Luận văn Áp dụng các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tài chính do công ty TNHH kiểm toán Đức Anh thực hiện

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỨC ANH 3

1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty 3

2. Các dịch vụ chính của công ty và khách hàng của công ty 3

2.1. Các dịch vụ chính của công ty 3

2.2. Khái quát về khách hàng của DAACO. 4

2.3. Các hoạt động khác 5

3. Tổ chức Bộ máy quản lý của công ty 5

4. Chức năng hoạt động các phòng ban: 8

5. Kết quả kinh doanh của công ty 8

6. Chính sách kế toán mà công ty áp dụng 8

PHẦN II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THU NHẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỨC ANH THỰC HIỆN 10

1 . Phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tài chính trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công ty May Xuất khẩu 3-2 Hoà Bình do công ty TNHH kiểm toán Đức Anh thực hiện. 10

1.1.Khái quát các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tài chính và các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (thường được sử dụng) trong các chu trình mà kiểm toán viên áp dụng trên thực tế. 10

1.1.1 Khái quát các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tài chính 10

1.1.1.1. Phương pháp điều tra (điều tra khách hàng): 11

1.1.1.2.Phương pháp kiểm kê (kiểm kê vật chất). 11

1.1.1.3. Lấy xác nhận 12

1.1.1.4. Phương pháp quan sát. 15

1.1.1.5. Phương pháp thực nghiệm:. 16

1.1.1.6. Phỏng vấn:. 16

1.1.1.7. Phương pháp kỹ thuật tính toán (kiểm tra chính xác về kỹ thuật 17

1.1.1.8. Phương pháp phân tích : 17

1.1.2. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (thường được sử dụng) trong các chu trình mà kiểm toán viên áp dụng trên thực tế. 23

1.1.2.1 Chu trình bán hàng và thu tiền 23

1.1.2.2 Chu trình mua hàng và thanh toán 27

1.1.2.3. Chu trình hàng tồn kho 30

1.1.2.4. Chu trình tiền lương và nhân viên 33

1.1.2.5 .Chu trình tiếp nhận và hoàn trả vốn. 35

1.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn và quan sát 36

1.3.1. Đặc điểm công ty. 37

1.3.2 Kế hoạch thực hiện kiểm toán 38

1.3.2.1. Kế hoạch kiểm toán tổng thể 38

1.3.2.2. Kế hoạch chiến lược 42

2. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU 3-2 HOÀ BÌNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỨC ANH THỰC HIỆN. 44

2.1. Phương pháp phân tích 44

2.2. Phương pháp xác minh tài liệu 49

2.3. Kiểm kê vật chất 51

2.4. Kỹ thuật tính toán lại : 52

3. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN KẾT THÚC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU 3-2 HOÀ BÌNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỨC ANH THỰC HIỆN. 53

3.1. Thư xác nhận : 53

3.2. Phương pháp phỏng vấn 54

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC HƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỨC ANH THỰC HIỆN. 55

1. Nhận xét tình hình áp dụng các hương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán Đức Anh thực hiện. 55

2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng cácphương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán Đức Anh thực hiện. 57

