MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ.i
TÓM LƯỢC.ii
MỤC LỤC .iii
DANH SÁCH BẢNG .iv
DANH SÁCH HÌNH. v
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
1.1. Đặt vấn đề . 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 1
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 2
2.1. Nguyên liệu trong sản suất rượu nếp than . 2
2.1.1. Gạo nếp. 2
2.1.2. Enzyme. 3
2.1.3. Nấm men . 5
2.1.4. Cồn tinh khiết . 8
2.2. Các quá trình xảy ra trong sản xuất rượu vang nếp than. 8
2.2.1. Quá trình hồhóa tinh bột. 8
2.2.2. Quá trình đường hóa . 9
2.2.3. Quá trình lên men . 12
2.3. Sản phẩm phụvà sản phẩm trung gian của quá trình lên men rượu . 15
2.3.1. Sựtạo thành acid. 15
2.3.2. Sựtạo thành rượu bậc cao . 16
2.3.3. Sựtạo thành ester. 17
2.4. Quy trình sản xuất rượu vang nếp than. 18
2.4.1. Sơ đồquy trình . 18
2.4.2. Thuyết minh quy trình. 19
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21
3.1. Phương tiện . 21
3.1.1. Nguyên liệu . 21
3.1.2. Hóa chất. 21
3.1.3. Trang thiết bị . 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu . 21
3.2.1. Mục đích. 21
3.2.2. Chuẩn bịmẫu. 21
3.2.3. Bốtrí thí nghiệm. 23
3.2.4. Tiến hành thí nghiệm . 23
3.2.5. Chỉtiêu theo dõi. 23
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệthực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng
6
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN. 24
4.1. Kết quảkhảo sát sự ảnh hưởng của pH đến độrượu, độBrix, độ đường
và mật sốtếbào nấm men theo thời gian đối với hai mẫu nấm men Nàng
Hương và Nàng Thơm. 24
4.2. Kết quá khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến độrượu, độBrix, độ đường
và mật số tế bào nấm men theo thời gian đối với hai mẫu nấm men
Saccharomycestrắng và Saccharomycesvàng. 29
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀNGHỊ . 36
5.1. Kết luận . 36
5.2. Đềnghị . 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 37
64 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3693 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của các loại men, PH đến quá trình lên men và chất lượng rượu vang nếp than khi lên men dịch đường đã thủy phân bằng Enzyme, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai quá trình xảy ra
song song với các mức độ khác nhau, đó là quá trình tăng sinh khối của nấm
men và quá trình rượu hóa.
Hãm cồn
Sau khi lên men, hàm lượng cồn đạt khoảng 7 – 10%V. Với hàm lượng cồn
này rất khó bảo quản và chất lượng rượu không cao. Do đó, ta phải bổ sung
thêm cồn để tăng hàm lượng cồn trong sản phẩm và tăng khả năng bảo quản
sản phẩm.
Lượng cồn thêm vào tuỳ theo nhu cầu của người tiêu dùng. Ở qui trình này
đề nghị là 20%V.
Lên men phụ
Rượu vang nếp than được lên men ở nhiệt độ cao lại không qua chưng cất,
nên sau khi lên men xong sẽ còn nhiều rượu bậc cao và các aldehyde gây độc
cho cơ thể người. Vì vậy, cần có thời gian dài để cho các sản phẩm phụ này
chuyển hóa và ổn định rượu, làm cho chất lượng rượu được tốt hơn. Thời
gian lên men phụ là 6 tháng.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 28
Chiết
Do thị hiếu của người tiêu dùng mà người ta tiến hành lọc để lấy phần dịch
bỏ phần xác nguyên liệu, rồi đem đi tồn trữ, tạo hương, sản phẩm có màu sắc
giống với màu nguyên liệu sản xuất.
Hình 6: Rượu vang nếp than
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 29
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Phương tiện
Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Bộ môn Công Nghệ Thực
Phẩm-Khoa Nông Nghiệp & SHƯD- Trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện đề tài được tiến hành từ ngày 26/02/07 đến ngày
25/05/07.
3.1.1 Nguyên liệu
- Nếp than được mua tại chợ Cần Thơ.
- Nấm men được mua ở lò men tại Cần Thơ.
