng ngừa những khó khăn, chưa phù hợp trong quá trình triển khai. 3.2.1. Xác định mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Nghiên cứu 6 tỉnh Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Vĩnh Long cho thấy mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh đều được thể hiện chính thức, rõ ràng qua từng kế hoạch, chương trình, đề án liên quan tới xây dựng thương hiệu địa phương của tỉnh. Trong đó, các tỉnh là Quảng Ninh, Lâm Đồng, Đồng Tháp đã xác định mục tiêu mang tính tổng thể, chiến lược gắn với xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Đồng thời, trong những kế hoạch, đề án cụ thể vẫn xác định các mục tiêu phục vụ cho từng nội dung rõ ràng. Trong đó, tỉnh Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước xác định chiến lược xây dựng thương hiệu thương hiệu địa phương quy mô tỉnh một cách bài bản và chuyên nghiệp từ năm 2015. Các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, tỉnh Vĩnh Long chưa xác định mục tiêu chiến lược tổng thể xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Tuy nhiên, các mục tiêu trong các kế hoạch, đề án cụ thể đều được xác định. Bảng 3.5. Phạm vi mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Tỉnh/ Thành phố Xác định mục tiêu tổng thể trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Xác định mục tiêu với từng lĩnh vực trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Quảng Ninh Có Có Hà Nội Không Có Đà Nẵng Không Có Lâm Đồng Có Có Đồng Tháp Có Có Vĩnh Long Không Có (Nguồn: Tác giả tổng hợp qua các văn bản của UBND 6 tỉnh ban hành) Những lĩnh vực các tỉnh hướng tới trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh gồm: 82 Bảng 3.6. Lĩnh vực hướng tới trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Tỉnh/ Thành phố Lĩnh vực hướng tới trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Quảng Ninh Du lịch Thủy sản Nông nghiệp Chính quyền địa phương Hà Nội Du lịch Nông nghiệp Làng nghề Công nghệ thông tin Đà Nẵng Du lịch Chính quyền đô thị Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Tổ chức sự kiện Đô thị thông minh Dược liệu Lâm Đồng Du lịch Nông nghiệp Đồng Tháp Du lịch Chính quyền địa phương Nông nghiệp Vĩnh Long Nông nghiệp Du lịch (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Trên đây là những mục tiêu được xác định mang tính tiêu biểu của 6 tỉnh trong phạm vi nghiên cứu. Thực tế, từ năm 2015- 2020, các tỉnh trên đã có nhiều lần, nhiều mục tiêu được xác định gắn với thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Khảo sát tại 6 tỉnh về kết quả thực hiện mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh như sau: Bảng 3.7. Kết quả thực hiện mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh S TT NỘI DUNG Mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Đối tượng Kết quả thực hiện (%) ĐTB Yếu TB Khá Tốt Rất tốt 1 Xác định mục tiêu tổng thể trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh CBCCVC 0 0 41,3 30,4 28,3 3,87 DN và người dân 0 4,0 44,0 18,0 34,0 3,82 83 S TT NỘI DUNG Mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Đối tượng Kết quả thực hiện (%) ĐTB Yếu TB Khá Tốt Rất tốt 2 Xác định mục tiêu với lĩnh vực du lịch trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh CBCCVC 0 0 18,4 46,9 34,7 4,16 DN và người dân 0 0 9,1 75,8 15,2 4,06 3 Xác định mục tiêu với lĩnh vực nông nghiệp trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh CBCCVC 0 0 54,3 34,8 10,9 3,57 DN và người dân 0 0 58,0 18,0 24,0 3,66 4 Xác định mục tiêu với lĩnh vực chính quyền địa phương trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh CBCCVC 0 23,9 69,6 6,5 0 2,83 DN và người dân 0 20,0 78,0 2,0 0 2,82 5 Xác định mục tiêu với lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghiệp trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh CBCCVC 0 6,5 63,1 23,9 6,5 3,30 DN và người dân 0 28,0 68,0 4,0 0 3,28 6 Xác định mục tiêu với các lĩnh vực khác như thuỷ sản, dược liệu, làng nghề trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh CBCCVC 0 28,3 67,4 4,3 0 2,76 DN và người dân 0 28,0 68,0 4,0 0 2,76 (Nguồn: Tác giả) Trong 6 nội dung đánh giá về xác định mục tiêu trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, không có nội dung nào có ĐTB ở mức Rất tốt. Có 3 nội dung có ĐTB được đánh giá ở mức Tốt và 3 nội dung ở mức Khá. Đánh giá về Xác định mục tiêu với lĩnh vực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_xay_dung_thuong_hieu_dia_phuong_cap_tinh_o_viet_nam.pdf
  • pdfQD Trang (1).pdf
  • pdfTóm tắt TA.pdf
  • pdfTóm tắt TV.pdf
  • pdfTrang-thông-tin-moi.pdf
  • pdfTrích yếu LA.pdf
Tài liệu liên quan