MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu . 2
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu . 2
4. Phương pháp nghiên cứu . 3
5. Nội dung nghiên cứu . 4
6. Giá trị khoa học và thực tiễn của luận án . 4
7. Những đóng góp mới của luận án . 5
8. Cấu trúc luận án . 5
9. Một số thuật ngữ sử dụng trong luận án . 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
LÀNG, XÃ VÀ KIẾN TRÚC NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ . 8
1.1. Quá trình hình thành, phát triển làng, xã tỉnh Quảng Trị . 8
1.1.1. Giai đoạn trước khi người Việt đến định cư (trước năm 1075) . 8
1.1.2. Giai đoạn người Việt đến định cư đến thời triều Nguyễn (1075 – 1801) . 8
1.1.3. Giai đoạn triều Nguyễn (1801 – 1945) . 9
1.1.4. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1975) . 11
1.1.5. Giai đoạn tái thiết sau chiến tranh (1975 – 1986) . 12
1.1.6. Giai đoạn 1986 đến nay. 13
1.2. Cấu trúc làng truyền thống tỉnh Quảng Trị . 15
1.2.1. Cơ cấu tổ chức làng . 15
1.2.2. Cấu trúc không gian làng truyền thống . 16
1.2.3. Cảnh quan không gian làng truyền thống . 21
1.3. Các công trình kiến trúc truyền thống của làng . 22
iv
1.3.1. Nhà ở . 22
1.3.2. Các công trình văn hóa, tín ngưỡng . 30
1.3.3. Nhận xét chung . 33
1.4. Thực trạng kiến trúc nông thôn tỉnh Quảng Trị . 36
1.4.1. Thực trạng cấu trúc không gian làng . 36
1.4.1.1. Làng thuần nông . 38
1.4.1.2. Làng nghề, làng nghề truyền thống . 39
1.4.1.3. Làng đánh bắt hải sản ven biển . 42
1.4.2. Thực trạng kiến trúc nhà ở nông thôn . 44
1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan . 49
1.5.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hướng nghiên cứu đề tài . 50
1.5.2. Nhận xét, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 51
1.6. Đánh giá tổng quát và các vấn đề cần nghiên cứu . 52
1.6.1. Đánh giá tổng quát . 52
1.6.2. Các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết . 52
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ NHẬN DIỆN XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI
KIẾN TRÚC NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ . 53
2.1. Cơ sở pháp lý . 53
2.1.1. Luật Kiến trúc . 53
2.1.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng nông thôn . 53
2.1.3. Các chính sách của Nhà nước về nông thôn . 53
2.1.4. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Chính phủ . 55
2.1.5. Các chính sách, định hướng quy hoạch của tỉnh Quảng Trị về nông thôn . 55
2.2. Cơ sở lý thuyết . 57
2.2.1. Lý luận nhận diện sự biến đổi kiến trúc nông thôn tỉnh Quảng Trị . 57
2.2.1.1. Lý luận về biến đổi không gian làng . 57
2.2.1.2. Phương pháp luận nhận diện sự biến đổi kiến trúc nông thôn . 59
v
2.2.2. Lý thuyết về quy hoạch nông thôn phát triển bền vững thích ứng với biến đổi
khí hậu . 59
2.2.3. Lý thuyết về quy hoạch cải tạo chỉnh trang làng, bảo tồn kế thừa các giá trị
kiến trúc, làng nghề truyền thống . 61
2.2.4. Xu hướng phát triển kiến trúc nông thôn theo hướng sinh thái, bền vững . 61
2.2.4.1. Kiến trúc xanh . 61
2.2.4.2. Làng nông thị (Agritown Village) . 63
2.3. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi kiến trúc nông thôn tỉnh Quảng Trị . 64
2.3.1. Đặc điểm tự nhiên và biến đổi khí hậu . 64
2.3.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 64
2.3.1.2. Biến đổi khí hậu . 65
2.3.2. Kinh tế - xã hội . 70
2.3.3. Lịch sử - văn hóa . 72
2.3.4. CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn . 73
2.3.5. Đô thị hóa nông thôn . 75
2.3.6. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới . 76
2.3.7. Biến động về dân cư . 77
2.3.8. Dân số và cấu trúc gia đình . 78
2.3.9. Chuyển đổi nghề nghiệp. 79
2.3.10. Nhu cầu của người dân về ở, sinh hoạt và lao động . 81
2.3.11. Sự phát triển về khoa học kỹ thuật, vật liệu xây dựng . 83
2.4. Nhận diện những đặc điểm và giá trị kiến trúc nông thôn truyền thống tỉnh
Quảng Trị . 84
2.4.1. Đặc điểm và giá trị tổ chức không gian làng . 84
2.4.2. Đặc điểm và giá trị kiến trúc nhà ở . 86
2.4.2.1. Khuôn viên, cảnh quan . 86
2.4.2.2. Mặt bằng . 87
2.4.2.3. Hình thức kiến trúc . 87
vi
2.4.2.4. Kỹ thuật xây dựng . 89
2.5. Bài học kinh nghiệm về định hướng phát triển kiến trúc nông thôn thế giới
. 90
2.6. Tổng hợp kết quả phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia đánh giá các xu hướng
