Luận văn Ảnh hưởng ban đầu của gia nhập wto tới chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Văn Giang tỉnh Hưng Yên

 Cùng phải đổi mặt với những khó khăn về điều kiện tự nhiên, nguồn lực. Ngày nay con người thay vì việc đấu tranh thì quay sang hợp tác toàn cầu, để có thể cùng nhau phát triển. Việt Nam qua khoảng thời gian thủ thách thì cho đến tháng 7 năm 2006 đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Cùng với các cơ hội mà chúng ta có được là những khó khăn, thách thức lớn trên nhiều lĩnh vực. Nông nghiệp là lĩnh vực rất nhạy cảm khi chúng ta tham gia hộ nhập vào WTO, ngay sau khi gia nhập được hai năm chính sách giảm thuế nhập khẩu đối các sản phẩm thịt co hiệu lực. Thì ngành chăn nuôi đã hoàn toàn gặp phải những khó khăn thực sự khi phải trực tiếp cạnh tranh các sản phẩm thịt của các nước.

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng ban đầu của gia nhập wto tới chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Văn Giang tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thăn tặng 238 xuất quà cho các hộ chính sách, hộ nghèo khó khăn với tổng kinh phí là 13 triệu đồng Tóm lại qua phân tích trên có thể thấy hệ thống cơ sở hạ tầng của thị trấn là khá tốt, trong vài năm gần đây ngành kinh tế dịch vuj thương mại và ngành xây dựng có chiều hướng phát triển mạnh đã kéo theo nông nghiệp phát triển toàn diện, tạo đà cho phát triển nâng cao mức sống của nhân dân không những về mặt vật chất mà về mặt dân trí. 3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh Qua bảng 3.4 cho ta thấy giá trị sản xuất của thị trấn tăng lên qua các năm, bình quân 3 năm tăng 17,91%, ba ngành cơ bản tạo thu nhập cho thị trấn là: Nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ. Trong năm 2006 thì nông nghiệp là ngành mang lại thu nhập cao nhất cho thị trấn đạt 26160 (trđ). Nhìn vào bảng qua 3 năm đối ngành nông nghiệp thì nguồn thu lớn nhất là từ chăn nuôi. Cho thấy ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng khi đóng góp đến hơn 30% trong tổng nguồn thu từ ngành nông nghiệp. Tỷ trọng này lớn hơn cả bình quân chung của cả nước về đóng góp từ ngành chăn nuôi cho ngành nông nghiệp nói chung. Điều này cho thấy rằng ngành chăn nuôi của thị trấn đang ngày một phát triển tốt hơn. Trong năm 2006 khi nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn thì dịch vụ lại chiếm có 25349 (trđ) nhưng sau 2 năm năm 2008 thì tỷ trọng nông nghiệp đóng góp vào GDP của thị trấn là 34,99% còn ngành dịch vụ chiếm 39%. Điều này cho thấy ngành dịch vụ đang ngày một khẳng định vai trò của nó. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giá trị sản suất cũng tăng dần qua 3 năm và ngày càng đem lại được thu nhập cho bà con. Qua đó cho thấy thị trấn không những có khả năng phát triển nông nghiệp mà còn có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả hai ngành nay thì chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, công trình thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp hiện đại nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước. Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 0 Diễn giải Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh(%) SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%) 08/07 07/06 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 69543 100,00 87848 100,00 96572 100,00 126,48 109,93 117,91 1. Giá trị sản xuất ngành NN 26160 37,61 31723 36,11 33800 34,99 121,26 106,54 113,66 + Trồng trọt 116,93 44,7 13541,3 42,4 15200 44,97 115,03 113 114,14 + Chăn nuôi 9548,4 36,5 12054,7 38 11830 35 126,24 98,13 111,24 + Thuỷ Sản 4918,08 18,8 6217 19,6 6770 20,02 126,41 108,89 117,32 2. CN – TTCN – XD 18034 25,93 23104 26,3 25108 25,99 128,11 108,67 118 3. Thương mại - Dịch vụ 25349 36,45 33021 37,59 37664 39 130,26 114,06 121,9 II. Chỉ tiêu bình quân 1. GTSX/ Khẩu 7,79 10,37 10,44 133,11 100,6 115,71 2. GTSX/ Hộ 32,8 39,84 41,96 121,46 105,32 113,1 3. GTSX ngành NN/ Hộ 12,28 14,38 14,68 117,48 102,08 109,5 4. GTSX CN-TTCN/Hộ 8,5 10,47 10,91 123,17 104,2 113,29 5. GTSX TM-DV/ Hộ 11,95 14,97 16,37 125,27 109,35 117,03 (Nguồn : Ban thống kê thị trấn Văn Giang) Thông qua các chỉ tiêu trên cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của thị trấn đang phát triển rất tốt, bình quân qua các năm đều tăng, đã nâng cao bình quân thu nhập đầu người lên. Qua thực tế cho thấy có gần 100% người dân trong thị trấn có ti vi có đến 75% các hộ trong thị trấn đã có xe máy. Thu nhập bình quân / hộ năm 2006 là 32,8 trđ/năm đến năm 2008 tăng lên 41,96 trđ/năm cho thấy rằng thu nhập của nhân dân ngày một cải thiện. Chúng ta khẳng định vai trò của ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của thị trấn, song không thể không khẳng định vai trò của ngành nông nghiệp đối với nhân dân trong vùng. Và ngay hiện tại ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thì việc tạo tâm lý ổn định cho người nông dân sản xuất trên mảnh đất của họ thật không đơn giản. Chính vì vậy mà thị trấn cần có các phương thức sản xuất, các thửa ruộng quy mô hợp lý để có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và ý nghĩa quan trọng trong cải thiện đời sống cho nhân dân trong vùng. Nhận xét: Qua tìm hiểu tình hình chung của thị trấn thì người dân nơi đây có nhiều thuận lợi và không ít khó khăn và thách thức đặt ra. * Về thuận lợi: + Trong quá trình sản xuất nông nghiệp người dân đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của xã trong công tác dồn điền đổi thửa, để bà con đầu tư phát triển các trang trại thành các khu tập trung. Đây là một dấu hiệu của việc ngành chăn nuôi theo quy mô lớn đang ngày một mang lại thu nhập cao cho người dân nơi đây. + Nằm ở trung tâm của huyện lại cách Hà Nội không xa việc đi lại trao đổi mua bán tiêu thụ các sản phẩm của địa phương không gặp nhiều khó khăn. * Về khó khăn: + Hệ thống kênh mương và thuỷ lợi chưa thực sự đảm đương được nhu cầu của bà con nông dân trong lúc thời vụ căng thẳng, tình trạng thiếu nước cho sản xuất vẫn xảy ra. + Hợp tác xã chưa biết tận dụng hợp lý nguồn lực vốn có của mình, hầu như do bà con tự quyết định trong sản xuất, hợp tác xã không có định hướng hay giúp đỡ bà con trong việc chon lựa cây con mang lại hiệu quả cao nhất. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu Chăn nuôi lợn là ngành truyền thống đã có từ lâu đời, trong những năm gần đây chăn nuôi cả nước và của thị trấn Văn Giang nói riêng phát triển mạnh. Hiện nay ở Thị trấn Văn Giang đã có 42 hộ chăn nuôi được công nhận là trang trại, với quy mô chăn nuôi ngày một lớn song hình thức chăn nuôi nhỏ ở các hộ vẫn còn tồn tại. Ở thị trấn có 3 thôn là Đan Nhiễm, Công Luận 1 và Công Luận 2, song thôn Đan nhiễm là thôn chăn nuôi lợn nhiều nhất và nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn, 2 thôn còn lại thì cũng chăn nuôi lợn song quy mô nhỏ lẻ và ngoài ra còn có thêm ngành thủ công và ngành trồng cây cảnh. Do đặc điểm của từng thôn khác nhau chính vì vậy mà số hộ và trang trại chọn để điều tra mỗi thôn khác nhau để đảm bảo tỷ lệ nhất định đáp ứng nhu cầu của đề tài và đảm bảo tính đại diện cho thị trấn. Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, trong toàn bộ số hộ chăn nuôi của thị trấn theo cách chọn ngẫu nhiên chọn ra các hộ sao cho các hộ có cùng một xác suất được chọn là như nhau. Đảm bảo các hộ đựơc chọn không hoàn lại tổng thể và đảm bảo mang tính đại diệncho toàn thị trấn. 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Là số liệu về tình hình dân số - lao động, tình hình sử dụng đất đai, kết quả sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng – vật chất và đời sống văn hoá. Thông qua các báo cáo tình hình chăn nuôi, các báo cáo tổng kết năm, các báo cáo định hướng phát triển của xã,các báo cáo tổng kết của phòng thống kê, phòng địa chính của thị trấn, các tạp chí kinh tế, tạp chí nông nghiệp nông thôn, internet, qua các luận văn tốt nghiệp của khoá trước, sách báo liên quan đến tiến trình hội nhập và các cam kết trong quá trình hội nhập… - Số liệu sơ cấp : Trong đó các thông tin thu thập là thông tin chung về hộ: tên chủ hộ, tuổi chủ hộ, giới tính, tư liệu sản xuất, kết quả sản xuất..Thông tin cơ bản phục cho nghiên cứu đó là các loại chi phí và nguồn thu từ chăn nuôi lợn thịt qua hai năm 2007 và 2008. Số liệu này chủ yếu là do tiến hành điều tra tai điểm nghiên cứu. Tôi tiến hành lập phiếu điều tra và tiến hành điều tra theo phiếu đã lập. Tổng số hộ điều tra là 60 hộ trong đó có cả trang trại và theo tỷ lệ là: 15 trang trại và 45 hộ chăn nuôi. Trong đó 15 trang trại tập trung thôn Đan Nhiễm, 20 hộ ở thôn Công Luận 2, 25 hộ ở thôn Công Luận 1. Ở quy mô hộ chăn nuôi chia làm hai nhóm hộ: - Quy mô vừa: Quy mô chăn nuôi từ 30 đến < 100 con/hộ. - Quy mô lớn: Quy mô chăn nuôi >100 con/hộ. 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu Sau khi thu thập đủ số liệu điều tra các hộ, chúng tôi tiến hành kiểm tra chuẩn hoá các thông tin, thiết lập các bảng biểu thống kê, và các biểu tổng hợp theo nội dung nghiên cứu. 3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả + Nhằm phản ánh được số lượng lợn được chăn nuôi các năm trước và sau khi ra nhập WTO để so sánh và đưa ra xu hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt của thị trấn trong tiến trình hội nhập. + Phản ánh thu nhập các nhóm hộ chăn nuôi lợn thịt qua hai năm 2007 và 2008. 3.2.4.2 Phương pháp đánh giá tác động ảnh hưởng bằng so sánh TRƯỚC - SAU Chúng ta phải so sánh giữa trước và sau khi gia nhập và so sánh việc có tác động và không có tác động tới hộ chăn nuôi. Song trong nghiên cứu này không thể loại trừ việc không bị ảnh hưởng do vậy mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh hai thời điểm trước và sau khi có chính sách nhập khẩu thịt lợn từ nước ngoài vào đầu năm 2008. Các chỉ tiêu dùng để so sánh hai thời điểm trước và sau khi gia nhập đó là: + Quy mô chăn nuôi: tính bình quân số con/ hộ, trang trại qua hai năm 2007 và 2008. + Giá thành sản xuất: so sánh các loại chi phí trong chăn nuôi lợn thịt qua hai năm. + Công nghệ sử dụng: Sử dụng giống có bao nhiêu % giông lợn ngoại qua hai năm. + Tình hình tiêu thụ: so sánh giá lợn hơi qua hai năm. + Thu nhập TB/ 100 kg lợn hơi: So sánh hai năm 2007 và 2008. 