MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu . 3
2.1. Mục tiêu chung . 3
2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài . 3
4. Đóng góp mới của luận văn . 4
5. Bố cục của luận văn . 4
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU . 5
1.1. Cơ cở khoa học của đề tài . 5
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài . 5
1.1.1.1. Tình hình tài nguyên nước của Việt Nam . 5
1.1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước . 8
1.1.1.3. Vai trò của nước và khả năng tiếp cận nguồn nước phục vụ
sản xuất nông nghiệp . 14
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài . 15
1.1.2.1. Đánh giá nguồn nước tại một số tỉnh khó khăn miền núi phía Bắc . 15
1.1.2.2. Tình hình nguồn nước của tỉnh Bắc Kạn . 18
1.1.2.3. Tình hình phát triển của hệ thống thuỷ lợi ở tỉnh Bắc Kạn . 22
1.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài . 25
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu . 25
1.2.2. Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu . 26
1.2.3.Các phương pháp nghiên cứu cụ thể . 26
1.2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin . 26
1.2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu . 26
1.2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu . 27
1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 28
1.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh khả năng tiếp cận nguồn nước của hộ . 28
1.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và chi phí của hộ . 29
1.2.4.3. Một số chỉ tiêu bình quân . 29
Chương II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI XÃ TÂN LẬP,
CHỢ ĐỒN, BẮC KẠN . 30
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu xã Tân Lập, Chợ Đồn, Bắc Kạn . 30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Tân Lập . 30
2.1.1.1. Vị trí Địa lý . 30
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình huyện Chợ Đồn và xã Tân Lập . 30
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết của xã Tân Lập - huyện Chợ Đồn . 31
2.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn của xã . 32
2.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên đất đai của xã . 33
2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản của xã . 35
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã . 36
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động . 37
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng của xã . 37
2.1.2.3. Đánh giá những tác động của điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã
hội phát triển nông nghiệp và hạ tầng thuỷ lợi của địa phương . 41
2.1.2.4. Đặc điểm của nhóm hộ điều tra. . 42
2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp và tiếp cận nguồn nước của người
dân xã Tân Lập . 45
2.2.1. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra . 45
2.2.2. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ . 50
2.2.2.1 Kết quả sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra . 50
2.2.3. Phân tích tình hình sản xuất lúa của hộ . 57
2.3. Phân tích quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước và sản xuất của hộ . 61
2.3.1. Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước và sản xuất lương thực của
các hộ nông dân xã Tân Lập . 61
2.3.2. Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước với cơ cấu thu nhập của hộ . 62
2.3.3. Phân tích ảnh hưởng của khả năng tiếp cận nguồn nước đến thu
nhập của hộ . 65
2.3.4. Kết luận về tình hình thu nhập và ảnh hưởng của khả năng tiếp cận
nguồn nước đến thu nhập của hộ . 69
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TĂNG KHẢ NĂNG TIẾP
CẬN NGUỒN NưỚC VÀ TĂNG THU NHẬP CHO HỘ
NÔNG DÂN XÃ TÂN LẬP, HUYỆN CHỢ ĐỒN . 71
3.1. Các giải pháp chung sử dụng nguồn nước . 71
3.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước phục vụ SXNN . 71
3.1.2. Tình hình thuỷ lợi và một số giải pháp thuỷ lợi cho các tỉnh miền
núi phía Bắc . 72
3.2. Giải pháp của Nhà nước . 78
3.3. Giải pháp sử dụng nguồn nước cho xã Tân Lập, Chợ Đồn, Bắc Kạn . 82
3.3.1. Giải pháp của UBND xã Tân Lập . 82
3.3.2. Giải pháp cho khu vực có điều kiện trung bình về nguồn nước . 86
3.3.3. Giải pháp cho khu vực không thuận lợi trong việc tiếp cận và sử
dụng nguồn nước . 86
3.3.4. Giải pháp của các nhóm hộ nông dân xã Tân Lập . 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 88
108 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung, Nghĩa Tá, Lương Bằng, Bằng
Lãng, Phong Huân, Xuân Lạc, Yên Thượng, Yên Thịnh, Bản Thi.
