MỤC LỤC
MỤC LỤC. 1
MỞ ĐẦU. 6
1. Lý do chọn đề tài. 6
2. Lịch sử vấn đề. 7
3. Đối tƣợng và phạm vi thu thập tƣ liệu nghiên cứu. 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 8
4.1 Mục đích. 8
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu . 8
5. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu. 9
5.1 Thủ pháp thống kê . 9
5.2. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa từ vựng. 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 9
6.1. Ý nghĩa lý luận . 9
6.2 Ý nghĩa thực tiễn. 10
7. Bố cục của luận văn . 10
CHƢƠNG 1 :. 11
MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẨN DỤ . 11
1.1 Khái niệm về ẩn dụ . 11
1.2 Ẩn dụ tri nhận . 14
1.2.1 Khái niệm tri nhận và ngôn ngữ học tri nhận. 14
1.2.2. Ẩn dụ tri nhận. 15
1.3 Sức mạnh của ẩn dụ tri nhận trong thơ ca. 27
1.4 Cuộc đời và sự nghiệp thơ Xuân Diệu . 29
1.4.1 Vài nét về cuộc đời nhà thơ Xuân Diệu. 29
1.4.2 Sự nghiệp. 30
Tiểu kết . 34
CHƢƠNG 2 :. 35
ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG THƠ XUÂN DIỆU. 35
2.1 Nguồn biểu trƣng là bộ phận cơ thể ngƣời. 36
2.1.1 Nguồn biểu trưng từ các bộ phận bên trong cơ thể con người . 36
2.1.2 Nguồn biểu trưng từ các bộ phận bên ngoài cơ thể con người. 54
2.2 Nguồn biểu trƣng từ thế giới tự nhiên . 59
2.2.1 Nguồn biểu trưng từ thực vật. 59
2.2.2 Nguồn biểu trưng từ động vật . 70
2.2.3 Nguồn biểu trưng từ giới tự nhiên. 75
Tiểu kết . 92
CHƢƠNG 3 :. 94
ẨN DỤ BẢN THỂ TRONG THƠ XUÂN DIỆU. 94
3.1 Ẩn dụ bản thể . 94
3.2 Các ẩn dụ bản thể trong thơ Xuân Diệu. 94
3.2.1 Ẩn dụ vật chứa không gian hạn chế . 97
3.2.2 Sự việc, hành động, công việc, trạng thái. 102
120 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Diệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tàn.
Nhà thơ ôm ngực cũng là ôm lấy trái tim đau đớn của mình:
Hoa ái tình chung phận đóa hồng khô
Mà trái tim đã ghê dáng hững hờ
Đã chung phận của tro tàn đất lạnh
Tôi ôm ngực thử tìm xem biên giới
Của tủi sầu. Nhưng, hỡi người yêu hỡi
(Dối trá)
Và tiếng đập của ngực cũng chính là tiếng đập của trái tim nhà thơ khi
nói với ngƣời yêu dấu:
“Mười giâynửa phútem nói với anh
Ta ở bên nhau, ngực nghe tiếng đập
Như khát khao được uống ngụm nước lành
Như lâu nhớ thương trên đường bỗng gặp
(Ở đầu dây nói- Hồn tôi đôi cánh)
2.1.2 Nguồn biểu trưng từ các bộ phận bên ngoài cơ thể con người
Qua tƣ liệu thống kê, trƣớc hết có thể nhận thấy rằng các câu thơ có ẩn dụ
cấu trúc trong thơ Xuân Diệu có nguồn là bộ phận bên ngoài cơ thể con ngƣời
cũng hay đƣợc quy chiếu sang đích là trạng thái tình cảm, tƣ tƣởng của con
ngƣời.
