MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .4
5. Đóng góp của luận án.5
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án .5
7. Bố cục của luận án.6
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 7
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu .7
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung, trong đó có đề cập đến y tế ở
miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975. 7
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp về hoạt động y tế miền Bắc. 9
1.2. Những nội dung luận án kế thừa và những vấn đề luận án tập trung
giải quyết .18
1.2.1. Những nội dung luận án kế thừa.18
1.2.2. Những nội dung luận án cần làm rõ.19
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN Y TẾ DÂN SỰ Ở MIỀN BẮC
VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965. 21
2.1. Tình hình miền Bắc và chủ trương của Đảng và Nhà nước về y tế .21
2.1.1. Khái quát y tế dân sự trước năm 1954 .21
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội sau khi miền Bắc được giải phóng.26
2.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng ngành y tế .29
2.2. Tổ chức, xây dựng hệ thống y tế dân sự.32
2.2.1. Hệ thống tổ chức. 32
2.2.2. Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ y tế . 45
2.3. Hoạt động y tế dân sự ở miền Bắc .50
2.3.1. Vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch. 50
2.3.2. Khám và chữa bệnh cho nhân dân . 54
2.3.3. Sản xuất và phân phối thuốc . 58
2.3.4 Hoạt động hợp tác quốc tế . 63
201 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Y tế dân sự ở miền bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hong. Tuy nhiên, khi phân loại theo tính chất chuyên môn mới cho thấy chất
lượng công tác mà chưa thấy rõ được quy mô và phạm vi điều trị giữa các cơ sở điều
trị. Chính vì vậy, ngoài tiêu chuẩn về trình độ kĩ thuật và phạm vi trách nhiệm, các cơ
sở điều trị còn căn cứ vào quy mô giường bệnh để điều chỉnh. Theo đó, trong điều kiện,
hoàn cảnh mới, các cơ sở điều trị được phân thành 5 nhóm gồm:
79
Nhóm các bệnh viện Trung ương và hiện đại có từ 500 giường trở lên gồm:
bệnh viện Bạch Mai, Bệnh Viện Phủ Doãn, Bệnh viện Việt - Tiệp.
Nhóm các bệnh viện Trung ương và hiện đại có từ 500 giường trở xuống gồm:
bệnh viện C, bệnh viện Saint Paul, bệnh viện B, bệnh viện Hồng Hải, bệnh viện
Việt Bắc, bệnh viện K. Một số bệnh viện khu vực có từ 500 giường trở lên gồm có:
bệnh viện Nghệ An, bệnh viện Thanh Hóa. Ngoài ra, các bệnh viện chuyên khoa lao
từ 350 giường trở lên gồm có: bệnh viện 74 (Vĩnh Phúc), bệnh viện 71 (Thanh Hóa)
[170; tr.611].
Nhóm bệnh viện khu vực có từ 300 giường bệnh trở xuống gồm: bệnh viện
Thái Bình, bệnh viện Nam Định, bệnh viện Phú Thọ, bệnh viện Hà Đông, bệnh viện
Hồng Gai, bệnh viện Khu tự trị Tây Bắc. Các bệnh viện tỉnh từ 300 giường trở lên
gồm có: bệnh viện tỉnh Hải Dương. Các bệnh viện chuyên khoa lao từ 250 giường
trở lên gồm: bệnh viện lao Nam Định, bệnh viện lao Nghệ An, điều dưỡng A Hải
Phòng, trại phong Quỳnh Lập (Nghệ An) [170; tr.11].
Nhóm bệnh viện tỉnh có 300 giường trở xuống, gồm: bệnh viện Hà Nam, bệnh
viện Quảng Bình, bệnh viện Hà Tĩnh, bệnh viện Cẩm Phả85, bệnh viện Bắc Ninh,
bệnh viện Kiến An, bệnh viện Hưng Yên, bệnh viện Yên Bái, bệnh viện Sơn Tây,
bệnh viện Vĩnh Phú86. Các bệnh viện ở ngành khai thác có từ 100 giường trở xuống
gồm: bệnh viện Nam Định, bệnh viện Tổng cục đường sắt 1, bệnh viện tổng cục
đường sắt 2. Các bệnh viện chuyên khoa từ 200 giường trở xuống gồm: bệnh viện
lao Cầu Niệm (Hải Phòng); bệnh viện Hải Dương; bệnh viện Việt Bắc. Ngoài ra,
còn có các điều dưỡng đường Thường Tín (Hà Đông), Cửa Lò (Nghệ An), trại
phong Vân Môn (Thái Bình) [170; tr.12]
Nhóm bệnh viện tuyến huyện gồm: bệnh viện Lạc Quần (Nam Định), bệnh
viện Ninh Giang (Hải Dương), bệnh viện Phát Diệm (Ninh Bình), bệnh viện Đô
Lương (Nghệ An), bệnh viện Phủ Qùy (Nghệ An), bệnh viện Vĩnh Lộc (Thanh
Hóa), bệnh viện Mường Lay (Lai Châu), bệnh viện Yên Nhân (Hưng Yên). Các
bệnh viện Hòa Bình (Hải Phòng), bệnh viện mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), điều
dưỡng Đường Ba Đồn (Quảng Bình). Các trại phong Quả Cảm (Bắc Ninh), Sông
Mã (Sơn La), Việt Bắc [170; tr.12].