- Enzyme α-amylase có nguồn gốc từ Bacillus được mua tại cửa hàng
hóa chất Cần Thơ.
3.1.2. Hoá chất
Acid citric dùng để chỉnh pH.
3.1.3. Trang thiết bị
- Chiết quang kế.
- Cồn kế.
- Tủ lạnh.
- Máy đo độ màu.
- Nhiệt kế.
- Tủ thanh trùng.
- Tủ cấy vi sinh.
- Máy đo pH.
- Cân điện tử và một số dụng cụ thông thường: bếp gas, nồi nấu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Mục đích
Khảo sát khả năng lên men, độ rượu tạo thành, pH, độ Brix và độ đường theo
thời gian của hai loại men thuốc bắc (Nàng Hương, Nàng Thơm) và hai loại
men Saccharomyces cerevisiae trắng và Saccharomyces cerevisiae vàng.
3.2.2. Chuẩn bị mẫu
Nếp than được nghiền thành bột mịn sau đó cho nước vào với tỷ lệ 4 nước/1
nếp than (lít/kg). Bột nếp được quậy đều trong nước rồi đem chỉnh pH về
5,5. Cho vào trong dịch 0,08% enzyme amylase theo thể tích rồi đem đi nấu.
Khi nhiệt độ tăng đến 72oC thì giữ cố định 10 phút ở nhiệt độ này để dịch
hóa. Nâng nhiệt độ lên đến sôi, thời gian từ lúc nâng nhiệt cho đến lúc sôi là
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 30
10 phút. Để nguội đến 70oC thì cho 6% enzyme (theo thể tích) vào để đường
hóa. Giữ cố định ở nhiệt độ 70oC 40 phút thì kết thúc quá trình đường hóa.
Hình 7: Dịch đường sau thủy phân
Khi đường hóa kết thúc thì đem dịch đường lọc lấy phần nước đem đi chỉnh
pH, sau đó thanh trùng, làm nguội đến 33oC để tiến hành lên men.
Nấm men được cho vào với tỷ lệ 1% (g/ml dịch đường) đối với men Nàng
Hương và Nàng Thơm và 0,1% (g/ml dịch đường) đối với men
Saccharomyces trắng và Saccharomyces vàng.
Các keo thủy tinh lên men được rửa sạch và phun cồn 70 độ rồi để khô trước
khi cho dịch đường và men vào.
Môi trường sử dụng nuôi cấy nấm men trong thí nghiệm là môi trường
Sabouraud.
Công thức môi trường Sabouraud
Special peptone 10g/l
Dextrose 20g/l
pH (250C) 5,6 – 6,0
Glucose 40g
Nước 1 lít
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 31
Phương pháp đánh giá cảm quan theo phương pháp cho điểm
Bảng 5: Đánh giá cảm quan theo phương pháp cho điểm (thang điểm Hedonic)
Mức mô tả Điểm tương ứng
Thích cực độ
Thích rất nhiều
Thích vừa phải
Thích hơi hơi
Không thích không chán
Chán hơi hơi
Chán vừa phải
Chán rất nhiều
Chán cực độ
9
8
7
6
5
4
3
2
1
Phương pháp đo màu bằng máy Colorimeter
Đo pH bằng máy đo pH.
3.2.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí với 3 nhân tố hoàn toàn ngẫu nhiên.
Nhân tố A: Loại men
A1: Nàng Hương A2: Nàng Thơm
A3: Saccharomyces trắng A4: Saccharomyces vàng
Nhân tố B: pH
B1: pH = 3,7 B2: pH = 4,1 B3: pH = 4,5
3.2.4. Tiến hành thí nghiệm
Sau khi đường hóa xong, dịch đường được lên men với bốn loại nấm men
khác nhau. Đối với mỗi loại nấm men, ta lấy 7 mẫu cho vào 7 keo thủy tinh
đã ký hiệu trước. Sau đó cứ cách một ngày sẽ lấy một keo ra để xác định các
chỉ tiêu theo dõi.
3.2.5. Chỉ tiêu theo dõi
- Mật số tế bào nấm men.
- pH.
- Độ Brix.
- Độ đường.
