Luận văn Ảnh hưởng của việc bổ sung lúa và khoai lang trong khẩu phần cơ bản rau lang trên sự tăng trọng và tiêu hóa dưỡng chất của thỏ lai

TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀI 57 TRANG GỒM MỤC LỤC :

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ . 1

Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 2

2.1 SƠ LƯỢC VỀ CON THỎ . 2

2.2 MỘT SỐ GIỐNG THỎ CÓ Ở VIỆT NAM . 2

2.2.1 Giống thỏ nội. 2

2.2.1.1 Thỏ cỏ. 2

2.2.1.2 Thỏ Việt Nam đen . 3

2.2.1.3 Thỏ Việt Nam xám . 3

2.2.2 Giống thỏ ngoại . 3

2.2.2.1 Thỏ New Zealand White (Tân Tây Lan trắng) . 3

2.2.2.2 Giống thỏ California. 4

2.3 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC . 4

2.3.1 Bộ xương. 4

2.3.2 Sự đáp ứng của cơ thể . 4

2.3.3 Thân nhiệt- nhịp tim- nhịp thở . 5

2.3.4 Đặc điểm về khứu giác . 5

2.3.5 Đặc điểm về thính và thị giác. 5

2.4 ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA THỎ . 6

2.4.1 Đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hóa. 6

2.4.2 Sự phát triển đường tiêu hóa theo lứa tuổi thỏ. 7

2.4.3 Sinh lý tiêu hóa. 7

2.5 VÀI NÉT TIÊU HÓA CỦA THỎ NUÔI . 8

2.5.1 Sử dụng năng lượng. 8

2.5.2 Tiêu hoá protein . 9

2.5.3 Biến dưỡng nitơ trong manh tràng . 9

2.5.4 Phân mềm và sự tiêu hoá protein . 10

2.5.5 Tiêu hoá tinh bột . 10

2.5.6 Tiêu hoá chất xơ . 11

2.5.7 Tiêu hoá chất béo . 13

2.6 KHẢ NĂNG SẢN XUẤT . 13

2.6.1 Khả năng sinh trưởng . 13

2.6.2 Khả năng cho thịt. 14

2.7 NHU CẦU DINH DƯỠNG. 14

2.7.1 Xơ và nhu cầu xơ . 15

2.7.2 Nhu cầu năng lượng. 16

2.7.3 Nhu cầu protein . 17

2.7.4 Nhu cầu khoáng. 18

2.7.5 Nhu cầu vitamin . 20

2.7.6 Nhu cầu nước uống. 21

2.8 SƠ LƯỢC MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN CHO THỎ TRONG THÍ NGHIỆM . 21

2.8.1 Rau lang . 21

2.8.2 Lúa . 21

2.8.3 Khoai lang củ . 22

Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 23

3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU . 23

3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm . 23

3.1.2 Động vật thí nghiệm . 23

3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm . 23

3.1.4 Thức ăn thí nghiệm . 23

3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm . 23

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 24

3.2.1 Bố trí thí nghiệm. 24

3.2.2 Phương pháp tiến hành . 25

3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi . 25

3.2.4 Phương pháp phân tích . 26

3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu . 26

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 27

vi

4.1 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THỰC LIỆU THỨC ĂN DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM NUÔI DƯỠNG . 27

4.2 LƯỢNG RAU LANG, LÚA VÀ KHOAI LANG TIÊU THỤ CỦA THỎ TRONG THÍ NGHIỆM NUÔI DƯỠNG . 27

4.3 LƯỢNG THỨC ĂN VÀ DƯỠNG CHẤT ĂN VÀO CỦA THỎ TRONG THÍ NGHIỆM NUÔI DƯỠNG . 28

4.4 TĂNG TRỌNG, HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ THỎ THÍ NGHIỆM. 29

4.5 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THỨC ĂN SỬ DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM TIÊU HÓA . 32

4.6 LƯỢNG THỨC ĂN VÀ DƯỠNG CHẤT TIÊU THỤ CỦA THỎ TRONG THÍ NGHIỆM TIÊU HÓA . 33

4.7 TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ NITƠ TÍCH LŨY CỦA THỎ TRONG THÍ NGHIỆM. 34

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 36

5.1 KẾT LUẬN . 36

5.2 ĐỀ NGHỊ . 36

 