Xã Tân Lập là một xã nghèo nằm ở hướng Đông của huyện Chợ Đồn,
giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, xã chưa có đường giao thông trải nhựa
Tình hình kinh tế nông lâm nghiệp
Về nông nghiệp: Tình hình sản xuất nông nghiệp có sự phát triển trung
bình do thời tiết không thuận lợi, thiên tai thường xuyên xảy ra, đặc biệt là
hiện tượng lũ ống, lũ quét vào mùa mưa gây thiệt hại nặng nề đến diện tích
đất canh tác của nhân dân. Khu vực trung tâm xã tập trung khoảng 20 ha
ruộng, trong những năm vừa qua thường xuyên chịu ảnh hưỏng của hiện
tượng thiên tai này. Diện tích ruộng bị ảnh hưởng do cát sỏi tràn vào dẫn đến
không canh tác được và bị mất do xói lở trực tiếp. Do đó năng suất, sản lượng
lương thực chỉ tăng ở mức trung bình.
Chăn nuôi tiếp tục phát triển,tổng đàn trâu đến năm 2006 là 621 con,
đàn bò 331 con, đàn lợn 1116 con, đàn gia cầm khoảng 6000 con, bước đầu
phát triển theo phương pháp chăn nuôi khoa học [9].
Lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp có dấu hiệu phát triển khả quan, diện
tích đất trồng của xã đang dần được phủ xanh trở lại, do đó diện tích rừng
trồng ngày càng được mở rộng.
Nghành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Nghành tiểu thủ công nghiệp của xã tuy có phát triển, nhưng vẫn còn
rất chậm, chủ yếu là để tự phục vụ.
Dịch vụ thương mại phát triển chậm do vị trí địa lý và xã hội không
thuận lợi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Các dịch vụ chế biến nông sản thủ công, may mặc, xay xát, sửa chữa,
mộc…đang dần được mở rộng và phát huy.
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Tổng dân số toàn huyện 50.669 người(Báo cáo UBND huyện năm
2007) với 7 dân tộc anh em (Tày, Dao, Kinh, Nùng, Hoa, Mông, Sán Chí)
cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 70%. Số người trong độ tuổi lao
động 33.102 người. Lương thực bình quân 451kg/người/năm.
Thực trạng phân bố dân cư và lao động của xã
Huyện Tân Lập có 1.286 nhân khẩu với 288 hộ [9].
Trong những năm qua tình hình di cư tự do luôn diễn ra phức tạp, đáng
chú ý là việc di cư ồ ạt từ các tỉnh biên giới phía Bắc đi các tỉnh Tây nguyên,
trong đó chủ yếu là dân tộc Mông. Tình hình di cư tự do đã gây ảnh hưởng
không nhỏ đến việc hoạch định chính sách phát triển KT - XH của các địa
phương. Việc di cư không đơn thuần là mục đích sinh nhai mà còn tiểm ẩn
mục đích chính trị.
Việc di cư thường lén lút vào ban đêm chánh sự kiểm soát của chính
quyền, không tuân thủ theo các quy định của Nhà nước.
Số hộ nghèo của xã Tân Lập năm 2007 là 198/280 hộ, chiếm 70,7% [9].
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng của xã
a. Thực trạng giao thông
Hệ thống giao thông liên xã Tân Lập bắt đầu từ khu trung tâm xã ra đến
đầu đường quốc lộ 254 chủ yếu là đường đất. Chiều rộng mặt đường từ 3 -
4m. Trên tuyến đường có nhiều chỗ bị hư hỏng, rất lầy lội khi có mưa và bụi
khi nắng, dẫn đến nhân dân đi lại rất khó khăn. Đặc biệt là đoạn đường gần
đến trụ sở UBND xã do mưa lũ đã bị sạt lở nghiêm trọng.
Nhìn chung hệ giống giao thông xã kém phát triển, chất lượng đường
còn rất kém chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân trong xã. Hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
thống đường giao thông liên thôn cũng rất nhỏ hẹp, đi lại khó khăn. Hiện tại
hệ thống giao thông trong xã đang rất cần đầu tư nâng cấp để nhân dân đi lại
được thuận tiện.
b. Thực trạng về công trình thủy lợi
Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các công trình giao thông,
thuỷ lợi, Trường học, nước sạch, trạm Y tế, điện nông thôn...Trong những
năm qua đầu tư mở mới được trên 100km đường liên thôn, xây mới 12 cầu
treo, 35km công trình nước sạch, 50 công trình thuỷ lợi, 85% số hộ khu vực
thị trấn và 65% số hộ khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch.
