MỤC LỤC
Trang phụ bìa .i
Lời cam đoan .ii
Lời cảm ơn . iii
Mục lục. .iv
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt . .v
Danh mục các bảng, biểu .vi
Danh mục các sơ đồ, đồ thị .vii
MỞ ĐẦU i
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 3
2.1. Mục tiêu chung . 3
2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu . 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu . 4
4. Kết cấu của đề tài . 4
Chương 1: T ỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHưƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU . . . . 5
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu . 5
1.1.1.Hệ thống an sinh xã hội . 5
1.1.2. Những ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội .10
1.1.3. Tình hình hoạt động của hệ thống an sinh xã hội trên thế giới .12
1.1.4. Tình hình hoạt động hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam .15
1.2. Phương pháp nghiên cứu .21
1.2.1. Các câu hỏi đặt ra .21
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu .21
1.2.3. Hệ Thống chỉ tiêu nghiên cứu .23
Chương 2: T HỰC TRẠNG ẢNH HưỞNG HỆ THỐNG ASXH TỚI THU
NHẬP VÀ NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VĂN
CHẤN TỈNH YÊN BÁI . . . 25
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .25
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .25
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .31
2.2. Một số nét cơ bản về hệ thống an sinh xã hội huyện Văn Chấn .44
2.2.1. Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế .44
2.2.2. Cứu trợ xã hội .45
2.2.3. Ưu đãi xã hội .47
2.2.4. Kinh phí chi cho giáo dục .48
2.2.5. Thực hiện chương trình 135 giai đoạn I .49
2.3. Hoạt động của hệ thống ASXH huyện Văn Chấn .51
2.3.1. Hoạt động Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế.51
2.3.2. Hoạt động cứu trợ xã hội .57
2.3.3. Hoạt động ưu đãi xã hội .62
2.3.4. Tình hình Giáo dục .64
2.4. Kết quả thực hiện chương trình 135 giai đoạn II .65
2.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật.65
2.4.2. Kinh phí thực hiện .66
2.5. Kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn (2006 - 2008) .67
2.5.1. Nhóm các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo thu nhập bền
vững, nâng cao năng lực cán bộ giảm nghèo .68
2.5.2. Nhóm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã nghèo vùng nghèo .68
2.5.3. Nhóm dự án hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo phát triển bền vững.69
2.5.4. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo .70
2.6. Ảnh hưởng của ASXH tới thu nhập của hộ nông dân .72
2.6.1. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra nghiên cứu .72
2.6.2. Tổng thu của hộ .79
2.6.3. Chi phí sản xuất kinh doanh của hộ .80
2.6.4. Thu nhập của hộ .80
2.6.5. Ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục, y tế đến thu nhập .82
2.6.6. Ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục đến việc huy động trẻ đến trường .83
2.6.7. Ảnh hưởng của trợ cấp y tế đến chăm sóc sức khỏe của người dân .87
2.6.8. Ảnh hưởng của chương trình 135 đến phát triển kinh tế - xã hội .89
2.7. Ảnh hưởng của ASXH tới nghèo đói của hộ nông dân .91
2.8. Kết luận về hệ thống ASXH huyện Văn Chấn.94
2.8.1. Những thành công.94
2.8.2. Những hạn chế .95
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÂY DỰNG HỆ THỐNG
ASXH TOÀN DIỆN BẢO ĐẢM GIỮA TĂNG TRưỞNG KINH TẾ VỚI
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO . . . 97
3.1. Quan điểm, định hướng, giải pháp xây dựng và thực hiện chính sách ASXH. .97
3.1.1. Quan điểm xây dựng hệ thống an sinh xã hội .97
3.1.2. Định hướng xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã hội .98
3.1.3. Giải pháp thực hiện chính sách an sinh xã hội . 100
3.2. Một số quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
ASXH với xóa đói giảm nghèo tại huyện Văn Chấn . 102
3.2.1. Quan điểm và định hướng phát triển . 102
3.2.2. Mục tiêu phát triển . 103
3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội
gắn với xóa đói giảm nghèo tại địa phương . 104
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . . . . 110
1. Kết luận . 110
2. Đề nghị . 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . 114
126 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - Tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên canh tập trung tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao như cây ăn
quả, thực phẩm sạch....
