Từ kết quả câu trả lời phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn có thể kết luận rằng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu có ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu của công ty. Theo kết quả phỏng vấn thì các chuyên gia cho rằng trong các chính sách kinh tế vĩ mô thì chính sách hỗ trợ qua thuế, qua tín dụng và qua tỷ giá hối đoái tỷ giá hối đoái có tác động đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của DN, và trong các chính sách này thì chính sách tỷ giá hối đoái, và chính sách thuế có tác động mạnh nhất tới kết quả hoạt động kinh doanh, sau đó đến chính sách hỗ trợ qua tín dụng. Tuy nhiên theo hầu hết các ý kiến đều khẳng định rằng bên cạnh những thành công mà các chính sách đem lại thì cũng còn tồn tại những điểm chưa hợp lý và những điểm đó là:
- Đối với chính sách thuế XNK: Nhiều quy định cùng những ưu đãi về các loại thuế vẫn còn chưa rõ ràng, và còn trùng lặp. Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích nhiều hơn nữa với ngành may mặc để ngành có điều kiện phát huy hết tiềm năng thực sự.
- Đối với chính sách tín dụng: Cần tạo điều kiện các DN tiếp cận nguồn vốn
dễ dàng hơn
54 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2443 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ xuất khẩu tới hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
3.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình xuất khẩu hàng may mặc và các chính sách hỗ trợ XK của nước ta hiện nay
3.2.1.1Đánh giá tổng quan tình hình xuất khẩu hàng may mặc
Việt Nam đang đứng trong top 10 trong số 56 nước sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, năm 2010 sẽ đứng trong top 5 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới
Để thấy rõ vị trí của ngành hàng may mặc trong giai đoạn hiện nay ta theo dõi biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1: 8 mặt hàng XK trên 2 tỷUSD của nước ta trong năm 2008
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy ngành may mặc đóng góp không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2007 đạt kim ngạch xuất khẩu là 48,38 tỷ, năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD trong đó ngành dệt may là 9.1 tỷ USD và ngày càng có xu hướng gia tăng và phát triển. Ngành dệt may đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các ngành công nghiệp khác, tuy nhiên ngành này sử dụng chủ yếu phần nhiều là lao động phổ thông từ nông thôn, thường chỉ được học nghề tại chỗ trong nhà máy trong một thời gian ngắn, máy móc thì cũ kỹ, lạc hậu, với quy mô sản xuất nhỏ bé, do đó vấn đề chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề trong các ngành này, và vì thế khó mà thuyết phục được rằng tăng trưởng nhanh của những ngành này đã đóng góp quan trọng vào tốc độ công nghiệp hoá ở nước ta.
Hầu như các nhà làm chính sách đều bỏ qua hoặc xem nhẹ thực tế là những mặt hàng xuất khẩu như da giày, may mặc, đều có giá trị gia tăng rất thấp, chủ yếu nằm ở tiền công gia công, vốn đã ở mức rẻ nhất trong khu vực. Có một phân tích cho thấy, Việt Nam chỉ được hưởng tổng cộng khoảng 5% lợi nhuận của một cái áo sơ mi xuất khẩu. Như vậy, nếu xét đến giá trị gia tăng thì đóng góp từ tăng trưởng xuất khẩu lên tăng trưởng kinh tế trên thực tế sẽ nhỏ hơn nhiều so với những gì vẫn tưởng nếu chỉ dựa vào doanh số xuất khẩu danh nghĩa. Và điều quan trọng hơn ở đây là, vì tỷ lệ giá trị gia tăng thấp nên Việt Nam buộc phải duy trì tăng trưởng xuất khẩu mạnh các mặt hàng này nhằm tăng tỷ trọng giá trị gia tăng của chúng góp vào GDP. Mà điều này có nghĩa là ta phải xuất khẩu ồ ạt (bằng các biện pháp trợ cấp xuất khẩu chẳng hạn) các mặt hàng giày dép, quần áo vào các thị trường quốc tế chính như Mỹ và EU, và tức là sẽ luôn phải đối mặt với hàng rào tự vệ thương mại do các nước này dựng lên. Để thấy rõ tác động của các chính sách hỗ trợ sản phẩm hàng may mặc ở nước ta hiện nay sau đây sẽ đi sâu phân tích về thực trạng những chính sách này.
