Luận án Ý thức chính trị của sinh viên ở nƣớc ta hiện nay - Thực trạng và những vấn đề đặt ra

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 7

1.1. Tình hình nghiên cứu về ý thức chính trị và công tác giáo dục ý thức

chính trị cho sinh viên. 7

1.1.1. Quan niệm về ý thức chính trị. 7

1.1.2. Quan niệm về ý thức chính trị của sinh viên . 12

1.1.3. Bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên.15

1.2. Khái quát kết quả và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu . 22

1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu. 22

1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. 24

Chương 2. Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH

VIÊN VIỆT NAM . 27

2.1. Ý thức chính trị . 27

2.2. Sinh viên và những phương thức thể hiện ý thức chính trị của sinhviên. 41

2.2.1. Sinh viên và ý thức chính trị của sinh viên. 41

2.2.2. Những phương thức thể hiện ý thức chính trị của sinh viên Việt Nam46

2.3. Sự cần thiết phải nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên . 55

2.3.1. Nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên xuất phát từ vị trí và vai trò của

sinh viên trong xã hội. 55

2.3.2. Góp phần giáo dục - đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn

diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 58

2.3.3. Nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên góp phần đấu tranh với những

quan điểm sai trái và âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực

thù địch. 62Chương 3. THỰC TRẠNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN

VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 69

3.1. Những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến ý thức chính trị

của sinh viên Việt Nam . 69

3.1.1. Kinh tế của Việt Nam và toàn cầu hóa hiện nay. 69

3.1.2. Sự tác động của môi trường chính trị - xã hội . 71

3.1.3. Yếu tố văn hóa, giáo dục. 74

3.1.4. Những đặc điểm, tâm sinh lý lứa tuổi của sinh viên Việt Nam. 77

3.2. Thực trạng ý thức chính trị của sinh viên hiện nay. 80

3.2.1. Thái độ trong việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh . 80

3.2.2. Niềm tin đối với sự nghiệp đổi mới và định hướng lý tưởng chính trị

của bản thân trong quá trình học tập, rèn luyện trên giảng đường đại học. 84

3.2.3. Thái độ trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

của dân tộc. 91

3.2.4. Nhận thức và ý chí chính trị trong việc thực hiện đường lối của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước. 96

3.2.5. Hành vi chính trị của sinh viên được biểu hiện trong hoạt động đoàn thể

chính trị - xã hội hiện nay . 103

3.3. Nguyên nhân thực trạng ý thức chính trị của sinh viên Việt Namhiện nay . 108

3.3.1. Nguyên nhân của những mặt tích cực. 108

3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế . 112

Chương 4 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ

BẢN NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN

VIỆT NAM. 1174.1. Một số vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao ý thức chính trị cho sinh

viên Việt Nam hiện nay. 117

4.1.1. Mâu thuẫn giữa việc phát huy yếu tố tích cực chính trị, với sự thiếu quan

tâm tự giác, biểu hiện sai lệch về ý thức chính trị của sinh viên hiện nay . 117

4.1.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao ý thức chính trị của chủ thể giáo dục với

những hạn chế, bất cập trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và tính đa dạng,

phức tạp của thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội hiện nay. 120

4.1.3. Mâu thuẫn giữa chính sách đào tạo, việc làm và các chính sách khác

góp phần nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên với những bất cập trong việc