Những cảm giác yêu đƣơng không chỉ đƣợc ông miêu tả bằng những rung
động của con tim mà còn đƣợc thể hiện bằng những hình ảnh rất cụ thể, một
55
cách trực giác: “Như đối cùng ta giữa cảnh mưa/ Mà lòng không hiểu, trán
bơ vơ (Bên ấy bên này)
Xuân Diệu đã chấp nhận một triết lý nhập thế, và đã tìm những niềm
vui và cảm xúc mạnh, một tình yêu vô biên và tuyệt đích qua hình ảnh đôi
mắt và đôi môi:
Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn
Sóng mắt, lời môi, nhiều- thật nhiều
(Vô biên)
Và trong khoảnh khắc xúc cảm cao độ, trong ánh chớp của trí tuệ,
nhà thơ đã sáng tạo đƣợc một hình tƣợng thơ kỳ tuyệt: “Tháng Giêng ngon
nhƣ một cặp môi gần”. Xuân Diệu đã chuyển cái vô hình vô thể của thời
gian (tháng Giêng) thành một cảm giác nhục thể (ngon). Khi lấy con ngƣời
là chuẩn mực của cái đẹp, câu thơ đã tạo ra sự gần gũi trong sự tri nhận vẻ
đẹp thân thể con ngƣời, làm lộ rõ và muốn phô bày vẻ đẹp thực đó.
Tình cảm vui sƣớng, thỏa mãn hay đƣợc diễn tả bằng các cụm từ: mắt
sáng lên, nhìn sướng cả mắt... Và tình cảm đau buồn là tình cảm cũng dễ
nhận thấy nhất qua đôi mắt, bởi đôi mắt dƣờng nhƣ bị kéo cụp xuống, ánh
mắt vô định hoặc lẩn tránh và có khi còn phát khóc. Mắt biểu trƣng cho tình
cảm đau buồn đƣợc ngƣời Việt dùng trong các kết hợp từ “nước mắt lưng
tròng, rưng rưng khóe mắt...”. Trong thơ Xuân Diệu, đôi mắt cũng có ý
nghĩa biểu trƣng nhƣ vậy, đó chính là ẩn dụ cấu trúc: "CỬA SỔ TÂM HỒN LÀ
ĐÔI MẮT CON NGƢỜI".
Ở bài Viễn khách, nhà thơ tả cảm xúc của một đôi bạn trai tạm biệt
nhau mà cứ nhƣ một đôi nam nữ đang chia tay nhau với đôi mắt nghẹn ngào,
56
lƣu luyến, ngẩn ngơ: “Mắt nghẹn nhìn thâu dạ/ Môi khô hết níu lời..../ Chân
dời, tay muốn rã.../ Kẻ khuất...kẻ trông vời.. (Viễn khách- Thơ thơ)
Đôi mắt tƣơi tắn, có linh hồn biểu trƣng cho tình yêu của đôi trai gái
trong những giây phút đằm thắm nhất, đam mê nhất và thực sự đã nâng con
ngƣời lên tầm cao mới. Xuân Diệu đã nói lên đƣợc đầy đủ và chân thành
tiếng nói của trái tim tha thiết nhân bản nhất của con ngƣời, nhất là tuổi trẻ
bị niêm phong hàng ngàn năm trong lễ giáo phong kiến ngột ngạt:
Rồi ngó mê nhau, ta mỉm mắt cười
Và lặng lẽ thấy lòng cao chín bệ
Không cần nói. Trái tim dường mở hé
Hoa muôn năm nghe nở tiếng thần tiên
(Kỷ niệm).
Đôi mắt còn có ý nghĩa biểu trƣng hay quy chiếu sang đích là sự chuyển
biến về tƣ tƣởng, là sự ghi nhận đổi mới của tâm hồn. Không phải ngẫu nhiên
mà Xuân Diệu nhấn mạnh:
Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non
..
Đôi mắt xanh non
Cha xin của con
Người đi trước xin của người sắp tới
Biết chỗ đứng để nhìn cho thật mới
Cuộc sống xanh non
Mãi mãi tươi giòn...
57
(Đôi mắt xanh non- Riêng chung)
Đôi mắt xanh non là đôi mắt của tuổi thơ chƣa hề bị cuộc đời làm đổi
thay vẩn đục hay đúng hơn là cái nhìn mới mẻ, trong sáng với cuộc sống và
con ngƣời. Nhìn lại cuộc đời xƣa cũ, Xuân Diệu thấy rõ những gì mà cách
mạng đem lại cho nhân dân. Vì vậy, phải nhìn đời bằng con mắt tin yêu, không
u ám, trí không mất phƣơng hƣớng.
