MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN. i
TÓM TẮT. ii
MỤC LỤC . iii
DANH SÁCH HÌNH. v
DANH SÁCH BẢNG . vi
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU. 1
1.1 TỔNG QUAN . 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 3
2.1 THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA VÁCH TẾBÀO THỰC VẬT. 3
2.2 ĐẶC TÍNH CỦA THÀNH TẾBÀO . 4
2.3 PECTIN METHYLESTERASE (PME) . 5
2.3.1 Giới thiệu chung . 5
2.3.2 Pectin methylesterase thực vật . 6
2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢNĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA PME
CÀ CHUA TRONG VIỆC CẢI THIỆN CẤU TRÚC. 7
2.4.1 Ảnh hưởng của nồng độenzyme . 7
2.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ . 8
2.4.3 Ảnh hưởng CaCl
2
đến sựthay đổi độcứng của rau quả . 9
2.5 MỘT SỐKẾT QUẢ ĐÃ NGHIÊN CỨU . 10
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 12
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM . 12
3.1.1 Thời gian, địa điểm . 12
3.1.2 Dụng cụ- Hóa chất . 12
3.1.3 Nguyên liệu. 12
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH . 13
3.2.1 Phương pháp chuẩn bịmẫu . 13
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệthực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang iv
3.2.2 Phương pháp đo độcứng của khóm . 13
3.3 BỐTRÍ THÍ NGHIỆM. 14
3.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng PME đến khảnăng
cải thiện cấu trúc trong môi trường khác nhau . 14
3.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát sựthay đổi độcứng theo nhiệt độcủa khóm
khi có bổsung PME . 17
3.3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng thời gian tồn trữsau khi tiền xửlý
đến khảnăng tác động của PME trong việc cải thiện độcứng của khóm . 18
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢTHẢO LUẬN . 20
4.1 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC BỔSUNG ENZYME PME ĐẾN KHẢNĂNG
CẢI THIỆN CẤU TRÚC CỦA KHÓM . 20
4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN KHẢNĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA
ENZYME PME CÀ CHUA. 23
4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN TỒN TRỮLẠNH ĐẾN SỰTHAY ĐỔI
ĐỘCỨNG CỦA KHÓM . 24
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 27
5.1 KẾT LUẬN. 27
5.2 KIẾN NGHỊ . 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 28
PHỤLỤC . vii
47 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý đến sự thay đổi cấu trúc của Khóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi lượng cơ chất đầy đủ thì vận tốc phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ enzyme tức là
nồng độ enzyme càng lớn thì vận tốc phản ứng càng lớn.
V = k [E]
Trong đó: V: vận tốc phản ứng
k: hằng số tốc độ (hằng số vận tốc)
[E]: nồng độ enzyme
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 8
Hình 5: Sự phụ thuộc vận tốc phản ứng vào nồng độ cơ chất
Nguồn: Nguyễn Đức Lượng, 2004
2.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Giống như các phản ứng xúc tác bởi enzyme khác, tốc độ loại methoxyl của pectin
nhờ vào tác động của PME được gia tăng cùng với sự gia tăng nhiệt độ. Tuy nhiên, do
enzyme có bản chất là protein nên nó không bền với tác dụng của nhiệt độ, đa số các
enzyme đều mất hoạt tính ở nhiệt độ trên 70oC (Phạm Thu Cúc, 2002). Khi tăng nhiệt
lên 10oC thì vận tốc tăng lên từ 1,4÷2 lần, nhưng khi tăng nhiệt độ đến một mức độ
nào đó thì cũng đồng thời có tác dụng ngược lại làm giảm vận tốc phản ứng do hậu
quả của việc biến tính enzyme bởi nhiệt gây nên. Nhiệt độ ứng với độ hoạt động cao
nhất của enzyme được gọi là nhiệt độ tối thích. Nhiệt độ tối thích của các enzyme
khác nhau thì khác nhau. Nhiệt độ tối thích cho hoạt động của enzyme thay đổi trong
khoảng 45 – 55oC, một số enzyme khác có khoảng nhiệt độ hoạt động cao hơn, dao
động từ 50 – 70oC (Basah và Ramaswamy, 1998), phụ thuộc vào nguồn enzyme.