3.2.4.2 Sử dụng kiểm định thống kê Dùng kiểm định t để kiểm định thống kê so sánh hai thời điểm trước và sau: T = Trong đó: = : Trung bình giả định không khác biệt = 0 = Mà S2 = Mà SS = 2 - Giả thiết Ho: = 0 không có sự khác biệt của chỉ tiêu nghiên cứư trước và sau khi gia nhập. H1: # 0 có sự khác biệt của chỉ tiêu nghiên cứư trước và sau khi gia nhập. Tkđ = bậc tự do df1 + df2 = n1 + n2 - 2 Nếu > tra bảng: thì bác bỏ Ho, chấp nhận H1 Nếu < tra bảng thì bác bỏ H1, chấp nhận Ho 3.2.5 Các chỉ tiêu dùng để nghiên cứu - Chỉ tiêu phản ánh kết quả + Giá trị sản xuất ( GO ): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm gồm cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ trên một đơn vị sản xuất. GO = Σ Qi . Pi Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm loại i Pi là giá sản phẩm loại i + Chi phí trung gian ( IC ): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: Thức ăn, thú y.. IC =Σ Cj Trong đó: Cj là các khoản chi chi phí vật chất, dịch vụ thứ j trong kỳ + Giá trị gia tăng ( VA ): là phần giá trị tăng thêm nguồn lao động trong khi sản xuất 1 chu kỳ sản xuất. VA = GO – IC + Thu nhập hỗn hợp ( MI ): là phần còn lại của giá trị tăng sau khi trừ đi các khoản khấu hao TSCĐ, chi phí phân bổ và lãi tiền vay. MI = VA – ( khấu hao + chi phí phân bổ + trả lãi tiền vay ) - Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất của hộ + Lao động bình quân/ hộ + Cơ cấu lao động theo loại lao động ( lao động gia đình và lao động thuê ) PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Những thay đổi với ngành chăn nuôi lợn thịt khi Việt nam gia nhập WTO Cùng phải đổi mặt với những khó khăn về điều kiện tự nhiên, nguồn lực. Ngày nay con người thay vì việc đấu tranh thì quay sang hợp tác toàn cầu, để có thể cùng nhau phát triển. Việt Nam qua khoảng thời gian thủ thách thì cho đến tháng 7 năm 2006 đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Cùng với các cơ hội mà chúng ta có được là những khó khăn, thách thức lớn trên nhiều lĩnh vực. Nông nghiệp là lĩnh vực rất nhạy cảm khi chúng ta tham gia hộ nhập vào WTO, ngay sau khi gia nhập được hai năm chính sách giảm thuế nhập khẩu đối các sản phẩm thịt co hiệu lực. Thì ngành chăn nuôi đã hoàn toàn gặp phải những khó khăn thực sự khi phải trực tiếp cạnh tranh các sản phẩm thịt của các nước. Tính chung 8 tháng đầu năm 2008, sản lượng thịt đông lạnh nhập khẩu đã tăng gấp gần 3 lần so với cả năm 2007, bao gồm: 6.086 tấn thịt đỏ, 103.401 tấn thịt gà; 8.612 tấn thịt lợn. Mặt khác, nước ta giảm thuế nhập khẩu thực phẩm quá nhanh so với lộ trình cam kết khi gia nhập WTO. Cụ thể, theo cam kết gia nhập WTO, đến năm 2012, Việt Nam mới phải giảm thuế nhập khẩu thịt heo tươi hoặc ướp lạnh xuống 25%, nhưng hiện nước ta đã giảm mức thuế này xuống còn 20%; còn thuế nhập khẩu thịt bò thay vì đến năm 2012 mới giảm xuống còn 14% thì mức thuế hiện được áp dụng là 12%. Giá nhiều loại thịt nhập khẩu rẻ hơn hàng trong nước khoảng 30-40% do được sản