biến đổi kiến trúc nông thôn tỉnh Quảng Trị . 92
CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KIẾN TRÚC NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ . 96
3.1. Nhận diện xu hướng biến đổi kiến trúc nông thôn tỉnh Quảng Trị . 96
3.1.1. Những biến đổi về cấu trúc không gian làng . 96
3.1.1.1. Biến đổi cấu trúc không gian làng thuần nông . 96
3.1.1.2. Biến đổi cấu trúc không gian làng nghề, làng nghề truyền thống . 98
3.1.1.3. Biến đổi cấu trúc không gian làng đánh bắt hải sản ven biển . 100
3.1.2. Những biến đổi về không gian kiến trúc nhà ở . 103
3.1.2.1. Biến đổi về khuôn viên, cảnh quan . 103
3.1.2.2. Biến đổi về mặt bằng . 104
3.1.2.3. Biến đổi về hình thức kiến trúc . 107
3.1.2.4. Biến đổi về kỹ thuật xây dựng . 108
3.1.3. Tóm lược các xu hướng biến đổi kiến trúc nông thôn tỉnh Quảng Trị . 111
3.2. Đánh giá các xu hướng biến đổi kiến trúc nông thôn tỉnh Quảng Trị . 112
3.2.1. Phương pháp đánh giá các xu hướng biến đổi . 112
3.2.2. Đánh giá các xu hướng biến đổi. 113
3.2.2.1. Xu hướng đô thị hóa nông thôn . 113
3.2.2.2. Xu hướng mở rộng ra ngoài phạm vi làng truyền thống . 115
3.2.2.3. Xu hướng bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống của làng . 116
3.2.2.4. Xu hướng đa dạng hóa, hiện đại hóa kiến trúc nhà ở . 118
3.2.2.5. Xu hướng tăng nhanh các kiểu nhà ở tách ra từ gia đình lớn, nhà chia lô
phát triển theo chiều cao . 120
3.2.2.6. Xu hướng kiên cố hóa kiến trúc nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu . 123
3.3. Định hướng phát triển kiến trúc nông thôn tỉnh Quảng Trị . 125
vii
3.3.1. Định hướng phát triển làng thuần nông . 125
3.3.1.1. Định hướng phát triển không gian kiến trúc, cảnh quan làng . 125
3.3.1.2. Kế thừa và phát huy giá trị kiến trúc, cảnh quan làng . 128
3.3.1.3. Định hướng phát triển kiến trúc nhà ở . 129
3.3.2. Định hướng phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống . 133
3.3.2.1. Định hướng phát triển không gian kiến trúc, cảnh quan làng . 133
3.3.2.2. Kế thừa và phát huy giá trị kiến trúc, cảnh quan làng . 135
3.3.2.3. Định hướng phát triển kiến trúc nhà ở . 136
3.3.3. Định hướng phát triển làng đánh bắt hải sản ven biển . 139
3.3.3.1. Định hướng phát triển không gian kiến trúc, cảnh quan làng . 139
3.3.3.2. Kế thừa và phát huy giá trị kiến trúc, cảnh quan làng . 141
3.3.3.3. Định hướng phát triển kiến trúc nhà ở . 142
3.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu . 145
3.4.1. Bàn luận về các xu hướng biến đổi kiến trúc nông thôn tỉnh Quảng Trị . 145
3.4.2. Bàn luận về đánh giá xu hướng biến đổi kiến trúc nông thôn tỉnh Quảng Trị
. 145
3.4.3. Bàn luận về định hướng phát triển kiến trúc nông thôn tỉnh Quảng Trị . 146
3.4.4. Hiệu quả của kết quả nghiên cứu . 146
KẾT LUẬN . 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 151
PHỤ LỤC 1 . PL1
PHỤ LỤC 2 . PL9
PHỤ LỤC 3 . PL15
208 trang |
Chia sẻ: vietdoc2 | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xu hướng biến đổi kiến trúc nông thôn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí
xây dựng nông thôn mới dẫn đến thiếu sự hướng dẫn, quản lý về kiến trúc nhà ở. Các
loại hình nhà ở đa dạng từ nhiều phong cách thiết kế khác nhau, to nhỏ, cao thấp mọc
lên tùy tiện, thiếu quy hoạch, định hướng đã làm phá vỡ không gian kiến trúc cảnh
quan của làng.
2.3.7. Biến động về dân cư
Mật độ dân số của tỉnh thấp: năm 2019 là 132 người/km2, thấp hơn khoảng 2 lần
so với mật độ dân số trung bình cả nước là 278 người/km2. Mật độ cao nhất tập trung
ở các vùng miền có kinh tế - xã hội phát triển như thành phố Đông Hà và thị xã Quảng
Trị. Các huyện miền núi, hải đảo có mật độ dân số rất thấp. Mật độ ở các huyện còn
lại (nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án) có mật độ dân số năm 2019 từ 134
người/km2 đến 260 người/km2.
78
Bảng 2.2. Phân bố phần trăm dân số theo khu vực thành thị - nông thôn tỉnh
Quảng Trị [Nguồn số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị]
Phần trăm dân số thành thị tăng nhanh từ năm 1989 đến 2009 là do quá trình đô
thị hóa diễn ra tương đối lớn. Ngoài số người tập trung di cư vào các đô thị thì việc
thành lập các thị trấn mới và nâng cấp một số đơn vị hành chính cơ sở từ cấp xã lên
phường hoặc thị trấn cũng đóng vai trò lớn trong việc đô thị hóa ở tỉnh Quảng Trị.
