Luận văn Áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Từ thực tiễn tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP

ĐưA NGưỜI VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC . 9

1.1. Khái niệm chung về áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện

bắt buộc . 9

1.2. Nội dung áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 12

1.3 Các yếu tố tác động đến việc áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc . 21

Tiểu kết Chương 1. 29

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐưA NGưỜI VÀO CƠ

SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI QUẬN LÊ CHÂN, TP. HẢI PHÒNG. 30

2.1.Đặc điểm tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của quận Lê Chân, HP

2.2. Đặc điểm tình hình cai nghiện bắt buộc tại quận Lê Chân, tp. Hải Phòng30

2.3. Tình hình áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại

quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng . 35

2.4. Đánh giá chung tình hình áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. 41

Tiểu kết Chương 2. 55

Chương 3: PHưƠNG HưỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG

BIỆN PHÁP ĐưA NGưỜI VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ

THỰC TIỄN QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG . 56

3.1. Phương hướng bảo đảm áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc . 56

3.2. Giải pháp bảo đảm việc áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. 58

3.3. Quan điểm của tác giả: Xây dựng qui trình áp dụng hiệu quả biện pháp

đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại quận Lê Chân, HP. 72

Tiểu kết Chương 3. 77

KẾT LUẬN . 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 81

pdf89 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Từ thực tiễn tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ma túy, Công an quận Lê Chân trong thời gian ba năm trở lại đây, con số người nghiện ma túy của quận Lê Chân có sự thay đổi rất đáng kể, cụ thể: Biểu đồ 2.2. Số lượng người nghiện ma túy quận Lê Chân qua các năm: - Năm 2015: 636 người nghiện ma túy. - Năm 2016: 643 người nghiện ma túy. 625 630 635 640 645 650 2015 2016 2017 Số lƣợng ngƣời nghiện ma túy qua các năm (Từ 2015 đến 2017) Người 34 - Năm 2017: 650 người nghiện ma túy. - Bốn tháng đầu năm 2018: 573 người nghiện ma túy. (Nguồn: Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Lê Chân) Quận Lê Chân ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển thuộc trường hợp đi đầu và vượt bậc so với các quận còn lại của thành phố Hải Phòng. Song song với việc phát triển kinh tế thì những tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và diễn ra phổ biến điển hình là số lượng người nghiện ma túy tại quận Lê Chân theo biểu đồ trên. Thực tế cho thấy, cơ quan quản lý địa phương cần có những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng tăng nhanh về số lượng người nghiện ma túy như hiện nay. Theo số liệu thống kê của Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy thuộc Công an quận Lê Chân cho chúng ta thấy rõ sự tăng trưởng rất đều về con số: Nhìn chung, số lượng người nghiện ma túy của quận Lê Chân trong năm 2015 tăng đột biến từ 636 người đã tăng 46 người, giảm 39 người. Năm 2016 là 643 người nghiện tăng 34 người nghiện, giảm 27 người. Năm 2017 là 650 người nghiện, tăng 54 người, giảm 131 người. Bốn tháng đầu năm 2018 là 573 tăng 07, giảm 82, hiện có 498 người nghiện ma túy. Tỷ lệ người nghiện ma túy luôn tăng đều từ năm 2015 đến giữa năm 2018 qua các năm. Hơn thế nữa, chỉ 4 tháng đầu năm 2018, số người nghiện của quận Lê Chân là 498 người (tháng 4/2018). Chỉ trong vòng bốn tháng đầu của năm 2018 đã có sự tăng trưởng trong việc phát hiện và thống kê được số lượng người nghiện ma túy của Quận. Điều này cho thấy việc người nghiện ma túy không