+ Về nguồn lực lao động: Với nguồn lao động dồi dào năm 2008 là 99.060
người với truyền thống cần cù lao động sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất
nông lâm nghiệp. Đây là nguồn lực to lớn và cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của huyện.
* Những hạn chế và thách thức
+ Về kinh tế: Nền kinh tế tuy có tốc độ phát triển khá, song chưa vững trắc
và phát triển bền vững, đồng đều giữa các vùng, có sự chênh lệch lớn giữa các
vùng. Đặc biệt vùng cao và vùng Mường Lò đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn. Nền sản xuất còn mang nặng hình thức tự cấp tự túc, sản xuất hàng hóa chưa
phát triển tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thu ngân sách hàng năm bình quân đạt 47% nhu
cầu chi, vẫn cần sự hỗ trợ của tỉnh và trung ương để đảm bảo các hoạt động kinh tế
- xã hội của địa phương. Cơ cấu kinh tế tuy chuyển dịch đúng hướng nhưng còn
chậm. Rừng và đất rừng là một lợi thế nhưng phần lớn đang ở dạng tiềm năng.
Đang có sự bất cập giữa quản lý khai thác tài nguyên rừng và tái tạo vốn rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
+ Về nguồn nhân lực: Trình độ dân trí thấp, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã,
thị trấn trình độ văn hóa chưa cao, một số xã vùng cao cán bộ chủ chốt xã mới
có trình độ cấp tiểu học. Phần lớn cán bộ chủ chốt xã không có bằng cấp về
chuyên môn kỹ thuật.
Lực lượng lao động dồi dào nhưng phần lớn chưa qua đào tạo. Chỉ có
khoảng 9% người có trình độ đại học, cao đẳng; Trung cấp và công nhân kỹ thuật
16,1%. Số người có trình độ phần lớn nằm ở cơ quan đơn vị của nhà nước; ở địa
bàn nông thôn tập trung gần 90% lực lượng lao động, nhưng số người có trình độ
chuyên môn về nông lâm nghiệp rất ít.
+ Về kết cấu hạ tầng: Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của nhà nước
nhiều công trình về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục... được đầu tư xây dựng đang
phát huy tác dụng trong phát triển kinh tế - xã hội. Song chưa đáp ứng được với yêu
cầu hiện nay.
Hệ thống đường giao thông cơ bản đã được nâng cấp; nhưng các tuyến
đường liên xã, liên thôn chưa được đầu tư, đi lại còn nhiều khó khăn nhất là vào
mùa mưa.
2.2. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI HUYỆN
VĂN CHẤN
2.2.1. Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế
BHXH huyện Văn Chấn quản lý và tổ chức chi trả thường xuyên hàng tháng
cho trên 4.400 đối tượng, ngoài ra còn chi trả các chế độ ngắn hạn cho người lao
động tham gia đóng BHXH, BHYT như: ốm đau, thai sản, dưỡng sức.... Nhiệm vụ
này luôn được coi là quan trọng hàng đầu, bởi làm tốt sẽ góp phần giữ vững ổn định
tình hình chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn. Hai phương thức chi trả trực tiếp và
uỷ quyền qua 38 đại lý trên địa bàn được duy trì và củng cố chặt chẽ theo quy định
của BHXH Việt Nam là yếu tốt góp phần chi đúng kỳ, đủ số, tận tay đối tượng được
hưởng. Sổ sách, bảng biểu được thực hiện đúng hướng dẫn, sắp xếp khoa học, báo
cáo tăng giảm kịp thời, công nghệ tin học được ứng dụng trong việc quản lý đối
tượng đã giúp cho việc chi trả đúng đối tượng và chế độ; công tác thanh quyết toán
nhanh chóng. Nhờ đó, trong năm 2008, BHXH huyện đã chi trả trên 73 tỷ đồng đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
tay đối tượng hưởng thường xuyên và trợ cấp BHXH. Năm 2008, toàn huyện có
5.820 người ở 132 đơn vị tham gia BHXH.
