Luận văn Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu ô tô đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Hino Motors Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. 6

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ. 7

LỜI MỞ ĐẨU. 1

1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp ô tô tải ở Việt Nam. .5

1.1.1 Khái niệm ô tô tải.5

1.1.2 Tình hình sản xuất xe tải tại thị trường Việt Nam .6

1.1.3 Tình hình nhập khẩu xe tải nguy22ên chiếc vào thị trường Việt Nam.11

1.1.4 Tình hình tiêu thụ xe tải ở thị trường Việt Nam.15

1.2 Những vấn đề cơ bản của chính sách thuế nhập khẩu xe tải ở Việt Nam 19

1.2.1 Thuế nhập khẩu.19

1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thuế nhập khẩu xe tải

Việt Nam .20

1.2.2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam.20

1.2.2.2 Bối cảnh kinh tế quốc tế .24

1.2.2.3 Các cam kết quốc tế liên quan đến thuế nhập khẩu xe tải .25

1.2.3 Vai trò của chính sách thuế nhập khẩu ô tô.29

1.2.4 Chính sách thuế nhập khẩu xe tải của Việt Nam .30

1.2.5. Chính sách thuế nhập khẩu xe tải của một số nước trong khu vực

ASEAN .33

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Hino Motors Việt Nam. .35

2.1.1 Sơ lược về công ty mẹ Hino Motors Nhật Bản.35

2.1.2 Công ty Liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam .36

2.1.3 Tình hình sản xuất và kinh doanh những năm gần đây.40

pdf99 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu ô tô đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Hino Motors Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứ vào loại xe Xe tự đổ chịu thuế suất từ 25% đến 70%. Xe đông lạnh chịu thuế suất 20%. 32 Xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải chịu thuế suất 20%. Xe xi téc, xe chở xi măng kiểu bồn chịu thuế suất 20%. Xe bọc thép để trở hàng hóa có giá trị chịu thuế suất 20%. Xe chở bùn có thùng nâng hạ được chịu thuế suất từ 5% đến 20%. Xe chuyên dùng có động cơ khác (ví dụ: xe cứu hộ, xe cần cẩu, xe cứu hỏa, xe trộn bê tông, xe quét đường, xe phun tưới, xe sửa chữa lưu động, xe chiếu chụp X- Quang) được miễn thuế hoàn toàn hoặc chỉ chịu thuế suất 5% tùy chủng loại cụ thể. Ở mỗi loại xe biểu thuế lại phân ra làm 2 loại: loại CKD (gồm 3 cục rời để lắp ráp thành xe có động cơ hoàn chỉnh) và loại khác (loại xe nhập hoàn chỉnh nguyên chiếc). Theo biểu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, thuế suất sẽ được quy định rõ ràng dựa trên việc phân loại xe tải và nguồn gốc xuất xứ, với các xe tải có nguồn gốc xuất xứ từ các nước có ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi tương ứng riêng khi đáp ứng các yêu cầu nhất định được quy định rõ trong các văn bản ban hành kèm theo. Nếu như trước đây quan điểm nhất quán bảo hộ ngành công nghiệp ô tô luôn được chính phủ Việt Nam duy trì và áp dụng thì hiện nay nhìn chung theo thời gian các loại xe tải đều dần dần được giảm thuế, tuy nhiên do quy trình giảm thì phụ thuộc vào các điều khoản ký kết riêng biệt nên mức độ giảm là không đều nhau và có sự phân cực ở các chủng loại xe vì vậy đã gây ra từng trạng ở cùng một thời điểm với cùng một loại xe thì xe xuất xứ từ nước này lại được hưởng lãi suất thấp hơn xe xuất xứ ở nước khác. Các chính sách trên thị trường xe tải Việt Nam hiện nay: + Thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0%. Theo cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ATIGA) những xe có tỷ lệ nội địa hóa nội khối từ 40% trở lên sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu là 0% vào năm 2018, đây là một mức giảm sâu khi so với mức thuế suất 30% vào năm 2017. + Thuế nhập khẩu linh kiện về 0%. Theo nghị định 125/2017, các hãng lắp ráp xe trong nước sẽ được hưởng mức 33 thuế nhập khẩu linh kiện là 0% nếu đạt được sản lượng quy định. Nghị định này áp dụng cho khoảng 30 bộ linh kiện chính, mã hải quan từ 98.49.11 đến 98.49.40. + Xe tải nhập về Việt Nam phải có thêm giấy tờ. Theo nghị định 116/2017 quy định doanh nghiệp muốn nhập khẩu xe tải về nước phải có Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại do Tổ chức nước ngoài cấp. Hầu hết các doanh nghiệp liên doanh đều kiến nghị là nước ngoài không cấp loại giấy này cho xe nhập khẩu, chỉ cấp cho xe nội địa, vì vậy gây khó khăn cho việc nhập xe. + Tăng thuế nhập khẩu xe cũ. Theo nghị định 125/2017 của Chính phủ ban hành ngày 16/11/2017, mức thuế tuyệt đối áp dụng cho xe có dung tích động cơ không quá một lít và thuế hỗn hợp cho xe trên một lít. Ở cách tính cũ, xe được chia thành 4 loại theo dung tích động cơ với các mức thuế khác nhau. Trong cách tính mới, xe chỉ chia làm hai loại là động cơ từ một lít trở xuống và trên một lít. Xe từ một lít trở xuống thì chịu thuế tuyệt đối 10.000 USD, trong khi xe trên một lít áp dụng luôn mức thuế tổng hợp. + Xe dưới chuẩn khí thải EURO 4 không được nhập khẩu vào Việt Nam từ 01/01/2018. Về cơ bản chính sách thuế nhập khẩu xe tải ở Việt Nam đang trên con đường hoàn thiện và miễn giảm. Trong quá trình đó có doanh nghiệp được lợi, có doanh nghiệp lại gặp khúc mắc. Bước sang chương 2, chúng ta sẽ đi đến một trường hợp cụ thể, một doanh nghiệp cụ thể là công ty Hino Motors Việt Nam, đã được thiết lập và tồn tại trên thị trường xe tải Việt Nam hơn 20 năm, từ đó ta sẽ xem xét ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu ô tô Việt Nam lên hoạt động sản xuất và kinh doanh tại công ty. 1.2.5. Chính sách thuế nhập khẩu xe tải của một số nước trong khu vực ASEAN Việt Nam nằm trong nhóm thuế nhập khẩu xe tải cao, với nhiều mức thuế suất 34 khác nhau được quy định cho các dòng xe với tổng tải trọng khác nhau và nơi xuất xứ khác nhau. Trong khi đó tại Malaysia các quy định này trở nên đơn giản hơn hẳn khi mức thuế suất thuế nhập khẩu được quy định cho các dòng xe tải được nhập vào nước này chỉ tối giản ở 2 loại, một là các dòng xe tải được nhập khẩu theo biểu thuế MFN với mức thuế suất nhập khẩu quy định chung không phân biệt tổng tải trọng hay chủng loại là 30% và hai là mức thuế suất 0% dành cho các dòng xe tải xuất xứ từ các nước trong khu vực ASEAN. Đây cũng được coi là một nguyên nhân chính giúp Malaysia trở thành 1 trong 3 nước có ngành công nghiệp vận tải phát triển nhất khu vực ASEAN, sánh vai cùng Thái Lan và Indonesia. Cũng trong khu vực Asean, tại Singapore các hãng xe tải không phải trả bất kỳ một mức thuế suất nhập khẩu nào khi đưa xe về thị trường này, tuy nhiên các mức thuế và phí để 1 chiếc xe được lăn bánh tại Singapore lại cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực. Trong khi đó Indonesia áp dụng mức thuế suất