LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.vi
DANH MỤC BẢNG .vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ.viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .ix
LỜI MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới.3
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước .3
2.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài.5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.10
6. Phương pháp nghiên cứu: .10
7. Kết cấu luận văn.11
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ “RỬA TIỀN” .12
1.1 Khái niệm chung.12
1.1.1 Khái niệm.12
1.1.2 Nguồn gốc của “tiền bẩn”.13
1.2 Quy trình “rửa tiền”.14
1.2.1 Ký thác .14
1.2.2 Phân tán.15
1.2.3 Hội tụ.17
1.3 Đánh giá rủi ro “rửa tiền” của một quốc gia .18
1.3.1 Cách thức đánh giá.18
1.3.2 Các cơ quan phụ trách việc đánh giá rủi ro “rửa tiền” của một quốc gia và nguồn
dữ liệu phục vụ việc đánh giá.20
1.4 Ảnh hưởng của “rửa tiền” đối với nền kinh tế.22
1.4.1 Đối với lĩnh vực tài chính: “Rửa tiền” làm xói mòn các tổ chức tài chính .22
1.4.2 Đối với lĩnh vực sản xuất: Rửa tiền làm giảm tăng trưởng.23
1.4.3 Đối với lĩnh vực kinh tế đối ngoại: “Rửa tiền” làm méo mó dòng chảy vốn và
thương mại.27
132 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng tiêu cực của “rửa tiền” đối với một số nền kinh tế đang phát triển và một số chính sách nhằm chống “rửa tiền” ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i họ rời khỏi cơ quan nhà nước
b. Đánh giá chung
Về thành công
Thứ nhất, Ngân hàng quốc gia Ukraine đã có nhiều nỗ lực rất đáng ghi nhận
trong việc ngăn chặn sự kiểm soát của tội phạm đối với các ngân hàng. Các quy
trình thẩm định khách hàng ở Ukraine được thực hiện khá tốt trên tất cả các bộ phận
của khu vực tư nhân. Trong trường hợp các giao dịch có giá trị thấp, thường thì việc
xác minh danh tính vẫn được thực hiện. Thứ hai, việc xác minh danh tính khách
hàng ở Ukraine có một ưu điểm vượt trội đó là sử dụng hộ chiếu dạng thẻ ID có
chip điện tử lưu giữ thông tin về tên, ảnh, địa chỉ nơi ở, mã số thuế,không thể làm
giả và luôn cập nhật thông tin mới nhất và chính xác nhất (Người Việt Odessa,
2016). Đây là một chính sách tiên tiến mà Việt Nam có thể học tập để cải thiện quy
trình thẩm định khách hàng.
Về hạn chế
Thứ nhất, việc áp dụng các biện pháp xác minh đầy đủ bị cản trở do những
thiếu sót về mặt chính sách liên quan đến giới hạn thời gian của PEP. Quy định của
Ukraine xung quanh PEP cho phép một người không còn được công nhận là PEP ba
năm sau khi họ rời khỏi cơ quan nhà nước. Bởi vì khu vực tư nhân không thể đưa ra
các quy trình tìm hiểu về các mối nguy hiểm do PEP gây ra, họ vẫn dễ bị lợi dụng
50
cho “rửa tiền” bởi những người không được công nhận là PEP vì những người đó
không còn chịu sự giám sát nâng cao mặc dù trong thực tế rủi ro do PEP gây ra vẫn
còn rất nhiều sau chỉ ba năm rời khỏi chức vụ (Hội đồng châu Âu, 2017, tr. 95).
Thứ hai, các quy trình xác minh được thực hiện bởi khu vực tư nhân, bên ngoài các
tổ chức ngân hàng dường như không xác minh một cách hiệu quả chủ sở hữu hưởng
lợi cuối cùng của một pháp nhân. Điều này xuất phát từ thực tế là các quy trình
được thực hiện liên quan đến việc so sánh dữ liệu do khách hàng gửi với dữ liệu
được đăng ký trong Sổ đăng ký nhà nước là không hiệu quả vì nguồn thông tin từ
Sổ đăng ký không phải là nguồn đáng tin cậy theo nhiều chuyên gia khi được phỏng
vấn (Hội đồng châu Âu, 2017, tr. 95). Thứ ba, ý nghĩa các thủ tục báo cáo cho FIU
ở Ukraine thường không được hiểu rõ bởi khu vực tư nhân. Các thực thể báo cáo
không tập trung vào báo cáo giao dịch đáng ngờ mà dường như chủ yếu báo cáo đối
phó dựa trên các chỉ số cụ thể được bao gồm trong Luật chống “rửa tiền”. Điều này
dẫn đến mức báo cáo thực tế thường rất thấp (Hội đồng châu Âu, 2017, tr. 95).