Trong cái hữu hạn của một cuộc đời, một lứa tuổi, tình yêu luôn muốn
trở thành vô biên, bất tận để không bị thời gian tàn phá, không bị không gian
chia xẻ, ngăn cách. Với suy nghĩ này, ông lập đƣợc nhiều ý thơ hay, nhiều tứ
thơ mới lạ. Trên dòng trôi chảy của thời gian và trong cái mênh mông của
đất trời, Xuân Diệu nghĩ đến khuôn mặt ngƣời yêu và đã sử dụng hình ảnh
ẩn dụ bông hoa với nghĩa ngƣời yêu luôn thƣờng trực trong tâm hồn mình.
Đằng sau nghĩa đó, ông muốn đƣa vẻ đẹp cụ thể của một cuộc đời hữu hạn
này gắn vào cái vô tận của đất trời:
Mặt em ở giữa kho trời đất
Vô tận thời gian có mặt em
Đáy thẳm tâm hồn anh đã cất
Mặt em, hoa vĩnh viễn ngày đêm
(Mặt em)
Ca ngợi tình yêu tuyệt vời nhƣng Xuân Diệu nói lên đúng đắn mối
quan hệ giữa tình yêu với lý tƣởng và nhiệm vụ cách mạng. Phút giây thử
thách là sự xa cách, là năm tháng đợi chờ, ngƣời đi công tác, ngƣời đi chiến
đấu xa. Vì vậy ẩn dụ “chân cứng đá mềm” là một lời chúc thể hiện khát
vọng đạt đƣợc điều mong muốn một cách tốt đẹp, đạp bằng mọi cản trở và
không chịu khuất phục trƣớc bất cứ trở ngại nào để đạt đƣợc mục đích đã
58
chọn. Với nghị lực nhƣ thế, quyết tâm nhƣ thế thì "đá" cũng chỉ là thứ mềm
mà thôi:
Giặc Mỹ, giặc Mỹ phá đời chúng ta!
Anh cách em xa đôi ta đánh giặc
Ta lại chúc nhau chân cứng đá mềm
Gắn bó nhân dân, vững vàng công tác”.
Càng đến với cuộc sống, hòa nhập với cuộc sống chiến đấu thì tình đất
nƣớc, tình ngƣời trong thơ Xuân Diệu càng đằm thắm thiết tha, càng mang ý
nghĩa khái quát sâu sắc. Khi cả nƣớc có chiến tranh, Xuân Diệu nhanh chóng
hòa nhập với cuộc sống chiến đấu của dân tộc, ông không ngại khó khăn gian
khổ đến với nhiều vùng đất nóng bỏng, ác liệt nhất với tâm nguyện:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao
(Những đêm hành quân)
Theo dõi bƣớc đi của nhà thơ cách mạng ngày càng thấy nhà thơ với
quần chúng cách mạng là một, ngày càng gắn bó. Nhƣ một phƣơng châm,
một tâm sự có tính chất tuyên ngôn. Thơ Xuân Diệu trở về với cuộc đời thực,
gắn bó với Tổ quốc, nhân dân và mang những phẩm chất mới cao đẹp mà
thơ Xuân Diệu chƣa thể có đƣợc trong vƣờn thơ lãng mạn.
Nhƣ vậy, ngôn ngữ là công cụ của tƣ duy, là vật chở của tƣ tƣởng,
trong khi đó tình cảm lại là một thứ rất trừu tƣợng và khó diễn tả. Vì vậy để
miêu tả trạng thái tâm lý tình cảm trừu tƣợng của con ngƣời một cách hình
59
tƣợng và sống động, ngƣời ta sử dụng đến phƣơng thức ẩn dụ. Tình cảm là
sự trải nghiệm cuộc sống quan trọng nhất và phổ biến nhất của con ngƣời.
Tình cảm là sự tri nhận của con ngƣời có mối quan hệ và tác động qua lại
lẫn nhau. Bởi vậy nghiên cứu tình cảm con ngƣời đã trở thành một nội dung
cơ bản của nghiên cứu tri nhận con ngƣời.
