Luận văn Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

MỤC LỤC

Lời cam đoan . i

Lời cảm ơn . ii

Mục lục . iii

Danh mục ký tự viết tắt . vii

Danh mục bảng biểu, sơ đồ . viiii

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn . 3

5. Bố cục của luận văn: . 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị hóa, kinh tế hộ nông dân và ảnh

hưởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân . 5

1.1.1. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân . 5

1.1.1.1. Hộ nông dân . 5

1.1.1.2. Động thái kinh tế hộ nông dân . 7

1.1.2. Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị . 9

1.1.2.1. Khái niệm về đô thị . 9

1.1.2.2. Phân loại đô thị . 10

1.1.2.3. Chức năng của đô thị . 11

1.1.2.4 Chức năng vùng ngoại thành, ngoại thị . 12

1.1.2.5. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội . 12

1.1.3. Lý luận về đô thị hoá . 13

1.1.3.1. Khái niệm đô thị hoá . 13

1.1.3.2. Tính tất yếu của đô thị hoá . 14

1.1.3.3. Quan điểm của đô thị hoá . 15

1.1.3.4. Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và quá trình công nghiệp hoá . 16

1.1.3.5 Tác động của đô thị hoá . 17

1.2. Thực tiễn quá trình đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam . 20

1.2.1. Tình hình đô thị hoá trên thế giới . 21

1.2.2. Kinh nghiệm đô thị hoá ở một số nước trên thế giới. 22

1.2.2.1. Hà Lan . 22

1.2.2.2. Trung Quốc . 23

1.2.3. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam . 25

1.2.4. Các công trình nghiên cứu về đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam . 28

1.3. Phương pháp nghiên cứu . 30

1.3.1. Các câu hỏi nghiên cứu . 30

1.3.2. Cơ sở phương pháp luận . 30

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu . 30

1.3.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu . 30

1.3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin . 31

1.3.4. Phương pháp xử lý số liệu . 33

1.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 35

Chương 2: THỰC TRẠNG ẢNH HưỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI ĐỜI

SỐNG KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ THÁI

NGUYÊN

2.1. Đặc điểm của thành phố Thái Nguyên . 37

2.1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị . 37

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội . 42

2.2. Thực trạng của quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố Thái

Nguyên . 43

2.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển đô thị hoá . 43

2.2.2. Sự biến động về đất đai trong quá trình đô thị hóa của thành phố Thái

nguyên . 45

2.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân được điều tra . 48

2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra . 48

2.3.2. Tình hình biến động đất đai của các hộ điều tra . 50

2.3.3. Tình hình chung và nghề nghiệp của hộ . 52

2.3.4. Nguồn lực của hộ . 54

2.3.5. Thu nhập của hộ . 56

2.3.6. Tình hình sử dụng tiền đền bù đất của các hộ điều tra . 60

2.4. Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp . 62

2.5. Tác động của đô thị hoá đến sản xuất phi nông nghiệp . 66

2.6. Ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập của các hộ nông dân . 68

2.7. Đánh giá sự ảnh hưởng của đô thị hoá tới kinh tế hộ thông qua các

câu hỏi định tính . 75

2.7.1. Mức độ ảnh hưởng đến thu nhập do tác động của đô thị hóa . 75

2.7.2. Mức độ tác động của đô thị hoá . 77

2.7.3. Kế hoạch của hộ nông dân thành phố Thái nguyên trong trong thời gian

tới . 80

2.8. Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sản xuất nông nghiệp

trên đại bàn thành phố Thái Nguyên . 81

2.8.1. Tác động tích cực . 81

2.8.2. Tác động tiêu cực . 83

Chương 3: MÔ ̣ T SÔ ́ GIA ̉ I PHA ́ P NÂNG CAO ĐƠ ̀ I SÔ ́ NG KINH TÊ ́ HÔ ̣

TRONG QUA ́ TRI ̀NH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THÀNH PHỐ THÁI

NGUYÊN

3.1. Định hướng phát triển đô thị hoá thành phố Thái Nguyên tới năm 2020 86

3.1.1. Định hướng phát triển không gian đô thị . 86

3.1.2 Phân khu chức năng . 87

3.1.3. Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị . 90

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống đời sống kinh tế

hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp trong khu vực đô thị hóa . 90

3.2.1. Giải pháp từ phía các hộ nông dân . 91

3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan tới chính quyền Thành phố . 92