tương tự Malaysia với 2 mức cơ bản là 25% cho các xe tải áp theo biểu thuế MFN và 0% cho dòng xe tải xuất xứ từ các nước trong khu vực Asean. Đối với Philippines, cách đánh thuế cho xe tải nguyên chiếc cũng tương tự như Việt Nam với mức thuế suất nhập khẩu từ 20% đến 30% căn cứ trên tổng tải trọng của toàn bộ xe, nhưng mức thuế suất đánh trên các xe nhập khẩu theo hình thức CKD hoặc linh kiện thì lại tỏ rõ sự ưu việt hơn so với Việt Nam khi chỉ giao động ở mức từ 0% đến 1%. Như vậy, về tương đối thì cách thức quy định thuế suất thuế nhập khẩu xe tải ở Việt Nam vẫn còn nhiều phức tạp so với các nước trong khu vực và cũng góp phần khiến Việt Nam trở thành một trong những nước có ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là kém phát triển tại khu vực ASEAN. Chính sách thuế nhập khẩu xe tải của Việt Nam qua thời gian đã có nhiều biến động và thay đổi theo chiều hướng tích cực những vẫn còn tồn tại những hạn chế, chính vì vậy mà các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe như Hino cũng gặp không ít những khó khăn bên cạnh những thuận lợi do thị trường mang lại. 35 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HINO MOTORS VIỆT NAM. 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Hino Motors Việt Nam. Công ty Liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam là nhà sản xuất xe tải hàng đầu tại Việt Nam được thành lập tháng 6 năm 1996 trên cơ sở liên doanh giữa Tổng công ty Công nghiệp Ô Tô Việt Nam, Tập đoàn Hino Motors Nhật Bản và Tập đoàn Sumitomo Nhật Bản. Trụ sở chính đặt tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe tải với nguồn nguyên liệu, linh kiện được nhập khẩu đến 90% từ Nhật Bản (tức là công ty mẹ Hino Motors Nhật Bản). 2.1.1 Sơ lược về công ty mẹ Hino Motors Nhật Bản Công ty Hino Motors Nhật bản được sáng lập năm 1910 dưới cái tên là Công ty TNHH Công nghiệp ga, đến năm 1913 tên công ty được đổi thành Công ty TNHH Công nghiệp ga và điện Tokyo, năm 1941 tên công ty được thay đổi một lần nữa thành Công ty TNHH Động cơ công nghiệp Diesel, năm 1942 nhà máy Hino được tách ra từ công ty TNHH Đông cơ công nghiệp Diesel và đổi tên thành Công ty TNHH Công nghiệp nặng Hino chuyên sản xuất xe quân đội. Năm 1949, Hino được niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo, năm 1950 công ty bắt đầu sản xuất xe tải diesel hạng nặng và xe buýt. Năm 1959, Công ty TNHH Hino Diesel Sales sáp nhập với công ty TNHH Hino – Renaults Sales và được đổi tên thành Công ty TNHH Hino Motors Sales. Công ty TNHH Hino Diesel Industry được đổi tên thành Công ty TNHH Hino Motors. Năm 1966 công ty TNHH Hino Motors và Công ty TNHH Hino Motors Sales đã lập ra liên doanh với công ty TNHH Toyota Motor và công ty TNHH Toyota Motor Sales. Hiện tại công ty ô tô Hino đang đảm nhận lĩnh vực sản xuất xe tải và xe buýt của tập đoàn Toyota với tư cách là một nhà sản xuất xe thương mại. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của tập đoàn Toyota tại các nước trên thế giới, Hino cũng đang nỗ lực để mở rộng kinh doanh một cách bền vững. Các sản phẩm chủ yếu của công ty TNHH Hino Motors: Xe tải dòng 300 series, dòng 500 series, dòng 600 series và 700 series (tương ứng với các phân khúc 36 xe tải hạng nhẹ, hạng trung và hạng nặng), xe du lịch. Ngoài ra Hino Motors còn sản xuất các xe Toyota Land Cruiser và Toyota FJ Cruiser cho Toyota. Công ty TNHH Hino Motors Nhật Bản hiện nay đã có mặt trên 70 quốc gia và trong tương lai dự kiến sẽ mở rộng ra 100 quốc gia. Công ty đưa ra phương châm kinh doanh là “ Tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn bằng cách giúp đỡ con người và hàng hóa được di chuyển đến những nơi họ cần đến một cách an toàn, tiết kiệm và bảo đảm môi trường”. 2.1.2 Công ty Liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam Công ty Liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xe tải được thành lập vào ngày 18/06/1996 với tổng số vốn đầu tư là 17,000 USD trên cơ sở liên doanh của 3 công ty + Công ty TNHH Hino Motors Nhật Bản: 51% + Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor): 33% 37 + Tập đoàn Sumitomo Nhật Bản: 16% Công suất: 6000 xe/Năm Sản phẩm: Xe tải hạng nhẹ, hạng trung, hạng nặng và khung gầm xe buýt. Số lượng nhân viên: 117 (chính thức) và 99 (tạm thời) (tính đến cuối năm 2017) (Website: www.hino.vn) Nếu như vào khoảng những năm đầu thành lập số vốn của HMV chỉ là hơn 400 triệu đồng thì tới năm 2017 vốn điều lệ của toàn công ty đã là 90 tỷ đồng với doanh thu 4000 tỷ mỗi năm. Vốn điều lệ tăng lên là cơ sở xác định vốn góp hay vốn sở hữu cổ phần trong công ty tăng lên qua đó cũng thể hiện quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong công ty. (Facebook page: Hino Motors Việt Nam) Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy quản lý điều hành (Nguồn: Công ty HMV) 38 + Hệ thống đại lý Hino HMV hiện nay có tất cả 18 đại lý chính thức và chi nhánh đại lý tại các tỉnh trải dài trên toàn đất nước từ Bắc vào Nam. + Công ty TNHH TM Vân Đạo (Thái Nguyên) + Công ty TNHH TMDV Cơ khí Ô tô Việt Đăng (Sóc Sơn – Hà Nội) + Công ty TNHH Lexim (Hà Nội) + Công ty TNHH TMDV Cơ Khí Ô tô Việt Đăng (Thanh Trì – Hà Nội) + Công ty TNHH Ô tô và Thiết bị chuyên dùng Sao Bắc (Hưng Yên) + Công ty TNHH Thương mại Ô tô Việt Nhật (Hải Phòng) + Công ty TNHH TMDV Cơ Khí Ô tô Việt Đăng – CN Nghệ An (Nghệ An) + Công ty Cổ Phần kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Đà Nẵng) + Công ty TNHH Trường Vinh Hino – chi nhánh Đồng Nai (Đồng Nai) + Công ty TNHH Ô tô và thiết bị chuyên dùng Sao Bắc (HCM) + Công ty cổ phần vận tải ô tô số 2 (HCM) + Công ty Cổ phần kỹ thuật và ô tô Trường Long (HCM) + Công ty TNHH Đại Phát Tín (HCM) + Công ty cổ phần ô tô Vĩnh Thịnh (Bình Dương) + Công ty TNHH Trường Vinh Hino – chi nhánh Bà Rịa (Vũng Tàu) + Công ty cổ phần kỹ thuật và ô tô Trường Long – chi nhánh Vĩnh Long (Vĩnh Long) + Doanh nghiệp tư nhân Ô tô Ngọc Thành (Bến Tre) + Công ty TNHH Đại Phát Tín (Cà Mau). Trong đó có những đại lý lớn với tiêu thụ vài trăm xe cho HMV mỗi năm như Trường Long, Lexim, Ngọc Thành. Đặc biệt Công ty cổ phần kỹ thuật và ô tô Trường Long đã chính thức niêm yết tại sản HOSE vào tháng 10 năm 2010 với mã chứng khoán là HTL. + Lĩnh vực hoạt động. 39 HMV là một trong những nhà sản xuất xe tải và khung gầm xe bus hàng đầu tại Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, công ty luôn đảm bảo chất lượng Nhật trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe tải, xe bus. Ngoài việc sản xuất và lắp ráp xe, HMV còn nhập khẩu xe nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng chính hãng từ Nhật Bản và đảm nhiệm luôn các công đoạn vận chuyển để điều phối xe và linh kiện phụ tùng đến tất cả các đại lý của HMV trên toàn quốc. Tất cả các hoạt động trên đều tuân theo quy trình nghiêm ngặt nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đem lại cho khách hàng dịch vụ bảo hàng, bảo dưỡng chu đáo nhất. Luôn đặt chất lượng dịch vụ là tiêu chí hàng đầu để thu hút khách hàng và khẳng định đẳng cấp, HMV đã không ngừng đầu tư nâng cấp, mở rộng nhà xưởng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã đưa đội ngũ chuyên gia từ Nhật Bản sang khảo sát để xây dựng khu vực nhà xưởng tại Hoàng Liệt, Hòang Mai, Hà Nội với diện tích 15 ha, và trang bị các dây chuyền hàn, dây chuyền lắp ráp có công suất 6.000 xe trên năm. Vào năm 2006, công ty đã trang bị thêm dây chuyền sơn tĩnh điện với công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản. Ngoài ra thì khu vực xưởng kiểm định với công tác kiểm tra xuất xưởng được kiểm soát bởi các chuyên gia, kỹ sư lâu năm. Hiện nay mỗi chiếc xe xuất xưởng đều được kiểm tra chất lượng chặt chẽ theo quy trình đã được chứng nhận ISO. Thêm vào đó, HMV còn cam kết về độ an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải, tiêu chuẩn ngành của cục Đăng kiểm Việt Nam. Sản phẩm HMV đa dạng đầy đủ các phân khúc từ xe tải nhẹ đến các dòng xe tải siêu trường siêu trọng đảm bảo về độ an toàn, chất lượng, bên cạnh đó, các sản phẩm luôn đổi mới về kiểu dáng, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong những năm 2015 -2017, HMV đặc biệt phát triển thêm các dòng xe tải chuyên biệt bằng cách nâng cao tải trọng, kéo dài chassis để đa dạng hóa sản phẩm cho khách hàng. 40 Bảng 1: Các dòng sản phẩm của HMV Model GVW(kgs) Công suất cực đại (P/S) 300 series XZU650L- HBMMK3 4.875 136 XZU720L-HKFRL3 7.500 150 XZU7300-HKFTL3 8.500 420 500 series FC9JESW 10.400 165 FC9JJSW FC9JLSW FG8JJSB 15.100 235 FG8JPSB FG8JPSL FG8JPSU FG8JPSH FL8JTSA 24.000 ( 26.000) 260 FL8JTSL FL8JTSG FM8JNSA 260 FM2PKSM 320 FM2PKSD Bus FC4JGUZ 9.000 170 RK1JSTU 14.000 250 (Nguồn: Công ty HMV) 2.1.3 Tình hình sản xuất và kinh doanh những năm gần đây Công ty Liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam (HMV) là một công ty sản xuất, lắp ráp xe tải. Việc phân phối sản phẩm ra thị trường được thực hiện thông qua mạng lưới đại lý tại khắp Việt Nam để bán sản phẩm ra thị trường. Tuy là một công ty liên doanh nhưng mô hình và phương châm hoạt động mang đậm phong cách Nhật Bản, với việc luôn luôn lên kế hoạch sản xuất trước cho một năm và làm việc theo quy trình rõ ràng nên sản phẩm luôn tiêu thụ khớp với số sản xuất. Có thể nói với hơn 20 năm phát triển HMV đã có chỗ đứng trên thị trường. Trong 10 năm đầu tiên sau khi thành lập doanh số của HMV chỉ là những con số khiêm tốn được ghi nhận hàng năm, tất nhiên đây cũng là con số đạt được với một thị trường xe tải chưa phát triển tại Việt Nam lúc bấy giờ, đến năm 2006 doanh số đạt được chỉ là 41 417 xe, sau đó dần dần HMV mở rộng mạng lưới đại lý kết hợp với việc tích cực nghiên cứu thị trường để phát triển sản phẩm mà doanh số đã tăng lên không ngừng và đạt đỉnh vảo năm 2015 với con số đáng ghi nhận là 5.912 xe. Đây cũng là năm thị trường xe tải Việt Nam phát triển vượt bậc do các chính sách về tải trọng được