Những thiếu sót này là những điểm Việt Nam cần tránh khi xây dựng chính sách.
2.2 Ảnh hưởng tiêu cực của “rửa tiền” đối với nền kinh tế Nigeria
2.2.1 Đối lĩnh vực tài chính
Tính toàn vẹn của hệ thống tài chính Nigeria nói chung và các tổ chức tài
chính nói riêng hoạt động dưới mức thấp trong thập niên 80 và cuối thập niên 90,
đầu những năm 2000 do tình trạng không lành mạnh của hệ thống xảy ra do ảnh
hưởng tiêu cực của tội phạm kinh tế và tài chính. Trong giai đoạn này, Nigeria cũng
trải qua chế độ “rửa tiền” tồi tệ nhất đến mức hầu hết các tổ chức tài chính đặc biệt
là lĩnh vực ngân hàng, phụ thuộc rất nhiều vào nguồn “tiền bẩn” bởi những người
nắm giữ chức vụ chính trị cao và tiền từ ma túy. Điều này đã làm tăng rủi ro danh
tiếng của các ngân hàng vì hầu hết các ngân hàng giai đoạn này chỉ theo đuổi lợi
nhuận, mà không quan tâm đến nguồn tiền, do đó từ bỏ vai trò trung gian truyền
thống của họ. Đây có lẽ là một trong những lý do tại sao các ngân hàng giữ tỷ lệ lớn
các giao dịch ngoài bảng cân đối kế toán tài chính.
Chúng ta có thể nhìn thấy rõ vấn đề này ở hình 2.9, giai đoạn từ năm 1999 đến
2005, trong khi tổng tài sản của hệ thống ngân hàng chiếm trung bình 39,8% GDP
51
thì các giao dịch ngoài bảng cân đối kế toán tài chính chiếm tới trung bình 7,4%.
Như báo trước cho một cuộc khủng hoảng của hệ thống tài chính, giai đoạn này
cũng phản ánh một phần đáng kể tài sản ngân hàng là tài sản không tạo ra thu nhập,
loại tài sản này chiếm trung bình 2,9% GDP.
Đơn vị tính: %
Hình 2.9: Một số tỷ lệ thể hiện tình trạng không lành mạnh của hệ thống ngân
hàng ở Nigeria từ 1999 - 2005
Nguồn: U. Kama (2005)
Do đó, có rất nhiều khả năng mà khách hàng cá nhân sẽ bị lừa gạt bởi các cá
nhân và tổ chức tài chính mà họ tin tưởng. Điều này đã làm suy yếu niềm tin của
nhà đầu tư vào hệ thống tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh hệ thống pháp lý yếu
kém, khó có thể bắt buộc thực thi chống “rửa tiền”. Các tổ chức tài chính chỉ được
hưởng các khoản “tiền bẩn” trong một thời gian rất ngắn, trước khi bị tan rã và một
số bị thanh lý vì họ không thể chịu được thử thách cạnh tranh thị trường trong thời
gian dài. Hậu quả của việc này là sự sụp đổ hàng loạt của nhiều tổ chức tài chính
như Ngân hàng Quốc gia, Ngân hàng Đồng minh, Ngân hàng Tín dụng và Thương
mại Quốc tế (Sharon Lafraniere, 2005) và đem đến danh tiếng tiêu cực nguy hiểm
rằng hệ thống tài chính và các tổ chức của Nigeria không thân thiện với các nhà đầu
tư.
