MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG Ở VIỆT NAM 3
1.1. Một vài đặc điểm chung về vàng 3
1.1.1. Vàng là hàng hóa đặc biệt 3
1.1.2. Vàng là tiền 3
1.1.3. Vàng bảo tồn ngang giá sức mua 3
1.2. Sàn giao dịch vàng 4
1.2.1. Khái niệm 4
1.2.2. Sàn giao dịch vàng ở Việt Nam 5
1.2.3 Cách thức giao dịch trên sàn vàng 7
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng 9
1.3.1. Yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng thế giới và giá vàng Việt Nam 9
1.3.2. Yếu tố cung và cầu ảnh hưởng tới giá vàng 10
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG VÀ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 12
2.1 Mô hình kinh tế lượng 12
2.1.1 Quá trình ngẫu nhiên dừng và không dừng 12
2.1.2 Một số quá trình ngẫu nhiên giản đơn 14
2.1.2.2 Quá trình tự hồi quy 15
2.1.3 Chuỗi không dừng và mô hình hồi quy cổ điển 16
2.1.3 Kiểm định tính dừng dựa trên lược đồ tương quan 18
2.1.4 Kiểm định nghiệm đơn vị 22
2.1.5 Mô hình ARIMA 24
2.1.5.1 Quá trình tự hồi quy AR(p) 25
2.1.5.2 Quá trình trung bình trượt MA 25
2.1.5.3 Quá trình trung bình trượt và tự hồi quy ARAMA 25
2.1.5.4 Qúa trình trình trung bình trượt, đồng liên kết, tự hồi quy 26
2.2 Mô hình phân tích kỹ thuật 28
2.2.1 Định nghĩa phân tích kỹ thuật 28
2.2.2 Tại sao lại phải phân tích kỹ thuật 28
2.2.3 Những giả định cơ sở 29
2.2.3.1 Biến động của giá phản ánh toàn bộ biến động thị trường 30
2.2.3.2 Giá dịch chuyển theo xu thế chung 30
2.2.3.3 Lịch sử sẽ tự lặp lại 31
2.2.3.4 Các loại biểu đồ 31
2.2.4 Một số chỉ báo phân tích kỹ thuật 35
2.2.4.1 Đường trung bình trượt 35
2.2.4.2 Dải Bollinger bands 41
2.2.4.2 Chỉ số cường độ tương đối (RSI – The Relative Strength Index) .47
2.2.4.4 Chỉ báo Fibonacci 49
2.3 So sánh hai phương pháp 56
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG VÀ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG GIAO DỊCH VÀNG Ở VIỆT NAM 57
3.1 Áp dụng mô hình kinh tế lượng và mô hình phân tích kỹ thuật trong ngắn hạn 57
3.1.2 Mô hình kinh tế lượng 57
3.1.2.1 Nguồn gốc số liệu 57
3.1.2.2 Dự báo giá vàng dựa vào mô hình kinh tế lượng 59
3.1.2.3 Cách thức giao dịch dựa vào kết quả dự báo 61
3.1.2 Áp dụng mô hình phân tích kỹ thuật trong giao dịch vàng 62
3.1.2.1 Các chỉ báo sử dụng trong mô hình 62
3.1.2.2 Cách thức giao dịch dựa trên các chỉ báo 63
3.2 Áp dụng mô hình kinh tế lượng và mô hình phân tích kỹ thuật trong dài hạn 65
3.2.1 Mô hình kinh tế lượng 65
3.2.2 Mô hình phân tích kỹ thuật 71
3.3 Nhận xét từ hai phương pháp trong giao dịch vàng 72
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng mô hình kinh tế lượng và mô hình phân tích kỹ thuật trong giao dịch vàng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phân tích kỹ thuật.
Thứ ba, phân tích kỹ thuật quan tâm tới câu hỏi cái gì hơn là câu hỏi tại sao. Các nhà phân tích kỹ thuật đặt toàn bộ sự chú ý của họ vào việc tìm câu trả lời cho câu hỏi: giá hiện tại như thế nào và biến động giá trong quá khứ ra sao. Giá là kết quả cuối cùng trong trận chiến giữa cung và cầu. Mục đích của phân tích là dự đoán hướng giá trong tương lai. Bằng cách chú trọng vào giá và chỉ duy nhất giá, các nhà phân tích kỹ thuật đã sử dụng phương pháp trực tiếp. Trong khi đó các nhà phân tích cơ bản lại quan tâm tới giá vì sao lại như thế. Trả lời câu hỏi tại sao là một lĩnh vực rộng và mất rất nhiều thời gian, do đó các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng tốt hơn hết là tập trung vào giá và đừng bao giờ hỏi tại sao. Tại sao giá lại tăng? Các nhà phân tích kỹ thuật thì rất đơn giản chỉ là người mua nhiều hơn người bán. Xét cho cùng giá trị của bất kỳ tài sản nào cũng chỉ là những mức giá người ta sẵn lòng chi trả cho nó, đâu có ai quan tâm là tại sao.
