MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG.4
DANH SÁCH HÌNH .5
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.6
1.1 TỔNG QUAN.6
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .6
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .7
2.1 GIỚI THIỆU NGUYÊN LIỆU .7
2.1.1 Giới thiệu .7
2.1.2 Phân loại.8
2.1.3 Thành phần hóa học.9
2.2 CẤU TRÚC TẾBÀO THỰC VẬT.10
2.2.1 Tổng quan vềcấu trúc.10
2.2.2 Cấu tạo của vách tếbào thực vật .10
2.2.3 Pectin và các enyzyme tác động đến pectin.12
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰTHAY ĐỔI CẤU TRÚC CỦA KHÓM.13
2.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ.13
2.3.2 Ảnh hưởng của muối Calcium.14
2.3.3 Ảnh hưởng của việc bổsung dung dịch đường .16
2.4 ĐỘNG HỌC SỰTHAY ĐỔI ĐỘCỨNG THEO NHIỆT ĐỘ.20
2.4.1 Phản ứng bậc một.20
2.4.2 Sựphụthuộc của hằng sốtốc độ(k) vào nhiệt độ(T) .21
2.5 CÁC KẾT QUẢNGHIÊN CỨU TRƯỚC .20
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.22
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM.22
3.1.1 Thời gian, địa điểm .22
3.1.2 Dụng cụ- hóa chất .22
3.1.3 Nguyên liệu.22
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.23
3.3 PHƯƠNG PHÁP BỐTRÍ THÍ NGHIỆM.23
Chương 4 KẾT QUẢTHẢO LUẬN.27
4.1 ĐỘNG HỌC SỰTHAY ĐỔI ĐỘCỨNG CỦA KHÓM ỞCÁC CHẾ ĐỘXỬLÝ
NHIỆT KHÁC NHAU.27
4.2 ĐỘNG HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DịCH SYRUP 14
o
Bx BỔSUNG TRỰC
TIẾP ĐẾN SỰTHAY ĐỔI CẤU TRÚC CỦA KHÓM ỞCÁC CHẾ ĐỘXỬLÝ NHIỆT
KHÁC NHAU.29
4.3 ĐỘNG HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘMUỐI CAlCI CLORUA BỔSUNG
TRỰC TIẾP ĐẾN SỰTHAY ĐỔI CẤU TRÚC CỦA KHÓM ỞCÁC CHẾ ĐỘXỬLÝ
NHIỆT KHÁC NHAU.32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀNGHỊ.37
5.1 KẾT LUẬN.37
5.2 ĐỀNGHỊ.38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .39
PHỤLỤC.41
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệthực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 4
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Thành phần hóa học của nguyên liệu khóm.9
Bảng 2: Thành phần polymer chủyếu trong vách tếbào (tếbào thực vật) .12
Bảng 3: Thông số động học được tính toán dựa vào phương trình chuyển đổi một phần của
sựthay đổi cấu trúc khóm (độcứng tương đối) ởcác quá trình xửlý nhiệt khác nhau .27
Bảng 4: Phương trình động học sựthay đổi cấu trúc khóm (độcứng tương đối) theo nhiệt độ
và thời gian ởcác quá trình xửlý nhiệt khác nhau .28
Bảng 5: Thông số động học được tính toán dựa vào phương trình chuyển đổi một phần của
sựthay đổi cấu trúc khóm (độcứng tương đối) khi xửlý nhiệt ởcác chế độkhác nhau .29
Bảng 6: Phương trình động học sựthay đổi cấu trúc khóm (độcứng tương đối) khi xửlý
nhiệt ởcác chế độkhác nhau .30
Bảng 7: So sánh sựthay đổi cấu trúc khóm trong quá trình xửlý nhiệt với 2 trường hợp có bổ
sung đường và trường hợp không sửdụng .31
Bảng 8: Thông số động học được tính toán dựa vào phương trình chuyển đổi một phần của
sựthay đổi cấu trúc khóm khi xửlý nhiệt ởcác chế độkhác nhau .33
Bảng 9: Phương trình động học sựthay đổi cấu trúc khóm (độcứng tương đối) khi xửlý
nhiệt ởcác chế độkhác nhau .34
Bảng 10: Sựthay đổi độcứng tương đối của khóm sau khi gia nhiệt ở80
o
C.41
Bảng 11: Sựthay đổi độcứng tương đối của khóm sau khi gia nhiệt ở85
o
C.41
Bảng 12: Sựthay đổi độcứng tương đối của khóm sau khi gia nhiệt ở90
o
C.41
Bảng 13: Sựthay đổi độcứng tương đối của khóm sau khi gia nhiệt ở80
o
C với các nồng độ
CaCl2bổsung khác nhau .42
Bảng 14: Sựthay đổi độcứng tương đối của khóm sau khi gia nhiệt ở85
o
C với các nồng độ
CaCl2bổsung khác nhau .43
Bảng 15: Sựthay đổi độcứng tương đối của khóm sau khi gia nhiệt ở90
o
C với các nồng độ
CaCl2bổsung khác nhau .44
Bảng 16: Sựthay đổi độcứng tương đối của khóm sau khi gia nhiệt ở80
o
C có bổsung dịch
đường 14
o
Bx .45
Bảng 17: Sựthay đổi độcứng tương đối của khóm sau khi gia nhiệt ở85
o
C có bổsung dịch
đường 14
o
Bx .45
Bảng 18: Sựthay đổi độcứng tương đối của khóm sau khi gia nhiệt ở90
o
C có bổsung dịch
đường 14
o
Bx .45
Bảng 19: Thông số động học sựthay đổi cấu trúc của khóm ởcác chế độxửlý nhiệt khác
nhau .46
54 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt đến sự thay đổi cấu trúc của Khóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong trường hợp Ca2+ được bổ sung trực tiếp vào dung dịch syrup, khi đó Ca2+ sẽ kết
hợp với nhóm carboxyl tự do của sản phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ và enzyme
pectin methyl esterase, cải thiện độ cứng của mô tế bào (Lin & Schyvens, 1995).