- Nồng độ rượu tạo thành.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 32
0
2
4
6
8
10
12
14
0 25 50 75 100 125 150
Thời gian (giờ)
Đ
ộ
rư
ợu 3,7
4,1
4,5
3
3,2
3,4
3,6
3,8
4
4,2
4,4
4,6
4,8
0 25 50 75 100 125 150
Thời gian (giờ)
pH
3,7
4,1
4,5
0
2
4
6
8
10
12
14
0 25 50 75 100 125 150
Thời gian (giờ)
Đ
ộ
rư
ợu 3,7
4,1
4,5
3
3,2
3,4
3,6
3,8
4
4,2
4,4
4,6
4,8
0 25 50 75 100 125 150
Thời gian (giờ)
pH
3,7
4,1
4,5
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến độ rượu, độ Brix, độ
đường và mật số tế bào nấm men theo thời gian đối với 2 mẫu nấm men
Nàng Hương và Nàng Thơm.
Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở các hình sau:
Hình 8: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa pH và độ rượu theo thời gian của mẫu
Nàng Hương và Nàng Thơm.
Hình 9: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi pH theo thời gian của mẫu Nàng Hương và Nàng
Thơm.
Ghi chú:
Đồ thị bên trái của mẫu Nàng Hương.
Đồ thị bên phải của mẫu Nàng Thơm
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 33
-5
0
5
10
15
20
0 25 50 75 100 125 150
Thời gian (giờ)
Đ
ộ
đư
ờn
g 3,7
4,1
4,5
4,5
5
5,5
6
6,5
7
7,5
8
8,5
0 25 50 75 100 125 150
Thời gian (giờ)
LO
G
(M
SV
SV
)
3,7
4,1
4,5
-5
0
5
10
15
20
0 25 50 75 100 125 150
Thời gian (giờ)
Đ
ộ
đư
ờn
g
3,7
4,1
4,5
4
6
8
10
12
14
16
18
20
0 25 50 75 100 125 150
Thời gian (giờ)
B
X
3,7
4,1
4,5
0
5
10
15
20
0 25 50 75 100 125 150
Thời gian (giờ)
B
X
3,7
4,1
4,5
6
6,5
7
7,5
8
8,5
9
0 25 50 75 100 125 150
Thời gian (giờ)
LO
G
(M
SV
SV
)
3,7
4,1
4,5
Hình 10: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa pH và độ Brix theo thời gian của mẫu
Nàng Hương và Nàng Thơm.
Hình 11: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa pH và độ đường theo thời gian của mẫu
Nàng Hương và Nàng Thơm.
Hình 12: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa pH và mật số tế bào nấm men theo thời
gian của mẫu Nàng Hương và Nàng Thơm.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 34
Trong 3 ngày đầu của quá trình lên men
Độ rượu tăng, độ Brix và độ đường giảm mạnh do nấm men sau khi cho vào
dịch đường đã nhanh chóng sử dụng lượng đường đơn có sẵn để thực hiện
quá trình lên men rượu.
pH giảm mạnh trong ngày đầu, giảm chậm lại trong thứ 2 và 3. Kết quả này
là do trong ngày đầu lượng CO2 hình thành nhiều, mặt khác do một số vi
khuẩn tạo ra acid acetic và acid acetic. Đến ngày thứ 2 và thứ 3 lượng CO2
hình thành ít hơn, độ rượu hình thành nhiều gây ức chế cho các vi khuẩn tạo
acid nên pH giảm chậm hơn so với ngày đầu.
Mật số tế bào nấm men tăng nhanh trong những ngày đầu và đạt cực đại ở
ngày thứ 3. Nấm men tăng trong 3 ngày đầu là do thời gian này dinh dưỡng
còn nhiều, nấm men phát triển nhanh theo cấp số nhân.
“ Nguyễn Đức Lượng, 2003”
Hình 13: Nấm men Nàng Thơm cấy trên đĩa petri
Ngày thứ 4 của quá trình lên men:
Độ rượu tăng, độ Brix và độ đường giảm nhưng sự thay đổi này là không
đáng kể. Nguyên nhân này là do độ đường đã gần về không.
pH trong ngày thứ 4 bắt đầu tăng nhẹ cho đến cuối quá trình lên men do hai
nguyên nhân sau:
+ CO2 không sinh ra nên không còn H2CO3.
