MỤC LỤC
A. DẪN NHẬP.1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Lịch sử vấn đề.2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5
4. Phương pháp nghiên cứu .6
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.7
6. Kết cấu của luận văn.7
B. NỘI DUNG.9
Chương 1. Khái quát về tư tưởng Lão – Trang và tác giả, tác phẩm Nguyễn
Bỉnh Khiêm .9
1.1. Tác giả, tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm.9
1.1.1. Tác giả .9
1.1.2. Tác phẩm .12
1.2. Lão Tử và Đạo Đức Kinh, Trang Tử và Nam Hoa Kinh.14
1.2.1. Lão Tử và Đạo Đức Kinh.14
1.2.1.1. Lão Tử.14
1.2.1.2. Đạo Đức Kinh.14
1.2.2. Trang Tử và Nam Hoa Kinh.14
1.2.2.1. Trang Tử .14
1.2.2.2. Nam Hoa Kinh .15
1.3. Hành trình du nhập của tư tưởng Lão - Trang vào Việt Nam .15
1.4. Ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang trong văn học Việt Nam trước thế kỷ XVI.17
1.4.1. Ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang trong văn học thế kỷ X - XIV .17
1.4.2. Ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang trong văn học thế kỷ XV - XVI .23
Chương 2. Những biển hiện nhân sinh quan của Lão - Trang trong thơ Nguyễn
Bỉnh Khiêm .27
120 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của nhân sinh quan lão - Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tre mát tới nửa gối nằm)
(Tự thuật, bài 3)
Lo sợ người đời không nhận biết được huyền bí sướng vui trong cuộc sống ấy,
nhà thơ phải giãi bày:
“Sơn thủy diệc tòng nhân trí nhạo,
Giá ban ý vị thục năng tường”
43
(Cảnh sơn thủy cũng theo vào niềm vui nhân trí,
Ý vị đến mức ấy có ai hay rõ được?)
(Tự thuật, bài 3)
Khi đã đạt đến đỉnh cao của sự ung dung nhàn tản tâm hồn cụ lâng lâng sảng
khoái và muốn được đắm mình ngủ say mãi trong cuộc sống thần tiên ấy:
“Ký ngôn tửu các hồng lầu khách,
Mạc bả sinh ca quát túy miên”
(Gửi lời cho khách ở gác tía lầu hồng,
Chớ đem đàn hát khuấy động giấc ngủ say của ta.)
(Ngụ hứng, bài 4)
Nhà thơ đã lí tưởng hóa cuộc sống nhàn dật và khẳng khái đưa ra kết luận có
phần táo bạo của riêng mình như một kinh nghiệm sống của người đi trước cho
những bạn bè đang còn tại vị triều chính:
“Thanh vân tranh tự bạch vân cao”
(Lý cư giản chư đồng chí)
Thanh vân làm sao cao bằng bạch vân
(Ở làng, viết đưa các bạn cùng chí hướng)
Sở dĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm một lòng hướng về cuộc sống ẩn dật là vì từ lâu
ông đã dứt khoát lìa bỏ công danh. Đó không phải là mục đích tối cao của đời, với
công danh nhà thơ đã cự tuyệt: “Hai chữ công danh người mặc người” (Bạch Vân
quốc ngữ thi, bài 144). Niềm mong ước của ông không phải là giàu sang phú quý
nên dù chỉ “một am phong nguyệt” ông vẫn cảm thấy đầy đủ và vui thích, vì ông đã
hiểu hết được ý nghĩa cuộc sống “nhàn”:
“Rồi nhàn thì ấy tiên vô sự”
(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 13)
“Ngày ngày tiêu sái thường vô sự”
(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 19)
“Chữ rằng: vô sự tiểu thần tiên”
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 64)
44
Trở đi trở lại những vần thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta thấy sự xuất hiện với
tần số dày đặc những từ “nhàn”, “tiên”, “vô sự”, “tự tại”, “lâng lâng” (Xin xem
thống kê cụ thể ở phần phụ lục) nhằm nhấn mạnh sự tâm đắc và thích chí của
Nguyễn Bỉnh Khiêm khi lựa chọn được lối sống theo ý mình. Tuy nhiên chúng ta
cần phải hiểu rõ hơn về bản chất chữ “nhàn”. “Nhàn” ở Nguyễn Bỉnh Khiêm
không phải là thoát ly xã hội, là phương tiện cứu cánh, mà chỉ là một lối sống, một
cách ứng xử, một phương tiện thoát ly những ràng buộc danh lợi, để được sống lạc
thiên, tri mệnh, khoáng đạt, có lạc thú. “Nhàn” ở Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là
thái độ sống vô trách nhiệm, cuồng phóng. Nhàn - tiên - vô sự có nghĩa là an nhiên,
tự tại, không đua chen danh lợi, giữ trọn thanh giá “lạc đạo vong bần” giữa cảnh đời
lố nhố những đống lợi, gò danh. Nhàn là không để dục vọng làm mờ ám lương tâm,
làm vẩn đục tâm hồn, là không tham dự vào những hàng động tội lỗi, ô nhục của
người đời, là: Khép cửa ải danh lợi ồn ào phiền não lại không chịu dấn thân vào
nguy cơ của sự giàu sang vì từ xưa lợi danh rút cuộc là mang lụy vào thân. Nhàn
cũng là sống thỏa thích trong cảnh trí non xanh, nước biếc, bạn bầy với trăng trong,
gió mát, với ông già lão thực, trẻ thơ hồn toàn, ấm áp tình người trong hương đồng
gió nội, mây sớm trăng khuya
2.2. Hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống làng quê - một biểu hiện của
tinh thần vô vi, tiêu dao
2.2.1. Tinh thần vô vi, tiêu dao của Lão - Trang
Mỗi triết gia đều mong muốn hướng con người đến một mục tiêu nào đó.