2.2.2 Đối với lĩnh vực sản xuất
Bên cạnh thực tế là hoạt động “rửa tiền” làm xói mòn sự liêm chính của các tổ
chức tài chính Nigeria và ảnh hưởng đến danh tiếng của đất nước nó cũng làm suy
37,10% 38,50% 39,20%
45,50%
38,50% 37,40%
36,20%
3,20% 2,40% 2,40% 3,40%
3,30% 3,10%
3,10%
5,90% 5,90% 7,20% 9,20%
8,70%
6,20% 5,30%
15,90% 15,40% 18,50%
20,30% 22,60% 20,40%
19,20%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tỷ lệ giữa tổng tài sản ngân hàng so với GDP
Tỷ lệ giữa tài sản không tạo ra thu nhập so với GDP
Tỷ lệ giữa các giao dịch ngoài bảng cân đối kế toán tài chính so với GDP
Tỷ lệ giữa các giao dịch ngoài bảng cân đối kế toán tài chính so với tổng tài sản ngân hàng
52
yếu sự tăng trưởng và phát triển của các ngành sản xuất nội địa và các ngành công
nghiệp khác của nền kinh tế. Những đối tượng “rửa tiền” ở Nigeria thường ngụy
trang và che giấu nguồn tiền thu được từ tội phạm bất hợp pháp bằng cách sử dụng
các công ty vỏ bọc trộn lẫn tiền thu được từ các hoạt động tội phạm với các nguồn
quỹ hợp pháp (Chibueze Valentine, 2012, tr. 53). Trong hầu hết các trường hợp, các
công ty vỏ bọc có thể cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn chi phí mà một nhà sản
xuất cần thực sự bỏ ra. Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ đã điều tra ra vụ việc một số
công ty tư nhân đã thành lập các liên kết với các băng đảng ma túy ở Nigeria. Một
số công ty Nigeria và các doanh nghiệp tư nhân đã bị vạch trần như sau: Cool Art
Store, Ibrahim International, iLourdes Disco, Mosun Fayemimo Trading Company,
O.P.S. International Limited và Vago Associates, Export and Import (Yusuf
Ibrahim Arowosaiye, 2015, tr. 5). Các doanh nghiệp này hỗ trợ các băng nhóm “rửa
tiền” thông qua nhập khẩu với số lượng cực lớn tất cả các loại hàng hóa từ phụ tùng
ô tô, đồ dùng trẻ em, dược phẩm, hóa chất công nghiệp, ô tôCác mặt hàng hoặc
sản phẩm nhập khẩu của các công ty vỏ bọc được bán càng nhanh càng tốt với giá
rất thấp để thu lại số tiền bất hợp pháp nay đã được ngụy trang như nguồn tiền hoàn
toàn hợp pháp. Việc cố tình giảm giá các mặt hàng nhập khẩu này có xu hướng ảnh
hưởng đến giá trị kinh tế của các sản phẩm nội địa được sản xuất bởi các ngành
công nghiệp bản địa. Các sản phẩm nội địa của Nigeria sẽ trở nên đắt hơn so với
hàng nhập khẩu, các nhà sản xuất trong nước phải đối mặt với những thách thức
phải sản xuất hàng hóa với chất lượng cao hơn trong khi vẫn phải giảm giá hàng
hóa do hàng hóa nhập khẩu của những đối tượng “rửa tiền” rẻ hơn rất nhiều so với
sản phẩm của họ. Kinh nghiệm ở Nigeria trong quá khứ, đặc biệt là trong thập niên
80 và 90 là thời kỳ cực thịnh của “rửa tiền” ở Nigeria, cho thấy lý do tại sao các
ngành công nghiệp sản xuất trong nước bị sụp đổ giá nghiêm trọng và mất nhiều
khoản đầu tư cũng như lượng lớn hàng hóa và sản phẩm không bán được vì sự ưu
tiên rõ ràng của người tiêu dùng đối với hàng nhập khẩu. Do đó, hầu hết các ngành
công nghiệp địa phương sụp đổ và hàng ngàn công nhân bị sa thải hoặc không có
việc làm (Yusuf Ibrahim Arowosaiye, 2015, tr. 5).
Hình 2.10 bên dưới đã cho thấy rõ mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá trị nhập
khẩu và đóng góp của lĩnh vực sản xuất vào GDP giai đoạn những năm 80, 90.
53
Trong đó, khi giá trị nhập khẩu tăng lên sẽ làm cho tỷ lệ đóng góp vào GDP của
lĩnh vực sản xuất giảm đi đáng kể và ngược lại. Hay nói cách khác nhập khẩu hàng
hóa tăng lên đã khiến cho hàng hóa nội địa càng khó bán hơn và gián tiếp ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng GDP của Nigeria trong giai đoạn này.