Từ năm 2009 đến nay, số người tập trung di cư vào các đô thị có xu hướng ngày càng
tăng theo từng năm thể hiện rõ nét qua sự chuyển dịch cơ cấu dân số giữa thành thị
và nông thôn.
2.3.8. Dân số và cấu trúc gia đình
Dân số tăng nhanh ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng
thời ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc không gian KTNT Quảng Trị.
Nhu cầu nhà ở cá thể tách ra từ gia đình lớn ngày càng tăng làm cho khuôn viên
các ngôi nhà bị thu hẹp hoặc chia cắt, diện tích mặt nước, cây xanh ít dần đi. Diện
tích mặt nước ao hồ đóng vai trò quan trọng trong việc thoát và dự trữ nước cho sinh
hoạt và canh tác dần bị thu hẹp và bị ô nhiễm. Hiện tượng lấp đất ruộng chuyển đổi
qua đất ở và các CTCC đang ngày càng tăng.
Trong gia đình nông thôn truyền thống ở Quảng Trị, thường có từ ba đến bốn
thế hệ “tam đại, tứ đại đồng đường” cùng sinh sống trong ngôi nhà (trung bình từ 7-
8 người/hộ). Theo số liệu từ Cục Thống kê Quảng Trị, quy mô số người/hộ trung bình
năm 1999 là 4,8 và đến năm 2009 là 4,1. Nếu như năm 1999, số gia đình trung bình
79
từ 4 - 6 người chiếm phần lớn thì đến năm 2009 số gia đình trung bình từ 3 - 4 người
chiếm phần lớn và xu hướng số nhân khẩu trong gia đình nông thôn cũng giống như
mô hình gia đình thành thị, chủ yếu là loại gia đình có số nhân khẩu từ 3-4 người (gia
đình hạt nhân hai thế hệ). Như vậy, sự thay đổi quy mô nhân khẩu gia đình vùng nông
thôn Quảng Trị, cho thấy việc đòi hỏi về quỹ đất đai dành cho xây dựng nhà ở ngày
càng lớn, trong khi diện tích đất ở nông thôn ngày càng bị thu hẹp.
Do đó, cần có những giải pháp tổ chức không gian nhà ở nông thôn cho phù hợp
với quy mô nhân khẩu mỗi loại gia đình cũng như tính toán lại diện tích đất ở, loại
hình nhà ở sao cho phù hợp với điều kiện ở, sinh hoạt và sản xuất của các gia đình
nông thôn Quảng Trị.
Hình 2.12. Xây dựng nhà mới nằm sát bên cạnh nhà Rường truyền thống làm
khuôn viên các ngôi nhà bị thu hẹp
2.3.9. Chuyển đổi nghề nghiệp
Trước thời kỳ đổi mới, nông thôn Quảng Trị hầu hết là phát triển nông nghiệp
cùng với một số ít làng nghề truyền thống với chủ yếu là nông dân sinh sống lao động
theo mô hình hợp tác xã. Từ năm 1986 đến nay, dưới tác động của các chính sách
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình CNH - HĐH và đô thị hóa đã làm cho cơ cấu
nghề nghiệp ở nông thôn Quảng Trị có sự biến đổi nhanh chóng.
Ngành nghề nông thôn rất đa dạng, có thể chia làm 3 nhóm ngành chính: nhóm
chế biến nông, lâm, thủy sản; nhóm công nghiệp, xây dựng và nhóm dịch vụ. Theo
kết quả điều tra năm 1999, 2009 và 2019 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, tỉ lệ lao
động phân bố theo nhóm ngành nghề ở nông thôn tỉnh Quảng Trị như trong bảng 2.3.
Có thể thấy rằng lao động trong nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất ở Quảng Trị. Tuy nhiên, từ năm 1999 đến nay đã có sự
80
chuyển dịch lao động từ ngành nông, lâm, thủy sản sang các ngành công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ. Đó là sự chuyển dịch tất yếu theo định hướng của nhà nước về việc
phát triển đất nước theo hướng CNH - HĐH.
Bảng 2.3. Tỉ lệ lao động phân bố theo nhóm ngành nghề
ở nông thôn Quảng Trị [Nguồn số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị]
Cơ cấu nghề nghiệp của các hộ gia đình cũng có sự thay đổi để phù hợp với điều
kiện và tình hình phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng được sự phân công lao động trong
xã hội. Trước quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và định hướng phát triển CNH -
HĐH nông thôn, diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp để thực hiện các dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng, phát triển KCN. Điều này làm cho nhiều hộ gia đình đã mất
hoặc giảm nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp, nhiều người lao động nông thôn
không còn đất canh tác. Do đó, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi nghề nghiệp.
