Luận văn Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ SỰ DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO

VÀO VIỆT NAM.10

1.1. Một số nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo .10

1.2. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam .36

Chương 2. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO

ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY.43

2.1. Khái quát thực trạng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay.43

2.2. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến việc định hướng giá trị đạo đức cho

thanh niên .45

2.3. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với việc hình thành niềm tin, lý tưởng, tình

cảm đạo đức cho thanh niên.48

2.4. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với việc điều chỉnh hành vi đạo đức của

thanh niên .54

2.5. Một số khuyến nghị nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế

những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức phật giáo đối với đạo đức thanh niên

hiện nay . 65

KẾT LUẬN .73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.75

pdf86 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống lâu nhưng luôn trong cảnh đói khát nên cũng rất khổ. Tiếp đến là súc sinh, súc sinh không được coi là con người. Người hiểu được thuyết luân hồi của Phật dạy thì cuộc sống thanh thản, giàu không tự đại, nghèo không trách giận ai. Nếu hiểu thì thấy rằng kiếp này ta đang được hưởng phước mà không biết giữ tâm trong sạch hoặc chia sẻ cho những người nghèo khổ thì kiếp sau mình lại khổ, còn kiếp này mà đang phải nghèo khổ nhưng vẫn không chịu hiểu, không chịu chấp nhận để cố gắng thay đổi, thậm chí tiếp tục có những hành vi sai trái để vượt khổ bất chính thì kiếp sau sẽ còn khổ hơn nữa. Biết rõ lý do luân hồi tự nhiên ta tạo ra cho mình con đường đi lên, không có tâm oán hờn thù ghét ai, nhẫn nhịn, phấn đấu để thay đổi số phận trong kiếp sống tương lai. 35 Muốn biết có luân hồi hay không, chúng ta cứ nghiệm sẽ thấy. Có gia đình cha mẹ hiền mà con ác hoặc ngược lại, nên mới có câu “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, điều đó có nguyên nhân từ đâu? Phật giáo cho rằng chính do sự tích lũy của đời trước. Theo quan niệm của đạo Phật, cuộc sống con người tiến hóa qua vô số những kiếp sống, tức là cứ trôi lăn mãi trong vòng sinh tử luân hồi. Mặc dù Nghiệp báo là một định luật rất nghiêm ngặt nhưng cũng linh động, thể hiện ở chỗ nếu kiếp trước làm nhiều việc ác mà kiếp này tu nhân tích đức, làm nhiều việc thiện thì có thể thay đổi cuộc đời, vì thế mới có chân lý “ai cũng có thể trở thành Phật”. Còn về thuyết Luân hồi có nghĩa là một sự sống luôn luôn chuyển động và nối tiếp nhau như bánh xe quay từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Khi con người chết đi, cơ thể ngừng hoạt động cũng là lúc thần thức trút bỏ ký ức thông tin về một kiếp người coi như đã trả xong Nghiệp báo (thần thức sẽ là cái tạo nên nghiệp báo cho các chủ thể luân hồi), như vậy người kiếp sau không phải là người kiếp trước, nhưng nếu không có người kiếp trước thì không có người kiếp sau. Con người từ khi sinh ra đến khi chết đi là cả một cuộc đấu tranh dữ dằn với cuộc sống, đắm chìm trong dục vọng, khổ đau, hạnh phúc. Điều đó làm mờ đi Phật tính của con người, nói theo Hê-ghen là con người bị “tha hóa”, vì vậy mục đích của Phật giáo là giúp con người được giải thoát, mà muốn làm được điều đó, bản thân mỗi người phải không ngừng cố gắng để đạt tới cõi giới cao hơn và cuối cùng là Niết bàn, cõi giới không còn sự sinh diệt. Tựu trung lại, đạo đức Phật giáo bàn đến nhiều vấn đề. Ngoài những tư tưởng cơ bản về quan niệm Thiện, Ác, Từ bi, Ngũ giới; thuyết Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi có giá trị hướng thiện, tránh ác sâu sắc, trong nhiều bộ kinh , Phật tổ cũng đưa ra nhiều chuẩn mực đạo đức cụ thể khác liên quan đến đời sống con người và xã hội như Thập vương pháp kinh (Mười chức trách của quốc vương), đề ra nhiều phẩm chất đạo đức của một người đứng đầu quốc gia; Kinh lễ sáu phương (các nguyên tắc đạo đức trong việc ứng xử trong sáu mối quan hệ trong xã hội: Vợ chồng, anh em, thầy trò, bậc thầy tôn giáo, bạn bè, người làm công); Tứ Ân (Bốn ơn mà con người phải ghi nhớ, phải trả: Cha mẹ, đồng bào, quốc gia, xã hội); Lục độ 36 (sáu phương pháp để đến bờ bên kia (tức giải thoát); Bố thí, Nhẫn nhụccũng hàm chứa rất nhiều quan niệm về đạo đức để rèn giũa một con người không ngừng tinh tấn vươn lên hoàn thiện bản thân và hướng đến giải thoát. Đạo đức Phật giáo dù được đề ra cách đây đã trên hai thiên niên kỷ, song nó không xa lạ, không khác biệt với đời sống hiện đại mà vẫn có nhiều điểm có giá trị vượt thời gian, có ích cho cuộc sống của chúng ta hôm nay. 1.2. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam Về mặt địa lý, Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, được coi là cầu nối giữa các châu lục bằng cả đường biển và đường bộ. Vì vậy, ngay từ rất sớm, nước ta đã trở thành nơi giao thoa của các nền văn hóa, văn minh lớn trên thế giới trong đó có Ấn Độ và Trung Hoa, và sự du nhập của đạo Phật cũng là kết quả của quá trình giao thoa, tiếp biến ấy. Việt Nam những năm đầu công nguyên, vốn là nước có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và đang ở thời kỳ Bắc thuộc. Về tôn giáo, tầng lớp trên của xã hội đã bắt đầu chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, tầng lớp dưới có quan niệm về ông Trời, đấng gây phúc họa cho con người, tin ở các hiện tượng tự nhiên, có tín ngưỡng thờ tổ tiên, Phật giáo là một trào lưu triết học-tôn giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 6 TCN ở Bắc Ấn Độ. Người sáng lập ra hệ thống triết học- tôn giáo này là Tất Đạt Đa (Siddhatha), thái tử của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thuộc bộ tộc Sakiya. Vị thái tử này đã từng theo học các tu sĩ Bà La Môn từ năm lên bảy, kết hôn năm 16 tuổi, mười ba năm sau đó sống trong cuộc đời vương giả, nhưng trong một đêm tháng hai năm vừa tròn 29 tuổi, đã lặng lẽ rời hoàng cung đi tìm chân lý. Trải qua sáu năm với những phương pháp tu luyện ép xác nhưng không đạt được chánh đạo, nhưng chỉ sau 49 ngày nhập định, Tất Đạt Đa ngộ rõ căn nguyên sinh thành, biến hóa của vũ trụ, căn nguyên của những khổ đau, và đề ra phương pháp diệt trừ nỗi khổ đó do chúng sinh, bằng học thuyết “nhân duyên sinh” và triết lý “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên”, “Bát chánh đạo”. Con người này đã đưa ông trở thành đức Phật Thích 37 Ca đầy uy nghiêm tinh thần trong đời sống của người phương Đông hết thế hệ này đến thế hệ khác. Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền sang trực tiếp từ Ấn Độ. Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu chuyên sâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này [55] Về thời gian du nhập, có hai luồng ý kiến: Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng Phật giáo du nhập vào Viêt Nam từ thế kỷ III trước Công nguyên.Theo Upendra Thakur, vào thế kỷ III trước Công nguyên, vua Asoka (A Dục) ở Ấn Độ đã gửi 9 đoàn thuyền giáo ra nước ngoài. Và trên hành trình đó, họ đã tới vùng đất Vàng (vùng Đông Nam Á hiện nay) bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào và quần đảo Mailaixia. Họ đã du nhập văn hóa, phong tục, tôn giáo, triết học, văn học, nghệ thuật, chính trị Ấn Độ. Nếu ở giai đoạn đầu, sự Ấn Độ hóa vùng này được thi hành bởi hoạt động của các thương gia thì trong giai đoạn sau, sự Ấn Độ hóa được thực hiện bởi phần lớn các nhà truyền giáo của đạo Phật và đạo Bà la môn. Lại có thêm một căn cứ nữa khi một số nhà nghiên cứu đã căn cứ vào truyền thuyết Chử Đồng Tử để giải thích. Họ cho rằng, vào đời Hùng Vương thứ 18 (khoảng thế kỷ III trước công nguyên), công chúa Tiên Dung lấy một người đánh cá nghèo tên là Chử Đồng Tử rồi lập ra phố xá buôn bán với người nước ngoài. Một hôm, Chử Đồng Tử theo khách buôn ngoại quốc đến Quỳnh Viên gặp một nhà sư Ấn Độ trong một túp lều, từ đó biết đến đạo Phật. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, Phật giáo được truyền vào nước ta từ những năm đầu công nguyên. Học giả Nguyễn Duy Hinh khẳng định: thực sự đã có bằng chứng đáng tin cậy về việc tồn tại Phật giáo dưới thời Sĩ Nhiếp tức khoảng năm 187, đó là tác phẩm “Lí hoặc luận” của Mâu Tử. Cùng quan điểm trên, học giả Lê Mạnh Thát cũng khẳng định: ít nhất là vào năm 100 sau Tây lịch, Phật giáo đã xuất hiện với tư cách một bộ phận tín ngưỡng đầy quyền uy” 38 Như vậy, cho đến nay, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam vẫn chưa thống nhất được với nhau về thời điểm Phật giáo du nhập vào Việt Nam, nhưng có thể đồng tình với ý kiến của đa số các nhà nghiên cứu cho rằng Phật giáo được truyền vào nước ta từ những thế kỷ đầu công nguyên. Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ thế kỷ VI đến đầu thế kỷ X vẫn được xem là giai đoạn truyền giáo bởi giai đoạn này đất nước ta bị xâm lược và đô hộ. Đến thế kỷ X, Việt Nam giành được quyền tự chủ,trong thế kỷ này, Phật giáo bắt đầu hưng thịnh và các giai đoạn sau này, trong quá trình phát triển ở Việt Nam, Phật giáo luôn chung sống hài hòa và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn hóa dân tộc. Từ ngày hòa bình lập lại trên đất nước ta, Giáo hội Phật giáo trở thành một thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phật giáo ở Việt Nam hiện nay nêu phương châm hành động “Đạo – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Với phương châm này, Phật giáo ngày càng gắn bó mật thiết hơn với vận mệnh của dân tộc trong giai đoạn mới. Về con đường truyền bá Phật giáo vào Việt Nam, phần lớn các ý kiến cho rằng có hai con đường: Theo đường biển (con đường hồ tiêu), xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn qua Srilanca đến Indonesia, Việt Nam,Vào đầu công nguyên, đã có nhiều thương gia Ấn Độ có sự giao thương mạnh mẽ với Đông Nam Á, lợi dụng được luồng gió thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, những thương nhân Ấn Độ đã tới các vùng này để buôn bán bằng những con thuyền buồm. Chính sự giao thương của các thương gia này đã truyền dần những nét văn hóa Ấn Độ trong có tư tưởng Phật giáo. Những tăng sĩ mà các thương gia đem theo để cầu khấn sự phù trợ của Đức Phật cho công việc của mình chính là những người trực tiếp truyền bá học phật và lập nên trung tâm phật giáo Luy Lâu (nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Theo đường bộ (con đường tơ lụa) có hai nhánh: Vào khoảng thế kỷ thứ IV- V, Phật giáo mang sắc thái Đại Thừa từ vùng Vân Nam theo con đường tơ lụa tràn vào nước ta, chẳng bao lâu đã lấn át Phật giáo Tiểu thừa trong nước. Nhánh thứ hai 39 là con đường đồng cỏ xuất phát từ Đông Bắc Ấn Độ qua vùng Tây Tạng dọc theo triền sông Mê Kông vào Việt Nam. Trong quá trình du nhập truyền thừa và phát triển qua những bước thăng trầm khác nhau, phật giáo Việt Nam tập hợp nhiều chi phái, hệ phái, môn phái. Mặc dù Phật giáo Việt Nam đa dạng về tông phái nhưng không có tông phái nào thuần khiết. Bởi khi truyền vào Việt Nam thì nhân dân ta không tách biệt rạch ròi mà tổng hợp các tông phái cùng với tín ngưỡng bản địa làm nên nét riêng cho Phật giáo Việt Nam. Bước sang thế kỷ từ thế kỷ VI đến hết thế kỷ thứ IX, thời kỳ phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Bước sang thời kỳ này, Phật tử Việt Nam lại tiếp nhận thêm những đoàn thuyền giáo của Trung Quốc. Không lâu sau đó, Phật giáo Bắc phương (Trung Quốc) đã chiếm ưu thế