Đơn vị tính: nghìn USD, %
Hình 2.10: Nhập khẩu và sản xuất ở Nigeria từ năm 1977 - 1997
Nguồn: IndexMundi - Country Facts
Với việc ngành sản xuất nội địa bị suy yếu cùng sự sụp đổ của hệ thống ngân
hàng, thiếu các nguồn vốn cần thiết do sự lo sợ của các nhà đầu tư bên ngoài cùng
lượng tháo chạy vốn khủng khiếp như đã phân tích ở phần trước, nền kinh tế
Nigeria giai đoạn này đã không còn có đủ nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh
tế. Giai đoạn những năm 80 và cuối những năm 90 chứng kiến sự suy giảm tăng
trưởng kinh tế đáng kinh ngạc của Nigeria. Trong vòng 4 năm liên tiếp từ năm 1981
đến năm 1984, tăng trưởng của Nigeria đều ở mức âm, đặc biệt là năm 1981 tốc độ
tăng GDP của Nigeria là gần -13%. Tương tự như vậy, từ năm 1993 đến năm 1995
Nigeria cũng có mức tăng trưởng âm. Những năm còn lại, tăng trưởng của Nigeria
cũng ở mức rất thấp chỉ khoảng từ 1-3%.
Đơn vị tính: %
Hình 2.11: Tốc độ tăng trưởng GDP ở Nigeria từ năm 1980 đến năm 2000
Nguồn: Ngân hàng thế giới
13.232.490
20.013.500
9.102.972 6.908.760 8.990.513
3.995.726
4.335.438
7,40%
5,40%
10,70%
8,10% 7,90% 6,70% 6,30%
0%
5%
10%
15%
0
10000000
20000000
30000000
1977 1980 1985 1990 1992 1995 1997
Giá trị nhập khẩu Đóng góp của khu vực sản xuất vào GDP
4,21%
-13,13%
-6,80%
-10,92%
-1,12%
5,91%
0,06% 3,20%
7,33%
1,92%
11,78%
0,36%
4,63%
-2,04% -1,82%
-0,07%
4,20%
2,94%
2,58%
0,58%
5,02%
-20%
0%
20%
1980 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000
Tốc độ tăng GDP hằng năm
54
2.2.3 Đối với lĩnh vực kinh tế đối ngoại
Ở phần 2.2.1, hoạt động “rửa tiền” đã tạo nên danh tiếng tiêu cực nguy hiểm
rằng hệ thống tài chính và các tổ chức của Nigeria không thân thiện với các nhà đầu
tư. Điều quan trọng cần lưu ý là thị trường quốc tế và các nhà đầu tư phản ứng với
tất cả các loại thông tin, dù là tích cực hay tiêu cực và các nhà đầu tư sẽ chỉ sẵn sàng
đầu tư vào một môi trường kinh tế thân thiện với nhà đầu tư. Hầu hết các nhà đầu tư
nước ngoài tiềm năng chưa bao giờ nghĩ đến việc đầu tư vào nền kinh tế Nigeria
trong những giai đoạn này vì những lý do rõ ràng là ảnh hưởng của tội phạm tài
chính và kinh tế đối với nền kinh tế của đất nước. Có thể thấy tỷ lệ đầu tư nước
ngoài vào Nigeria giai đoạn từ năm 1971 đến 2000 trong hình 2.12 là cực kỳ thấp
chỉ chiếm từ 1%-4% GDP. Thậm chí còn xuống mức âm vào năm 1980 (-1,15%) và
hầu hết đều dưới 1% trong gần 10 năm từ năm 1978 đến năm 1986.
Đơn vị tính: %
Hình 2.12: Tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào trong nước so với GDP của Ngeria từ
năm 1971 đến 2000
Nguồn: IndexMundi - Country Facts
Không chỉ vậy, danh tiếng bị ảnh hưởng xấu cũng khiến các nhà đầu tư phản
ứng bằng cách vội vàng tháo chạy vốn khỏi Nigeria giai đoạn này bằng cách chuyển
tiền ồ ạt sang nề kinh tế khác an toàn và lành mạnh hơn ở nước ngoài. Những người
nắm giữ chức vụ chính trị cao ở Nigeria còn làm trầm trọng hơn vấn đề này thông
qua các hành vi tham nhũng của họ. Con đường ngắn nhất để tháo chạy vốn bất hợp
pháp của các quan chức chính phủ đó là giữ một phần khoản vay nước ngoài của
chính phủ trong tài khoản cá nhân của họ ở nước ngoài. Một cách khác là buôn lậu
tiền tệ hoặc sử dụng công cụ chứng khoán ngoại hối. Trong mọi trường hợp, chính