Bảng 2.3: Thống kê các công trình thuỷ lợi
STT
Tên công
trình
Năm
bàn
giao
Diện tích tƣới tiêu
của kênh
Độ dài
kênh
Độ
cao
Đập
dài
Lúa xuân Lúa mùa
1 Nà bản 2004 24 ha 24 ha 2.300m 1,65m 20m
2 Nà sắm 2004 35 ha 35 ha 2.700m 1,4m 9,8m
3 Nà đán 2007 0 2 ha 436,4m 1,35m 13m
(Nguồn: UBND xã Tân Lập)
Kiên cố hoá kênh mương là một chương trình, chủ truơng lớn của
Chính Phủ nhằm nâng cao hệ thống kênh mương thuỷ lợi nội đồng năng cao
năng suất tưới tiêu (tiêu ứng, chống hạn) phục vụ sản xuất nông nghiệp và
góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường trong nông nghiệp
Khả năng tiếp cận nguồn nước được hiểu là tốc độ và độ tin cậy của hệ
thống kênh mương đối với sự phát triển nông nghiệp, tiếp cận và sử dụng
nguồn nước của người dân.
Trên địa bàn huyện Chợ Đồn đã có một số công trình thuỷ lợi được xây
dựng nhằm phục vụ tưới cho đồng ruộng canh tác của thôn xã. Do vốn đầu tư
công trình hạn chế nên công trình xây dựng không đồng bộ hoặc chỉ còn là
các phai đập tạm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Công tác quản lý thuỷ lợi hiện nay: Các công trình thuỷ lợi được đưa vào
sử dụng đều giao cho địa phương có công trình hưởng lợi quản lý sử dụng.
Xã Tân Lập là một xã vùng sâu, vùng xã thuộc diện chính sách theo
Quyết định 135 của Thủ tướng Chính phủ, nằm ở phía Bắc huyện lỵ, cách
trung tâm thị trấn Bằng Lũng 25km, địa hình độc đạo, ngõ cụt, không cóc
đường giao thông liên xã, dân cư có 288 hộ, 1286 nhân khẩu, gồm 5 dân tộc
anh em: Tày, Nùng, Dao, Mông và Kinh. Cum dân cư chia thành 8 thôn,
trong đó có 3 thôn định canh, định cư, măt bằng dân trí còn thấp, tỷ lệ hộ
nghèo còn cao, chiếm 65,2% số hộ [9].
Tình hình kinh tế không đồng đều giữa các thôn, Thực hiện sự nghiệp
đổi mới của Đảng, Nhà nước, đặc biệt từ khi thực hiện Quyết định 135 của
Thủ tướng Chính phủ, bộ mặt của địa phương ngày càng được khởi sắc: Điện,
đường, trường, trạm được đầu tư đưa vào sử dụng, chương trình nước sạch
8/8 thôn được hưởng lợi, hệ thống thuỷ lợi được đầu tư kiên cố hoá, cơ bản
đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ sản xuất lúa nước hai vụ. điện lưới quốc gia
đã đưa ánh sáng đến 7/8 thôn, sóng vô tuyến truyền hình đã được phủ khắp
các hộ trong xã.
Thực hiện sử dụng nguồn vốn Chương trình 135 năm 2007, đầu năm
2008, xã Tân Lập tiếp tục triển khai xây dựng công trình kênh Nà Khâu thôn
Bản Chang, với tổng chiều dài tuyến kênh là 1.107,39 m, trong đó tuyến kênh
chính dài 553,12 m, tuyến kênh phụ dài 554,27 m để đưa vào sử dụng trong
năm 2008 nhằm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Bảng 2.4: Tình hình nguồn nƣớc xã Tân Lập năm 2007
Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng
Hồ tự nhiên Cái 0
Hồ nhân tạo Cái 0
- Kiên cố M 139
- Không kiên cố M 141
Tổng vốn đầu tư cho thuỷ lợi năm 2006 triệu đồng 814,18
DT chủ động nước Ha 6
% Chủ động nước % 0,73
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Chợ Đồn)
Bảng tình hình nguồn nước cho thấy trên địa bà xã không có hồ nước
tự nhiên và hồ nước nhân tạo để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh
đó hệ thống kênh mương của xã là rất ít, trong đó kênh mương kiên cố là 139
m, kênh mương không kiên cố là 814,18 m. Điều đó càng thêm phần khó
khăn cho các hộ trong việc tiếp cận nguồn nước. Chính vì vậy diện tích chủ
động nước của xã là rất ít, chỉ có 6 ha tương ứng với 0,73%.
c. Thực trạng về hệ thống thông tin
Về thông tin liên lạc: Huyện Chợ Đồn có 100% số xã có điện thoại đảm
bảo liên lạc được, 19 xã có điểm bưu điện văn hoá xã, mật độ điện thoại đạt
5,6 máy/100 người dân. 100% số xã có thư, báo đến trong ngày
Xã Tân Lập có 01 điểm bưu điện văn hoá xã, nằm tại trung tâm xã, đảm
bảo phục vụ thông tin liên lạc cho nhân dân xã. Là một xã nghèo vùng sâu vùng
xa nên xã chỉ có điện thoại cố định, chưa được phủ song điện thoại di động.