Chính sách BHXH đã cổ vũ, động viên người lao động hăng say lao động
sản xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Không chỉ đảm bảo chi trả các
chế độ trên địa bàn, khai thác và mở rộng đối tượng, chú trọng đến công tác thu
BHXH - BHYT bắt buộc, trong năm 2008 đã thu được trên 18 tỷ đồng, đạt 101,9%
kế hoạch năm; tuyên truyền mở rộng được 390 lao động, 3 đơn vị ngoài quốc doanh
tham gia BHXH - BHYT cho người lao động. Năm 2008, BHXH Văn Chấn đã
củng cố và thành lập mới được 17 đại lý BHYT tự nguyện nhân dân trên địa bàn 15
xã có đối tượng thuộc diện tham gia BHYT tự nguyện, triển khai BHYT học sinh
năm học 2008 - 2009 và kết quả vận động được 5.783 người tham gia, với tổng số
tiền 978.916.000 đồng, bằng 107,5% kế hoạch cả năm, trong đó BHYT tự nguyện
nhân dân có 2.136 người, BHYT tự nguyện học sinh 3.621 người.
2.2.2. Cứu trợ xã hội
Hoạt động cứu trợ xã hội bao gồm Trợ giúp thường xuyên và Trợ giúp đột
xuất cả hai hình thức trợ giúp này đều được thực hiện từ ngân sách nhà nước, quản
lý và chi trả thông qua Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, ngoài ra trợ giúp
đột xuất khi xẩy ra còn được các tổ chức đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, Hội chữ
thập đỏ; doanh nghiệp, tập thể đơn vị, cá nhân....vv tham gia trên tinh thần lá lành
đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều của truyền thống dân tộc Việt Nam khi gặp
rủi ro, thiên tai...vv.
Đối với hoạt động trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội hiện nay được áp
dụng và thực hiện theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, ngày 13 tháng 4 năm 2007 về
chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội:
a. Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị
trấn quản lý gồm:
1.Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em
mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại
Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian
chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm
HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa,
học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.
2. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ
hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa,
thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng
thời kỳ).
3. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.
4. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng
tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.
5. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm
thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa
thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc
gia đình thuộc diện hộ nghèo.
6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia
đình nghèo.
7. Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.
8. Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.
9. Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi;
trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.
b. Đối tượng được trợ giúp đột xuất (một lần) là những người, hộ gia đình
gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra,
bao gồm:
+ Hộ gia đình có người chết, mất tích;
+ Hộ gia đình có người bị thương nặng;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
+ Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;
+ Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;
+ Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét;
+ Người bị đói do thiếu lương thực;
+ Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không
biết để chăm sóc;
+ Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.
c. Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng
cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng.
Trong những năm qua hoạt động cứu trợ xã hội của huyện Văn Chấn đã góp
phần trợ giúp những người có hoàn cảnh thiệt thòi ổn định cuộc sống hòa nhập với
cộng đồng và xã hội.
2.2.3. Ƣu đãi xã hội
Ưu đãi xã hội hiện nay chủ yếu là thực hiện chính sách ưu đãi người có công,
các đối tượng được hưởng chính sách này được qui định tại Pháp lệnh ưu đãi người
có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 21 tháng 6
năm 2007.
Đối với huyện Văn chấn các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi người có
công gồm:
Cán bộ tiền khởi nghĩa
Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
+ Suy giảm khả năng lao động từ 21-80%
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% có vết thương đặc biệt nặng
Thương binh loại B
+ Suy giảm khả năng lao động từ 21-80%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 21-80%
Bệnh binh hạng 3
+ Suy giảm lao động từ 41-50%
+ Suy giảm lao động từ 51-60%
Người phục vụ thương binh, thương binh loại B, bệnh binh,
+ Người phục vụ thương binh, thương binh loại B, bệnh binh từ
81% trở lên
+ Người phục vụ thương binh, thương binh loại B, bệnh binh loại đặc biệt.