3.2.2.1. Quy hoạch tổng thể . 92

3.2.2.2. Giải pháp về lao động - việc làm . 93

3.2.2.3. Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường . 94

3.2.3. Các giải pháp từ phía nhà nước . 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận . 98

2. Kiến nghị . 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤC LỤC

 

pdf128 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tổng giá trị khối lượng XDCB hoàn thành đạt 113 tỷ đồng (=120%KH); - Tổng giá trị khối lượng thanh toán đạt hơn 81 tỷ đồng (=86,1%KH); Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 - Thành phố thực hiện 53/89 hạng mục công trình, 124km đường dân sinh, trong đó có 19/26 dự án chuyển tiếp hoàn thành và đưa vào sử dụng, 7 dự án còn lại chưa hoàn thành do vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB như: Dự án Nghĩa trang khu Nam, dự án Vườn hoa Sông Cầu, dự án khu văn hoá Trưng Vương, trường THCS Tích Lương, trường tiểu học Phúc Xuân. - Có 34/63 hạng mục công trình xây dựng mới hoàn thành và đưa vào sử dụng. Giá trị khối lượng hoàn thành các công trình chuyển tiếp đạt hơn 25,5 tỷ đồng (vượt 17,7%KH), giá trị khối lượng hoàn thành các công trình mới đạt 79 tỷ đồng (vượt 31,2%KH). Trong thời gian từ 01/2004 đến hết tháng 12/2007, Ban bồi thường GPMB thành phố trực tiếp thực hiện bồi thường GPMB tổng số 55 dự án. Trong đó đơn vị trực tiếp thực hiện: 34 dự án; phối hợp với chủ dự án thực hiện: 21 dự án. - Tổng diện tích đất đã thu hồi là: 200,11 ha Trong đó: + Đất ở: 12,47 ha + Đất nông nghiệp: 156,25 ha + Đất khác: 31,4 ha - Diện tích đất đã GPMB xong và đưa vào sử dụng: 157,65 ha - Diện tích đất chưa GPMB: 42,46 ha Tổng giá trị bồi thường là: 293.150.160.000 đồng + Bồi thường đất ở: 76.101.599.000 đồng + Bồi thường đất nông nghiệp: 101.927.994.000 đồng + Bồi thường tài sản, cấy cối: 46.940.759.000 đồng + Hỗ trợ, thưởng: 16.241.556.000 đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 +Chi phí tổ chức thực hiện: 4.191.133.000 đồng + Dự phòng: 6.737.453.000 đồng -Tổng số tiền bồi thường đã chi trả: 209.102.549.000 đồng đạt 72% - Số tiền ứng trả chưa được phê duyệt: 2.405.861.825 đồng - Tổng số kinh phí chưa chi trả: 33.949.763.000đồng chiếm 11,7% - Kinh phí di chuyển các công trình công cộng: 47.691.986.175 đồng chiếm 16,3% - Tổng số hộ bị ảnh hưởng: 3.484 hộ gia đình trong đó : + Số hộ tái định cư: 447 hộ - Toàn bộ các khu tái định cư cơ bản đã làm xong các hạng mục và bố trí cho các hộ gia đình, các hộ tái định cư tại chỗ chuyển đổi mục đích sử dụng đất với tổng số hộ là: 382 hộ gia đình cụ thể như sau: + Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3: 338 hộ + Dự án: Nghĩa trang khu nam: 13 hộ + Dự án: Kè sông Cầu: 07 hộ + Dự án: Vườn hoa Sông Cầu: 06 hộ + Dự án: XD Nhà hát ca múa dân gian Việt Bắc: 11 hộ. + Dự án: Khu dân cư số 6 Túc Duyên: 07 hộ 2.2.2. Sự biến động về đất đai trong quá trình đô thị hóa của thành phố Thái Nguyên Trong giai đoạn 2005 - 2007, diện tích đất trên địa bàn thành phố có sự chuyển biến rõ rệt, được thể hiện qua bảng 2.2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Bảng 2.2 Tình hình biến động đất đai của thành phố Thái Nguyên từ năm 2005-2007 đvt: ha Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2007 2007/2006 2006/ 2005 Diện tích năm 2006 Tăng(+) giảm(-) Diện tích năm 2005 Tăng(+) giảm(-) ha Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (3)- (5) (7) (8) = (5)-(7) Tổng diện tích tự nhiên 17707,52 100 17707,52 0 17707,52 0 1 Đất nông nghiệp 11546,60 65,21 11596,51 -49,91 11700,3 -103,79 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8258,10 71,52 8303,80 -45,70 8392,97 -89,17 