xuất tập trung theo quy mô lớn, dạng công nghiệp, không phải qua nhiều trung gian (từ sản xuất thức ăn và khâu chăn nuôi đến khâu bán hàng) nên giảm được giá thành sản xuất. Còn ở nước ta, chăn nuôi còn ở dạng nhỏ lẻ và phải qua nhiều trung gian nên chi phí tăng cao. Cụ thể, có tới 5 trung gian trong chuỗi sản xuất-phân phối thịt heo như: người sản xuất thức ăn gia súc, thuốc thú y; người bán thức ăn gia súc, thuốc thú y; người nuôi heo; người mua heo hơi; người bán thịt heo. Nhằm khôi phục sản xuất chăn nuôi trong nước, Chính phủ đã điều chỉnh thuế nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu. Cụ thể, các sản phẩm thuộc các nhóm 0201 là thịt trâu, bò, lợn tươi hoặc ướp lạnh và đông lạnh thuế sẽ tăng thêm 5 – 7 %. Các loại thịt lợn nhập khẩu có mức thuế mới 27 % so với 20 % trước đây. *) Cái thay đổi đầu tiên mà chúng ta cần nói đến đó là giá thịt hơi trong nước giảm mạnh. Năm 2007 là một năm thành công đối với người chăn nuôi lợn thịt trong nước, khi mà giá thịt lợn hơi liên tục tăng theo các tháng của năm 2007. Đặc biệt vào thời điểm cuối năm, lúc này nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm này tăng mạnh do sử dụng vào đám hỏi, dịp lễ tết…Tại các chợ bán lẻ giá thịt vào tháng 11 đã tăng khoảng 10-15% so tháng 10, và tăng lên khoảng 25- 30% so với tháng 3. Giá lợn hơi vào những tháng đầu năm 2007 giao động trong khoảng từ 15000 – 18000 đồng/kg, vào những tháng cuối năm thì giá lợn hơi tăng vọt giao động khoảng 28000 – 34000 đồng/ kg. Việc giá lợn hơi liên tục tăng giá tại các tỉnh thành trong cả nước đã làm cho ngành chăn nuôi của nước ta trong tình trạng là cầu lớn hơn cung. Bảng 4.1 Tình hình giá lợn hơi tháng 1 ở một số tình thành năm 2008 ĐVT: Đồng/kg Mặt hàng và quy cách Hà Nội Lạng Sơn TP.HCM Đà Nẵng Nghệ An Lợn hơi 80 kg/con trở lên 27000 30000 35000 32000 30000 Thịt lợn mông sấn Loại 1 50000 55000 54000 55000 50000 ( Nguồn: www. agroviet.gov.vn) Càng vào thời điểm lễ tết thì giá thịt lại càng leo thang hơn nữa (bảng 4.1). Giá tại thời điểm này phản ánh được mức giá cuối năm 2007 và đầu năm 2008, giá thịt những tháng đầu năm 2008 vẫn tiếp tục tăng cho đến khi chính sách nhập khẩu thịt lợn được thực hiện vào tháng tháng 8/2008 thì giá thịt lợn những tháng cuối năm đã có những thay đổi lớn. Giá thịt lợn hơi đã giảm một cách nhanh chóng qua( Đồ thị 4.1). Giá lợn hơi tăng mạnh vào những tháng đầu năm 2008 và giảm mạnh vào những tháng cuối năm 2008. Điều này là kết quả của giá thịt lợn nhập khẩu vào trong nước làm cho giá thịt trong nước cao hơn giá thịt nhập khẩu. Một kết quả tất yếu là giá thịt lợn trong nước muốn tiêu thu được đành phải giảm giá và giảm một cách mạnh mẽ. Đã làm cho đồ thị đi xuống mức 27000 đồng/ kg, trong khi giá cám thức ăn tăng lên đến 80% so năm 2007. Đây là một ảnh hưởng rất mạnh cho ngành chăn nuôi, khi mà ra nhập sân chơi chung thì sự thay đổi nhỏ của nền kinh tế thế giới hoàn toàn có thể ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế trong nước. Nhưng cái mà chúng ta thấy mạnh nhất khi chúng ta ra nhập WTO thì ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp thì việc giảm thuế nhập khẩu đã làm cho ngành chăn nuôi của nước ta phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh quá lớn khi mà việc trợ cấp cho ngành nông nghiệp lớn hơn