Trợ cấp tuất đối với thân nhân người có công với cách mạng
+ Trợ cấp tuất với thân nhân 1 liệt sỹ
+ Trợ cấp tuất với thân nhân 2 liệt sỹ
+ Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân liệt sỹ
+ Trợ cấp tuất đối với thân nhân của thương binh, thương binh B,
bệnh binh.
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
+ Bị mắc bệnh hiểm nghèo không còn khả năng lao động
+ Bị mắc bệnh hiểm nghèo suy giảm khả năng lao động
Con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
+ Bị dị dạng, dị tật không tự lực được trong sinh hoạt
+ Bị dị dạng, dị tật suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt
Nguồn kinh phí chi trả các đối tượng trên được thực hiện từ ngân sách nhà
nước thông qua Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện để chi trả với hàng
tháng chi trả cho trên 1.000 đối tượng với số kinh phí gần 600 triệu đồng bảo đảm
đúng tiêu chuẩn đối tượng theo qui định của nhà nước.
2.2.4. Kinh phí chi cho giáo dục
Để tạo điều kiện cho giáo dục phát triển về cơ sở vật chất nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, hàng năm kinh phí đầu cho lĩnh vực giáo
dục luôn được ưu tiên nhằm tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực của địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
phương, nâng cao trình độ dân trí góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội. Hàng
năm nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước của huyện chi cho giáo dục chiếm một
tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi ngân sách địa phương, tỷ trọng này chiếm
khoảng từ 25 - 28% tổng chi ngân sách địa phương. Cụ thể, năm 2006 chi cho giáo
dục từ nguồn ngân sách thường xuyên là 26.335 triệu đồng chiếm 24,83% tổng chi
ngân sách, năm 2008 tăng lên 54.278 triệu đồng chiếm 28% tổng chi ngân sách.
Ngoài nguồn kinh phí thường xuyên từ ngân sách đầu tư cho giáo dục, kinh
phí đầu tư cho giáo dục còn được thực hiện bởi các nguồn kinh phí khác như
chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ giáo dục các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn....vv, như chính sách trợ giúp giáo dục cho người nghèo thực hiện
chủ trương của nhà nước về hỗ trợ học sinh nghèo trong giáo dục đã có 19.634 học
sinh được hỗ trợ, tổng kinh phí hỗ trợ là 4,05 tỷ đồng; Chính sách phổ cập giáo dục
trung học cơ sở theo Thông tư số 22/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGD&ĐT, đã
hỗ trợ năm 2008 cho 2.601 học sinh, mức hỗ trợ bình quân là 120.000 đồng/học
sinh, kinh phí hỗ trợ 312,12 triệu đồng.
2.2.5. Thực hiện chƣơng trình 135 giai đoạn I
Chương trình phát triển kinh - tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng
bào dân tộc miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là chương trình 135).
Được tiến hành tại tỉnh Yên Bái năm 1999, riêng huyện Văn Chấn được thực hiện
từ năm 2000. Trong năm 2000 được đầu tư tại 8 xã, năm 2001 bổ xung thêm 3 xã
đưa tổng số xã được hưởng theo chương trình là 11 xã. Qua 6 năm thực hiện giai
đoạn 1 của chương trình hạ tầng cơ sở của các xã được nâng lên rõ rệt, góp phần
quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội ổn định đời sống nhân dân các xã đặc
biệt khó khăn.
Đánh giá kết quả thực hiện từng dự án thành phần thuộc chương trình 135
giai đoạn 2000-2005. Trong 5 năm với tổng số vốn thực hiện của chương trình là
34.906,74 triệu đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
+ Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: Từ năm 2000 - 2005 toàn huyện đã đầu tư
được 92 công trình và 99,5 ha khai hoang ruộng nước. Với kinh phí đầu tư 28.417
triệu đồng bằng 81,8%.