Nghiên cứu trên sản phẩm ổi nước đường cho thấy khi bổ sung Calci lactate vào dung
dịch syrup với nồng độ thay đổi từ 0 đến 0,1mol/l và xử lý nhiệt ở 50 ÷ 90oC thì khả
năng cải thiện cấu trúc của ổi tăng, độ tin cậy khi phân tích số liệu của thí nghiệm này
đến 95%. Sản phẩm ổi nước đường có bổ sung muối Calcium trực tiếp cho độ cứng
của miếng ổi cao hơn các sản phẩm ổi thương mại. Sự tăng độ cứng và độ dai của sản
phẩm là kết quả của phản ứng giữa pectin có trong ổi với ion Ca2+ và hình thành Calci
pectat, tránh sự mềm hóa sản phẩm trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao (Lin &
Schyvens, 1995). Calci lactate cũng được sử dụng để bổ sung vào dịch syrup nhằm cải
thiện cấu trúc của nho trong sản phẩm nho đóng hộp. Robert A.Baker (1993) cho thấy
rằng khi bổ sung Calci lactate với nồng độ 0,3 – 0,4% thì cấu trúc sản phẩm sau khi
xử lý nhiệt ở 90oC trong 5 phút được cải thiện đến 38 – 50% so với khi không bổ sung
Ca2+. Ngoài ra, khi thanh trùng tiêu sọ ở 95oC trong 3 phút có bổ sung 2% CaCl2 thì
cho kết quả độ cứng của sản phẩm được cải thiện đáng kể so với khi xử lý nhiệt với
các nồng độ CaCl2 thấp hơn (Ricio Domínguez et al, 2000)
Tuy nhiên, sự tác động của Ca2+ trong việc cải thiện cấu trúc sản phẩm rau quả còn
phụ thuộc rất lớn vào nồng độ dung dịch syrup. Chính vì thế, ảnh hưởng của việc bổ
sung dung dịch đường đến sự thay đổi cấu trúc sản phẩm là một yếu tố quan trọng.
2.3.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung dung dịch đường
Trong chế biến sản phẩm đồ hộp nước quả người ta thường bổ sung đường với mục
đích điều vị, tăng giá trị cảm quan và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Đường
saccharose là một diasaccharide có công thức phân tử là C12H22O11 ở dạng tinh thể,
không mùi, dễ hòa tan trong nước, có vị ngọt (Lê Ngọc Tú, 2004). Đường được sử
dụng trong sản xuất thực phẩm là đường saccharose tinh khiết loại RE, phải đảm bảo
đúng tiêu chuẩn, không lẫn tạp chất. Tùy theo từng loại sản phẩm mà hàm lượng
đường bổ sung có thể từ 10% đến 65% tổng khối lượng quả (Nguyễn Vân Tiếp,
1996).
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 17
Hình 6: Công thức cấu tạo của đường saccharose
Nguồn (truy cập ngày 15/01/2007)
Đã có nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ đường đến các loại sản phẩm. Sự ảnh
hưởng của đường có thể được xác định bởi sự thay đổi tính chất vật lý (màu sắc, độ
cứng,) hay giá trị dinh dưỡng (Phanindrakumar H.S et al, 2005). Trong sản xuất
mứt đông, đường ảnh hưởng đến khả năng tạo gel của pectin. Pectin sử dụng trong sản
phẩm mứt đông để tạo cấu trúc gel cứng chắc cho sản phẩm. Ngoài pH thích hợp
khoảng 3,4 – 3,5 thì nồng độ đường thích hợp là yếu tố cần thiết cho quá trình tạo gel
của pectin. Có nhiều nghiên cứu và thực nghiệm xác định rằng phân tử pectin có độ
ester hoá cao tạo cấu trúc gel cứng trong dung dịch đường có nồng độ 65% trong các
loại mứt và mứt đông (Gerald Reed, 1966).