3.1.2.3. Xây dựng bệnh viện và cơ sở nghiên cứu, điều trị di chứng vết thương
chiến tranh, phục hồi chức năng lao động
Nhằm giảm tải cho các cơ sở điều trị, ngày 15-3-1969, Bộ Nội vụ ra Thông tư số
04-NV về việc thành lập các trại an dưỡng hoặc điều dưỡng. Các trại an dưỡng là tổ
85 Thuộc tỉnh Quảng Ninh
86 Nay là tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ
80
chức làm nhiệm vụ hậu thuẫn cho bệnh viện tỉnh trong việc giải quyết các di chứng vết
thương của chiến tranh, đồng thời thu dung những bệnh nhân tàn phế thuộc diện chính
sách hoặc không thuộc diện chính sách, không nơi nương tựa. Bên cạnh đó, Bộ Y tế
quyết định thành lập 01 xí nghiệp sản xuất mắt giả, răng giả, lắp kính hoặc sửa chữa
máy điếc; 01 cơ sở truyền máu và dự trữ các bộ phận thay thế cơ quan hay bộ phận con
người để dùng trong công tác phẫu thuật tạo hình và ghép các cơ quan.
Tiếp đó, ngày 3-1-1970, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 02-CP về
điều trị di chứng các vết thương chiến tranh và phục hồi chức năng lao động của
những chiến sĩ, cán bộ và nhân dân bị thương. Sau đó, ngày 15-5-1970, Bộ Y tế
ra Thông tư số 23-BYT/TT hướng dẫn thực hiện điều trị di chứng và các vết
thương chiến tranh. Theo đó, ở Trung ương, Bộ Y tế xây dựng Viện nghiên cứu
và điều trị các thương tật và phục hồi chức năng lao động với quy mô 300
giường điều trị, trong đó: 100 giường điều trị và nghiên cứu các loại di chứng vết
thương chiến tranh; 200 giường điều dưỡng kết hợp với các phương pháp luyện
tập, xoa bóp, vật lí trị liệu và lao động liệu pháp; một cơ sở truyền máu và dự trữ
các bộ phận có thể thay thế để dùng trong công tác phẫu thuật tạo hình và ghép
cơ quan [30; tr.165]. Cùng với đó, Bộ Y tế tăng cường củng cố củng cố khoa
chấn thương, các cơ sở điều dưỡng bằng cách bổ sung biên chế và kinh phí hoạt
động. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho Viện mắt, khoa Tai – Mũi - Họng và khoa
Răng - Hàm - Mặt của bệnh viện Việt Đức giải quyết các di chứng khó thuộc các
chuyên khoa trên do địa phương gửi về. Nguồn cán bộ của các cơ sở điều trị và
phục hồi di chứng vết thương chiến tranh được Bộ Y tế bổ sung thông qua các
lớp bổ túc về chấn thương, chỉnh hình đối với bác sĩ ngoại khoa các tỉnh trong
thời gian 2 đến 3 tháng, tiến hành chiêu sinh đào tạo kĩ thuật viên 2 năm về thể
dục lí liệu xoa bóp và phục hồi chức năng song song với các lớp ngắn hạn 6
tháng cho y tá các tỉnh để kịp thời cho nhu cầu trước mắt.