Thường là xây dựng quan niệm nhân sinh nhằm giải thoát con người khỏi đau khổ.
Trong bối cảnh các nước thời Chiến Quốc tranh giành xâu xé lẫn nhau, các triết gia
đều muốn dùng học thuyết của mình để an thiên hạ. Cả Lão và Trang cũng vậy, họ
muốn dùng học thuyết của mình để cứu vớt nhân loại. Lý tưởng sống mà Trang đề
ra gói gọn trong hai chữ “tiêu dao”: Sống ung dung vui vẻ, thỏa thuê, không để cho
xã hội bó buộc mình, theo bản tính của mình và thuận theo tính của vạn vật, cứ sống
hết tuổi trời, không quan tâm tới sinh tử.
45
Theo Lão - Trang, con người muốn được tiêu dao trước tiên phải bỏ thành
kiến từ trước đến giờ theo lối “nhị nguyên”. Quan điểm “nhị nguyên” nhìn sự vật
bằng cặp mắt phân tích đúng - sai, phải - trái, tốt - xấu Trang Tử chủ trương quan
niệm “tề vật”, ông xem mọi thứ, mọi sự vật đều bình đẳng. Ông cho rằng mọi thứ
trong trời đất đều tốt như nhau và mọi ý kiến đều đúng như nhau, không có cái gọi
là chuẩn mực nhất định có thể đem áp dụng cho tất cả được. Quan niệm “tề vật” có
thể xem là tiền đề tư tưởng cho lý tưởng sống tiêu dao. Bởi vì nếu không có quan
niệm bình đẳng tuyệt đối thì sẽ có sự thừa nhận trên đời có phải - trái, tốt - xấu
và cái tốt sẽ tìm cách cải tạo cái không tốt, như thế sẽ không còn tự do và tất nhiên
không thể tiêu dao. Giống như câu chuyện ngụ ngôn Trang Tử kể trong thiên Ứng
Đế Vương. Trang Tử nêu rõ chủ trương tiêu dao: Quên tuổi mình, quên thị phi đi,
ngao du ở chỗ vô cảnh giới (hư vô) và gởi mình trong cõi đó.
Trong tư tưởng Lão - Trang, người ta nhận thấy rằng muốn tiêu dao phải
sống thuận thiên, làm theo lối vô vi. Vô vi không có nghĩa là không làm gì mà là
thuận theo cái tánh tự nhiên mà làm. Trang Tử kể: Chim bằng bay lên ba ngàn dặm
rồi nương gió lốc cuốn lên cao chín vạn dặm. Con ve sầu và con chim cưu chỉ bay
vù lên cây du, cây phương, có lúc bay không tới mà rớt xuống đất. Ta thấy giữa
chim bằng và chim cưu tuy lớn nhỏ khác nhau nhưng niềm hạnh phúc thì như nhau.