-2
0
2
4
6
8
1
9
7
1
1
9
7
2
1
9
7
3
1
9
7
4
1
9
7
5
1
9
7
6
1
9
7
7
19
78
1
9
7
9
1
9
8
0
1
9
8
1
1
9
8
2
1
9
8
3
1
9
8
4
1
9
8
5
19
86
1
9
8
7
1
9
8
8
1
9
8
9
1
9
9
0
1
9
9
1
1
9
9
2
1
9
9
3
19
94
1
9
9
5
1
9
9
6
1
9
9
7
1
9
9
8
1
9
9
9
2
0
0
0
Tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào trong nước so với GDP
55
phủ mất doanh thu vì vốn chuyển qua các kênh bất hợp pháp, do đó làm trầm trọng
thêm tình trạng tháo chạy vốn. Có thể thấy việc tháo chạy vốn hàng loạt cũng đã có
những ảnh hưởng xấu làm giảm đầu tư. Bảng 2.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng trung
bình của tháo chạy vốn từ Nigeria trong khoảng thời gian 5 năm bắt đầu từ năm
1980. Một bức tranh đáng báo động xuất hiện cho thấy từ năm 1980 đến 1989,
lượng tài chính tháo chạy khỏi nền kinh tế trong nước gấp hơn hai lần (120%) giá
trị của nó trong năm năm đầu tiên (1980 - 1984). Hai giai đoạn tạm lắng liên tiếp
kéo dài một thập kỷ từ năm 1990 đến 1999. Tuy nhiên, thập kỷ tiếp theo chứng kiến
dòng vốn khổng lồ bị tháo chạy làm giảm toàn bộ lợi nhuận biên được ghi nhận
trong những năm trước. Thật trùng hợp, những năm mà có lượng tháo chạy vốn
khổng lồ dường như tương quan với những năm mà tăng trưởng của đầu tư trong
nước bị chậm lại. Từ năm 1980 đến 1989, tốc độ tăng trưởng của đầu tư trong nước
chứng kiến sự suy giảm tiêu cực vượt quá 77%. Điều này thể hiện sự thất bại của
thể chế thể hiện ở tham nhũng chính trị và thiếu trách nhiệm trong việc ngăn chặn
nạn “rửa tiền” làm mất lòng tin của nhà đầu tư. Điều tương tự cũng xảy ra trong giai
đoạn 2015 - 2017 ở Nigeria.
Bảng 2.1: Tình trạng tháo chạy vốn ở Nigeria từ năm 1980 đến năm 2017
Năm Tháo chạy
vốn (tỷ USD)
Tỷ lệ gia tăng
tháo chạy vốn
(%)
Đầu tư trong
nước (tỷ USD)
Tỷ lệ gia tăng
đầu tư trong
nước (%)
1980-1984 4766,8 - 69112,5 -
1985-1989 10495,1 120 15481,1 -77,6
1990-1994 9885,4 -6 16038,7 3,6
1995-1999 1252 -87 12824,7 -20,0
2000-2004 10329,7 725 23940,2 86,7
2005-2009 58292,7 464 71350 198
2010-2014 44579,3 -24 338052,3 373,8
2015-2017 53735,9 21 214044,87 -36,7
Nguồn: Lionel Effiom, Alfa Charles Achu và Samuel Etim Ede (2019)
Cho đến tận ngày nay, danh tiếng của Nigeria vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực, điều
này đặt ra một số hạn chế đối với Nigeria trong quan hệ kinh tế quốc tế. Gần đây,
Nigeria đã bị đối xử thiếu tôn trọng ở hầu hết các điểm nhập cảnh của các nước
phương Tây với lý do là sự dung túng của quốc gia này với “rửa tiền” và các tội
phạm tài chính khác (MacDowell, 2011, tr. 125). Năm 2016, Nigeria đã đưa ra báo
56
cáo công bố kết quả Đánh giá rủi ro quốc gia về “rửa tiền” và tài trợ khủng bố.
Theo báo cáo này, mối đe dọa “rửa tiền” đối với đất nước vẫn ở mức Trung bình
cao (Diễn đàn đánh giá rủi ro quốc gia Nigeria, 2016, tr. xxii). Nền kinh tế Nigeria
với tư cách là một quốc gia đang phát triển hiện nay vẫn được đặc trưng chủ yếu với
thuật ngữ “các hoạt động kinh tế phi chính thức” (Uyoyou và Ebipanipre, 2013, tr.
173). Ở Nigeria, Ngân hàng Trung ương của nước này tuyên bố rằng chỉ có khoảng
24,2% dân số sở hữu tài khoản ngân hàng vào năm 2010, con số này tăng lên năm
2016 nhưng vẫn ở mức thấp là 36% (Ngân hàng Trung Ương Nigeria, 2018, tr. 29).