KẾT LUẬN 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tài chính do công ty TNHH kiểm toán Đức Anh thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết về những tiêu chuẩn của ngành mà đơn vị kinh doanh Chọn loại hình phân tích phù hợp. Đưa ra mô hình để dự đoán những số liệu tài chính hoặc những xu hướng hay những tỷ suất về số liệu tài chính và số liệu hoạt động. Đự đoán và so sánh dự đoán của kiểm toán viên với số liệu của đơn vị được kiểm toán. Sử dụng đánh giá chuyên môn để rút ra kết luận về bằng chứng kiểm toán thu thập được. 1.1.2. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (thường được sử dụng) trong các chu trình mà kiểm toán viên áp dụng trên thực tế. 1.1.2.1 Chu trình bán hàng và thu tiền: là quá trình chuyển quyền sở hữu của hàng hóa qua quá trình trao đổi hàng - tiền giữa khách thể kiểm toán và khách hàng của họ. Quá trình này bắt đầu từ yêu cầu mua hàng của khách hàng và kết thúc bằng việc chuyển đổi hàng hóa thành tiền. Chu trình này gồm các mục tiêu kiểm toán với các trắc nghiệm mà kiểm toán thường dùng như sau: Đối với nghiệp vụ bán hàng với các mục tiêu và các thủ tục áp dụng là: Thứ nhất, hàng bán ghi sổ thực tế đã vận chuyển đến người mua là có thật. Trắc nghiệm đạt yêu cầu: xem xét các bản sao hóa đơn bán hàng minh chứng cho vận đơn và đơn đặt hàng. Xem xét tính hiệu lự của hóa đơn được đánh số trước. Xác minh việc thực hiện độc lập quá trình gửi bảng cân đối hàng - tiền và tiếp nhận các xác nhận hay khiếu nại của người mua. Còn trắc nghiệm độ vững chãi là: xem xét lại nhật ký bán hàng, sổ cái, các sổ phụ về khoản phải thu đối với những khoản mục mới hay bất thường. Đối chiếu và xác nhận các bút toán bán hàng với hoá đơn, vận đơn. Đối chiếu chứng từ vận chuyển với sổ theo dõi hàng tồn kho, đối chiếu bút toán bán hàng với lệnh bán chịu, lệnh vận chuyển. Thứ hai, mọi nghiệp vụ bán hàng đã được ghi sổ: trắc nghiệm đạt yêu cầu là: xem xét tính liên tục của chứng từ vận chuyển, hoá đơn bán hàng để xác minh việc thực hiện đánh số thứ tự từ trước. Trắc nghiệm độ vững chãi là: đối chiếu vận đơn với hoá đơn, hoá đơn với các bút toán bán hàng trong nhật ký tiêu thụ và sổ thu tiền để xác minh mọi chứng từ đều đã được ghi sổ. Thứ ba, các nghiệp vụ bán hàng được phê chuẩn đúng đắn: trắc nghiệm đạt yêu cầu là: xem xét quá trình thực hiện các thể thức phê duyệt và quyền hạn, chức trách của người thực hiện các thể thức đó trên ba mặt: xét duyệt bán chịu trước khi vận chuyển hàng hoá, chuẩn y việc vận chuyển hàng bán, phê duyệt giá bán bao gồm cả cước phí và chiếu khấu. Trắc nghiệm độ vững chãi: so sánh giá trị nêu trên hoá đơn bán hàng với bảng giá hay với hợp đồng đã ký kết. Thứ tư, các khoản bán hàng đã ghi sổ đúng về số lượng, chủng loại của hàng hoá đã vận chuyển và hoá đơn bán hàng đã lập đùng: trắc nghiệm đạt yêu cầu, xem xét dấu vết kiểm tra nội bộ về giá bán, phát hiện và xác minh thủ tục lập các chứng từ chưa được kiểm tra nội bộ. Trắc nghiệm độ vững chài: tính lại các con số trên hoá đơn bán hàng; đối chiếu các bút toán trên nhật ký bán hàng theo hoá đơn bán hàng; đối chiếu các chi tiết trên hoá đơn bán hàng với chứng từ vận chuyển bảng giá, đơn đặt hàng hay hợp đồng của người mua. Thứ năm, nghiệp vụ bán hàng được phân loại thích hợp: trắc nghiệm đạt yêu cầu: kiểm tra việc xử lý các nghiệp vụ bán hàng qua sơ đồ tài khoản, xem xét dấu hiệu kiểm soát nội bộ trên các chứng từ. Trắc nghiệm độ vững chãi: xem xét các chứng từ quan hệ giữa nội dung kinh tế cụ thể của nghiệp vụ bán hàng với xử lý phân loại định khoản tương ứng. Thứ sáu, các nghiệp vụ bán hàng được ghi sổ đúng thời gian phát sinh: trắc nghiệm đạt yêu cầu: xem xét các chứng từ vận chuyển các hoá đơn và các nghiệp vụ bán hàng ghi sổ đúng thời gian, xem xét dấu hiệu đối chiếu nội bộ trên các chứng từ chịu ảnh hưởng. Trắc nghiệm độ vững chãi là so sánh ngày ghi sổ các nghiệp vụ bán hàng với ngày ghi trên sổ vận chuyển hàng hoá. Thứ bảy, các nghiệp vụ bán hàng được dựa vào sổ thu tiền và cộng lại đúng; trắc nghiệm đạt yêu cầu là: xem xét các thủ tục thực hiện kiểm soát nội bộ. Còn trắc nghiệm độ vững chãi là: cộng các nhật ký, sổ chi tiết các khoản phải thu và đối chiếu sổ tổng cộng có liên quan; đối chiếu các bút toán vào sổ cái và sổ theo dõi các khoản phải thu. Đối với các nghiệp vụ thu tiền có các mục tiêu và các thủ tục áp dụng là: Thứ nhất, các khoản thu tiền đã ghi sổ thực tế đã nhận: trắc nghiệm đạt yêu cầu: thẩm tra việc phân cách nhiệm vụ giữa người giữ tiền và người ghi sổ, giữ sổ, xem xét việc thực hiện đối chiếu với một ngân hàng. Còn trắc nghiệm độ vững chãi: thẩm tra nhật ký thu tiền, sổ cái, các sổ chi tiết các khoản phải thu với nghiệp vụ thu tiền có quy mô lớn hay bất thường, đối chiếu khoản thu tiền đã ghi sổ với phiếu thu hay giấy báo có của ngân hàng. Thứ hai, khoản tiền chiết khấu đã được xét duyệt đúng đắn, phiếu thu tiền được đối chiếu và ký duyệt. Trắc nghiệm đạt yêu cầu: xem xét quy chế thu tiền hàng hay trao đổi với giám đốc phụ trách tài chính hay kinh doanh, xem xét giầy báo nhận được tiền trước hạn; khảo sát trình tự lập phiếu thu tiền. Trắc nghiệm độ vững chài: đối chiếu riêng các khoản tiền đã chiết khấu với về chiết khấu thanh toán trước hạn; đối chiếu phiếu thu tiền với các chứng từ gốc và giấy báo có của ngân hàng với các hợp đồng và các chứng từ bán hàng khác. Thứ ba, tiền mặt thu được ghi đầy đủ vào sổ quỹ và các nhật ký thu tiền. Trắc nghiệm đạt yêu cầu là: thẩm tra phân cách nhiệm vụ giữa người giữ tiền với người ghi sổ, xem xét dây liên tục các giấy báo nhận tiền hay bảng kê tiền mặt đánh số trước; xem xét thủ tục kiểm tra nội bộ tại các bộ phận có thu tiền hàng; rà soát quan hệ giữa các séc và bảng kê. Còn độ trắc nghiệm vững chãi là: đối chiếu giấy báo nhận tiền hay bảng kê với các khoản mục đã ghi vào nhật ký thu tiền, đối chiếu các giấy báo của ngân hàng với sổ sách tương ứng của công ty. Thứ tư, các khoản tiền thu đã ghi sổ và đã nộp đều đúng với giá bán hàng. Trắc nghiệm đạt độ yêu cầu: khảo sát tổ chức kế toán chi tiết các khoản sau; xem xét đối chiếu hàng tháng đối với ngân hàng. Trắc nghiệm độ vững chãi, soát xét chứng từ về thu tiền; đối chiếu khoản thực thu với mức giá duyệt trên chứng từ bán hàng; đối chiếu giấy báo của ngân hàng với bảng kê hay nhật ký bán hàng. Thứ năm, các khoản thu tiền đều được phân loại đúng: Trắc nghiệm đạt yêu cầu: kiểm tra việc tổ chức thực hiện sơ đồ tài khoản và quy định về đối ứng; xem xét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ. Trắc nghiệm độ vững chãi xem xét chứng từ thu tiền và đối chiếu với thực tế phân loại trên các tài khoản thu tiền. Thứ sáu, tính kịp thời hay các khoản thu tiền ghi đúng thời gian: trắc nghiệm đạt yêu cầu là quan sát việc tổ chức thu, chế độ báo cáo thu tiền ở các bộ phận có liên quan, xem xét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ về thu tiền. Trắc nghiệm độ vững chãi là: so sánh ngay nộp tiền với ngày ghi trên nhật ký thu tiền và bảng kê hay báo cáo thu tiền của các bộ phận. Thứ bảy, các khoản thu tiền vào sổ quỹ, sổ cái và tổng hợp đúng: trắc nghiệm đạt yêu cầu là: xem xét việc phân cách nhiệm vụ giữa người ghi sổ quỹ với người ghi sổ thanh toán; thẩm tra việc gửi các bảng cân đối thu tiền, xem xét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ. Trắc nghiệm độ vững chãi là: đối chiếu các bút toán ở sổ quỹ với sổ theo dõi thanh toán tiền hàng, các báo cáo thu tiền hay bảng kê thu tiền, cộng lại các khoản thu của sổ quỹ và đối chiếu với sổ cái. 1.1.2.2 Chu trình mua hàng và thanh toán: là quá trình mua vào và thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ của nhà cung cấp. Chu trình này không bao gồm quá trình mua vào và thanh toán các dịch vụ lao động hay những chuyển nhượng và phân ở chi phí ở bên trong tổ chức. Chu trìng này gồm các thủ tục mà kiểm toán viên thường dùng trong quá trình kiểm toán như sau: Các trắc nghiệm thực hiện đối với các nghiệp vụ mua hàng. Thứ nhất, các nghiệp vụ mua hàng ghi sổ là của hàng hoá và dịch vụ nhận được thì trắc nghiệm đạt yêuc ầu tập trung vào: kiểm tra sự hiện diện của chứng từ, kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn; kiểm tra dấu hiệu của việc huỷ bỏ các chứng từ, kiểm tra dấu hiệu của sự kiểm soát nội bộ của nghiệp vụ mua hàng. Và trắc nghiệm độ vững chãi tập trung vào: việc xem xét sổ nhật ký mua hàng, sổ cái tổng hợp và sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả đối với số tiền lớn hay không bình thường; kiểm tra tính hợp lý và tính xác thực của các chứng từ minh chứng cho nghiệp vụ mua hàng; đối chiếu hàng tồn kho vào sổ sách kế toán; kiểm tra các tài sản mua vào. Thứ hai, các nghiệp vụ mua hàng đã có sự phê chuẩn ở cấp có thẩm quyền. Trắc nghiệm đạt yêu cầu tập trung vào việc kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn nghiệp vụ mua hàng. Trắc nghiẹm độ vững chãi: kiểm tra tính đúng đắn của chứng từ minh chứng. Thứ ba, các nghiệp vụ mua hàng đều được vào sổ: trắc nghiệm độ vững chãi tập trung vào, đối chiếu một hồ sơ các báo cáo nhận hàng với sổ nhật ký mua hàng. Trắc nghiệm đạt yêu cầu: theo dõi một chuỗi các đơn đặt hàng; theo dõi một chuỗi các báo cáo nhận hàng. Thứ ta, các thủ tục đối với các nghiệp vụ mua hàng được ghi sổ đều được đánh giá đúng. Trắc nghiệm đạt yêu cầu tập trung vào: kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra nội bộ các quá trình tính toán và các số tiền. Trắc nghiệm độ vững chãi tập trung vào: so sánh các nghiệp vụ ghi trên sổ nhật ký mua hàng với hoá đơn của người bán, báo cáo nhận hàng và các chứng từ chứng minh khác và thực hiện tính toán lại các thông tin tài chính trên hoá đơn người bán. Thứ băm, các thủ tục đối với các nghiệp vụ mua hàng được phân loại đúng đắn. Trắc nghiệm đạt yêu cầu tập trung vào: kiểm tra các thủ tục vào sổ thủ công và sơ đồ tài khoản kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra nội bộ. Trắc nghiệm độ vững chãi tập trung vào: so sánh sự phân loại nghiệp vụ mua hàng với sơ đồ tài khoản tham chiếu hoá đơn của từng người bán. Thứ sáu, các thủ tục đối với các nghiệp vụ mua hàng được ghi sổ đúng lúc: trắc nghiệm đạt yêu cầu tập trung vào. Kiểm tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ của nghiệp vụ mua hàng. Trắc nghiệm độ vững chãi tập trung vào: so sánh của báo cáo nhận hàng và hoá đơn của người bán với ngày trên sổ nhật ký mua hàng. Thứ bảy, các thủ tục đối với các nghiệp vụ mua hàng được ghi sổ đúng đắn trên sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả và sổ kho và chúng được tổng hợp đúng đắn: thì trắc nghiệm độ vững chãi tập trung vào: khảo sách tính chính xác về mặt giấy tờ bằng cách tổng cộng số trong nhật ký và theo dõi quá trình chuyển sổ, vào sổ hạch toán chi tiết và các khoản phải trả và sổ kho. Các trắc nghiệm đối với nghiệp vụ thanh toán Thứ nhất, các thủ tục đối với các nghiệp vụ về các khoản thanh toán ghi sổ là của hàng hoá và dịch vụ thực tế đã ghi nhận được: thì trắc nghiệm yêu cầu tập trung vào: thảo luận với người ghi sổ và quan sát các hoạt động để khẳng định sự