chúng ta rất nhiều. Lý do đó giải thích việc chúng ta hoàn toàn không khả năng cạnh tranh về giá với các sản phẩm thịt lợn của các nước, ngay khi thịt tràn vào trong nước ngay lập tức giá thịt của chúng ta bị rớt giá cách nhanh chóng. Đồ thị 4.1 Giá bán buôn lợn hơi tại một số tỉnh năm 2008 (Nguồn : www. Agroviet.gov.vn) *) Ảnh hưởng thứ hai mà chúng ta cần nói đến đó là chi phí thức ăn tăng mạnh. Trong chăn nuôi thì chi phí thức ăn chiếm đến 70% trong tổng chi phí, chính vì vậy mà khi chi phí này thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi. Ngành chăn nuôi của Việt Nam thì chưa chủ động được nguồn nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Các nguyên liệu này hầu hết là nhập khẩu từ nước ngoài, khi chúng ta đã là thành viên thứ 150 của WTO những thay đổi của giá cả các mặt hàng thì cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả mà chúng ta nhập vào trong nước. So với năm 2006, giá thành phẩm một số loại TACN (ngô, khô dầu đậu tương, sắn lát, cám gạo) tăng 30 - 60%, nguyên liệu tăng 30 - 80%, có loại tăng 100%. Sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi, sản xuất thức ăn tinh mới đáp ứng 80%. Nguồn thức ăn thô, xanh cả nước đạt 66 triệu tấn so với nhu cầu 110 triệu tấn. Mỗi năm VN phải nhập khẩu từ 500 - 700 nghìn tấn ngô hạt cho chăn nuôi (khoảng 135 đến 185 triệu USD). Riêng thức ăn công nghiệp đóng gói phải nhập 40% - 50%. Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, giá hai loại nguyên liệu chính là khô đậu tương và ngô đã tăng kỷ lục. Khô đậu tương trong tháng cuối năm 2007 đã tăng tới trên 80%, từ 4.200 đồng lên 7.700 đồng/kg, ngô tăng 23%, từ 3.400 đồng lên 4.200 đồng. Nguyên nhân chính vẫn là giá nguyên liệu TACN trên thế giới liên tục tăng, giá cước vận chuyển cũng tăng khiến không ít người chăn nuôi và doanh nghiệp sản xuất TACN lâm vào thế "bí". Các công ty liên tục tăng giá bán, nhiều nhà máy nhỏ đóng cửa (Bắc Giang có 5/7 nhà máy phải đóng cửa vào hai tháng cuối năm 2007) Theo ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội TACN VN, một trong những nguyên nhân khiến trồng trọt chưa đáp ứng nhu cầu TACN là do chưa tập trung đầu tư thuỷ lợi cây trồng TACN. Diện tích ngô tưới thấp, chủ yếu nhờ nước trời. Thực tế, ở các vùng ngô có hồ đập lớn liên tục đưa nước vào, năng suất cao hơn các vùng nhỏ lẻ khác từ 1 - 1,5 tấn/ha. Đối với đỗ tương, ngành chăn nuôi nước ta không có tiềm năng do sâu bệnh phát sinh quá lớn, đất trồng cằn cỗi, chưa trồng thâm canh mà chỉ quảng canh, đồng thời hệ thống cung ứng sản xuất giống còn hạn chế nhiều về kỹ thuật. Theo ông Ngọc Châu, giá thức ăn gia súc tổng hợp tăng mãnh liệt trong thời gian qua là do nguyên liệu nhập khẩu tăng. Bao thức ăn gia súc bán ra có tới 70-80% là nguyên liệu nhập khẩu, như bã đậu nành nhập từ Mỹ, cám dừa Indonesia, bắp Trung Quốc, rồi thuốc kháng sinh, tăng trọng, huyết tương… đều nhập. Oái ăm thay Việt Nam là nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới nhưng đến cám gạo cũng phải nhập! ( Nguồn: www.vietlinh.vn) Nguyên nhân làm cho giá nguyên liệu cho chăn nuôi tăng mạnh là: Do nhu cầu vững lên và nguồn cung căng thẳng, giá ngũ cốc thô trên thị trường thế giới vẫn cao so với niên vụ trước mặc dù mức gia tăng sản lượng đạt kỷ lục. Trên thị trường ngô, giá đã bắt  đầu tăng