Trong đó:
Đường giao thông, cầu, ngầm 29 công trình với: 11.888,7 triệu = 41,84%
Trường học 31 công trình: 6.977,1 triệu = 24,55%
Thủy lợi, nước sạch 17 công trình: 5.314,3 triệu = 18,7%
Điện 7 công trình: 2.186,0 triệu = 7,69%
Trạm xá 1 công trình: 401,2 triệu = 1,41%
Khai hoang ruộng nước 99,5 ha: 389,0 triệu = 1,4 %
San tạo mặt bằng 3 công trình: 503,0 triệu = 1,77 %
Cấp nước sinh hoạt 4 công trình: 748,6 triệu = 2,63%
+ Dự án xây dựng trung tâm cụm xã: Đầu tư xây dựng 3 xã: Nghĩa Tâm, Tú
Lệ, Nậm Búng gồm 10 công trình, với Tổng kinh phí đầu tư 3.442,1 triệu đồng bằng
9,86% tổng kinh phí
Trong đó:
Chợ 2 công trình: 947,31 triệu = 27,52%
Trường học 4 công trình: 1.600,7 triệu = 46,50%
Đường giao thông 1 công trình: 448,3 triệu = 13,02%
Nước sạch 1 công trình: 323,64 triệu = 9,37%
San tạo mặt bằng khu trung tâm 1 công trình: 65,2 triệu = 1,89%
Đóng bàn ghế trường học: 24,7 triệu = 0,72%
+ Dự án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản
phẩm với tổng số vốn đầu tư 560 triệu đồng bằng 1,6% tổng kinh phí
Trong đó:
Hỗ giống cây lương thực: 170 triệu
Hỗ trợ mua máy móc thiết bị: 90 triệu
Hỗ trợ mua 100 con Trâu (Bò): 230 triệu
Mở lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật tại các xã: 20 triệu
Hỗ trợ phân bón cho cây trồng: 50 triệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
+ Dự án định canh, định cư Tổng số vốn đầu tư 2.487,64 triệu bằng 7,14%
tổng kinh phí
Trong đó:
Chăm sóc 429 ha chè cùng cao: 720,6 triệu
Trồng mới 100 ha chè: 309,1 triệu
Bảo vệ rừng khoanh nuôi, phòng hộ: 21,74 triệu
Xây dựng 3 công trình thủy lợi: 887,6 triệu
Khai hoang 138,5 ha: 277,0 triệu
Di chuyển dân: 136 hộ: 221,6 triệu
Qua số liệu vốn đầu tư của các dự án có thể thấy mục tiêu của chương trình
là đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn do đó kinh phí giành cho
đầu tư cơ sở hạ tầng chiếm đến 81,% tổng vốn đầu tư của chương trình.
Qua kết quả khảo sát, đánh giá các dự án các chương trình mục tiêu đầu tư vào
các vùng dự án đã đem lại các hiệu quả thiết thực, các mô hình đã được triển khai ở
tất cả các thôn bản và tới hầu hết các hộ gia đình nghèo ở các xã thuộc vùng dự án.
Việc triển khi mô hình thực hiện công khai dân chủ, người dân trong thôn, bản được
trực tiếp tham gia thảo luận bình chọn các hộ nghèo tham gia chương trình. Các hộ
dân được hưởng lợi từ dự án đều đúng tiêu chuẩn, đối tượng và hợp lòng dân. Qua
kết quả khảo sát thống kê đời sống đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn đã được cải thiện một cách rõ rệt góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo sau khi kết
thúc chương trình 135 gia đoạn I, năm 2001 là 21,88% xuống còn 9,5% năm 2005
(theo tiêu trí cũ).
2.3. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ASXH HUYỆN VĂN CHẤN
2.3.1. Hoạt động Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế
2.3.1.1. Số người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế
a. Số người tham gia BHXH
Bảng 2.6 cho thấy số người tham gia BHXH theo ngành và loại hình sử
dụng sử dụng lao động. Qua đó có thể thấy rõ ràng lao động thuộc khu vực nhà
nước chiếm đa số người tham gia BHXH từ 83,28% năm 2006 tăng lên 83,93%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
năm 2008 so với tổng số người tham gia, tốc độ tănng bình quân đạt 7,9% năm.