Những đặc tính của mô tế bào thực vật còn sống phụ thuộc vào sự sắp xếp cấu trúc và
thành phần hóa học của tế bào và khoảng gian bào chứa pectin. Quá trình gia nhiệt có
ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc của tế bào, pectin bị phá vỡ và những đặc tính vật lý
của tế bào cũng thay đổi theo.
Trong suốt quá trình chế biến nhiệt rau, quả cũng sẽ bị mềm do sự phân cắt tế bào
(Van Buren, 1979). Khi xử lý rau quả ở nhiệt độ trung bình (60oC, 30 phút) cấu trúc
của rau, quả bị ảnh hưởng mạnh (Fuchigami et al., 1995). Tuy nhiên, enzyme PME
có ảnh hưởng đến cấu trúc rau, quả ở nhiệt độ 60-70oC và sự ảnh hưởng này theo
hướng có lợi. Basah và Ramaswamy (1998) khi nghiên cứu về sự hoạt động của
enzyme PME và khả năng cải thiện độ cứng cũng cho thấy có sự hoạt động của
enzyme PME ở nhiệt độ khoảng 50 ÷ 70oC. Trong quá trình xử lý nhiệt ở áp suất cao
có thể làm tăng hoạt tính của enzyme PME. Hoạt tính của PME thực vật có thể được
gia tăng bởi tác động của áp suất và đạt được cường độ hoạt động tối ưu ở áp suất thay
v
Vmax
0 S
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 9
đổi trong khoảng 200 – 500 MPa và nhiệt độ từ 50 – 57oC (Castro et al., 2006; Sila et
al., 2007; Verlent et al., 2004).
Thêm vào đó, khi tế bào thực vật chịu tác động của áp suất lớn hơn 350 MPa thì cũng
không ảnh hưởng đến cấu trúc của rau, quả (Knorr, 1995). Stute et al., (1996) nhận xét
quá trình xử lý ở áp suất cao không làm mềm rau, quả trong suốt quá trình chế biến và
cấu trúc của nó cũng giống như chưa xử lý rau, quả bằng áp suất.
Del Valle et al., (1998) đã nghiên cứu ở các quá trình tiền xử lý (xử lý nhiệt kết hợp
với ngâm muối Calci) có ảnh hưởng đến cấu trúc của rau, quả. Những nghiên cứu của
các tác giả cho thấy kết hợp việc ngâm CaCl2 và xử lý ở áp suất cao 300 MPa, 60oC
trong 15 phút có thể giảm được sự mềm của rau, quả. Ngoài ra, một số tác giả khác
cũng có những ý kiến tương tự trên như Fuchigami et al., (1995) và Vu et al.,
(2004)
2.4.3 Ảnh hưởng CaCl2 đến sự thay đổi độ cứng của rau quả
Muối Calci thường được sử dụng trong công nghiệp như một tác nhân tạo sự rắn chắc
cho rau, quả. Cấu trúc của nhiều loại rau, quả sẽ được cải thiện khi ngâm trong dung
dịch muối calci (Luna-Guzmán et al., 1999 và 2000).
Kết quả quá trình ngâm calci là tạo sự ổn định cho hệ thống màng tế bào và hình
thành calci-pectate, làm phiến giữa và vách tế bào trở nên cứng hơn (Lee et al., 1979;
Jackman và Stanley, 1995). Mặt khác, muối calci có thể tác động lên mô tế bào góp
phần làm tăng tính nguyên vẹn của tế bào và kết quả là giữ vững hay tăng lực cứng
của tế bào (Luna-Guzmán et al., 2000) (Hình 6).
Hình 6: Sự tạo thành calci-pectate trên tế bào thực vật
Nguồn:Lý Nguyễn Bình, 2004
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 10
Main et al.,(1986) nhận thấy việc sử dụng muối Calci lactate sẽ cải thiện được cấu
trúc của quả dâu tây đóng hộp. Kết quả này cũng được nghiên cứu bởi tác giả French
et al., (1989) trên quả mơ đóng hộp trong trường hợp sử dụng muối calci chlorua
(CaCl2). Các nghiên cứu của Abbot et al., (1989) hay Lurie và Klein (1992) đã cho
thấy, độ giòn của táo được duy trì và cải thiện nhờ việc ngâm táo sau thu hoạch trong
dung dịch CaCl2 1%. Đặc biệt, nghiên cứu của Luna-Guzmán et al., (1999) cũng cho
thấy độ giòn của dưa (Cucumis melo L. var. reticulatus) gia tăng 300% so với điều
kiện bình thường khi được ngâm trong dung dịch CaCl2 2,5% với thời gian 1 phút.