và đã thay đổi chỗ đứng của Phật giáo Nam Truyền vốn có từ trước. Từ Buddha được dịch thành chữ Phật, và từ đây dần dần thay thế cho chữ Bụt và chữ Bụt chỉ còn giới hạn trong ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích mà thôi. Trong thời gian này, từ Trung Hoa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam, đó là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông. Thứ nhất: Thiền Tông Là tông phái có từ thời Đức Phật Thích Ca tại Ấn ĐỘ rồi truyền xuống cho Tôn giả Ca Diếp, lần lượt cho đến Tổ thứ 28 Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma. Đến năm 520 Tổ Bồ Đề Đạt Ma, vốn là thái tử thứ ba của vua Kancipura, Nam Ấn, vâng theo lời thầy là Bát Nhã Đa La, Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa để hoằng dương Phật pháp. Tại nơi ấy, Thiền Tông đã được hình thành và nhanh chóng hưng thịnh. Dòng thiền này cho rằng “chân lý” không ở đâu xa, mà ở ngay trong bản thân mỗi người. Nhưng chân lý đó chỉ có thể giác ngộ trực tiếp, chứ không thể nắm bắt được qua ngôn ngữ. Có thể tóm tắt tư tưởng của phái này như sau: không lập văn tự, truyền pháp không qua giáo lý, chỉ thẳng vào tâm, kiến tính thành Phật. Như vậy, giáo lý đạo Phật lúc này không chỉ đặt vấn đề giải thoát cho mọi đau khổ của con người mà còn đặt vấn đề giác ngộ thành Phật. 40 Điều đáng chú ý là thời Trần, có vua Trần Nhân Tông, vốn nghiên cứu và thông tuệ giáo lý nhà Phật trừ trước, sau khi xuất gia vào năm 1299 đã lên tu ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) và tại đây đã lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm là nhà sư Pháp Loa, Tổ thứ ba là nhà sư Huyền Quang. Nhìn chung, Thiền phái Trúc Lâm là một dòng thiền tổng hợp được ba yếu tố đặc thù của xã hội. Trúc Lâm đại diện cho quý tộc, Pháp Loa đại diện cho nông dân và Huyền Quang đại diện cho nho sĩ, tính cách quý tộc, nông dân và nho sĩ là thể hiện toàn diện trong con người Trúc Lâm. Sự tổng hợp đó đã tạo nên nét đặc thù của thiền phái Trúc Lâm mà các thiền phái trước đó không có được. Thứ hai: Tịnh Độ Tông Khác với Thiền Tông, Tịnh Độ Tông chủ trương dựa vào sức mạnh siêu nhiên của Phật A Di Đà để giúp đỡ những người bình thường giác ngộ. Sự giúp đỡ đó còn cho thấy bản thân của người tín đồ cần thường xuyên đi chùa dâng hương, cúng dường, bố thí, làm những điều thiện, tránh các điều ác và thường xuyên niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà để dạt đến nhất tâm bất loạn và muốn đạt đến chỗ nhất tâm bất loạn này, hành giả trong lúc niệm Phật phải hình dung, quán tưởng về thế giới cực lạc để tâm mình hướng tới. Nhờ cách thức tu tập đơn giản như vây nên Tịnh Độ Tông là tông phái phổ biến khắp đất nước Việt Nam. Đâu đâu ta cũng gặp người dân tụng kinh A Di Đà và niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà. Thứ ba: Mật tông Là phái chủ trương sử dụng hình ảnh cụ thể và những mật ngữ, mật chú để khai mở trí tuệ giác ngộ. Tương truyền Mật tông do Phật Đại Nhật chủ xướng và có hai bộ kinh chính là Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cương. Mật tông truyền vào Việt Nam không còn độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng hòa vào tín ngưỡng dân gian, pha trộn với truyền thống như chẩn tế, cầu đồng, dùng pháp thuật, yếm bùa trị tà ma và trị bệnh. Mật tông không có dấu hiệu phát triển rõ ràng ở Việt Nam, chỉ tùy thuộc vào sự thọ trì của từng chùa và của mỗi cá nhân có cơ duyên đến với tông phái này. 41 Cần chú ý, các tông phái Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông của Phật giáo Trung Quốc khi truyền vào Việt Nam đã không còn tồn tại v tư cách ba tông phái độc lập. Khi vào Việt Nam, chỉ còn Thiền tông được tồn tại với tư cách một dòng phái độc lập, còn Tịnh Độ tông và Mật tông đã trở thành những yếu tố hào lẫn vào Thiền tông. Có thể thấy rõ là từ Trung