tách biệt giữa trách nhiệm giữa người ghi sổ với người ký phiếu chi, các chứng từ thanh toán, kiểm tra dấu hiện của quá trình kiểm tra nội bộ đối với việc ghi sổ đúng khoản chi của hàng hoá, dịch vụ nhận được. Còn với trắc nghiệm độ vững chãi tập trung vào: xem xét lại sổ nhật ký chi tiền, sổ cái tổng hợp và các sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả đối với các số tiền lớn hay bất thường, đối chiếu các phiếu chi và các chứng từ thanh toán đã thực hiện với bút toán trong nhật ký mua hàng liên quan và kiểm tra tên, số tiền của người được thanh toán, kiểm tra chữ ký đã phê duyệt và tính đúng đắn của các phiếu chi, các chứng từ thanh toán đã thực hiện. Thứ hai, nghiệp vụ thanh toán được ghi sổ và được phê chuẩn đúng đắn thì các thủ tục gồm trắc nghiệm đạt yêu cầu: kiểm tra dấu hiệu sự phê chuẩn các khoản chi. Còn trắc nghiệm độ vững chãi tập trung vào: kiểm tra các chứng từ đi kèm có khớp với các phiếu chi và chứng từ thanh toán không. Thứ ba, các thủ tục đối với nghiệp vụ thanh toán hiện có, đều được ghi sổ đẩy đủ: thì trắc nghiệm đạt yêu cầu tập trung vào theo dõi tính liên tục các con số của một chuỗi các phiếu chi và các chứng từ thanh toán có được lập từ trước không; kiểm tra các bảng đối chiếu với ngân hàng và quan sát quá trình chuẩn bị cho việc đối chiếu và trắc nghiệm độ vững trãi tập trung vào. Cân đối các khoản chi tiền, ghi sổ với các khoản chi trên bảng kê (sổ phụ) của ngân hàng và sổ sách của kế toán tiền mặt. Thứ tư, thủ tục đổi với các nghiệp vụ thanh toán được đánh giá đúng đắn: thì các trắc nghiệm đạt yêu cầu tập trung vào: kiểm tra dấu hiệu của kiểm tra nội bộ các quá trình tính toán các số tiền; kiểm tra các bảng đối chiếu với ngân hàng và quan sát quá trình chuẩn bị cho việc đối chiếu. Và trắc nghiệm độ vững chãi tập trung vào: so sánh các phiếu chi đã lĩnh tiền, các chứng từ thanh toán đã thực hiện với sổ nhật ký mua hàng và các bút toán chi tiền liên quan, lập một bằng chứng cụ thể khẳng định các khoản chi tiền được đính giá đúng. Thứ năm, các thủ tục với các nghiệp vụ thanh toán được phân loại đúng đắn: thì các trắc nghiệm đạt yêu cầu tập trung vào: kiểm tra các thủ tục vào sổ thủ công và kiểm tra sơ đồ tài khoản; kiểm tra dấu hiện của kiểm tra nội bộ của quá trình phân loại. Và trắc nghiệm độ vững chãi tập trung vào: so sánh sự phân loại phù hợp với sơ đồ tài khoản bằng cách tham chiếu với sổ theo dõi chi tiết vốn bằng tiền, các hoá đơn của người bán và sổ nhật ký mua hàng. Thứ sáu, các thủ tục đối với các nghiệp vụ thanh toán được vào sổ kịp thời đúng luc: thì trắc nghiệm đạt yêu cầu tập trung vào: kiểm tra các thủ tục vào sổ thủ công và quan sát liệu có phiếu chi, chứng từ thanh toán có khả năng chưa vào sổ không; kiểm tra dấu hiệu của quá trình kiểm tra nội bộ việc vào sổ. Và trắc nghiệm độ vững chãi tập trung vào: so sánh ngày trên phiếu chi đã thực hiện với sổ nhật ký chi tiền; so sánh ngày trên các chứng từ thanh toán đã thực hiện với ngày ghi giảm các khonả tiền tại ngân hàng. Thứ bảy, các thủ tục đối với các nghiệp vụ thanh toán được phản ánh đúng đắn vào các sổ hạch toán chi tiết tương ứng và được tổng hợp đúng đắn trong sổ hạch toán tổng hợp thì trắc nghiệm độ vững chãi tập trung vào: khảo tra tính chính xác về mặt giấy tờ bằng cách cộng tổng số trong nhật ký và theo dõi các quá trình chuyển sổ, vào sổ hạch toán chi tiết vốn bằng tiền và các khoản phải trả. Và trắc nghiệm yêu cầu tập trung vào: kiểm tra dấu hiệu của kiểm tra nội bộ. Thứ tám, các thủ tục để khẳng định số dư tài khoản nợ phải trả người bán, các số dư chi tiết trong sổ hạch toán chi tiết, các khoản phải trả, các tài khoản phản ánh tài sản và chi phí liên quan