đột biến từ giữa niên vụ trước và đạt mức cao nhất trong 10 năm qua vào tháng 2/2007 do nguồn cung thiếu hụt lớn trong bối cảnh nhu cầu về ngô để sản xuất ethanol ở Mỹ rất lớn. Tuy nhiên, giá ngô cao trong niên vụ trước tạo điều kiện gia tăng trồng ngô mạnh mẽ, và cùng với điều kiện thời tiết thuận lợi, sản lượng ngô sẽ tăng mạnh trong năm 2007/08. Sản lượng sẽ tăng mạnh nhất ở Mỹ, nước sản xuất ngô lớn nhất thế giới, và dự báo sẽ đạt kỷ lục, khiến dự trữ và xuất khẩu sẽ tăng. Sản lượng ngô tăng ở Braxin cũng sẽ giúp tăng nguồn cung cho mậu dịch ngô năm 2007/08. Giá ngô vàng Mỹ N-o2 (giao vịnh Mỹ) đạt bình quân 163 USD/tấn trong tháng 10/2007, giảm 12% so với tháng 7/2007, song vẫn cao hơn 22 USD/tấn (16%) so với mức giá bình quân trong tháng 10/2006. Mỹ là một nước đáp ứng lượng ngô lớn nhất thế giới nhưng năm 2007 Mỹ tăng lượng tiêu thụ ngô và giảm sản lượng xuất khẩu. Bên cạnh đó tại Argentina và Nam Phi, sản lượng ngô vụ 2005/2006 giảm mạnh làm nguồn cung ngô hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu ngô làm thức ăn chăn nuôi tăng nhanh ở nhiều nước châu Á, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Tại Chicago, giá ngô vàng số 2 giao ngay ngày 30/1/07 đạt 4,171 USD/Bushel (164,2 USD/tấn), tăng 8,4% so với ngày 8/1/2007. Tại Tokyo, giá ngô giao ngay tăng tới 15,2%, lên 25,8 Yên/kg. Tại Argentina giá ngô giao ngay tăng 7,2%, lên 177,1 USD/tấn, FOB. So với cùng kỳ năm 2006, giá ngô giao ngay trên nhiều thị trường hiện đã tăng 89-94%. Việc tăng giá của nguyên liệu đầu vào đã làm cho giá TACN tăng nhanh trong thời gian qua. Giá thức ăn chăn nuôi tăng nhanh một cách chóng mặt, một bao cám viên cho lợn thịt loại 25 kg tăng từ 285.000 đồng lên đến 333.000 đồng vào thời điểm những tháng cuối năm 2008. Giá ngô cũng tăng lên gấp hai lần qua hai năm, giá ngô năm 2007 là 270.000 đồng/tạ, năm 2008 tăng lên 550.000 đồng/tạ. Giá cám như vậy là tăng lên trên dưới 50% so với thời điểm trước khi có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt vào Việt Nam. Chính việc giá cám tăng mạnh như vậy đã làm cho việc chăn nuôi trong cả nước đối mặt với những khó khăn thật lớn. Giá thịt giảm mạnh , khi đó giá TĂCN lại tăng mạnh là nguyên nhân làm cho thu nhập của các hộ chăn nuôi giảm mạnh năm 2008. *) Vấn đề quan trọng là tâm lý của các hộ chăn nuôi Khi gia nhập WTO ngành chăn nuôi đã ảnh hưởng rất nhiều, hơn 8 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã phải bỏ không chăn nuôi nữa. Trên thực tế, đã có 30% các số hộ nông dân chăn nuôi bỏ hoàn toàn, hoặc từng phần kế hoạch chăn nuôi sau nhiều tháng vật lộn với khó khăn. Chi phí để sản xuất ra 1 kg lợn thịt là 31000 đồng, trong khi đó giá bán có 2700 – 28000 đồng/ kg. Làm cho người chăn nuôi không giám tăng quy mô, hầu hết các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã bỏ nuôi còn các trang trại thì giảm quy mô chăn nuôi. Lúc này người chăn nuôi đang trong tình trạng rất không yên tâm về tình hình giá cả đầu vào cũng như đầu ra đối với ngành chăn nuôi lợn thịt. Chính vì vậy mà chăn nuôi đang mang tính chất cầm chừng. Không những là chỉ mình khó khăn về giá cả mà còn các khó khăn về bệnh dịch, đàn lợn may mắn là trong lúc nuôi không hề bị bệnh thì còn may ra lời một chút nhưng nếu bị bệnh coi như là lỗ là điều chắc chắn. Việc thua