Thuận thiên, vô vi còn có nghĩa là thuận theo bản tính của mọi vật mà hành
xử, không thể dùng ý chí chủ quan con người mà tác động. Ta nhận thấy rằng, con
người thường dùng ý chí chủ quan của mình mà cải tạo thiên nhiên, hậu quả là chỉ
đem lại sự thống khổ, khiến cho mọi thứ trở nên tệ hại hơn mà thôi. Trang Tử nói:
“Phù huýnh tuy đoản, tục chi tắc ưu. Hạc hính tuy trường, đoạn chi tắc bi. Cố tánh
trường phi sở đoạn, tánh đoản phi sở tục, vô sở khứ ưu giả” (chân vịt tuy ngắn, nếu
nối cho dài ra thì vịt sẽ đau; chân hạc tuy dài, nếu cắt ngắn đi thì hạc sẽ khổ. Vậy thì
cái gì trời sinh ra dài thì không nên làm cho ngắn lại; cái gì trời sinh ra ngắn thì
không nên nối cho dài ra thì không còn gì là đau khổ nữa cả) [1, tr.71]. Với con
người, Trang Tử cho rằng, nếu ta không thuận theo bản tính tự nhiên mà dùng các
chế độ chính trị để thống trị thì cũng giống như “lạc mã thủ, xuyên ngưu tỉ” [1,
46
tr.489] (cột đầu ngựa, xỏ mũi trâu), con người sẽ thấy mất đi niềm hạnh phúc được
sống tự nhiên và mất luôn lạc thú ở đời. Từ việc hiểu được Đạo, hiểu được qui luật
thiên nhiên mà thuận thiên, con người mới có thể “an thời xử thuận”. Đó là không
để buồn rầu, giận hờn, lo nghĩ chi phối được tâm hồn, lúc đó sẽ được thảnh thơi,
tiêu dao.
Thuận thiên còn có thể hiểu là sống hòa nhập với thiên nhiên, xem thiên
nhiên vừa là nguồn nuôi dưỡng, vừa là bạn của con người. Người thực sự hòa đồng
với vạn vật chính là bậc thần nhân. Trang Tử có đề cập: “Diễu Cô Xạ chi sơn, hữu
thần nhân cư yên, cơ phu nhược băng tuyết, náo nước nhược xử nữ, bất thực ngũ
cốc, hấp phong ẩm lộ, thừa vân khí, ngự phi long nhi du hồ, tứ hải chi ngoại, kỳ
thần ngưng, sử vật bất tì lệ, nhi niên cốc thục.”[1, tr.130-131] (Trên núi Cô Dạ xa
xôi, có thần nhân ở, da họ trong trắng như băng tuyết, họ đẹp đẽ, mềm mại như gái
trinh. Họ không ăn ngũ cốc, chỉ hít gió uống sương mà sống; họ cưỡi mây và rồng
bay mà đi chơi khắp ngoài cõi bốn bể. Ngưng thần lại thì có thể làm cho vạn vật
không đau ốm, hư - hoại, lúa thóc lại được mùa) và cho rằng những thần nhân đó có
đức cao nên hòa đồng được với vạn vật.
Có một điều quan trọng, muốn sống trọn tuổi trời, hưởng cái hạnh phúc tiêu
dao, ung dung, tự do tự tại là phải biết giữ mình. Lão và Trang đều chủ trương giấu
tài của mình đi, hòa quang đồng trần. Lão Tử viết: “Tri giả bất ngôn; ngôn giả bất
tri. Tắc kì đoài, bế kì môn, toả kì nhuệ, giải kì phân, hoà kì quang, đồng kì trần. Thị
vị huyền đồng. Cố bất khả đắc nhi thân; bất khả đắc nhi sơ; bất khả đắc nhi lợi; bất
khả đắc nhi hại; bất khả đắc nhi quý; bất khả đắc nhi tiện. Cố vi thiên hạ quý” [29,
tr.68] (Người biết (đạo) thì không nói (về đạo), người nói là người không biết. Ngăn
hết các lối, đóng hết các cửa, không để lộ sự tinh nhuệ ra, gỡ những rối loạn, che
bớt ánh sáng, hòa đồng với trần tục, như vậy gọi là “huyền đồng” (hòa đồng với vạn
vật một cách hoàn toàn). (Đạt tới cảnh giới đó thì) không ai thân, cũng không ai sơ
với mình được (vì mình đã ngăn hết các lối, đóng hết các cửa, bỏ dục vọng, giữ
lòng hư tĩnh); không ai làm cho mình được lợi hay bị hại (vì mình đã không để lộ sự
tinh nhuệ, đã gỡ những rối loạn, giữ sự giản phác); không ai làm cho mình cao quí
47
hay đê tiện được (vì mình đã che bớt ánh sáng, hòa đồng với trần tục). Vì vậy mà
tôn quí nhất trong thiên hạ). Trong Nam Hoa Kinh, Trang Tử đã dùng nhiều ngụ
ngôn để nói về chuyện giấu tài, giấu mình để giữ mình. Có bài ông nói chuyện cây
xư, cây lịch tàn lá rộng lớn nhưng thân thì xù xì, cành ngoằn ngèo, gỗ thì vô dụng
nhờ thế mà không bị đốn. Có bài ông kể một người nhờ có hình thù kỳ quái mà khỏi
bị đi lính. Còn hữu dụng như cây lê, cây tra, cây quất, cây bưởi thì khi trái chín là bị
tàn phá, cành lá bị vặt trụi, hay có tài rình mồi như con li tinh thì chết vì bẫy, vì
lưới. Tuy nhiên nếu hoàn toàn vô dụng thì cũng sẽ bị triệt hạ, phá bỏ. Trang Tử
nhận thấy để đạt được sự thư thái của tâm hồn, ngao du đến cõi không cùng, con
người phải biết vượt lên mọi khen chê, thị phi được mất.
