Luận văn Ðánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp thích ứng với thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở hai xã Phú Lương và Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Lũlụt là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định,

sau đó giảm dần. Trong mùa mưa lũ, những trận mưa từng đợt liên tiếp, cường độ

mạnh, nước mưa tích lũy nhanh trên lưu vực sông, phá, ao, hồ làm cho nước sông

từng đợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra những trận lũtrong sông, suối, nếu đất tại chỗ

đã no nước thì nước mưa đổcảvào dòng chảy, dễgây ra lũ. Khi lũlớn, nước lũtràn

qua bờsông (đê), chảy vào những chỗtrũng và gây ra ngập lụt trên một diện rộng. Lũ

lớn và đặc biệt lớn nhiều khi gây ra những thiệt hại to lớn vềngười và tài sản

 

pdf75 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1981 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ðánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp thích ứng với thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở hai xã Phú Lương và Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tai và BðKH. Những người tham gia sẽ xếp hạng bằng cách cho ñiểm vào mỗi lựa chọn theo thang ñiểm nhất ñịnh. - Bảng phân công lao ñộng và phân tích vai trò giới: ñể biết ñược các công việc và vai trò do mỗi giới ñảm nhiệm trong phòng ngừa, ứng phó thiên tai. - Vẽ lát cắt ngang (Transect Mapping): sử dụng ñể thu thập các thông tin về phân bố các nguồn tài nguyên, cảnh quan, sự sử dụng nguồn tài nguyên hiện tại và các thuận lợi cũng như bất lợi của ñịa hình dựa trên sự quan sát thực ñịa và phỏng vấn cư dân ñịa phương dọc theo tuyến cắt ngang qua vùng khảo sát [15]. 2.4.2.3. Phân tích số liệu Sử dụng phần mềm EpiInfo 2000 và sử dụng các phương pháp thống kê xã hội học ñể phân tích các số liệu phỏng vấn cấu trúc. 29 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiểm họa tự nhiên ở hai xã Phú Lương và Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Thông qua các cuộc thảo luận nhóm về thông tin lịch sử thảm họa, chúng tôi xác ñịnh ñược các loại hiểm họa, khả năng về tần suất và thời gian xuất hiện ở hai xã Phú Lương và Vinh Hà như sau: Bảng 3.1: Hiểm họa tự nhiên ở xã Phú Lương Hiểm họa Tần suất hàng năm Thời gian xảy ra (tháng) Lũ lụt 3 – 4 lần X - XII Lũ tiểu mãn 0 – 1 V - VI Bão 1 – 3 lần IX - XI Hạn hán 1 VI - VII Lốc xoáy Hiếm X - XI Bảng 3.2: Hiểm họa tự nhiên ở xã Vinh Hà Hiểm họa Tần suất hằng năm Thời gian xảy ra (tháng) Bão 1 – 3 lần VIII – XII Lũ lụt 3 – 4 lần X – XII Lũ tiểu mãn 0 - 1 lần V – VI Hạn hán 1 – 2 lần V – VII Nhiễm mặn 2 - 3 lần III – V Triều cường 2 – 3 lần VI – XI Lốc xoáy Hiếm X – XI Qua các bảng trên ta thấy rằng, các loại hiểm họa ở ñịa bàn nghiên cứu là hiểm họa tự nhiên, trong ñó số loại hiểm họa tự nhiên ở Vinh Hà nhiều hơn Phú Lương 2 hiểm họa: nhiễm mặn và triều cường do xã này có vị trí ñịa lý ven phá Tam Giang – Cầu Hai. 30 Căn cứ vào các tác ñộng tiêu cực của thiên tai khác nhau gây ra cho cộng ñồng dân cư ở 2 xã này ñã xếp hạng chúng bằng cách ñánh số (từ 1–4) ở Phú Lương và (1– 6) ở xã Vinh Hà như sau (bảng 3.3, bảng 3.4). Bảng 3.3: Bảng xếp hạng thiên tai của xã Vinh