d. Thực trạng hạ tầng phục vụ cho phát triển xã hội
Giáo dục:
Xã Tân Lập có 01 trường tiểu học và 01 trường mầm non nằm cùng
một địa điểm, trong đó phân hiệu có 2 lớp tiểu học nằm tại thôn Phiêng
Đeéng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn và khó khăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Y tế: Có 01 trung tâm y tế huyện, 22 trạm y tế xã, thị trấn, trong đó 17
trạm có bác sỹ. 03 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia (Bản Thi, Quảng Bạch, Bằng
Lãng). Nhìn chung hệ thống y tế đa số đã được xây dựng lâu, chủ yếu là nhà
cấp 4, đã xuống cấp, không đảm bảo điều kiện theo quy định
Xã có 01 trung tâm y tế xã nằm tại UBND xã Tân Lập.
Hệ thống cấp điện: 100% các xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ được
sử dụng điện 86%. Tổng số có 100 MBA, trên 100km đường dây0,4 KV,
230,5 km đường dây 35 KV, 9.366 công tơ điện.
Xã Tân Lập còn 01 thôn chưa có điện lưới đó là thôn Phiêng Đéng, là
một thôn vùng cao, nằn xa trung tâm xã.
2.1.2.3. Đánh giá những tác động của điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội
phát triển nông nghiệp và hạ tầng thuỷ lợi của địa phương
a - Điểm mạnh
Là một xã vùng sâu vùng xa nghèo, được sự quan tâm của chính quyền
địa phương, xã Tân Lập có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp, diện tích đất
trống của xã đang dần được phủ xanh do diện tích rừng trồng ngày càng tăng.
Là huyện tiếp giáp với huyện Ba bể và tỉnh Tuyên Quang, Chợ Đồn có
thế mạnh về sản xuất nông nghiệp và khai thác xuất khẩu tài nguyên Khoáng
sản như : Kẽm, Chì, Quặng…góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn.
b - Điểm yếu
Xã Tân Lập là một xã vùng sâu vùng xa, nằm xa đường quốc lộ chính,
giao thông đi lại khó khăn, trung tâm xã nằm cách xa đường quốc lộ, giao
thông từ đường quốc lộ vào trung tâm xã là đường đất đỏ, chưa được giải
nhưa. Khi trời mưa đường rất trơn trượt và khó đi, trời nắng lại nhiều bụi,
nhiều đoạn đường đã bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng, dẫn đến phát
triển kinh tế của huyện gặp nhiều khó khăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Xã Tân Lập nằm hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, không có chợ,
nên mọi hoạt động giao thương mua bán của người dân chủ yếu là tự cung tự
cấp, hoặc đi đến trung tâm huyện, vì vậy để phát triển kinh tế thông qua con
đường giao thương là rất hạn chế.
c - Cơ hội
Bên cạnh những khó khăn, huyện Tân Lập có khí hậu thuận lợi để phát
triển một cây trồng, vật nuôi đa dạng, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả,
chăn nuôi đại gia súc. Đây là lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp sinh
thái, tạo ra các sản phẩm tập trung phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
d - Nguy cơ
Chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, lũ ống và lũ quét xảy ra vào
mùa mưa, gây hiện tượng xói mòn, và nguy hiểm cho tính mạng của người
dân, hiện tuợng xói mòn sẽ gây mất đất, giảm diện tích đất nông nghiệp, trong
khi kinh tế người dân trong xã chủ yếu là nông và lâm nghiệp.
Trình độ dân trí thấp, cộng với nhiều phong tục tập quán còn cổ hủ dẫn
đến sự đình trệ trong phát triển kinh tế của xã.
2.1.2.4. Đặc điểm của nhóm hộ điều tra.
Bảng 2.5: Những đặc trƣng của nhóm hộ điều tra
Kiểu nhóm Đặc trƣng của nhóm
Những chiến lƣợc
sản xuất
Vấn đề
cần nghiên cứu
Nhóm rất
khó khăn
Độ tuổi trung bình 40,2
Có diện tích đất lâm
nghiệp lớn, đất trồng
lúa rộng, nhưng chỉ chủ
yếu là đất 1vụ, do
không chủ động được
nước tưới.