Với tuyến tỉnh, số lượng giường bệnh trong khoa ngoại ở các bệnh viện tỉnh
và thành phố được tăng cường nhằm xây dựng bộ phận chấn thương, giải quyết các
di chứng vết thương chiến tranh và phục hồi chức năng lao động. Theo đó, các bệnh
viện tỉnh, huyện đã tăng thêm hoặc thành lập thêm một số giường điều dưỡng để
làm nhiệm vụ hậu thuẫn cho các giường điều trị với tỉ lệ 1 giường điều trị di chứng
có 3 giường điều dưỡng. Số giường được tăng cường từ 10 đến 30 giường ở mỗi
tỉnh tùy theo số di chứng cần giải quyết. Riêng các tỉnh, thành phố có nhiều người
bị thương như Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa mỗi nơi phát triển thêm
50 giường. Đồng thời, mỗi bệnh viện tỉnh, thành phố thành lập một kíp mổ có từ 4
đến 6 người để tăng thêm tốc độ giải quyết các di chứng chiến tranh.
81
Ngoài thành lập kíp mổ, các bệnh viện tỉnh và một số bệnh viện huyện thành
lập các tổ điều trị phục hồi chức năng gồm có các y tá và kĩ thuật viên để làm công
tác huấn luyện, xoa bóp, kết hợp với vật lý liệu pháp cho những bệnh nhân trong
bệnh viện sau khi mổ di chứng và những người có di chứng không cần mổ đến
luyện tập và được kiểm tra hướng dẫn theo chế độ ngoại trú.
3.2.2. Mở rộng đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ y tế
Năm 1964, khi Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, ngành y tế đã
thực hiện chuyển hướng công tác đào tạo nhằm tăng cường tổ chức cho các tuyến,
trong đó nhấn mạnh “phải mở rộng quy mô và tăng nhanh tốc độ đào tạo, bổ túc
cán bộ” [17; tr.181].
3.2.2.1. Đào tạo trình độ sau đại học
* Đào tạo sau đại học ở nước ngoài
Công tác đào tạo cán bộ y tế sau đại học bắt đầu được thực hiện từ năm 1969.
Ban đầu, do trình độ của đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo trong nước
chưa đáp ứng được nên Bộ Y tế đã gửi một số cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài
bằng hai chương trình: một là, chương trình của Bộ Đại học; hai là, chương
trình trao đổi văn hóa với các nước XHCN. Năm 1969, Bộ Y tế đã gửi 93 cán
bộ theo chương trình hợp tác khoa học kĩ thuật gồm: 27 nghiên cứu sinh, trong
đó có 18 bác sĩ, 5 dược sĩ cao cấp và 4 kĩ sư và 66 thực tập sinh, trong đó có 49
bác sĩ, 15 dược sĩ cao cấp và 2 kĩ sư. Bên cạnh đó, có 26 cán bộ đang học ngoại
ngữ để đi học ở nước ngoài, trong đó Nga văn có 19 người, Đức văn có 7
người. Ngoài ra, số lượng cán bộ y tế được gửi đi đào tạo theo chương trình của
Bộ Đại học là 120 người, trong tổng số 1.378 cán bộ của tất cả các ngành,
chiếm tỉ lệ 8,3% [223; tr.6]. Đối tượng đào tạo sau đại học ở nước ngoài là cán
bộ đang công tác tại các cơ sở y tế tuyến Trung ương và địa phương. Những
người có đủ tiêu chuẩn về chuyên môn và thâm niên công tác sẽ tham gia thi
tuyển và học nghiên cứu sinh ở Trường Đại học Y khoa. Sau khi hoàn thành
các chuyên đề nghiên cứu sinh, họ tiến hành làm Luận án và bảo vệ trong cơ sở
đào tạo. Sau đó, đội ngũ cán bộ này được gửi sang các nước XHCN để học tập
và bảo vệ Luận án trong thời gian 6 tháng.
*Đào tạo sau đại học ở trong nước
Năm 1970, Bộ Y tế quyết định mở bậc đào tạo sau đại học tại trường Đại học
Y khoa Hà Nội. Đây là cơ sở đào tạo cán bộ y tế có trình độ sau đại học đầu tiên
trong cả nước. Đối tượng đào tạo sau đại học là cán bộ đang công tác trong các cơ
sở y tế như: các cơ sở đào tạo, Viện nghiên cứu và bệnh viện lớn. Họ là những cán
bộ có kinh nghiệm chuyên môn, được các cơ sở công tác tín nhiệm cử tham gia thi
82
tuyển, học tập và đào tạo. Việc mở hệ đào tạo sau đại học đã thúc đẩy việc học tập
liên tục, thường xuyên của cán bộ y tế, góp phần nâng cao tay nghề theo hướng
chuyên khoa đồng thời giúp hoàn thiện tiêu chuẩn hóa cán bộ.