Trong một vài sản phẩm, thêm đường là hành động loại nước nhằm làm giảm lượng
nước chứa trong trái cây. Nước di chuyển ra khỏi trái cây vào trong dịch syrup và
đường khuếch tán vào trong thịt quả. Việc làm giảm hàm lượng nước tự do trong trái
cây nhằm làm giảm sự thoát vị của vách tế bào và sắp xếp lại các phần tử chứa trong
tế bào trong suốt quá trình lạnh đông. Sự hấp thu nước của đường succrose bởi phần
thịt quả đào làm tăng cấu trúc gel và độ cứng của trái cây lạnh đông, dẫn đến sự hình
thành liên kết hydro giữa đường sucrose với pectin. Nồng độ sucrose cao (10-30%)
không có lợi cho sự thấm canxi từ dung dịch canxi clorua 6% vào trong trái cây
(Polesello & Maltini 1970). Đường thêm vào còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ sắc tố
anthocyanin có trong trái dâu và làm chậm sự hóa nâu cũng như sự hình thành các
polymer của các chất màu trong suốt thời gian tồn trữ (Wrolstad et al, 1990, trích dẫn
bởi Marijaana Suurarinen, 2002)
Sự mất nước của trái cây nhiệt đới như ổi, các loại dưa và đu đủ khi sử dụng đường
sucrose và maltose cũng được nghiên cứu. Sự mất nước và nồng độ đường tăng lên
trong trái cây sau quá trình chế biến đã được ước lượng và ảnh hưởng của sự mất nước
do sự thẩm thấu đến chất lượng trái cây như màu sắc và cấu trúc cũng được kiểm soát.
Người ta nhận thấy rằng, độ cứng (dai) của các loại trái cây sau quá trình chế biến
tăng lên so với khi xử lý nhiệt không bổ sung dịch syrup (Pereira L.M et al, 2006).
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 18
2.4 ĐỘNG HỌC SỰ THAY ĐỔI ĐỘ CỨNG THEO NHIỆT ĐỘ
2.4.1 Phản ứng bậc một
Sự thay đổi cấu trúc theo nhiệt độ thông thường tuân theo phương trình động học phản
ứng bậc một. Trong trường hợp này, điều kiện chế biến đẳng nhiệt, quan hệ giữa cấu
trúc còn lại sau khi xử lý nhiệt (H) và thời gian xử lý nhiệt (t) được biểu diễn bằng
phương trình (1).
kteHH −= 0 (1)
Tuy nhiên trong các sản phẩm rau quả, động học sự thay đổi cấu trúc đôi khi tuân theo
phương trình chuyển đổi một phần, được ứng dụng trong trường hợp cấu trúc không
chịu xử lý nhiệt trong thời gian dài. Khi đó, độ cứng không đổi và được biểu diễn là
H∞ .
∞−
−=
HH
HHf
0
0 (2)
Với: f : hệ số chuyển đổi một phần
H∞ : cấu trúc còn lại sau quá trình xử lý nhiệt kéo dài
H∞ gần như bằng 0 và phương trình (2) có thể viết thành
0
0
H
HH
f
−= (3)
Đồ thị logarithm của (1-f) theo thời gian là một đường thẳng với hằng số tốc độ (k)
được biểu thị bằng giá trị âm của hệ số gốc (Levenspiel, 1972)
kt
H
H
f −==−
0
ln)1ln( (4)
Vậy phương trình (4) giống phương trình (1) khi H∞ gần bằng 0
Để tính toán cấu trúc còn lại sau quá trình xử lý nhiệt kéo dài, mô hình chuyển đổi
một phần sau nên được sử dụng
kt
HH
HHf −=⎥⎦
⎤⎢⎣
⎡
−
−=−
∞
∞
0
ln)1ln( (5)
Sự sắp xếp lại phương trình (5) sẽ thành phương trình (6)
kteHHHH −∞∞ −+= )( 0 (6)
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 19
Hình 7: Hình vẽ minh họa động học sự thay đổi độ cứng
theo phản ứng chuyển đổi một phần
2.4.2 Sự phụ thuộc của hằng số tốc độ (k) vào nhiệt độ (T)
Dựa vào quan điểm nhiệt động học (phương trình đẳng áp, đẳng tích của phản ứng
hoá học) ta có thể biểu diễn sự phụ thuộc hằng số tốc độ với nhiệt độ:
dT
kd ln = 2RT
Ea (7)
Đây là dạng phương trình vi phân của Arrhenius
Như vậy, cũng có thể biến đổi phương trình (7) bằng cách:
dlnk = dT
RT
Ea
2 (8)
dT
RT
Ekd a∫ ∫= 2)ln( (9)
lnk - lnko = )
11(
R 0TT
Ea −− (10)
Với: To = Tref , ko = kref
Hoặc: lnk – lnkref = )
11(
TTR
E
ref
a − (11)
Trong đó:
T: nhiệt độ xử lý (K)
k: hằng số tốc độ (phút-1)
kref: hằng số tốc độ tại Tref (phút-1)
R: hằng số khí lý tưởng (R = 8,134 J/mol.K)
Ea: năng lượng hoạt hoá (KJ/mol)
H∞
Thời gian (phút)
H/Ho
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 20
Hình 8: Hình vẽ minh họa ảnh hưởng của nhiệt độ đến hằng số tốc độ
2.5 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trong quá trình chế biến nhiệt, rau quả rất dễ bị mềm, làm giảm giá trị cảm quan của
sản phẩm do đó để hạn chế sự giảm chất lượng của rau, quả, các tác giả đã tập trung
nghiên cứu trên những loại rau, quả khác nhau nhằm tìm ra phương pháp chế biến
thích hợp để cải thiện chất lượng sản phẩm.