3.2.1.2 Đánh giá tổng quan tình hình chính sách hỗ trợ xuất khẩu xuất khẩu hiện nay
a/ chính sách hỗ trợ qua thuế XNK
Thuế xuất nhập khẩu: là tên gọi chung của hai loại thuế trong lĩnh vực thương mịa quốc tế. Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu; Thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu.
Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cho từng mặt hàng cụ thể tại biểu thuế xuất khẩu; Thuế suất với hàng hoá nhập khẩu gồm thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt và thông thường trong đó thuế suất thuế ưu đãi áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng, lãnh thổ thực hịên ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam, còn thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện tối hụê quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với hàng Việt Nam; Thuế suất thông thường được quy định không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do chính phủ quy định.
Gia nhập WTO từ ngày 11.1.2007, Việt nam có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu do các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào Hoa kỳ đã được dỡ bỏ. Nhưng đổi lại, Việt nam phải cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế và các hàng rào bảo hộ khác (Riêng thuế NK hàng dệt may đã giảm khoảng 2/3, cụ thể hàng may mặc từ 50% giảm xuống còn 20%, vải từ 40% xuống 12%, sợi xuống còn 5%). Minh bạch hoá chính sách (huỷ các cơ chế chính sách ưu đãi liên quan đến Quyết định 55/TTg).Giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu xơ sợi tổng hợp từ 3% xuống 0%. (Quyết định số 123/2008/QĐ-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Không truy thu thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu, phế liệu, phế phẩm may mặc dư thừa còn có giá trị thương mại sau quá trình gia công với tỷ lệ nhỏ hơn hoặc bằng 3% so với số nguyên liệu thực nhập để thực hiện gia công sản xuất sản phẩm xuất khẩu khi doanh nghiệp bán vào thị trường nội địa... Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn chưa có hướng dẫn về việc xử lý thuế đối với phế liệu phế phẩm may gia công xuất khẩu của hàng dệt may theo chỉ đạo của Chính phủ tại Văn bản số 7996/VPCP-KTTH ngày 20/11/2008.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay về cơ bản mang tính thúc đẩy xuất khẩu, các quy định về miễn, giảm thuế và hoàn thuế cũng góp phần khuyến khích và khi hàng hoá gặp sự cố gì cũng đã có sự hỗ trợ của nhà nước phần nào giảm bớt gánh nặng chi phí cho các doanh nghiệp.
b/ chính sách hỗ trợ xuất khẩu qua tín dụng xuất khẩu
Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu là ưu đãi của nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân phát triển sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước
Các hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu bao gồm : Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn ; Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn
+ Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn
- Cho vay đầu tư: Đối tượng cho vay là các đơn vị có dự án sản xuất hàng xuất khẩu có phương án xuất khẩu đạt 30% doanh thu hàng năm đối với doanh nghiệp trong nước, hoặc 80% đối với doanh nghiệp liên doanh; Điều kiện cho vay là được quỹ hỗ trợ đầu tư thẩm định phương án, hình thành thủ tục đầu tư theo quy định, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; Mức cho vay là tối đa không quá 90% tổng số vốn đầu tư của dự án, thời hạn cho vay tối đa không quá 10 năm, lãi suất cho vay áp dụng theo lãi suất tín dụng hỗ trợ đầu tư.
- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: Đối tượng được vay là đối tượng được vay tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nhưng chưa được vay ưu đãi đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư của nhà nước; Điều kiện để được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thuộc đối tượng cho vay được quỹ hỗ trợ phát triển chấp thuận và ký kết hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư tối đa bằng 50% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển/năm của NN tính trên số nợ gốc trong thời hạn thực vay được hỗ trợ lãi suất;
- Bảo lãnh tín dụng đầu tư: Đối tượng được bảo lãnh tín dụng là các đơn vị có dự án sản xuất hàng xuất khẩu có phương án xuất khẩu đạt 30% doanh thu hàng năm, có nhu cầu bảo lãnh; Điều kiện được hưởng bảo lãnh tín dụng đầu tư, thuộc đối tượng cho vay, được quỹ hỗ trợ phát triển chấp thuận trên cơ sở thẩm định của tổ chức tín dụng; Mức bảo lãnh do quỹ hỗ trợ phát triển quy định, tối đa bằng 100% số vốn đầu tư.
+ Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn: Đối tượng thụ hưởng là các đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc chương trình ưu tiên khuyến khích xuất khẩu do thủ tướng chính phủ quy định hàng năm trong từng thời kỳ; Điều kiện cho vay thuộc đối tượng cho vay có hợp đồng xuất khẩu, có tài sản thế chấp bằng 30% số vốn vay có khả năng trả nợ, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng 80% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn, thời hạn cho vay không qua 12 tháng.
Việc hình thành quỹ hỗ trợ xuất khẩu có ý nghĩa thiết thực đối với đường lối chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của nhà nước hiện nay, tuy nhiên quy định được hưởng ưu đãi đối với doanh nghiệp liên doanh phải có phương án xuất khẩu đạt doanh thu 80% hàng năm là quá cao so với 30% của các DN trong nước.
c/ chính sách hỗ trợ qua tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái đo lường biến động tiền tệ của hai quốc gia, công tác điều tiết và kiểm soát tỷ giá là một vấn đề hết sức khó khăn đối với nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách bởi nó tác động mạnh đến nền kinh tế. Tỷ giá tăng hay giảm có ảnh hưởng đến cơ hội phát triển xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự thay đổi của tỷ giá hối đoái của VND/USD trong năm 2008.
Biểu đổ 3.2: Biến động tỷ giá hối đoái VND/USD năm 2008
Bảng 3.1: Biên độ tỷ giá của Việt Nam trong thời gian gần đây
Chỉ tiêu
Năm 2007
3/2008
6/2008
11/2008
3/2009
Biên độ tỷ giá
0.5-0.75%
1%
2%
3%
5%
Nhìn vào biểu đồ và bảng trên ta có thể thấy hiện nay chính sách tỷ giá của Việt Nam tương đối linh hoạt với một biên đột tỷ giá ngày càng được nới lỏng.
Việc xác định một chính sách tỷ giá phù hợp đối với từng giai đoạn phát triển của một quốc gia có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập khẩu tư bản và đến giá cả hàng hóa trong nước.... Trong thời gian qua chính sách tỷ giá hối đoái ở nước ta đã đóng góp những thành tựu đáng kể trong chính sách tài chính tiền tệ như hạn chế lạm phát, thực hiện mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tạo điều kiện ổn định ngân sách, ổn định tiền tệ. Tuy nhiên trong việc điều hành tỷ giá, Nhà nước vẫn còn thiếu những giải pháp hữu hiệu trong từng giai đoạn để sử dụng công cụ tỷ giá một cách phù hợp. Điều chỉnh tỷ giá của NHNN luôn phải tính tới 3 yếu tố: Thứ nhất, là khuyến khích xuất khẩu phải hạ giá VND xuống; Thứ hai, là hạn chế nhập siêu, tránh tình trạng nhập siêu, nhưng trong bối cảnh mặt bằng giá chung đang giảm đây lại là cơ hội cho tốt để ta nhập các nguyên liệu, máy móc thiết yếu về; Thứ ba, là đảm bảo quyền lợi cho các DN phải vay bằng ngoại tệ, nếu điều chỉnh nhanh tỷ giá, đối tượng này sẽ chịu thiệt hại rất lớn.
3.3 KẾT QUẢ TỔNG HỢP DỮ LIỆU SƠ CẤP
Sau 3 tuần thực tập tại CTCP May 10. Em đã phát phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn chuyên sâu cho cán bộ cấp cao của CTCP May 10. Sau đây là tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn chuyên sâu.
Tổng số phiếu phát ra và thu về: 10 phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn.
