MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2
2.1. Mục tiêu chung . 2
2.2. Mục tiêu cụ thể. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu . 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu . 3
4. Ý nghĩa khoa học. 3
5. Bố cục luận văn . 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 5
1.1. Nghèo đói và sự cần thiết phải giảm nghèo . 5
1.1.1. Khái niệm về nghèo đói . 5
1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói . 5
1.1.3. Đặc trưng của nghèo đói . 7
1.1.4. Nguyên nhân nghèo đói . 8
1.1.5. Đặc tính của người nghèo ở Việt Nam . 10
1.1.6. Sự cần thiết phải giảm nghèo và hỗ trợ người nghèo . 10
1.1.7. Giảm nghèo là mục tiêu quốc gia . 11
1.1.8. Cam kết giảm nghèo của Việt Nam với Liên hợp Quốc . 11
1.1.9. Kế hoạch giảm nghèo của địa phương đưa ra . 12
1.2. Tín dụng đối với hộ nghèo . 14
1.2.1. Khái niệm tín dụng. 14
1.2.2. Tín dụng đối với người nghèo . 14
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo . 15
1.4. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới về cho vay đối với người
nghèo và bài học kinh nghiệm với Việt Nam . 16
1.4.1. Bangladesh. 16
1.4.2. Thái lan . 16
1.4.3. Malaysia . 17
1.4.4. Bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào Việt Nam . 17
1.5. Các nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho XĐGN trong thời gian qua . 19
1.5.1. Tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội . 19
1.5.2. Tín dụng ưu đãi thông qua Chương trình, dự án của Chính phủ . 19
1.5.3. Nguồn tín dụng ưu đãi huy động tại địa phương vào công tác XĐGN . 20
1.6. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn . 20
1.6.1. Tín dụng ưu đãi rất cần thiết với việc xóa đói giảm nghèo . 21
1.6.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo . 21
1.7. Ảnh hưởng của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo . 24
1.8. Phương pháp nghiên cứu . 25
1.8.1. Phương pháp luận . 25
1.8.2. Phương pháp tiếp cận, điều tra, tổng hợp số liệu . 25
1.8.3. Tổ chức thực hiện nghiên cứu . 28
1.9. Các chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng tín dụng ưu đãi . 29
Chương 2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ưU ĐÃI VÀ ẢNH HưỞNG
TÍN DỤNG ưU ĐÃI CỦA NHCSXH ĐẾN GIẢM TỶ LỆ
NGHÈO TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG . 32
2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Vị Xuyên . 32
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 32
2.1.2. Đặc điểm xã hội . 37
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế . 41
2.1.4. Tình hình an ninh quốc phòng . 47
2.1.5. Thực trạng nghèo đói ở địa phương . 48
2.2. Thực trạng các nguồn tín dụng ưu đãi trên địa bàn . 49
2.2.1. Thực trạng nguồn tín dụng ưu đãi thông qua các chương trình, dự án . 49
2.2.2. Thực trạng hoạt động của NHCSXH huyện Vị xuyên . 56
2.2.3. Những hạn chế của các nguồn vốn ưu đãi trong xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn . 60
2.3. Kết quả điều tra các hộ vay tín dụng ưu đãi của NHCSXH và các
hộ được hưởng tín dụng ưu đãi thông qua các chương trình, dự án
trên địa bàn huyện Vị Xuyên . 61
2.3.1. Tình hình hộ điều tra . 61
2.3.2. Thông tin của các hộ về các nguồn tín dụng ưu đãi . 62
2.3.3. Nguồn tín dụng ưu đãi cung ứng cho địa bàn và các hộ tại xã điều tra . 62
2.3.4. Mức vốn vay và được hỗ trợ của hộ tín dụng ưu đãi của hộ điều tra . 65
2.3.5. Tình hình sử dụng tín dụng ưu đãi ở các hộ điều tra . 66
2.3.6. Thu nhập của hộ trước và sau khi có tín dụng ưu đãi . 68
2.3.7. Tình hình trả nợ quả các hộ vay vốn NHCSXH . 68
2.3.8. Kết quả sau khi sử dụng tín dụng ưu đãi của các hộ điều tra . 69
2.3.9. Nhận thức của các hộ về tín dụng ưu đãi . 70
2.4. Ảnh hưởng tín dụng ưu đãi của NHCSXH đến giảm tỷ lệ nghèo tại
huyện Vị Xuyên . 73
2.4.1. Ảnh hưởng về kinh tế . 74
2.4.2. Ảnh hưởng về văn hóa - xã hội . 75
2.4.3. Ảnh hưởng về an ninh quốc phòng . 77
2.5. Một số kết luận từ phân tích thực trạng s ử dụng vốn tín dụng ưu đãi
của NHCSXH cho các hộ nông dân nghèo huyện Vị Xuyên . 77
Chương 3. NHỮNG ĐỊNH HưỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NHCSXH
ĐẾN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO . 79