thắt chặt, nghiêm cấm việc vận tải quá mức cho phép so với thiết kế của xe. Có thể nói, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 là giai đoạn phát triển nhanh với tốc độ mạnh cùng với sự bùng nổ của thị trường, khi mà chỉ trong vòng 3 năm liên tiếp tổng doanh số bán lẻ HMV đã tăng lên 9 lần. Tiếp theo đó là 2 năm mà tốc độ phát triển có đôi chút chậm lại với các con số lần lượt được ghi nhận là 5.239 xe vào năm 2016 và 4.186 xe vào năm 2017. Tính theo tốc độ trung bình thì từ năm 2012 đến năm 2017 mỗi năm HMV đã tăng trưởng trên 100%, gấp đôi so với tốc độ toàn ngành. Nhìn lại cả quá trình phát triển của HMV, ta có thể thấy đó là bức tranh của một doanh nghiệp cần mẫn, phát triển bền vững với mục tiêu tập trung với chất lượng sản phẩm mang tới cho khách hàng. Biểu đồ 9: Doanh số bán lẻ của HMV 1998 -2017 Đơn vị: Chiếc 53 48 81 114 97 113 389 379 417 751 1,282 1,616 1,049 718 650 1,583 3,485 5,912 5,239 4,186 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Doanh số bán lẻ năm 1998 - 2017 (Nguồn: Báo cáo bán hàng của công ty TNHH Hino Motors Việt Nam) 42 Tương ứng với doanh số bán hàng là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Hino Motors Việt Nam trong những năm gần đây. Từ năm 2010 đến năm 2015 là quá trình HMV tự khẳng định mình trên con đường dành thị phần tại thị trường Việt Nam. Nếu như vào năm 2010 con số tổng của doanh thu thuần mang lại do bán hàng vào cung cấp dịch vụ chỉ là 805.710 triệu đồng, thì đến năm 2015 con số này đã vượt lên kỷ lục là 5.348 tỉ đồng, như vậy doanh thu đã tăng lên gấp 6 lần chỉ trong vòng 5 năm, nếu tính riêng giai đoạn 2012-2015 thì doanh thu thậm chí còn tăng lên gấp 8 lần. Năm 2015 doanh thu được ghi nhận cao nhất trong lịch sử HMV tại thị trường Việt Nam trùng với sự phát triển cực thịnh của ngành xe tải Việt Nam. Năm 2016 và 2017 con số doanh thu vẫn đạt ngưỡng 3.200 tỉ vẫn được coi là vượt dự đoán khi nhiều doanh nghiệp cùng ngành tin rằng sau năm bùng nổ 2015 doanh thu toàn ngành sẽ sụt giảm do bão hòa thị trường. Nhìn lại quá trình 7 năm phát triển từ năm 2010-2017 doanh thu của HMV đã tăng gấp 4 lần tạo tiền đề để có nguồn tài chính dồi dào, từ đó lại tiếp tục tái đầu tư vào doanh nghiệp để mở rộng thị trường trong tương lai. 43 Biểu đồ 10: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Đơn vị: Triệu đồng 805,710 813,500 636,900 1,244,600 3,572,000 5,348,000 3,463,000 3,287,800 - 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty HMV) 2.2 Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của HMV. 2.2.1 Ảnh hưởng của các hiệp định tự do thương mại tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của HMV. Những năm gần đây, thị trường ô tô con Việt Nam đã chứng kiến những bước thay đổi ngoạn mục về quy mô mà nguyên nhân chủ yếu là do chính sách thuế nhập khẩu giảm, kéo theo sự lớn mạnh của các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất ô tô con trong nước. Nhưng thị trường ô tô tải lại không hoàn toàn như vậy, bản thân ô tô tải từ trước đến nay đã luôn được ưu tiên trong chính sách thuế do ô tô tải luôn 44 được coi là xe thương mại để phục vụ cho hoạt động sản xuất và phát triển của ngành vận tải hàng hoá nói riêng và ngành công nghiệp nói chung, thậm chí có những loại xe tải lớn luôn được ưu