đều hợp lý thì kiểm toán viên tập trung vào. So sánh tổng chi phí mua hàng năm nay với tổng chi phí mua hàng năm trước; xem xét các khoản phải trả nhằm phát hiện những khoản bất hợp lý như: không có bên bán hay các khoản phải trả có chịu lãi, đối chiếu các khoản phải trong sổ hạch toán chi tiết với các năm trước theo từng khách hàng để phát hiện những biến động. 1.1.2.3. Chu trình hàng tồn kho: chu trình này gồm các thủ tục mà kiểm toán viên thường dùng trong quá trình kiểm toán như sau: Các thử nghiệm đối với nghiệp vụ sản xuất. Thứ nhất, các thủ tục nhằm khẳng định tính hiện hữu của các nghiệp vụ ghi sổ thì kiểm toán viên tập trung vào điều tra và quan sát việc sử dụng tài liệu có đánh số trước như việc đánh số trước của các phiếu xin lĩnh vật tư, phiếu xuất kho và kiểm tra tính liên tục của chúng cũng như kiểm tra chữ ký phê duyệt liên quan; kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra nội bộ nhằm khẳng định nghiệp vụ sản xuất thực tế đã xảy ra trước khi chúng được ghi sổ, xem xét hoạt động kiểm soát như việc đối chiếu chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung với bảng tính lương và chi phí sản xuất chung đã xảy ra để phát hiện sự không khớp nhau do một số chi phí không thực sự phát sinh; phỏng vấn về việc sử dụng định mức chi phí, kiểm tra các báo cáo về sự chênh lệch giữa số thực tế ghi sổ với định mức. Thứ hai, các thủ tục nhằm khẳng định tính trọn vẹn của các nghiệp vụ sản xuất thì kiểm toán viên tập trung vào: phỏng vấn và quan sát về việc sử dụng các tài liệu có đánh số trước (như phiếu lĩnh vật tư, bảng tập hợp chi phí ...) và kiểm tra tính liên tục của chúng; phỏng vấn và điều tra sự đính kèm các chứng từ này với sổ sách kế toán; phỏng vấn về việc sử dụng hệ thống định mức chi phí, so sánh đối chiếu sản phẩm dở dang, sản phẩm hoàn thành trong sản xuất với sản phẩm nhập kho. Thứ ba, các thủ tục nhằm khẳng định tính giá và đo lường hợp lý thì kiêm toan viên giá tập trung vào: đối chiếu, so sánh số lượng và giá cả trên phiếu yêu cầu, đơn đặt hàng sản xuất và hợp đồng kinh tế với nhau. Rà soát tỷ lệ phân bổ chi phí chung cho các đơn đặt hàng, tính toán lại chi phí đã phân bổ, cộng và đối chiếu các sổ sách theo dõi sản xuất; phỏng vấn và điều tra về việc cập nhật thông tin hàng tồn kho để xác định định mức sản xuất hay số lượng sản xuất và kiểm tra dấu hiệu của việc sử dụng hàng tồn kho; phỏng vấn về việc sử dụng hệ thống chi phí định mức và điều tra các báo cáo về sự chênh lệch chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung thực tế ghi sổ so với định mức và kế hoạch. Điều tra việc sử dụng hệ thống dự báo doanh thu để tránh sản xuất thừa, xem xét việc thiết lập các chuẩn mực kỹ thuật và chính sách kiểm tra chất lượng, thủ tục kiểm tra và dấu vết của công tác kiểm soát. Thứ tư, các thủ tục khẳng định việc trình bày và khai báo hợp lý thì kiểm toán viên tập trung vào: quan sát việc mã hoá tài khoản đối với chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung; đối chiếu chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung trên bảng tính giá thành với chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung trên sổ theo dõi chi tiết, kiểm ra các danh mục vấn đề cần khai báo và rà soát lại khai báo nhằm khẳng định các vấn đề được khai báo đầy đủ chính xác. Các thủ tục đối với nghiệp vụ lưu kho. Thứ nhất, các thủ tục nhằm khẳng định tính hiện hữu các nghiệp vụ lưu kho kiểm toán viên thường tập trung vào: thựchiện đối chiếu lại giữa sổ cái và sổ chi tiết hàng tồn kho, giữa sổ chi tiết và chứng từ gốc có liên quan; kiểm tra cá phiếu nhập kho, báo cáo giao nhận hàng hoá tránh nghiệp vụ nhập kho không được phê chuẩn; kiểm