doc104 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3035 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của việc bổ sung lúa và khoai lang trong khẩu phần cơ bản rau lang trên sự tăng trọng và tiêu hóa dưỡng chất của thỏ lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tràng và sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh khác đều là cơ hội phát sinh các rối loạn tiêu hoá (Borirello et al., 1983) * Xơ và phân mềm Một phần của chất chứa manh tràng được thải ra hàng ngày ở dạng phân mềm. Với các khẩu phần thông thường, việc sản sinh phân mềm không liên quan đến mức độ xơ trong khẩu phần (Dehalle, 1981 và Carabano et al., 1988). Lượng phân mềm thỏ tiêu thụ so với tổng vật chất khô ăn vào (DMI) khá ổ định ở khoảng 14% (từ 9 – 15%) (Dehalle, 1981; Carabano et al., 1988). Phân mềm có thể được tiêu thụ tới 20- 13 23% tổng vật chất khô ăn vào khi khẩu phần chủ yếu là cỏ hoặc các phụ phẩm khó tiêu (Gidenne et al,1987 và Falcao et al., 1986). Tăng mức xơ khẩu phần làm tăng mức độ xơ trong phân mềm nhưng không theo tỷ lệ nhất định, điều này chứng minh tính hiệu quả của cơ chế phân tách tránh cho khối lượng lớn chất xơ đi vào manh tràng (Santoma et al., 1989). 2.5.7 Tiêu hoá chất béo Do khẩu phần của thỏ thường chứa xơ tự nhiên nên các chất béo được xem là nguồn tiềm năng cho sự gia tăng năng lượng. Dù các thông tin về tỷ lệ tiêu hoá chất béo của thỏ còn hiếm nhưng kết quả tiêu hoá cho thấy tỷ lệ này cũng tương tự với các loài độc vị khác. Theo đó, Maertens et al. (1984); Santoma et al. (1987) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa cấp độ không bão hoà của chất béo và khả năng tiêu hoá chất béo của thỏ cũng tương tự với heo và gia cầm. Tỷ lệ tiêu hoá chất béo giảm khoảng 6% khi hàm lượng béo của phân được phân tích với một acid thuỷ phân ban đầu và Maertens et al. (1986) đã thấy rằng sự khác biệt này tăng lên tuỳ thuộc vào độ bảo hoà của chất béo và số lượng của chúng trong khẩu phần. Những kết quả này cho thấy rằng thể xà phòng trong đường ruột là yếu tố phải được xem xét khi nghiên cứu tỷ lệ tiêu hoá chất béo của thỏ và các loài khác (Santoma et al., 1987). 2.6 KHẢ NĂNG SẢN XUẤT 2.6.1 Khả năng sinh trưởng - Sinh trưởng và phát triển trong thời kỳ bú mẹ Tác động ảnh hưởng đến sinh trưởng của thỏ bú mẹ bắt đầu ngay từ khi còn ở tử cung. Chăm sóc thỏ chửa là yếu tố quan trọng đến sự phát triển của thai và chất lượng của thai ảnh hưởng đến sinh trưởng của thỏ con sau này. Nếu thỏ cái có chửa mà không được cung cấp dinh dưỡng tốt, con mẹ phải sử dụng dinh dưỡng của bản thân nuôi thai, làm suy nhược cơ thể mẹ và sức sống đàn con cũng giảm sút vì sữa mẹ kém. Thỏ con theo mẹ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài, đặc biệt là nhiệt độ. Nếu nhiệt độ cao hoặc thấp hơn so với nhu cầu (25-280 C), thỏ con ít hoạt động, không muốn bú mẹ, da nhăn nheo, biến màu, tỷ lệ chết cao. 14 Thỏ sơ sinh nặng 45-55g, đỏ hỏn, không có lông, nhắm mắt. Sau một tuần bộ lông mịn, mỏng đã phủ hết mình. Thỏ con mở mắt vào 9-12 ngày tuổi. Thỏ đẻ nhiều con thì thỏ con đã đạt 200-300g và ra khỏi ổ đẻ, tập ăn thức ăn của mẹ. - Sinh trưởng và phát triển của thỏ sau cai sữa Thỏ sau cai sữa vài ngày thích ứng ngay với môi trường mới. Những cá thể tốt, khỏe mạnh thì lớn nhanh. Phụ thuộc vào giống và chế độ nuôi dưỡng, mà tốc độ sinh trưởng và thời gian đạt tới khối lượng xuất thịt có khác nhau. Lúc 10-12 tuần tuổi, thỏ đạt khối lượng 1,8-2,2kg. Sau tuần tuổi 12-14, tốc độ tăng trọng của thỏ giảm dần. Khả năng tăng trọng của cá thể độc lập với hệ số di truyền ở giai đoạn 7-11 tuần tuổi. Ở giai đoạn này, thỏ con cũng ít bị tác động của môi trường sau cai sữa. Từ 12 tuần tuổi, thỏ tăng trọng bắt đầu giảm, cơ thể lúc này đã bắt đầu phát dục. Cho nên, việc xác định khả năng tăng trọng cá thể giai đoạn 7-11 tuần tuổi làm cơ sở chọn giống về tính sinh trưởng là phù hợp và quan trọng nhất (Lê Viết Ly, 2001). 