Độ cứng của cà rốt cũng được cải thiện khi ngâm nguyên liệu 1 giờ trong dung dịch
CaCl2 0,5% (Sila et al., 2003; Vu et al., 2004).
2.5 MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐÃ NGHIÊN CỨU
Vai trò của enzyme pectinase trong việc cải thiện độ cứng của rau quả đã thu hút được
sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Hoff và Bartolome (1972) đã xác nhận ảnh
hưởng tích cực của việc tiền xử lý nhiệt đến việc cải thiện cấu trúc rau quả nhờ vào sự
hoạt động của enzyme PME ở nhiệt độ khoảng 45 – 65oC. Bên cạnh tiến trình cải
thiện cấu trúc nhờ kích hoạt PME có sẵn trong nguyên liệu, đối với một số loại rau
quả có chứa hàm lượng PME thấp, việc cải thiện cấu trúc dựa trên phản ứng của Ca2+
và pectin có độ methoxyl thấp tạo calcipectate sẽ được tiến hành nhờ vào việc bổ sung
các chế phẩm PME từ bên ngoài vào. Javeri et al., (1991) đã xác nhận tác động của
PME được trích ly từ nước bưởi có thể cải thiện cấu trúc của quả đào một cách đáng
kể. Độ cứng của quả đào tăng lên trên 20 lần. Robert A. Baker (1993) đã nghiên cứu
việc cải thiện cấu trúc của khóm đóng hộp tăng từ 38 – 50% bằng cách sử dụng chế
phẩm PME kết hợp sử dụng calci-lactate có nồng độ từ 0,3 đến 0,4%.
Hình 7: Sự thay đổi độ cứng của dâu tây khi bổ sung PME
Nguồn: Duvetter et al., 2005
ab ab
a
de
e
a
bc
cd
f f
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
Đối chứng PME cà chua
trong dd đệm
PME cà chua
trong nước
Aspergillus
PME trong dd
đệm
Aspergillus
PME trong
nước
Phương pháp bổ sung PME
đ
ộ
c
ứ
n
g
(fir
m
n
e
s
s
) (g
)
sau 4giờ
sau 4 ngày
DE: 67% 50% 55% 25% 34%
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 11
Năm 2004, Anjongsinsiri et al., (2004) cũng đã nghiên cứu vấn đề này trên dâu tây và
thu được kết quả tốt. Đồng thời, việc đưa PME vi sinh vật vào trong dâu tây sẽ giúp
cải thiện cấu trúc hiệu quả hơn nhiều so với PME cà chua (hình 7) (Duvetter et al.,
2005).
Từ các kết quả đã nghiên cứu trên các loại rau quả trên, đề tài tiến hành nghiên cứu
khả năng cải thiện độ cứng của khóm bằng cách bổ sung PME cà chua theo các nội
dung nghiên cứu chủ yếu:
Tìm ra hàm lượng PME cà chua bổ sung thích hợp có khả năng cải thiện độ cứng
của khóm tốt nhất.
Xác định chế độ tiền xử lý nhiệt tối ưu nhằm kích hoạt enzyme PME để cải thiện
độ cứng của khóm.
Xác định ảnh hưởng của thời gian tồn trữ sau khi tiền xử lý nhằm kích hoạt tối đa
hoạt động của PME để cải thiện độ cứng của khóm.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 12
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Thời gian, địa điểm
- Địa điểm: Phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp
và Sinh học Ứng dụng -Trường Đại học Cần Thơ.