có xu hướng giảm mà số lượng ngày càng thay đổi theo chiều hướng tăng thêm dù các lực lượng cơ quan chức năng đã dùng mọi biện pháp tấn công, phòng ngừa, kìm hãm sự phát triển tệ nạn ma túy. 35 Từ thực tiễn như trên, các cơ quan chính quyền quận Lê Chân cần có những biện pháp thực tiễn mang tính cụ thể để giải quyết những trường hợp người nghiện ma túy trong thời gian tới. Trong xu hướng phát triển kinh tế và hội nhập ngày càng cao của Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, việc kiểm soát và hạn chế tối đa người nghiện ma túy là nhu cầu bức thiết hiện nay. Số liệu của Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Lê Chân giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về tình hình nghiện ma túy ở quận Lê Chân. Số liệu đã nêu chưa kể những trường hợp bị nghiện ma túy nhưng chưa phát hiện ra hoặc chưa thống kê do việc di chuyển nhiều địa điểm của đối tượng nghiện ma túy. Một thực tiễn đặt ra lý giải con số ngày càng tăng ngoài thực tiễn số lượng người nghiện ngày càng tăng do phát hiện mới của cơ quan chức năng về tình hình cai nghiện của quận, ngoài ra số liệu có sự gia tăng do có những trường hợp những người phạm tội liên quan đến ma túy đến hạn ra tù và họ được hòa nhập vào cộng đồng thì thuộc trường hợp tái nghiện ma túy và cần có những phương án giải quyết đưa người vào cơ sở cai nghiện. Ngoài ra, người nghiện ma túy khi đã hết thời hạn thực hiện cai nghiện bắt buộc trở về địa phương, trường hợp không thực hiện phương pháp tự cai nghiện tốt, người bị nghiện rất dễ bị tái nghiện và quay trở lại con đường nghiện ma túy như trước đây. Điều này cần có sự phân tích và đánh giá về mức độ hiệu quả trong công tác áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sao cho hiệu quả và tránh tái nghiện. 2.3. Tình hình áp dụng biện pháp đƣa ngƣời vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng Tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, Công an cấp phường nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai 36 nghiện bắt buộc. Trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện người sử dụng ma túy trái phép thì báo cho cơ quan Công an cấp phường nơi người có hành vi vi phạm để lập biên bản và xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ. Trường hợp người vi phạm cư trú tại phường trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng nơi xảy ra vi phạm và đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định. Trường hợp người vi phạm có nơi cư trú không thuộc phường nơi xảy ra vi phạm thì bàn giao người và biên bản vi phạm cho cơ quan Công an cấp phường nơi người vi phạm cư trú để tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định. Trường hợp chưa xác định được nơi cư trú ổn định của người vi phạm, thì tiến hành xác định nơi cư trú ổn định của người đó. Trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật, cơ quan Công an quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng hoặc cơ quan Công an thành phố Hải Phòng phát hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép hoặc dấu hiệu nghiện ma túy của người vi phạm thì tiến hành lập biên bản, xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người đó. Tùy theo từng đối tượng và địa bàn cụ thể mà có những trình tự khác nhau tùy theo mức độ vi phạm và các nội dung cần xác minh với các địa bàn khác nhau. Số liệu về người nghiện tại quận Lê Chân hàng năm có sự thay đổi và tăng đều so với các năm trước. Việc này đòi hỏi cần có sự kiểm soát chặt chẽ vì nó có những ảnh hưởng rất nhiều trong quản lý trật tự xã hội. Việc gia tăng số lượng người trong thời gian ba năm trở lại đây đòi hỏi cơ quan quản lý quận Lê Chân có những bước quản lý chặt chẽ hơn nữa và tăng cường biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 37 Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng đã có những số liệu thống kê cho ta thấy thực tiễn những cố gắng của cơ quan chính quyền địa phương trong việc kiểm soát hoạt động áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Cụ thể chúng ta có thể thấy qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.3: Số lượng người nghiện lập hồ sơ đi cai nghiện bắt buộc - Năm 2015: 03 người nghiện được lập hồ sơ. - Năm 2016: 25 người nghiện được lập hồ sơ. - Năm 2017: 110 người nghiện được lập hồ sơ. - Bốn tháng đầu năm 2018: 52 người nghiện được lập hồ sơ. (Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân quận Lê Chân, tp. Hải Phòng) Từ năm 2015 đến năm 2017, số lượng người nghiện lập hồ sơ đi cai nghiện bắt buộc có sự gia tăng đáng kể và tăng vượt bậc trong khoảng thời gian ba năm. Điều này chứng tỏ cơ quan có thẩm quyền của quận Lê Chân đã 0 20 40 60 80 100 120 2015 2016 2017 Số lƣợng ngƣời nghiện lập hồ sơ đi cai nghiện bắt buộc (Từ 2015 đến 2017) Người 38 có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Số lượng người nghiện ma túy do tình hình phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, trong khi số lượng người nghiện ma túy có những biến động phức tạp và gia tăng về tính chất phức tạp và số lượng. Nhìn chung, chúng ta có thể thấy rằng số lượng người áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện có sự gia tăng đáng kể từ 03 người trong năm 2015 tăng đột biến lên 110 người vào năm 2017. Việc gia tăng rất lớn con số áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dưỡng cho chúng ta thấy hiệu quả trong công tác tập trung vào việc đưa người vào cơ sở cai nghiện. Trong khoảng năm 2015, số liệu rất ít (3 người) và hầu như không đáng kể, có thì đến năm 2016 tăng lên khá đáng kể là 25 người. Đến năm 2017, con số tăng lên rất nhanh so với năm 2016 - cụ thể là tăng lên gấp 4 lần so với năm 2016. Cơ quan chính quyền quận Lê Chân đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong công tác quản lý và đưa người vào cơ sở cai nghiện. Việc này tạo điều kiện đảm bảo được trật tự an ninh xã hội, đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng bức thiết của xã hội trong tình hình tội phạm về ma túy ngày càng tăng nhanh. Đến tháng 4/2018 con số người nghiện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 52 người. Mới bốn tháng đầu năm 2018, quận Lê Chân đã có số lượng hơn gấp đôi so với năm 2016, điều này dự đoán rằng đến cuối năm 2018, con số người nghiện được đưa vào cơ sở để cai nghiện bắt buộc sẽ tăng hơn rất nhiều so với hiện tại. Điều này chứng minh được hiệu quả trong công tác quản lý và nỗ lực thực hiện đưa người vào cơ sở cai nghiện của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, nếu so sánh số lượng người nghiện ở Lê Chân với số lượng người nghiện được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc qua các năm thì vẫn còn những vấn đề cần phải bàn luận và phân tích cụ thể hơn. Qua số liệu của Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Lê Chân và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thuộc ủy ban nhân dân quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng chúng ta có thể so sánh bằng biểu đồ sau: 39 Biểu đồ 2.4. Tình hình người nghiện ma túy tại quận Lê Chân (Nguồn: Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Lê Chân và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân Quận Lê Chân, tp.Hải Phòng) - Năm 2015: 03/636 (người nghiện được lập hồ sơ/ người nghiện ma túy). - Năm 2016: 25/643 (người nghiện được lập hồ sơ/ người nghiện ma túy). - Năm 2017: 110/650 (người nghiện được lập hồ sơ/ người nghiện ma túy). - Bốn tháng đầu năm 2018: 52/573 (người nghiện được lập hồ sơ/ người nghiện ma túy). Mặc dù con số về việc đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có gia tăng đột biến từ năm 2015 đến bốn tháng đầu năm 2018, tuy nhiên nếu so sánh