tra sự đính kèm giữa phiếu nhập kho, phiếu xuất kho với chứng từ liên quan như: lệnh xuất, phiếu xin lĩnh vật tư, hàng hoá; Quan sát kiểm kê hàng tồn kho và so sánh kết quả kiểm kê với sổ sách kết quả kiểm kê với sổ sách kế toán hàng tồn kho; Thứ hai, các thủ tục nhằm khẳng định tính trọn vựn thì kiểm toán viên thường tập trung vào: việc quan sát và kiểm tra tính liên tục của chứng từ; và chứng từ phải được đánh số trước; đối chiếu giữa sổ chi tiết, sổ phụ với sổ cái, sổ tổng hợp và giữa các chứng từ gốc với sổ chi tiết, sổ phụ: so sánh kết quả kiểm kê với sổ sách hàng tồn kho; phỏng vấn và quan sát về việc cách ly trách nhiệm giữa người ghi sổ và người quản lý kho. Thứ ba, các thủ tục nhằm khẳng định quyền và nghĩa vụ lưu kho thì kiểm toán viên tập trung vào: việc xem xét các minh chứng và quan sát việc đánh dấu riêng hàng tồn kho tránh trường hợp nhầm lẫn giữa hàng tồn kho của doanh nghiệp với hàng tồn kho của các đơn vị khác. Thứ tư, các thủ tục nhằm khẳng định sự tính giá và đo lường hợp lý của hàng tồn kho với chi phí định mức tránh sử dụng sai cơ sở tính giá; kiểm tra tính toán lại một số chứng từ gốc, phỏng vấn và điều tra về sự cập nhật sổ sách để phát hiện hàng tồn kho bán chậm, dễ hỏng và sử dụng quá hạn sử dụng. Thứ năm, các thủ tục nhằm khẳng định cơ sở dẫn liệu trình bày và khai báo hợp lý của các nghiệp vụ hàng tồn kho, kiểm toán viên kiểm tra tập trung vào khai báo của các nghiệp vụ sát ngày kết thúc niên độ kế toán, kiểm tra danh mục khai báo tránh tình trạng khai báo thiếu, khai báo không đúng kỳ kế toán. 1.1.2.4. Chu trình tiền lương và nhân viên: tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian hay theo khối lượng công việc, lao vụ mà người lao động đã đóng góp cho doanh nghiệp. Chức năng liên quan tới chu trình này gồm có việc tuyển dụng và thuê mướn nhân viên, phê duyệt các mức lương, bậc lương và sự thay đổi trong mức lương và bậc lương. Các thủ tục mà kiểm toán viên thường dùng. Thứ nhất, các thủ tục nhằm khẳng định các nhân viên được tuyển dụng đã dựa trên các tiêu chuẩn được phê duyệt bởi ban quản lý thì kiểm toán viên tập trung vào. Thành lập chính sách và thủ tục tuyển dụng và thuê mướn một cách rõ ràng; xem xét sự cập nhật sổ nhân sẹ và hồ sơ nhân viên liên tục đối với mọi nhân viên, xác minh các thôngtin về nhân viên được tuyển dụng. Thứ hai, các thủ tục nhằm khẳng định các khoản tiền lương, thưởng, những khoản trích theo lương, cũng như những khoản khấu trừ cần phải được thực hiện tuân theo sẹ phê chuẩn của ban quản lý thì kiểm toán viên tập trung vào: việc xem xét sự duy trì một danh sách đã được cập nhật và phê duyệt về các mức lương, bậc lương và những khoản khấu trừ, thiết lập thủ tục để rà soát và thông qua mức lương, bậc lương và các khoản khấu trừ để phát hiện các khoản cộng dồn đối với hưu trí, nghỉ phép hay phúc lợi có thể bị tính không đúng do sự sai thông tin. Thứ ba, các thủ tục nhằm khẳng định các điều chỉnh đối với việc ghi chép sổ sách hay báo cáo về tiền lương và nhân viên nhất thiết phải được thực hiện tuân theo sự phê duyệt của Ban quản lý thì kiểm toán viên tập trung vào xem xét sự thiết lập các chính sách và thủ tục rõ ràng nhằm phát hiện những điều chỉnh chưa được phê duyệt về tăng mức lương của một mức lương nào đó để có thể dẫn tới khoản chi vô lý và tỏng mức chi phí nhân công không đúng với thực tế. Thứ tư, các khoản chi liên quan tới tiền lương, thưởng và các khoản trích theo lương, khoản khấu trừ, thuế, phúc lợi phải được ghi chép chính xác về số học, đúng thời kỳ và thích hợp về phân loại thì kiểm toán viên sử dụng các thủ tục là: xem xét việc thiết lập, xây dựng một sơ đồ tài khoản hạch toán và các