Điều này, được cho là do sự thiếu tin tưởng giữa các ngân hàng và khách hàng địa
phương. Điều đó đã làm để lộ ra điểm yếu lĩnh vực tài chính cho đối tượng “rửa tiền”
dễ dàng khai thác.
Ảnh hưởng tiêu cực của “rửa tiền” đối với danh tiếng đất nước Nigeria nói
riêng và lĩnh vực tài chính nói riêng đã làm giảm các cơ hội quốc tế, ngăn cản các
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tăng trưởng tài chính và kinh tế của đất nước. Một
báo cáo của Cục Thống kê Nigeria dưới đây cho thấy sự sụt giảm lớn trong nhập
khẩu vốn cho mục đích đầu tư vào Nigeria. Theo báo cáo này, tổng giá trị vốn nhập
khẩu vào Nigeria trong quý đầu tiên của năm 2016 là 710,97 triệu USD, mức thấp
nhất kể từ năm 2007 (Cục thống kê quốc gia Nigeria, 2016, tr. 1). Điều này thể hiện
mức giảm 54,34% kể từ quý 4 năm 2015 và giảm 73,79% tính theo năm. Cả sự sụt
giảm tính theo quý và tính theo năm cũng là mức thấp nhất được ghi nhận kể từ
năm 2007. Do những thay đổi này, tổng nhập khẩu vốn đã giảm 89,13% kể từ mức
cao nhất trong quý 3 năm 2014.
Đơn vị tính: tỷ USD
Hình 2.13: Báo cáo tình hình nhập khẩu vốn từ năm 2014 đến quý 1 năm 2016
của Nigeria
Nguồn: Cục thống kê quốc gia Nigeria
3,9
5,8
6,5
4,5
2,6 2,6
2,7
1,6 0,740
5
10
Quý 1 2014 Quý 2 2014 Quý 3 2014 Quý 4 2014 Quý 1 2015 Quý 2 2015 Quý 3 2015 Quý 4 2015 Quý 1 2016
Tổng lượng nhập khẩu vốn
57
Quy mô của sự sụt giảm trong nhập khẩu vốn quý đầu tiên năm 2016 là hậu
quả của giai đoạn khó khăn mà nền kinh tế Nigeria đang trải qua. Mặc dù có một số
lý do tại sao lượng vốn nhập khẩu trong những năm trước đây có thể cao hơn bình
thường, chẳng hạn như việc đưa Nigeria vào Chỉ số trái phiếu JP Morgan và lãi suất
thấp trên toàn cầu kích thích việc tìm kiếm lãi suất cao hơn ở những nước đang phát
triển trong giai đoạn này,thực tế là lượng vốn nhập khẩu đã giảm xuống mức thấp
kỷ lục cho thấy rõ ràng Nigeria đã thu hút đầu tư nước ngoài ít hơn trong các quý
gần đây do ảnh hưởng của hoạt động “rửa tiền” làm mất niềm tin của các nhà đầu tư
về khả năng thu lại lợi nhuận cũng như khả năng thu hồi vốn về lại nước mình.
2.2.4 Đối với lĩnh vực tài khóa
“Rửa tiền” ảnh hưởng đến chính phủ của bất kỳ quốc gia nào về tài chính; điều
này là do những đối tượng “rửa tiền” và những thủ phạm khác của tội phạm kinh tế
và tài chính trốn tránh việc thanh toán các nghĩa vụ về thuế của chính phủ để tối đa
hóa lợi ích cho bản thân. Nguyên tắc của thuế là tạo ra doanh thu cần thiết cho chính
phủ để cung cấp tài chính và một số nhu cầu kinh tế xã hội và chính trị khác cho
công dân (Mohasoa, T., 2016, tr. 2-3). Có một sự thật là hầu hết người dân Nigeria
không trả thuế hoặc trả thuế không đầy đủ. Theo Hội đồng thuế chung Nigeria, có
mười triệu người đăng ký cho các mục đích thuế thu nhập cá nhân ở tất cả các bang
của Nigeria bao gồm cả Lãnh thổ Thủ đô Abuja. So với lực lượng lao động 77 triệu
vào cuối năm 2015 theo Cục Thống kê Quốc gia, số người trong mạng lưới thuế chỉ
là 13% (Taiwo Oyedele, 2016, tr. 1). Đến năm 2018, 19 triệu người Nigeria đã trả
thuế vào kho bạc liên bang hoặc tiểu bang, theo dữ liệu của chính phủ. Một báo cáo
của Ngân hàng Thế giới trong năm đó đã chỉ ra dân số hoạt động kinh tế của đất
nước là 65 triệu - vì vậy ngay cả với số lượng người nộp thuế tăng lên trong những
năm gần đây, số người trả thuế vẫn chưa đến 30% (Reality Check team, 2019). Trớ
trêu thay, ngay cả chính phủ với tư cách là người sử dụng lao động lớn nhất cũng
không hoàn toàn tuân thủ trong việc khấu trừ và nộp thuế đối với tiền lương của
người lao động (Taiwo Oyedele, 2016, tr. 1).