Ở các làng ven biển, các sự cố ô nhiễm môi trường biển trong những năm gần
đây đã làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân,
ảnh hưởng lớn đến các hoạt động dịch vụ du lịch ven biển, khai thác, nuôi trồng, chế
biến thủy hải sản Người dân vùng biển thất nghiệp không có việc làm, dần dần phải
chuyển sang ngành nghề khác như trồng trọt, chăn nuôi, xin vào làm các KCN, di cư
vào đô thị... Một số hộ dân chuyển sang mở kinh doanh hàng tạp hóa, vật liệu xây
dựng, thực phẩm tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi gia cầm, thủy sản, dịch vụ ăn uống...
81
2.3.10. Nhu cầu của người dân về ở, sinh hoạt và lao động
Cơ sở về mức thu nhập
Mức sống bình quân hiện nay của nông dân đã cao hơn trước, thu nhập từ nhiều
nghề như: trang trại gia đình; chăn nuôi; buôn bán dịch vụ nông nghiệp; làm nghề
phụ; làm nghề thủ công; làm công nhân các KCN, mở kinh doanh hàng tạp hóa, vật
liệu xây dựng, thực phẩm tiêu dùng, dịch vụ ăn uống... Ngoài ra, nhiều nông dân giàu
lên nhờ vào việc bán bớt đi một phần đất trong diện tích đất ở của gia đình, hoặc do
được đền bù đất nông nghiệp để mở đường giao thông, quy hoạch đất công trình công
cộng hoặc KCN.
Do mức sống nông thôn ngày càng được nâng lên, kinh tế gia đình ngày càng
phát triển, nên nhu cầu về xây dựng nhà ở, đầu tư trang thiết bị tiện nghi, hiện đại
phục vụ cho cuộc sống ở nông thôn cũng được người dân quan tâm hơn.
Nhu cầu sử dụng trang thiết bị tiện nghi, hiện đại
Trước đây, các chức năng trong nhà ở truyền thống được phân chia rõ ràng,
mạch lạc và một số chức năng bố trí cách xa nhau. Ví dụ các chức năng phụ như nhà
bếp, kho chứa củi, thường đặt tách ra khỏi ngôi nhà chính; nhà vệ sinh, chuồng trại
chăn nuôi đặt tách biệt cuối hướng gió và cuối khu đất ở. Ngày nay, người dân ở nông
thôn mong muốn có ngôi nhà với các không gian ở tiện nghi, khép kín, tăng tính tự
do cá nhân. Nhiều hộ gia đình đã sử dụng bếp ga thay cho bếp củi đun; sử dụng khu
vệ sinh khép kín với đầy đủ nhà tắm nước nóng lạnh, vệ sinh, bể tự hoại thay cho nhà
xí thùng nên việc bố trí không gian NONT cũng có những thay đổi như đưa bếp
vào không gian nhà ở, đưa khu vệ sinh lại gần không gian chính để thuận tiện trong
sinh hoạt. Do đó, khi thiết kế NONT mới cần phải quan tâm đến tổ chức không gian
nội thất cho phù hợp với các trang thiết bị tiện nghi, hiện đại như bàn ghế, giường tủ,
thiết bị nghe nhìn, dàn âm thanh, tivi, điều hòa, không gian thư giãn, thiết bị bếp nấu,
trang thiết bị vệ sinh, tắm hiện đại
Tuy nhiên, việc cần thiết phải sử dụng các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho
con người trong nhà ở nông thôn nhưng vẫn phải làm sao giữ được không gian và
hình thức kiến trúc phù hợp với phong tục tập quán, lối sống, văn hóa mỗi vùng địa
phương, không nên để nó bị phá vỡ hoàn toàn cấu trúc của ngôi nhà ở truyền thống
là việc cần thiết phải quan tâm.
82
Nhu cầu sử dụng các công cụ lao động hiện đại
Ngày nay, người nông dân đã ứng dụng các công cụ lao động hiện đại vào trong
sản xuất để tăng năng suất lao động. Về các làng quê Quảng Trị, hình ảnh người nông
dân dùng trâu bò để cày kéo như trước đây rất hiếm gặp mà thay vào đó là sử dụng
máy cày, máy kéo phục vụ sản xuất; dẫn đến xu hướng không gian NONT thuần nông
dần không cần khu chuồng trại chăn nuôi gia súc mà chỉ cần khu nuôi gia cầm như
ngan, gà, vịt; không cần không gian để nông cụ lao động sản xuất nhưng lại cần
nhà để xe ô tô tải, máy cày, máy kéo, máy xây sát gạo Từ đó, cần thiết bổ sung và
chuyển đổi một số chức năng của nhà ở truyền thống để đáp ứng nhu cầu sử dụng đối
với NONT.
Nhu cầu về xây dựng nhà ở
Nhu cầu xây dựng NONT Quảng Trị được thể hiện thông qua các yếu tố sau:
- Do điều kiện làm kinh tế gia đình như buôn bán, kinh doanh, làm nghề thủ
công cần ra mặt đường làng để thuận lợi cho giao dịch và vận chuyển hàng hóa.
- Mua thêm đất để xây dựng nhà ở kết hợp với kinh doanh buôn bán tại các
trung tâm làng
- Xây dựng nhà ở mới do vợ chồng trẻ mới lập gia đình có nhu cầu tách hộ ra ở
riêng.
- Xu hướng bỏ các ngôi nhà truyền thống được cho là không còn phù hợp để
xây dựng mới các ngôi nhà kiểu hiện đại giống thành thị.