thực hiện những chính sách đó. 123

4.2. Những giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên Việt Nam

giai đoạn hiện nay. 124

4.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế . 124

4.2.2. Nhóm giải pháp về chính trị - tư tưởng. 128

4.2.3. Nhóm giải pháp về văn hóa - xã hội . 141

4.2.4. Giải pháp tăng cường giáo dục kết hợp với tự rèn luyện ý thức chính trị

của sinh viên. 145

C. KẾT LUẬN

pdf193 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 2687 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ý thức chính trị của sinh viên ở nƣớc ta hiện nay - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, các nhà giáo, nhà xã hội học. Con số 70,29% câu trả lời "có" đối với sinh viên nam và 61% đối với sinh viên nữ khi được hỏi, có muốn "sống thử" không đưa ra trong cuộc hội thảo này cho thấy nhiều sinh viên có quan niệm khá thoáng về việc này. Hiện nay, chuyện 102 sống thử giữa sinh viên với sinh viên là bình thường. Báo An ninh thế giới có viết: Ở đâu có sinh viên, ở đó có sống thử trước hôn nhân. Trước câu hỏi: đánh giá hiện tượng sống thử ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của sinh viên, thì có 14,1% cho rằng sống chung, sống thử trước hôn nhân là hiện tượng phổ biến, ít phổ biến chiếm 50,3%, không bao giờ là 35,6% [59; tr 145]. Một vấn đề bức xúc của Việt Nam hiện nay ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội đó là trình trạng vi phạm các luật lệ giao thông là một vấn đề khá nhức nhối trong sinh viên. Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, hằng ngày có khoảng 5.000 học sinh, sinh viên điều khiển xe máy vi phạm luật giao thông với các lỗi như điều khiển xe máy không giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng, đi vào đường cấm, đường ngược chiều [3]... Số vụ tai nạn do học sinh gây gia ngày càng tăng. Có 80% [4], sinh viên đi xe máy không có giấy phép lái xe, 95% sinh viên khi lái xe máy còn điều khiển sai kỹ thuật. Biểu đồ 1. Ý thức thực hiện luật giao thông đƣờng bộ của sinh viên Qua biểu đồ cho thấy rằng tỷ lệ sinh viên thực hiện tốt Luật Giao thông chưa nhiều (30,6%), trong khi đó đa số sinh viên chưa có ý thức thực hiện tốt Luật Giao thông, trong đó 52,4% ở mức độ kém, 8,8% chưa tôn trọng. Điều này được thể hiện rõ trong cuộc sống thường ngày ở các thành 103 phố lớn, đó là hiện tượng sinh viên đi hàng đôi, hàng ba, phóng nhanh vượt ẩu, tổ chức đua xe máy Các tệ nạn xã hội trên gây nhiều tác hại cho bản thân sinh viên, gia đình và xã hội, nòi giống dân tộc, ảnh hưởng xấu đến nguồn nhân lực, sự phát triển của đất nước. Do vậy cần có sự tham gia tích cực của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm giải quyết. Nhận thức về chính trị kém, dẫn tới những hiện tượng vi phạm pháp luật, vi phạm Quy chế dân chủ ở cơ sở là một vấn đề. Ngoài ra, ít quan tâm tới chính trị, còn dẫn tới sự thờ ơ đối với những hoạt động xã hội, hành vi chính trị trở thành thừa đối với một bộ phận sinh viên. 3.2.5. Hành vi chính trị của sinh viên được biểu hiện trong hoạt động đoàn thể chính trị - xã hội hiện nay Hoạt động chính trị - xã hội là sự biểu hiện cao của ý thức chính trị, nó biến niềm tin, lý tưởng chính trị thành hành động thực tiễn, tính tích cực hoạt động chính trị - xã hội của sinh viên chính là sự tham gia vào sinh hoạt đoàn thể. Đây là phong trào ra đời chính từ thực tiễn hoạt động của sinh viên. Bắt đầu từ những hoạt động xã hội như hưởng ứng, tham gia công tác "Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn", nhận chăm sóc các gia đình thương binh liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đến các chiến dịch xã hội hè, Ánh sáng văn hoá hè. Đến