Học thuyết của Lão - Trang có thể còn nhiều điều phải bàn nhưng quan điểm
sống “vô vi, thuận thiên” của Lão - Trang thì mang đầy tính nhân văn. Sống trong
môi trường văn hóa như thế nên nhiều trí thức, nhất là các triết gia ở ẩn có tư tưởng
chống lại những ràng buộc của nền chính trị đương thời. Lão, Trang là những nhân
vật tiêu biểu cho những tư tưởng đó.
2.2.2. Niềm hạnh phúc, gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống làng quê trong
thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Với tư cách là một nhà Nho làm nhiệm vụ “trí quân trạch dân” Nguyễn Bỉnh
Khiêm rất hăm hở, ông cảm thấy rất tự hào về vai trò, về những điều mình đã làm.
Ông ví mình như cây đa già chịu đựng gió rét để “trợ dân”, như con ngao lớn có
thể đội đá vá trời, làm rường cột cho quốc gia. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thoái
trào của chế độ phong kiến, vua không nghe lời can gián, bất mãn với triều đại.
Nguyễn Bỉnh Khiêm phải lui về sống một cuộc đời như ẩn sĩ. Trong hòan cảnh mà
ông nhận ra rằng xung quanh mình “Lưỡi thế gẫm xem mềm tựa lạt - Miệng người
toan lại sắc như chông” (Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 127), ông đã phải vận dụng
phương châm sống biết lui, biết nhường của Lão Tử. Lão Tử khuyên: “Dụng kỳ
quang phục quy kỳ minh” (Dùng ánh sáng của Đạo để quay trở về ánh sáng của
mình thì không bị tai ương) [29, tr.35] bởi vì “Đạo xung nhi dụng chi hoặc bất
doanh. Uyên hề tự vạn vật chi tông. Tỏa kỳ nhuệ; giải kỳ phân; hòa kỳ quang; đồng
48
kỳ trần.” [29, tr.16] (Đạo tuy trống rỗng nhưng công dụng không bao giờ hết. Nó
làm cùn cái bén nhọn, tháo gỡ cái rối rắm, nó hòa cùng ánh sáng lẫn cái bụi bặm).
Con đường hoạn lộ đầy gập ghềnh, quanh co đã làm Nguyễn Bỉnh Khiêm không
còn ham muốn gì hơn ngoài việc về với núi rừng yên tĩnh đọc sách, ngắm trăng:
“Lánh trần đến náo thú sơn lâm,
Lá thông đàn; tiếng trúc cầm
Sách cũ ngày tìm người hữu đạo
Ao thanh đêm diễn nguyệt vô tâm”
(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 126)
Rõ ràng lúc này Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn tìm một nơi quy ẩn. Ông muốn
tìm đến một nơi có thể di dưỡng tinh thần để khỏi “nhọc” tâm, khỏi phải lo toan
con đường tiến thủ, nơi mà ông có thể:
“Hứng ý miệng ngâm câu quốc ngữ,
Giải phiền, tay chuốc chén quỳnh xuân”
(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 86)
Nơi đó phải là một không gian gần gũi và thanh tịnh. Ông đã chọn làng Trung
Am dựng quán Trung Tân, xây am Bạch Vân. Đây là một sự lựa chọn thích hợp với
Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nhiều lẽ. Trung Tân và am Bạch Vân ngoài nguyên nhân
cảnh trí tuyệt đẹp: có làng xóm bao bọc, có sông nước uống quanh, có vườn cây,
hoa, trúc, thì sự chọn lựa ấy còn mang một ý nghĩa triết học khác. Ý nghĩa đó thể
hiện trong tên gọi Trung Tân: “Trung nghĩa là chính giữa, giữ trọn được tính thiện
là trung, không giữ được tính thiện không phải là trung vậy; Tân có nghĩa là bến
biết chỗ đáng đậu là đúng bến, không biết chỗ đáng đậu là lầm bến vậy” (Trung
Tân bi quán kí). Trong bài bia này, vẻ đẹp phong cảnh quán Trung Tân được miêu
tả một cách tỉ mỉ hơn: “Ngắm ra phía Đông là biển (Đông), ngó về phía tây là kênh
(Thầy), phía nam xa nhìn ngòi Liêm Khê, thấy các làng Trung Am, Bích Động, phía
bắc cúi nhìn sông Tuyết, chợ Hàn, đò Nhật, phải trái bao bọc”.