- Các nhu cầu tiện nghi trong ngôi nhà ở như tăng diện tích các phòng chức
năng, sử dụng các thiết bị hiện đại (bếp ga, vật liệu nhôm, kính, thông tin truyền
thông), bố trí vệ sinh khép kín trong nhà
- Ở các vùng bị ngập lụt, vùng ven biển chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nước
biển dâng, người dân có xu hướng xây dựng nhà 2 tầng (đối với những nhà có điều
kiện kinh tế phát triển) hoặc nhà có gác lửng (đối với những nhà ít có điều kiện hơn)
để tránh ngập lụt.
Qua khảo sát phỏng vấn 29 hộ gia đình (phụ lục 1) ở làng Ba Thung (xã Cam
Tuyền, huyện Cam Lộ), làng Vĩnh An (xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ), làng Cát Sơn
(xã Trung Giang, huyện Gio Linh) năm 2018 cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến
83
sự biến đổi kiến trúc NONT, trong đó yếu tố nhu cầu về ở, sinh hoạt, lao động của
người dân chiếm tỉ lệ lớn tác động đến sự biến đổi kiến trúc NONT.
Bảng 2.4. Tỉ lệ phần trăm các yếu tố tác động đến sự biến đổi kiến trúc NONT
Các nhu cầu của người dân nông thôn về vấn đề ở đã làm cho cấu trúc không
gian làng có những thay đổi như mật độ xây dựng tăng, hình thành các trung tâm thị
tứ ở làng. Các nhu cầu sử dụng trang thiết bị tiện nghi, các công cụ lao động hiện đại,
thay đổi quan hệ các phòng chức năng, mở rộng diện tích đã tác động đến sự biến
đổi NONT Quảng Trị. Khuôn viên và tổ chức không gian NONT cần phải có những
thay đổi để phù hợp với nhu cầu ở, sinh hoạt vào lao động của người dân nông thôn
trong thời đại CNH - HĐH.
2.3.11. Sự phát triển về khoa học kỹ thuật, vật liệu xây dựng
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0, nhiều kỹ
thuật xây dựng mới, VLXD mới ra đời. Ngoài vật liệu truyền thống sẵn có tại các
vùng nông thôn Quảng Trị như tre, gỗ, gạch nung, ngói, kiến trúc nông thôn hiện
nay đang sử dụng các vật liệu mới hiện đại như BTCT, sắt, nhôm, kính Hệ kết cấu
khung BTCT hiện đang là hệ kết cấu phổ biến ở nông thôn Quảng Trị.
Sự phát triển về khoa học kỹ thuật, VLXD góp phần to lớn trong sự phát triển
hiện đại hóa kiến trúc, tăng tiện nghi sử dụng, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần
cho người dân. Tuy nhiên chúng cũng làm cho kiến trúc nông thôn ngày càng xa rời
những kiểu cách xây dựng có tính bản địa, khiến bản sắc địa phương phai nhạt dần.
Nhiều kỹ thuật và vật liệu còn tác động tiêu cực tới khí hậu và cảnh quan, xung đột
với truyền thống văn hóa.
84
2.4. Nhận diện những đặc điểm và giá trị kiến trúc nông thôn truyền thống tỉnh
Quảng Trị
2.4.1. Đặc điểm và giá trị tổ chức không gian làng
Giá trị quy hoạch của làng được thể hiện ở cấu trúc truyền thống bền vững cũng
như những thành phần chứa đựng trong làng như lũy tre làng, cổng, đường làng, ao
và giếng làng, đình, chùa, miếu, đền, nhà thờ họ, chợ...
Tuỳ thuộc vào địa hình tự nhiên và khí hậu mà người dân xưa có cách ứng xử
để tránh những yếu tố bất lợi, tận dụng những mặt lợi thế của thiên nhiên phục vụ cho
con người một cách tốt nhất.
Đối với làng ở vùng đồng bằng thì quần cư theo kiểu tập trung, được xây dựng
theo các nguyên tắc sau: “tiền điền hậu trạch”, “tiền trạch hậu điền” hoặc “nhất cận
giang nhì cận thị”. Hướng lập làng và xây nhà thường song song với hướng gió Lào
(Tây Nam), chếch so với trục ngang Đông - Tây từ 15 đến 20 độ. Ao làng, ao nhà
thường được bố trí đầu hướng gió Tây Nam để làm giảm gió khô nóng trước khi vào
làng, vào nhà. Ở những vùng ven biển, các làng thường được chọn nằm ở sau các cồn
cát, rừng phòng hộ để che chắn gió, bão, cát từ biển thổi vào.
Hình 2.13. Sơ đồ cấu trúc làng Hội Kỳ, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng
85
Do đời sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên nên người dân nông thôn
phải sống dựa vào nhau, tập hợp thành sức mạnh để đương đầu với thiên nhiên, giặc
loạn. Do đó, nét đặc trưng của làng Quảng Trị là một tổ chức mang tính cộng đồng
rất cao. Làng được bao bọc bởi lũy tre xanh vừa tạo dựng yếu tố cảnh quan, vừa là
thành lũy bảo vệ dân làng, đồng thời nó còn là ranh giới thiêng liêng của cộng đồng
làng, thể hiện đặc điểm đóng kín và độc lập của làng.