thủ tục hạch toán rõ ràng; thống nhất một cách hợp lý giữa hệ thống các bảng tính lương, bảng tổng hợp chi phí nhân công, nhật ký tiền lương, sổ thanh toán tiền lương và sổ cái. Thứ năm, các khoản chi tiền lương phải căn cứ vào các khoản nợ đã được ghi nhận và việc thiết lập các thủ tục tiền lương và nhân viên cần phải tuân thủ theo sự phê chuẩn của ban quản lý (khẳng định tính thực chi) thì kiểm toán viên sử dụng các thủ tục là: xem xét việc thiết lập một hệ thống hướng dẫn cũng như các thủ tục vè tiền lương và nhân sự; xem xét sự phân công lại về nhân sự cũng như các báo cáo hoạt động về nhân sự; xem xét đánh số trước và kiểm tra các bảng chấm công, thẻ thời gian, phiếu hoàn thành sản phẩm, các phiếu chi cũng như các bản báo cáo về điều chỉnh, xem xét tìm hiểu nguyên nhân cho các khoản chi tiền lương cụ thể nào đó lớn hơn định mức. Thứ sáu, các thủ tục để tìm ra sự bất thường của các khoản chi phí tiền lương, chi phí nhân công trực tiếp, tiền hoa hồng bán hàng, thuế thu nhập và các khoản trích trên tiền lương, thì kiểm toán viên tập trung vào so sánh số dư của khoản chi phí tiền lương với các năm trước đó; so sánh tỷ lệ của chi phí nhân công trực tiếp trong tổng số chi phí kinh doanh với các năm trước; so sánh tỷ lệ thuế thu nhập trong tổng số tiền lương so với năm trước; so sánh các tài khoản chi tiết theo dõi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính dồn của kỳ này so với kỳ trước. 1.1.2.5 .Chu trình tiếp nhận và hoàn trả vốn. Vốn thường được hiểu là hình thành các loại tài sản bao gồm: nguồn tự tạo từ nội lực và nguồn tiếp thu từ bên ngoài qua vay nợ. Từ đó, vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ. Các thủ tục kiểm toán chi tiết các nghiệp vụ về vốn mà kiểm toán viên thường dùng là: Thứ nhất, các thủ tục kiểm toán chi tiết kiểm tra số dư các tài khoản vốn thì kiểm toán tập trung vào: việc thu thập các bảng tống hợp của các tài khoản vốn chủ sở hữu, phản ánh số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và dư cuối kỳ, các nghiệp vụ ảnh hưởng đến tình trạng tăng giảm vốn trong kỳ như: lãi lỗ luỹ kế, góp (cấp) thêm vốn, trích lập quỹ ..., Kiểm tra số tổng cộng với sổ cái; đối chiếu số phát sinh tăng (giảm) vốn với các chứng từ, tài liệu pháp lý có liên quan như lịch trình góp vốn, biên bản góp vốn, biên bản họp hội đồng quản trị, quyết định cấp vốn của cơ quan cấp trên .... Kiểm tra toàn bộ thay đổi liên quan tới vốn. Kiểm tra các (thủ tục) nghiệp vụ liên quan tới phần lợi nhuận để lại những không thuộc phạm vi lợi tức ròng hoạt động, lãi được chi, phát hành trái pheieú. Đánh giá kết quả kiểm tra. Thứ hai, các thủ tục kiểm toán chi tiết kiểm tra lợi nhuận để lại và lãi được chia thì kiểm toán viên tập trung vào: đối chiếu, kiểm tra sự tăng giảm lợi nhuận để lại trên báo cáo lãi lỗ, sổ cái, và các tài liệu liên quan lãi chưa được chia. Đánh giá lại kết cấu kiểm tra. Thứ ba, các thủ tục kiểm tra chi tiết kiểm tra việc trình bày và hạch toán vốn chủ sở hữu: xem xét các khoản vốn góp, các nguồn vốn, các quỹ được trích lập lợi nhuận chưa phân phối, cổ phiếu phát hành, ... có được ghi chép, phản ánh, phân loại hợp lý không; yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin về quy chế cấp phát vốn, nguyên tắc trích lập các quỹ, thu hồi vốn (nếu khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước); xem xét các nghiệp vụ ảnh hưởng tới tình hình tăng giảm vốn có được ghi chép và phản ánh tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành của Nhà nước không. Thực tế áp dụng các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tài chính trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV7066.DOC
Tài liệu liên quan