Hà Nam Nữ Nam & Nữ Thiên tai Cộng ñồng người trả lời (%) Tầm quan trọng Tổng số ñiểm Xếp hạng Cộng ñồng người trả lời (%) Tầm quan trọng Tổng số ñiểm Xếp hạng Cộng ñồng người trả lời (%) Tầm quan trọng Tổng số ñiểm Xếp hạng Bão 100 Cao 54 I 100 Cao 42 I 100 Cao 96 I Lũ lụt 100 Cao 49 II 100 Cao 40 II 100 Cao 89 II Hạn hán 50 Trung bình 27 III 40 Trung bình 23 III 45 Trung bình 50 III Lốc 10 Thấp 4 VI 15 Thấp 7 VI 12 Thấp 11 VI Nhiễm mặn 40 Trung bình 23 IV 45 Trung bình 25 IV 42 Trung bình 48 IV Triều cường 30 Trung bình 18 V 25 Trung bình 16 V 28 Trung bình 34 V Bảng 3.4: Bảng xếp hạng thiên tai của xã Phú Lương Nam Nữ Nam & Nữ Thiên tai Cộng ñồng người trả lời (%) Tầm quan trọng Tổng số ñiểm Xếp hạng Cộng ñồng người trả lời (%) Tầm quan trọng Tổng số ñiểm Xếp hạng Cộng ñồng người trả lời (%) Tầm quan trọng Tổng số ñiểm Xếp hạng Bão 100 Cao 42 I 100 Cao 49 I 100 Cao 91 I Lũ lụt 100 Cao 45 II 90 Cao 40 II 95 Cao 85 II Hạn hán 50 Trung bình 10 III 60 Trung bình 15 III 55 Trung bình 25 III Lốc 20 Thấp 3 IV 15 Thấp 2 IV 18 Thấp 5 IV 31 Qua bảng xếp hạng các loại thiên tai xảy ra ở 2 xã Phú Lương và Vinh Hà, chúng ta thấy rằng mặc dù lũ lụt xảy ra thường xuyên (3 – 4 lần/năm), gây thiệt hại nghiêm trọng về nhà cửa và tài sản của rất nhiều người trong 2 xã này, nhưng ña số người dân ở ñây xếp hạng bão là nguy hiểm nhất do gây ảnh hưởng nhất ñến tính mạng, tài sản mà có thể không hoặc rất nhiều năm sau ñó họ mới có thể khôi phục ñược. Có thể nói ñây là 2 loại thiên tai nguy hiểm nhất mà người dân 2 xã Phú Lương và Vinh Hà phải ñối mặt. 3.1.1. Lũ lụt Lũ lụt là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất ñịnh, sau ñó giảm dần. Trong mùa mưa lũ, những trận mưa từng ñợt liên tiếp, cường ñộ mạnh, nước mưa tích lũy nhanh trên lưu vực sông, phá, ao, hồ… làm cho nước sông từng ñợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra những trận lũ trong sông, suối, nếu ñất tại chỗ ñã no nước thì nước mưa ñổ cả vào dòng chảy, dễ gây ra lũ. Khi lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông (ñê), chảy vào những chỗ trũng và gây ra ngập lụt trên một diện rộng. Lũ lớn và ñặc biệt lớn nhiều khi gây ra những thiệt hại to lớn về người và tài sản [1]. Theo Dương Văn Khánh (2001) [12], lũ lụt ở TTH ñược phân thành 4 loại như sau: Lũ chính vụ thường xảy ra vào các tháng X - XII, khi ñó người dân ñã thu hoạch xong vụ Hè Thu nên thiệt hại về mùa màn của người dân ở ñây không lớn lắm. Ngoài lũ chính vụ còn xuất hiện lũ tiểu mãn trong tháng V – VI và lũ sớm trong tháng VIII - IX và lũ muộn trong tháng I - II. V VI VII VIII IX X XI XII I II Hình 3.1 : Các loại lũ lụt ở Thừa Thiên Huế (Nguồn: [12]) Theo Sở Khoa học và Công nghệ TTH [16] thì lũ sớm thường là lũ nhỏ và lũ ñơn, xuất hiện từ 1 – 3 ngày với tần suất 30 – 40 %; lũ muộn thường có ñỉnh, lượng nhỏ, cường suất và biên ñộ lũ không lớn và thời gian truyền lũ kéo dài (báo ñộng II); lũ tiểu mãn xuất hiện với tần suất khoảng 40 %, tức là 2,5 năm mới có một lần, kéo Lũ tiểu mãn Lũ sớm Lũ chính vụ Lũ muộn 32 dài từ 2 – 3 ngày và thường là lũ nhỏ với mức báo ñộng II, III; còn lũ chính vụ thường xảy ra ở TTH từ 4 – 5 cơn, trong ñó 2 – 3 cơn trên báo ñộng III. Những