Giai đoạn những năm 80 - 90 là giai đoạn mà nạn “rửa tiền” ở Nigeria nghiêm
trọng nhất. Thực tế trong giai đoạn này cũng chứng kiến ở Nigeria xảy ra nhiều vụ
58
tháo chạy vốn bất hợp pháp nhất. Một báo cáo của Tổ chức Liêm chính Tài chính
Toàn cầu, cho thấy Nigeria chính là nước có quy mô dòng chảy đầu tư ra nước
ngoài lớn nhất trong 20 nước châu Phi giai đoạn từ năm 1980 – 2009 với gần 250 tỷ
USD (Tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu, 2013, tr. 26). Kết quả này có sự
tương quan với tình hình trốn thuế ở Nigeria giai đoạn 1980 - 2009. Trong bối cảnh
mà tình hình “rửa tiền” diễn ra cực kỳ nghiêm trọng còn chính phủ lại không thật sự
để tâm đến doanh thu từ thuế mà chỉ dựa vào ngành công nghiệp dầu mỏ đã khiến
tình hình trốn thuế trở nên trầm trọng.
Bảng 2.2 trình bày giá trị ước tính tổng thiệt hại của doanh thu thuế do các
hoạt động bất hợp pháp ở Nigeria giai đoạn từ 1980 - 2013. Cụ thể, Nigeria đã mất
khoảng 8,2 tỷ Naira Nigeria (NGN) vào năm 1980 và con số này dần dần tăng lên
mức cao nhất là 5.048 tỷ vào năm 2005 với mức giảm liên tục sau đó xuống còn
2.095 tỷ vào năm 2013. Mức giảm này bắt đầu từ năm 2006 sau một số cải cách
kinh tế của chính phủ Nigeria, đòi hỏi phải thay đổi môi trường thuế để đảm bảo
quản lý hiệu quả và thúc đẩy doanh thu thuế ở tất cả các cấp. Những cải cách được
đưa ra đã làm giảm đáng kể trốn thuế và thất thu thuế vì nhiều người hoạt động dưới
nền kinh tế ngầm đã bị kéo vào mạng lưới thuế. Trong khoảng thời gian trong
nghiên cứu này, Nigeria đã mất doanh thu thuế tích lũy 38.357,3 tỷ NGN cho các
hoạt động kinh tế ngầm, mang lại trung bình khoảng 1.128,2 tỷ NGN mỗi năm
(Josephine Adanma Nmesirionye và John Uzoma Ihendinihu, 2016, tr. 71). Những
con số này không còn nghi ngờ gì nữa sẽ gây ra những lo ngại nghiêm trọng cho tất
cả các cấp chính quyền và quản lý thuế trong nước. Những ảnh hưởng của việc trốn
thuế đối với doanh thu của chính phủ là rõ ràng. Trốn thuế gia tăng dẫn đến giảm
doanh thu của chính phủ, điều này luôn có thể dẫn đến giảm số lượng và chất lượng
của hàng hóa và dịch vụ công. Nếu chính phủ đã thu được khoản lỗ thuế hàng năm
trong bảng 2.2, thì khả năng của chính phủ để đáp ứng chi phí quản trị và phục vụ
phúc lợi của công dân thông qua các hàng hóa công cộng sẽ được tăng cường rất
nhiều.