Với ngành y, thực hành và tay nghề là điều có ý nghĩa hàng đầu. Bởi vậy, ngoài
lực lượng cán bộ có trình độ Phó tiến sĩ, ngành y còn tiến hành đào tạo lớp bác sĩ
chuyên khoa cấp II và bác sĩ chuyên khoa cấp I. Năm 1972, Bộ Y tế bắt đầu thực hiện
chiêu sinh lớp bác sĩ chuyên khoa cấp II đào tạo theo hệ tập trung trong thời gian 2
năm. Tuy nhiên, một số bác sĩ ra trường có thâm niên công tác, tay nghề vững được
đào tạo tập trung trong thời gian 6 tháng. Đây là lực lượng bác sĩ có trình độ ngoại ngữ
tốt, có khả năng tự học rất tốt và được công tác ở các cơ quan có đủ tư liệu nghiên cứu.
Năm 1974, Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho trường Đại học Y khoa tổ chức thí điểm
lớp chuyên khoa cấp I hệ tập trung. Học viên tham gia là những đã học hết Y5 có thành
tích học tập tốt. Học viên phải trải qua kì thi tuyển chặt chẽ để đào tạo chuyên khoa từ
năm thứ 6. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyển học thêm 3 năm chuyên khoa và trở
thành đội ngũ cán bộ cốt cán xây dựng ngành chuyên khoa sau này.
Lớp chuyên khoa cấp I được chia làm 2 bộ phận:
- Bác sĩ nội trú: đây là chương trình đào tạo sau đại học cho ngành Y và có từ
thời thuộc Pháp. Học viên sau khi học hết Y5 có thể tham gia kì thi bác sĩ nội trú.
Trước đây, do chương trình đào tạo chưa hoàn thiện nên hoạt động đào tạo bác sĩ nội
trú được thực hiện cùng với chương trình đào tạo đại học. Sau khi Bộ Y tế có chủ
trương phát triển đào tạo sau đại học, chương trình đào tạo bác sĩ nội trú được tập
trung phát triển và trở thành bậc đào tạo sau đại học trong thời gian 3 năm.
- Bác sĩ chuyên khoa cấp I: học viên là các bác sĩ có thâm niên công tác. Để thuận
lợi cho hoạt động đào tạo, lớp bác sĩ chuyên khoa cấp I có hai hình thức đào tạo: đào
tạo tập trung trong thời gian 2 năm và đào tạo hệ tại chức trong thời gian 4 năm. Sau
khi hoàn thành chương trình đào tạo, họ sẽ trở thành bác sĩ chuyên khoa cấp I.
Như vậy, chương trình đào tạo sau đại học với nhiều hình thức như đào tạo Phó
tiến sĩ bổ túc, chính quy, đào tạo bác sĩ chuyên khoa II, bác sĩ chuyên khoa I Sự đa
dạng về hình thức đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi học tập nâng cao trình độ của lực
lượng bác sĩ, qua đó bổ sung lực lượng cán bộ y tế có trình độ cao cho các cơ sở y tế
từ Trung ương, tỉnh, huyện và cơ sở.
3.2.2.2. Đào tạo trình độ đại học
*Đào tạo đại học chính quy
Năm 1964, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, ngày 5-5-1965, Bộ
Y tế ra chỉ thị chuẩn bị kế hoạch sơ tán cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc, trong đó có
các cơ sở đào tạo cán bộ y tế. Với phương châm “sơ tán nhưng vẫn phải duy trì đào tạo
83
và đào tạo an toàn”, hoạt động học tập nhanh chóng đi vào nền nếp ở nơi sơ tán.