Như vậy, diện phủ của BHXH mới chỉ tập trung chủ yếu vào các đối tượng hưởng
lương từ ngân sách nhà nước, chưa thu hút được các đối tượng khác trong xã hội
tham gia kể cả đối với cả các doanh nghiệp. Đặc biệt là các tổ chức tư nhân hoặc hộ
cá thể...vv
Bảng 2.6. Số ngƣời tham gia BHXH theo ngành
và loại hình sử dụng lao động huyện Văn Chấn
Đơn vị tính: người
Đối tƣợng 2006 2007 2008 Tốc độ
PTBQ
- Các tổ chức xã hội khác nhau: đảng....... 2.381 2.801 2.879 109,95
- Xã, phường 588 597 605 101,45
- Doanh nghiệp nhà nước 188 123 121 80,20
- Doanh nghiệp tư nhân 408 468 546 115,70
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - - - -
- Các tổ chức tư nhân - - - -
Tổng cộng 3.565 3.989 4.151 107,90
Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Văn Chấn
0
500
1000
1500
2000
5
3000
2006 2007 2008
Các tổ chức XH khác nhau Xã, phường DN nhà nước DN tư nhân
Hình 2.3. Số ngƣời tham gia BHXH theo ngành và loại hình
sử dụng lao động qua các năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
b. Số người tham gia Bảo hiểm y tế
Tham gia BHYT được thực hiện bởi 2 hình thức đó là Bảo hiểm y tế bắt
buộc và Bảo hiểm y tế tự nguyện; Đối với Bảo hiểm y tế bắt buộc đối tượng là
những người tham gia đóng BHXH ngoài phần phải đóng 5% tổng thu nhập thông
qua bảng lương hàng tháng, bắt buộc đóng thêm 1% để tham gia bảo hiểm y tế, số
người tham gia loại hình BHYT bắt buộc thường ổn định; Bảo hiểm y tế tự nguyện
được thực hiện để các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế một cách tự nguyện không
bắt buộc, được mua theo các định mức tiền khác nhau với thời gian thường là 1
năm, các đối tượng tham gia chủ yếu là học sinh, sinh viên ...vv, và các đối tượng
được ngân sách nhà nước tài trợ như các đối tượng chính sách, người nghèo.
Bảng 2.7. Số ngƣời tham gia Bảo hiểm y tế theo ngành
và loại hình sử dụng lao động huyện Văn Chấn
Đơn vị tính: người
Đối tƣợng 2006 2007 2008 Tốc độ
PTBQ
- Các tổ chức xã hội khác nhau: đảng, 2.381 2.801 2.879 109,95
- Xã, phường 588 597 605 101,45
- Doanh nghiệp nhà nước 188 123 121 80,20
- Doanh nghiệp tư nhân 408 468 546 115,70
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - - - -
- Các tổ chức tư nhân - - - -
- Học sinh, sinh viên 5.558 4.889 3.621 80,70
- Cấp thẻ BHYT cho đối tượng chính sách 1.032 1.001 977 97,30
- Cấp thẻ BHYT cho người nghèo 51.077 51.410 31.214 78,15
Tổng cộng 61.232 61.289 39.873 80,70
Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Văn Chấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Bảng 2.7 cho thấy số người tham gia BHYT bắt buộc qua số liệu từ 2006 -
2008 tương đối ổn định không có sự biến động lớn và chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng
10%) tổng số người tham gia. Riêng 2 đối tượng thuộc Bảo hiểm y tế tự nguyện có
sự biến động tương đối lớn đó là BHYT học sinh, sinh viên năm 2008 chỉ đạt
65,15% so với năm 2006 (tốc độ phát triển bình quân 80,70% năm), nguyên nhân
chủ yếu do khi tham gia BHYT các đối tượng đã không được hưởng các dịch vụ y
tế tương xứng với những gì mình đã bỏ ra, cùng với thói quen khi bị ốm thường tự
điều trị không đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh, do đó tác dụng của tham gia
BHYT mang lại hiệu quả không cao nên đã không tham gia. Đối với việc cấp thẻ y
tế cho người nghèo, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế và chính sách của
chính quyền địa phương cho từng thời kỳ khác nhau nên số đối tượng được cấp thẻ
cũng luôn biến động cụ thể năm 2008 việc cấp thẻ cho đối tượng này chỉ đạt
61,11% so với năm 2006 (tốc độ phát triển bình quân 78,15% năm).