2.6.2 Khả năng cho thịt Thỏ đẻ nhanh, nếu nuôi dưỡng tốt mỗi thỏ cái mỗi năm đẻ 6-7 lứa, mỗi lứa 6-7 con, sau 3 tháng nuôi khối lượng giết thịt 1,7-2 kg, như vậy một thỏ mẹ có thể sản xuất 70-80kg thịt thỏ/năm. Thỏ cho tỷ lệ thịt xẻ 46-49%, tỷ lệ thịt lọc/thịt xẻ là 85-86%. Thịt thỏ giàu và cân đối chất dinh dưỡng: tỷ lệ đạm 21%, mỡ 10%, khoáng 1,2%. Ngoài những khả năng sản xuất trên, thỏ còn có khả năng cung cấp lông da để sản xuất quần áo, mũ lông. Thỏ còn được dùng làm động vật thể vàng, động vật kiểm nghiệm thuốc và chế vaccin trong y học (Lê Viết Ly, 2001) 2.7 NHU CẦU DINH DƯỠNG Thỏ là loài ăn thực vật có khả năng tiêu hoá một lượng lớn chất xơ nên cần cho chúng tiếp cận không hạn chế với cỏ hay các cây họ đậu, là nguồn thức ăn chính yếu trong tự nhiên. Trong chăn nuôi có thể sử dụng các loại cỏ, rau, củ, quả và các phụ phế phẩm trồng trọt. Kiểu chăn nuôi truyền thống thường chỉ sử dụng một loại thức ăn là rau cỏ cho cả thỏ sinh sản và thỏ thịt nhằm mục tiêu chính là giảm thiểu tối đa sự rối loạn tiêu hoá. 15 2.7.1 Xơ và nhu cầu xơ Xơ là một thuật ngữ rộng, xung quanh thành phần cấu trúc mô thực vật. Thành phần hóa học của nó thay đổi theo cấu trúc chuyên biệt của cây trồng. Xơ của cỏ bao gồm phần lớn là cellulose, hemicellulose và lignin, chúng tạo nên thành vách tế bào của mô thực vật. Lignin là một hợp chất phenol không tiêu hóa được tìm thấy trong sự liên kết với cellulose. Hai hợp chất này thường liên kết với nhau tạo thành lignocellulose, tạo nên khung của mô thực vật và gia tăng khi cây trưởng thành. Khi cây tăng trưởng, phần trăm của lignin gia tăng (sự hóa gỗ hay sự lignin hóa), kết quả làm giảm khả năng tiêu hóa xơ. Rơm có giá trị thức ăn thấp bởi vì sự lignin hóa cao. Hàm lượng xơ trong khẩu phần thấp tạo điều kiện cho các rối loạn tiêu hoá xảy ra cho nên cần thiết phải tính toán mức độ xơ tối thiểu để tránh các vấn đề trên. Nhu cầu tối thiểu của nó đã được nhiều tác giả xác định và nó biến động từ 5 – 14% CF đối với thỏ đang sinh trưởng. Đối với thỏ đang tăng trưởng thì mức độ xơ khuyến cáo từ 10 – 14% CF hay 14 – 18% ADF, đối với thỏ cái đang tiết sữa thì các nhu cầu này thấp hơn và thường ở mức từ 10 – 12% CF hay 14 – 16% ADF (De Blas et al., 1986). Chất xơ là nguồn cung cấp năng lượng có tác động tốt đến quá trình lên men của vi khuẩn manh tràng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nếu cho thỏ ăn thức ăn nghèo xơ (dưới 8%) thì thỏ sẽ bị tiêu chảy. Nhu cầu xơ thô tối thiểu là 12%, hàm lượng xơ phù hợp nhất từ 13 – 15%. Riêng thỏ giống trưởng thành có thể sử dụng được khẩu phần chứa xơ thô cao hơn 16 – 18%. Ở châu Âu, những thành phần xơ kém tiêu hoá của các nguyên liệu thô như cỏ linh lăng và rơm (tiêu hoá 10 – 30%) được xếp sau tinh bột về khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng. Tuy vậy, thành phần xơ từ cây, cỏ non và mềm thì được tiêu hoá cao hơn (30 – 60%) và có thể cung cấp 10 – 30% nhu cầu năng lượng của thỏ. Thỏ đang tăng trưởng cần 13 – 14% CF, thỏ cái tiết sữa có nhu cầu hơi thấp hơn (10 – 11% CF). Thành phần xơ càng dễ tiêu hoá thì lượng xơ ăn vào càng cao để đáp ứng ít nhất 10% lượng xơ thô khó tiêu cho thỏ (Santomas