- Thời gian thực hiện : 12 tuần (từ ngày 26/2/2007 đến 21/5/2007)
3.1.2 Dụng cụ - hóa chất
(i) Dụng cụ
- Bể điều nhiệt (water bath)
- Máy ly tâm (3000 vòng/phút)
- Dao cắt mẫu bằng thép không rỉ có đường kính 21 mm
- Thiết bị đo cấu trúc (Rheotex)
- Thiết bị ghép mí bao bì
- Dụng cụ thủy tinh thông thường
(ii) Hóa chất
- CaCl2
- NaCl
- Muối (NH4)2SO4
- Dung dịch đệm photphate pH7,5
- Dung dịch đệm photphate pH 8,0
3.1.3 Nguyên liệu
- Cà chua: Lựa chọn loại trái dài, có độ chín đồng đều, sử dụng cho trích ly PME.
- Khóm loại Queen (trái hình chóp), độ chín kỹ thuật 2, được thu mua từ ruộng
khóm ở Vị Thanh – Hậu Giang dùng để làm mẫu thí nghiệm.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 13
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH
3.2.1 Phương pháp chuẩn bị mẫu
Trái khóm được chặt bỏ hai hàng mắt đầu, sử dụng dao cắt hình trụ có đường kính 21
mm, tiến hành cắt khóm thành những miếng hình trụ có kích thước 21 mm x 15 mm.
Chú ý không lấy phần lõi khóm.
Hình 8: Mẫu nguyên liệu khóm
3.2.2 Phương pháp đo độ cứng của khóm
Tiến hành đo đạc sự thay đổi cấu trúc (thể hiện qua giá trị độ cứng, g lực) của các mẫu
khóm này bằng thiết bị đo cấu trúc (Rheotex) với các thông số:
Sử dụng đầu đo: dao cắt
Quãng đường đo cố định là 10 mm
Kết quả phân tích là trung bình cộng của mười lần đo đạc.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 14
Hình 9: Thiết bị đo Rheotex và dao cắt
Kết quả của thí nghiệm trước được sử dụng cho thí nghiệm sau, kết quả là kết quả
trung bình của nhiều lần lặp lại.
3.3 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
3.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng PME đến khả năng cải
thiện cấu trúc của khóm trong môi trường khác nhau
(i) Mục đích
Xác định hàm lượng PME thích hợp cho khả năng cải thiện độ cứng của khóm tốt nhất
ở nhiệt độ cố định 55oC.
(ii) Tiến hành thí nghiệm
Các mẫu khóm được chuẩn bị với kích thước như nhau (21 mm 15 mm) cho vào
bao bì PA với kích thước cố định là 70 mm 200 mm. Rót dung dịch ngâm có chứa
PME cà chua ở các hàm lượng khác nhau với tỷ lệ khóm:dịch ngâm = 100g
khóm/125ml dung dịch, sau đó ghép mí. Chú ý dung dịch phải ngập hết các mẫu theo
dõi.
Tiến hành gia nhiệt ở nhiệt độ 55oC trong thời gian 20 phút nhằm kích hoạt enzyme
PME. Sau khi gia nhiệt, làm nguội mẫu dưới vòi nước chảy tràn. Ngâm các mẫu khóm
đã xử lý với dung dịch chứa PME trong dung dịch CaCl2 nồng độ 0,5% với thời gian
30 phút. Sau đó, tiến hành đo độ cứng của khóm bằng thiết bị đo cấu trúc (Rheotex).
(iii) Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố và 3 lần lặp lại
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 15
Nhân tố A: Hàm lượng PME sử dụng, thay đổi ở 4 mức độ:
A1 : 1,0 %
A2 : 1,5 %
A3 : 2,0 %
A4 : 2,5 %
Nhân tố B: Môi trường hòa tan PME:
B1 : Nước cất pH 6,2÷7,0
B2 : Dung dịch đệm (pH 8,0)
Thí nghiệm được tiến hành theo sơ đồ bố trí ở hình 10.
(iv) Kết quả thu nhận
Độ cứng của các mẫu khóm sau khi tiền xử lý trong dung dịch có bổ sung PME ở các
hàm lượng khác nhau trong hai loại môi trường.