Có rất nhiều nghiên cứu về khả năng cải thiện cấu trúc rau quả khi tiền xử lý với muối
canxi. Các nghiên cứu trên carrot cho thấy quá trình xử lý nhiệt ở nhiệt độ 60oC trong
30 phút kết hợp với ngâm CaCl2 nồng độ 0,5% trong 1 giờ có thể cải thiện cấu trúc
carrot (Vu et al, 2004; Van Bougenhout et al, 2004).
Các nghiên cứu trên sản phẩm cà chua đóng hộp của Kertesz (1940) cho thấy sự cải
thiện đáng kể cấu trúc của cà chua khi bổ sung một lượng nhỏ muối canxi trong quá
trình xử lý ở nhiệt độ cao (trích dẫn bởi Rocio Dominguez et al., 2001). Các tác giả
cũng chứng minh rằng ion canxi sẽ kết hợp với nhóm cacboxyl tự do trong trái cây và
kết quả là cải thiện độ cứng của mô tế bào (Lin & Schyvens, 1995, trích dẫn bởi Sato
et al., 2005). Đối với sản phẩm ổi nước đường đóng hộp, sau khi tiền xử lý ở 65oC, ổi
được cho vào hộp bằng thép không rỉ chứa dung dịch syrup và Calci latate với nồng
độ Calci latate thay đổi từ 0 đến 1mol/l, đem xử lý nhiệt ở nhiệt độ từ 50 đến 90oC.
Kết quả quan sát cho thấy rằng có sự cải thiện cấu trúc đáng kể, miếng ổi cứng hơn và
dai hơn, đặc biệt có sự khác biệt có ý nghĩa khi sử dụng Calci latate với nồng độ
0,05mol/l và xử lý nhiệt ở 90oC (Sato et al., 2005).
Trên cơ sở các nghiên cứu trước, đề tài "Ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt đến sự
thay đổi cấu trúc của khóm" được tiến hành với các nội dung chủ yếu:
Tìm quy luật sự thay đổi thể hiện qua độ cứng của khóm sau khi xử lý nhiệt ở các
chế độ khác nhau (4 chế độ: 80oC, 85oC, 90oC) thông qua hằng số tốc độ (k) và
năng lượng hoạt hóa (Ea).
1/T
ln (k)
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 21
Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung đường sucrose (tạo vị ngọt) và muối
Calcium (trường hợp thêm trực tiếp) trong dịch syrup đến sự thay độ cứng của
khóm.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 22
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Thời gian, địa điểm
Địa điểm: Phòng thí nghiệm Bộ môn Công Nghệ Thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và
Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian: 26/2/2006 đến 18/5/2006
3.1.2 Dụng cụ - hóa chất
Dụng cụ
- Bộ điều nhiệt (water bath hiệu Memmert)
- Ống chứa mẫu bằng thép không rỉ có đường kính 35 mm và chiều dài 15 mm
- Dao cắt mẫu bằng thép không rỉ có đường kính 21 mm
- Nhiệt kế trung tâm
- Thiết bị đo cấu trúc Rheotex với đầu đo là dao cắt.
- Dụng cụ thủy tinh thông thường.
Hình 9: Gia nhiệt các ống chứa mẫu Hình 10: Xác định nhiệt độ tâm
trong bộ điều nhiệt
Hóa chất
- CaCl2 - Đường sucrose loại RE
3.1.3 Nguyên liệu
Khóm loại Queen (trái hình chóp) được thu từ ruộng khóm ở Vị Thanh – Hậu Giang
với độ chín kỹ thuật 2.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 23
Hình 11: Nguyên liệu khóm
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Trái khóm được chặt bỏ hai hàng mắt đầu, sử dụng dao cắt hình trụ có đường kính 21
mm, tiến hành cắt khóm thành những miếng hình trụ có kích thước 20 mm x 15 mm.