Chương trình học được điều chỉnh cho phù hợp bằng cách cắt giảm các môn lí thuyết,
tăng cường các môn thực hành. Các buổi nói chuyện khoa học, mời giáo viên làm diễn
giả được tổ chức thường xuyên. Hoạt động thực tập của sinh viên tiếp tục được duy trì
tuy cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm còn thiếu thốn. Môn ngoại ngữ tiếp tục được chú
trọng nhằm đảm bảo cho sinh viên khả năng “tự học vươn lên”. Các kì thi hết môn vẫn
được tổ chức đúng quy định. Thi vấn đáp tiếp tục được sử dụng để thi hết môn. Hình
thức thi tốt nghiệp được các trường áp dụng theo hai hình thức: làm tiểu luận tốt nghiệp
và thi tốt nghiệp. Sinh viên chọn hình thức làm tiểu luận tốt nghiệp chủ yếu là trường Đại
học Dược. Tại đây, sinh viên có thể lựa chọn các vấn đề liên quan đến công tác chuyên
môn để làm tiểu luận tốt nghiệp. Việc sử dụng hình thức làm tiểu luận tốt nghiệp ngoài
việc rèn luyện cho sinh viên phương pháp nghiên cứu khoa học, còn có những đóng góp
nhất định cho sự phát triển của ngành y dược về các mặt như tổ chức, chữa bệnh, phòng
bệnh, sản xuất. Từ năm 1965 đến năm 1975, trường Đại học Dược có 1.849 học sinh tốt
nghiệp ra trường thì có 957 học sinh làm tiểu luận tốt nghiệp chiếm 51,2% [221; tr.5].
Trường Đại học Y khoa chỉ tổ chức thi tốt nghiệp cho sinh viên thông qua các chuyên đề
nghiên cứu như chuyên khoa kí sinh trùng làm chuyên đề giun đũa, chuyên khoa sinh lí
làm chuyên đề bướu cổ, nhưng cách thức này chỉ là kết hợp còn thi tốt nghiệp chủ yếu
bằng hình thức thi vấn đáp.
Ngày 23-7-1968, Chính Phủ ra 2 quyết định số 114-CP và số 116-CP về việc
thành lập phân hiệu Đại học y khoa Thái Bình và Phân hiệu Đại học y khoa Việt
Bắc để bổ sung lực lượng cán bộ y tế cho các tuyến, đồng thời giảm chi phí đào tạo
cán bộ y tế cho các tỉnh.
Phân hiệu Đại học y khoa Thái Bình có nhiệm vụ đào tạo chuyên tu cho y sĩ
trung cấp thành bác sĩ đa khoa trong thời gian 3 năm; đào tạo cán bộ y tế có trình độ
đại học chính quy cho đối tượng là học sinh học hết phổ thông với thời gian đào tạo
5 năm [28; tr.119]. Cơ sở thực hành của sinh viên là bệnh viện tỉnh Thái Bình có
quy mô 500 giường điều trị.
Phân hiệu Đại học Y khoa Việt Bắc được thành lập trên cơ sở biên chế và thiết
bị của trường y sĩ Việt Bắc. Phân hiệu có nhiệm vụ phụ trách lớp chuyên tu đa khoa
cho tất cả các y sĩ công tác tại các tỉnh miền núi bao gồm: các tỉnh thuộc khu Việt
Bắc, Tây Bắc, một số tỉnh khác như: Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình và y sĩ là người
dân tộc ít người ở các tỉnh trung du và khu 4 cũ [28; tr.120]. Sau đó, Phân hiệu được
đổi thành trường Đại học Y Việt Bắc. Cán bộ giảng dạy của trường chủ yếu là giáo
viên của trường Đại học Y dược khoa được cử lên hỗ trợ. Cơ sở thực hành của sinh
viên là bệnh viện Khu Việt Bắc. Bệnh viện là cơ sở chữa bệnh cho cán bộ và nhân
84
dân, đồng thời là nơi thực tập cho sinh viên và học sinh các lớp chuyên tu trung cấp.
Sự kết hợp Viện – Trường góp phần tích cực đào tạo đội ngũ bác sĩ phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Bắc.