Trong tổng thể cấu trúc không gian làng, nhà ở nông thôn truyền thống được bố
cục hài hòa, thân thiện với thiên nhiên, thích ứng với khí hậu và tập quán sinh hoạt,
sản xuất. Hệ thống đường làng phân nhánh kiểu cành cây hoặc kiểu răng lược. Trong
làng có trục đường chính, dưới là các xóm ngõ. Rất ít các ngõ nối thông với nhau,
hầu hết là ngõ cụt. Hai bên đường làng được trồng hai hàng cây như tre, chè tàu, dâm
bụt được xén tỉa tỉ mỉ, tạo nên tuyến đường làng vừa có bóng mát, vừa có cảnh
quan đẹp.
Hình 2.14. Cảnh quan đường làng Hội Kỳ, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng
Ngoài tính chất tổ chức xã hội theo cộng đồng làng, người dân vùng nông thôn
Quảng Trị còn có loại hình tổ chức xã hội thu nhỏ nhưng vô cùng chặt chẽ đó là dòng
tộc và gia đình. Mỗi làng có nhiều dòng họ, mỗi dòng họ có một vị trưởng họ chịu
trách nhiệm chăm lo hương khói cho tổ tiên và đứng đầu điều hành các công việc lớn
(ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp, ...) của toàn bộ số gia đình trong dòng họ. Đối với nông
thôn Quảng Trị, dòng tộc trở thành một cộng đồng gắn kết và có vai trò rất quan
trọng. Mỗi họ tộc đều có gia phả và hương ước quy định riêng cho dòng họ của mình.
86
Để khẳng định vị thế, mỗi dòng họ trong làng đều xây dựng cho họ mình một nhà thờ
họ rất khang trang. Phong cách kiến trúc các nhà thờ họ mang lại cho kiến trúc nông
thôn tại Quảng Trị có những bản sắc văn hoá truyền thống rất riêng.
2.4.2. Đặc điểm và giá trị kiến trúc nhà ở
2.4.2.1. Khuôn viên, cảnh quan
Quảng Trị nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, là địa phương có khí hậu rất khắc nghiệt;
về mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây ra những đợt rét đậm kéo
dài; về mùa hè, chịu ảnh hưởng của gió Lào (Tây Nam) khô nóng, nên khi làm nhà
cha ông ta thường chọn hướng Nam hoặc Đông Nam làm hướng chủ đạo. "Lấy vợ
hiền hoà, làm nhà hướng Nam" – một kinh nghiệm chọn hướng hết sức quan trọng
để thích ứng với môi trường tự nhiên đã được đúc kết từ xa xưa.
Trong ngôi nhà truyền thống Quảng Trị có sự gắn bó mật thiết với môi trường
nước. Vị trí xây dựng nhà thường gần các con sông, hồ nước; trong khuôn viên nhà
có hồ cá vừa để phát triển kinh tế, vừa có tác dụng làm mát vào mùa hè.
Khuôn viên của nhà được bao quanh bằng những hàng rào thoáng bằng hàng
cây xanh. Cổng ngõ, bình phong thường do các cây dây leo, thảo mộc được uốn lượn,
cắt tỉa cẩn thận. Trước nhà trồng những hàng cau tạo thành mảng xanh che nắng phía
trên nhưng vẫn đón gió mát Đông Nam vào. Sau nhà trồng các bụi chuối, tre, cây ăn
quả chắn gió bão, che chắn cho ngôi nhà. Trong vườn trồng các loại rau màu, hai bên
và trước nhà thường có giàn cây leo. Vườn trong nhà vừa để tự cung tự cấp cho bữa
ăn gia đình, vừa để làm kinh tế, và có tác dụng cải tạo vi khí hậu, là giá trị nghệ thuật
to lớn cần được kế thừa.
Hình 2.15. Khuôn viên, cảnh quan nhà bà Dương Bích Ngọc và ông Dương
Văn Mạnh tại làng Hội Kỳ, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng
87
2.4.2.2. Mặt bằng
Bố cục mặt bằng tổng thể ngôi nhà truyền thống Quảng Trị bao gồm nhiều bộ
phận kiến trúc nhỏ như nhà ở chính, nhà phụ, chuồng trại, sân được tổ chức, bố
cục phân tán. Quần thể kiến trúc nhỏ này được cây xanh, hồ nước vây quanh che chở
tạo nên một cuộc sống hài hoà với thiên nhiên, phù hợp với một gia đình nông nghiệp,
có thể vừa sinh hoạt, vừa sản xuất.
Đặc trưng trong bố cục mặt bằng của nhà ở truyền thống Quảng Trị là nhà trên
và nhà dưới thường được bố trí vuông góc với nhau và cùng hướng về sân phơi phía
trước nhà. Nhà chính: phổ biến là dạng nhà rường có mặt bằng hình chữ nhật với 1
gian 2 chái và 3 gian 2 chái. Không gian nhà chính được bố cục đối xứng. Ngôi nhà
chính được dùng vào những việc quan trọng như thờ phụng, tiếp khách, sinh hoạt,
ngủ và cất chứa tài sản. Không gian bên trong nhà được phân thành 3 lớp: lớp trong
cùng là không gian tĩnh (thờ cúng, ngủ), lớp giữa là không gian vừa tĩnh, vừa động
(tiếp khách, nghỉ ngơi, nhóm họp), lớp ngoài cùng là không gian động (đi lại). Nhà
phụ: nằm sát nhà chính, là nơi đặt bếp, phòng ăn, kho chứa lương thực và công cụ
sản xuất, chuồng gia súc...