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 4504,61 54,55 4548,98 -44,37 4637,3 -88,32 1.1.1.1 Đất trồng lúa 3329,03 73,9 3360,78 -31,75 3439,49 -78,71 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 3,38 0,08 3,38 0 3,38 0 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1172,20 26,02 1184,82 -12,62 1194,43 -9,61 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3753,49 45,45 3754,82 -1,33 3755,67 -0,85 1.2 Đất lâm nghiệp 2985,79 25,86 2987,92 -2,13 2997,8 -9,88 1.2.1 Đất rừng sản xuất 1999,88 66,98 2002,01 -2,13 2011,89 -9,88 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 985,91 33,02 985,91 0 985,91 0 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 290,62 2,52 292,70 -2,08 301,08 -8,38 1.4 Đất nông nghiệp khác 12,09 0,1 12,09 0 8,45 3,64 2 Đất phi nông nghiệp 5817,59 32,85 5765,63 51,96 5647,64 117,99 2.1 Đất ở 1486,58 25,55 1476,65 9,93 1432,26 44,39 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 402,70 27,09 402,56 0,14 401,24 1,32 2.1.2 Đất ở tại đô thị 1083,88 72,91 1074,09 9,79 1031,02 43,07 2.2 Đất chuyên dùng 3444,72 59,21 3433,59 11,13 3379,37 54,22 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 91,03 2,64 92,04 -1,01 92,32 -0,28 2.2.2 Đất quốc phòng 212,99 6,18 211,08 1,91 221,44 -10,63 2.2.3 Đất an ninh 8,17 0,24 7,88 0,29 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN 466,89 13,55 465,85 1,04 450,94 14,91 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 2665,64 77,38 2656,74 8,90 2614,67 42,07 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 9,75 0,17 9,75 0 9,25 0 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 103,64 1,78 103,91 -0,27 85,1 18,81 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 770,93 13,25 739,75 31,18 739,68 0,07 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 1,97 0,03 1,98 -0,01 1,98 0 3 Đất chƣa sử dụng 343,33 1,94 345,38 -2,05 359,58 -14,2 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 198,86 57,92 200,91 -2,05 215,09 -14,18 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 143,83 41,89 143,83 0 143,85 -0,02 3.3 Núi đá không có rừng cây 0,64 0,19 0,64 0 0,64 0 (Nguồn: UBND thành phố Thái Nguyên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Qua bảng ta thấy trong 17.707,52 ha đất tự nhiên của toàn Thành phố, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối lớn là 65,21% tuy nhiên có sự giảm dần qua từng năm. Năm 2005 tổng diện tích đất nông nghiệp là 11.700,3 ha nhưng đến năm 2006 đã giảm 103,79 ha chỉ còn 11.596,51 ha và đến năm 2007 giảm còn 11.546,6 ha; tức là giảm 49,91 ha so với năm 2006. Trong đó, diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (71,52%) trong tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2007 với 8.258,1 ha. Riêng đối với một số loại đất: đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản... không có sự thay đổi nhiều trong giai đoạn từ 2005 đến 2007. Qua 03 năm diện tích đất dành cho sản xuất phi nông nghiệp tăng lên đáng kể; năm 2005 diện tích mới chỉ có 5.647,64 ha nhưng đến năm 2006 đã tăng thêm 117,99 ha và đến năm 2007 tăng thêm 51,56 ha đạt 5.817,59 ha. Cũng có thể thấy rằng đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu do đất ở trên địa bàn thành phố tăng lên. Đặc biệt là đất ở khu vực đô thị chiếm 72,91% diện tích đất của toàn thành phố. Do tốc độ dân số tăng nhanh cộng với việc mở rộng tuyến đường tránh nên một phần không nhỏ bộ phận dân cư đã di chuyển, xây dựng nhà ở dọc theo tuyến đường. Họ xây dựng nhà ở, khu kinh doanh dịch vụ ngay trên khu vực trước đây dùng để sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch nên phần lớn những khu vực tái định cư này xây dựng