Một không gian thơ mộng nhưng hoàn toàn bị khép kín, với sự xuất hiện của
am Bạch Vân đã gợi nên cảm giác về một thiên nhiên ẩn dật. Đó là một không gian
49
lý tưởng theo quan niệm của Trang Tử để con người trở về với Đạo, trở về với bản
chất thuần khiết của mình, hồn nhiên, chất phác. Trang Tử có phác họa không gian
lý tưởng mà con người hướng đến. Học thuyết Lão - Trang mang tinh thần sùng
thượng thiên nhiên, xem cảnh sống hoang dã là môi trường lý tưởng để con người
sống thanh nhàn, vượt lên trên thói tục, trở về với Đạo. Tinh thần đó đã ảnh hưởng
rất nhiều đến những nhà thơ có khuynh hướng ẩn dật. Các nhà thơ ở ẩn xây dựng
trong thơ mình một không gian thanh thoát mà ở đó con người mặc sức tiêu dao. Đó
chính là nơi chốn mà họ chọn để lui về ẩn thân, nó mang hình ảnh của một vùng đất
ngoài đời thực nhưng không hòan tòan trùng khớp với thực tại, nó được tái tạo
trong thơ qua lăng kính tình cảm chủ quan và trí tưởng tượng của nhà thơ :
“Nhân thôn quán tây nam,
Giang thủy vốn tây bắc.
Trung hữu bán mẫu viên,
Viên hữu vân am trắc.
Luân chuyển trần bắt đáo,
Hoa trúc thủ tự thực.
Trượng lí tập hoa hương,
Trản lạc xuâm hoa sắc”
(Hựu Thập nhị vận, H.22)
(Phía tây nam am quán có làng xóm,
Phía đông bắc am quán là dòng sông.
Ở giữa có nửa mẫu vườn,
Vườn ở bên am Bạch Vân.
Bụi ngựa xe không đến chỗ này,
Hoa và trúc tự tay ta trồng lấy.
Hương thơm của hoa bám vào gậy và dép,
Sắc hoa ánh vào chén rượu.)
(Lại làm thêm mười hai vần, H.22)
50
Niềm vui của người tự xưng là tiên trên đời (Địa trung tiên) bây giờ là được
làm một ông chủ giàu có của thiên nhiên, đêm đêm thức đợi trăng lên dát vàng trên
rừng trúc; ngày ngày chờ gió thổi, lắng nghe hương thơm để biết rằng hoa đã nở
ngoài vườn:
“Cày mây cuốc nguyệt gánh yên hà,
Nào phải nào chăng phải của ta.
Đêm đợi trăng cài bóng trúc,
Ngày chờ gió thổi tin hoa”
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 17)
Lão Tử có chỉ ra quy luật: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo,
Đạo pháp tự nhiên” [29, tr.37] (Người theo khuôn phép của đất, đất theo khuôn
phép của trời, trời theo khôn phép của Đạo, Đạo theo khuôn phép của tự nhiên). Nói
rút gọn lại là nhân pháp tự nhiên. Trở về với Đạo là trở về với cái mộc mạc chất
phác, tức là đến với thiên nhiên, đất trời. Sống giữa thiên nhiên đất trời là cách sống
lý tưởng để con người tìm đến với Đạo. Chính vì thế, học phái Lão - Trang luôn đề
cao thiên nhiên, có thể xem tư tưởng Lão - Trang là tư tưởng sùng thượng thiên
nhiên. Tư tưởng ấy hòa nhịp với tâm hồn của người nghệ sĩ vốn dễ xúc cảm trước
cảnh đẹp thiên nhiên. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tâm hồn như thế. Ông tiếp nhận
thiên nhiên với một thái độ thích thú, yêu mến và trân trọng.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ nên tâm hồn đa cảm, luôn mở rộng lòng
mình trước những vang vọng cuộc đời, đặc biệt là trước cảnh sắc của thiên nhiên.