Những giả định cơ sở
Phân tích kỹ thuật là sự nghiên cứu biến động của thị trường, chủ yếu thông qua việc sử dụng các đồ thị nhằm mục đích dự đoán các xu thế biến động của giá trong tương lai.
Thuật ngữ “biến động của thị trường” ám chỉ ba yếu tố biến động chính cung cấp thông tin cho quá trình phân tích kỹ thuật là giá, khối lượng giao dịch và số lượng hợp đồng chưa tất toán (open interest).
Có 3 giả định làm cơ sở cho việc tiếp cận phân tích kĩ thuật:
-Biến động của giá phản ánh toàn bộ biến động thị trường
-Giá thị trường dịch chuyển theo xu thế
- Lịch sử sẽ tự lặp lại
2.2.3.1 Biến động của giá phản ánh toàn bộ biến động thị trường
Giả định này có thể coi là nền tảng của phân tích kỹ thuật. Mọi lý thuyết, phân tích khác muốn được chấp nhận thì trước tiên phải hiểu và chấp nhận giả định này. Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng bất cứ yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến giá như tâm lý, chính trị hay các yếu tố tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. . . đều được phản ánh rõ trong giá thị trường. Vì vậy có người cho rằng việc nghiên cứu biến động của giá là tất cả những gì ta cần và thực sự không thể phản đối lại ý kiến này.
Trên cơ sở nhận thức chung về việc giá phản ánh những biến động trong cung, cầu. Các nhà phân tích kỹ thuật chỉ ra rằng khi giá tăng dù vì bất kì lý do gì thì cầu phải vượt cung và thị trường tăng giá. Chúng ta cũng đều biết và đồng ý rằng động lực chính của cung và cầu là những yếu tố kinh tế căn bản, chúng làm hình thành lên Bull Market hay Bear Market, còn đồ thị thì không tự nó làm cho thị trường dịch chuyển lên hay xuống. Đồ thị chỉ có thể phản ánh tình hình thị trường mà thôi.
2.2.3.2 Giá dịch chuyển theo xu thế chung
Khái niệm về xu thế là khái niệm vô cùng quan trọng trong phân tích kỹ thuật do đó cần hiểu kĩ về giả định này trước khi muốn tìm hiểu sâu thêm về nó. Mục đích của việc xác lập đồ thị mô tả những biến động giá trên thị trường là nhằm xác định được sớm những xu thế giá, từ đó sẽ tham gia giao dịch trên cơ sở những xu thế này. Trên thực tế những kĩ thuật ở đây đều mang tính lặp lại những xu thế giá có từ trước tức là mục đích của phân tích kỹ thuật là nhằm xác định sự lặp lại của những dạng biến động của giá đã xuất hiện trong quá khứ để có thể tận dụng kinh nghiệm và đưa ra những quyết định phù hợp.
Từ giả định này chúng ta còn có một hệ quả là “một xu thế giá đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó và ít khi có đảo chiều”. Hệ quả này rút ra từ định luật thứ nhất về sự vận động của Newton, do đó nó cách phát biểu khác như sau: "một xu thế đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó cho đến khi nó đảo chiều”. Nhìn chung tất cả những nghiên cứu nhằm tiếp cận theo các xu thế đều nhằm để đi theo những xu thế giá hiện tại cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều.