Qua tƣ liệu khảo sát, chúng tôi thấy Xuân Diệu sử dụng khá linh hoạt
các bộ phận cơ thể con ngƣời để xây dựng ẩn dụ cấu trúc biểu trƣng cho các
trạng thái tâm lý tình cảm của con ngƣời. Đây chính là nét đặc trƣng của văn
hóa Việt Nam: lấy các bộ phận cơ thể và mức độ tiếp nhận, những sự phản
ứng trƣớc sự tác động của hiện thực khách quan làm thƣớc đo đánh giá thế
giới. Bởi lẽ ngƣời Việt rất nhạy cảm, tinh tế, lấy con ngƣời làm thƣớc đo của
mọi hiện tƣợng của xã hội.
2.2 Nguồn biểu trƣng từ thế giới tự nhiên
Nguồn biểu trƣng từ thế giới tự nhiên bao gồm 151 ẩn dụ (chiếm 34,2%)
trong tổng số các ẩn dụ cấu trúc. Nguồn biểu trƣng từ thế giới tự nhiên bao gồm:
nguồn biểu trƣng từ thực vật: 75 đơn vị, nguồn biểu trƣng từ động vật : 32 đơn
vị và nguồn biểu trƣng từ giới tự nhiên: 44 đơn vị.
2.2.1 Nguồn biểu trưng từ thực vật
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2006): Thực vật có nghĩa
nhƣ sau:
“Thực vật (d): Tên gọi chung của cây cỏ và những sinh vật bậc thấp khác
có tính chất như cây cỏ, trong các tế bào cơ thể thường có màng bằng cellulos.
Vườn thực vật”. [34; 974].
Với ý nghĩa này, trong quá trình khảo cứu tƣ liệu chúng tôi thấy thế giới
thực vật đƣợc Xuân Diệu đƣa vào thơ khá phong phú và đa dạng. Đó là: cây, hoa,
60
lá, cành, cỏnghĩa là những thứ cỏ cây hết sức phổ biến và gần gũi với đời sống
thƣờng ngày của con ngƣời Việt Nam. Và những hình ảnh này đã đi vào trong
thơ Xuân Diệu trở thành miền Nguồn đƣợc quy chiếu đến miền Đích là con
ngƣời, hay đó là những nét nghĩa biểu trƣng cho con ngƣời hay ý niệm nào đó về
con ngƣời. Đây chính là ẩn dụ cấu trúc thƣợng cấp: "CON NGƢỜI LÀ THỰC
VẬT" trong thơ Xuân Diệu.
Thế giới thực vật, cụ thể là cỏ cây hoa lá có nhiều thuộc tính. Nhƣng khi
vào trong thơ, chúng chỉ đƣợc thâu nhận miền thuộc tính nổi trội nhất định nào
đó để tƣơng đồng với con ngƣời. Dựa vào thuộc tính đẹp đẽ, kiêu sa của hoa, của
liễu, Xuân Diệu đã đem chúng vào trong thơ để quy chiếu cho vẻ đẹp của con
ngƣời. Do đó có thể nhận thấy ẩn dụ hạ cấp đầu tiên trong thơ Xuân Diệu:
" NGƢỜI ĐẸP LÀ HOA".
Hoa là tặng vật đẹp đẽ mà đất trời ban tặng cho cây cối. Hoa nở trên đá,
hoa nảy trên cát, với sắc màu đa dạng, hƣơng thơm quyến rũ. Thuộc tính đẹp đó
đã mang lại cho hoa một ý nghĩa biểu trƣng dịu dàng: hoa tƣợng trƣng cho cái
đẹp, cái thanh cao của sắc đẹp, của sự toàn hảo về tinh thần. Vì vậy, trong thơ
hoa đƣợc quy chiếu đến đích hay biểu trƣng cho một ngƣời con gái đẹp:
Miệng thở ra hương, hương tỏa tình ngầm
Hoa kĩ nữ đã mở lời trêu ghẹo”
(Hoa đêm).
Có khi hoa nhƣ những con ngƣời cụ thể, rất dễ thƣơng:
Chen lá lục những búp lài mở cửa
Hớp bóng trăng đầy miệng nhỏ xinh xinh
(Hoa đêm)
61
Và cũng biết sánh đôi:
Ôi vắng lặng!
Trong giờ mơ ngủ ấy
Bông hoa lài thức dậy, sánh từng đôi.