et al., 1989). Trong một vài năm, phương pháp chính để phân tích xơ là để xác định xơ thô. Phần xơ thô được phân tích ở phòng thí nghiệm không phản ánh hết tất cả xơ của thực vật, và có chứa thành phần không phải xơ. Vì lý do này nên những phương pháp phân tích khác được phát triển. Hầu hết được áp dụng rộng rãi, đặc biệt để phân tích cỏ, thì sơ đồ phân tích xơ được phát triển bởi Van Soest et al. (1991) của đại học Cornell. Phương pháp này đo lượng ADF và NDF. 16 Việc xác định mức độ xơ tối ưu trong khẩu phần thỏ là một trong những mục tiêu chính của việc nghiên cứu về dinh dưỡng thỏ. Thỏ được cho ăn khẩu phần xơ thấp thì có những biểu hiện xáo trộn trong hệ thống tiêu hóa với những biểu hiện như tiêu chảy kèm với tỷ lệ chết cao. Điều này có thể giải thích là do khẩu phần có mức độ xơ thấp sẽ kéo dài thời gian lưu giữ của thức ăn trong hệ thống tiêu hóa (Hoover and Heitmann, 1972). Hơn thế nữa, ở khẩu phần xơ thấp hơn 12% sự thay thế chất chứa trong manh tràng sẽ thấp hơn. Tình trạng này dẫn đến hai trường hợp: sự lên men không mong muốn trong manh tràng và sự gia tăng của những vi sinh vật gây bệnh (Carabano et al., 1988). Từ đặc điểm sinh lí tiêu hóa của thỏ ta thấy thức ăn xơ thô vừa là chất chứa đầy dạ dày và manh tràng vừa có tác dụng chống đói đảm bảo sinh lí tiêu hóa bình thường. Chất xơ như là nguồn cung cấp năng lượng, tác động tốt đến quá trình lên men của vi khuẩn manh tràng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: nếu cho thỏ ăn thức ăn nghèo xơ (dưới 8%) thì thỏ sẽ bị tiêu chảy. Nhu cầu tối thiểu về xơ thô là 12% trong khẩu phần ăn của thỏ. Hàm lượng xơ phù hợp nhất là 13-15%. Thức ăn này sẽ kích thích sự hoạt động của đường tiêu hóa và nhu động ruột bình thường. Nhưng nếu tăng tỷ lệ xơ thô trên 16% thì sẽ gây cản trở tăng trọng và khả năng sử dụng thức ăn của thỏ. Riêng thỏ giống trưởng thành có thể sử dụng được khẩu phần ăn chứa thành phần xơ thô cao hơn (16-18%). Cung cấp xơ thô có thể theo dạng cỏ, lá xanh, khô hoặc dạng bột nghiền nhỏ 2-5mm trộn vào thức ăn hỗn hợp để đóng viên hoặc dạng bột (Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình, 2000). 2.7.2 Nhu cầu năng lượng Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu năng lượng cần thiết cho 1kg tăng trọng thay đổi từ 16-40MJ. Lúc 3 tuần tuổi là 16MJ, 20 tuần tuổi cần 40MJ. Nhu cầu năng lượng của 1kg thỏ hậu bị là 600-700KJ (140-170 Kcal) tương đương với 25- 35g tinh bột (Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình, 2000). Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: khí hậu, tỷ lệ dinh dưỡng (năng lượng, protein, axit min), xơ, trạng thái sức khỏe…Chất bột đường có nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai, sắn…Những chất này trong quá trình tiêu hóa sẽ được phân giải thành đường cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đối với thỏ con sau cai sữa trong thời kì vỗ béo thì cần tăng dần lượng tinh bột. Đối với thỏ hậu bị (4-6 tháng tuổi) và con cái giống không sinh đẻ thì phải khống chế lượng tinh bột để tránh sự vô sinh do quá béo. Đến khi thỏ đẻ và nuôi con trong vòng 20 ngày đầu thì phải tăng lượng tinh bột gấp 2-3 lần so khi có chửa bởi vì con mẹ vừa phải phục hồi sức khỏe, vừa phải sản xuất sữa nuôi con. Đến khi sức tiết sữa giảm 17 (sau khi đẻ 20 ngày) thì nhu cầu tinh bột cũng cần ít hơn (Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình, 2000). Theo Robert (2001) thì thỏ có khả năng điều chỉnh mức ăn vào cho phù hợp với nhu cầu năng lượng nhưng cũng đáp ứng đủ nhu cầu protein của