Kết quả thu được từ việc sử dụng phần mềm SPSS như sau:
Câu 1: Đánh giá tổng quan tình hình các chính sách hỗ trợ xuất khẩu
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Rất hiệu quả
2
20.0
20.0
20.0
Có hiệu quả
8
80.0
80.0
100.0
Total
10
100.0
100.0
Câu 2: Mức độ tác động của chính sách hỗ trợ qua thuế xuất nhập khẩu
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
1
4
40.0
40.0
40.0
2
4
40.0
40.0
80.0
3
2
20.0
20.0
100.0
Total
10
100.0
100.0
Câu 3: Mức độ tác động của chính sách hỗ trợ qua tín dụng xuất khẩu
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
1
1
10.0
10.0
10.0
2
4
40.0
40.0
50.0
3
5
50.0
50.0
100.0
Total
10
100.0
100.0
Câu 4: Mức độ tác động của chính sách hỗ trợ XK qua tỷ giá hối đoái
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
1
5
50.0
50.0
50.0
2
2
20.0
20.0
70.0
3
3
30.0
30.0
100.0
Total
10
100.0
100.0
Câu 5: Mối quan hệ giữa ngành may mặc và ngành CN phụ trợ
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Rất chặt chẽ
8
80.0
80.0
80.0
Chặt chẽ
2
20.0
20.0
100.0
Total
10
100.0
100.0
Câu 6: Triển vọng của ngành may mặc
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Rất triển vọng
7
70.0
70.0
70.0
Triển vọng
3
30.0
30.0
100.0
Total
10
100.0
100.0
3.4 KẾT QUẢ TỔNG HỢP DỮ LIỆU SƠ CẤP VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CT
Về sản phẩm: CTCP May 10 chuyên sản xuất và kinh doanh hàng dệt may, sản phẩm chính của công ty là áo sơ mi nam, nữ, áo jack các loại, bộ Veston nam cùng một số sản phẩm như quần âu, áo trẻ em… phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Về thị trường tiêu thụ: CTCP May 10 có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn nhưng thị trường chủ lực của công ty là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Canada….
3.4.1. Tình hình sản xuất và kinh doanh sản phẩm hàng may mặc của CTCP May 10 trong 3 năm gần đây.
3.4.1.1 Tình hình san xuất sản phẩm hàng may mặc của CTCP May 10 trong 3 năm gần đây
Bảng 3.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm gần đây
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh 2007/2006
So sánh 2008/2007
Doanh thu
-DT trong nước
- DT từ HĐXK
- DT từ nhận gia công theo hình thức FOB
127,1
6,1
20,1
100,9
136,6
8,6
22,6
105,4
140,1
9
23,8
107,3
9,5
2,5
1,5
4,5
3,5
0,4
7,2
1.9
Chi phí
124
132,9
136,07
8,9
3,17
Lợi nhuận
3,1
3,4
3,56
0,4
0,16
Nộp ngân sách
1,4
1,51
1,59
0,11
0,08
Lương bình quân
23trđ
2,5trđ
2,65trđ
0,2trđ
0,15trđ
Nguồn từ phòng hành chính của CTCP May10 và phân tích của tác giả
Biểu đồ 3.3: Kết quả HĐKD của công ty qua 3 năm gần đây
127
124
3.1
136.6
132.9
3.4
140.1
136.07
3.56
0
20
40
60
80
100
120
140
160
Tr USD
2006
2007
2008
Năm
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy:
Năm 2007 doanh thu, lợi nhuận của CTCP May 10 đạt tương ứng lần lượt là 136,6 trUSD, 3,4 trUSD tăng lên so với doanh thu, lợi nhuận của năm 2006 lần lượt là 9,5 trUSD và 0,4 trUSD.
Đến năm 2008 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty cụ thể là doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 140,1 trUSD và 3,56 trUSD, tăng lên so với doanh thu và lợi nhuận năm 2007 lần lượt là 3,5 trUSD và 0,16 trUSD,có thể thấy rằng doanh thu và lợi nhuận đều tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn năm 2007.