tiên với mức thuế ưu đãi bằng 0% để phục vụ cho những công trình xây dựng mang tính chất công cộng và hoạt động khai thác, sản xuất trong những ngành trọng yếu của đất nước. Có thể nói rằng sự phát triển của ngành xe vận tải những năm gần đây là do tổng hoà nhiều yếu tố, do sự phát triển chung của toàn nền kinh tế, do sự siết chặt trong chính sách quy định tải trọng tham gia lưu thông ở Việt Nam, và tất nhiên không thể không kể đến do chính sách thuế nhập khẩu được thực hiện cùng với các cam kết theo các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Đặc biệt, chính sách thuế nhập khẩu cũng góp phần tạo ra những thay đổi đáng kể trong ngành xe vận tải, đó là quy mô ngành, đó là cơ cấu ngành. Chính sự thay đổi trong chính sách thuế nhập khẩu đã tạo nên những ông lớn trong thị trường xe tải nước nhà, và cũng khiến một số doanh nghiệp chỉ kịp xuất hiện rồi biến mất trên thị trường Việt Nam. Trên thế giới ngày này sự phát triển về công nghệ ngày một trở nên đồng đều, với những mẫu xe tải tương đồng về kiểu dáng và chất lượng thì thường giá gốc hàng bán sẽ không quá chênh lệch, nhưng khi về tới thị trường trong nước và tới tay người tiêu dùng thì nhiều khi lại ở những phân khúc giá khác nhau. Hãy điểm qua danh sách các hạng mục thuế quan dành cho hạng mục xe tự đổ tại thị trường Việt Nam như một ví dụ về thuế suất của ngành xe tải chịu tác động của các quy định trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. 45 Bảng 2: Thuế suất thuế nhập khẩu cho xe tự đổ nguyên chiếc theo các hiệp định thương mại tự do Tên loại xe Thuế nhập khẩu ưu đãi ATIGA AJCEP AKFTA VJEPA Xe tự đổ có khối lượng toàn bộ theo thiết kế (KLTBTTK) không quá 5 tấn 53% 5% 65% * 65% Xe tự đổ có KLTBTTK trên 5 tấn nhưng không quá 10 tấn 50% 5% 60% * 60% Xe tự đổ có KLTBTTK trên 10 tấn nhưng không quá 20 tấn 50% 5% 30% * 30% Xe tự đổ có KLTBTTK trên 20 tấn nhưng không quá 24 tấn 50% 5% 20% * 20% Xe tự đổ có KLTBTTK trên 24 tấn nhưng không quá 45 tấn 10% 0% 10% * 10% Xe tự đổ có KLTBTTK trên 45 tấn 0% 0% 0% * 0% (Nguồn :Biểu thuế suất ưu đãi năm 2017) Trong khi đó với các chủng loại xe trên khi được nhập theo dạng CKD thì mức thuế ưu đãi sẽ được thay thế như sau: 46 Bảng 3: Thuế suất ưu đãi cho dòng xe tự đổ loại CKD Loại xe Tên loại xe Thuế nhập khẩu ưu đãi CKD Xe tự đổ có khối lượng toàn bộ theo thiết kế (KLTBTTK) không quá 5 tấn 53% Xe tự đổ có KLTBTTK trên 5 tấn nhưng không quá 10 tấn 50% Xe tự đổ có KLTBTTK trên 10 tấn nhưng không quá 20 tấn 50% Xe tự đổ có KLTBTTK trên 20 tấn nhưng không quá 24 tấn 7% Xe tự đổ có KLTBTTK trên 24 tấn nhưng không quá 45 tấn 7% Xe tự đổ có KLTBTTK trên 45 tấn 0% (Nguồn :Biểu thuế suất ưu đãi năm 2017) Từ biểu thuế trên, ta thấy rõ mức thuế suất áp dụng cho mặt hàng xe tự đổ tại các nước trong khu vực ASEAN là được ưu tiên hơn cả , chỉ 5% với các chủng xe được nhập khẩu từ khu vực ASEAN trong khi cùng chủng loại này khi được nhập khẩu từ các thị trường khác thì mức thuế có thể lên tới 50%, chính nhờ hiệp định tự do này mà các mặt hàng xe tải trong khu vực ASEAN ngày càng chiếm được nhiều thị phần tại thị trường Việt Nam. Trong các biểu thuế suất dành cho các hiệp định tự do thương mại còn lại, thuế suất được tính trong hiệp thương mại tự do Việt Nhật cũng thể hiện rõ sự ưu đãi khi đem so