Năm 1969, trường Đại học Y khoa mở thêm Phân hiệu Y khoa Hải Phòng87
làm nơi thực tập thường xuyên của học sinh. Đối tượng đào tạo là sinh viên chính
quy dài hạn trong thời gian 5 năm.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, năm 1970 phân hiệu trường Đại học y khoa
Việt Bắc đổi tên thành trường Đại học Y Bắc Thái. Trường được xem là điển hình
cho hình thức đào tạo theo mô hình Viện – Trường khi kết hợp với trường Đại học y
khoa và bệnh viện Bắc Thái. Bệnh viện vừa chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân vừa
là nơi thực tập cho sinh viên và học viên các lớp chuyên tu trung cấp. Bắt đầu từ
năm học 1971-1972, trường Đại học Y Bắc Thái chấm dứt đào tạo y sĩ, tập trung
đào tạo bác sĩ. Đến năm 1975, trường tổ chức thi tốt nghiệp bác sĩ dài hạn khóa đầu
tiên với tỉ lệ đỗ bác sĩ là 82%. Như vậy, các trường đại học và các phân hiệu đại học
đã tập trung vào các bộ môn phục vụ cho chiến tranh, cho hoạt động sản xuất và
thực hiện chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
*Chương trình đào tạo tại chức, bổ túc
Năm 1967, với mục đích giảm bớt chi phí cho các địa phương khi cử y sĩ, y tá
đi đào tạo đại học tại chức, ngày 14-8-1967 Bộ Y tế ra quyết định số 127-CP về
việc mở lớp chuyên tu đại học tại trường y sĩ Thanh Hóa, Thái Bình, Việt Bắc. Các
lớp chuyên tu đại học có nhiệm vụ bổ túc nghiệp vụ cho các y sĩ xã và một số y sĩ
trong biên chế nhà nước lên trình độ bác sĩ. Trong quá trình học tập, học viên được
phân công về các bệnh viện để học tập chuyên môn có giáo viên đi kèm nhằm phục
vụ cấp cứu phòng không, thực hiện hỗ trợ chuyên môn, kĩ thuật, nghiệp vụ, đồng
thời tạo ra lực lượng tại chỗ thực hiện ứng cứu nếu có chiến tranh xảy ra.
Năm 1970, Bộ Y tế tạm đình chỉ chương trình đào tạo bổ túc cho lực lượng y
sĩ do một số hạn chế trong quá trình thực hiện. Một năm sau đó, Bộ Y tế quyết định
chỉ triệu tập các y sĩ đã qua bổ túc 1 năm được tham gia đào tạo tại chức. Thời gian
bổ túc thành bác sĩ là 5 năm gồm có: 2 năm bổ túc văn hóa và 3 năm bổ túc chuyên
môn tập trung tại trường. Khi đăng kí tham gia, học viên phải trải qua kì kiểm tra
văn hóa lớp 7 và chuyên môn trước khi vào học tại các phân hiệu Đại học y khoa.
Năm học 1971-1972, trường Đại học Dược bắt đầu mở hệ đào tạo chuyên tu
và hàm thụ cho các dược sĩ có trình độ trung cấp nhưng trong quá trình công tác có
nhiều thành tích. Chương trình học hàm thụ mỗi năm tập trung 2 đợt, mỗi đợt từ 2-3
87 Chọn Hải Phòng vì đây là địa phương có mô hình Trường – Viện được xây dựng khá tốt với đội ngũ cán
bộ y học lâm sàng có trình độ nhất định
85
tháng. Năm thứ 3 học tập trung 6 tháng. Tuy nhiên, sau đó chương trình đào tạo hệ
hàm thụ bị dừng lại. Đến năm 1974, do yêu cầu thực tế của chiến trường, trường mở
lại một số lớp về chuyên tu về tổ chức, sinh hóa. Và, chương trình đào tạo chuyên tu
vẫn được tiếp tục trong những năm sau đó.
-Một số kết quả: Năm 1965, toàn miền Bắc đã có 347 cán bộ y sĩ được bổ túc
lên đại học [221; tr.4]. Năm 1968, số lượng cán bộ được bổ túc lên đại học là 478
người. Năm 1972, có 580 cán bộ [244; tr.2]. Đến năm 1975, cán bộ bổ túc lên đại
học là 931 người [81; tr.620]. Như vậy, số lượng cán bộ y tế có trình độ đại học
được bổ sung cho các cơ sở y tế là do Bộ Y tế mở nhiều lớp đào tạo cán bộ y tế có
trình độ đại học dưới nhiều hình thức như kết hợp chính quy với hàm thụ tại chức,
kết hợp đào tạo với bổ túc chuyên khoa,
3.2.2.3. Đào tạo cán bộ hệ trung, sơ cấp y dược
Bước sang năm 1965, Bộ Y tế quyết định phân cấp các trường y sĩ về cho địa
phương tự quản lí. Nếu như năm 1958, các cơ sở đào tạo cán bộ y tế có trình độ sơ
cấp được phân về địa phương quản lí thì đến năm 1965, Bộ Y tế quyết định các cơ
sở đào tạo cán bộ y tế có trình độ trung cấp sẽ do Ty y tế các tỉnh quản lí. Sau khi
các cơ sở đào tạo trung cấp, sơ cấp được phân cấp về cho địa phương, Bộ Y tế chủ
trương: “sau khi phân cấp các trường y sĩ cho địa phương, cần thống nhất 2 trường
trung cấp và sơ cấp của mỗi tỉnh làm một, lấy tên là trường cán bộ y tế của địa
phương”[175; tr.13]. Thực hiện chủ trương trên, một số trường cán bộ y tế được
thành lập ở các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Trường cán
bộ y tế tỉnh có nhiệm vụ: đào tạo y sĩ; thực hiện bổ túc văn hóa; bổ túc nghiệp vụ
cho cán bộ y tế địa phương; đào tạo y tá, nữ hộ sinh, xét nghiệm viên; đào tạo, bổ
túc Đông y cho các lương y Như vậy, các trường cán bộ y tế địa phương đã thực
hiện thống nhất nhiệm vụ công tác huấn luyện, đào tạo kết hợp với công tác phòng
bệnh, chữa bệnh thông qua thành lập một đơn vị trường - bệnh viện hợp nhất.