- Có đất để trồng cây
lâu năm
- Tập trung trồng
các cây hoa mà,
cây lâu năm và cây
lấy gỗ
Nghiên cứu gải pháp
tối ưu cho việc tiếp
cận nguồn nước, xây
đập ngăn, bể chứa giữ
nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Kiểu nhóm Đặc trƣng của nhóm
Những chiến lƣợc
sản xuất
Vấn đề
cần nghiên cứu
Nhóm khó
khăn
- Độ tuổi trung bình là
44,5
- Nguồn lao động dồi
dào
- Diện tích đất 1vụ và
2vụ lớn
- Diện tích đất trồng
cây lâu năm có điều
kiện để phát triển cây
lâu năm
- Khả năng tiếp cận
nguồn nước trung bình
do có được sử dụng hệ
thống kênh mương,
nhưng xa nguồn nước,
hệ thống kênh kiên cố
chưa có.
Với diện tích đất
canh tác rộng, cần
có các giải pháp
khắc phục khó
khăn về thuỷ lợi
để tăng năng suất
cây trồng.
Tiếp cận tốt nguồn
nước, sử dụng đường
ống dẫn nước từ bể
chứa.
Nhóm thuận
lợi
Độ tuổi trung bình 42,9.
số lao động nam trung
bình 1hộ là 2,35 người,
nữ 2,95, ổn định về
nguồn lao động
- Tiếp cận nguồn nước
tôt do nằm ven rung tâm
xã, nhưng một số vùng
còn có kênh mương thấp
hơn ruộng
Xây dựng tốt hệ
thống kênh
mương, để tất cả
được hưởng thuỷ
lợi, đào ao nuôi
thuỷ sản.
Nguồn lao động
dồi dào, tập trung
phát huy tối đa
diện tích để canh
tác, lúa, ngô, sắn.
Nghiên cứu khả năng
tiếp cận nguồn nước
do được tiếp cận
nguồn nước nhưng
một số vùng còn xa
nguồn và hệ thống
thuỷ lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Kiểu nhóm Đặc trƣng của nhóm
Những chiến lƣợc
sản xuất
Vấn đề
cần nghiên cứu
Nhóm rất
thuận lợi
- Độ tuổi trung bình là
44
- Diện tích đất 1vụ và
2vụ và ngô nhỏ
- Diện tích đất canh tác
nhỏ do vùng trung tâm
xã diện tích nhỏ
- Tiếp cận nguồn nước
tôt nhất, do ở thấp,
dòng sông nhỏ chảy qua
trung tâm luôn đủ nước
để tưới tiêu.
Được tiếp cận tôt
nguồn nước, cần
phòng chống thiên
tai gây ảnh hưởng
đến diện tích đất
canh tác, xây kè
chống xói.
Tập trung sản xuất
lúa, cây hao màu,
phát triển dịch vụ.
Nghiên cứu sử dụng
tối đa lợi thế về
nguồn nước, chống
xói mòn đất, cải tạo
đất để tăng năng suất.
Bảng 2.5 cho ta thấy tình hình đặc điểm nổi bật của từng nhóm hộ điều
tra, ở nhóm hộ khó khăn nhất trong việc tiếp cận nguồn nước có sự thuận lợi
về đất lâm nghiệp và đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa rộng nhưng chỉ sử
dụng để trồng lúa một vụ do khả năng tiếp cận nguồn nước khó khăn, không
đủ nước tưới tiêu. Với sự thuận lợi về đất trồng cây lâm nghiệp và khó khăn
về nguồn nước, nhóm cần có các phương án trồng cây lâm nghiệp phù hợp,
bên cạnh đó cũng cần có các phương án giữ nước để phục vụ tưới tiêu. Tập
trung vào canh tác và tròng các loại cây có chi phí thấp hơn và chịu sự khô
cằn tốt hơn cây lúa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp và tiếp cận nguồn nƣớc của ngƣời
dân xã Tân Lập
2.2.1. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra
Bảng 2.6: Thông tin chung về chủ hộ điều tra
Chỉ tiêu
Nhóm hộ ĐVT
Rất
thuận lợi
Thuận
lợi
Khó
khăn
Rất
khó
khăn
Số hộ điều tra Hộ 34 19 25 62
Tuổi BQ chủ hộ Năm 44 42,9 44,56 40,2
Trình độ VH chủ hộ Lớp 6,117 6,2 6,12 6,0
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Tổng số hộ điều tra gồm 140 hộ, độ tuổi bình quân của chủ hộ của
nhóm rất thuận lợi về nguồn nước là 44 và rất khó khăn là 40,2, cho thấy độ
tuổi bình quân của chủ hộ không chênh nhau là mấy. Điều đó có nghĩa độ tuổi
của các nhóm hộ không thể hiện xu hướng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và
thu nhập của các hộ. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, xã có 01 truờng tiểu họ và
01 trường mầm non, số lượng bỏ họ lớn, trình độ văn hoá của nhóm hộ điều
tra không cao, trung bình là lớp 6, chủ yếu là làm nông nghiệp, cùng với sự
khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nước, dẫn đến năng suất không cao. Nền
kinh tế của xã chủ yếu là tự cung tự cấp.