Phía trước nhà chính là sân rộng rãi giúp thuận tiện trong việc phơi phóng, đan
lát, làm nghề phụ, sinh hoạt chung của gia đình.
Sự bố trí nhà chính, nhà phụ phân tán trong các ngôi nhà truyền thống giúp
không gian các phòng được thông thoáng, lấy được ánh sáng tự nhiên và nhìn ra được
khoảng sân, vườn; sân phơi được bố trí bị trí trung tâm, rộng rãi, thuận tiện cho sinh
hoạt, sản xuất, là những giá trị kiến trúc cần được khai thác vận dụng trong thiết kế
xây dựng nhà ở nông thôn đương đại.
2.4.2.3. Hình thức kiến trúc
Nhà ở nông thôn truyền thống Quảng Trị có chiều cao 1 tầng. Nền ngôi nhà
chính được nâng cao, có chiều cao so với mặt đường từ 0,6 - 1,2m và cao hơn sân từ
0,3 - 0,6m. Phần thân ngôi nhà là hàng hiên ngoài tác dụng che mưa, nắng còn tạo
cho công trình luôn mát mẻ. Hàng hiên, mái đua, giàn leo là không gian quan trọng
trong tổ chức ngôi nhà dân gian dưới điều kiện khí hậu nhiệt đới. Hiên là không gian
chuyển tiếp giữa trong nhà và ngoài nhà, là nơi diễn ra nhiều hoạt động của cả gia
đình.
88
Hình 2.16. Một mẫu nhà ở nông thôn truyền thống [68]
Mái nhà có vị trí quan trọng trong kiến trúc nhà ở nông thôn, vừa tạo hình thức
thẩm mĩ mặt đứng, vừa che nắng, che mưa, cách nhiệt. Phần mái thường chiếm quá
nửa khoảng không gian từ trên xuống che bớt một phần cột nên chiều cao cột trên
chính diện nhà chỉ còn chiếm phần rất nhỏ. Mái nhà được lợp ngói hoặc tranh, có khả
năng cách nhiệt tốt giúp nhà mát vào mùa hè. Mái được thiết kế có độ dốc lớn để
89
thoát nước mưa nhanh và vươn rộng ra khỏi chân tường để bảo vệ tường nhà khỏi
mưa, nắng, tránh ẩm ướt, rêu mốc.
Ở hai đầu hồi ngôi nhà chính mở cửa nhỏ có tác dụng rất lớn trong việc tạo đối
lưu không khí nóng thoát ra ngoài nhà. Ngoài ra, nhà ở còn mở thêm hai cửa hông và
các cửa sổ, cửa ở Tây phòng là nơi thông ra vườn, đón gió mát để tạo ra không khí
thoáng đãng cho ngôi nhà.
Hệ thống cửa của một ngôi nhà gồm các cửa chính và cửa sổ. Hệ thống cửa
chính được làm theo kiểu “thượng song hạ bản” (trên là các thanh song vuông, dưới
là ván bưng). Các song cửa cũng như ván bưng tuy không trang trí hoa văn nhưng
được chạm khắc tỉ mĩ bằng các đường xoi chỉ rất tinh xảo. Ưu điểm của loại cửa này
là nhờ các hệ thống song cửa mà khi công trình đóng kín thì phía trong nhà vẫn đảm
bảo ánh sáng và tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà.
Màu sắc của ngôi nhà chủ yếu là màu tự nhiên của VLXD ở địa phương: đơn
sơ, thanh bạch và gần gũi với đời sống người nông dân cần cù và chất phác. Màu sắc
thường là màu của gỗ và đất, màu của vật liệu tự nhiên, những gam màu trầm, không
gây chói mắt, đồng thời tạo cảm giác nhẹ nhàng, ấm cúng.
2.4.2.4. Kỹ thuật xây dựng
Các cột, kẻ, bẩy, dầm chính và những cấu kiện của công trình luôn được lộ kết
cấu ra nên từ mặt đứng chính có thể thấy được quy mô và tính chất của ngôi nhà. Các
cấu kiện liên kết bằng mộng, mẹo, ngõa khóa chặt và kết hợp chốt gỗ hoặc tre để
chống xê dịch. Bộ khung là sự liên kết chặt chẽ và đạt đến mức tinh xảo. Vì vậy, khi
tháo, lắp để dịch chuyển vị trí công trình rất dễ dàng và thuận lợi.
VLXD nhà ở truyền thống được khai thác tại địa phương như: tranh, tre, rơm,
rạ, ngói, gỗ, đá nên dễ tìm, giá thành rẻ, rất mát mẽ, dễ chịu và dễ cải tạo, sửa chữa.