nay, Hội sinh viên đã tích cực phối hợp với Đoàn thanh niên phát động và tổ chức sâu rộng phong trào "Sinh viên tình nguyện". Nổi rõ trong các hoạt động tình nguyện của sinh viên là các hoạt động xã hội nhân đạo, tình nguyện xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, tiếp sức mùa thi; chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật; xung kích giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; ngày thứ 7 tình nguyện ... Các hoạt động tình nguyện xã hội nhân đạo được các cơ sở Hội đẩy mạnh với nhiều nội dung, hình thức phong phú và được mở rộng quy mô ngày càng rộng khắp. Khi đất nước xảy ra thiên tai, lũ lụt, sinh viên các 104 trường không những tự nguyện đóng góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... mà còn chủ động, sáng tạo đi đầu vận động các tầng lớp nhân dân quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt, xung kích vượt qua nguy hiểm, gian khổ, tham gia khắc phục hậu quả như khám phát thuốc, chữa bệnh miễn phí, phòng dịch, vệ sinh môi trường, dựng lại nhà cửa, trường học... Một hoạt động xã hội, tình nguyện của sinh viên được xã hội ghi nhận và đánh giá cao là hoạt động hiến máu nhân đạo và vận động hiến máu nhân đạo. Trước tình trạng các bệnh viện không đủ máu truyền cho bệnh nhân, hạn chế khả năng cứu chữa của bệnh viện, đe dọa tính mạng của người bệnh, Hội sinh viên các cấp đã tích cực tuyên truyền, phát động phong trào hiến máu nhân đạo. Nhiều chi hội, câu lạc bộ sinh viên hiến máu và vận động hiến máu nhân đạo được thành lập. Phong trào được phát triển rộng khắp ở tất cả các trường. Đến nay, sinh viên không chỉ là người trực tiếp hiến máu mà đã trở thành lực lượng vận động hiến máu nhân đạo có hiệu quả, nhiều nơi sinh viên đã thành lập được "Ngân hàng máu di động" là những người sẵn sàng hiến máu bất kể lúc nào khi bệnh viện có nhu cầu. Hiến máu nhân đạo đã trở thành một phong trào tình nguyện đầy tính nhân văn của sinh viên "Nếu năm 2005-2006 có gần 5095 lượt hội viên, sinh viên tham gia hiến máu nhân đạo, hiến được trên 54.124 đơn vị máu cứu giúp người bệnh [61], thì đến năm 2009 - 2013 có 265.211 sinh viên tham gia, thu được 62.299.818 lít máu " [59; tr 239]. Trước tình hình ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông ngày càng tăng ở các thành phố lớn, sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng đã xung kích tình nguyện đi đầu tham gia phối hợp với cảnh sát giao thông phân luồng giao thông, tuyên truyền về Luật Giao thông, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Hội sinh viên thành phố, các trường đại học, cao đẳng đã thành lập các đội sinh viên tình nguyện tham gia giải toả, phân luồng giao thông ở những giờ, những ngày cao điểm, ở những nút giao thông phức tạp... Mặt khác, lực lượng sinh viên luôn chủ động và tích cực tham gia góp phần cùng với ngành 105 giáo dục tổ chức tốt các kỳ thi tuyển sinh, tình nguyện tham gia các hoạt động giữ gìn và làm sạch môi trường đô thị, môi trường văn hoá, môi trường sư phạm thông qua các chương trình hoạt động "Tiếp sức mùa thi", "Ngày thứ 7 tình nguyện", "Ngày chủ nhật xanh"... chương trình Tiếp sức mùa thi năm từ năm 2009-2013: "với sự tham gia của hơn 165.768 sinh viên; thành lập.7132 đội sinh viên tình nguyện; tư vấn và giúp đỡ cho hơn 34.2 triệu thí sinh và người nhà thí sinh; giới thiệu 102.112 nhà trọ giá rẻ; 350.113 chỗ trọ miễn phí; phát 2.534.213 bản đồ 934.879 cẩm nang mùa thi" [59; tr 238...239]. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, khó khăn, vùng căn cứ cách mạng, trong 5 năm qua đã có hàng nghìn sinh viên về các địa phương công tác. "Đặc biệt, đã có 12.827 sinh viên, học sinh chuyên nghiệp xung kích tham gia các đội trí thức trẻ tình nguyện đến các xã đặc biệt khó khăn tham gia phát triển nông thôn, miền núi do thành Đoàn chủ trì " [Phụ lục 9]. Thông qua hoạt động tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi đã có hàng nghìn bạn trẻ trưởng thành từ thực tiễn và được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa phương, được nhân dân tín nhiệm, thương yêu. Chiến dịch sinh viên tình nguyện hè hằng năm là cao điểm nở rộ của phong trào thanh niên tình nguyện, là môi trường đoàn kết, tập hợp, thu hút đông đảo sinh viên tham gia vào các phong trào hành động cách mạng. Trong 5 năm qua, đã có hơn 3,5 triệu lượt sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện trên địa bàn dân cư và gần 1 triệu lượt sinh viên tích cực tham gia trong các đội hình tình nguyện chi viện các địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Hình ảnh những sinh viên tình nguyện với mũ tai bèo, màu áo xanh không quản gian khó, hiểm nguy mang kiến thức và sức trẻ đến mọi miền Tổ quốc góp sức tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng 106 xa, biên giới, hải đảo đã được nhân dân ghi nhận và đánh giá cao. Từ phong trào đã và đang xuất hiện nhiều tấm gương sinh viên tình nguyện xuất sắc, nhiều mô hình hay, hoạt động hiệu quả trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt là những mô hình hoạt động đòi hỏi chuyên môn sâu của sinh viên: phổ biến kiến thức, chuyển giao khoa học - kỹ thuật hoặc những hoạt động thực tế mang ý nghĩa cao như: chăm sóc thương bệnh binh tại các trung tâm chăm sóc thương binh nặng, giúp các học viên tại các trung tâm cai nghiện ... các hoạt động của chiến dịch đã góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của địa phương, cơ sở, đồng thời thông qua đó, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn, Hội, Đội. Theo kết quả điều tra của Hội sinh viên Việt Nam năm 2013 thì mức độ tham gia phong trào, hoạt động của sinh viên do Đoàn, Hội của trường tổ chức là khá cao, cụ thể: hoạt động tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương thường xuyên là 27,9%; hưởng ứng cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là 44,4 %; hoạt động đội hình tình nguyện tham gia bảo vệ môi trường là 45,3 %; tham gia hoạt động thanh niên tình nguyện nói chung chiếm 48,6%; hoạt động phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, và giữ gìn trật tự an toàn xã hội là 43,9% [nguồn: phụ lục 4] Phong trào sinh viên tình nguyện thực sự đã mang lại kết quả nhiều mặt, thúc đẩy tích cực, hiệu quả sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Qua đó, sinh viên được rèn luyện, được đóng góp sức mình, thể hiện trách nhiệm của mình: sống có hoài bão, có lý tưởng và không ngừng nâng cao ý thức chính trị để trưởng thành. Kết quả nghiên cứu của ThS. Nguyễn Ánh Hồng (Giảng viên Khoa Giáo dục học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) điều tra xã hội về lối sống của sinh viên hiện nay cho thấy môi trường sống đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của sinh viên. Chẳng hạn, 107 sinh viên sống cùng với gia đình thể hiện một lối sống chăm lo bản thân và người thân, nhưng thiếu tích cực hòa nhập vào đời sống xã hội chung. Bảng 3. Mức độ thƣờng xuyên tham gia sinh hoạt đoàn thể ở nhà trƣờng của sinh viên Mức độ tham gia Tiêu chí Có thƣờng xuyên (%) Thỉnh thoảng (%) Khó trả lời (%) Không tham gia (%) Trường đại học Kinh tế quốc dân 21,2 52,8 14,4 11,2 Khoa học Xã hội và Nhân văn 28,2 48,8 17,2 12,8 Kiến trúc 24,0 49,6 19,2 7,2 Khối học Tự nhiên 24,23 48,18 11,4 16,43 Xã hội 34,75 46,81 9,93 8,51 Giai đoạn học Năm thứ 2 29,3 42,97 13,49 14,42 Năm thứ 4 25,61 51,58 