+ Một số acid hữu cơ bị một số vi khuẩn sử dụng.
Mật số tế bào nấm men giảm nhẹ do đây là giai đoạn ổn định trong quá trình
sinh trưởng và phát triển của nấm men.
“ Nguyễn Đức Lượng, 2003”
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 35
Ngày thứ 5 và 6 của quá trình lên men:
Độ rượu, độ Brix đã ổn định còn độ đường giảm về không, quá trình lên men
kết thúc.
Mật số tế bào nấm men giảm liên tục trong hai ngày cuối do 3 nguyên nhân
sau:
+ Lượng đường trong dịch giảm nhanh dẫn đến sự cạnh tranh về dinh
dưỡng.
+ Độ rượu cao đã ức chế sự phát triển của nấm men.
+ Phần lớn tế bào nấm men đã già, sức sinh sản giảm.
Bảng 6: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến độ rượu, độ Brix, độ đường và mật
số tế bào nấm men theo thời gian đối với 2 mẫu nấm men Nàng Hương và Nàng
Thơm.
Ảnh hưởng của pH đến
Loại men pH
Độ rượu Độ Brix Độ đường MSTBNM(x107)
Nàng Hương
3,7
4,1
4,5
8,25b
8,59a
8,43ab
9,68a
8,71c
9,20b
5,14a
4,71a
4,92a
2,72a
2,98a
2,80a
Nàng Thơm
3,7
4,1
4,5
8,66b
8,75b
9,37a
9,51a
9,42a
8,94b
5,00a
4,85a
4,50a
8,28a
12,0a
14,7a
Bảng 7: Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của 2 loại nấm men Nàng Hương và Nàng
Thơm đến độ rượu, độ Brix, độ đường và mật số tế bào nấm men.
Ảnh hưởng của loại nấm men đến
Loại men
Độ rượu Độ Brix Độ đường MSTBNM(x107)
Nàng Hương
Nàng Thơm
8,42a
8,93a
9,20a
9,12a
4,92a
4,74a
3,13b
11,66a
Ghi chú:
MSTBNM: Mật số tế bào nấm men
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 36
Qua các bảng 6 và 7 cho thấy:
Mẫu men Nàng Hương có pH = 4,1 cho độ rượu cao nhất, mật số tế bào nấm
men cao nhất, độ Brix và độ đường thấp nhất. Mẫu có pH = 3,7 cho độ rượu
thấp nhất, mật số tế bào nấm men thấp nhất, độ Brix và độ đường cao nhất.
Mẫu men Nàng Thơm có pH = 4,5 cho độ rượu cao nhất, mật số tế bào nấm
men cao nhất, độ Brix và độ đường thấp nhất. Mẫu có pH = 3,7 cho độ rượu
thấp nhất, mật số tế bào nấm men thấp nhất, độ Brix và độ đường cao nhất.
Từ kết quả thống kê cho thấy:
+ Ảnh hưởng của pH lên độ rượu và độ Brix theo thời gian của men
Nàng Hương và Nàng Thơm là khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
+ Ảnh hưởng của pH lên độ đường và mật số tế bào nấm men theo
thời gian của men Nàng Hương và Nàng Thơm là không có ý nghĩa về mặt
thống kê.
So sánh giữa hai loại men thuốc bắc đã sử dụng:
Men Nàng Thơm cho độ rượu cao hơn, mật số tế bào nấm men cao hơn, độ
đường và độ Brix thấp hơn so với men Nàng Hương. Điều này có thể giải
thích do chủng loại nấm men trong men Nàng Thơm phát triển tốt trong điều
kiện thí nghiệm. Kết quả là mật số tế bào nấm men cao tiêu thụ hết đường
nhanh, độ Brix giảm nhiều nên độ rượu sinh ra nhiều.