Chú ý không lấy phần lõi khóm, chỉ lấy phần thịt quả cách lõi khóm 1cm trở ra. Tiến
hành đo cấu trúc (g lực) của các mẫu khóm này bằng thiết bị đo cấu trúc Rheotex, thể
hiện qua lực cắt.
Kết quả thu được là trung bình cộng của mười lần đo đạc.
Hình 12: Mẫu khóm sau khi cắt Hình 13: Dao cắt Hình 14: Thiết bị đo cấu trúc
3.3 PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
3.3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt đến sự thay đổi cấu trúc
của khóm
Mục đích
Tìm quy luật sự thay đổi cấu trúc của khóm sau các quá trình xử lý nhiệt .
Bố trí thí nghiệm
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 24
Thí nghiệm được bố trí với một nhân tố hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Thí
nghiệm được tiến hành trên cơ sở thay đổi một nhân tố (nhiệt độ) và cố định các nhân
tố còn lại (nồng độ CaCl2, dung dịch đường).
Nhân tố A: Nhiệt độ xử lý nhiệt (oC)
A1: 800C A3: 900C A2: 850C
Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở hình 15
Hình 15: Sơ đồ bố trí của thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt đến
cấu trúc khóm
Tiến hành thí nghiệm
Các mẫu khóm được chuẩn bị với kích thước như nhau (20 mm x 15 mm) được đem
tiền xử lý ở chế độ tối ưu từ các nghiên cứu trước. Sau khi tiền xử lý, mẫu được đem
ngâm trong dung dịch muối CaCl2 ở các nồng độ 0,5% với thời gian 1giờ. Sau khi
ngâm, vớt ráo mẫu khóm và cho vào ống chứa mẫu bằng thép không rỉ (10 mẫu/ống)
đem xử lý nhiệt ở các chế độ khác nhau (80, 85, 90oC) trong các khoảng thời gian đã
định (từ 0, 5, , 120 phút). Làm nguội và tiến hành đo cấu trúc khóm bằng thiết bị đo
Đo độ cứng
Phân tích kết quả
Nguyên liệu
Ngâm trong dung dịch CaCl2 0,5%, 1giờ
Tiền xử lý nhiệt (55oC, 10 phút)
Xử lý cơ học
Xử lý nhiệt (0, 5, 10, 120 phút)
Cho vào ống chứa mẫu
Làm nguội
80oC 85oC 90oC
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 25
cấu trúc. Phân tích kết quả và tìm ra quy luật sự biến đổi độ cứng của khóm dưới tác
dụng của nhiệt độ cao.
Ghi nhận kết quả
Độ cứng của các mẫu khóm sau khi xử lý nhiệt ở các chế độ xử lý khác nhau trong các
khoảng thời gian khác nhau.
3.3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các thành phần bổ sung (đường, muối
Calcium) đến sự thay đổi cấu trúc của khóm
Mục đích
Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung đường sucrose (tạo vị ngọt) và muối Calcium
trong dịch syrup đến sự thay đổi độ cứng của khóm.
Bố trí thí nghiệm
Đối với mẫu bổ sung muối CaCl2, thí nghiệm tiến hành với 1 nhân tố
Nhân tố B: Nồng độ CaCl2 bổ sung, thay đổi ở 4 mức độ:
B1: 0,05% B2: 0,1% B3: 0,15% B4: 0,2%
Sơ đồ bố trí thí nghiệm được tiến hành như hình 16.
Tiến hành thí nghiệm
Khóm sau khi xử lý cơ học được đưa qua công đoạn tiền xử lý nhiệt và ngâm CaCl2 ở
nồng độ 0,5% trong thời gian 1 giờ. Sau khi ngâm, cho khóm vào ống chứa mẫu, rót
dịch syrup (nồng độ 14oBx, tỷ lệ cái : nước = 1:1 như tỷ lệ thường sử dụng ở các sản
phẩm khóm đóng hộp), đem xử lý nhiệt ở các chế độ khác nhau (80, 85, 90oC) trong
các khoảng thời gian khác nhau (từ 0, 5, , 120 phút), để nguội rồi đo đạc sự thay đổi
độ cứng của khóm sau khi gia nhiệt.