năm chịu ảnh hưởng của ENSO thì số lượng lũ tăng lên rõ rệt như năm 1996: 7 trận trong ñó 5 trận trên báo ñộng III, lũ chính vụ thường rất lớn và lũ kép. Theo Nguyễn Việt (2001) [34], từ 1977 - 2006 trên sông Hương trung bình có 3,5 trận lũ báo ñộng II, năm nhiều nhất 7 trận, năm ít nhất 1 trận, trong ñó có 36 % lũ lớn và ñặt biệt lớn nhất là những năm có hiện tượng La Niña. Theo Sở Khoa học và Công nghệ TTH [16] thì TTH là vùng mưa lớn nhất Việt Nam với trung bình nhiều năm (TBNN) trên 2700 mm, có nơi trên 4000 mm như Bạch Mã, Thừa Lưu, Truồi, A Lưới..., nhưng phân bố không ñều theo thời gian và không gian. Mưa ñặt biệt lớn vào 2 tháng X, XI chiếm 48 – 53 % lượng mưa toàn năm. ðiều này là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt ở TTH nói chung và ñặc biệt 2 xã thấp trũng Phú Lương, Vinh Hà, huyện Phú Vang nói riêng. Tùy thuộc vào tình hình mưa và thủy triều, thời gian kéo dài trung bình của một ñợt lũ ở TTH là 3 - 5 ngày, ở xã Phú Lương theo bảng thảo luận nhóm thì lũ thường ngâm lâu hơn từ 7 - 10 ngày, ở xã Vinh Hà là 3 – 4 ngày. Có 3 - 4 trận lũ lụt hàng năm, xảy ra từ tháng X ñến tháng XII ở xã Phú Lương và xã Vinh Hà (Bảng 3.1, 3.2 và 3.5). Một số vùng ñất nông nghiệp, hồ nuôi tôm trong 2 xã này do quá thấp và ngập nước nên người dân ñịa phương không thể trồng trọt hay nuôi thủy sản nước lợ liền ñược. Lũ lụt ảnh hưởng ñến việc vận chuyển, làm xói mòn, hư hỏng các ñường giao thông, cơ sở hạ tầng, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Trẻ em không thể ñi học, các hoạt ñộng sinh kế của người dân bị ñình trệ trong thời gian lũ. ðối với cây trồng lúa vụ ðông Xuân, nếu lũ ñến muộn (vào tháng I hoặc tháng II) và ngâm lâu, họ sẽ trì hoãn lịch thời vụ theo mùa. Cây mạ có thể không ñược trồng kịp thời bởi vì lúc này nước vẫn còn ngập. ðiều này ảnh hưởng ñến lịch thời vụ hằng năm của người dân, gây tác ñộng xấu ñến mùa màng của họ nếu thiên tai xảy ra. Hộp 1: Phỏng vấn cán bộ chủ chốt xã Phú Lương “Lúc trước, khoảng tháng 7 âm lịch là ñã xảy ra lũ lụt (tháng bảy nước nhảy lên bờ), nhưng bây giờ ñến tháng 9 âm lịch hằng năm thì ở xã chúng tôi mới xảy ra lũ lụt ” – Ông Nguyễn Anh – Phó chủ tịch xã Phú Lương. 33 Bảng 3.5: Thời gian xảy ra lũ lụt ở 2 xã Phú Lương và Vinh Hà Ý kiến người dân ñịa phương Thời gian xảy ra Số người Tỉ lệ % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 112 56 88 44 Ghi chú: Bảng 3.6: Ý kiến của người dân ñịa phương về tần suất và cường ñộ lũ lụt trong 10 năm trở lại ñây Xã Phú Lương Xã Vinh Hà Chỉ tiêu Tăng Ổn ñịnh Giảm Tăng Ổn ñịnh Giảm Tần suất 81 % 19 % 0 % 70 % 29 % 1 % Cường ñộ 76 % 24 % 0 % 81 % 19 % 0 % Theo người dân ở xã Phú Lương và xã Vinh Hà thì các trận lũ lụt chính vụ thường tập trung xảy ra chủ yếu và khắc nghiệt nhất là vào tháng X, XI (bảng 3.5). ðây là những tháng mà người dân phải sống chung với mưa, gió, lũ lụt; hầu như người dân chẳng làm ñược gì trong những tháng này. Trước ñây, lũ lụt thường bắt ñầu xảy ra vào tháng VIII và kết thúc vào tháng XII, nhưng gần ñây nhiều người dân cho rằng lũ ñã xuất hiện trễ hơn (tháng X) và ñôi khi kết thúc muộn (vào tháng I). Tần suất và cường ñộ các trận lũ lụt trong 10 năm trở lại ñây có chiều hướng gia tăng (bảng 3.6) phù hợp với lượng mưa tăng ở Huế từ 10 – 24 % vào mùa mưa lũ (tháng X, XI) và kịch bản phát thải trung bình (B2) cho tỉnh TTH nói riêng và Việt Nam nói chung [5]. 