trên tổng số người nghiện ma túy ở địa bàn quận Lê Chân cũng ngày càng tăng thì số liệu này rất nhỏ và không đáng kể trong tổng người nghiện ở quận Lê Chân. Năm 2017, tổng số người nghiện là 650 người, tuy nhiên trong tổng đó thì cũng chỉ có 110 người được áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Con số áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chỉ chiếm 17% trong tổng người cai nghiện. Như vậy, chúng ta thấy rằng cơ 0 100 200 300 400 500 600 700 2015 2016 2017 Người nghiện ma túy Ngườinghiện lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc 40 quan chính quyền địa phương đã có những thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên quận Lê Chân cần có những giải pháp điều chỉnh con số chênh lệch này nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển quản lý người nghiện tại quận Lê Chân. Quá trình dẫn dắt đối tượng đến với ma túy rất phức tạp. Nghiện ma túy xuất hiện như một hậu quả cuối cùng do hoà trộn nhiều tác nhân: gia đình, bạn bè, xã hội, ảnh hưởng bằng nhiều hình thức và mang tính đặc thù riêng cho mỗi trường hợp. Để áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hiệu quả, bên cạnh những quy định của pháp luật. Chính quyền quận Lê Chân nói riêng, thành phố Hải Phòng nói chung cũng đã quan tâm đến những yếu tố có thể tác động đến biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Bên cạnh đó, việc thực hiện đúng và hiệu quả chức năng của các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn quận Lê Chân giúp công tác áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trình tự thủ tục đưa người vào cơ sở cai nghiện đòi hỏi những bộ phận liên quan có những kiến thức chuyên môn về ma túy, về tác hại của ma túy đặc biệt là mức độ nghiện của đối tượng áp dụng là mức độ nhẹ hay nặng để có những phương pháp và phân loại đối tượng hiệu quả. Có được những kết quả chính xác trong bước đầu xác định đối tượng thì việc áp dụng biện pháp xử lý này mới đạt hiệu quả cao. Thực tế, trường hợp các đối tượng nghiện ma túy khi không phát hiện và ngăn chặn kịp thời sẽ xảy ra trường hợp trộm cắp, tệ nạn xã hội rất nghiêm trọng. Trình độ của các bác sỹ thì chưa được tập huấn chuyên sâu trong xác định tình trạng nghiện, do không xử lý, xác định được tình trạng nghiện nên cơ quan Công an đang cực kỳ khó khăn trong việc phát hiện và ngăn chặn các tệ nạn xã hội xảy ra. 41 Thực tế, tại thành phố Hải Phòng, việc phân bổ bác sỹ, những người có chuyên môn trong việc thực hiện hiệu quả công tác xác định được đối tượng người nghiện ma túy rất phức tạp. Việc không thực hiện được đầy đủ các bước khiến việc đưa người vào cơ sở cai nghiện không đạt hiệu quả cao vì đối tượng không được xác định chính xác và hiệu quả. Điều kiện vật chất của cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thành phố Hải Phòng nói chung có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả công tác đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc trang bị những thiết bị hiện đại trong các bước thực hiện quy trình cai nghiện cho các đối tượng giúp cho việc thực hiện cai nghiện được hiệu quả và có chất lượng hơn. Một môi trường có cơ sở vật chất thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho mọi người hoàn thành nhiệm vụ của mình đồng thời các kết quả thực hiện trong quá trình cai nghiện được đánh giá chính xác, chất lượng hơn, hiệu quả hơn Thành phố Hải Phòng theo tình hình thực tế về điều kiện kinh tế, xã hội, tình hình về người nghiện ma túy mà cơ quan nhà nước địa phương đã có những chủ trương đầu tư vào cơ sở vật chất phục vụ công tác cai nghiện ma túy của người nghiện. Cơ sở vật chất phục vụ công tác đưa người vào cơ sở cai nghiện bao gồm những yếu tố như: thiết bị máy móc phục vụ công tác phát hiện người bị cai nghiện, môi trường sinh hoạt cho người bị cai nghiện được cải thiện, tiện nghi tạo cảm giác thoải mái và không ảnh hưởng đến tâm lý của người bị cai nghiện. 