Nhận xét chung: Với những tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên (khí hậu,
thời tiết, gió bão, lũ lụt, hạn hán), từ xa xưa, người dân nông thôn Quảng Trị đã có
nhiều kinh nghiệm trong tổ chức ngôi nhà truyền thống từ việc chọn hướng xây dựng
nhà ở, bố cục và tổ chức không gian khuôn viên đến lựa chọn VLXD, bố trí ao hồ,
90
cây xanh để ngôi nhà của mình phù hợp với điều kiện tự nhiên nhằm tạo một cuộc
sống thích nghi nhất, phù hợp với đời sống sinh hoạt và sản xuất.
2.5. Bài học kinh nghiệm về định hướng phát triển kiến trúc nông thôn thế giới
Bài học thứ nhất: Định hướng phát triển KTNT phải kế thừa, hoàn thiện hơn
làng truyền thống, sử dụng các tiện ích đô thị hiện đại; đồng thời gắn với phát triển
dịch vụ du lịch (du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm). Như ở
Anh, nông thôn phát triển không bị cuốn trôi theo tiến trình đô thị hóa, mà là sự kế
thừa, tiếp nối hoàn thiện hơn của làng truyền thống; vẫn gìn giữ được những sắc thái
thôn dã, VLXD truyền thống, con đường làng quanh co, cây cổ thụ vốn là những
nét đặc sắc của không gian làng quê xưa, không hề lặp lại ở nơi khác; trở thành điểm
du lịch sinh thái hấp dẫn.
Hình 2.17. Không gian làng thuần nông Amberley, Anh
[Nguồn: https://maps.nls.uk/ và https://www.google.com/maps/]
Bài học thứ hai: Phát triển kinh tế nông thôn phù hợp với đặc điểm của mỗi
làng. Kinh nghiệm từ phong trào “mỗi làng một sản phẩm” ở Nhật Bản đã thúc đẩy
91
sản phẩm nghề đặc thù của mỗi làng nghề, thu hút khách du lịch, góp phần thúc đẩy
giá trị tăng thêm của sản phẩm thủ công và quảng bá hình ảnh, giá trị truyền thống
của làng quê. Việc xây các công trình ở những khu vực làng truyền thống đều phải
tuân theo quy định nghiêm ngặt của chính quyền địa phương để không phá vỡ môi
trường, cảnh quan lịch sử - văn hóa của địa phương.
Hình 2.18. Không gian làng nghề truyền thống Yunokuni no Mori, Nhật Bản
[Nguồn: https://earth.google.com/ và https://www.google.com/maps/]
Văn hóa bản địa giúp các làng giữ được bản sắc, phát triển bền vững. Như ở
các làng ven biển Ý, định hướng phát triển kinh tế gắn với văn hóa bản địa giúp các
làng ven biển giữ được bản sắc của nó và mang lại sự phát triển bền vững. Các công
trình xây mới cần kế thừa, chú trọng bản sắc kiến trúc địa phương từ các chi tiết đến
hình thức kiến trúc. Địa phương có những giải pháp tích cực, sáng tạo để phát triển
du lịch, đồng thời duy trì và phát triển các hoạt động đánh bắt hải sản hay nông nghiệp
của các làng ven biển.
92
Hình 2.19. Không gian làng ven biển Monterosso al Mare, Ý
[Nguồn: https://earth.google.com/ và https://www.google.com/maps/]
Bài học thứ ba:
Cấu trúc làng: Qua các thời kỳ bổ sung chức năng mới nhưng vẫn giữ được
những đặc điểm cấu trúc làng truyền thống. Hệ thống đường làng ít thay đổi; sự biến
đổi chủ yếu việc kết nối và chồng lớp hệ thống giao thông mới trên hệ thống đường
làng cũ.
Mật độ xây dựng: Thấp
Hình thức kiến trúc: Kế thừa kiến trúc truyền thống
Tầng cao công trình: Thấp tầng, hạn chế tối đa xây dựng công trình cao tầng.
Định hướng phát triển nông thôn đều theo hướng: (i) Đổi mới, cải tạo nông thôn
mới về quy hoạch, không gian ở; (ii) Áp dụng công nghệ cao vào phát triển nông
nghiệp; (iii) Bảo tồn giá trị kiến trúc truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với
phát triển dịch vụ du lịch.
2.6. Tổng hợp kết quả phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia đánh giá các xu hướng
biến đổi kiến trúc nông thôn tỉnh Quảng Trị
Trên cơ sở tổng hợp 12 phiếu xin ý kiến của các chuyên gia (phụ lục 1) ở các
lĩnh vực công tác, chuyên môn liên quan đến KTNT tỉnh Quảng Trị về việc đánh giá
các chỉ tiêu, trọng số tầm quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá các xu hướng biến đổi
KTNT tỉnh Quảng Trị cho kết quả như sau:
93
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát đánh giá điểm và mức độ quan trọng của các chỉ
tiêu đánh giá xu hướng đô thị hóa nông thôn
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát đánh giá điểm và mức độ quan trọng của các chỉ
tiêu đánh giá xu hướng mở rộng ra ngoài phạm vi làng truyền thống
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát đánh giá điểm và mức độ quan trọng của các chỉ
tiêu đánh giá xu hướng bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống của làng
94
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát đánh giá điểm và mức độ quan trọng của các chỉ