Trong những khác biệt nêu trên thì chỉ có mật số tế bào nấm men là khác biệt
có ý nghĩa về mặt thống kê.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 37
0
2
4
6
8
10
12
14
0 25 50 75 100 125 150 175 200 225
Thời gian (giờ)
Đ
ộ
rư
ợu
3,7
4,1
4,5
3,2
3,4
3,6
3,8
4
4,2
4,4
4,6
0 25 50 75 100 125 150 175 200
Thời gian (giờ)
pH 3,7
4,1
4,5
0
2
4
6
8
10
12
14
0 25 50 75 100 125 150 175 200 225 250
Thời gian
Đ
ộ
rư
ợu 3,7
4,1
4,5
3
3,2
3,4
3,6
3,8
4
4,2
4,4
4,6
4,8
0 25 50 75 100 125 150 175 200 225 250
Thời gian (giờ)
pH
3,7
4,1
4,5
4.2. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến độ rượu, độ Brix, độ
đường và mật số tế bào nấm men theo thời gian đối với 2 mẫu nấm men
Saccharomyces trắng và Saccharomyces vàng.
Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở các hình sau:
Hình 14: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa pH và độ rượu theo thời gian của mẫu
Saccharomyces trắng và Saccharomyces vàng.
Hình 15: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi pH theo thời gian của mẫu Saccharomyces trắng
và Saccharomyces vàng.
Ghi chú:
Đồ thị bên trái của mẫu Saccharomyces trắng.
Đồ thị bên phải của mẫu Saccharomyces vàng.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 38
5
7
9
11
13
15
17
19
21
0 25 50 75 100 125 150 175 200
Thời gian (giờ)
Đ
ộ
đư
ờn
g
3,7
4,1
4,5
6
6,2
6,4
6,6
6,8
7
7,2
7,4
7,6
7,8
8
0 25 50 75 100 125 150 175 200
Thời gian (giờ)
LO
G
(M
SV
SV
)
3,7
4,1
4,5
12
13
14
15
16
17
18
19
20
0 25 50 75 100 125 150 175 200 225 250
Thời gian (giờ)
B
X
3,7
4,1
4,5
6
8
10
12
14
16
18
20
0 25 50 75 100 125 150 175 200 225 250
Thời gian (giờ)
Đ
ộ
đư
ờn
g 3,7
4,1
4,5
6
6,5
7
7,5
8
8,5
0 25 50 75 100 125 150 175 200 225 250
Thời gian (giờ)
LO
G
(M
SV
SV
)
3,7
4,1
4,5
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
0 25 50 75 100 125 150 175 200
Thời gian (giờ)
B
X
3,7
4,1
4,5
Hình 16: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa pH và độ Brix theo thời gian của mẫu
Saccharomyces trắng và Saccharomyces vàng.
Hình 17: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa pH và độ đường theo thời gian của mẫu
Saccharomyces trắng và Saccharomyces vàng.
Hình 18: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa pH và mật số tế bào nấm men theo thời
gian của mẫu Saccharomyces trắng và Saccharomyces vàng.
Trong 3 ngày đầu của quá trình lên men:
Ngày thứ nhất độ rượu tăng, mật số tế bào nấm men cũng tăng nhanh, độ
Brix và độ đường giảm mạnh do nấm men sau khi cho vào dịch đường đã
nhanh chóng sử dụng lượng đường đơn có sẵn để thực hiện quá trình lên men
rượu.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 39
Ngày thứ 2 và 3 độ rượu tăng ít, mật số tế bào nấm men giảm, độ Brix và độ
đường giảm chậm. Nguyên nhân này là do lượng đường mà nấm men sử
dụng được còn lại ít, không đủ cho nấm men lên men đến độ rượu mong
muốn (khoảng 10%V).
pH giảm mạnh trong ngày đầu, giảm chậm lại trong thứ 2 và 3. Kết quả này
là do trong ngày đầu lượng CO2 hình thành nhiều. Đến ngày thứ 2 và thứ 3
lượng CO2 hình thành ít hơn dẫn đến H2CO3 trong dịch hình thành ít nên pH
giảm chậm hơn so với ngày đầu.
Ngày thứ 4 của quá trình lên men:
Độ rượu không tăng thêm, mật số tế bào nấm men giảm do lượng đường nấm
men sử dụng được còn rất ít, sự cạnh tranh về dinh dưỡng diễn ra làm cho
quá trình lên men không thực hiện được. Để cho quá trình lên men tiếp tục,
cần bổ sung thêm một lượng đường saccarose.