2.4. Đánh giá chung tình hình áp dụng biện pháp đƣa ngƣời vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng 2.4.1. Kết quả đạt được Sáu tháng đầu năm 2013, Công an quận Lê Chân đã phát hiện, bắt giữ 51 vụ, truy tố 65 đối tượng buôn bán ma túy; đưa vào trường giáo dưỡng một đối tượng liên quan ma túy. Bên cạnh đó, Công an quận đã phối hợp Mặt trận 42 tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể xây dựng và nhân rộng mô hình hay, có hiệu quả về phòng, chống ma túy như: "Liên kết bảo vệ an ninh - trật tự" ở các phường giáp ranh Dư Hàng Kênh, Lam Sơn, Vĩnh Niệm,... mô hình liên kết "phường - trường", "tuần tra nhân dân". Mặt khác, để triển khai công tác phòng, chống ma túy có hiệu quả, Công an quận đã phối hợp Phòng Văn hóa - Thông tin tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, tuyên truyền lưu động, treo dán bản tin tại tổ dân phố với nhiều nội dung liên quan hình thức phạm tội, các loại ma túy mới; thủ đoạn lôi kéo dụ dỗ thanh, thiếu niên sa vào tệ nạn ma túy... nhằm nâng cao nhận thức cho người dân và giúp họ có kỹ năng tự phòng, tự chống tệ nạn trong gia đình, người thân của mình. Đáng chú ý, Công an quận đã chỉ đạo công an 15 phường tham mưu cho chính quyền phường tăng cường tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy, nêu gương tốt, điển hình tốt về công tác này; chỉ đạo cảnh sát khu vực cùng bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố "đến từng nhà, gặp từng người" tuyên truyền cách chăm sóc, quan tâm từng thành viên trong gia đình để không bị lôi kéo, dụ dỗ dính vào ma túy, tệ nạn xã hội; Công an quận đã kết hợp tòa án nhân dân quận xét xử lưu động sáu vụ, bảy đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy tại các địa bàn trọng điểm phức tạp[22]. Với mục tiêu không để hình thành tụ điểm mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn và đặc biệt là không để phát sinh đối tượng nghiện mới, ngăn chặn nạn ma túy xâm nhập học đường, kịp thời giúp đỡ người nghiện sau cai hòa nhập cộng đồng. Các cơ quan địa phương đã có những chính sách rất hiệu quả trong công tác kiểm soát và hạn chế các tác hại ảnh hưởng của người nghiện ma túy. Ở quận Lê Chân đã xuất hiện một số phường trực thuộc thực hiện rất tiêu biểu những cách thức giúp hạn chế rất hiệu quả tình hình nghiện ma túy ở 43 địa phương, mô hình này được Ủy ban nhân dân Quận theo dõi và có chủ trương nhân rộng ra cho thành phố nếu hiệu quả. Điển hình là phường Hàng Kênh thuộc quận Lê Chân: phường Hàng Kênh có gần 60 đối tượng liên quan đến ma túy rải rác ở 25 tổ dân phố trong năm 2017, mô hình “Toàn dân tham gia phòng chống ma túy tại cộng đồng dân cư” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Hàng Kênh, quận Lê Chân chủ trì đã phát huy tốt hiệu quả trong việc duy trì trật tự an toàn xã hội tại địa phương đồng thời hạn chế tối đa đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn quận[28]. Từ thực tiễn phân tích số liệu tại quận Lê Chân cho chúng ta thấy nhận thức trong công tác bảo vệ đưa người vào cai nghiện của quận đã có những bước phát triển nổi trội so với các quận huyện khác trong tỉnh. Số lượng người vào cơ sở cai nghiện trên tổng số người bị cai nghiện ngày càng tăng và có những bước phát triển vượt bậc. Những chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ngày càng nhiều và ngày càng nhân rộng từ quy mô một phường xã của một quận. 2.4.2. Hạn chế Tùy vào thực tiễn mỗi địa phương mà có những hạn chế hay khó khăn trong công tác quản lý đối với người nghiện ma túy ở trên địa bàn khác nhau. Lê Chân là một quận ở tp. Hải Phòng và được xem là một quận đi tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội cũng như những vấn đề về phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Ở