Chọn hàm lượng PME phù hợp và dung dịch ngâm cho kết quả cải thiện độ cứng tốt
nhất.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 16
Hình 10: Sơ đồ thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ PME
đến khả năng cải thiện cấu trúc trong môi trường khác nhau
Xử lý cơ học
Xử lý nhiệt ở 55oC, 20 phút
Khóm (độ chín 2)
Làm nguội và ngâm CaCl2 0,5%
Thời gian: 30 phút
Chọn hàm lượng PME, dung
dịch ngâm tốt nhất
Cho vào bao bì PA
Đo độ cứng
A1 A2 A3 A4
A1B1 A1B2 A2B1 A2B2 A3B1 A3B2 A4B1 A4B2
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 17
3.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát sự thay đổi độ cứng của khóm theo nhiệt độ khi có
bổ sung PME
(i) Mục đích
Tìm chế độ nhiệt thích hợp để tạo được sản phẩm có cấu trúc tốt nhất nhằm phục vụ
cho quá trình chế biến tiếp theo.
(ii) Tiến hành
Các mẫu khóm được chuẩn bị với kích thước như nhau (21 mm 15 mm) cho vào
bao bì PA với kích thước cố định là 70 mm 200 mm với tỷ lệ khóm: dịch ngâm =
100 g khóm/125 ml dung dịch, sau đó ghép mí. Chú ý dung dịch phải ngập hết các
mẫu theo dõi.
Tiến hành xử lý nhiệt các mẫu thí nghiệm ở các mức nhiệt độ khác nhau (40oC, 45oC,
50oC, 55oC, 60oC). Sau khi gia nhiệt, làm nguội mẫu dưới vòi nước chảy tràn. Ngâm
các mẫu khóm đã xử lý với dung dịch chứa PME trong dung dịch CaCl2 nồng độ 0,5%
với thời gian 30 phút. Sau đó, tiến hành đo cấu trúc của khóm bằng thiết bị đo cấu trúc
(Rheotex), thể hiện qua lực cắt.
(iii) Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí 1 nhân tố với 3 lần lặp lại
Nhân tố C: Nhiệt độ tiền xử lý (oC)
C1: 40oC C4: 55oC
C2: 45oC C5: 60oC
C3: 50oC
Thời gian xử lý nhiệt là 20 phút
Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở hình 11.
(iv) Kết quả thu nhận
- Độ cứng của các mẫu khóm sau quá trình tiền xử lý nhiệt.
- Chế độ tiền xử lý nhiệt tốt nhất.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 18
Hình 11: Sơ đồ thí nghiệm khảo sát sự thay đổi độ cứng của khóm (lực cắt)
ở các nhiệt độ tiền xử lý khác nhau
3.3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng thời gian tồn trữ sau khi tiền xử lý đến
khả năng tác động của PME trong việc cải thiện độ cứng của khóm
(i) Mục đích
Tìm thời gian tác động của PME đến khả năng cải thiện độ cứng của khóm.
(ii) Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành theo các thông số tối ưu đã được lựa chọn từ thí nghiệm 1
và 2 (loại môi trường, hàm lượng PME sử dụng, nhiệt độ phản ứng).
Sau khi ngâm các mẫu khóm đã qua tiền xử lý với PME vào trong dung dịch CaCl2
nồng độ 0,5%; mẫu được tồn trữ ở nhiệt độ ổn định từ 4 – 6oC trong các khoảng thời
Xử lý cơ học
Khóm (độ chín 2)
Cho vào bao PA
Làm nguội và ngâm CaCl2 0,5%
Thời gian: 30 phút
Đo độ cứng
C1 C2 C4 C5
Chọn nhiệt độ thích hợp
C3
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 19
gian khác nhau (1, 2, 4, 8 giờ). Tiến hành đo độ cứng khóm bằng thiết bị đo cấu trúc
(Rheotex) ở các thời gian tồn trữ khác nhau.
(iii) Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí 1 nhân tố với 3 lần lặp lại
Nhân tố D: Thời gian theo dõi (giờ) ở nhiệt độ từ 4 - 6oC
D1: 1 giờ
D2: 2 giờ
D3: 4 giờ
D4: 8 giờ
(iv) Kết quả thu nhận
- Độ cứng của các mẫu khóm sau quá trình tồn trữ nhiệt độ thấp.