lỗ nặng trong năm 2008 vừa qua đã làm cho các hộ chăn nuôi thật sự rơi vào tình trạng rất khó khăn, có những hộ đã rơi vào tình trạng nợ nần. Ngay thời điểm này người chăn nuôi đang thật sự điêu đứng khi mà thuế giảm quá sớm so với lộ trình. Thực tế người nông dân đang phải tự mình lái chèo vậy có nhận được sự hỗ trợ nào từ phía nhà nước. Bộ Tài chính vừa ban hành quyết định số 83/2008/QĐ-BTC điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Cụ thể, thịt trâu, bò, tươi hoặc ướp lạnh, đông lạnh được điều chỉnh từ 12% lên 17% ; thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 20% lên 27%; thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh là 40%; riêng cánh, đùi, gan là 20% ( mức thuế cũ chung cho các sản phẩm gia cầm trước đây là 12%. Nhưng trong thực tế người chăn nuôi vẫn phải tiếp tục vượt qua các khó khăn vì việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi của nước ta trong xu thế hội nhập này. Tóm lại việc chúng ta ra nhập WTO đã mở của cho ngành chăn nuôi lợn có thể xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia. Nhưng bên cạnh đó là những biến động về giá cả các đầu ra, đầu vào của ngành chăn nuôi mà chúng ta thực sự phải vượt qua. Những biến động của ngành chăn nuôi lợn thịt trong thời gian qua đã thực sự làm cho chúng ta cần có những giải pháp và bước đi thật đúng đắn để có thể đứng vững trên thị trường thế giới trong xu thế hội nhập như hiện nay. 4.2 Tình hình chăn nuôi lợn của thị trấn Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, cùng với những bước đầu các cơ hội là các diễn biến phức tạp của nền kinh tế khi hoà chung vào nền kinh tế thế giới. Đối với người nông dân mà nói thì các tác động thể hiện rõ nhất thông qua giá cả các loại đầu vào và đầu ra, các quyết định sản xuất chính là cau trả lời của họ ra thị trường thì chúng ta biết được mức độ ảnh hưởng của nó. Riêng các hộ chăn nuôi lợn thịt, đặc biệt là các động thái liên quan đến thuế xuất nhập khẩu các sản phẩm thịt đang tác động trực tiếp lên ngành chăn nuôi của các hộ nông dân trong nước. Cụ thể, theo cam kết gia nhập WTO, đến năm 2012, Việt Nam mới phải giảm thuế nhập khẩu thịt heo tươi hoặc ướp lạnh xuống 25%, nhưng hiện nay nước ta đã giảm mức thuế này xuống còn 20% . Bắt đầu từ việc mà chúng ta giảm thuế nhập khẩu thịt sớm hơn lộ trình và mức thuế theo cam kết của WTO, thực phẩm ngoại nhập giá rẻ đột ngột tràn vào việt nam, thu hút khá nhiều người tiêu dùng vốn không ưa chuộng thịt đông lạnh. Dẫn đến hệ quả là giá thịt trong nước xuống thấp, cùng với giá thức ăn gia súc tăng cao, khiến người chăn nuôi lao đao. Trên thực tế, đã có 30% các số hộ nông dân chăn nuôi bỏ hoàn toàn, hoặc từng phần kế hoạch chăn nuôi sau nhiều tháng vật lộn với khó khăn. Nhằm ngăn chặn nguy cơ ngành chăn nuôi tiếp tục tuột dốc, mới đây Bộ tài chính đã quyết định điều chỉnh tăng trở lại mức nhập khẩu đối với các loại thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm. Bộ tài chính vừa có thông tư 52/2009/ TT-BTC về việc điều chỉnh mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi với một số các mặt hàng trong biểu thuế nhâph khẩu ưu đãi. Đối với thịt lợn, mức thuế cao nhất dành cho thịt lợn nguyên con áp dụng chung c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33. LUAN VAN _TRA.doc
Tài liệu liên quan