3.1. Định hướng . 79
3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng . 79
3.1.2. Định hướng . 80
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao ảnh hưởng của nguồn vốn cho vay hộ
nghèo tại NHCSXH huyện Vị Xuyên. 80
3.2.1. Đảm bảo đủ vốn cho các hộ nghèo cần vay vốn sản xuất . 81
3.2.2. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở là
giải pháp phát huy hiệu quả nguồn vốn . 81
3.2.3. Cải tiến hồ sơ thủ tục cho vay vốn . 82
3.2.4. Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng
CSXH huyện Vị Xuyên . 83
3.2.5. Giải pháp quản lý tốt nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ thông qua các dự án . 84
3.2.6. Giải pháp kết hợp nguồn vốn ưu đãi NHCSXH với các Chương
trình dự án khác . 85
3.2.7. Tập huấn kỹ thuật khuyến nông và hạch toán kinh tế cho các hộ nghèo . 85
KẾT LUẬN . 86
KIẾN NGHỊ . 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90
PHIẾU ĐIỀU TRA . 94
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đến giảm tỷ lệ nghèo tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 2.799
8 Xã Kim Thạch 2.429 2.526 2.601
9 Xã Cao Bồ 3.513 3.577 3.693
10 Xã Đạo Đức 5.412 5.520 5.702
11 Xã Minh Tân 4.721 4.820 4.982
12 Xã Thuận Hoà 4863 5.020 5.252
13 Xã Tùng Bá 6.358 6.484 6.682
14 Xã Phong Quang 1.668 1.786 1.869
15 Xã Ngọc Linh 4.218 4.290 4.448
16 Xã Linh Hồ 7.306 7.426 7.650
17 Xã Bạch Ngọc 4.036 4.126 4.318
18 Xã Ngọc Minh 3.472 3.549 3.669
19 Xã Trung Thành 5.670 5.779 5.954
20 Xã Việt Lâm 4.245 4.330 4.467
21 Xã Quảng Ngần 1.700 1.964 2.045
22 Xã Thượng Sơn 4.793 4.888 5.049
23 TT. Việt Lâm 4.459 4.525 4.691
24 TT. Vị Xuyên 6.926 7.047 7.266
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vị Xuyên năm 2008)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
b. Lao động: Số liệu thống kê năm 2008 lao động toàn huyện có 40.944
người (chiếm 42% tổng dân số), trong đó lao động nữ có 20.881 người (chiếm
50,9% tổng lao động).
Bảng 2.2. Tình hình lao động huyên Vị Xuyên
TT Tên đơn vị
Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008
Tổng số
lao động
(người)
Lao động
nữ
(người)
Tổng số
lao động
(người)
Lao động
nữ
(người)
Tổng số
lao động
(người)
Lao động
nữ
(người)
Tổng số 38.617 19.695 39.564 20.177 40.944 20.881
1 Xã Lao Chải 629 321 641 327 663 338
2 Xã Xín Chải 324 165 331 169 349 178
3 Xã Thanh Đức 244 124 250 128 265 135
4 Xã Thanh Thuỷ 666 340 680 347 713 364
5 Xã Phương Tiến 1.213 619 1.236 630 1.274 650
6 Xã Phú Linh 2.287 1.166 2.336 1.191 2.420 1234
7 Xã Kim Linh 1.092 557 1.141 582 1.176 600
8 Xã Kim Thạch 1.020 520 1.061 541 1.092 557
9 Xã Cao Bồ 1440 735 1467 748 1514 772
10 Xã Đạo Đức 2.327 1.187 2.374 1.211 2.452 1250
11 Xã Minh Tân 2.030 1.035 2.073 1.057 2.142 1093
12 Xã Thuận Hoà 2.091 1.066 2.159 1.101 2.258 1152
13 Xã Tùng Bá 2.734 1.394 2.788 1.422 2.873 1465
14 Xã Phong Quang 717 366 768 392 804 410
15 Xã Ngọc Linh 1.729 882 1.759 897 1.824 930
16 Xã Linh Hồ 3.142 1.602 3.193 1.629 3.290 1678
17 Xã Bạch Ngọc 1.655 844 1.692 863 1.770 903
18 Xã Ngọc Minh 1.424 726 1.455 742 1.504 767
19 Xã Trung Thành 2.438 1.243 2.485 1.267 2.560 1306
20 Xã Việt Lâm 1.825 931 1.862 950 1.921 980
21 Xã Quảng Ngần 680 347 786 401 818 417
22 Xã Thượng Sơn 2.013 1.027 2.053 1.047 2.121 1081
23 TT. Việt Lâm 1.917 978 1.946 992 2.017 1029
24 TT. Vị Xuyên 2.978 1.519 3.030 1.545 3.124 1593
(Nguồn: Phòng LĐTB và XH huyện Vị Xuyên năm 2008)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, thì lao động trong nông -
lâm nghiệp chiến trên 70%, lao động trong công nghiệp - xây dựng chiếm 7 -
9% so với tổng lao động xã hội. Do trình độ dân trí thấp, số lao động có kỹ
thuật cao còn quá ít, nhất là cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng càng thiếu và
yếu so với yêu cầu [10]… Do đó, chất lượng lao động còn thấp. Nguồn nhân
lực ở huyện Vị Xuyên tuy chưa cao xong không thiếu, nhưng thiếu và yếu
nhất là lao động kỹ thuật. Đây là vấn đề cần quan tâm trong đào tạo nguồn
nhân lực cho huyện trong những năm tới đây. Lao động giản đơn là chủ yếu,
sự phân công lao động xã hội chưa rõ nét và hầu như chưa có kế hoạch khai
thác, sử dụng hợp lý.