địa bàn quận Lê Chân, số lượng người nghiện phân bổ khá lớn và nó ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân địa phương này đòi hỏi cơ quan địa phương cần có phương án quan tâm và giải quyết nhiều hơn nữa những thực tiễn còn tồn tại nơi địa phương này. Trước tiên, đối tượng chúng ta đang nghiên cứu và bàn đến đó là người nghiện ma túy. Việc kiểm soát và điều khiển được đối tượng này rất khó và rất phức tạp vì khi họ đã phụ thuộc vào thuốc nghiện thì hành vi của họ nhiều 44 khi không điều khiển được cũng như có những hành vi rất nguy hiểm đối với cán bộ thực hiện các công việc chuyên môn hay cán bộ phụ trách. Những đối tượng nghiện ma túy khi đưa vào cơ sở cai nghiện trực tiếp thường không tự nguyện, những đối tượng này thường xuyên chống đối và không muốn thực hiện các biện pháp cai nghiện mà các trung tâm cai nghiện của quận, của thành phố có và trang bị. Tại quận Lê Chân, nhiều trường hợp khi đưa người nghiện vào trung tâm cai nghiện theo đúng trình tự thủ tục thì người nghiện có những hành vi chống đối rất nguy hiểm như lao đầu vào tường để phản đối và có ý định tự tử. Bên cạnh đó, đây cũng là phương án phản đối việc vào trung tâm vì không đủ sức khỏe khi người nghiện họ tự hủy hoại sức khỏe của mình hoặc họ tìm mọi cách để không kiểm tra được tình trạng dương tính với ma túy như: họ tìm mọi cách để không cung cấp nước tiểu để xét nghiệm ma túy; thực hiện uống thuốc tránh thai, các loại chất khác để tránh việc kiểm tra dương tính với ma túy. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác thực hiện các thủ tục đưa đối tượng vào cai nghiện theo đúng trình tự thủ tục và các căn cứ của pháp luật. Thứ hai, trình tự thực hiện thủ tục đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gặp một số khó khăn trong công tác xác định lập hồ sơ đưa người vào các trung tâm cai nghiện khi họ thuộc đối tượng cần phải thực hiện cai nghiện bắt buộc. Tại quận Lê Chân, thực tiễn đã có những trường hợp khi thông báo thực hiện hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã tiến hành bỏ trốn quá thời hạn lập hồ sơ cai nghiện mới trở về, việc này gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác thực hiện các thủ tục thuận lợi đưa người vào cơ sở cai nghiện. Ngoài ra, ở địa phương có những trường hợp người bị nghiện không có nơi cư trú ở địa phương, khi lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng đang trong thời gian xét duyệt, phiên họp quyết định về vấn đề này cũng thời 45 gian sớm nhất là 20 ngày thì việc này rất khó có thể quản lý đối với những đối tượng nghiện lang thang, Công an phường theo quy định không thể giữ người trong thời gian dài khi không được quy định, nếu thả người ra thì việc trốn tránh khỏi địa phương để tránh bị áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện là tình trạng thường xuyên và không kiểm soát được. Hơn nữa, địa phương không có cơ sở để lưu trú tạm thời cho các đối tượng thuộc những trường hợp cần xác định này. Thứ ba: trình độ và thực tiễn xác định tình trạng nghiện ma túy ở quận Lê Chân có những đặc điểm hạn chế và bất cập. Việc xác định người nghiện có phải bị nghiện thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hay không được thực hiện thông qua trạm y tế. Việc xác định tình trạng nghiện này cần đòi hỏi phải chính xác theo mức độ nghiện, tình trạng sức khỏe của người nghiện để khi vào cơ sở cai nghiện có thể theo dõi và tách biệt ra các đối tượng sẽ dễ theo dõi và để tiến hành các biện pháp cai nghiện phù hợp. Vì vậy, đội ngũ xác định về mức độ nghiện của người nghiện ma túy phải có trình độ chuyên môn cao hơn và thực hiện các biện pháp xác định người nghiện nhanh chóng kịp thời hơn. Thực tế có một số trường hợp trạm trưởng trạm y tế khi đã được cử đi tập huấn công tác xác định đối tượng nghiện ma túy này thì đồng thời họ đến tuổi về hưu