8,77 14,0 Giới Nam 27,13 46,12 11,24 15,5 Nữ 27,27 49,59 10,336 12,81 Nơi ở Nội trú 28,36 37,5 20,67 13,46 Ngoại trú 26,37 55,14 3,67 14,72 Chung 27,2 47,8 14,2 10,8 [59] Tỷ lệ sinh viên tham gia sinh hoạt đoàn thể qua số liệu phụ lục ở bảng trên cho thấy có 27,2% sinh viên thường xuyên tham gia sinh hoạt đoàn thể trên lớp, 47,8% thỉnh thoảng mới tham gia, 25% không tham gia hoặc khó trả lời. Có thể thấy, tỷ lệ sinh viên tham gia hoạt động chính trị thông qua sinh hoạt đoàn thể còn rất thấp, nếu so sánh giữa các trường, thì trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có tỷ lệ sinh viên tham gia thường xuyên là cao nhất. Còn các trường tự nhiên và kỹ thuật tỷ lệ tham gia là thấp nhất. Mới nhất trong báo cáo của Trung ương Hội sinh viên Việt Nam khi khảo sát sinh viên ở các trường đại, học cao đẳng trên cả nước, đối với câu hỏi: “Bạn tham gia như thế nào vào các phong trào, hoạt động do Đoàn, Hội của trường bạn tổ chức”, thì điều đáng chú ý là số sinh viên nhận định mình không tích cực tham gia phòng, chống những biểu hiện tiêu cực trong nhà trường và 108 không tích cực tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất trong các hoạt động (13,9%) [ 59; tr 83... 84]. Như vậy, trên thực tế, vẫn còn đó những biểu hiện tiêu cực đối với phong trào đoàn thể của một bộ phận không nhỏ sinh viên sống rất ích kỷ, rất thực dụng, họ cho rằng những hoạt động đoàn thể, xã hội không mang lại lợi ích gì cho họ, thậm chí lại còn làm tốn công sức, thời gianHọ cho rằng sinh viên đi học chỉ cần để lấy một tấm bằng và sau đó là một việc làm hàng ngàn lý do để bao biện cho sự lười nhác và ỷ lại. Tất cả những nhận thức và biểu hiện trên của một bộ phận sinh viên Việt Nam, chứng tỏ họ không hiểu được rằng xã hội đã cho họ những gì, vì sao họ có được ngày hôm nay. Vì lý do này hay lý do khác mà họ tự sa vào các tệ nạn xã hội, xa rời lý tưởng của cộng đồng, gò mình theo lối sống thực dụng, ích kỷ bản thân, mưu cầu danh lợi. Có thể những phân tích trên đây là chưa hoàn toàn thuyết phục và chưa đầy đủ về mặt ý thức chính trị của sinh viên Việt Nam với sự quan tâm tới chính trị và biểu hiện ra ngoài là nhận thức về chính trị và tính tích cực hoạt động chính trị xã hội của sinh viên ở nước ta, nhưng nó là thực trạng đáng báo động đối với những biểu hiện sai lệch về ý thức chính trị của sinh viên cả nước trong giai đoạn hiện nay. 3.3. Nguyên nhân thực trạng ý thức chính trị của sinh viên Việt Nam hiện nay 3.3.1. Nguyên nhân của những mặt tích cực Những tích cực về ý thức chính trị của sinh viên là từ một số nguyên nhân sau đây: Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Sự nghiệp đổi mới gần 30 năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ vậy, đời 109 sống nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng được tăng lên đáng kể, điều này tạo cho sinh viên có niềm tin vững chắc vào công cuộc đổi mới của Đảng, vào con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, khơi dậy trong họ hoài bão, niềm tin, lý tưởng để lập thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. Đảng ta trong quá trình lãnh đạo tiến hành đổi mới cũng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về lý luận như: đã luận giải một cách đúng đắn và khoa học chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại ngày nay, vấn đề thời đại, khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhận thức ngày càng rõ hơn về mô hình, mục tiêu, động lực, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những kiến giải khoa học về lý luận và thực tiễn đổi mới của đất nước, điều đó đã củng cố cho sinh viên có thêm niềm tin về tương lai tươi sáng của dân tộc ta, làm cơ sở cho họ nhận thức hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng quê hương, đất nước. Hiện nay, sinh viên Việt Nam đã có ý thức rõ một số giá trị quan trọng góp phần hình thành nên người sinh viên hiện đại: đó là những con người có học vấn, sức khoẻ, biết sáng tạo, tự lập, tự trọng, tự vươn lên để mỗi người tự đứng vững trên đôi chân của chính mình, không còn tư tưởng trông chờ vào sự chiếu cố, lý lịch gia đình, thân quen, hay nhờ vả khi xin việc. Sự quan tâm cuả các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể đối với công tác giáo dục tư tưởng chính trị Công tác giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên đã được đảng ủy, ban giám hiệu, đoàn thanh niên, hội sinh viên các trường quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Ngoài giờ lên lớp, nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, các hội thi tiếng hát sinh viên, tìm hiểu đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tìm hiểu về lịch sử, truyền thống, được các trường phát động rộng khắp. Bên cạnh đó, phong trào tìm về cội nguồn, góp đá xây Trường Sa, đến 110 với các chiến sĩ ở biên giới và hải đảo, đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên tình nguyện vv... đã thu hút được đông đảo sinh viên tham gia. Các hoạt động vui chơi lành mạnh cũng có tác dụng toàn diện, làm tăng tính nhạy bén chính trị của sinh viên. Đây là biểu hiện trí tuệ sinh viên, đem lại hình ảnh đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước. Nhiều trường đại học còn có chủ trương thực hiện đối thoại giữa ban giám hiệu với sinh viên về những vấn đề như: làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học, kinh nghiệm học tốt các môn lý luận chính trị, giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường, làm thế nào để phát hiện và đấu tranh với các âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch... Thông qua những hoạt động này đảng uỷ, ban giám hiệu nắm được tình hình diễn biến tư tưởng của sinh viên trường mình, từ đó phối hợp với các ban, ngành chức năng đề ra những biện pháp giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của sinh viên. Đã có nhiều buổi báo cáo chuyên đề được tiến hành ở nhiều trường đại học, cao đẳng về giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng, hướng dẫn các em nâng cao cảnh giác, không hoang mang dao động, không bị kẻ thù và các phần tử xấu lôi kéo, lợi dụng. Công tác giáo dục ý thức chính trị thông qua các môn lý luận chính trị, được nhiều trường coi trọng. Thực hiện quan điểm của Bộ Giáo dục Đào tạo từ khi đổi mới đến nay, nội dung sách giáo khoa các môn lý luận chính trị được chỉnh lý bổ xung, cải tiến nhiều lần cho phù hợp với đối tượng, bảo đảm tính khoa học, tạo nên sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giảm bớt sự căng thẳng không cần thiết trong học tập. Thông qua việc giáo dục các môn khoa học này sinh viên có được một thế giới quan và một phương pháp luận khoa học, bồi dưỡng nhân sinh quan và đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Truyền thống văn hoá Việt Nam 111 Mỗi dân tộc đều có truyền thống lịch sử mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Truyền thống văn hoá của dân tộc được hình thành qua nhiều thế hệ, bắt nguồn từ nhiều yếu tố và có tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến mọi thành viên của dân tộc ở những mức độ khác nhau. Trong truyền thống văn hoá dân tộc, truyền thống yêu nước là nét đặc trưng cơ bản và có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh viên. Truyền thống yêu nước của dân tộc ngày nay đã được bổ sung thêm nội dung mới- đó là ý chí không cam chịu đói nghèo, biết làm giàu cho