2.2.3.3 Lịch sử sẽ tự lặp lại
Phần lớn nội dung của phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động thị trường đều phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người. Chẳng hạn như những mô hình giá, những mô hình này đã được xác định và chứng minh từ hơn một trăm năm nay, chúng giống như những bức tranh về đồ thị biến động giá. Những bức tranh này chỉ ra tâm lý của thị trường đang là lên giá hay xuống giá. Việc áp dụng những mô hình này đã phát huy hiệu quả trong quá khứ và được giả định rằng sẽ vẫn tiếp tục có hiệu quả trong tương lai bởi chúng dựa trên phân tích nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý con người thì thường không thay đổi. Như thế giả định này có thể được phát biểu là : “Chìa khóa để nắm bắt tương lai nằm trong việc nghiên cứu quá khứ” hay “tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ”
2.2.3.4 Các loại biểu đồ
Hiện nay trên thị trường chứng khoán các chuyên viên phân tích dùng rất nhiều các loại biểu đồ khác nhau để phân tích, trong đó có 3 loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất đó là: biểu đồ dạng đường (Line chart), biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), biểu đồ dạng ống (Candlestick chart).
Biểu đồ dạng đường (line chart)
Dạng biểu đồ này từ trước tới nay thường được sử dụng trên thị trường chứng khoán, và cũng là loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất trong các ngành khoa học khác dùng để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội…và nó cũng là loại biểu đồ được con người dùng trong thời gian lâu dài nhất. Nhưng hiện nay trên thị trường chứng khoán do khoa học kỹ thuật phát triển, diễn biến của thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả thấp trong phân tích cho nên loại biểu đồ này ngày càng ít được sử dụng nhất là trên các thị trường chứng khoán hiện đại. Hiện nay nó chủ yếu được sử dụng trên các thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên nhưng mức độ giao dịch chưa thể đạt được như thị trường chứng khoán dùng phương pháp khớp lệnh liên tục.Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng, lý do chính là vì nó được sử dụng trên tất cả các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới từ trước tới nay.
Hình 2.1: Đồ thị dạng đường của chỉ số Down Jones Comp Average tính đến 3/2007
.
Biểu đồ dạng then chắn (bar chart)
Hình 2.2 :Đồ thị chỉ số Down Jones Comp Average tính đến 3/2007
Trên các thị trường chứng khoán hiện đại trên thế giới hiện nay các chuyên viên phân tích thường dùng loại biểu đồ này trong phân tích là chủ yếu lý do chính vì tính ưu việt của nó đó là sự phản ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khoán.
Hai kí tự mà dạng biểu đồ này sử dụng đó là:
Loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các thị trường chứng khoán hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giá chứng khoán trong một phiên giao dịch là tương đối lớn.
Biểu đồ dạng ống (candlestick chart)
Hình 2.3: Chỉ số Down Jones Comp Average tính đến 3/2007
Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), nó được người Nhật Bản khám phá và áp dụng trên thị trường chứng khoán của họ đầu tiên. Giờ đây nó đang dần được phổ biến hầu hết trên các thị trường chứng khoán hiện đại trên toàn thế giới. Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh định kỳ.
Hai kí tự mà loại biểu đồ này sử dụng là:
Một số chỉ báo phân tích kỹ thuật
Đường trung bình trượt
Giới thiệu
Trung bình trượt di động là một trong những chỉ số kỹ thuật đa năng nhất và được sử dụng nhiều nhất. Do cách mà chỉ số được xây dựng nên và cũng như do chỉ chỉ số này có thể dễ dàng định lượng và thực hiện, chỉ số này được xem là nền tảng đối với nhiều hệ thống xác định xu hướng ngày nay.
Phân tích đồ thị là một vấn đề lớn và rất khó thực hiện. Như là một kết quả, phân tích đồ thị không thích ứng tốt với hệ thông hoá máy vi tính. Ngược lại, các quy tắc của MA có thể dễ dàng được lập trình vào máy tính, sau đó chương trình tạo ra các tín hiệu mua và bán cụ thể. Trong khi hai nhà phân tích kỹ thuật còn phải tranh cãi có hay không mẫu hình giá là mẫu hình gì ví dụ là mẫu hình tam giác hay mẫu hình cái nêm, hoặc có hay không mẫu hình khối lượng ủng hộ thị trường giá lên hoặc thị trường giá xuống, những tín hiệu về xu hướng MA rõ ràng là không thể gây tranh cãi.
Các loại đường MA
Trung bình trượt là một chỉ số cho biết giá trị trung bình của giá chứng khoán trong n thời kỳ. Vì giá chứng khoán thay đổi nên đường trung bình trượt của chứng khoán cũng đi lên hoặc đi xuống .