3.1.2. Bão Bão là một nhiễu ñộng sâu sắc nhất trong cơ chế gió mùa mùa hè. ðó là một vùng khí áp thấp gần tròn, có sức gió từ cấp 8 (17,2 m/s) trở lên, còn những vùng gió xoáy có sức gió mạnh cấp 6, cấp 7 ñược gọi là áp thấp nhiệt ñới, bán kính một cơn bão vào khoảng 200 – 300 km, các ñường ñẳng áp gần ñồng tâm và dày xít nhau, gây Có xảy ra lũ lụt Không xảy ra lũ lụt 34 ra gió rất mạnh có thể lên tới trên 35 m/s. Trừ phần trung tâm của bão gọi là mắt bão lặng gió, còn toàn bộ hệ thống có chuyển ñộng xoáy ñi lên rất mãnh liệt. Bão có trữ lượng ẩm rất lớn, có năng lượng nội tại khổng lồ. Mây hình thành trong bão là những lớp mây rất dày, cho mưa dữ dội trên một vùng rộng lớn. Riêng vùng trung tâm bão là một vùng gió yếu, thậm chí lặng gió và thường rất ít mây, có khi quang mây. Bão thường gây hậu quả rất nghiêm trọng ñến tính mạng, sức khỏe con người, tài sản, của cải vật chất của người dân mà phải mất nhiều năm mới khắc phục ñược [9]. Theo Nguyễn Việt [34], từ 1952 ñến 2005 (54 năm) ñã có 32 cơn bão ñã ảnh hưởng ñến TTH, trong ñó có 5 cơn bão mạnh và rất mạnh, chiếm tỷ lệ 9,4 %. Mùa bão ở TTH bắt ñầu vào tháng V và kết thúc vào tháng XI mỗi năm, trong ñó tháng IX chiếm tần suất cao nhất 31 %, sau ñó ñến tháng X chiếm 19 %, còn lại các tháng khác chiếm từ 9,4 – 12,5 %. Trung bình hằng năm ở tỉnh TTH có khoảng 0,6 cơn bão nhiều nhất là 3 cơn (1971) và ít nhất là không có cơn nào. Tần suất không có bão chiếm trên 50 %. Tốc ñộ gió bão trung bình ở TTH là 76 km/giờ tương ñương với cấp 9, mạnh nhất có thể lên tới cấp 13 (137 km/giờ). Theo tính toán thì cứ 10 năm sẽ xuất hiện bão cấp 10 và 20 năm thì mới có bão cấp 12. Bên cạnh tác hại do gió mạnh gây ra, bão và áp thấp nhiệt ñới còn gây ra lũ lụt do mưa lớn. Bão kết hợp lũ là hình thế thời tiết rất nguy hiểm gây nhiều thiệt hại về tính mạng, tài sản và cơ sở hạ tầng của người dân như cơn bão năm 1985, 2006. Cũng giống như lũ lụt, bão thường xảy ra ở 2 xã Phú Lương và Vinh Hà nói riêng và huyện Phú Vang nói chung là 1 - 3 cơn bão/năm, cũng có năm không có cơn nào. Bão không ảnh hưởng ñến nông nghiệp nhiều, vì bão thường xảy ra sau thời gian thu hoạch hoặc trước khi bắt ñầu một vụ mùa. Theo phỏng vấn cán bộ chủ chốt ở 2 xã thì có một số cơn bão hiếm hoi xảy ra bất ngờ mới ảnh hưởng ñến tính mạng, mùa màng và tài sản của người dân 2 xã Phú Lương và Vinh Hà là cơn bão số 2 (2006) ñã làm tốc mái 15 hộ ở thôn Lê Xá Tây và 11 hộ ở thôn Khê Xá (Phú Lương). Cơn bão Cecil năm 1985 làm 33 - 35 người ở xã Vinh Hà thiệt mạng, tốc mái từ 70 – 90 % nhà cửa; còn ở xã Phú Lương có 20 người thiệt mạng, tốc mái từ 60 – 80 % nhà cửa của người dân. 35 Bảng 3.7: Thời gian các cơn bão xảy ra ở 2 xã Phú Lương và Vinh Hà Ý kiến người dân ñịa phương Thời gian xảy ra Số người Tỉ lệ % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 105 52,5 83 41,5 12 6 Ghi chú: Bảng 3.8: Ý kiến của người dân ñịa phương về tần suất và cường ñộ bão trong 10 năm trở lại ñây Xã Phú Lương Xã Vinh Hà Chỉ tiêu Tăng Ổn ñịnh