và từ đó không có chức năng gì trong việc xác định đối tượng cần áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện. Đồng thời, một thực tiễn xảy ra đối với trường hợp xác định người nghiện ma túy là cần một khoảng thời gian để biết được người đó có nghiện hay không, thường thì chúng ta cần theo dõi vài ngày đến một tuần để xác định chính xác tình trạng nghiện của đối tượng. Vì vậy, việc giữ người trong trường hợp này cũng gây ra sự khó khăn trong công tác thực thi của công an quận Lê Chân. Việc xác định người nghiện ma túy thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hiện nay đang có những vướng mắc về thủ tục xác định đầu 46 vào. Vì vậy, chúng ta cần có những giải pháp cho việc thực hiện đưa người vào cơ sở cai nghiện được hiệu quả. Thứ tư: việc thực hiện đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trình tự và thủ tục khác nhau, thực tiễn thực hiện qua nhiều giai đoạn và yêu cầu phải chính xác đến từng vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, vấn đề chi phí cho việc lập hồ sơ đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, kinh phí cho việc giữ người nghiện để theo dõi mức nghiêm trọng của người nghiện hay kinh phí cho việc dùng que thử cho đối tượng, chụp ảnh đối tượng cùng nhiều các chi phí phát sinh khác. Nếu một quy trình mà không được bổ sung kinh phí cho việc hoạt động thì quy trình đó cũng rất khó mang lại hiệu quả trong việc thực hiện. Về trình tự, thủ tục lập hồ sơ quản lý người nghiện hiện nay phải qua nhiều cơ quan như Công an cấp xã, Công an cấp huyện, Phòng Tư pháp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cùng sự kiểm soát trình tự thủ tục của Viện kiểm sát, cuối cùng là Tòa án nhân dân cấp huyện nên mất rất nhiều thời gian. Nếu thực hiện theo đúng quy trình, thời gian đưa ra được quyết định đưa người đi cai nghiện nhanh nhất là 20 ngày. Trong thời gian chờ có quyết định, người nghiện có hộ khẩu thường trú tại địa phương sẽ được bàn giao về gia đình quản lý, những người không rõ nơi cư trú phải đưa đến các cơ sở xã hội quản lý. Tuy nhiên, các địa phương chưa có nhà lưu giữ, không có cán bộ chuyên môn để xử lý cắt cơn nghiện nên việc quản lý, lưu giữ đối tượng rất khó khăn, không an toàn. Bên cạnh đó, còn lúng túng hoặc đã triển khai nhưng chưa đạt hiệu quả. Sự “ùn tắc” trong thủ tục lập hồ sơ đề nghị, xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính dẫn đến tình trạng các đối tượng vi phạm, đặc biệt là các đối tượng nghiện ma túy ở ngoài cộng đồng ngày càng tăng, gia tăng các nguy cơ phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, cướp giật, 47 tiêm chích ma túy nơi công cộng, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội ở một số địa phương trong thời gian vừa qua. Thứ năm: Tình trạng tái nghiện thường xuyên xảy ra trên địa bàn quận Lê Chân nói riêng và địa bàn thành phố Hải Phòng nói chung. Việc điều trị nghiện ma túy thực hiện theo phác đồ điều trị theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, để việc cai nghiện đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: Kết hợp cai nghiện với hoạt động đào tạo nghề, giáo dục, phục hồi nhân cách, giải trí... Trong thời gian qua, mặc dù các cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh đã phối hợp, kết hợp với các cơ quan liên quan đưa ra nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả cai nghiện nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn về kinh phí thực hiện. Tình trạng tái nghiện sau khi chấp hành xong thời hạn tại các cơ sở cai nghiện còn cao. Tuy nhiên, hiện nay do ngành Y tế vẫn chưa có phát đồ điều trị nghiện ma túy tổng hợp, Cơ sở Hỗ trợ và điều trị nghiện ma túy áp dụng phác đồ an thần kinh để hỗ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_ap_dung_bien_phap_dua_nguoi_vao_co_so_cai_nghien_ba.pdf
Tài liệu liên quan