2.1.2.2. Giáo dục
Với đặc điểm vùng núi, kinh tế chậm phát triển, nên các mặt giáo dục,
y tế cũng chậm phát triển, trình độ dân trí thấp kém đòi hỏi phải có quyết sách
phù hợp và đầu tư thoả đáng của Trung ương và địa phương để đưa các huyện
miền núi nói chung và Vị Xuyên nói riêng sớm hoà nhập với các vùng khác
trong nước.
Mức độ phát triển giáo dục thể hiện qua trình độ dân trí, hệ thống giáo
dục và lực lượng giáo viên trong huyện.
Số lượng học sinh trong những năm gần đây có xung hướng tăng,
huyện đã được công nhận phổ cập trung học cơ sở.
Hệ thống giáo dục quốc dân được Nhà nước và địa phương đầu tư,
100% số xã có trường học trung tâm xây kiên cố, 60% số thôn bản có trường
xây cấp IV [14]. Huyện có trường phổ thông dân tộc nội trú, đây là thể hiện
những ưu điểm đối với miền núi, vì nó duy trì được sĩ số, nâng cao được hiệu
quả giáo dục, nhưng đòi hỏi tốt kém cần có sự đầu tư của Nhà nước.
Đội ngũ cán bộ ngành giáo dục - đào tạo trong những năm qua đã được
nâng lên và bổ xung đáp ứng nhu cầu giáo viên trên địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Từ những vấn đề trên thực trạng ngành giáo dục - đào tạo của Vị Xuyên
có thể cho thấy: Mức độ phát triển giáo dục có sự chênh lệch giữa các xã
vùng cao với các xã vùng thấp, giữa thị trấn và vùng sâu, vùng xa. Dân cư
phân bố không đều, phân tán theo địa hình phức tạp vùng cao dân cư thưa trẻ
đi học quá xa; Mức sống của đồng bào gặp khó khăn, trẻ nhỏ đã phải tham gia
lao động nên ít hoặc không có điều kiện đi học. Khó khăn về ngôn ngữ do học
sinh người dân tộc ở các lớp cấp I còn nhỏ, chưa biết hoặc nói chưa thạo tiếng
phổ thông. Lớp học lại thường bao gồm con em nhiều dân tộc khác nhau nên
tình trạng bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh dân
tộc này với học sinh dân tộc khác là điều khó trách khỏi và ảnh hưởng đến kết
quả học tập. Nhận thực về công tác giáo dục - đào tạo của một bộ phận bà con
vùng cao, vùng sâu chưa sâu sắc [14].
2.1.2.3. Y tế
Toàn huyện có 250 cán bộ y tế, 24/24 xã có trạm xá 14/24 xã đạt chuẩn
quốc gia về y tế. Cơ sở y tế bệnh viên huyện có 20/24 xã có trạm y tế xây
dựng 2 tầng [12].
Nhìn chung, mạng lưới y tế đã phủ hết các xã, cơ sở vật chất đã được
đầu tư, chất lượng khám chữa đã được nâng lên tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn
chế: Do trình độ dân trí thấp, người dân không có kiến thức y học, ít có thời
gian vệ sinh phòng dịch, mức sống thấp, lao động cực nhọc, tình trạng thiếu
đói vẫn còn, trẻ em suy dinh dưỡng, người già suy nhược, ốm yếu…là những
nguyên nhân nảy sinh và gia tăng bệnh tật.
Vấn đề nổi lên trong công tác y tế ở huyện là làm sao xây dựng tốt,
đồng bộ hệ thống mạng lưới y tế (cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ thầy
thuốc có trình độ chuyên môn và tinh thần thái độ phục vụ người bệnh cao
nhất) từ huyện xuống xã đảm bảo khâu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân
dân và làm thế nào để thành tự khoa học, y học đến được với đồng bào dân
tộc vùng cao, vùng xa [12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
2.1.2.4. Thông tin liên lạc
Toàn huyện đã có 16/24 trạm bưu điện văn hoá xã, 100% số xã có
điện thoại liên lạc, khoảng 70% địa bàn có trạm phát sóng điện thoại không
dây, dịch vụ thư báo đảm bảo thường xuyên phục vụ 24/24 xã thị trấn. Đến
thời điển 2008 trung bình 20 người có 1 máy điện thoại. Tuy nhiên vào mùa
mưa hệ thống thông tin nhiều khi bị gián đoạn gây khó khăn trong việc
chuyển tải thông tin, thư báo nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa [13].