chúng. Nếu protein dư thừa quá mức thì thỏ giảm hoạt động ăn vào trong giai đoạn này. Nhu cầu năng lượng gồm có 3 phần: - Nhu cầu cơ bản Nhu cầu này có thể xác định trong tình trạng thỏ không sản xuất và hoạt động trong 24 giờ theo nghiên cứu của (Nguyễn Văn Thu, 2004) ở các loại thỏ có trọng lượng khác nhau. Bảng 6. Nhu cầu cơ bản của thỏ Thể trọng (kg) Nhu cầu cơ bản (Kcal) Thể trọng (kg) Nhu cầu cơ bản (Kcal) 1,5 80 3,0 140 2,0 100 3,5 180 2,5 120 4,5 200 Nguồn: (Nguyễn Văn Thu, 2004) - Nhu cầu duy trì Được xác định là nhu cầu cơ bản và cộng thêm với một số năng lượng cần thiết như ăn uống, tiêu hóa và những hoạt động sinh lý khác nhưng không sản xuất. Nhu cầu này có thể tính bằng cách nhân đôi nhu cầu cơ bản, nên kết quả như sau: Bảng 7. Nhu cầu duy trì của thỏ Thể trọng (kg) Nhu cầu cơ bản (Kcal) Thể trọng kg) Nhu cầu cơ bản (Kcal) 1,5 160 3,0 280 2,0 200 3,5 360 2,5 240 4,5 480 Nguồn: (Nguyễn Văn Thu, 2004) 2.7.3 Nhu cầu protein Nhu cầu protein thường được biểu thị bởi protein thô (CP). Sự phản ứng của thỏ với chất lượng protein trong khẩu phần - vấn đề được tranh luận trong thời gian dài - hiện nay đã được sáng tỏ. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng thỏ đang tăng trưởng cần 10 trong số 21 amino acid để tổ hợp protein cho cơ thể. Sự cân bằng axit amin có thể đạt được một cách dễ dàng bằng protein thực vật. 18 Thỏ 4-12 tuần Thỏ tiết sữa Thỏ cai sữa Thỏ vỗ béo 16 18 15 17 11,5 13,3 10,8 12,4 0,60 0,60 0,55 0,60 0,70 0,90 0,65 0,70 0,90 0,80 0,80 0,90 0,55 0,70 0,55 0,60 0,13 0,20 0,12 0,13 0,35 0,43 0,35 0,40 0,60 0,70 0,67 0,65 1,20 1,40 1,10 1,25 0,70 0,85 0,68 0,80 1,05 1,25 1,0 1,2 Protein động vật thỏ có thể sử dụng nhưng hoàn toàn không cần thiết (Santoma et al., 1989). Vì hàm lượng năng lượng khẩu phần thay đổi (10,5 – 13 MJ/kgDM) nên nhu cầu protein được khuyến cáo thể hiện dạng tỷ lệ DE/DCP. Các tỷ lệ tăng trưởng, chuyển hoá thức ăn, duy trì protein và béo cùng mức năng lượng thô ăn vào đều đạt được chỉ số tối ưu khi khẩu phần sử dụng xấp xỉ 98 kJ DE/gDCP. Vì vậy, nếu hàm lượng năng lượng thay đổi trong khoảng 10,5 – 13 MJ DE/kg DM thì DCP phải thay đổi từ 10,7 – 13,3% DM (Santomas et al., 1989). Bảng 8. Nhu cầu protein và các axit amin cho thỏ nuôi thâm canh Thành phần thức ăn quy về 89% DM Protein thô (CP%) Protein tiêu hoá (DP%) Methionine + cystine (%) Lysine (%) Arginine (%) Threonine (%) Trypthophane (%) Histidine (%) Isoleucine (%) Phenylalanine + tyrosine (%) Valine (%) Leucine (%) Nguồn: (Lebas, 1986) Khả năng tăng trọng của thỏ đang sinh trưởng phụ thuộc rất nhiều vào lượng protein cung cấp, vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu protein cho thỏ đang sinh trưởng là rất quan trọng. Thỏ nuôi thâm canh cần 4 – 5g protein/kg thể trọng/ngày. Thỏ 6 – 7 tuần tuổi cần 7 – 9,5g protein/kg thể trọng/ngày, sau 8 tuần tuổi nhu cầu giảm xuống còn 4,5 – 7g/kg thể trọng/ngày (Lebas., et al 1986). 2.7.4 Nhu cầu khoáng Giống như các loài khác, thỏ cần phải có canxi (Ca) và những khoáng chất cần thiết khác trong khẩu phần để đảm bảo chức năng sinh lý bình thường của chúng. Canxi là nguyên tố khoáng phổ biến đóng vai trò cơ bản trong cơ thể bình thường, Ca là một trong 15 loại khoáng dưỡng chất cần thiết và có số lượng lớn nhất trong cơ 19 thể động vật. Hầu hết lượng Ca trong cơ thể (khoảng 99%) được tìm thấy trong xương và răng. Phần lớn thú mọc một hay hai bộ răng trong cả đời nhưng đối với thỏ răng tiếp tục phát nhú ra và đây là yếu tố đòi hỏi Ca trong chu trình sống của chúng. Phần Ca còn lại (chừng 