Hơn nữa đời mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở thôn quê vì thế cảnh vật nơi đây rất
gần gũi và thân thuộc với nhà thơ, nhưng không phải vì thế mà nó trở nên nhạt nhẽo
và tầm thường trong mắt nhà thơ, mà trái lại nó rất đỗi tinh tế và có sức hấp dẫn đến
lạ thường. Phong cảnh quê hương thu vào tầm mắt nhà thơ như là một bức tranh
thủy mạc mềm mại với sự phối hợp hài hòa của đường nét, màu sắc. Choáng ngợp
trước vẻ đẹp mê hồn ấy nhà thơ say sưa ca ngợi:
“Quê hương tám bức là tranh vẽ,
Phong cảnh tứ mùa ấy gấm thêu”
(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 3)
51
“Am quán trường nhàn xuân bất lão,
Giang sơn nhập họa, bút sinh hương”
(Chốn am quán thư nhàn mãi xuân chẳng già,
Non song như tranh vẽ bút sinh thơm)
(Ngụ hứng)
Thiên nhiến vốn dĩ đã tuyệt đẹp nhưng qua ngòi bút tái tạo của thi nhân thì
thiên nhiên càng trở nên sống động và có hồn. Trên thuyền xuôi dòng Thao giang,
thi nhân không khỏi ngỡ ngàng trước một bức tranh tuyệt mỹ :
“Sơn quan đới bích thanh thê thụ,
Thủy sắc ngưng hoàng lục nhiễu hang”
(Ánh nắng mang màu biếc, sắc xanh ngưng đọng trong cây
Sắc nước đọng màu vàng, vẻ lục diễn quanh thuyền)
(Phụng căn tòng quá Thao giang)
Nắng chiếu lên cây, cây làm cho nắng chuyển sắc xanh; nước đón lấy nắng,
nắng làm cho nước nhuộm vàng; cây in bóng nước, nước xanh màu lá ôm lấy
thuyền khách. Thiên nhiên giao quyện trong một chỉnh thể hài hòa, đẹp như thơ,
như họa.
Tuy nhiên thiên nhiên đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là ngoại cảnh để
nhìn, để ngắm và thưởng thức như một người ngoại đạo: “Viễn san nhật khán cô
vân trụ, Xuân kính dạ hề minh nguyệt quy” (Ban ngày ngắm đám mây trơ vơ dừng
lại ở hòn núi xa. Ban đêm dìu mặt trăng sáng về luống hoa xuân) (Trung tân quán
ngụ hứng), mà nhà thơ còn tìm thấy ở thiên nhiên một niềm an ủi sâu xa và xem
thiên nhiên là bạn, là tri kỷ của mình:
“Non nước có mùi lòng khách chứa,
Trúc mai làm bạn hứng thơ nồng”
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 30)
“Có ai biết được lòng tri kỷ,
Vời vợi non cao nguyệt một vừng”
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 6)
52
“Nghìn hàng cam quýt, con đòi cũ,
Mấy đứa ngư tiều bầu bạn thân”
(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 50)
“Trăng trong gió mát là tương thức,
Nước biếc non xanh ấy cố tri”
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 90)
“Vạn cổ đông phong tằng thức diện,
Nhất giang lưu thủy thị tri âm”
(Gió đông nghìn xưa từng quen mặt,
Dòng nước chảy dưới sông là tri âm.)
(Tự thuật, H 32)
Trở đi trở lại trong thơ ông, nhiều lần nhà thơ nhắc đến hình ảnh của cúc, mai,
thông, trúc. Về lại quê nhà, trồng những loại cây ấy nhà thơ như tự nhắc nhở mình
phải giữ vững khí tiết, không để cảnh sống thoát tục làm lung lay. Đây là những
hình ảnh mang tính chất ước lệ được các nhà thơ trung đại đề cập đến, bởi vì nó
tượng trưng cho nhân cách cao thượng của người quân tử Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn
ẩn để bảo toàn và nêu cao danh tiết, mà cúc vốn được mệnh danh là hoa ẩn dật, bạn
của ẩn giả:
“Hứng xứ dã tình thiên ái cúc,
Túy giai lão nhãn dị sinh hoa”
(Lúc hứng mối tình mộc mạc chỉ yêu hoa cúc,
Nơi bậc thềm khi say mắt nhòe dễ nổ đom đóm)
(Ngụ hứng, H.28)
Mai thì luôn giữ trong sạch, tượng trưng cho phẩm cách cao khiết:
“Hàn mai tự tự đa thanh thảo,
Kính thảo thùy ngôn yển tật phong”
(Tức cảnh, H.49)
(Cũng như ta cây mai lạnh nhiều khí tiết trong sạch,
53
Ai bảo rằng ngọn cỏ cứng phải cúi rạp trước cơn gió táp?)