2.1.2.5. Về đời sống nhân dân
Thống kê thực trạng đời sống vật chất của nhân dân năm 2008 cho
thấy: Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt hơn 6 triệu người trên
năm; Lương thực bình quân đầu người/năm đạt 410 kg, tăng 20% so với
năm 2003, Tổng số hộ nghèo đến 31/12/2008 là hộ chiếm 27,87%, số hộ
trung bình chiếm 43,23 %, hộ khá giàu 28,9%; Tỷ lệ nhà tạm còn chiếm
15% so với tổng số hộ trên toàn huyện; Tỷ lệ hộ có máy thu hình đạt 60%,
máy thu thanh 80%.Tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, truyền đạo trái
pháp luật, di cư tự do vẫn còn. Nhìn chung, mức sinh hoạt đời sống nhân dân
ngày càng được nâng cao, cải thiện rõ, nhất là ở vùng thấp. Tuy nhiên đến
nay toàn huyện vẫn còn 10/24 xã thị trấn nằm trong diện Chương trình 135
của Chính phủ [10].
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế
Tổng GDP năm 2003 đạt 291 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người
năm 2003 đạt 3,23 triệu đồng, năm 2008 đạt 6 triệu đồng người trên mức bình
quân của cả tỉnh [34].
Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt gần 5%. Thu ngân sách địa
phương đạt 10% so với tổng chi toàn huyện, giá trị xuất khẩu năm 2008 đạt 8
triệu USD. Như vậy điểm xuất phát so với bình quân cả tỉnh cao hơn 5%; so
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
với cả nước lại thấp trên cả 3 mặt chủ yếu: thu nhập bình quân đầu người, tỷ
lệ huy động ngân sách và chưa cân bằng được ngân sách; giá trị xuất khẩu
thấp, tuy kinh tế mấy năm qua có tăng trưởng.
Trong những năm 2003 - 2008 cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo
hướng Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Nông lâm nghiệp chuyển dịch
tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá. Đây là kết quả bước đầu đáng ghi
nhận. Tuy vậy, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.
Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp so với cả nước, tỉnh và
huyện khác trong vùng Đông Bắc. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho thu
nhập bình quân đầu người thấp mặc dù nông nghiệp liên tục phát triển [16].
2.1.3.1. Sản xuất nông - lâm nghiệp
- Đất sản xuất nông nghiệp 17.932 ha: Đất cây hàng năm 13.145 ha,
đất trồng cây lâu năm + vườn tạp 4.179 ha, đất cỏ tự nhiên 300 ha, ao hồ
nuôi thả cá 308 ha, đất lâm nghiệp: 85.014 ha, rừng tự nhiên 75.540 ha, rừng
trồng 9.470 ha, đất chuyên dùng 4.210 ha, đất có khả năng nông - lâm
nghiệp 39.505 ha, đất khác 3.285 ha.
* Sản xuất nông nghiệp mấy năm gần đây liên tục phát triển theo
hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ sản xuất, áp dụng
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chỉ đạo thâm canh; nhân rộng mô hình, tạo
ra sự chuyển biến trong sản xuất. Sản xuất lương thực ở một vùng đã cơ bản
đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ của nhân dân. Phát triển cây ăn quả, cây
công nghiệp lâu năm bước đầu theo hướng sản xuất hàng hoá.
Diện tích đất cây hàng năm là hơn 13 ngàn ha chiếm 73% so với đất trồng
trọt, trong đó diện tích ruộng có 6.437 ha, chiếm 27% đất cây hàng năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Bảng 2.3. Kết quả sản xuất một số cây trồng chính
TT Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2003 2004 2005 2006 2007 2008
1 Lúa ha 5841,5 5920 6311 6394 6431 6437
Năng suất tạ/ha 43,73 43,95 45,31 45,05 45,89 45,33
Sản lượng tấn 25.546 26.017 28595 28805 29569 29316
2 Ngô ha 3674 2640 3861,9 3808,6 3501 3862,8
Năng suất tạ/ha 25,83 26,54 26,8 25,46 26 28,3
Sản lượng tấn 9489,5 7006,4 10348 9696 9102 10938
3 Lạc ha 449,7 586 760,4 1163,8 1328 1139
Năng suất tạ/ha 11,84 12,13 12,53 16,39 17 14,7
Sản lượng tấn 532,47 710,65 952,7 1907,29 2272 1677
4 Đậu tương ha 488 531 580 279,6 261 319,1
Năng suất tạ/ha 7,01 7,13 7,92 6,89 7,2 7,6
Sản lượng tấn 342,09 378,39 459,38 192,78 187,9 242,9
5 Rau các loại ha 492 506 535,8 535,8 581 615,9
Năng suất tạ/ha 80,95 80,45 85,11 85,5 86 71
Sản lượng tấn 3982,5 4070,8 4560 4581 4996,6 4398
6 Đậu các loại ha 328 328,5 327 351 369 384,6
Năng suất tạ/ha 6,28 6,08 6,24 6,44 6,5 5,2
Sản lượng tấn 206,04 199,82 203,9 226,03 239,8 200,3
7 Chè ha 2413 2450 2412,4 2860 2957 3015
Năng suất tạ/ha 30.71 29 29,3 30 33 33
Sản lượng tấn 7410,3 7105 7069,8 8580 9758 9949,5
8 Cây ăn quả ha 92,5 95 96.8 151 162 175
Năng suất tạ/ha 70,4 64,7 63,4 66,6 68 68,5
Sản lượng tấn 651,2 614,7 613,7 1005,7 1101,6 1198,7
(Nguồn: Phòng NN&PTNT Vị Xuyên năm 2008)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Diện tích đất trồng cây lâu năm hơn 6 ngàn ha, chiếm 23% đất trồng trọt
hiện nay, trong đó diện tích chè có 3.015 ha, chiếm 80% đất trồng cây lâu năm,
cây ăn quả có 550 ha (trong đó ha cam, quýt 175 ha), chiếm 18% đất trồng cây
lâu năm; cây lâu năm khác có 579 ha, chiếm 14% đất trồng cây lâu năm.