“ Nguyễn Đức Lượng, 2003”
Độ Brix và độ đường tăng đột ngột là do dịch lên men được bổ sung thêm
lượng đường saccarose.
pH giảm không đáng kể do lượng CO2 không không hình thành thêm.
Ngày thứ 5 của quá trình lên men:
Độ rượu tăng nhanh, mật số tế bào tăng nhanh, độ Brix và độ đường giảm
nhiều. Đó là do nấm mem đã sử dụng lượng đường saccarose bổ sung ở ngày
thứ 4 để lên men.
“Bùi Thị Quỳnh Hoa, 2004”
pH giảm nhanh do lượng CO2 hình thành nhiều trong dịch lên men.
Ngày thứ 6 đến ngày thứ 9 của quá trình lên men:
Độ rượu tăng chậm hơn trong ngày thứ 6 và 7 rồi tiến tới ổn định ở ngày cuối
của quá trình lên men. Điều này là do lượng đường nấm men sử dụng được
cạn dần.
Độ Brix và độ đường giảm nhanh trong ngày thứ 6 và 7 do lượng đường
được nấm men sử dụng để lên men, sau đó giảm chậm lại và ổn định ở ngày
thứ 8 của quá trình lên men.
pH trong ngày thứ 6 và 7 giảm chậm do lượng CO2 hình thành ít, sau đó tăng
nhẹ ở hai ngày cuối của quá trình lên men do hai nguyên nhân sau:
+ CO2 không sinh ra nên không còn H2CO3.
+ Một số acid hữu cơ bị một số vi khuẩn sử dụng.
Mật số tế bào nấm men giảm chậm trong ngày thứ 6, sau đó giảm nhanh
trong ba ngày cuối do 3 nguyên nhân sau:
+ Đường trong dịch giảm nhanh dẫn đến sự cạnh tranh về dinh dưỡng.
+ Độ rượu cao đã ức chế sự phát triển của nấm men.
+ Phần lớn tế bào nấm men đã già, sức sinh sản giảm.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 40
“ Nguyễn Đức Lượng, 2003”
Như vậy, mặc dù lên men cùng dịch đường nhưng nấm men Saccharomyces
không lên men hết đường trong dịch như men thuốc bắc. Lượng đường còn
lại phần lớn là dextrin mà Saccharomyces không dùng được. Kết quả này
phù hợp với lý thuyết đã học.
Bảng 8: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến độ rượu, độ Brix, độ đường và mật
số tế bào nấm men theo thời gian của hai loại nấm men Saccharomyces trắng và
Saccharomyces vàng.
Ảnh hưởng của pH đến
Loại men pH
Độ rượu Độ Brix Độ đường MSTBNM(x107)
Saccharomyces
trắng
3,7
4,1
4,5
7,83a
7,20b
6,93c
14,70b
15,14a
15,26a
11,75c
12,35b
12,70a
1,88a
0,81b
0,73b
Saccharomyces
vàng
3,7
4,1
4,5
8,08a
7,55b
7,49b
14,64b
14,92a
14,98a
11,61b
12,05a
12,15a
3,18a
1,92a
1,71a
Bảng 9: Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của hai loại nấm men Saccharomyces trắng
và Saccharomyces vàng đến độ rượu, độ Brix, độ đường và mật số tế bào nấm men.
Ảnh hưởng của loại nấm men đến
Loại men
Độ rượu Độ Brix Độ đường MSTBNM(x107)
Saccharomyces trắng
Saccharomyces vàng
7,32a
7,71a
15,03a
14,84a
12,26a
11,93a
1,14a
2,27a
Qua các bảng 8 và 9 cho thấy:
Cả hai mẫu men Saccharomyces trắng và Saccharomyces vàng có pH = 3,7
đều cho độ rượu cao nhất, mật số tế bào nấm men cao nhất, độ Brix và độ
đường thấp nhất. Mẫu có pH = 4,5 cho độ rượu thấp nhất, mật số tế bào nấm
men thấp nhất, độ Brix và độ đường cao nhất.
Ghi chú:
MSTBNM: Mật số tế bào nấm men.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 41
Từ kết quả thống kê cho thấy:
+ Độ rượu và độ đường của mẫu Saccharomyces trắng ở ba mức pH
khác biệt có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%.