Đối với mẫu bổ sung muối canxi, khóm sau khi qua giai đoạn tiền xử lý nhiệt sẽ được
chuyển vào ống chứa mẫu có sẵn dung dịch đường 14oBx và muối canxi ở các nồng
độ khác nhau (tỷ lệ cái: nước = 1:1). Tiến hành xử lý nhiệt với các chế độ nhiệt khác
nhau trong các khoảng thời gian đã định (0, 5, 10,, 120 phút), đo đạc sự thay đổi
cấu trúc của khóm.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 26
Hình 16: Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các thành phần bổ sung
(saccharose, muối CaCl2) đến sự thay đổi cấu trúc của khóm
Hình 17: Mẫu khóm được ngâm trong dung dịch CaCl2 0,5%
Ghi nhận kết quả
- Tìm ra tác động của việc bổ sung đường sucrose đến cấu trúc khóm.
- Sự biến đổi cấu trúc khóm trong trường hợp bổ sung muối CaCl2 trực tiếp trong
dịch ngâm.
0,05% 0,1% 0,15% 0,2%
Ngâm trong CaCl2 (0,5%, 1h)
Tiền xử lý nhiệt (55OC, 10 phút)
Xử lý cơ học
Cho vào ống chứa mẫu
(tỷ lệ cái: nước = 1:1)
80oC 85oC 90oC
Cho vào ống chứa mẫu
Rót dung dịch 14oBx
Đo độ cứng
Làm nguội
0 5 10 . 120 phút
Dung dịch CaCl2
Khóm
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 ĐỘNG HỌC SỰ THAY ĐỔI ĐỘ CỨNG CỦA KHÓM Ở CÁC CHẾ ĐỘ XỬ
LÝ NHIỆT KHÁC NHAU
Quá trình gia nhiệt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc của tế bào rau quả nói chung và
khóm nói riêng, pectin bị phá vỡ và những đặc tính vật lý của tế bào cũng thay đổi
theo. Khóm sau khi xử lý cơ học (được đem tiền xử lý nhiệt nhằm kích hoạt PME ở
55oC trong 10 phút. Sau quá trình tiền xử lý, mẫu được ngâm trong dung dịch muối
CaCl2 0,5 % và thời gian ngâm là 1 giờ. Các mẫu khóm sau khi ngâm trong dung dịch
CaCl2 sẽ được cho vào các ống hình trụ làm bằng thép không rỉ và đem gia nhiệt ở 3
chế độ nhiệt khác nhau, thay đổi từ 80, 85 đến 90oC. Tiến hành đo đạc sự thay đổi cấu
trúc khóm sau mỗi khoảng thời gian gia nhiệt 5, 10, 20...120 phút.
Nghiên cứu biến đổi động học của cấu trúc được khảo sát với khoảng thời gian kéo
dài và số nghiệm thức lớn, chính vì thế nguyên liệu khóm tươi chỉ được đảm bảo thu
tại cùng một ruộng khóm và cùng một vụ thu hoạch nhưng ở các thời điểm khác nhau.
Do đó, độ cứng tương đối (tỷ lệ của độ cứng của các mẫu khóm đã qua xử lý so với độ
cứng của nguyên liệu khóm ban đầu) được sử dụng thay thế giá trị độ cứng. Kết quả
sau khi đo đạc được thu thập và xử lý bằng chương trình SAS 9.1. Các thông số động
học thu được thông qua tính toán được thể hiện ở bảng 3, phương trình động học sự
thay đổi cấu trúc khóm theo nhiệt độ và thời gian ở các quá trình tiền xử lý khác nhau
được tổng kết ở bảng 4.
Bảng 3: Thông số động học được tính toán dựa vào phương trình chuyển đổi một phần
của sự thay đổi cấu trúc khóm (độ cứng tương đối) ở các quá trình xử lý nhiệt khác
nhau
Chế độ xử lý nhiệt H∞ k (1/phút) R2 SD
80oC 0,7098 ± 0,0032 0,1462 ± 0,0133 0,9999 0,00827
85oC 0,6685 ± 0,0041 0,1691 ± 0,0203 0,9999 0,01054
90oC 0,5812 ± 0,0060 0,1810 ± 0,0299 0,9995 0,01817
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 28
Bảng 4: Phương trình động học sự thay đổi cấu trúc khóm (độ cứng tương đối) theo
nhiệt độ và thời gian ở các quá trình xử lý nhiệt khác nhau
Chế độ xử
lý nhiệt
Ho H∞ k (1/phút) Phương trình
80oC 0,8872 0,7098 0,1462 H/Ho = 0,8 + 0,2exp(-0,1462,t)
85oC 0,8383 0,6685 0,1691 H/Ho = 0,7974 + 0,2026exp(-0,1691,t)
90oC 0,7809 0,5812 0,1810 H/Ho = 0,7443+ 0,2557exp(-0,1810,t)
Từ kết quả thí nghiệm cho thấy động học sự thay đổi cấu trúc của khóm ở chế độ xử
lý nhiệt 80o C, 85oC và 90o C tuân theo phương trình chuyển đổi một phần. Tỷ lệ độ
cứng còn lại giảm theo nhiệt độ xử lý từ 80 đến 90o C, tỷ lệ độ cứng còn lại cao nhất ở
chế độ xử lý nhiệt 80oC (H∞ = 0,7098) và thấp nhất ở nhiệt độ 90oC (H∞ = 0,5812). Khi
khóm được gia nhiệt trong thời gian dài, độ cứng của khóm giảm nhanh trong thời
gian đầu và sau đó giảm chậm dần nhưng không tiến về giá trị 0 (không) (hình 18).