(Hoa đêm)
Có khi hoa lại biểu trƣng cho một sức sống bền bỉ đang âm thầm lan tỏa:
Hoa trong cỏ dại chiều hôm ấy
Đã đẹp tưng bừng hơn mọi hôm
(Gặp gỡ)
Có lúc Xuân Diệu gọi thẳng: hoa kỹ nữ:
Miệng thở ra hương, hương tỏa tình ngầm
Hoa kĩ nữ đã mở lời trêu ghẹo
(Hoa đêm)
Gọi kỹ nữ là hoa với đậm sắc hƣơng đủ thấy lòng si mê của Xuân Diệu
đối với nàng đến dƣờng nào. Chỉ một từ hoa mà Xuân Diệu đã phác thảo đƣợc
hình ảnh ngƣời kỹ nữ đầy quyến rũ. Với ông, hoa là ngƣời và ngƣời cũng là hoa.
Có lẽ chính vì vậy mà ông đã tạo ra những kết hợp từ độc đáo: người hoa, môi
hoa:
Có lẽ ngƣời hoa nay đã tươi
Nghe chiều âu yếm lấn vô người
(Gặp gỡ)
62
Và các môi hoa như sắp nói:
Ái tình đẹp tựa chúng em đây.
(Rạo rực)
Bên cạnh vẻ đẹp của hoa là liễu. Với bóng dáng thƣớt tha, mềm mại mà e
ấp, màu xanh dịu mát, liễu cũng đƣợc xây dựng trở thành hình ảnh tƣợng trƣng
cho vẻ đẹp của phụ nữ: “Mình liễu, liễu yếu đào tơ” hay vóc liễu hao gầy “Nặng
lòng xót liễu hao gầy/ Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa (Truyện Kiều). Vì vậy,
Xuân Diệu đã mang hình ảnh này vào thơ với nghĩa biểu trƣng chỉ vẻ đẹp của
bóng hồng, của giai nhân:
“Gót sen vàng liễu yếu chạy về đâu”
(Mơ xưa)
“Bước đẹp em vừa gởi tới đây
Chim hoa ríu rít, liễu vui vầy
(Dâng)
Lá liễu dài như một nét mi
(Nhị Hồ)
Tóc liễu buông xanh quá mĩ miều
Bên màu hoa mới thắm như kêu
(Nụ cười xuân )
Một thuộc tính nổi bật khác của thế giới thực vật là tính không bền vững.
Chúng nảy nở từ đất mẹ, đón sinh khí từ trời, thế giới thực vật- cỏ cây là hợp âm
hoàn chỉnh của Trời và Đất, là sự kết hợp dịu ngọt của Âm và Dƣơng, và cũng là
sự thăng hoa dạt dào của nhựa sống và rồi chúng cũng sẽ trở về với đất mẹ. Thế
giới ấy giống nhƣ con ngƣời, chúng cũng có quy luật tạo sinh - tạo diệt. Vì vậy
giữa cây cỏ và con ngƣời có nét tƣơng đồng nhất định về chu kỳ vòng đời.
63
Với tính chất không bền vững, mau nở, nhanh tàn, hoa trở thành biểu
tƣợng về “phút giây thoáng chốc”. Hoa còn là biểu tƣợng cho tính phù du của
cuộc đời cũng nhƣ đặc tính thoảng qua của cái đẹp, cho những sáng tạo mong
manh, ngắn ngủi, cho một thế giới biểu hiện vô thƣờng. Hoa là một loài thực vật,
có sắc màu, có hƣơng vị, có nảy sinh, có phai tàn. Khi ngắm nhìn một bông hoa
nở, một cánh hoa rơi ta dễ tìm ra nét tƣơng đồng giữa các đặc điểm của hoa với
ngƣời. Trong cái quy luật chung ấy nhà thơ đã nhân hóa hoa, xem hoa nhƣ ngƣời,
cũng có vẻ ngoài và tâm tƣ nhƣ ngƣời.