+ Độ Brix và mật số nấm men của mẫu Saccharomyces trắng có pH =
3,7 khác biệt có ý nghĩa so với hai mẫu còn lại ở mức ý nghĩa 5%.
+ Độ rượu, độ Brix và độ đường của mẫu Saccharomyces vàng có pH
= 3,7 khác biệt có ý nghĩa so với hai mẫu còn lại ở mức ý nghĩa 5%.
+ Mật số tế bào nấm men của mẫu Saccharomyces vàng ở ba mức pH
khác biệt không ý nghĩa.
So sánh giữa hai loại men Saccharomyces trắng và Saccharomyces vàng:
Men Saccharomyces vàng cho độ rượu cao hơn, mật số tế bào nấm men cao
hơn, độ đường và độ Brix thấp hơn so với men Saccharomyces trắng. Điều
này có thể giải thích do nấm men Saccharomyces vàng phát triển tốt trong
điều kiện thí nghiệm. Kết quả là mật số tế bào nấm men cao tiêu thụ hết
đường nhanh, độ Brix giảm nhiều nên độ rượu sinh ra nhiều. Tuy nhiên sự
khác biệt giữa hai loại men này là không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng 10: Kết quả cảm quan về 4 chỉ tiêu màu, mùi, vị và trạng thái của 4 loại men
Nàng Hương, Nàng Thơm, Saccharomyces trắng và Saccharomyces vàng.
Loại men Màu Mùi Vị Trạng thái
Nàng Hương
Nàng Thơm
Saccharonyces trắng
Saccharomyces vàng
4,6a
4,6a
4,3a
4,3a
2,8b
2,7b
4,2a
4,3a
2,4b
2,6b
4,0a
3,9a
3,7a
3,9a
2,6b
2,7b
Bảng 11: Kết quả cảm quan về mức độ ưa thích rượu thành phẩm của 4 loại nấm men
Loại men Mức độ thích
Nàng Hương
Nàng Thơm
Saccharomyces trắng
Saccharomyces vàng
6,0c
5,9bc
6,9ab
7,0a
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 42
Bảng 12: Kết quả đo mật độ quang rượu thành phẩm của 4 loại nấm men
Loại men Mật độ quang
Nàng Hương
Nàng Thơm
Saccharomyces trắng
Saccharomyces vàng
0,5065b
0,5895ab
0,6505a
0,6793a
Bảng 13: Kết quả đo mật độ quang rượu thành phẩm của các loại
nấm men ở 3 giá trị pH khác nhau
Loại men pH Mật độ quang
Nàng Hương
3,7
4,1
4,5
0,529a
0,496b
0,494b
Nàng Thơm
3,7
4,1
4,5
0,707a
0,566b
0,496c
Saccharomyces
trắng
3,7
4,1
4,5
0,727a
0,674b
0,637c
Saccharomyces
vàng
3,7
4,1
4,5
0,787a
0,594b
0,572c
Qua kết quả ở bảng 10 cho thấy:
Kết quả cảm quan về màu sắc rượu thành phẩm của 4 loại nấm men là khác
biệt không ý nghĩa. Cả 4 loại nấm men đều cho rượu thành phẩm với mức độ
ưa thích về màu sắc như nhau.
Kết quả này có thể được giải thích là do màu rượu chủ yếu là màu của
anthocyanin trong nếp than, màu này thay đổi theo pH. Tuy nhiên các mẫu
sau khi lên men cho rượu có pH cuối cùng tương đương nhau, do đó rượu
nếp than có màu đỏ không khác biệt giữa các mẫu thí nghiệm.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 43
Kết quả cảm quan cũng cho thấy mùi và vị rượu thành phẩm của 2 mẫu men
Saccharomyces trắng và Saccharomyces vàng tốt hơn so với 2 mẫu dùng
men Nàng Hương và Nàng Thơm và sự khác biệt này là có ý nghĩa về mặt
thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Điều này có thể được giải thích do men thuốc bắc có nhiều tạp khuẩn sinh ra
acid lactic và acetic nên cho mùi vị chua không được ưa thích.