một cách bừa bãi làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung của thành phố. Do vậy, UBND thành phố cùng các cấp chính quyền cần có biện pháp quy hoạch cụ thể nhằm tạo nên diện mạo mới cho khu vực vên thành phố, đồng thời có những chính sách khuyến khích như: xây dựng khu đô thị, dịch vụ thương mại... nhằm hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống sau khi mất đi phần đất của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 2.3. Ảnh hƣởng của đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân đƣợc điều tra 2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra Kinh tế mỗi hộ gia đình phát triển hay không phụ thuộc khá nhiều vào khả năng tổ chức, quản lý, bố chí sản xuất của chủ hộ. Chủ hộ là người đưa ra phương hướng, kế hoạch sản xuất cho mỗi mùa vụ, là người quyết định trồng cây gì? nuôi con gì? số lượng bao nhiêu... Mỗi chủ hộ có khả năng nhận thức và tiếp thu khác nhau điều này phụ thuộc vào tuổi, giới tính và đặc biệt là trình độ văn hoá của mỗi người. Những thông tin cơ bản về các hộ được thể hiện qua bảng 2.3. Bảng 2.3 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra Chỉ tiêu Cơ cấu (%) Tổng số hộ điều tra 100 1. Tuổi của chủ hộ 100 - Tuổi chủ hộ từ 20 - 40 18,33 - Tuổi chủ hộ từ 40 - 60 53,33 - Tuổi chủ hộ trên 60 28,34 2. Giới tính của chủ hộ 100 Nam 52,5 Nữ 47,5 3. Dân tộc 100 - Dân tộc kinh 100 - Dân tộc khác 0 4. Trình độ văn hoá 100 - Số chủ hộ học hết tiểu học 18,33 - Số chủ hộ học hết THCS 40,84 - Số chủ hộ học THPT 38,33 - Số chủ hộ đã qua đào tạo (TC, CĐ, ĐH...) 2,5 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Qua thống kê từ điều tra, cho thấy số chủ hộ tuổi từ 40 - 60 chiếm tỷ lệ khá cao 53,33%, ở độ tuổi này các chủ hộ đều đã có kinh nghiệm sản xuất, tuy nhiên có một hạn chế là không mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất cũng như thay đổi phương thức kiếm sống do họ sợ rủi ro hoặc họ đã quen với kinh nghiệm truyền thống đã được tích luỹ từ lâu. Số chủ hộ có độ tuổi từ 20 - 40 chiếm 18,33%. Đây là độ tuổi có khả năng nắm bắt thông tin, kĩ thuật sản xuất mới rất nhanh nhạy, độ tuổi này thường mạnh dạn, quyết đoán trong các quyết định đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, đây là độ tuổi mới bắt đầu có sự tích luỹ kinh nghiệm cho nên cần có những chính sách năng cao nhận thức, chuyển giao khoa học kĩ thuật cho những đối tượng này để họ có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất. Số chủ hộ có độ tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ khá cao 28,34%. Qua điều tra chúng tôi thấy 100% chủ hộ là người dân tộc kinh với trình độ văn hoá của chủ hộ tại địa bàn nghiên cứu tương đối đều nhau, hầu hết là đã học đến hết THCS, chiếm 40,84%. Số chủ hộ học hết THPT chiếm 38,33%. Trình độ văn hoá có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất nhằm năng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi do vậy rất cần có sự đầu tư của Nhà nước vào các khu vực nông thôn để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của các hộ nông dân, tạo điều kiện cho con cái của hộ được đi học. Bởi lẽ, một trong những lý do chính khiến cho hiện tượng bỏ học ở nông thôn là kinh tế khó khăn, không có tiền cho con đi học cho nên việc phát triển kinh tế của các hộ có vai trò quyết định trong việc nâng cao trình độ văn hoá của người dân ở khu vực nông thôn ở thành phố. Những chủ hộ chỉ học hết tiểu học phần lớn là người già và người nghèo không có điều kiện học tập. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 2.3.2. Tình hình biến động đất đai của các hộ điều tra ĐTH là cả một quá trình trong một khoảng thời gian không xác định. Không ai có thể chỉ ra chính xác quá trình đó bắt đầu từ năm nào, kéo dài trong bao lâu (5 năm, 10 năm, hoặc lâu hơn nữa...). Do phạm vi giới hạn của đề tài nên chúng tôi lấy 2 mốc thời gian là năm 2004 và 2007 để nghiên cứu sự biến động đất đai, lao động, thu nhập. Đồng thời chúng tôi cũng giả định rằng sự biến động nhân khẩu trong hộ coi như là không đáng kể. Quá trình ĐTH không chỉ ảnh hưởng đến việc làm giảm diện tích đất của từng hộ mà còn làm cho tình hình biến động đất đai ở các hộ trở nên sôi động hơn. Tình hình biến động đất đai ở các hộ điều tra bao gồm việc mua, bán; thuê, mượn; cho thuê, cho mượn đất của các hộ nông dân và việc thu hồi đất nông nghiệp của Nhà nước. Khi tính toán các chỉ tiêu về đất thì chúng tôi sẽ phản ánh tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra. Điều đó có nghĩa là diện tích đất mà hộ mua hay thuê, mượn sẽ được tính vào diện tích đất canh tác hiện nay của hộ. Nếu hộ bán hay cho thuê thì diện tích đó sẽ không tính vào diện tích đất canh tác của hộ. Một giả định khác được đặt ra là những hộ sẽ thuê hoặc cho thuê đất trong khoảng thời gian tương đối dài để có thể coi diện tích đó thuộc hoặc không thuộc quyền sử dụng của hộ sau quá trình ĐTH. Dưới tác động của quá trình ĐTH, tình hình phân bố và sử dụng đất đai ở các hộ điều tra đã có nhiều sự biến động. Xem xét tình hình này ở các hộ điều tra thể hiện qua bảng 2.4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Bảng 2.4. Tình hình biến động đất đai của hộ trƣớc và sau đô thị hoá đvt: m2 Chỉ tiêu Diện tích trƣớc khi bị thu hồi Diện tích sau khi bị thu hồi Tăng (+) giảm (-) Giá trị đền bù (1000đ) m2 % m2 % m2 % Tổng diện tích đất 401.359,5 100 206.682,7 100 -194.676,8 100 16.718.546,06 I/ Đất nông nghiệp 350.886,9 87,42 178.887,5 86,55 -171.999,4 88,35 9.661.370,26 1- Đất trồng cây hàng năm 256.385,4 63,88 139.389,4 67,44 -116.996 60,1 4.472.078,06 1.1 Đất lúa 248.865,4 62,01 134.003,9 64,84 -114.861,5 59 4.359.423,1 1.2 Đất trồng cây hoa màu khác 7.520 1,87 5.385,5 2,61 -2.134,5 1,1 112.655 2- Đất vườn tạp 84.509,3 21,06 37.513,1 18,15 -46.996,2 24,14 4.745.722 3- Đất trồng cây lâu năm 3.680 0,92 0 0 -3.680 1,89 170 4- Đất mặt nước 6.312,2 1,57 1.985 0,96 -4.327,2 2,22 188.336 II/ Đất ở 39.072,6 9,74 27.548 13,33 -11.524,6 5,92 7.046.510 III. Đất khác 11.400 2,84 374,2 0,18 -11.025,8 5,66 11.025,8 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007) Qua bảng 2.4, chúng tôi thấy trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2007, diện tích đất của các hộ điều tra đã có sự biến động lớn. Sau khi ĐTH, tổng diện tích đất đã giảm 194.676,8m2 từ 401.395,5 m2 xuống còn 206.682,7m2. Trong đó diện tích đất nông nghiệp của các hộ giảm nhiều nhất, 88,35% tương ứng với 171.999,4m2. Diện tích đất ở, đất khác giảm không đáng kể, xấp xỉ 6%, do vậy phần đa các hộ không phải tái định cư ở khác mà vẫn có thể sinh sống tại nơi quy hoạch. Do diện tích đất chưa sử dụng của thành phố không nằm trong khu vực tiến hành ĐTH nên hầu như là không bị ảnh hưởng. Diện tích trồng lúa của các hộ giảm mạnh, chủ yếu ở khu vực mất đất của các hộ điều tra, giảm 114.861,5m2. Phần nhiều đất vườn tạp và đất mặt nước có sự thay đổi tương đối nhiều. Đất vườn tạp giảm 55,61%, đất mặt nước giảm 68,55% diện tích. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Theo điều tra của chúng tôi, giá đất thổ cư đã tăng từ 300.000 đồng/m2 (năm 2004) lên 1 triệu - 1,5 triệu đồng/m2 (năm 2007) và đạt tới đỉnh điểm là 2 triệu đồng/m2 nên đã tạo ra cơn sốt mua bán đất trong thời gian này. Vào năm 2007, giá đất tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao nên nhiều hộ nông dân đã cắt một phần đất thổ cư của mình để bán, đa số là cho những người từ nơi khác đến mua. Phần đất mà họ bán chủ yếu thuộc vào diện tích đất vườn và khu chăn nuôi. 2.3.3. Tình hình chung và nghề nghiệp của hộ Khi nghiên cứu tác động của ĐTH đến sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 120 hộ nông dân, những thông tin cơ bản về các hộ được thể hiện qua bảng 2.5. Bảng 2.5. Tình hình chung của hộ trƣớc và sau ĐTH đvt: % Chỉ tiêu Trƣớc đô thị hoá Sau khi đô thị hoá Tăng (+) giảm (-) (%) 1. Tổng số hộ điều tra - Hộ thu nhập cao 0 0 0 - Hộ thu nhập trung bình 96,67 98,33 1,66 - Hộ thu nhập thấp 3,33 1.67 - 1,66 2. Nghề nghiệp của hộ 1. Nông nghiệp 50,83 43,33 -7,5 2. Kinh doanh TM-DV 6,67 10 3,33 3. Cán bộ 9,17 9,17 0 4. Khác 30,83 34,17 3,34 5. Hộ kiêm 2,5 3,33 0,83 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007) Qua thực tế cho thấy các hộ được điều tra đều là những hộ có thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp không có hộ thu nhập cao. Sau ĐTH, số hộ có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 thu nhập trung bình tăng thêm 1,66% so với trước ĐTH. Trước ĐTH, họ sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp: trồng lúa, chăn lợn... với một cuộc sống không ổn định. Sau khi bị mất đất, nhận một khoản tiền đền bù cộng với việc tiếp cận gần hơn với thị trường họ đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, ngành nghề. Tận dụng lợi thế gần các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có một số hộ chuyển hẳn từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ như: nhà trọ sinh viên, bán tạp phẩm.. (VD: hộ ông Nguyễn Ngọc Đức, hộ bà Vũ Thị Quân...). Cũng có hộ chỉ chuyển đổi một phần, vừa tiếp tục sản xuất, vừa kinh doanh thêm. Sau ĐTH, số hộ có thu nhập thấp giảm 1,66%; một phần là vì họ có thêm một khoản tiền từ việc đền bù đất, một phần cũng là do sự thay đổi tích cực trong nhận thức của từng người dân. Cơ hội tiếp xúc với thị trường nhiều hơn nên người dân có nhiều điều kiện trao đổi, học hỏi nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, người lao động cũng có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm mới sau khi bị mất đất sản xuất. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận hộ nông dân có thu nhập thấp. Họ chưa nhận thức những thuận lợi về thị trường, về kinh nghiệm sản xuất, về tiến bộ KHKT... do quá trình ĐTH tạo ra. Họ không thay đổi phương thức sản xuất của minh mà vẫn tiếp tục sản xuất theo phương thức sản xuất cũ. Do đó, thu nhập của họ thay đổi không đáng kể. Về nghề nghiệp, khi quá trình ĐTH diễn ra, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhiều nhất. Do đó, chỉ cần ít lao động cũng có thể sản xuất trên diện tích đất còn lại. Những lao động nhàn rỗi phải chuyển sang các ngành nghề khác, số chủ hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chính, nhưng cũng giảm đáng kể sau khi tiến hành thu đất, giải phóng mặt bằng. Trước ĐTH, phần lớn các hộ là những hộ làm nông nghiệp với 50,83% số hộ được điều tra. Tỷ lệ này lần lượt ở các hộ kinh doanh TM-DV là 6,67%, các hộ cán bộ là 9,17%. Các hộ vừa tham gia sản xuất nông nghiêp, vừa buôn bán nhỏ lẻ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 2,5% trên tổng số hộ điều tra. Những hộ này có điều kiện tiếp xúc với thị trường nhưng do không đủ vốn để kinh doanh nên họ chỉ buôn bán nhỏ lẻ nhằm mang lại thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Sau ĐTH, sự thay đổi môi trường sống đã tác động rất lớn tới tâm lý hộ nông dân. Một phần đất dùng cho sản xuất bị mất đi, phương tiện sản xuất không còn cộng với một khoản tiền đền bù từ việc mất đất nên hộ nông dân thay đổi cách sống