1%) tham gia vào các chức năng biến dưỡng quan trọng khác bao gồm tạo xung lực thần kinh, co duỗi cơ, điều hoà nhịp tim và tham gia vào quá trình đông máu. Bảng 9. Nhu cầu Canxi (Ca) và Photpho (P) trong khẩu phần Giai đoạn Ca (%) P (%) Tăng trưởng 0,40 0,22 Mang thai 0,45 0,37 Tiết sữa 0,75 0,50 Nguồn: (Lebas., et al 1986) Thừa hay thiếu Ca trong khẩu phần đều có thể ảnh hưởng đến nhu cầu các loại khoáng khác của thỏ, nhất là Photpho (P) và Magiê (Mg). Khi phối hợp khẩu phần cần chú ý giữ tỷ số cân bằng Ca/P ở mức độ 1/1 đến 1,5/1. Khi tỷ số nằm ngoài khoảng này thì hiện tượng mất cân bằng sẽ xảy ra, thỏ bị vẹo chân và sưng khớp. Thỏ hấp thụ Ca trực tiếp một phần trong thức ăn và Ca được thảy ra chủ yếu qua đường tiểu. Magiê (Mg): nếu khẩu phần thiếu Mg sẽ gây ra hiện tượng ăn lông và rụng lông. Ở điều kiện bình thường nhu cầu Mg từ 0,03 – 0,04% trong thức ăn là phù hợp. Kali (K): cỏ linh lăng (alfalfa) rất giàu nguồn K. Nếu khẩu phần thiếu K thì có hiện tượng suy dinh dưỡng cơ giống như thiếu vitamin E sẽ xảy ra. Khẩu phần gợi ý có 0,6% K là đáp ứng nhu cầu. Trong thực tế, khẩu phần chứa 50% thức ăn thô thì đáp ứng đủ nhu cầu K của thỏ. Cobalt (Co): các vi sinh vật sống trong đường ruột - nhất là đoạn manh tràng - cần Co để tổng hợp vitamin B12 (cobalamin) là yếu tố chủ yếu trong cấu trúc hỗn hợp porphyrin, nhưng Co chỉ cần với hàm lượng dưới 0,03ppm trong khẩu phần. Kẽm (Zn): nhu cầu chưa được xác định, nhưng khẩu phần dưới 0,2ppm Zn thì biểu hiện dấu hiệu thiếu Zn lâm sàng như rụng lông, viêm da, giảm tính ngon miệng, giảm cân và giảm năng suất sinh sản. 20 Mangan (Mn): nhu cầu Mn cho tăng trưởng và duy trì ở thỏ trưởng thành từ 2,5 – 8,5mg Mn/kg thức ăn. Những biểu hiện khi thiếu Mn ở thỏ gồm xương bị biến dạng, giòn dễ gãy và giảm tăng trọng. Sắt và đồng (Fe và Cu): thiếu một trong hai khoáng này thì bệnh thiếu máu dễ xảy ra, nhu cầu chưa xác định nhưng Fe luôn có trong thức ăn tự nhiên của thỏ. Nhu cầu về đồng được khuyến cáo ở mức 3ppm trong khẩu phần (Đinh Văn Bình et al., 2000). 2.7.5 Nhu cầu vitamin Thỏ cần các vitamin thiết yếu hoặc các tiền tố vitamin trong thức ăn của chúng. Nhu cầu chính xác của một số loại vitamin chưa được xác định. Các vitamin thường hiện diện trong thức ăn tươi và có thể được bổ sung vào thức ăn pha trộn vì vậy hiếm khi bị thiếu hụt, một số loại được tổng hợp trong đường ruột (nhóm B) do đó chúng không cần phải được bổ sung vào khẩu phần. Tuy nhiên, vấn đề phổ biến là việc bổ sung quá liều và điều này có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc vitamin, thí dụ vitamin A và D. Vitamin A: Nhu cầu ở thỏ mang thai cao gấp đôi thỏ đang tăng trưởng. Thiếu vitamin A ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thỏ cái do gây ra hiện tượng thoái hoá buồng trứng, giảm số lượng trứng thụ tinh, sẩy thai… và có thể gây tràn dịch màng não cho thỏ con. Vitamin D: Những thỏ tiếp xúc ánh nắng trong giai đoạn thiếu vitamin D thì sẽ đảm bảo nhu cầu vitamin D của cơ thể, vì vậy vitamin D hiếm khi được bổ sung vào khẩu phần Vitamin E và K: Thông thường thỏ cần 1mg vitamin E/kg thể trọng/ngày, nhưng được khuyến cáo với mức độ 40 mg/kg thức ăn là đủ. Triệu chứng thiếu vitamin E ở thỏ là loạn dưỡng cơ, sinh sản kém, gan nhiễm mở.Vitamin K Vi khuẩn trong manh tràng có khả năng tổng hợp vitamin K đáp ứng nhu cầu cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vitamin này cần thiết cho sự sinh sản và được khuyến cáo mức độ 2ppm trong khẩu phần cho thỏ cái sinh sản. Vitamin B: phân mềm là nguồn cung cấp vitamin nhóm B gồm niacin, pantothenic acid, riboflavin, thiamine, vitamine B12 cobalamin. Các vitamin nhóm B khác cần được bổ sung vào khẩu phần gồm choline với liều 0,12%, vitamin B6 liều 39ppm và yridoxine liều 39µg/g thức ăn (Đinh Văn Bình et al., 2000). 