Trạng thái (độ trong) của hai mẫu men thuốc bắc tốt hơn so với hai mẫu
Saccharomyces trắng và Saccharomyces vàng. Có kết quả này là do độ
đường trong hai mẫu men Saccharomyces không giảm về không làm tăng độ
nhớt, các hạt lơ lửng lắng chậm.
Kết quả thống kê từ bảng 11 cho thấy nấm men Saccharomyces vàng cho
rượu thành phẩm được ưa thích nhất, kế đến mẫu dùng nấm men
Saccharomyces trắng rồi đến mẫu dùng men Nàng Thơm. Mẫu ít được ưa
thích nhất là mẫu dùng men Nàng Hương. Sự khác biệt về mức độ ưa thích
này là có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%.
Kết quả ở bảng 12 cho thấy, mẫu dùng Saccharomyces trắng và
Saccharomyces vàng cho mật độ quang cao nhất, tiếp đến là mẫu Nàng
Thơm và thấp nhất là mẫu Nàng Hương. Sự khác biệt này là có ý nghĩa ở
mức ý nghĩa 5%.
Qua kết quả ở bảng 13 cho thấy:
Mẫu Nàng Hương có sự khác biệt có ý nghĩa về mật độ quang giữa các mẫu
có giá trị pH khác nhau. Mẫu có pH = 3,7 cho mật độ quang cao nhất, kế đến
là mẫu có pH = 4,1 và 4,5.
Mẫu Nàng Thơm, Saccharomyces trắng và Saccharomyces vàng có pH = 3,7
cho mật độ quang cao nhất, kế đến là mẫu có pH = 4,1 và cuối cùng là mẫu
có pH = 4,5. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 44
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ kết quả thí nghiệm có thể rút ra kết luận sau:
Trong quá trình lên men thì hai mẫu dùng men Nàng Hương và Nàng Thơm
lên men triệt để hơn khi độ đường trong hai mẫu này giảm về không, không
cần phải bổ sung đường như hai mẫu dùng nấm men Saccharomyces thuần
chủng. Tuy nhiên hai mẫu dùng men Saccharomyces lại cho ra sản phẩm
rượu tốt hơn. Kết quả cảm quan về màu sắc, mùi, vị và mức độ thích của hai
mẫu dùng men Saccharomyces đều hơn hẳn hai mẫu dùng men Nàng Hương
và Nàng Thơm.
Thời gian để độ rượu đạt tối đa của hai mẫu Nàng Hương và Nàng Thơm chỉ
mất khoảng 3 ngày. So với phương pháp lên men truyền thống thì thời gian
lên men được rút ngắn nhiều.
Hiệu suất thu hồi rượu của phương pháp lên men dịch đường đã được thủy
phân bằng enzyme cao hơn so với phương pháp lên men truyền thống. 1kg
gạo lên men bằng phương pháp enzyme cho ra khoảng 3,6 lít rượu trong khi
ở phương pháp truyền thống con số này là khoảng 2 – 2,5 lít.
Những ưu điểm trên của phương pháp lên men dịch đường thủy phân bằng
enzyme có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất thực tế, đặc biệt là trong sản xuất
qui mô lớn.
5.2. Đề nghị
Từ thực tế trong quá trình làm luận tác giả xin có một vài đề nghị sau:
- Dùng enzyme glucoamylase trong quá trình đường hoá để chuyển được
nhiều tinh bột thành đường đơn, sau đó tiến hành lên men với mẫu
Sacharomyces vàng ở pH 3,7.
- Khảo sát quá trình lên men ở pH ngoài khoảng (3.7-4.5).
- Khảo sát nồng độ methanol và một số các sản phẩm phụ khác như aldehyde
trong rượu sau khi lên men.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi thị Huỳnh Hoa (2004), Bài giảng Công nghệ sản xuất rượu bia và nước giải khát,
ĐHCT.
Bùi Ái (2005), Công nghệ lên men ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, NXB Đại Học
Quốc Gia TP.HCM.
Nguyễn Đức Lượng (2003), Công nghệ vi sinh (tập 3), NXB Đại Học Quốc Gia TP. HCM.
Nguyễn Đại Dương (2005), So sánh phát triển của nấm men saccharomyces phân lập từ
tự nhiên và saccharomyces.cerevisa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0208.pdf