Quốc vào Việt Nam, Phật giáo đã có sự biến đổi cho phù hợp với đặc điểm cư dân người Việt chứ không phải là người Việt tiếp nhận vẹn nguyên các tông phái đạo Phật của Trung Quốc. Từ khi du nhập vào VIệt Nam, Phật giáo đã nhanh chóng hòa đồng với tín ngưỡng, lối sống của người dân Việt. Phật giáo đã thực sự đi vào đời sống đạo đức của người Việt thông qua chức năng giáo dục, hướng con người tới các giá trị nhân văn tốt đẹp. Người Việt Nam tìm đến với đạo Phật không chỉ vì nhu cầu tâm linh, mà còn vì những nội dung đạo đức được hàm chứa trong giáo lý Phật giáo. Đạo lý Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trong lòng dân chúng Việt Nam từ truyền thống cho đến hiện đại và trở thành những giá trị tinh thần quý giá cho người dân Việt. Sau gần 2000 năm du nhập và phát triển, Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, chia ngọt sẻ bùi, thăng trầm cùng vận mệnh của đất nước. Mặc dù Phật giáo ở Việt Nam có lúc suy lúc thịnh, lúc thống nhất, lúc phân tán nhưng về cơ bản các hệ phái phật giáo vẫn được bảo lưu, nét đặc trưng trong pháp môn tu hành vẫn được tôn trọng, hệ thống chùa chiền tăng ni đã được thống kê, quản lý thống nhất. Sự hòa quyện giữa truyền thống đạo đức của tổ tiên với tinh thần từ bi, trí tuệ, vị tha, vô ngã của đạo Phật đã tạo nên truyền thống “Hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam. Điều này đã được lịch sử Việt Nam ghi nhận qua nhiều thời đại. Những năm gần đây, thế giới biến chuyển không ngừng, Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó, trong đó có cả những nội dung liên quan đến đời sống tinh thần, tín ngưỡng tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. Để phù hợp với thực tiễn từng ngày thay đổi, Phật giáo ngày càng “thế tục hóa, hiện đại hóa”. Do vậy, từ chỗ chỉ có một trường đại học trước năm 1975 đến nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có 4 Học Viện Phật giáo và trên 1000 tăng ni sinh. Số lượng tăng ni, 42 phật tử đi theo đạo Phật ngày càng đông, đặc biệt là không chỉ có người già, mà giới trẻ ngày nay cũng tin và đi theo Phật giáo rất nhiều. Một dẫn chứng cụ thể là cứ mỗi hè đến, các chùa lớn tổ chức các lớp giảng đạo, khóa tu cho hàng trăm, hàng nghìn học sinh, sinh viên và nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình cũng như đạt được kết quả rất tốt trong giáo dục đạo đức thanh niên hiện nay. Tiểu kết chương 1 Đạo đức Phật giáo với những phạm trù đạo đức cơ bản: Phạm trù Thiện- Ác, Ngũ giới, thuyết Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi có tác dụng khuyến thiện, trừ ác, góp phần giáo dục con người rằng sướng khổ do chính bản thân con người gây nên chứ không phải do lực lượng siêu nhiên nào quyết định cả. Thuyết này có ý nghĩa giáo dục đạo đức rất lớn, hướng cho con người luôn tu tâm, tích đức, làm điều thiện, điều lành, tránh xa điều ác. Phật pháp bất ly thế gian! Những lời giáo huấn của Đức Phật không chỉ dành riêng cho các bậc tu hành mà còn cho tất cả mọi người trong xã hội. Có thể thấy rằng tuyệt đại đa số mọi người ở thế gian này không thể xuất gia tu hành làm hòa thượng, hoặc đến ở nơi các hang động nơi rừng núi, nhưng nếu đông đảo quần chúng thực hành và làm theo những nguyên tắc đạo đức mà Phật giáo chỉ ra thì đời sống thật có ý nghĩa. Khi chúng ta hiểu được tinh thần Phật giáo một cách chính xác thì chúng ta có thể vừa có một cuộc sống của người bình thường, vừa có thể tuân theo giáo huấn của Phật, lợi ích cho đời sống của cá nhân mình và cho xã hội. Bên cạnh đó, những chuẩn mực của đạo đức Phật giáo như phạm trù Lục độ, Lục hòa, Thập thiện, Tứ Ân cũng có những tương đồng với giá trị, chuẩn mực của đạo đức truyền thống Việt Nam, phù hợp với cả giới trẻ hiện nay, có tác dụng giáo dục con người tình yêu thương, biết sẻ chia, bao dung với những người xung quanh để hướng