Xuân Diệu nhận ra cái khách thể đến dửng dƣng của thời gian. Ánh chiếu
của thời gian không phải chỉ khắc nghiệt với tuổi trẻ mà với muôn loài. Thời
gian hiện lên nơi hoa: “Chẳng hái mà hoa cũng hết dần” (Ý thu); “Hoa thu
không nắng cũng phai màu” (Hoa nở để mà tàn). Vì vậy, nhìn thấy sự đổi thay
của một sắc hoa: “hết, phai màu, phai bông, sắc già”, Xuân Diệu cũng đã ngẩn
ngơ nghĩ đến tuổi già của con ngƣời nói chung và bản thân mình nói riêng. Đó
cũng là thông điệp mà nhà thơ đã tri nhận đƣợc thông qua sự vật, hiện tƣợng
trong cuộc sống, rằng không có gì là vĩnh cửu mà tất cả đều có thể biến dời, từ
thiên nhiên cho đến lòng ngƣời, từ cỏ hoa cho đến tình yêu:
Mùa cúc năm nay sắc đã già
Ai tìm ta hộ dáng thu qua
(Ngẩn ngơ)
Đồng thời nhà thơ còn thể hiện sự tiếc nuối cho sự già cỗi nhạt phai:
Ta tiếc theo sau những đóa hồng
Những nàng con gái sớm phai bông
(Ngẩn ngơ).
64
Xuân Diệu nhận ra mọi cái tƣơi xanh mơn mởn của cuộc đời chẳng mấy
chốc mà tàn tạ, khô héo. Ông nhận ra trong cái tƣơi xanh của mùa xuân đã ẩn
chứa sự nhạt màu, phai bông, trong cái tƣơi trẻ của những mái xanh (tóc đen-
tuổi trẻ) kia chẳng mấy chốc mà sƣơng đầy (tóc bạc)Điệp khúc ấy vang lên
trong Xuân Diệu nhƣ một nỗi niềm, nhƣ một lời nhắn nhủ: cái tƣơi xanh (tuổi trẻ)
sẽ qua mau, cái tàn tạ, già nua là vĩnh viễn:
Vĩnh viễn già nua, xuân ngắn ngủi
Mái xanh hương đượm chốc sương đầy
(Kẻ đi đầy).
Xuân- sinh (nảy mầm), Hạ- trƣởng (lớn lên), Thu- thu (héo úa), Đông-
tàng (tàn phai) là quy luật vòng đời của cây. Quy luật ấy cũng đƣợc quy chiếu
sang quy luật của cuộc đời con ngƣời. Vì vậy, dựa vào quy luật trên, chúng ta
thấy mùa thu của cỏ cây chính là tuổi xế chiều của con ngƣời, do đó mùa thu đến
với sự thay đổi hình dáng, sự chuyển sắc của cây, hoa, lá, đã khiến nhà thơ ý
niệm hóa về tuổi già của con ngƣời cùng với dự cảm tàn phai: rụng, rũa, run rẩy,
xương khô gầy, mỏng manh. Luôn nhạy cảm với những bƣớc đi của thời gian,
của tuổi tác nên nhà thơ mới có cảm giác run rẩy, rùng mình vì ớn lạnh đến nhƣ
vậy:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
(Thơ duyên)
65
Kết hợp với các vị từ chỉ thuộc tính nhất thời, không ổn định nhƣ: rơi,
rụng, rứt, đó là các vị từ chỉ báo sự tan vỡ đột ngột, sự ngắn ngủi đầy xót xa. Bên
cạnh đó còn là những câu hỏi thảng thốt, lo âu, những câu hỏi ẩn chứa bao nhiêu
nỗi băn khoăn trƣớc cuộc đời:
Ờ nhỉ? Sao hoa lại phải rơi
Đã xa, sao lại hứa yêu hoài?
Thực là dị quá!- Mà tôi nữa
Sao nghĩ làm chi chuyện nhạt phai
( Ý thu)
Trong thơ Xuân Diệu có cả những âm thanh mong manh đến không ngờ
của một bông hoa nở, một cánh hoa tàn, giống nhƣ sự đột ngột ra đi của con
ngƣời!“Bông hoa rứt cánh rơi không tiếng” (Ý thu).
Yêu thiên nhiên tha thiết, Xuân Diệu nhƣ trút hết lòng mình vào tạo v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_an_du_tri_nhan_trong_tho_xuan_dieu.pdf