Tuy nhiên, có rất nhiều loại MA khác nhau mà chúng không hề đơn giản chút nào. Có 7 loại MA phổ biến: MA giản đơn (SMA-simple Moving Average), MA hàm mũ ( EMA – Exponential Moving Average), MA chuỗi thời gian (TSMA – Time Moving Average), MA tam giác (TMA Triangular Moving Average), MA được điều chỉnh khối lượng (AMA – Volume-adjusted Moving Average), MA biến thiên (VMA- Variable Moving Average), MA tỷ trọng (WMA – Weighted Moving Average). Và cũng có rất nhiều câu hỏi như cách tốt nhất để áp dụng MA. Chẳng hạn, nên sử dụng đường MA cho bao nhiêu ngày? Có nên sử dụng MA dài hạn hay ngắn hạn? Có chăng một MA tốt nhất đối với tất cả các thị trường hay chỉ cho một thị trường riêng lẻ mà thôi? Có phải mức giá đóng cử là mức giá tốt nhất để tính MA không? Sử dụng nhiều hơn một MA thì có tốt hơn không? Sử dụng đường MA nào là tốt nhất?
Dưới đây là 3 loại MA hay được sử dụng.
MA giản đơn –SMA
Hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng loại SMA, hoặc trung bình số học. Nhưng có một số người thắc mắc về tính hữu dụng của MA ở hai điểm. Thứ nhất , chỉ có các mức giá trong khoảng thời gian tính MA mới được xem xét. Ví dụ nếu tính SMA(10) thì chỉ có các mức giá trong 10 ngày gần nhất mới được xem xét, còn mức giá của 11 ngày trước đó được coi như không ảnh hưởng gì tới giá của thời điểm hiện tại. Thứ hai, SMA cho tỷ trọng ngang nhau đối với mức giá mỗi ngày. Ví dụ một đường SMA(10), thì mức giá ngày sau cùng cũng được coi là có ảnh hưởng tới giá hiện tại như ngày thứ 10 trở về trước. Mức giá mỗi ngày được ấn định có tỷ trọng là 10%. Một số nhà phân tích tin tưởng rằng, sẽ tốt hơn nếu đặt một tỷ trọng cao hơn cho các mức giá gần đây.
MA tỷ trọng tuyến tính – WMA
Một nỗi lực để hiệu chỉnh vấn đề tranh cãi về tỷ trọng, một số nhà phân tích sử dụng MA tỷ trọng tuyến tính.
Công thức:
Tuy nhiên, WMA vẫn chưa giải quyết được rắc rối về việc chỉ có khoảng thời gian dùng để tính toán MA được xem xét.
MA san bằng hàm mũ - EMA
Loại MA này giải quyết được cả hai rắc rối mà SMA gặp phải. Thứ nhất, EMA san bằng hàm mũ đặt tỷ trọng lớn hơn cho các mức giá gần hiện tại hơn. Vì thế nó cũng chính là một đường MA có tỷ trọng. Nhưng trong khi nó gán tỷ trọng nhỏ hơn cho các mức giá trước, nó cũng không đưa vào tính toán tất cả các dữ liệu giá trong vòng đời của công cụ tài chính (chứng khoán, ngoại tệ, vàng …). Thêm vào đó người sử dụng EMA có thể điều chỉnh tỷ trọng lớn hơn hoặc nhỏ hơn cho các mức giá gần đây. Việc điều chỉnh này được thực hiện bằng cách thay đổi giá trị phần trăm đối với mức giá của ngày sau cùng, tỷ trọng mà giá trị của ngày trước đó được cộng vào phần trăm MA. Tổng của hai giá trị phần trăm này phải là 100%. Nói cách khác, EMA được tính toán bằng cách áp dụng một tỷ lệ phần trăm của mức giá đóng cửa của ngày hôm nay và một tỷ lệ phần trăm cao hơn đối với những mức giá gần đây. Chẳng hạn, đối với MA 10 ngày , mức giá của ngày sau cùng có thể được ấn định một giá trị tỷ trọng 10%, còn tỷ trọng của ngày MA tính tới ngày trước đó là 90%. Điều này làm cho mức giá cuối cùng chiếm tỷ trọng 10% trong tổng tỷ trọng. Điều đó có thể tương tự như một MA 20 ngày. Bằng cách cho mức giá ngày cuối cùng một giá trị nhỏ hơn là 5%. Tỷ trọng ngày cuối cùng ít hơn, MA ít nhạy cảm hơn.