đến xây dựng một xã hội toàn diện, bao gồm cả sự phát triển kinh tế và đạo đức, văn hóa, giáo dục, môi trường. Từ đó tạo một môi trường sống lành mạnh cho giới trẻ, tầng lớp thanh niên, giúp họ có được hành trang vững vàng không chỉ về tri thức, văn hóa mà còn cả ý thức đạo đức đúng đắn, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước. 43 Chương 2 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Khái quát thực trạng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay 2.1.1. Khái niệm thanh niên Thanh niên là khái niệm dùng để chỉ một nhóm nhân khẩu – xã hội với một độ tuổi xác định, với những tâm sinh lý đặc thù và có một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thanh niên có nhiều cách hiểu và định nghĩa, nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Về mặt sinh học, “thanh niên” là một giai đoạn trong quá trình tiến hóa của cơ thể người, là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ sang người trưởng thành với tư cách là một công dân. Dưới góc độ kinh tế học, thanh niên là một lực lượng lao động xã hội dồi dào, có nhiều khả năng đóng góp cho xã hội bởi sự khỏe mạnh và nhanh nhẹn của tuổi trẻ. Thanh niên là lớp người đang phát triển cả về thể chất , cả về tâm lý tinh thần, cả về nhu cầu tình cảm, trí tuệ, tư duy, tính cách, hay có thể nói đây là giai đoạn hình thành mạnh mẽ về nhân cách. Thanh niên không phải là một giai cấp nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn của các quan hệ giai cấp, vì thế thanh niên là tấm gương phản chiếu hình ảnh của xã hội, quốc gia đó. Thanh niên là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, một đất nước có tương lai như thế nào, nhìn vào tầng lớp thanh niên sẽ có câu trả lời. Liên hợp quốc định nghĩa thanh niên là nhóm người từ 15 đến 24 tuổi. Ở Việt Nam, theo Luật Thanh niên năm 2005 quy định, Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi. 2.1.2 . Khái quát thực trạng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay Ở tất cả các quốc gia, thanh niên cần phải được chuẩn bị để có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội bền vững. Thanh niên bước vào độ tuổi lao động được trang bị đầy đủ các kỹ năng và năng lực phù hợp sẽ góp phần 44 cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Nói cách khác, thanh niên là một nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển và tăng trưởng lâu dài của đất nước. Thanh niên là nhóm dân số lớn nhất, theo một số tài liệu khảo sát gần đây, thanh niên chiếm khoảng 20 % trong tổng dân số của cả nước. Nhóm dân số này không chỉ tạo ra sự thay đổi cơ bản về mặt nhân khẩu học mà còn là đại diện cho tiềm năng tương lai của đất nước. Đa số thanh niên nước ta hiện nay có phẩm chất tốt, tôn trọng các chuẩn mực đạo đức xã hội, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, có ý thức công dân, chấp hành pháp luật, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đoàn thể, xung kích, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng; sống có nghĩa tình, luôn biết quan tâm, giúp đỡ người khác, tinh thần tương thân tương ái đã được khơi dậy, trở thành xu hướng chủ đạo lôi cuốn và thu hút giới trẻ Nhiều tấm gương thanh niên vượt qua khó khăn của bản thân, gia đình để vươn lên thành những người hữu ích; không ít thanh niên dám đấu tranh quyết liệt với các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; tỏ thái độ lo lắng, băn khoăn trước các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; bất bình trước những sai phạm của cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật. Phần lớn thanh niên hiện nay có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, nhu cầu giải trí lành mạnh, lên án những hoạt động giải trí không lành mạnh, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã chiến đấu và chiến thắng biết bao quân thù dù là hùng mạnh nhất trên thế giới.Thanh niên Việt Nam được kế thừa từ ông cha mình tinh thần đạo đức cách mạng cao cả ấy. Di sản tinh thần thiêng liêng đó bảo đảm cho hành trang vào đời của tuổi trẻ Việt Nam là vô giá. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đang đổi mới và hội nhập quốc tế để phát triển. Đó là bối cảnh và cũng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên. Tuy nhiên, đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên còn lệch lạc, đề cao hưởng thụ, sống thực dụng, ích kỷ, đua đòi, xa hoa lãng phí, sùng bái thần tượng thái quá, ít quan tâm đến cộng đồng và những người xung quanh. Một 45 bộ phận thanh thiếu niên thiếu ý thức rèn luyện, không tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Đội, các phong trào và hoạt động tập thể do nhà trường, địa phương tổ chức; lười học tập, lao động, không dám đấu tranh với sai trái, tiêu cực, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, ích kỷ, bất hiếu với cha mẹ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, thiếu quan tâm đến tình hình đất nước; một bộ phận thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Sự hình thành và phát triển của đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay vừa có những thuận lợi, khó khăn và cả cơ hội lẫn thách thức. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã chiến đấu và chiến thắng biết bao quân thù dù là hùng mạnh nhất trên thế giới.Thanh niên Việt Nam được kế thừa từ ông cha mình tinh thần đạo đức cách mạng cao cả ấy. Di sản tinh thần thiêng liêng đó bảo đảm cho hành trang vào đời của tuổi trẻ Việt Nam là vô giá. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đang đổi mới và hội nhập quốc tế để phát triển. Đó là bối cảnh và cũng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên. Khó khăn, thách thức là những nguy cơ phải vượt qua, không chỉ bằng đức tin và ý chí mà phải bằng trí tuệ, sự sáng tạo. Kinh tế suy giảm, lạm phát, thất nghiệp, nhất là tệ nạn tiêu cực, quan liêu tham nhũng tiềm ẩn những bất ổn, đó là những khó khăn, thách thức và nguy cơ tác động trực tiếp vào sự hình thành đạo đức của lớp trẻ. 2.2. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến việc định hướng giá trị đạo đức cho thanh niên Đạo đức Phật giáo hướng thanh niên đến các giá trị chân, thiện, mỹ là những giá trị phổ quát và tốt đẹp trong cuộc sống. Truyền thống phương Đông thường nhắc nhở mọi người ăn ở, sống và ứng xử sao cho cuối cùng đạt được cuộc sống hoàn mỹ. Giáo lý nhà Phật khuyên chúng ta hãy cố gắng tu tập hướng đến mục tiêu chính là cuộc sống hướng thiện, giải thoát, tự tại. Vì thế, mọi người cần có sự chân thật, hướng về nẻo thiện và đạt được thẩm mỹ nơi thân tâm mình. Người nào đạt được ba điều đó thì người ấy hạnh phúc nhất trần gian. Những nguyên tắc và chuẩn mức đạo đức Phật giáo đã góp phần định hướng thanh niên đến những giá trị đạo đức tiến bộ, góp phần xây dựng một lối sống lành mạnh, chân thực, có ích cho xã hội. Tính thẩm mỹ không chỉ là cái đẹp về vẻ bề ngoài mà còn là cái đẹp của nội 46 tâm, của một nhân cách sống biết quên mình vì người khác, tìm cách giúp đỡ, giảm bớt nỗi đau khổ của người khác. Vậy hiểu “chân- thiện- mỹ” là gì? Đây là ba khía cạnh tạo nên sự toàn bích của cuộc sống, ba khía cạnh này có quan hệ mật thiết với nhau. Chân là chân thật, là lẽ phải. Thiện là làm điều tốt lành. Mỹ là cái đẹp. Sống phải chân thật, không được giả dối, tích cực làm việc thiện có ích cho đời, và biết yêu quý, trân trọng cái đẹp. Từ lâu, Chân- Thiện- Mỹ đã được chúng ta quan niệm là trụ cột tinh thần trong đời sống con người Đạo Phật khuyên con người cố gắng tu tập để hướng tới cuộc sống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_dao_duc_phat_giao_doi_voi_dao_duc_thanh_nien_o_viet_nam_hien_nay_3441_1915845.pdf
Tài liệu liên quan