Giảm Tăng Ổn ñịnh Giảm Tần suất 49 % 51 % 0 % 46 % 53 % 1 % Cường ñộ 33 % 67 % 0 % 38 % 68 % 1 % Theo người dân cho biết, các cơn bão xảy ra ở xã Phú Lương và xã Vinh Hà thường rơi vào tháng X và tháng XI (bảng 3.7). So với 10 năm trước thì tần suất và cường ñộ của các cơn bão xảy ra ở xã Phú Lương và xã Vinh Hà nói riêng và huyện Phú Vang nói chung là ít thay ñổi, nhưng vẫn có ý kiến cho rằng cường ñộ bão tăng, chiếm 33 % ở Phú Lương và 38 % ở Vinh Hà; Tần suất của các cơn bão là tăng, chiếm 49 % (Phú Lương) và 46 % (Vinh Hà) (bảng 3.8). ðiều này phù hợp với các nhận ñịnh của trung tâm dự báo KTTV tỉnh TTH [34] và kịch bản BðKH Việt Nam [5] về tần suất và cường ñộ của bão so với 10 năm trước. 3.1.3. Hạn hán Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong ñất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới ñất gây ảnh hưởng xấu ñến sự sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi, làm môi trường suy thoái, Có xảy ra các cơn bão Không xảy ra 36 gây ñói nghèo và dịch bệnh...Dựa vào nguyên nhân gây ra hạn mà có thể chia ra làm hai loại là: hạn ñất và hạn không khí [9]. Theo Trung tâm dự báo KTTV TTH [34] thì hạn hán xảy ra mỗi năm một lần trong tháng V ñến tháng VI, năm nào có hiện tượng El Niño thì năm ñó hạn hán khắc nghiệt hơn. Trong quá khứ có những ñợt hạn nặng như 1977, 1993 - 1994, 1997 - 1998, 2002. ðợt hạn năm 1993 - 1994 ñã làm một số sông suối khô nước, cây lưu niên bị chết, nước mặn trên sông Hương xâm nhập sâu vào nội ñịa ñã làm mất trắng 12.710 ha lúa hè thu, thiệt hại 20.000 tấn thóc. Trong ñợt hạn 2002, nước mặn vượt quá vạn niên lên tới phà Tuần làm nhiều nhà máy, xí nghiệp phải ñóng cửa nhiều ngày, ảnh hưởng không nhỏ ñến kinh tế của tỉnh. Nhờ có ñập ngăn mặn Thảo Long, các con ñê ngăn mặn ở các huyện ven biển mà tình hình xâm nhập mặn ñến nay ñã ñược khống chế. Tuy không gây ra chết người nhưng hạn hán ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành kinh tế, dân sinh như: nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, môi trường và sức khoẻ. Nhưng trong những năm gần ñây do tác ñộng của BðKH làm cho các ñợt hạn hán trở nên khắc nghiệt hơn, ñiều ñó không những làm ảnh hưởng ñến mùa màn mà còn phát sinh rất nhiều dịch bệnh cho con người, gia súc, gia cầm và dịch bệnh hại lúa. Người dân xã Vinh Hà cũng thường xuyên thiếu nước ngọt ñể uống và sinh hoạt, ñặt biệt là các hộ dân thủy diện – tái ñịnh cư ở thôn Hà Giang, thôn 5. Hộp 2: Phỏng vấn trưởng thôn Lương Lộc, xã Phú Lương “Cách ñây 15 – 20 năm, vào tháng 1, 2 âm lịch hằng năm thường có mưa phùn, gió bão, nhưng bây giờ vào tháng 2 âm lịch thì trời nắng gắt. Còn ñến tháng 10, 11 âm lịch trước ñây trời lạnh ghê lắm, nhưng bây giờ ít lạnh hơn nhiều” – Ông Lê Ninh – Trưởng thôn Lương Lộc. 37 Bảng 3.9: Thời gian hạn hán xảy ra ở 2 xã Phú Lương và Vinh Hà Ý kiến người dân ñịa phương Thời gian xảy ra Số người Tỉ lệ % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 29 14,2 151 75,8 20 10 Ghi chú: Bảng 3.10: Ý kiến của người dân ñịa phương về tần suất và cường ñộ hạn hán trong 10 năm trở lại ñây Xã Phú Lương Xã Vinh Hà Chỉ tiêu Tăng Ổn ñịnh Giảm Tăng Ổn ñịnh Giảm Tần suất 32 % 68 % 0 % 39 % 61 % 0 % Cường ñộ 27 % 73 % 0 % 35 % 65 % 1 % Theo người dân xã Phú Lương và xã Vinh Hà thì những ñợt hạn hán khắc nghiệt nhất thường rơi vào tháng VI – VII (bảng 3.9). Tần suất và cường ñộ của hạn hán xảy ra ở xã Vinh Hà so với 10 năm trước là ổn ñịnh, chiếm trên 60%, một số còn tăng lên, chiếm dưới 40% (bảng 3.10). Có ñược những kết quả trên là do những năm gần ñây xã Phú Lương và Vinh Hà nói riêng và huyện Phú Vang nói chung ñã nhận ñược một lượng nước ngọt rất lớn từ hồ Truồi. 3.1.4. Lốc xoáy Lốc là những xoáy nhỏ cuốn lên, trong ñó gió trong hoàn lưu nhỏ cỡ hàng chục, hàng trăm mét, nó thường xảy ra nhanh và không lan rộng, thường xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không dự báo ñược [1]. Theo Trung tâm dự báo KTTV TTH [34] thì lốc, tố là những thiên tai thường xảy ra ở tỉnh TTH. Mặc dù phạm vi ảnh hưởng không rộng như bão nhưng sức gió trong lốc rất mạnh, ñôi khi kèm theo mưa ñá, gây thiệt hại ñáng kể cho ñịa phương. Có xảy ra hạn hán Không xảy ra hạn hán 38 Trong những năm gần ñây số cơn lốc xảy ra trên ñịa bàn TTH ngày càng gia tăng, nhất là vào những năm có hiện tượng El Niño như 1993, 1997, 2002. Từ năm 1993 ñến nay trung bình hàng năm có khoảng 4 cơn lốc. ðáng chú ý là cơn lốc ngày 25/IX/1997 với sức gió cấp 10 qua huyện Phú Vang và thành phố Huế làm thiệt hại 8 tỷ ñồng. Gần ñây hai cơn lốc mạnh cấp 10 xảy vào ngày 27/III/2005 và ngày 28/IV/2005 tại hai huyện Nam ðông và A Lưới ñể lại thiệt hại hơn 2 tỷ ñồng. Thời gian xuất hiện của lốc, tố thường vào thời kỳ chuyển mùa: tháng IV, tháng V và tháng VIII, tháng IX và có thể xuất hiện nhiều vùng trên ñịa bàn của tỉnh. Cơn lốc mạnh nhất ñã quan sát ñược ở TTH là 144 km/giờ (cấp 13) vào ngày 7/IV/1981 ở A Lưới kèm theo mưa ñá có ñường kính lớn nhất là 5 cm. Lốc xoáy rất hiếm khi xảy ra tại xã Phú Lương và xã Vinh Hà nói riêng cũng như toàn huyện Phú Vang nói chung. Tuy nhiên, mỗi khi có cơn lốc xoáy, thì cây cối và nhà cửa bị gió xoáy cuốn ñi rất nhanh và không thể phòng tránh kịp thời. Theo bảng phỏng vấn nhóm chủ chốt ñối với lãnh ñạo xã thì vào năm 2007, có 1 cơn lốc ñã cuốn 11 ngôi nhà ở thôn Lê Xá Tây ở xã Phú Lương. 3.1.5. Nhiễm mặn Xâm nhập mặn là những hiện tượng nước biển xâm nhập qua các con ñê, ñập vào các ñồng ruộng, ao hồ và các vùng ñất ven biển [1]. Xâm nhập mặn thường xảy ra hàng năm, nhất là trong những năm có hiện tượng El Niño ở TTH. Tuy không gây ra chết người nhưng nhiễm mặn ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành dân sinh, kinh tế như: nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, môi trường và sức khoẻ. Khoảng cách lớn nhất mà ñộ mặn xâm nhập vào sông Hương quan trắc ñược là khoảng 30 km. Xâm nhập mặn gây hậu quả tiêu cực ñến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái ở vùng ñất thấp ven sông Hương, sông ðại Giang và sông Triệu Hóa. Diện tích bị ảnh hưởng khoảng 2.000 - 2.500 ha [34]. Nhiễm mặn là loại thiên tai thường xuyên xảy ra ở xã Vinh Hà vào các tháng từ III - V hằng năm, nó thường gây tác ñộng rất lớn ñến việc NTTS và hoạt ñộng canh tác nông nghiệp ở các thôn giáp với ñầm phá của xã Vinh Hà. 39 Bảng 3.11: Thời gian các ñợt nhiễm mặn xảy ra ở xã Vinh Hà Ý kiến người dân ñịa