Qua số liệu trên cho thấy đất ruộng làm lúa bị hạn chế, đất nương rẫy
làm màu và trồng cây lâu năm, cây ăn quả có khả năng nhiều hơn.
Với đặc điểm là vùng núi, dốc, ít ruộng, nhiều đồi núi khả năng thuỷ lợi
khó khăn, dân cư rải rác, tập quán canh tác khác nhau nên việc mở rộng diện
tích đất ruộng lúa hạn chế, chải qua nhiều năm hình thành nên ruộng bậc
thang và sản xuất mới có hiệu quả.
* Về lâm nghiệp: Hiện nay, diện tích rừng là 85 ngàn ha, trong đó rừng
tự nhiên là 75 ngàn ha, rừng trồng 10 ngàn ha. Độ che phủ rừng đạt 56% so
với đất tự nhiên [30].
Hệ thực vật phong phú, bao gồm nhiều thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới,
có nhiều loài có giá trị kinh tế, song bị khai thác mạnh nên trữ lượng rừng còn
thấp, nhiều loại cây, con quí hiếm có nguy cơ bị diệt chủng.
Giá trị sản phẩm của kinh tế lâm nghiệp chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu
tổng sản phẩm xã hội.
Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng còn lớn ha. Đây là đối tượng cần
được phủ xanh trong thời gian tới theo hướng kết hợp kinh tế lâm nghiệp với xây
dựng cảnh quan. Thực hiện các chương trình dự án đầu tư như chương trình
trồng 5 triệu ha rừng, chương trình 135 của Chính phủ trong 5 năm qua đã tập
trung cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; đó là điểm phổ cập lâm nghiệp.
Thực sự góp phần làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, tạo việc làm cho
người lao động, một bộ phận nhân dân đã có điều kiện nâng cao đời sống.
Nhưng nói chung, lâm nghiệp chuyển biến còn chậm, tình trạng đốt
nương làm rẫy, chặt phá rừng vẫn còn, cần phải được chấm dứt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
2.1.3.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất của ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã có bước
phát triển tập trung vào các lĩnh vực như: Sản xuất gạch, điện, khai thác sơ
chế quặng, lắp ráp ô tô, và đồ thủ công mỹ nghệ mây tre đan, chế biến nông
lâm sản.
Năm 2003 chiếm 21% tổng sản phẩm của huyện thì đến năm 2008 đã
chiếm 28% trong nền kinh tế và đây là điều đáng mừng vì nền công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp của huyện đã từng bước khởi sắc. Xong nhìn chung,
sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện qui mô còn nhỏ, giá trị
sản lượng thấp so với tiềm năng. Chưa hình thành sản phẩm chủ lực theo
tài nguyên và lợi thế của địa phương, do thiếu quy hoạch, đầu tư mở rộng
và đổi mới thiết bị công nghệ [9].
Bảng 2.4. Một số sản phẩm công nghiệp chính
TT Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2003 2004 2005 2006 2007 2008
1 Chè tấn 1340 1416 1470 2025 1860 2100
2 Gạch triệu viên 42 44 42 38 38 42
3 Quặng 1000tấn 1 8 50 120 170 200
4 Điện triệu kW 5,35 6,2 8,39 12,4 49,28 58
5 Lắp giáp ôtô chiếc 300 500 300 500 500 1000
6
Chế biến nông lâm sản,
mây tre đan, đồ gỗ
triệu đồng 15000 22500 33100 37400 41890 46650
(Nguồn: Phòng Công thương Vị Xuyên năm 2008)
2.1.3.3. Thương mại - dịch vụ
Trên địa bàn huyện có mạng lưới các chợ, tập trung và chợ phiên đến
thời điểm có 18/24 xã có chợ, các xã ít dân không có chợ huyện bố trí mặt
bằng để làm nơi trao đổi. Huyện Vị Xuyên là cửa ngõ của tỉnh nên việc giao
thương hàng hoá khá thuận tiện. Đặc biệt huyện còn có cửa khẩu Quốc gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Thanh Thuỷ và một số cửa khẩu tiểu ngạch hàng năm lượng hàng hoá xuất
nhập khẩu qua các cửa khẩu khá lớn tạo ra được nhiều việc làm và là nguồn
thu ngân sách đáng kể của địa phương [9].
2.1.3.4. Thực trạng về kết cấu hạ tầng cơ sở
a. Giao thông
Mạng lưới giao thông trong phạm vi huyện Vị Xuyên bao gồm đường
bộ, đường sông, nhưng đường bộ là chủ yếu.
Trục giao thông chính chạy suốt theo chiều dài của huyện từ Bắc xuống
Nam có Quốc lộ 2 với quãng đường dài 57 km do Bộ giao thông quản lý. Là
tuyến chạy dọc theo trung tâm huyện, nối từ cửa khẩu Quốc gia Thanh Thuỷ về
Hà Nội. Đây là lợi thế trong lưu thông hàng hoá và quan hệ với các tỉnh phía Bắc.
Đường liên xã có 16 tuyến tổng chiều dài 345,6 km, trong đó tuyến dài
nhất là Vị Xuyên đi xã Lao Chải 63 km, Vị Xuyên đi xã Ngọc Minh là 25km.
Đến nay 24/24 xã thị trấn trong huyện có đường ô tô đi thông suốt 60% mặt
đường được rải nhựa, đường giao thông nông thôn 626 km đạt 97%. Tuy
nhiên một số tuyến đường liên xã hiện nay rất xấu, đi lại khó khăn vào mùa
mưa các tuyến từ xã Thanh Thuỷ đi các xã Thanh Đức - Xín Chải - Lao Chải,
tuyến Ngọc Linh - Bạch Ngọc - Ngọc Minh khả năng mở rộng và nâng cấp
các tuyến đường này đì hỏi nguồn vốn lớn do vậy đây là một trở ngại lớn, ảnh
hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện [29].
b. Thuỷ lợi
Có 265 đập chính và thuỷ lợi, đập xây 185 cái, đập rọ thép 20 cái, đập
đấp 60 cái, có 171,403 km kênh mương các loại trong đó kênh xây 110,94 km
còn lại là kênh đất. Các công trình thuỷ lợi xây dựng được đầu tư bằng nguồn
vốn: Xây dựng cơ bản tập trung, vốn chương trình 134, chương trình 135, vốn
quốc phòng…và nhân dân tự xây dựng. Tưới tiêu cho 80% diện tích lúa và
hoa màu. Nhìn chung, công trình đập dâng là chủ yếu, phần lớn còn dạng tạm
thời, diện tích tưới còn thấp so với thiết kế và nhu cầu nhiều công trình chỉ
phục vụ được 1 vụ [31].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
c. Điện
Nguồn điện trên địa bàn huyện hiện vẫn phụ thuộc vào điện lưới Quốc
gia. Nguồn điện quốc gia có đường dây 35kv từ Hà Giang đi Vị Xuyên.
Nguồn thuỷ điện: Hiện còn sử dụng thuỷ điện xã Việt Lâm, Thuỷ điện
xã Cao Bồ, thuỷ điện xã Phương Tiến nhưng hiệu quả không cao, do thiết bị
vận hành lâu không được đầu tư sửa chữa nâng cấp, rừng đầu nguồn bị tàn phá
nên thiếu nước. Hiện nay trên địa bàn đang khởi công nhiều dự án thủy điện
như: thủy điện Nậm Ngần, Thái An, Phương Tiến… công suất trên 20 MW sau
khi được hoàn thành cơ bản đáp ứng đủ nguồn điện cho địa bàn huyện.
Số hộ dùng điện ngày càng lớn chiếm 80% số hộ toàn huyện. Lượng
điện năm 2003 toàn huyện sử dụng khoảng 25 triệu kw/h, đến năm 2008 là
gần 40 triệu Kw/h [29].
Tồn tại và khó khăn phát triển nguồn điện là vốn đầu tư. Suất đầu tư
xây dựng các nguồn điện rất lớn, song hiệu quả kinh tế chưa phát huy được
trong lĩnh vực kinh doanh bán điện; chưa phát triển sản xuất công - nông
nghiệp. Các trạm thuỷ điện còn cũ không đồng bộ, chắp vá, không có hồ điều
tiết, hiệu suất thấp. Các hộ tiêu thụ điện - phụ tải - phát triển còn ít chưa tương
ứng với phát triển nguồn, đặc biệt phát triển lưới điện nông thôn [29].