Nhằm tạo sự chủ động cho các địa phương trong công tác y tế, ngày 25-1-
1966, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 196 QĐ-CP về việc phân cấp và tăng
cường khả năng đảm nhiệm các cơ sở sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh thuộc ngành
y tế cho Ủy ban hành chính địa phương trực tiếp quản lí. Theo đó, Bộ Y tế sẽ giao
các trường đào tạo y sĩ (trừ các trường đào tạo y sĩ ở Việt Bắc và Thanh Hóa) cho
Ủy ban hành chính địa phương quản lí trực tiếp. Các trường có nhiệm vụ đào tạo y
sĩ xã cho địa phương, đào tạo y sĩ, dược sĩ trung cấp chính quy để biên chế nhà
nước cho các địa phương và phục vụ nhu cầu cho Trung ương.
Năm 1970, với chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa có phẩm chất chính trị
tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp, với dân tộc, vừa có trình độ kĩ thuật và
86
nghiệp vụ giỏi”[30; tr.115], Bộ Y tế ra Thông tư số 15/BYT-TT, ngày 26-3-1970 về
tuyển sinh dược tá, xét nghiệm viên, y tá, nữ hộ sinh trong biên chế nhà nước đi học các
lớp chuyên tu bổ túc thành y sĩ, dược sĩ, kĩ thuật viên và y tá, nữ hộ sinh có trình độ trung
học. Thông tư nêu rõ phạm vi đào tạo của các trường y sĩ như sau: trường y sĩ Vĩnh Phú
nhận hồ sơ của các tỉnh miền núi, thuộc khu Việt Bắc và các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh. Trường y sĩ Hà Bắc nhận
hồ sơ của các tỉnh đồng bằng và trung du như: Ninh Bình, Nam Hà, Thái Bình, Hà Tây,
Hải Hưng, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Bắc và các cơ quan Trung ương có y tá
lưu động. Trường y sĩ Tây Bắc nhận hồ sơ của y tá công tác ở các tỉnh khu Tây Bắc.
Với nữ hộ sinh sơ cấp đi học bổ túc lên nữ hộ sinh trung học được phân phạm vi
đào tạo như sau: nữ hộ sinh công tác ở các tỉnh khu 4 cũ gửi về trường y sĩ Thanh
Hóa; nữ hộ sinh công tác ở Hà Nội kể cả các cơ quan Trung ương đóng ở Hà Nội thì
gửi hồ sơ về Viện bà mẹ và trẻ em; nữ hộ sinh công tác tại các tỉnh thuộc khu Việt
Bắc, Lào Cai, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tây, Vĩnh Phú và Nam Hà thì hồ sơ gửi cho
trường y sĩ Hà Nam; nữ hộ sinh công tác ở các tỉnh: Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc,
Quảng Ninh, Hải Phòng thì hồ sơ gửi về trường y sĩ Hải Phòng [30; tr. 116].
Với mục đích nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ y tế có trình độ sơ
cấp, bắt đầu từ năm 1970-1971, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp phối hợp
với Bộ Y tế mở hệ đào tạo trung cấp bổ túc cho y tá, nữ hộ sinh. Đối tượng tuyển
sinh là những người đã tốt nghiệp văn hóa lớp 7 phổ thông hoặc bổ túc văn hóa
trong thời gian 3 năm. Thời gian bổ túc là 1,5 đến 2 năm.