Điều này cho có nghĩa là chỉ một phần cấu trúc khóm bị phá hủy bởi nhiệt độ cao. Kết
quả thu được có thể giải thích dựa vào đặc điểm cấu tạo mô tế bào của khóm có chứa
nhiều cellulose và hemicellulose. Do đó, nếu thời gian gia nhiệt hợp lý sẽ giúp cải
thiện độ cứng, nếu kéo dài quá thì cấu trúc của khóm sẽ bị dai.
Hình 18: Động học sự thay đổi độ cứng của khóm ở các chế độ xử lý nhiệt khác nhau
Giá trị R2 lớn nên kết quả thu được có độ tin cậy cao. Vì vậy phương trình hồi quy
không tuyến tính có thể được dùng để mô tả động học sự thay đổi cấu trúc của khóm.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 29
Dựa vào kết quả thu được ở bảng 3 và bảng 4 nhận thấy:
- Dưới tác động của nhiệt độ, độ cứng của khóm có sự thay đổi rất lớn so với mẫu
khóm tươi ban đầu, thời gian gia nhiệt càng dài thì độ cứng của khóm càng giảm.
Tuy nhiên tỉ lệ H/Ho (tỉ lệ độ cứng tương đối của các mẫu khóm đã qua xử lý nhiệt
với độ cứng tương đối của mẫu khóm ban đầu) còn lại tương đối lớn. Đồng thời, tỷ
lệ độ cứng tương đối còn lại ở các chế độ xử lý nhiệt cũng khác nhau.
- Khi tiến hành xử lý khóm ở nhiệt độ 80, 85 và 90o C với cùng chế độ tiền xử lý (ở
55oC trong 10 phút), kết quả thu được cho thấy hằng số tốc độ k (1/phút) tăng dần
và tỷ lệ H/Ho giảm dần khi nhiệt độ tăng từ 80 đến 90oC. Điều này chứng tỏ tốc độ
giảm cấu trúc tăng dần theo thời gian và theo chế độ xử lý nhiệt (hình 20). Nhiệt
độ càng cao thì tỷ lệ độ cứng tương đối còn lại càng giảm.
4.2 ĐỘNG HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH SYRUP 14OBX BỔ SUNG
TRỰC TIẾP ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC CỦA KHÓM Ở CÁC CHẾ ĐỘ
XỬ LÝ NHIỆT KHÁC NHAU
Trong chế biến sản phẩm đồ hộp nước quả, người ta thường bổ sung đường với mục
đích điều vị, tăng giá trị cảm quan và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Ngoài ra, nhiều
nghiên cứu cho thấy rằng đường (dịch syrup) bổ sung trực tiếp có ảnh hưởng lớn đến
cấu trúc (độ cứng) của sản phẩm sau khi chế biến nhiệt. Mẫu khóm sau tiền xử lý ở
55oC trong thời gian 10 phút và ngâm trong dung dịch CaCl2 0,5% với thời gian một
giờ được đem xử lý nhiệt ở nhiệt độ 80oC, 85oC, 90oC, sau đó đem xác định độ cứng
còn lại sau quá trình xử lý nhiệt. Kết quả đo đạc sự thay đổi độ cứng của sản phẩm
theo từng thời gian gia nhiệt được thu thập và xử lý, trình bày ở bảng 5 và 6. Đồ thị
biểu diễn động học sự thay đổi độ cứng của khóm trong quá trình xử lý nhiệt khác
nhau có bổ sung dung dịch syrup trực tiếp được biễu diễn ở hình 19.