phương Thời gian xảy ra Số người Tỉ lệ % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 20 20 70 70 10 10 Ghi chú: Bảng 3.12: Ý kiến của người dân ñịa phương về tần suất và cường ñộ các ñợt nhiễm mặn trong 10 năm trở lại ñây Chỉ tiêu về các ñợt nhiễm mặn Tăng Ổn ñịnh Giảm Tần suất 54,9 % 45,1 % 0 % Cường ñộ 37,4 % 62,6 % 0 % Theo người dân xã Vinh Hà thì các ñợt nhiễm mặn thường xuyên xảy ra từ tháng III – VII, nhưng tập trung chủ yếu từ tháng III – V (bảng 3.11). Tần suất và số ñợt nhiễm mặn trong năm có chiều hướng gia tăng (bảng 3.12). Tần suất các ñợt nhiễm mặn ở xã Vinh Hà so với 10 năm gần ñây tăng lên ñáng kể, chiếm 54,9 %; cường ñộ mặn ổn ñịnh với 62,6 %. Sự gia tăng này phù hợp với các kịch bản BðKH Việt Nam [5]. 3.1.6. Triều cường và sự gia tăng mực nước biển Triều cường hay nước biển dâng là sự dâng mực nước của ñại dương trên toàn cầu, trong ñó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào ñó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt ñộ của ñại dương và các yếu tố khác. Tuỳ theo cường ñộ của bão, nước dâng có thể gây thiệt hại ở vùng thấp ven biển [4]. Ở khu vực TTH, theo Nguyễn Việt (2001) [34], nước dâng ñã quan sát trong cơn bão CECIL 1985 ở Thuận An 1,9 m, ở Lăng Cô 1,7 m, nước dâng ñã tràn qua ñê Có xảy ra nhiễm mặn Không xảy ra nhiễm mặn 40 ngăn mặn ñi sâu vào ñất liền 2 – 3 km và khoảng 1,0 m trong cơn bão Yangsane 2006. Nước dâng kết hợp triều cường làm mực nước biển cao 3 - 4 m, tràn vào ñất liền 2 – 3 km. Theo tính toán của các nhà khoa học [5] trong kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao vào giữa thế kỷ XXI là 28 - 33 cm và ñến cuối thể kỷ XXI là 65 – 100 cm so với thời kỳ 1908 - 1997. Bảng 3.13: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 – 1999 Các mốc thời gian của thế kỷ XXI Kịch bản 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65 Trung bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 75 Cao (A1FI) 12 17 24 33 44 57 71 86 100 Nguồn: [5] Ở xã Vinh Hà, triều cường có tác ñộng từ tháng VI – XI vì xã Vinh Hà có 3 mặt giáp ñầm phá. Bình thường thì triều cường không nguy hiểm, nhưng khi triều cường kết hợp với lũ lụt thì làm cho nước lên nhanh và mực nước lên cao gây nguy hiểm ñến tính mạng của những người dân ở ñây. Hiện nay do sự BðKH và nước biển dâng hằng năm nên ñây là một trong những hiểm họa tiềm ẩn mà người dân ở xã Vinh Hà nói riêng và một số xã ở phía ðông của huyện Phú Vang nói chung phải ñối mặt. Hộp 3: Phỏng vấn cán bộ chủ chốt xã Vinh Hà “Vào mùa hè năm những năm 1990, chúng tôi thường xuyên chơi ñá bóng, ñi xe ñạp và tắm ở ñầm Hà Trung – Thủy Tú, vì lúc ñó vào mùa hè mép nước cách xa con ñường làng ở thôn Hà Giang khoảng 100m, nhưng mùa hè hiện nay chúng tôi không thể ñá bóng, ñi xe ñạp hay vui chơi ở ñó ñược vì nước ở phá ñã dâng lên tới sát ñường làng rồi” – Ông ðặng Triều – Công an viên xã – Chủ tịch Hội nghề cá xã Vinh Hà tâm sự. 41 Bảng 3.14: Thời gian triều cường xảy ra ở xã Vinh Hà Ý kiến người dân ñịa phương Thời gian xảy ra Số người Tỉ lệ % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 6 14,6 22 53,7 13 31,7 Ghi chú: Bảng 3.15: Ý kiến của người dân ñịa phương về tần suất và cường ñộ triều cường trong 10 năm trở lại ñây Chỉ tiêu về các ñợt triều cường Tăng Ổn ñịnh Giảm Tần suất 78 % 22 % 0 % Cường ñộ 56,1 % 43,9 % 0 % Nhìn vào bảng 3.14 chúng ta thấy rằng, các ñợt triều cường có thể gây hại thường tập trung vào các tháng từ tháng IX - XII hằng năm, ñây cũng là những tháng mưa bão thường xuyên ở tỉnh TTH. ða số những người dân ở xã Vinh Hà ñược hỏi ñều trả lời rằng Tần suất và cường ñộ của các ñợt triều cường là tăng lên ñáng kể so với 10 năm trước ñây, chiếm 78 % và 56,1 % (bảng 3.15). Qua phỏng vấn chủ chốt tác giả nhận thấy rằng mực nước ñầm Hà Trung – Thủy Tú ñã dâng lên 100 m, tiến sát mép ñường ñi của người dân sống phía ðông Nam của xã Vinh Hà. ðiều này có thể nói lên rằng, BðKH và nước dâng ñã ảnh hưởng trực tiếp ñến cuộc sống của người dân xã Vinh Hà, do vậy họ ñang ñối mặt với sự ñan xen của các loại thảm họa nguy hiểm trong bối cảnh BðKH hiện nay. Những nhận ñịnh, ý kiến ñánh giá của người dân và CQðP xã Vinh Hà phù hợp với nhận ñịnh của [4] về tốc ñộ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3 mm/năm (giai ñoạn 1993 - 2008). Có xảy ra triều cường Không xảy ra triều cường 42 3.1.7. Thiên tai liên quan ñến tử vong Hằng năm người dân của tỉnh TTH nói chung và hai xã Phú Lương và Vinh Hà thường xuyên bị thiệt hại về tính mạng con người, gia súc, gia cầm, tài sản, nhà cửa, mùa màn hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai gây ra (bảng 3.16, bảng 3.17). Bảng 3.16: Hậu quả của thiên tai ñối với tỉnh Thừa Thiên Huê từ 1983 – 2006 Năm Thiên tai Thiệt hại 1983 Lũ lụt 252 người chết, 115 bị thương 1985 Bão 604 người chết, 234 bị thương, 98 mất tích 1989 Bão, lũ lụt 53 thiệt mạng 1992 Lũ lụt 7 bị thiệt mạng, 12 tỷ ñồng 1998 Lũ lụt 31 thiệt mạng, 168, 120 tỷ ñồng 1999 Lũ lụt 373 thiệt mạng, 1.761, 820 tỷ ñồng 2000 Bão, lũ 5 thiệt mạng, 73,6 tỷ ñồng 2001 Bão, lũ lụt 5 người thiệt mạng, 15, 135 tỷ ñồng 2002 Bão, lũ lụt 9 người thiệt mạng, 15 tỷ ñồng 2003 Bão, lũ lụt 5 người thiệt mạng, 27, 220 tỷ ñồng 2004 Bão, lũ lụt 10 người thiệt mạng, 248 tỷ ñồng 2005 Bão, lũ lụt 7 người thiệt mạng, 157 tỷ ñồng 2006 Bão, lũ lụt 8 người thiệt mạng, 2931,09 tỷ ñồng Nguồn: [12], [34]. Bảng 3.17: Hậu quả của thiên tai ñến 2 xã Phú Lương và Vinh Hà Năm Thiên tai Thiệt hại 1983 Lũ lụt 10 người chết ở Vinh Hà, 15 người chết ở Phú Lương. 1985 Bão 33-35 người chết ở Vinh Hà, Phú Lương 20 người chết, 100 % nhà bị tốc mái và bị sập. 1989 Bão, lũ lụt Không có người chết, 80-100% tốc mái 1999 Lũ lụt 3 người chết ở Phú Lương và không có người chết ở xã Vinh Hà. 2004 Bão, lũ lụt Không có người chết, tốc mái 30-50% nhà 2006 Bão, lũ lụt Không có người chêt, tốc mái 20-30% nhà Theo người dân ñịa phương, kể từ các trận bão 1985, trận lũ lịch sử năm 1999 ñến nay, số người chết, bị thương và thiệt hại về tài sản, mùa màn của người dân 2 xã Phú Lương và Vinh Hà ñã giảm ñi ñáng kể. ðiều này là do những năm gần ñây cuộc 43 sống của ñại ña số người dân ở 2 xã Phú Lương và Vinh Hà ñã khá hơn, họ ñã xâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNoidungLuanvan.pdf
  • docBaibaoKH-Q.doc
  • pdfBiaLVThSiQ.pdf
  • docCam doan - Loi cam on.doc
  • pdfPhuLuc.pdf
  • pdfTomtatLvan.pdf
Tài liệu liên quan