Bảng 3.3: Cơ cấu sản phẩm hàng may mặc của CT qua 5 năm gần đây
Đơn vị : %
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Sơ mi
77,27
76,45
67,98
69
66,56
Quần âu
19,7
10,41
17,2
12,303
12,49
Jacket
2,6
3,4
1,69
9,4
10,62
Bộ comple
0,34
8,88
12,892
8,4
8,113
Váy
0,05
0,042
0,186
0,123
0,42
Bộ quấn áo trẻ em
0,04
0,04
0,052
0,777
0,797
Nguồn từ: CTCP May 10
Biểu đồ 3.4 : Cơ cấu sản phẩm hàng may mặc qua 5 năm gần đây.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
%
2004
2005
2006
2007
2008
Năm
Bộquần áo trẻ em
Váy
Bộ comple
Jacket
Quần âu
Sơ mi
Ta thấy trong cơ cấu hàng may mặc của CTCP May 10 thì Sơ mi là mặt hàng chủ lực của công ty đều chiếm tỷ trọng rất lớn trên 66% trong tổng cơ cấu sản phẩm của công ty sau đó là đến quần, bộ comple, jacket đều chiếm tỷ lệ trên 10% và trong thời gian tới nó vẫn nằm trong mặt hàng chiến lược của công ty và không ngừng phát triển, còn những mặt hàng như váy và quần áo trẻ em chiếm tỷ trọng khá nhỏ nhưng công ty vẫn chú trọng phát triển mặt hàng này nhiều hơn nữa trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
3.4.1.2 Tình hình xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc của CTCP May 10 trong 3 năm gần đây
Bảng 3.4 : Tình hình xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc của CTCT May 10 trong3 năm gần đây :
Đơn vị trUSD
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
trUSD
Tỷ lệ
%
Giá trị
trUSD
Tỷ lệ
%
Giá trị trUSD
Tỷ lệ
%
EU
42,47
35
45,18
35,29
43,09
32,86
Hoa Kỳ
65,146
53,83
70,91
55,4
72,85
55,56
Các nước khác
13,384
11,06
11,91
9,3
15,06
11,48
Tổng cộng
121
100
128
100
131.1
100
Nguồn từ: CTCP May 10
Biểu đồ 3.5 : Cơ cấu XK sản phẩm hàng may mặc của công ty qua 3 năm gần đây
Năm 2006
35%
54%
11%
EU
Hoa Kỳ
Các nước khác
Năm 2007
35%
56%
9%
54%
11%
33%
Dựa vào bảng biểu và biểu đồ trên ta có thể thấy:
Qua các năm trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, thấy Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu đều chiểm tỷ trọng trên 54% sau đó đến EU và đến các nước khác.
Có thể thấy EU là thị trường lớn đang đứng trong top 5 thị trường xuất khẩu lớn của VN và là thị trường tiềm năng của ngành dệt may nói chung và với CTCP May 10 nói riêng. Tuy nhiên thị trường này của CTCP May 10 đang có xu hướng giảm dần năm 2006 và 2007 chiếm 35% nhưng 2008 giảm xuống còn 33%.
3.4.1.3 Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ qua thuế tới KNXK của CTCP May 10 trong 3 năm gần đây.
Bảng 3.5 : Bảng số liệu về KNXK của CTCP May 10 và thuế NK vải trong 3 năm gần đây.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Thuế NK vải
45%
40%
12%
KNXK sang EU
42,47
45,18
43,09
Nguồn từ :Biểu thuế nhập khẩu
Biểu đồ 3.6: Ảnh hưởng của thuế NK vải tới KNXK của công ty sang EU trong 3 năm gần đây.
30
40
50
2006
2007
2008
Năm
KNXK sang EU(trUSD)
0
10
20
30
40
50
Thuế NK vải(%)
KNXK(trUSD)
Thuế NK vải
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên có thể thấy rõ: lãi suất tín dụng cho vay XK có ảnh hưởng tới KNXK sang EU của CTCP May 10.
3.4.1.4 Ảnh hưởng của tín dụng xuất khẩu tới KNXK của CTCP May 10 trong 3 năm gần đây
Bảng 3.6 : Bảng số liệu về KNXK của CTCP May 10 và lãi suất tín dụng cho vay XK trong 3 năm gần đây.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Lãi suất tín dụng cho vay XK
8,9%/năm
6,9%/năm
2,9%/năm
KNXK sang EU
42,47
45,18
43,09
Nguồn từ :NHNN
Biểu đồ 3.7 : Ảnh hưởng của lãi suất tín dụng cho vay XK tới KNXK của công ty sang EU trong 3 năm gần đây.
30
50
2006
2007
2008
Năm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lãi suất tín dụng cho vay XK
bình quân(VND)
)
KNXK(trÚSD)
Lãi suất tín dụng cho vay XK bình quân(VND)
KNXKsang EU (trUSD)
40
Dựa vào bảng biểu và biểu đồ trên thấy rằng lãi suất tín dụng cho vay XK có ảnh hưởng tới KNXK sang EU của CTCP May 10.
3.4.1.5 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới KNNK của CTCP May 10 qua các quý của CTCP May 10 trong năm 2008
Bảng 3.7 : Bảng số liệu về KNXK của CTCP May 10 sang EU và TGHĐ VND/USD qua các quý của năm 2008
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
TGHĐ VND/USD
15.960
16.350
16.500
16.675
KNXK sang EU
(tr USSD)
9,5
12,01
11,04
10,54
Nguồn từ :NHNN
Biểu đồ 3.8: Ảnh hưởng của TGHĐ đến KNXK của công ty sang EU qua các quý năm 2008.