2.1.4. Tình hình an ninh quốc phòng
Tình hình an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội trên địa bàn huyện
những năm qua được giữ vững và ổn định. Công tác an ninh được phối hợp chặt
chẽ, làm tốt công tác xây dựng cơ sở chính trị ở các xã, phối hợp với dân phòng
tự vệ địa phương chủ động làm tốt công tác an ninh biên giới đến các xã nội địa.
Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh đã thu hút nhiều người tham gia có hiệu
quả. Mấy năm gần đây nổi lên vấn đề đáng quan tâm trong một số vùng đồng
bào dân tộc ít người, vùng khó khăn bọn phản động lợi dụng trình độ dân trí
thấp, hộ nghèo để thực hiện các âm mưu như: truyền đạo trái pháp luật, kích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
động dân di cư tư do, chặt phá rừng, buôn lậu… đã ảnh hưởng xấu đến trật tự an
ninh, sản xuất và đời sống của nhân dân. Đảng bộ đã kịp thời nắm bắt tình hình,
có nhiều chủ trương và biện pháp tích cực, tập trung xây dựng “điểm sáng”, xoá
các “điểm nóng” đã dần từng bước khắc phục và ổn định tình hình.
2.1.5. Thực trạng nghèo đói ở địa phương
Tình hình nghèo đói của huyện các năm đã giảm một cách tích cực, số
hộ khá, giàu tăng nhanh nhờ có nhiều chủ trương chính sách của các cấp, các
ngành từ TW đến địa phương.
Bảng 2.5: Biểu tổng hợp tình hình nghèo huyện Vị Xuyên
TT Tên đơn vị
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Hộ %
1 Xã Lao Chải 18 8,1 12 5,4 169 74,8 158 69,9 144 53,7 132 19,25
2 Xã Xín Chải 12 8,5 12 8,5 111 78,2 93 65,5 66 46,5 44 30,99
3 Xã Thanh Đức 10 8,8 8 7 88 75,9 69 67,5 59 50 51 43,22
4 Xã Thanh Thuỷ 14 4,6 27 7,8 228 67,9 204 54,5 166 42,3 127 32,4
5 Xã Phương Tiến 37 7,1 32 6 267 49,5 153 27,8 135 24,5 117 20,93
6 Xã Phú Linh 97 12,3 61 9,4 239 23,4 231 22,6 144 13,8 54 5,16
7 Xã Kim Linh 48 12,1 37 9,8 217 47,5 210 46 118 25,5 30 6,48
8 Xã Kim Thạch 55 13,5 45 10,1 180 39 173 37,5 121 25,2 72 14,97
9 Xã Cao Bồ 28 4,7 45 7,3 334 52,4 319 49,5 265 41,1 215 33,33
10 Xã Đạo Đức 47 4,8 38 3,7 352 33,3 322 30,2 291 27,1 261 24,35
11 Xã Minh Tân 60 7,2 94 10,2 634 68,4 655 66,2 636 64,6 618 62,74
12 Xã Thuận Hoà 156 16,8 143 14,6 764 78,7 720 69,5 621 58,3 524 49,16
13 Xã Tùng Bá 50 4,5 44 3,8 507 44,2 474 41,3 396 31,4 317 25,16
14 Xã Phong Quang 58 16,2 56 15,2 262 67,4 224 50,8 192 43 160 35,79
15 Xã Ngọc Linh 103 13,7 103 13,4 548 69,9 517 65,9 455 52,8 392 45,48
16 Xã Linh Hồ 57 4,4 61 4,6 630 46,9 598 41,3 533 36,6 467 32,07
17 Xã Bạch Ngọc 81 12,6 89 13,4 435 66,3 351 55,5 277 37,6 206 30,43
18 Xã Ngọc Minh 65 10,9 61 10,2 501 78,6 494 77, 4 455 65,4 415 59,63
19 Xã Trung Thành 33 3 61 5,5 414 37,6 400 35,1 299 25,9 197 17,06
20 Xã Việt Lâm 37 3,9 38 4,1 241 25,8 220 23,1 196 20,8 173 18,48
21 Xã Quảng Ngần 31 8,4 28 7,3 252 65,5 233 58,8 192 48,2 151 37,94
22 Xã Thượng Sơn 91 10,8 98 11,6 534 60,8 460 49,8 390 41,5 319 33,97
23 TT. Việt Lâm 45 3,9 60 5,1 241 20,3 233 19,8 181 14,3 134 10,6
24 TT. Vị Xuyên 73 4,5 70 4,1 274 15,9 238 13,2 203 11 168 9,09
Σ số hộ nghèo
toàn huyện
1276 7 1299 7,2 8142 45,8 7498 41,33 6325 34,08 5168 27,87
Số hộ thoát
nghèo trong năm
250 2 23 0,2 1211 6,9 644 4,47 1173 7,25 1157 6,21
(Nguồn: Phòng LĐTB và XH huyện Vị Xuyên năm 2008)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Qua biểu tổng hợp trên thấy rằng năm 2003 toàn huyện có 1.276 hộ
nghèo chiếm 7%, năm 2004 tỷ lệ nghèo không giảm mà tăng 0,2% là do
huyện rà soát, đánh giá lại hộ nghèo nhiều hộ được coi là trung bình nhưng
vẫn là hộ nghèo theo tiêu trí nghèo cũ, năm 2005 thực hiện áp dụng chuẩn
nghèo mới theo Quyết định số: 170/QĐ-TTg, ngày 08/7/2005 của Thủ tướng
Chính phủ, huyện Vị Xuyên sau khi rà soát và đánh giá thì tổng số nghèo toàn
huyện là 45,8% có xã tỷ lệ nghèo gần 80% (xã Xín Chải, Thuận Hòa, Ngọc
Minh). Năm 2006 tỷ lệ nghèo còn 41,33%, năm 2007 còn 34,08% và đến hết
năm 2008 số hộ nghèo còn 27,87%. Như vậy, mỗi năm tỷ lệ nghèo giảm trung
bình 6 - 7%. Qua đây có thể thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước sự
nỗ lực của địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo
trong đó có vai trò rất quan trọng của NHCSXH huyện Vị Xuyên.