- Chế độ tiền xử lý nhiệt tốt nhất
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ENZYME PME ĐẾN KHẢ
NĂNG CẢI THIỆN CẤU TRÚC KHÓM
Trong quá trình chế biến nhiệt, cấu trúc khóm cũng như các loại trái cây, rau củ rất dễ
bị biến đổi (Van Buren, 1979). Khóm trở nên mềm nhưng dai và mất đi tính chất giòn
ban đầu. Chính vì thế, việc nghiên cứu làm tăng độ cứng của khóm cũng đã được quan
tâm. Quá trình cải thiện cấu trúc nguyên liệu thường được tiến hành theo hai hướng
chủ yếu: kích hoạt PME có sẵn trong nguyên liệu hay bổ sung PME từ nguồn bên
ngoài (PME thực vật hay vi sinh vật). Các nghiên cứu bước đầu về việc cải thiện độ
cứng của khóm bằng việc kích hoạt PME có sẵn trong nguyên liệu cũng đã cho một số
kết quả khả quan. Tuy nhiên, mức độ cải thiện không cao (Trần Thanh Trúc et al.,
2006). Điều này cho phép dự đoán hàm lượng PME trong khóm khá thấp. Thêm vào
đó, do đặc tính cấu trúc mô tế bào của khóm rỗng và nhiều xơ, nước được hấp thu vào
các khoang trống, làm giảm độ cứng của nguyên liệu. Chính vì thế, việc nghiên cứu
cải thiện cấu trúc bằng cách bổ sung PME từ bên ngoài được tiến hành nhằm tăng
nhanh hiệu quả phân cắt pectin thành acid pectinic, tăng tốc phản ứng tạo thành calci-
pectate (Baker and Wicker, 1996).
Phụ thuộc vào điều kiện khách quan của nghiên cứu, PME được trích ly từ cà chua
được sử dụng bổ sung vào quá trình tiền xử lý nhiệt khóm. Theo các khảo sát về tính
chất của PME cà chua cho thấy, enzyme này có khả năng hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ
khoảng 40 - 55oC và pH từ trung tính đến kiềm (Giovane et al., 1994 )
PME cà chua trong môi trường nước và dung dịch đệm có pH 8,0 (gần với khoảng pH
hoạt động tối thích của PME cà chua) được bổ sung vào khóm với các hàm lượng
khác nhau (1%, 1,5%, 2% và 2,5%- tính theo trọng lượng thô), tỷ lệ khóm: dịch chứa
PME là 100 g khóm: 125 ml dịch ngâm, chú ý các mẫu được ngâm ngập trong dịch
chứa enzyme (hình 12) Tỷ lệ 100 g nguyên liệu: 125 ml dịch ngâm cũng là tỷ lệ tối ưu
trong các nghiên cứu bổ sung PME đối với dâu tây, đào (Duvetter et al., 2005; Javeri
et al., 1991).
Các mẫu chứa nguyên liệu và dịch ngâm sau các quá trình xử lý nhiệt ở 55oC trong
thời gian 20 phút sẽ được ngâm trong dung dịch CaCl2 0,5% để hình thành phức hợp
calci-pectate. Mẫu khóm sau các quá trình xử lý này được đem đo độ cứng, thể hiện
qua lực cắt. Kết quả được so sánh với mẫu khóm tươi ban đầu (bảng 1). Đồ thị biểu
diễn sự thay đổi độ cứng của khóm khi bổ sung enzyme PME ở các hàm lượng khác
nhau được thể hiện ở hình 13.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 21
Hình 12: Mẫu khóm đã bổ sung PME thực vật
trong môi trường nước hay dung dịch đệm
Bảng 1: Ảnh hưởng của hàm lượng enzyme PME và môi trường sử dụng đến khả năng
cải thiện độ cứng (g lực) của khóm
HL enzyme 0 1 1,5 2 2,5 Trung bình
Nước cất 1275,8 1289 1334,8 1391,5 1377,5 1333,7b
Đệm 1398,6 1403,2 1435,6 1549,3 1433,5 1444,0a
Trung bình 1337,2b 1346,1b 1385,2b 1470,4a 1405,5ab
Các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức độ 5% trên cùng một hàng hoặc một cột
Từ kết quả thống kê ở bảng 1 và đồ thị ở hình 13 cho thấy, độ cứng của khóm được
cải thiện khi bổ sung PME cà chua. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về độ cứng giữa