0
2
4
6
8
10
12
14
I
II
III IV
KNXK sang EU
15600
15800
16000
16200
16400
16600
16800
QUÝ
KNXK sang EU
TGHĐ
TGHĐ
Nhìn vào bảng biểu và biểu đồ trên có thể thấy rằng : TGHĐ đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XK SẢN PHẨM HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU
4.1. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU
4.1.1 Kết luận từ nguồn dữ liệu sơ cấp
Từ kết quả câu trả lời phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn có thể kết luận rằng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu có ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu của công ty. Theo kết quả phỏng vấn thì các chuyên gia cho rằng trong các chính sách kinh tế vĩ mô thì chính sách hỗ trợ qua thuế, qua tín dụng và qua tỷ giá hối đoái tỷ giá hối đoái có tác động đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của DN, và trong các chính sách này thì chính sách tỷ giá hối đoái, và chính sách thuế có tác động mạnh nhất tới kết quả hoạt động kinh doanh, sau đó đến chính sách hỗ trợ qua tín dụng. Tuy nhiên theo hầu hết các ý kiến đều khẳng định rằng bên cạnh những thành công mà các chính sách đem lại thì cũng còn tồn tại những điểm chưa hợp lý và những điểm đó là:
Đối với chính sách thuế XNK: Nhiều quy định cùng những ưu đãi về các loại thuế vẫn còn chưa rõ ràng, và còn trùng lặp. Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích nhiều hơn nữa với ngành may mặc để ngành có điều kiện phát huy hết tiềm năng thực sự.
Đối với chính sách tín dụng: Cần tạo điều kiện các DN tiếp cận nguồn vốn
dễ dàng hơn.
Đối với chính sách tỷ giá hối đoái: Sự biến động tỷ giá, cùng với những rủi ro do sự biến động này đem lại thì nhà nước cần có hoạt động dự báo tỷ giá đề các DN có thể lường trước và tránh được những rủi ro này.
Vấn đề gây khó khăn cho các nhà XK hiện nay theo kết quả phỏng vấn là khó khăn về thị trường XK, hầu hết những thị trương lớn như Hoa Kỳ, EU do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên các thị trường này đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu và gây khó khăn cho XK, cùng với các rào cản kĩ thuật mà các nước này dựng lên.
Về triển vọng phát triền ngành may mặc nói chung và CTCP May 10 nói riêng thì tất cả các chuyên gia đều có niềm tin vào ngành này. Các DN xuất khẩu hàng may mặc hiện nay hầu hết đều có kế hoạch đầu tư nhiều hơn nữa, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nỗ lực không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, và góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Các chuyên gia đánh giá ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu nên ta vẫn phải nhập khẩu nguyên phụ liệu về điều này làm cho giá trị gia tăng của sản phẩm bị giảm dẫn đến làm giảm sức cạnh tranh, hơn nữa cũng cần có thường xuyên cung cấp thông tin nhanh và kịp thời để các DN có thêm cơ hội tiếp cận với các hợp đồng XK. Vì vậy cũng cần tạo ra những chính sách ưu đãi cho ngành này để hỗ trợ ngành may mặc đi lên. Hơn nữa các chính sách thường khi ban ra thường có một độ trễ nhất định, trước tình hình kinh tế có nhiều biến động khôn lường như hiện nay thì cần giảm bớt các thủ tục hành chính, để các chính sách có tác dụng kịp thời và phản ứng nhanh được với thị trường.
4.1.2 Các kết luận qua phân tích dự liệu thứ cấp
Kết luận về kết quả HĐKD của công ty:
Năm2007: Lợi nhuận của công ty đạt 3,4 trUSD tăng 0,3 so với năm 2006, tương ứng là 12,4 %
Năm 2008: Lợi nhuận đạt 3,56% tăng 0,16% so với năm 2007, tương ứng tăng 4,7%. Có thể thấy rõ qua các năm công ty đều làm ăn có lãi nhưng năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên đã làm cho tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của năm 2008 thấp hơn 2007. Theo đó tốc độ tăng KNXK năm 2008 là 2,36% cũng thấp hơn 2007 là 5,78%.