2.3.1.2. Thu Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm Y tế
Hiện nay, có nhiều lý do để các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức,
doanh nghiệp...vv trốn đóng BHXH chính thức, thứ nhất nhiều loại hình công việc,
việc trả công chưa được chính thức hóa giống như hình thức tự làm hoặc trả công
trao tay. Thứ hai cả khi các doanh nghiệp có hợp đồng lao động chính thức thì mức
lương để tham gia đóng bảo hiểm thường thấp hơn so với thực tế để tránh phải đóng
quá nhiều. Đối với khối cơ quan hành chính sự nghiệp mức lương cứng tham gia
đóng BHXH được thực hiện theo mức lương cơ bản của nhà nước qui định cho từng
thời kỳ, thâm niên thể hiện theo hệ số lương để nhân với mức lương cơ bản theo qui
định. Các cơ quan nhà nước đều lấy lương cứng để làm căn cứ tham gia BHXH và
BHYT. Tuy nhiên phần trốn đóng bảo hiểm ở phần được gọi là lương mềm đó là
các khoản phụ cấp, tiền thưởng và thu nhập tăng thêm của người lao động, do đó
việc giám sát đóng BHXH, BHYT gặp rất nhiều khó khăn.
Qua số liệu bảng 2.8 cho thấy số tiền thu BHXH năm 2008 đạt 15.253 triệu
đồng, tăng 27,21% so với năm 2006, bình quân/ người/năm đóng trên 3,6 triệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
đồng; BHYT năm 2008 thu 2.853 triệu đồng tăng 80,34% so với năm 2006, bình
quân/người/năm đóng 73.400 đồng.
Bảng 2.8. Tổng thu Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế năm 2006 - 2008
huyện Văn Chấn
Năm
Tổng thu Bảo hiểm xã hội Tổng thu Bảo hiểm y tế
Số lƣợng
(triệu đồng)
Bình
quân/ngƣời
(1000 đ)
Số lƣợng
(triệu đồng)
Bình
quân/ngƣời
(1000 đ)
2006 11.974 3.360,2 1.582 26,3
2007 12.599 3.158,4 1.889 31,3
2008 15.253 3.674,5 2.853 73,4
Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Văn Chấn
2.3.1.3. Chi trả Bảo hiểm xã hội
Mức chi trả BHXH năm 2006 - 2008 được thể hiện qua bảng 2.9. Mức tăng
bình quân 25,15% năm. Khu vực tăng nhanh nhất là khu vực trợ cấp hưu trí chiếm
trên 90% tổng mức chi trả, mức tăng chi trả cũng tập trung chủ yếu ở khu vực này
chiếm đến gần 90%.