Bảng 5: Thông số động học được tính toán dựa vào phương trình chuyển đổi một phần
của sự thay đổi cấu trúc khóm (độ cứng tương đối) ở các quá trình xử lý nhiệt khác
nhau
Chế độ xử lý
nhiệt
H∞ k (1/phút) R2 SD
80oC 0,6658 ± 0,0069 0,0896 ± 0,0285 0,9996 0,0193
85oC 0,6041 ± 0,0057 0,1041 ± 0,0270 0,9996 0,0179
90oC 0,5555 ± 0,0046 0,1233 ± 0,0275 0,9997 0,0160
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 30
Bảng 6: Phương trình động học sự thay đổi cấu trúc khóm (độ cứng tương đối) theo
nhiệt độ và thời gian ở các quá trình xử lý nhiệt khác nhau
Chế độ xử
lý nhiệt
Ho H∞ k (1/phút) Phương trình
80oC 0,7991 0,6658 0,0896 H/Ho = 0,8332 + 0,1668exp(-0,0896,t)
85oC 0,7282 0,6041 0,1041 H/Ho = 0,8296 + 0,1704exp(-0,1041,t)
90oC 0,7678 0,5555 0,1233 H/Ho = 0,7235 + 0,2765exp(-0,1233,t)
Kết quả thí nghiệm cho thấy, động học sự thay đổi cấu trúc của khóm ở các quá trình
xử lý nhiệt khác nhau có bổ sung dung dịch syrup 14oBx cũng tuân theo phương trình
chuyển đổi một phần, vẫn có sự tồn tại một phần dạng cấu trúc bền nhiệt và dạng cấu
trúc không bền nhiệt trong vách tế bào của khóm. Các chế độ xử lý nhiệt khác nhau thì
sự thay đổi cấu trúc của khóm cũng khác nhau.
Hình 19: Động học sự thay đổi độ cứng của khóm ở các chế độ xử lý nhiệt khác nhau có
bổ sung dung dịch syrup trực tiếp
Tương tự như trường hợp xử lý nhiệt khóm trong điều kiện không bổ sung đường, khi
nhiệt độ xử lý càng tăng (từ 80 đến 85 và 90o C) với cùng chế độ tiền xử lý (ở 55oC
trong 10 phút), hằng số tốc độ k (1/phút) cũng tăng dần và tỷ lệ H/Ho giảm dần (hình
20).
Tuy nhiên, có sự khác biệt về giá trị độ cứng tương đối còn lại (H∞) của khóm khi áp
dụng các chế độ xử lý nhiệt có bổ sung dung dịch syrup trực tiếp so với mẫu không bổ
sung dung dịch syrup (bảng 7).
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 31
Khi tiến hành xử lý nhiệt, dưới tác dụng của nhiệt độ cao, cấu trúc của khóm có sự
biến đổi lớn. Tuy nhiên, kết quả cho thấy rằng khi khóm được xử lý nhiệt trong dung
dịch có bổ sung đường, tỉ lệ độ cứng tương đối của các mẫu khóm đã qua xử lý nhiệt
với độ cứng tương đối của mẫu khóm ban đầu nhìn chung cao hơn so với quá trình xử
lý không có sự có mặt của đường. Điều này có nghĩa là với dịch syrup bổ sung vào khi
xử lý nhiệt thì cấu trúc khóm sau khi qua xử lý nhiệt còn lại tốt hơn khi không bổ sung
dịch syrup.
Kết quả này có thể giải thích dựa trên sự tạo thành Calci pectat trong phiến giữa của
vách tế bào gia tăng. Theo Gerald Reed (1966), đường có khả năng làm tăng độ ester
hóa của phân tử pectin, do đó làm tăng sự hình thành liên kết giữa ion Ca2+ và gốc
COO- tạo thành Calci pectat giúp cải thiện cấu trúc của khóm.
Bảng 7: So sánh sự thay đổi cấu trúc khóm trong quá trình xử lý nhiệt với 2 trường hợp
có bổ sung đường (thí nghiệm 2.2) và trường hợp không sử dụng (thí nghiệm 1)
Chế độ xử lý nhiệt Chế độ xử lý H/Ho k (1/phút)
Không có đường 0,8 0,1462 80oC
Dung dịch syrup 14oBx 0,8332 0,0896
Không có đường 0,7974 0,1691 85oC
Dung dịch syrup 14oBx 0,8296 0,1041
Không có đường 0,7443 0,1810 90oC
Dung dịch syrup 14oBx 0,7235 0,1233
Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy hằng số tốc độ k (1/phút) ở trường hợp có bổ sung
dung dịch syrup nhỏ hơn so với hằng số tốc độ phá hủy cấu trúc khóm khi không có
sự hiện diện của đường. Điều này có nghĩa là với dịch syrup bổ sung có khả năng bảo
vệ cấu trúc của khóm đối với quá trình xử lý nhiệt, do đó tốc độ thay đổi độ cứng của
khóm chậm hơn khi không có bổ sung dịch syrup. Đồ thị ở hình 20 cho thấy đường
biểu diễn tốc độ phá hủy độ cứng của khóm khi không có bổ sung đường nằm ở trên
đường hồi quy cho trường hợp có sự hiện diện của sucrose.
Tuy nhiên, độ dốc của đường cong phá hủy độ cứng của khóm do tác động nhiệt trong
trường hợp có bổ sung đường lớn hơn. Điều này cho thấy mặc dù đường có tác dụng
bảo vệ cấu trúc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0265.pdf