2.2. Thực trạng các nguồn tín dụng ƣu đãi trên địa bàn
2.2.1. Thực trạng nguồn tín dụng ưu đãi thông qua các chương trình, dự án
Hộ nông dân trên địa bàn được hưởng nhiều nguồn tín dụng ưu đãi
khác nhau như: Chương trình 135, Chương trình 134, chương trình 5 triệu ha
rừng, Chương trình trợ giá trợ cước… Để thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ
về xóa đói giảm nghèo. TW, tỉnh và địa phương đã củ thể các nguồn vốn
thông qua các chương trình, dự án nhằm qua đây có thể giảm nhanh hộ nghèo.
Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và thu thập số liệu về tình hình phân bổ
nguồn nguồn tín dụng ưu đãi thông qua các chương trình, dự án hàng năm
trên địa bàn từ năm 2003 đến năm 2008:
- Đối tượng phục vụ của các chương trình, dự án: Là các hộ nghèo, cận
nghèo sống tại các xã Vùng 3 (xã Đặc biệt khó khăn) và các thôn khó khăn
của các xã còn lại, ưu tiên người dân tộc, hộ nghèo và là nguồn hỗ trợ không
hoàn lại. Nhưng phải thực hiện theo các quy định đã được địa phương,
chương trình xây dựng từ trước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
- Quy trình, thủ tục tín dụng ưu đãi thông qua các dự án: Bắt đầu tư
TW ra quyết dịnh về thực hiện chương trình dự án sau đó nếu là các chương
trình dự án lớn thì thành lập ban chỉ đạo từ TW đến cơ sở (cấp xã). Từ đó
hàng năm cấp phát vốn theo chương trình về cho tỉnh, tỉnh phân bổ cho
huyện. Sau đó huyện và xã căn cứ trên kế hoạch phân bổ chỉ tiêu căn cứ theo
từng chương trình và đối tượng ưu tiên hộ nghèo.
Sơ đồ 2.1: Quy trình bố trí tín dụng ưu đãi thông qua các dư án.
Vốn tín dụng được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ bằng hiện
vật như: Cây giống (lúa, ngô, cây lâm nghiệp…); con giống (trâu, bò, lợn…),
phân bón, thuốc trừ sâu… thôn, xã bình xét cho hộ nào thì hộ đó được hưởng.
Ngân sách Trung ương giao cho các tỉnh hàng
năm (thành lập Ban chỉ đạo TW)
UBND tỉnh phân bổ cho các huyện, thị hàng
năm (thành lập ban chỉ đạo tỉnh)
UBND huyện giao cho UBND các xã hàng
năm (thành lập Ban chỉ đạo huyện)
UBND xã giao trực tiếp cho các hộ nông dân
theo danh sách đã được duyệt (thành lập ban
chỉ đạo xã)
Hỗ trợ nâng cao
năng lực: Đào tạo,
tập huấn kỹ thuật
thâm canh lúa, ngô…
Xây dựng cơ sở
hạ tầng: Điện đường.
trạm xá, thủy lợi,
xóa nhà tạm
Hỗ trợ trực tiếp
cho các hộ nông dân:
giống, phân bón,
thuốc trừ sâu…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
+ Chương trình 135:
Bảng 2.6: Tổng hợp nguồn vốn 135 đã đầu tư vào địa bàn
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
Tổng
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Phân theo Chƣơng trình Tr.đồng 5500 6500 2300 7800 8650 9450 40200
1. XDCSHT Tr.đồng 4875 5825 2100 4950 5800 6600 30150
- Giao thông Tr.đồng 1750 2300 1000 2200 2700 3000 12950
- Thủy lợi Tr.đồng 1200 1400 800 1050 1800 2100 8350
- Xây dựng khác Tr.đồng 1925 2125 300 1700 1300 1500 8850
2. Hỗ trợ sản xuất Tr.đồng 625 675 200 2200 2200 2200 8100
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đến giảm tỷ lệ nghèo tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.pdf