mẫu đối chứng và khóm được bổ sung PME ở các mức hàm lượng 1,0% và 1,5%. Ở
hàm lượng PME cà chua bổ sung là 2%, độ cứng cải thiện đáng kể, và có khác biệt ý
nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95% khi so sánh với mẫu đối chứng cũng như với
mẫu bổ sung enzyme ở hàm lượng thấp hơn 2%. Điều này chứng tỏ rằng enzyme có
tác dụng cải thiện cấu trúc nếu cho vào một lượng vừa đủ kết hợp với việc ngâm Calci
tạo thành calci-pectate. Với hàm lượng PME sử dụng từ 1% đến 1,5% là còn khá thấp,
không đủ cho quá trình phân cắt lượng lớn gốc methoxyl của pectin, chính vì thế khả
năng cải thiện độ cứng của khóm không cao. Ngược lại, khi ở hàm lượng lớn (2,5%)
thì có thể xảy ra quá trình phân cắt chuỗi polygalacturonic thành những phần nhỏ hơn
bởi enzyme PG sau khi phân cắt hoàn toàn nhóm methoxyl bằng PME, làm phá vỡ
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 22
cấu trúc ban đầu của nguyên liệu do đó làm mềm hóa nguyên liệu (Van Buren, 1984).
Chính vì thế, độ cứng của khóm khi bổ sung PME hàm lượng 2,5% không có khác
biệt ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh với mẫu bổ sung PME 2% nhưng không
được lựa chọn do hàm lượng sử dụng cao. Giá trị độ cứng thu được ở nghiệm thức này
(khóm được bổ sung PME hàm lượng 2,5%) cũng không có khác biệt ý nghĩa về mặt
thống kê so với mẫu đối chứng. Điều này chứng tỏ hàm lượng PME bổ sung 2,5%
không tạo được sự cải thiện độ cứng vượt trội khi so sánh với mẫu chỉ sử dụng PME
2%. Đồ thị ở hình 13 cũng cho thấy hiệu quả của việc bổ sung PME 2%, đặc biệt
trong trường hợp sử dụng môi trường dung dịch đệm đến khả năng cải thiện cấu trúc
khóm.
1000
1100
1200
1300
1400
1500
1600
1700
0 1 1.5 2 2.5
Hàm lượng enzyme PME (%)
Đ
ộ
c
ứ
n
g
(g
lự
c
)
nước cất pH6,2÷7,0
đệm pH8,0
Hình 13: Mối quan hệ giữa độ cứng và hàm lượng enzyme khi xử lý khóm
trong các môi trường khác nhau
Khi so sánh khả năng cải thiện độ cứng giữa hai trường hợp xử lý trong môi trường
nước cất và môi trường đệm, kết quả cho thấy môi trường có tác động rất lớn đến hoạt
động của enzyme PME.
Khi xử lý khóm bằng PME cà chua trong môi trường đệm có pH 8,0 thì độ cứng
của nguyên liệu tăng rất nhiều khi so sánh với việc xử lý trong môi trường nước
cất. Điều đó chứng tỏ rằng khi xử lý trong môi trường đệm có pH tương ứng với
giá trị pH tối thích cho hoạt động của PME cà chua, enzyme này có khả năng hoạt
động tốt, khả năng phân cắt các nhóm methoxyl của pectin tăng nên làm cho
nguyên liệu trở nên dễ dàng kết hợp với Calci khi ngâm trong dung dịch CaCl2
0,5%.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 23
Ngược lại trong môi trường nước cất, enzyme PME vẫn có khả năng hoạt động
nhưng hoạt tính yếu hơn do giá trị pH của môi trường nước (6,2 – 7,0) không là
điều kiện tối thích của enzyme này. Chính vì thế, việc phân cắt tạo thành các
pectin có độ methoxyl thấp tương đối ít hơn khi xử lý trong môi trường đệm, giá
trị độ cứng của nguyên liệu khi xử lý bằng PME trong môi trường nước cất giảm
thấp hơn.
Như vậy, độ cứng của khóm được cải thiện tốt nhất khi bổ sung PME cà chua trong
môi trường dung dịch đệm có pH 8,0, với hàm lượng tối ưu là 2% (tính theo dịch trích
PME thô).