sánh với các mức thuế suất khác. Cũng từ hai bảng thuế suất phía trên ta cũng thấy Việt Nam luôn ưu tiên cho các dòng xe lắp ráp trong nước, đặc biệt là các dòng xe có khối lượng toàn bộ theo thiết kế từ 20 tấn trở lên, với mức thuế suất chỉ là 7% cho xe từ 20 tấn đến 45 tấn và xuống mức xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu là 0% cho xe trên 45 tấn. 47 Doanh nghiệp Hino Motors Việt Nam cũng đã chọn cho mình một cách tính thuế suất ứng theo hiệp định thương mại tự do Việt Nhật để nhằm giảm thiểu tối đa mức thuế nhập khẩu phải nộp để chiếm được ưu thế trên thị trường. Doanh nghiệp cũng được lựa chọn cách tính thuế sao cho có lợi nhất về mặt thuế quan. + Quy định về cách tính thuế Theo quy định của nhà nước hàng hóa nhập khẩu là bộ linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ (CKD) của ô tô sản xuất, lắp ráp ô tô được phân loại theo mã hàng và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của từng linh kiện, phụ tùng ghi tại các chương trong biểu thuế. Để được áp dụng mức thuế suất ưu đãi dành cho bộ linh kiện thì cần đáp ứng các điều kiện như sau: Linh kiện phải do các doanh nghiệp đảm bảo Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô trực tiếp nhập khẩu để sản xuất và tổ chức, cá nhân được các doanh nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất , lắp ráp ô tô ủy quyền nhập khẩu, ủy thác nhập khẩu hoặc nhập khẩu kinh doanh. Trường hợp ủy thác nhập khẩu thì phải có hợp đồng ủy thác, trường hợp nhập khẩu kinh doanh thì phải có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có đủ điều kiện lắp ráp xe ô tô theo quy định khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu. Các linh kiện (các chi tiết,cụm chi tiết, bộ phận) là những sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn thiện với mức độ rời rạc tối thiểu bằng mức độ rời rạc của linh kiện ô tô theo quy định của Bộ khoa học và công nghệ về tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô. Trường hợp trong bộ linh kiện rời đồng bộ hoặc không đồng bộ có một hoặc một số linh kiện chưa đảm bảo độ rời rạc như quy định thì tổng trị giá của các linh kiện nhập khẩu chưa đảm bảo mức độ rời rạc không vượt quá 10% tổng trị giá của linh kiện. Trong đó, tổng trị giá của các linh kiện (nhập khẩu hoặc mua trong nước nếu có) để sản xuất, lắp ráp thành ô tô hoàn chỉnh bao gồm cả phần linh kiện tự gia 48 công, sản xuất, lắp ráp nếu có. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu bộ linh kiện hoặc xe ô tô khung gầm để sản xuất, lắp ráp thành các loại xe ô tô có tên cụ thể nếu tổng số tiền thuế nhập khẩu phải nộp cho bộ linh kiện hoặc xe ô tô khung gầm cao hơn số tiền thuế nhập khẩu phải nộp tính thueo mặt hàng xe ô tô đó ở dạng nguyên chiếc thì được hoàn lại một phần số thuế nhập khẩu đã nộp theo cách tính như sau: Số thuế nhập khẩu được hoàn = Số thuế nhập khẩu đã nộp cho toàn bộ linh kiện/ xe ô tô khung gầm đã đóng thành xe ô tô nguyên chiếc, tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của từng linh kiện quy định tại thời điểm tính thuế - Số thuế nhập khẩu phải nộp cho toàn bộ linh kiện/ xe ô tô khung gầm đã đóng thành xe ô tô nguyên chiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_anh_huong_cua_thue_nhap_khau_o_to_den_hoat_dong_san.pdf
Tài liệu liên quan