(Cảm cảnh trước mắt, H.49)
Còn tùng và trúc lại có khí tiết vững chắc và ngay thẳng, là biểu tượng của
người quân tử:
“Nhân vinh trâm thụ đồng niên hữu,
Ngã ái tùng quân vãn tuế giao”
(Lý cư giãn đồng chí, H.35)
(Người đời ham bè bạn cùng những kẻ giàu sang đồng lứa tuổi,
Riêng ta tuổi già lại thích kết giao với tùng quân.)
(Ở làng viết gửi các bạn đồng chí, H.35)
Cụ Trạng chủ trương quay trở về với thiên nhiên để sống hàm dưỡng. Thiên
nhiên là nguồn suối tắm mát, gột rửa tâm hồn của nhà thơ. Một khi cái tiểu ngã của
nhà thơ hòa nhập vào cái đại ngã của trời đất, của thiên nhiên nhà thơ cảm thấy như
tìm lại được cái thiên tâm chân tính của chính mình đã vô tình bị đánh mất trong cái
nhộn nhịp xô bồ của đời sống.
Trong cuộc sống “hòa quang đồng trần” ấy ta thấy giữa cảnh và người có một
mối tương quan vô hình mật thiết. Thiên nhiên và con người như hòa nguyện với
nhau, lồng vào nhau không thể tách rời. Ông thường thể hiện tình cảm ấm áp, tâm
hồn trong trẻo trong sự gắn bó với thiên nhiên bằng thái độ cảm thông hòa điệu sâu
sắc. Một buổi sáng mùa thu, đứng trên lầu bên sông nhìn ra xa, tâm hồn giao hòa
trọn vẹn cùng cảnh vật bao la, nhà thơ cảm thấy ung dung, thích thảng lạ thường :
“Tương dung tâm giữ cảnh,
Tự thích lạc vong ky”
(Giang lâu thu nhật hiểu vọng, H.4)
(Tâm hồn, cảnh vật hòa vào nhau,
Tự mình thỏa thích, kể đâu nghèo nàn.)
(Trên lầu bên sông buổi sáng nhìn ra xa, H.4)
54
Vì ông đối với thiên nhiên với một tình cảm chân thành, đậm đà và tha thiết
như thế nên ngược lại ông cũng nhận ra tình cảm của thiên nhiên dành cho mình
bằng sự quyến luyến và thân tình:
“Hạc thổ phanh trà yên,
Ngư thôn tẩy nghiễn mặc.
Khiển hứng nhậm thi cuồng,
Phù suy đa tửu lực”
(Hựu thập nhị vận, H.22)
( Đun nước pha trà, khói bốc lên như chim hạc nhả hơi,
Nước rửa nghiên mực chảy xuống, cá nuốt lấy .
Lúc cao hứng ngâm thơ tràn để tiêu khiển,
Nhờ sức rượu giúp giúp đỡ sự suy yếu.)
(Lại làm thêm mười hai vần, H.22)
“Thanh lưu tá hưởng cầm thanh nhuận,
Cổ mộc lưu âm, khách mộng lương”
(Mượn tiếng vang của dòng nước trong mà tiếng đàn thêm nhuần,
Giữ lại bóng cổ thụ để làm cho giấc ngủ trưa được mát mẻ)
(Ngụ Hứng, bài 1)
Thế mới hay cảnh vật cũng biết chiều lòng khách. Thiên nhiên đã xem Nguyễn
Bỉnh Khiêm là thượng khách và không muốn làm phật lòng người nên đã đem hết
những gì mình có ra thết đãi với mong muốn khách vui lòng trong những tháng
ngày quy ẩn. Thật ý vị khi thiên nhiên không chỉ có tác dụng di dưỡng tinh thần mà
còn có tác dụng chữa bệnh thân thể cho nhà thơ:
“Khát uống chè mai hơi ngọt ngọt,
Sốt kề hiên nguyệt gió hiu hiu”
(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 3)
Không phải mất công đi tìm cảnh núi cao, sông rộng, những cảnh hùng vĩ, kỳ
ảo. Ông nhàn vui với cảnh thiên nhiên sẵn có, có khi là đơn sơ, tầm thường, nhưng
bao giờ cũng tìm thấy trong đó cái đẹp, cái hữu tình. Trong thế giới hưu nhàn, thiên
55
nhiên đem lại cho nhà thơ nhiều lạc thú thanh cao. Có lúc ta thấy cụ Trạng như thả
hồn mình theo cảnh vật :
“Cây tĩnh, chim về, xanh loáng khói,
Trì thanh, cá lội, nước tuôn là”
(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 126)
“Tùng hạ nguyệt lai, kim tỏa toái,
Trúc biên phong đáo, ngọc tung tranh”
(Trăng đến dưới bóng thông, như vàng nát vụn ra,
Gió đến bên khóm trúc, tiếng ngọc kêu soang soảng.)