bản thân, gia đình và cho xã hội một cách chính đáng. Ý chí này đang ngày càng trở thành động lực to lớn thôi thúc thế hệ trẻ Việt Nam, trong đó có sinh viên, không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi tri thức chuẩn bị hành trang vào đời. Truyền thống yêu nước của dân tộc hiện đang là cơ sở để sinh viên tìm hiểu, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để hình thành ý thức chính trị đúng đắn, được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và bằng những hoạt động thiết thực như: tìm hiểu lịch sử dân tộc, “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, phong trào “sinh viên tình nguyện”,“chiến dịch mùa hè xanh” Qua những hoạt động thực tiễn sinh động sinh viên nhận thức sâu sắc hơn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với Tổ quốc, đối với nhân dân; dạy cho sinh viên biết yêu thương đồng bào, đồng chí, biết chia sẻ những đau thương mất mát của những mảnh đời nghèo khó, thiệt thòi do chiến tranh, tật bệnh, đồng thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao lòng yêu nước, thương dân, trách nhiệm với dân tộc. Điều này đã lý giải tại sao mặc dù vẫn có một bộ phận sinh viên chưa phát huy tốt truyền thống văn hoá dân tộc bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, quá coi trọng đồng tiền. Nhiều sinh viên lấy triết lý "đồng tiền là tất cả", "đồng tiền là tiên là phật" đã thúc đẩy việc kiếm tiền bằng mọi giá, làm họ dễ sa vào những cám dỗ vật chất, từ đó lơ là, sao nhãng việc học tập, tu dưỡng bản thân. Còn lại thì 112 đa phần sinh viên Việt Nam hiện nay vẫn tiếp tục phát huy được truyền thống hiếu học, cần cù chịu khó của các thế hệ cha anh đi trước, không ít sinh viên nghèo vượt khó, vừa học vừa làm thêm để trang trải những chi phí học tập và những sinh hoạt cần thiết, không ngừng vươn lên trong học tập, tìm tòi khám phá chinh phục những đỉnh cao của tri thức mới. Họ hiểu rằng, khắc phục khó khăn, sáng tạo trong học tập cũng là sự phát huy truyền thống dân tộc, nâng cao ý thức chính trị cho bản thân mình. 3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế Một bộ phận sinh viên còn có những hạn chế về ý thức chính trị xuất phát từ những nguyên nhân: Chủ nghĩa xã hội đang tạm lâm vào thoái trào Thế hệ sinh viên hiện nay đang sống và học tập trong thời kỳ xã hội có rất nhiều biến động. Sự kiện lớn nhất là chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (cũ) khủng hoảng, sụp đổ. Đây là yếu tố tác động mạnh đến ý thức chính trị của sinh viên. Trong họ nảy sinh những mâu thuẫn chưa lý giải được giữa một bên là hình ảnh tốt đẹp trong lý luận về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội hiện thực đã tồn tại trên 7 thập kỷ và một bên là sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình này chỉ trong thời gian ngắn. Khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu (cũ) sụp đổ đã tác động không nhỏ đến ý thức chính trị của sinh viên. Một bộ phận sinh viên mất định hướng chính trị, thậm chí dao động, bị lợi dụng, thiếu một niềm tin vào con đường mà Bác Hồ và toàn thể dân tộc Việt Nam đã lựa chọn là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Khắc phục những hiện tượng tiêu cực này phụ thuộc một phần lớn vào nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị cho sinh viên. Nếu không giải thích cặn kẽ, có tính thuyết phục sinh viên không thể tránh khỏi lầm lẫn giữa mô hình chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở một quốc gia với lý tưởng của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sa sút niềm tin vào chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị cho sinh viên hiện nay đặt ra vấn đề cần giúp họ hiểu một 113 