của mình. Số hộ nông nghiệp giảm đáng kể, giảm 7,5% từ 50,83% trước ĐTH xuống còn 43,33% trên tổng số hộ điều tra. Thay đổi đó đồng nghĩa với sự gia tăng số hộ kinh doanh TM-DV, họ thay đổi hoàn toàn phương thức kiếm sống của mình, không làm nông nghiệp mà chuyển sang kinh doanh dịch vụ (VD: xây nhà trọ cho thuê, bán hàng tạp phẩm, mở của hàng sửa chữa xe máy...). Họ nhận thấy kinh doanh mang lại nguồn thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp. Một số hộ là những người công tác tại các cơ quan, đơn vị sản xuất trên địa bàn thường xuyên thì không có sự thay đổi vì nguồn thu nhập của họ chủ yếu là do lương mang lại. Số còn lại trong tổng số các hộ điều tra là những hộ khác, những hộ này là có phần lớn là hộ nghèo, thu nhập thấp. 2.3.4. Nguồn lực của hộ Đối với một nông hộ thì điều kiện thiết yếu để họ có thể sản xuất, kinh doanh chính là nguồn lực của hộ (đất đai, vốn, lao động, phương tiện tài sản). Trong đó yếu tố đất đai và con người đóng vai trò quan trọng quyết định sự phát triển của hộ. Đất đai gồm đất nông nghiệp (là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp) và đất thổ cư (là không gian mà con người sinh sống, là mặt bằng để kinh doanh buôn bán hoặc là nơi để chăn nuôi). Con người là nguồn nhân lực hiện tại và tương lai của mỗi nông hộ. Nguồn lực của hộ được thể hiện qua Bảng 2.6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Bảng 2.6. Nguồn lực của hộ Chỉ tiêu Trƣớc đô thị hoá Sau đô thị hoá Tăng (+) giảm (-) (%) Nguồn lực - Đất (m2)/hộ 3.344,66 1.722,35 -48,5 - Vốn (trđ)/hộ 0,93 1,3 39,29 - Lao động (người)/hộ 2,55 2,57 0,65 - Phương tiện, tài sản (trđ)/hộ 30,43 29,24 -3,91 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007) Sau ĐHT, nguồn lực của tổng hộ nông dân được điều tra có sự thay đổi rất lớn. Bình quân diện tích đất trên hộ dạt 3.344,96m2 trước khi ĐTH nhưng sau khi tiến hành ĐTH con số này chỉ đạt 1.722,35m2/hộ (tức là giảm 48,5%). Đất đai bị thu hồi, người nông dân bị mất đi công cụ kiếm sống của mình. Ngay lúc đó họ sẽ cảm thấy lúng túng trong việc lựa chọn phương thức kiếm sống mới, ngành nghề mới. Do vậy, người nông dân rất cần sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương, ban quản lý dự án về vốn, kiến thức, kinh nghiệm... để tìm một công việc phù hợp với khả năng, nguồn lực của hộ. Trước ĐTH, trung bình vốn của hộ khoảng 0,93trđ/hộ nhưng sau ĐTH nguồn vốn tăng lên 1,3trđ/hộ. Nguồn vốn tăng lên khoảng 39,29% phần lớn là do các hộ nhận được nguồn tiền từ việc đền bù đất đai. Tuy nhiên, việc xác định đúng mục đích trong việc sử dụng đồng tiền là điều rất cần thiết đối với hộ. Nếu không xác định đúng hướng sẽ gây lãng phí nguồn lực, còn ngược lại sẽ mang lại thu nhập cho nông hộ. Do vậy, Nhà nước, chính quyền địa phương cần quan tâm tới việc mở rộng thị trường, tập huấn nâng cao kiến thức cho người dân, tăng cường việc bảo hộ cho sản phẩm do người nông dân sản xuất ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% - Đất (m2)/hộ - Vốn (trđ)/hộ - Lao động (người)/hộ - Phương tiện, tài sản (trđ)/hộ Biểu đồ 2.1 nguồn lực của hộ Sau ĐTH Trước ĐTH Qua điều tra cho thấy, trong quá trình ĐTH, số lượng lao động của các hộ nông dân tăng lên không đáng kể. Lượng lao động bình quân trên hộ là 2,55 lao động/hộ trước ĐTH và 2,57 lao động/hộ sau ĐTH, tăng 0,65%. Mặc dù bị mất đất nhưng lao động của hộ không di chuyển, tìm kiếm việc làm ở nơi khác mà chủ yếu là chuyển sang phương thức kiếm sống mới. Với nguồn lao động như vậy, vấn đề giải quyết nhu cầu việc làm của các hộ là vấn đề cấp thiết, nhất là đối với những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. Có việc làm sẽ mang lại thu nhập