Đến năm 1973, khi các trạm y tế xã đã cơ bản có đủ cán bộ y sĩ, Bộ Y tế
ngừng đào tạo cán bộ y sĩ mà tăng cường đào tạo cán bộ y tá, nữ hộ sinh nhằm nâng
cao chất lượng về kĩ thuật chuyên môn cho lực lượng y tá để cân đối trong hoạt
động đào tạo cán bộ cao cấp và trung cấp. Các trường, lớp đào tạo y tá, hộ sinh có
trình độ trung học thuộc hệ thống các trường, lớp trung học chuyên nghiệp thực
hiện đúng các thể lệ, quy chế, chế độ và được hưởng các quyền lợi đã quy định cho
các trường, lớp trung học chuyên nghiệp.
-Một số kết quả: Ngoài đào tạo cán bộ trung cấp y tại các trường y sĩ, nhiều lớp
đào tạo cán bộ dược trung cấp chính quy cũng được mở ở các trạm dược liệu tỉnh. Năm
1970, trạm dược liệu Nam Hà mở 37 lớp bồi dưỡng, đào tạo cho 1.147 cán bộ dược có
trình độ trung cấp ở các trạm y tế xã và huyện để nhằm mở rộng và phát triển thuốc
Nam trong hoạt động điều trị. Năm 1970, có 114.648 cán bộ y tế sơ cấp, trong đó có
11.229 y tá, 23.491 nữ hộ sinh và 79.928 vệ sinh viên. Năm 1974, có 180.954 cán bộ,
trong đó có 21.274 y tá, 38.930 nữ hộ sinh và 120.390 vệ sinh viên. Năm 1975 có
199.104 cán bộ, trong đó có 22.382 y tá, 41.328 nữ hộ sinh và 135.394 vệ sinh viên
[81; tr. 577].
87
3.3. Hoạt động của y tế dân sự miền Bắc
3.3.1.Thực hiện nhiệm vụ y tế phòng không nhân dân thời chiến
Ngay sau khi Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, tháng 3-1965 Ban chấp
hành Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị lần thứ 11 (khóa III) đã mở đầu cho sự
chuyển hướng công tác từ thời bình sang thời chiến. Ngay sau đó, ngày 19-4-1965,
ngành y tế tổ chức Hội nghị công tác phòng không nhân dân, trong đó chỉ rõ: công
tác y tế phòng không nhân dân thời chiến, gồm 2 nhiệm vụ: tiến hành sơ tán các cơ
sở y tế và cấp cứu điều trị.
3.3.1.1.Công tác sơ tán, bảo vệ cơ sở vật chất
Khi đế quốc Mỹ trực tiếp đánh phá vào khu vực thành phố, nhất là Hà Nội,
Hải Phòng, hoạt động phòng không sơ tán được thực hiện khẩn trương. Thực hiện
chủ trương sơ tán, các cơ sở y tế đã thành lập Ban chỉ huy cấp cứu phòng không
nhân dân. Sau khi Ban chỉ huy được thành lập, các cơ sở y tế tiếp tục được củng cố
và xây dựng, phân tán thành các cơ sở có quy mô nhỏ trong thành phố để hạn chế
tối đa thiệt hại khi có chiến tranh xảy ra.
Hà Nội - một trong những địa phương tập trung các cơ sở y tế dân sự nhiều
nhất. Các cơ sở y tế ở Hà Nội được nhanh chóng sơ tán ra các tỉnh lân cận như Hà
Tây88, Hà Bắc. Cơ sở được sơ tán của bệnh viện là cơ sở 2, có nhiệm vụ: vừa phục
vụ khám và chữa bệnh cho đồng bào đi sơ tán, vừa tăng cường đội ngũ y tế cho các
địa phương, sẵn sàng phục vụ cấp cứu chiến thương. Đồng thời, là cơ sở điều trị,
hậu phẫu quan trọng khi phải di chuyển một số lớn bệnh nhân ra khỏi nội thành
trong tình huống khẩn cấp. Cơ sở chính trong thành phố chủ yếu phục vụ công tác
khám và chữa bệnh cấp cứu nạn nhân. Khi Mỹ ném bom các đội phẫu thuật lưu
động, buồng pha chế huyết thanh lưu động dã chiến được thành lập. Sự ra đời của
các đội phẫu thuật lưu động đã nâng cao chất lượng hoạt động cứu thương trong
hoàn cảnh có chiến tranh. Trong những trường hợp đặc biệt, các đội phẫu thuật lưu
động thực hiện phân tán ngay trong thành phố hoặc sơ tán ra ngoại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_y_te_dan_su_o_mien_bac_viet_nam_tu_nam_1954_den_nam.pdf