Bảng 2.7: Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ
Chỉ tiêu
Nhóm hộ
ĐVT
Rất
thuận lợi
Thuận lợi
Khó
khăn
Rất khó
khăn
Số hộ điều tra Hộ 34 19 25 62
Bq nhân khẩu Người 3,5 5,3 4,96 4,14
- Nam “ 1,79 2,35 2,2 2,19
- Nữ “ 1,73 2,95 2,76 1,98
Bq lao động Lđ 2,23 3,05 3,04 2,61
- LĐ là nam “ 1,17 1,5 1,52 1,3
- LĐ là nữ “ 1,06 1,55 1,52 1,3
(Nguồn: Số liệu điều tra 2007)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Tổng số nhân khẩu trên hộ nhóm rất khó khăn về nguồn nước bình
quân là 4,14 người, trong đó nhân khẩu nam bình quân là 2,19 người chiếm
52,8% trên hộ, nữ là 1,98 người chiếm 47,8%. Nhóm thuận lợi nhất có tổng
bình quân nhân khẩu trên hộ là 3,5 người, trong đó nhân khẩu nam là 1,79
người, chiếm 51,1%, nhân khẩu nữ là 1,73 người, chiếm 49,4%. Bảng 2.7 cho
ta thấy nhân khẩu bình quân của nhóm khó khăn nhất nhiều hơn nhóm thuận
lợi nhất, trong đó tỷ lệ nam và nữ cũng lớn hơn. Nhóm khó khăn nhất sống
tập trung tại các vùng cao, vùng núi, trình độ và nhận thức lạc hậu, dẫn đến sự
gia tăng dân số ở khu vực ày cao hơn.
Về lao động, nhóm khó khăn nhất có tổng lao động bình quân là 2,61
người, trong đó la động nam là 1,3 chiếm 49,8%, lao động nữ cũng là 1,3
người bằng 49,8%. So với bình quân nhân khẩu trên hộ thì bình quân lao
động của nhóm này chiếm 63%. Lao động của nhóm thuận lợi nhất trung bình
là 2,23 người, trong đó lao động nam 1,17 người chiếm 52,4%, lao động nữ
là 1,06 người bằng 47,5%. So với bình quân nhân khẩu của nhóm này, lao
động chiếm 63,7%. Từ đó cho thấy, mặc dù tỷ trọng lao động trong tổng nhân
khẩu bình quân là không chênh lệch nhau là mấy, nhưng số lao động bình
quân của nhóm khó khăn là cao hơn cả lao động nam và lao động nữ.
Nhóm thuận lợi về nguồn nước có số nhân khẩu bình quân cao nhất,
trong đó lao động bình quân là 3,05 ngưòi, chiếm 57,5%. Tuy chiếm tỷ trọng
thấp hơn về lao động so với 2 nhóm trên, nhưng tổng lao động bình quân là
lớn hơn, với tổng lao động bình quân là 3.05 người trong đố lao động nam là
1,5 người và nữ là 1,55 người. Số lao động nhóm này tương đương với nhóm
khó khăn trung bình là 3,04 người lao động. Với đặc điểm của nhóm thuận lợi
là tiếp cận tốt về nguồn nước và nằm ở vên trung tâm, không chịu sự xói mòn
đất, có điều kiện để tiếp cận nguồn nước và tăng thu nhập. Tình hình lao động
không chênh nhau là mấy so giữa các nhóm hộ, tuy nhiên, xã Tân Lập chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
yếu là sản xuất nông nghiệp, cho nên yếu tố nước tưới và đất canh tác là các
yếu tố quan trọng. Tuy nhiên đất sản xuất nông nghiệp của xã là không nhiều,
đều này phần nào đã gây ra những hạn chế đối với thu nhập từ nông nghiệp
của các nhóm hộ. Tình hình đất đai được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8: Tình hình đất đai của nhóm hộ điều tra
ĐVT: m2
Nhóm hộ
Chỉ tiêu
Rất thuận lợi Thuận lợi Khó khăn Rất khó khăn
SL % SL % SL % SL %
41.562,67 100 41.935 100 34.391,48 100 69.386,48 100
1.Đất hàng năm 2.283,24 5,49 3.372,11 8,04 4.328,00 12,58 2.474,68 3,57
- Đất 1 vụ 1.392,68 2.015,38 3.350,00 2.049,41
- Đất 2 vụ 1.709,86 1.993,16 2.88,00 1.350,81
2. Đất trồng cây
lâu năm