59
Bảng 2.2: Ước tính tổng thiệt hại về thuế do nền kinh tế ngầm ở Nigeria từ
năm 1980 đến năm 2013
Năm Doanh thu từ
thuế (triệu
Naira)
GDP (triệu
Naira)
Quy mô nền
kinh tế ngầm
(triệu Naira)
Quy mô trốn
thuế (triệu
Naira)
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
10.974,60
9.362,10
8.090,70
6.316,10
7.197,00
9.973,30
8.227,80
17.315,90
18.354,60
32.110,40
50.200,00
42.554,50
55.499,40
62.752,90
201.910,80
459.987,30
523.597,00
582.811,10
463.608,80
949.187,90
1.906.160,00
2.231.533,00
1.731.800,00
2.575.100,00
3.920.500,00
5.547.500,00
6.069.800,00
5.727.500,00
7.866.600,00
4.844.600,00
7.303.700,00
4.628.000,00
5.007.000,00
4.817.500,00
31.546,76
205.222,06
199.685,25
185.598,14
183.562,95
201.036,27
205.971,44
204.806,54
219.875,63
236.729,58
267.549,99
265.379,14
271.365,52
274.833,29
275.450,56
2.814.074,00
2.937.453,80
3.020.224,80
3.108.900,50
3.218.348,00
3.291.787,40
3.569.942,60
4.332.035,10
4.775.329,80
5.275.760,40
5.619.313,90
5.958.216,10
6.342.511,40
6.722.025,50
7.189.773,30
7.755.257,00
8.341.618,30
8.890.000,00
9.489.351,00
23.668
111.673
80.403
63.272
59.904
80.312
74.291
102.476
119.629
208.699
223.423
226.140
248.476
256.279
595.320
1.110.872
1.340.585
1.652.400
1.199.523
2.294.751
2.454.769
2.710.015
2.593.489
3.377.328
4.477.708
5.113.208
4.809.078
3.773.982
3.228.540
2.893.156
3.499.545
3.574.189
3.768.702
4.125.911
8.234
5.095
3.258
2.153
2.349
3.984
2.968
8.664
9.986
28.308
41.921
36.262
50.818
58.516
436.381
181.582
238.957
318.863
178.877
1.169.771
1.421.471
1.694.001
1.036.789
1.821.227
3.327.455
5.047.862
4.389.777
3.408.032
3.078.271
1.949.461
3.295.781
1.982.990
2.122.597
2.094.619
Nguồn: Josephine Adanma Nmesirionye và John Uzoma Ihendinihu (2016)
2.2.5 Chính sách chống “rửa tiền” ở Nigeria
2.2.5.1 Hình sự hóa tội “rửa tiền”
60
a. Quy định của Nigeria
Nigeria đã hình sự hóa hoạt động “rửa tiền” theo Đạo luật cấm “Rửa tiền”
năm 2004, Đạo luật Luật Ma túy Quốc gia năm 1989 và Đạo luật Tội phạm Kinh tế
và Tài chính năm 2004. Các tội phạm hình sự liên quan đến “rửa tiền” bao gồm
chuyển đổi, chuyển nhượng, che giấu, hoặc ngụy trang, sở hữu và mua lại tài sản
theo cách thức phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về chống vận chuyển bất
hợp pháp ma túy và các chất hướng thần (Công ước Vienna), Công ước của Liên
hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước Palermo).
Nigeria cũng đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về chống Tham nhũng
(GIABA, 2008, tr. 39, 45). Tội phạm nguồn cho “rửa tiền”ở Nigeria được quy định
là “tất cả các tội phạm hoặc hành vi bất hợp pháp”. Nigeria quy định đối với tội
“rửa tiền” sẽ bị xử phạt tù 2 - 5 năm cho đến nặng nhất là tịch thu toàn bộ tài sản
phạm tội.
b. Đánh giá chung
Nhìn chung Nigeria đã thực hiện không tốt chính sách hình sự hóa tội “rửa
tiền”. Thứ nhất, có một vấn đề lớn trong việc hình sự hóa hoạt động “rửa tiền” ở
Nigeria đó là cách tiếp cận theo hướng quá rộng đối với tội phạm nguồn. Bằng việc
áp dụng cách tiếp cận “tất cả các tội phạm hoặc hành vi bất hợp pháp”, chính sách
chống “rửa tiền” đã không thể cô lập các tội phạm nghiêm trọng hoặc các tội phạm
liên quan đến “rửa tiền”, do đó tạo ra một lỗ hổng trong chính sách về những tội nào
là tội phạm nguồn theo Khuyến nghị của FATF (GIABA, 2008, tr. 46). Thứ hai,
việc xử phạt đối với tội “rửa tiền” là quá nhẹ không đủ sức răn đe, chỉ từ phạt tiền,
2-5 năm trong tù cho đến nặng nhất là tịch thu toàn bộ tài sản ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_anh_huong_tieu_cuc_cua_rua_tien_doi_voi_mot_so_nen.pdf