Bảng 2.9. Chi trả Bảo hiểm xã hội 2006 - 2008 huyện Văn Chấn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
BHXH dài hạn BHXH ngắn hạn
Tổng
cộng
Trợ
cấp
hƣu
trí
Chi trả
Bảo
hiểm
trả một
lần
Tử
tuất
Trợ cấp
ốm đau
thƣơng
tật
Trợ cấp
thai sản
Trợ cấp
tai nạn
và bệnh
nghề
nghiệp
2006 45.432 374,5 450,2 157,1 731,5 54,1 46.999,4
2007 56.396 265,7 730,8 249,8 599,4 74,1 58.215,8
2008 70.679 924,6 660,8 232,2 1.054,2 67,7 73.618,5
Tốc độ
PTBQ 124,75 157,15 121,15 121,55 120,05 111,85 125,15
Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Văn Chấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Chi trả hưu trí hiện nay chủ yếu dành chi trả người lao động thuộc khu vực nhà
nước trước năm 1995, thời điểm bắt đầu áp dụng các qui định mới về đóng, trả đối
với quỹ hưu trí, những người tham gia sẽ tiếp tục nghỉ hưu và nhận lương hưu và
không phải đóng góp theo qui định hiện hành và trợ cấp hưu trí sẽ chiếm một tỷ
trọng lớn về sau này
2.3.1.4. Số người nhận BHXH dưới hình thức chi trả
Bảng 2.10 thể hiện số người nhận BHXH. Số liệu là tổng số lũy kế người
hưởng BHXH hàng năm, ở đây được chia ra thành 2 loại, người hưởng BHXH dài
hạn và người hưởng BHXH ngắn hạn. Người hưởng BHXH dài hạn thường tiến
hành làm các thủ tục để hưởng 1 lần và được hưởng liên tục từ thời điểm đó và
chiếm trên 70% số người hưởng BHXH trong năm và số người hưởng lương hưu trí
là nhóm hưởng BHXH dài hạn lớn nhất trên 4 nghìn người qua các năm 2006 -
2008
Bảng 2.10. Số ngƣời nhận bảo hiểm xã hội 2006 - 2008 huyện Văn Chấn
Đơn vị tính: người
Năm
BHXH dài hạn BHXH ngắn hạn
Lƣơng
hƣu trí
Chi trả Bảo
hiểm trả
một lần
Tử tuất
Trợ
cấp ốm
đau
thƣơng
tật
Trợ
cấp
thai
sản
Trợ cấp
tai nạn và
bệnh nghề
nghiệp
2006 4.317 95 78 1.407 142 4
2007 4.348 126 90 1.179 120 5
2008 4.374 179 85 1.532 200 6
Tốc độ
PTBQ
100,65 137,25 104,40 104,35 118,65 122,45
Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Văn Chấn
Số người nhận BHXH ngắn hạn dưới hình thức chi trả thể hiện người đề nghị
nhận hưởng BHXH trong năm. Qua bảng số liệu cho thấy số người nhận trợ cấp
ốm đau, tương tật tương đối cao năm 2006 là 1.407 người chiếm 90,6% tổng số
người đề nghị hưởng BHXH ngắn hạn; 2007 là 1.179 chiếm 90,4% và năm 2008 là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
88,15%. Mức tăng bình quân số người xin BHXH ngắn hạn rất cao, tăng 18,65%
năm từ 2006 - 2008 đối với trợ cấp thai sản và 22,45% đối với trợ cấp tai nạn.
4.990
1.553
4.564
1.304
4.656
1.738
0
1000
2000
3000
4000
5000
2006 2007 2008
BHXH dài hạn BHXH ngắn hạn
Hình 2.4. Số ngƣời nhận BHXH dài hạn và ngắn hạn 2006 - 2008
2.3.2. Hoạt động cứu trợ xã hội
2.3.2.1. Cưú trợ thường xuyên
Trợ cấp thu nhập hành tháng từ quỹ Bảo trợ xã hội có phạm vi rất nhỏ chiếm
khoảng gần 2% dân số. Do thiếu hụt về ngân sách, quản lý yếu kém và thủ tục hành
chính phức tạp là những hạn chế của quỹ, nguồn ngân sách được cấp không đủ
trong khi điều kiện kinh tế của địa phương không có khả năng để bù đắp vào phần
thiếu hụt này, do đó còn nhiều người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nhưng chưa được
hưởng và những người được hưởng chỉ nhận được một phần rất nhỏ chưa đáp ứng
được yêu cầu cuộc sống của họ. Mức trợ cấp thì khác nhau giữa các tỉnh, huyện.
Hiện nay số đối tượng được trợ cấp thường xuyên được bao phủ rộng hơn
theo qui định của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, ngày 13 tháng 4 năm 2007 có đến
9 loại đối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái.pdf