cách khoa học rằng việc khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, Liên Xô (cũ) chỉ sự sụp đổ của một mô hình giáo điều, sơ cứng thiếu động lực phát triển, trái ngược với bản chất của chủ nghĩa xã hội, chứ không phải khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội. Đúng như nhận định: “sự kiện và tình huống này không hề đồng nghĩa, càng không thể đồng nhất với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội, sự cáo chung chủ nghĩa xã hội, sự phá sản củ chủ nghĩa Mác-Lênin” [101; tr 49]. Nếu có nhận thức đúng như vậy, chắc chắn sinh viên có thêm cơ sở để xây dựng niềm tin son sắt vào lý tưởng chủ nghĩa xã hội. Mặt trái của nền kinh tế thị trường Dưới sự tác động của các quyi luật kinh tế thị trường một số giá trị được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong sinh viên như tinh thần độc lập tự chủ, khả năng quyết đoán, dám làm dám chịu của mỗi cá nhân. Nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm mục tiêu lợi ích nên nền kinh tế thị trường tạo cơ sở khách quan cho sự gia tăng phẩm chất linh hoạt, chính xác, trí tuệ trong mọi lĩnh vực hoạt động sống của từng người lao động, nhờ đó có tác dụng tích cực trong việc bài trừ thói dựa dẫm, ỷ lại vốn tiềm ẩn trong mỗi sinh viên, đồng thời khắc phục quan niệm đơn giản ấu trĩ trước đây về chủ nghĩa bình quân, cào bằng, hoà tan cá nhân vào tập thể dẫn đến trì trệ trong sự phát triển của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh đó kinh tế thị trường cũng bộc lộ những hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức chính trị của sinh viên. Vì Tổ quốc, vì nhân dân, “mình vì mọi người” là lý tưởng sống cao cả, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta nhưng hiện nay một bộ phận sinh viên sống thực dụng, thờ ơ với cuộc sống, phai nhạt lý tưởng, thậm chí còn không có lý tưởng, hoài bão, họ sa vào lối sống tiêu dùng, lấy đồng tiền làm thước đo “giá trị”, “phẩm giá” và “uy tín” con người. Mối quan hệ giữa cá nhân - tập thể - dân tộc là nền tảng vững 114 chắc cho sự phát triển ý thức chính trị của mỗi người nhưng hiện nay "cái tôi" đã được đề cao quá mức. Hồ Chí Minh viết: "Đề cao quá mức cá nhân sẽ dẫn đến tham ô, hưởng thụ, kèn kựa, địa vị ... muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa (sống vì con người)" [91; tr 134]. Mặt trái của kinh tế thị trường còn làm mất dần nhiều nét văn hoá truyền thống của dân tộc, quan hệ văn hoá tốt đẹp giữa con người với con người bị chi phối bởi sức mạnh của đồng tiền. Gia đình truyền thống bị biến động đáng kể. Vì sự cám dỗ của đồng tiền mà con cái hành hung cha mẹ, anh em từ biệt nhau, tình trạng ly hôn ngày càng nhiều... trọng tiền bạc, lầm tưởng hạnh phúc gia đình chỉ là sự thoả mãn tối đa nhu cầu vật chất, coi thường những giá trị khác đã lý giải tại sao những con người này dù có nhiều tiền bạc nhưng không thể có hạnh phúc. Thực tiễn cuộc sống đã chứng minh rằng những yếu tố tưởng là vô hình lại là yếu tố làm nên hạnh phúc gia đình, đó là tình yêu thương, lòng nhân ái, sự quan tâm chăm sóc giữa cha mẹ và con cái tình làng nghĩa xóm. Trước đây, nhiều ngành nghề xưa nay vốn lấy lương tâm làm trọng như ngành y, ngành giáo dục thì nay có một bộ phận y, bác sĩ vì xuống cấp về đạo đức, vì đồng tiền mà quên mất bổn phận “từ mẫu” của mình, dẫn đến những hành động tán tận lương tâm. Cũng như thế, có bộ phận thầy cô giáo đã quá coi trọng đồng tiền mà bị tha hoá, làm phai nhạt truyền thống thiêng liêng “tôn sư trọng đạo" của ngàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfy_thuc_chinh_tri_cua_sinh_vien_o_nuoc_ta_hien_nay_thuc_trang_va_nhung_van_de_dat_ra_7473_1933925.pdf
Tài liệu liên quan