Kết luận về mức độ ảnh hưởng của thuế xuất nhâp khẩu đến hoạt
động xuất khẩu của công ty sang EU
Theo nguồn dữ liệu thứ cấp cho thấy: Với xu hướng giảm không ngừng của thuế NK vải từ 45% (2006) xuống 40% (2007) và 12%(2008) đã làm cho KNXK của CTCP May 10 tăng từ 42,47 trUSD(2006) lên 45,18 trUSD(2007) và giảm xuống 43,09 trUSD (2008).
Thuế NK vải không ngừng giảm qua các năm điều này giúp cho chi phí làm ra mỗi sản phẩm may mặc của công ty giảm đi, đồng nghĩa với việc hạ giá thành xuống và giúp cho DN nâng cao sức cạnh tranh của mình, nhưng do ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho KNXK của công ty sang EU giảm đi 2,09 trUSD.
Kết luận về mức độ ảnh hưởng của tín dụng xuất khẩu đến hoạt
động xuất khẩu của công ty sang EU.
Lãi suất tín dụng XK giảm liên tục qua các năm, đi kèm theo đó là KNXK sang EU tăng của CTCP may 10 tăng lên: Năm 2006 với lãi suất cho vay XK là 8,9%/năm thì KNXK của công ty đạt 42,47 trUSD, nhưng khi năm 2007 lãi suất là 6,9%/năm thì KNXK tăng rõ rệt lên 45,18 trUSD, và tới năm 2008 khi lãi suất giảm xuống 2,9%/năm thì KNXK đạt 43,09 trUSD.
Kết luận về mức độ ảnh hưởng của TGHĐ đến hoạt động xuất khẩu
của công ty sang EU.
Tỷ giá hối đoái VND/USD tăng giá không ngừng điều này có nghĩa là VNĐ ngày càng mất giá và USD ngày càng có giá, điều này đồng nghĩa với việc tỷ giá có lợi cho XK, nhưng có thể thấy rõ khi tỷ giá tăng như vậy nhưng KNXK của CTCP may 10 lại có xu hướng giảm nhẹ. Điều này có thể lí giải như sau :Hiện nay với tỷ giá đang có xu hướng giảm giá đồng nội tệ, tăng giá đồng ngoại tệ mạnh, điều này có lợi cho XK, tuy nhiên do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trên thế giới đặc biệt là từ các nước phát triển giảm mạnh từ đó mà các đơn đặt hàng của công ty giảm theo, dẫn đến KNXK quý III, và quý IV năm 2008 của công ty bị giảm đi so với 2 quý đầu năm, với mức tỷ giá có lợi cho XK nhưng chưa đủ sức hấp dẫn những thị trường nhập khẩu nên vẫn xuất hiện hiện tượng giảm KNXK.
4.1.3 Những thành công của chính sách hỗ trợ
Những nhân tố chủ yếu góp phần tạo nên những thành tựu của ngành may mặc bao gồm: tiềm năng phát triển ngành may mặc, sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ và giá cả trên thị trường thế giới, chính sách phát triển các thành phần kinh tế đã tạo nên động lực phát triển mới cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực may mặc, cụ thể:
Thứ nhất, các chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc đã sử dụng các công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm gia tăng sản lượng khi mức sản lượng thực tế còn thấp hơn mức tiềm năng, đồng thời các chính sách hỗ trợ cũng phù hợp với tư tưởng cơ bản của mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu
Thứ hai, các chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc đã xuất phát từ thực tiễn nhằm khai thác tiềm năng và nâng cao năng lực cạnh trạnh của ngành hàng, doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường xuất khẩu trước các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và mạnh hơn Việt Nam như Trung Quốc.
Thứ ba, các chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc có mức hỗ trợ khá phù hợp với khả năng xuất nền kinh tế, các quy định về mức cho vay và điều kiện thế chấp khá chặt chẽ và an toàn.
Thứ tư, các chính sách hỗ trợ sản xuất và XK sản phẩm hàng may mặc được tổ chức thực hiện đồng thời với việc cải cách hệ thống thuế, điều chỉnh khung lãi suất và lãi suất tái chiết khấu.
4.1.4 Những tồn tại của chính sách
Thứ nhất, hệ thống thuế còn khá phức tạp với nhiều quy định khác nhau, chính sách thuế thường xuyên thay đổi phương pháp tính thuế và thu thuế chưa khoa học, còn tình trạng thuế chồng chất lẫn thuế, cơ chế hoàn thuế cũng chưa khuyến khích sản xuất trong nước
Thứ hai, lãi suất cho vay tối đa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ xuất khẩu tới hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc.doc