21 2.7.6 Nhu cầu nước uống Tỷ lệ và thành phần hoá học lớn nhất trong cơ thể thỏ là nước với 82 – 95% ở bào thai, 79% ở thỏ sơ sinh, 65 – 71% ở thỏ hậu bị 6 – 8 tháng tuổi, 50 – 58% ở thỏ trưởng thành. Đối với thỏ hậu bị 58 -68 % tổng tăng trọng là do nước tạo thành. Thời kỳ tiết sữa thỏ sử dụng 70 – 75% nước để tạo sữa. Các số liệu đó thể hiện tầm quan trọng của việc cung cấp nước cho thỏ (ĐinhVăn Bình et al., 2000). Thỏ vỗ béo và hậu bị cần 0,2 – 0,5 lít/ngày, thỏ chửa cần 0,4 – 0,6 lít/ngày, thỏ cho con bú cần 0,6 – 0,8 lít/ngày (thời kỳ tiết sữa cao nhất cần 0,8 – 1,5 lít). Thỏ sẽ bị tiêu chảy, chướng hơi nếu không được cho uống đều đặn hoặc cho uống nước nhiễm bẩn (Đinh Văn Bình et al., 2000). 2.8 SƠ LƯỢC MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN CHO THỎ TRONG THÍ NGHIỆM 2.8.1 Rau lang (Ipomoea batatas) Theo nhiều nghiên cứu dây lá rau lang là nguồn thức ăn tốt sử dụng nuôi thỏ, thỏ rất thích ăn dây lá khoai lang. Dây lá rau lang cung cấp nguồn protein cần thiết cho sự tăng trưởng của thỏ. Chúng ta có thể sử dụng dây lá rau lang để nuôi thỏ vì cho tăng trọng nhanh. Khoai lang có đặc tính dễ trồng, sinh trưởng quanh năm, nhân giống dễ. Có hai cách nhân giống : bằng dây và bằng củ. Trong 100g phần ăn được của lá rau lang cho 22 Kcal, 245mg vitamin A, 11mg vitamin C và vitamin B1… (Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính, 2002). Bảng 10. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thân lá rau lang Khoai lang DM Th CP ành phần h EE óa học ( % CF DM ) NFE Ash Lá tươi 10,8 19,4 3,70 10,2 40,8 25,5 Dây lá tươi 8,70 21,9 3,40 15,0 41,7 18,0 Dây lá khô 86,6 16,6 5,20 27,4 38,4 12,6 Củ tươi 28,1 5,40 0,50 0,30 90,6 3,20 Củ khô nghiền 87,1 4,6 0,8 13,3 75,2 6,10 DM: vật chất khô, CP: đạm thô, CF: xơ thô, EE: chất béo, NFE: chiết chất không đạm, Ash: khoáng tổng số Nguồn: (Lưu Hữu Mãnh, 1999) 2.8.2 Lúa Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô (Zea Mays L.),lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz, tên khác khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.). Cây lúa có vị trí quan trọng đặc biệt ở ĐBSCL, đóng góp 50% sản lượng lúa cả nưóc và 80% gạo xuất khẩu; kế đến cây ăn trái, mía đường, thủy hải sản, chăn nuôi vịt, 22 Thực liệu DM CP EE NDF Ash Khoai lang 87,7 2,72 3,48 57,2 10,1 trâu bò, heo,... Rừng ngập mặn ở đồng bằng là một minh chứng về đa dạng sinh học của Châu Thổ, có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái đặc sắc của đồng bằng. Với vị trí đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, nước ta có lượng lúa rất lớn. Đặc biệt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long lúa rất dồi dào và hầu như có quanh năm. Lúa và gạo là nguồn lương thực rất quan trọng đối với con người, là nguồn cung cấp năng lượng rất lớn. Với nguồn năng lượng như thế, lúa là thức ăn rất tốt cho sự tăng trưởng của nhiều vật nuôi đặc biệt là thỏ. Bảng 11. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của lúa Thực liệu DM CP EE NDF Ash Lúa 87,7 7,27 3,48 57,2 10,1 DM: vật chất khô, CP: đạm thô, EE: béo thô, NFE: đạm phi protein, Ash: khoáng tổng số Nguồn: (Nguyễn Thị Xuân Linh, 2005) 2.8.3 Khoai lang củ Khoai lang (Ipomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây (Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ (một số loài trong chi Dioscorea) là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á. Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ ăn được có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím. (Mai Thạch Hoành và Nguyễn Công Vinh, 2003) Bảng 12. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của khoai lang DM: vật chất khô, CP: đạm thô, EE: béo thô, NFE: đạm phi protein, Ash: khoáng tổng số Nguồn: (Lưu Hữu Mãnh, 1999) 23 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành tại trại Chăn nuôi Thực nghiệm và Phòng Thí nghiệm của Bộ môn Chăn Nuôi- Khoa Nông Nghiệp & SHƯD Trường Đại học Cần Thơ. Thời gian tiến hành thí nghiệm: từ tháng 1/2009-4/2009. 3.1.2 Động vật thí nghiệm Sử dụng giống thỏ lai ở 60 ngày tuổi, thỏ được tiêm phòng bệnh cầu trùng, ký sinh trùng và bại huyết trước khi vào thí nghiệm. 3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm Chuồng được thiết kế thành 4 dãy lồng. Gồm có 24 ô, tương ứng với 24 đơn vị thí nghiệm. Dụng cụ hứng phân bằng lưới, phía dưới có tấm bạt để hứng nước tiểu. 3.1.4 Thức ăn thí nghiệm Gồm rau lang, lúa, khoai lang có sẵn quanh năm. Rau lang được mua của hộ nông dân ở Thành Phố Cần Thơ. Khoai lang được mua ở chợ Cái Răng. Rau lang được rửa sạch và để ráo nước trước khi cho thỏ ăn và cân định lượng theo từng khẩu phần. Các thực liệu thức ăn được phân tích thành phần dưỡng chất như DM, OM, CP, EE, NDF và Ash trước khi đưa vào thí nghiệm. 3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm Sổ sách ghi chép, cân để cân thỏ và thức ăn và một số dụng cụ khác phục vụ cho việc lấy mẫu và dọn vệ sinh. Các dụng cụ phân tích dưỡng chất tại phòng thí nghiệm Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD Trường Đại học Cần Thơ. 24 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thừa số hai nhân tố: Nhân tố thứ nhất là 4 mức độ rau lang cho ăn khác nhau tính trên vật chất khô từ 5, 6, 7 và 8% của trọng lượng cơ thể. Nhân tố thứ hai là thỏ được bổ sung lúa hoặc khoai lang. Lúa được cung cấp với số lượng là 45g và khoai lang tươi là 115g cho tất cả các nghiệm thức để cung cấp hàm lượng năng lượng bằng nhau (0,43MJ/kgDM) cho tất cả các khẩu phần. Thí nghiệm có 8 nghiệm thức tương ứng với 8 khẩu phần thí nghiệm và 3 lần lặp lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 4 thỏ (2 đực và 2 cái) có trọng lượng khoảng 900g ở 60 ngày tuổi được bố trí vào các ngăn chuồng lồng. Thí nghiệm được theo dõi trong 11 tuần. Trong tuần thứ 5 của thí nghiệm lúc thỏ đạt trọng lượng khoảng 1400g tiến hành thí nghiệm tiêu hoá dưỡng chất trong 1 tuần để tính tỷ lệ tiêu hoá các dưỡng chất như: DM, OM, CP, EE và NDF, lượng nitơ ăn vào và nitơ tích luỹ (g/kgW0,75 ). Các khẩu phần thí nghiệm như sau: RL5L: thỏ được cho ăn 5% rau lang dựa trên trọng lượng cơ thể + 45g lúa/con/ngày. RL6L: thỏ được cho ăn 6% rau lang dựa trên trọng lượng cơ thể + 45g lúa/con/ngày. RL7L: thỏ được cho ăn 7% rau lang dựa trên trọng lượng cơ thể + 45g lúa/con/ngày. RL8L: thỏ được cho ăn 8% rau lang dựa trên trọng lượng cơ thể + 45g lúa/con/ngày. RL5KL: thỏ được cho ăn 5% rau lang dựa trên trọng lượng cơ thể + 115g khoai lang tươi/con/ngày. RL6KL: thỏ được cho ăn 6% rau lang dựa trên trọng lượng cơ thể + 115g khoai lang tươi/con/ngày. RL7KL: thỏ được cho ăn 7% rau lang dựa trên trọng lượng cơ thể +

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của việc bổ sung lúa và khoai lang trong khẩu phần cơ bản rau lang trên sự tăng trọng và tiêu hóa dưỡng chất của Thỏ lai.doc
Tài liệu liên quan