0 0 275 0,65 1,200 3,49 1,175 1,69
Đất lâm nghiệp 38.393,33 92,37 37.540,00 89,52 27.730,77 80,63 65.116,4 93,84
Đất nuôi trồng
thuỷ sản
260 0,62 300 0,71 650 1,89 242,86 0,35
Đất vườn +
thổ cư
626,11 1,51 447,89 1,07 482,72 1,4 377,54 0,54
(Nguồn: UBND xã Tân Lập)
Đất đai là một yếu tố hết sức quan trọng, tác động nhiều đến năng suất
cây trồng, đến diện tích canh tác. Với ngành nghề chính là nông nghiệp và lâm
nghiệp cho nên diện tích của các hộ chủ yếu là trồng lúa, ngô và cây lấy gỗ
Tổng diện tích bình quân của nhóm hộ có điều kiện khó khăn nhất
trong việc tiếp cận nguồn nước là 69.386,48 m2, nhóm hộ tiếp cận tốt nhất về
nguồn nước là 41.562,67 m2, nhỏ hơn so với diện tích bình quân nhóm hộ khó
khăn là 27.823,81 m2 là do diện tích đất của khu trung tâm xã là nơi tiếp cận
nguồn nước tốt nhất nhỏ, chịu sự xói mòn đất do thiên nhiên, và chưa được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
xây kè chống xói. Diện tích đất trồng 1vụ của nhóm hộ khó khăn nhất lớn hơn
diện tích trồng lúa 2vụ là do khả năng tiếp cận nguồn nước kém, chỉ có
1.35,82m
2
so với 1.709,86m2 của nhóm thuận lợi nhất. Chính vì vậy nhóm
khó khăn nhất tập trung vào lợi thế của mình là trồng cây lâm nghiệp với diện
tích đất là 65.116,4m2 lớn hơn so với nhóm thuận lợi nhất.
Với đặc điểm diện tích đất lâm nghiệp của nhóm hộ khó khăn nhất
rộng, thuận lợi cho việc phát triển trồng rừng. Cần chú trọng và có chính sách
đối với việc mở rộng quy mô trồng rừng ở các diện tích đầu nguồn, giao đất
giao rừng để gắn trách nhiệm cho người dân, nó không chỉ có tác động tới thu
nhập của hộ mà còn có tác dụng giữ nước đầu nguồn, tạo nên nguồn đất tốt để
trồng cây, tăng năng suất cây trồng.
Như vậy, đất đai là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong phát
triển sản xuất, nâng cao thu nhập của nhóm hộ điều tra. Đối với từng nhóm,
sự tiếp cận nguồn nước là yếu tố quan trọng tác động đến năng suất, tuy nhiên
diện tích đất canh tác là không thể thiếu.
Bảng 2.9: Tình hình tài sản phục vụ sản xuất của hộ
ĐVT: Cái
Nhóm hộ
Chỉ tiêu
Rất
thuận lợi
Thuận lợi Khó khăn
Rất khó
khăn
Tổng tài sản 1,89 2,78 2,69 2,42
- Máy cày 0,4 0,5 0,6 0,3
- Máy tuốt lúa 0,5 1 1 1
- Máy bơm nước 0,09 0,28 0,09 0,12
- Máy sao chè 0 0 0 0
- Máy khác 0,9 1 1 1
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Trong phát triển sản xuất nông nghiệp, trang thiết bị máy móc phục vụ
cho sản xuất là một yếu cầu khách quan và quan trọng. Việc trang bị máy móc
thiết bị vào sản xuất, một mặt làm giảm sức lao động chân tay của con người,
mặt khác làm tăng năng suất lao động, năng suất đất đai, từ đó giải phóng một
phần lao động thủ công, làm tăng khả năng được tiếp cận nguồn nước phục vụ
sản xuất nông nghiệp.
Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình trang thiết những máy móc
thiết yếu còn thấp, với tổng tài sản trung bình của nhóm khó khăn nhất là 2,42
cái, nhóm thuận lợi nhất là 1,89 cái và 2 nhóm cao nhất là nhóm thuận lợi
2,78 cái và nhóm khó khăn là 2,69, cụ thể:
Máy cày bình quân của nhóm khó khăn nhất là 0,3 cái chiếm 12,3%
tổng tài sản của nhóm, thì nhóm thuận lợi nhất cũng chỉ 0,4 cái, chiếm 21,2%
tổng tài sản của nhóm.