4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG
CỦA ENZYME PME CÀ CHUA
Việc cải thiện độ cứng của khóm trong quá trình chế biến nhiệt có thể được thực hiện
bằng cách tìm ra điều kiện tối ưu cho enzyme PME hoạt động tốt nhất. Mỗi loại
enzyme có một khoảng nhiệt độ hoạt động tốt nhất gọi là nhiệt độ tối thích của nó
(Nguyễn Đức Lượng, 2004). Nhiệt độ tối thích của mỗi enzyme là khác nhau tùy theo
nguồn gốc của nó. Chính vì thế, việc khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng
hoạt động của enzyme PME là điều cần thiết.
Thí nghiệm được tiến hành theo các điều kiện tối ưu đã được lựa chọn từ thí nghiệm
trước, với môi trường phản ứng là dung dịch đệm phosphate có pH 8,0 và hàm lượng
enzyme PME sử dụng 2%. Nhiệt độ khảo sát dao động trong khoảng từ 40÷60oC, đây
là khoảng nhiệt độ tối ưu của hầu hết PME thực vật.
Độ cứng của khóm ở các chế độ xử lý nhiệt khác nhau được đo đạc và thống kê, kết
quả được tổng hợp ở bảng 2. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự cải thiện
độ cứng của khóm được trình bày ở hình 14.
Bảng 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ tiền xử lý đến sự thay đổi độ cứng của khóm
Nhiệt độ (oC) 40 45 50 55 60
Độ cứng (g lực) 1423,7b 1550,4a 1430,2b 1396,1cb 1311c
Các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức độ 5%
Kết quả thống kê ở bảng 2 cho thấy, khi xử lý khóm với dung dịch có chứa PME ở các
mức nhiệt độ khác nhau, có sự thay đổi rõ về giá trị độ cứng của nguyên liệu. Điều
này có nghĩa là nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt tính của PME.
Ở nhiệt độ xử lý là 45oC, độ cứng của khóm thu được có giá trị cao nhất và khác biệt
có ý nghĩa về mặt thống kê so với các nhiệt độ còn lại. Kết quả thu được có thể chứng
tỏ, khả năng hoạt động của PME cà chua được trích ly và sử dụng cho nghiên cứu này
đạt tối ưu ở nhiệt độ 45oC.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 24
Nhiệt độ xử lý 40oC chưa phải là điều kiện tối ưu cho hoạt động của PME, do đó việc
tạo thành các pectin có độ methoxyl thấp chưa cao nên khi xử lý với dung dịch CaCl2,
phức hợp calci-pectate tạo thành không nhiều, độ cứng của khóm có giá trị thấp hơn ở
mức nhiệt độ xử lý 45oC.
Khi nhiệt độ vượt qua khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của enzyme này (từ 50 -
60oC), cấu trúc của nguyên liệu giảm dần. Điều này xảy ra có thể là do nhiều nguyên
nhân: các enzyme khác bắt đầu hoạt động chúng phân cắt các phân tử PME làm mất
khả năng thủy phân của chúng đối với thành tế bào do đó làm giảm khả năng hình
thành pectate - calci giảm hoặc khi nhiệt độ tăng do enzyme PME cũng có bản chất là
protein nên chúng bị biến tính làm giảm khả năng xúc tác phản ứng. Thêm vào đó,
dưới tác dụng của nhiệt độ cao, cấu trúc mô tế bào cũng bị phá vỡ, nguyên liệu trở nên
mềm hơn, độ cứng giảm (hình 14) (Waldron et al., 2003)
1200
1250
1300
1350
1400
1450
1500
1550
1600
1650
40 45 50 55 60
Nhiệt độ (oC)
Đ
ộ
cứ
n
g
(g
lự
c)
độ cứng
Hình 14: Mối quan hệ độ cứng và nhiệt độ khi xử lý trong môi trường đệm
Từ các phân tích dựa trên các thông số đã thu thập được, nhiệt độ xử lý 45oC được lựa
chọn làm thông số tối ưu cho việc kích hoạt enzyme PME cà chua, giúp cải thiện độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0211.pdf