và đảm bảo cuộc sống cho hộ. Còn ngược lại, không giải quyết được vấn đề lao động, việc làm cho các hộ nói chung và cho các hộ mất nhiều đất sản xuất nông nghiệp nói riêng sẽ gây mất cân bằng giữa lao động và việc làm tại địa phương. Số lao động nhàn rỗi chính là nguồn tiềm ẩn của tệ nạn xã hội, làm mất ổn định đời sống. 2.3.5. Thu nhập của hộ ĐTH có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ nông dân, mức độ ảnh hưởng được thể hiện qua bảng 2.7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Đối với nhóm hộ có thu nhập tăng, sau ĐTH, thu nhập của họ tăng 47,46%; trong đó tăng chủ yếu là về dịch vụ (147,94%). Trước ĐTH , thu từ kinh doanh - dịch vụ chỉ đạt 500.600.000đ nhưng sau ĐTH thu từ kinh doanh - dịch vụ đạt 1.241.200.000đ. Đây là bước phát triển vượt bậc của các hộ nông nghiệp. Họ đã biết tận dụng nguồn vốn , thị trường mới , những kiến thức, kinh nghiệm từ những người làm kinh tế giỏi để mở rộng kinh doanh . Nguồn thu từ trồng trọt giảm đi phản ánh tính tất yếu khi quá tr ình ĐTH diễn ra; hộ nông nghiệp mất đất , mất đi đối tượng lao động để sản xuất nên sản phẩm tạo ra ít hơn so với trước ĐTH. Tuy nhiên, sau ĐTH, hộ nông dân lại có xu hướng chuyển dần sang chăn nuôi. Nguồn thu từ chăn nuôi trước ĐTH của các hộ đạt 47.490.000đ và sau ĐTH tăng 73.265.000đ. Một phần là do hộ đầu tư thêm về thức ăn chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, một phần cũng là do hộ muốn chuyển đổi phương thức kiếm sống khi đất đai bị thu hẹp. Nguồn thu từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp sau ĐTH tăng 100% từ 12.000.000đ trước ĐTH lên 24.000.000đ sau ĐTH. Trước ĐTH, sản xuất tiểu thủ công nghiệp của hộ chỉ có mô hình nhỏ , hoạt động bán thời gian . Nhờ có thêm một phần vốn từ việc bán đất, hộ đã mở rộng quy mô sản xuất, tăng thêm lao động từ những hộ không còn đủ đất sản xuất . Do vậy, sản phẩm tạo ra cũng nhiều hơn , đa dạng hơn mang lại nguồn thu cho hộ. Bên cạnh đó , nguồn thu từ việc đi làm thuê hay lương thưởng của hộ tăng không đáng kể, 19,12% và 15,57% so với trước ĐTH. Đó là do khi chuyển đổi từ lao động làm nông nghiệp bán thời gian , trình độ lao động không có nên lao động đi làm thuê chủ yếu là lao động chân tay có thu nhập thấp . Một số hộ do không có đủ lao động nên đã cho thuê, mượn đất thu lại một khoản tiền làm thu nhập cho gia đình. Đối với các hộ có nguồn thu nhập tăng chậm thì hầu như họ không đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi... hoặc có kinh doanh nhưng nhưng là rất ít. Đây là những hộ có phần lớn là lao động lớn tuổi có con cái đi làm xa hoặc những hộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 là cán bộ công chức. Phần tiền nhận được từ đền bù họ đầu từ chủ yếu vào mua sắm các vật dụng thiết yếu trong gia đình, đầu tư vào việc học hành của con cái... Cũng qua điều tra cho thấy, tác động của ĐTH đối với nhóm hộ có thu nhập giảm là rõ rệt. Người nông dân bị mất đất, nguồn thu chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi giảm hẳn (trồng trọt giảm 50,39%, chăn nuôi giảm 19,85%). Mặc dù được Nhà nước đền bù về phần đất bị mất đi nhưng do thiếu kinh nghiệm cộng với nhận thức bị hạn chế nên họ vẫn chưa đầu tư hoặc chưa biết đầu tư vào ngành nghề nào. Cũng đã có một số hộ mạnh dạn học hỏi các hộ phát triển đầu tư vào kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên, thu nhập mạng lại còn rất nhỏ. Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp của nhóm hộ này trung bình chỉ tăng khoảng 10% sau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfẢ̉nh hưởng của xu hướng đô thị hoá đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.pdf
Tài liệu liên quan