Máy tuốt lúa của 3 nhóm khó khăn nhất, khó khăn và thuận lợi trung
bình là 1cái, trong khi đó nhóm thuận lợi nhất là 0,5cái. Nhóm khó khăn nhất
trung bình là 1 cái chiếm 41,3% tổng tài sản của nhóm. Nhóm thuận lợi nhất
là 0,5 cái, bằng 26,4% tổng tài sản đầu tư cho nông nghiệp của nhóm. Từ đó
cho thấy việc đầu tư về máy tuốt lúa của nhóm thuận lợi nhất là không cao so
với các nhóm.
Là địa phương với kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tiếp cận được một
cách tốt nhất nguồn nước là điều vô cùng quan trọng, vì vậy máy bơm nước là
quan trọng đối với việc tưới tiêu. Qua bảng trên cho thấy, sự đầu tư về máy
bơm của các nhóm là chưa nhiều, cụ thể: Nhóm khó khăn nhất trung bình là
0,12cái, chiếm 4,9% tổng tài sản của nhóm, nhóm khó khăn là 0,09cái, chiếm
3,3%. Nhóm thuận lợi là 0,28cái chiếm 10% và nhóm thuận lợi nhất là
0,09cái chiếm 4,7% tổng tài sản của nhóm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Qua bảng trên cho thấy, tỷ trọng máy bơm nước trên tổng tài sản phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp của các nhóm là khác nhau, cụ thể: Nhóm thuận
lợi cao nhất với 10% là máy bơm nước, do đặc điểm địa hình của nhóm này
tốt, việc tiếp cận nguồn nước là khá dễ dàng. Tuy nhiên có một số còn có diện
tích đất canh tác nằm cao hơn kênh mương dẫn nước cho nên sự đầu tư về
máy bơm là hợp lý. Đứng thứ 2 là nhóm khó khăn, với đặc điểm không thuận
lợi trong việc tiếp cận nguồn nước, việc đầu tư các máy móc để dẫn nước,
bơm nước là vô cùng cần thiết, nó giúp nhóm hộ này có thể bơm dẫ nước từ
xa về để phục vụ tưới tiêu. Đối với nhóm khó khăn, là nhómđược hưởng điều
kiện về thuỷ lợi, tuy nhiên còn nằm xa nguồn nước, các kênh mương dẫn
nước, hoặc có kênh mương dẫn nước đến nhưng do kênh mương chưa kiên
cố, dẫn đến sự ngấm nước, làm cho nước chưa kịp đến với diện tích cần tưới
tươi đã bị ngấm hết, do vậy cần đầu tư thêm máy móc để để dẫn nước và giữ
nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2.2.2 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ
2.2.2.1 Kết quả sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra
Bảng 2.10: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp của hộ
ĐVT: 1.000đ
Nhóm hộ
Chỉ tiêu
Rất
thuận lợi
Thuận lợi Khó khăn
Rất
khó khăn
Tổng thu từ nông nghiệp 7.448,96 11.825,19 10.219,78 8.598,09
- Thu từ trồng trọt 4.139,91 6.152,82 6.685,44 4.374,87
- Thu từ chăn nuôi 3.044,04 5.072,36 2.888,8 3.634,88
- Thu từ lâm nghiệp 265 600 654,54 588,33
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Qua bảng kết quả sản xuất ngành nông nghiệp của hộ cho thấy, hầu hết
các khoản thu nhập của hộ đều từ nông nghiệp. Tổng thu nhập bình quân của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
nhóm khó khăn nhất sau khi đã trừ chi phí là 8.598,09 nghìn đồng, trong đó thu
từ trồng trọt là 4.374,87 nghìn đồng chiếm 50,8% tổng thu từ nông nghiệp, thu
từ chăn nuôi là 3.634,88 nghìn đồng chiếm 42,2%, thu từ lâm nghiệp là 588,33
nghìn đồng chiếm 6,8%, qua đó cho thấy thu nhập từ trồng trọt của nhóm này
chiếm tỷ trọng cao hơn so với thu từ chăn nuôi và lâm nghiệp.
Nhóm thuận lợi nhất có tổng thu nhập bình quân từ nông nghiệp là
7.448,96 nghìn đồng, trong đó thu từ trồng trọt là 4.139,91 nghìn đồng chiếm
55,6%, thu từ chăn nuôi là 3.044,04 nghìn đồng chiếm 40,8% và thu từ lâm
nghiệp là 265 nghìn đồng chiếm 3,5%. So sánh giữa 2 nhóm trên ta thấy, thu
từ trồng trọt của nhóm thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn.pdf