(Trung tân quán ngụ hứng)
“Thanh phong minh nguyệt vi ngô hữu,
Bích thủy thanh sơn độc tự ngu”
(Của cải của ta là gió mát trăng thanh,
Riêng ta tự vui với non xanh, nước biếc)
(Tân quán ngụ hứng, H.15)
Nhưng không phải lúc nào thiên nhiên cũng mang đến niềm vui bất tận cho
nhà thơ. Đôi lúc đứng trước thiên nhiên rộng lớn nhà thơ như cảm thấy rợn ngợp và
dâng lên một nỗi buồn khôn tả làm nhà thơ phải lắng đọng lòng mình để suy tư
niềm thế sự:
“Vô đoan điểm trích giai tiền vũ,
Tự hữu u nhân ngữ dạ trì”
(Khuê tình, H.98)
(Mưa vô cớ rơi rả rích trước thềm,
Dường như có mối u tình thổ lộ lúc đêm chầy.)
(Tình nơi phòng khuê, H.98)
Thiên nhiên vốn trong sáng, lành hiền, nó như tấm gương trong mà chỉ những
ai có tâm hồn thanh cao soi vào mới thấy. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người như thế,
ông đã nhấn được vào chỗ tinh vi nhất để gợi dậy sức sống tiềm tàng trong lòng
thiên nhiên, để rồi đến lượt mình thiên nhiên như bung tỏa hương sắc say nồng
56
khiến cho tâm hồn thi nhân cũng được nương theo chất ngất. Người và cảnh trong
thơ ông thường có những phút giây giao hòa tuyệt diệu như thế:
“Hương đầy tiệc khách hoa khi rụng,
Hứng đẫy vườn xuân chim thuở kêu”
(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 37)
Đúng là có đắm mình vào thiên nhiên mới biết được những gì mà thiên nhiên
mang lại cho con người thật là tuyệt diệu, thiên nhiên có thể kích hoạt tất cả những
cảm xúc tinh tế, sâu sắc nhất trong tâm hồn thi nhân:
“Phương thảo cung ngâm xuân ý túc,
Bán song hoán thụy điểu thanh trì”
(Hoa cỏ thơm tho giúp ngâm vịnh, ý xuân đầy đủ.
Bên cửa sổ đóng một nửa, tiếng chim thức muộn)
(Ngụ Hứng, H.30)
Thiên nhiên như bồi đắp, gột rửa tâm hồn nhà thơ, đưa nhà thơ quay về với
cuộc sống giản đơn thuần hậu, chất phác “đói ăn, khát uống, mệt ngủ” hoàn toàn
thuận theo tính tự nhiên. Đây chính là lối sống của một con người đạt đạo: sẵn sàng
đổi lấy công danh, phú quý để được sống nhàn. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thực hiện
được lối sống ấy cho nên ông ngông nghênh tự đắc:
“Đèo núi vỗ tay cười khúc khích,
Rặng thông vắt cẳng hát nghêu ngao”
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 143)
Lão - Trang đồng nhất thiên nhiên với Đạo, con người với thiên nhiên là đồng
nhất thể, từ một nguồn gốc và kêu gọi mọi trở về với cái mộc mạc chất phác, nghĩa
là trở về với thiên nhiên. Bởi thế, trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta thấy ông không
chỉ say đắm thiên nhiên yêu mến mà với thiên nhiên Nguyễn Bỉnh Khiêm còn cho
thấy thái độ trân trọng. Ông luôn lo sợ vẻ đẹp mong manh của một bóng hoa, làn
hương mà ông đã nương song chờ đợi dễ tan, dễ vỡ, luôn hồi hộp lo âu sợ trăng sẽ
biến vào bóng đêm:
“Nương song ngày tiếc mùi hương lọt,
57
Nối chén đêm âu bóng quế tan”
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_02_20_7428434418_1916_1869384.pdf