Ý nghĩa của đường MA
MA là một phương sách cần thiết để bám sát xu hướng. Mục đích của nó là để xác định hoặc ra tín hiệu rằng một xu hướng mới đã bắt đầu hay một xu hướng cũ đã kết thúc hoặc đảo chiều. Mục đích của nó là theo dõi sự tiến triển của xu hướng. MA có thể coi là một xu hướng cong. Tuy nhiên , nó không dự đoán hành động thị trường giống như cách mà phân tích đồ thị chuẩn thực hiện. MA là một tín hiệu theo sau chứ không phải là một tín hiệu dẫn dắt. Nó không bao giờ tiên đoán mà chỉ đơn giản là phản ứng trở lại. MA bám sát một thị trường và nói cho chúng ta biết xu hướng đã bắt đầu, chứ không chỉ đơn giản là theo sau các số liệu đã diễn ra. MA là một phương sách làm san bằng các biến động. Bằng việc tính toán mức trung bình dữ liệu giá, một đường giá bằng phẳng hơn được tạo ra, giúp quan sát dễ dàng hơn xu hướng cơ bản. Tuy nhiên về bản chất, đường MA cũng trở nên chậm trễ về hơn so với hành động thị trường. Một đường MA ngắn hơn, chẳng hạn như một đường MA 20 ngày, bám sát thị trường hơn một đương MA 200 ngày. Sự chậm trễ về thời gian có thể được giảm bớt bằng cách sử dụng MA ngắn hạn hơn, nhưng sự chậm trễ về thời gian này không bao giờ loại bỏ được. Những đường MA ngắn hạn phản ứng nhanh hơn với sự biến động của giá, trong khi đường MA dài han thì phản ứng chậm hơn. Tuỳ vào từng thị trường, tuỳ vào từng thời điểm mà chúng ta sử dụng MA ngắn hạn hay dài hạn.
Thông thường người ta hay tính MA 39 tuần, nhưng dù là bao nhiêu đi nữa MA cũng phải đảm bảo tính chất là ghi chép đầy đủ các dấu vết theo thời gian của các chu kỳ thị trường. Có nghĩa rằng độ dài của một đường MA phải phù hợp với chu kỳ thị trường mà nhà đầu tư đang đi theo. Chẳng hạn như, cần tính độ dài đối với MA của một loại tài sản có chu kỳ 40 ngày (từ đỉnh này đến đỉnh khác mất 40 ngày ) thì chỉ cần áp dụng công thức:
Độ dài lý tưởng của một MA = Độ dài chu kỳ/2 +1
Kết quả là nhà đầu tư có được một MA 21 ngày.
Có thể chuyển một MA hàng ngày thành một MA hàng tháng hay hàng tuần dễ dàng. Nếu muốn chuyển từ MA hàng ngày sang MA hàng tuần, lấy số ngày chia cho 5 (giả sử tài sản đó giao dịch 5 ngày 1 tuần). Có nghĩa là một MA 200 ngày sẽ tương đương với một MA 40 tuần. Tương tự nếu muốn chuyển qua MA theo tháng, lấy số ngày chia cho 21.
Cách sử dụng
Sử dụng một MA
MA giản đơn là một trong những đường MA được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều nhất. Một số nhà giao dịch chỉ sử dụng duy nhất một đường MA để đưa ra các tín hiệu xu hướng. Đường MA được vẽ trên đồ thị hình thanh hoặc đồ thị đường với giao dịch trong ngày phù hợp cùng hành động giá giao dịch trong ngày giao dịch đó. Khi giá đóng cửa được chuyển lên trên đường MA, tín hiệu mua được tạo ra. Còn một tín hiệu bán được tạo ra khi giá dịch chuyển xuống dưới đường MA. Để tăng thêm sự xác nhận, một vài nhà phân tích kỹ thuật còn xem đường MA để chỉ ra hướng giá tại điểm giao nhau.
Hình 2.4:Đường MA 50 ngày vẽ cho giá vàng Việt Nam từ 28/7/07 đến 31//03/09.
Hình 2.5: Đường MA 20 ngày cũng cùng một bộ số liệu là giá vàng Việt nam từ 27/8/07 đến 31/03/09
Ta nhận thấy đường MA ngắn hạn (MA 20 ngày) sẽ theo sát được giá và tao ra nhiều điểm cắt nhau hơn. Hành động này có thể tốt hoặc không tốt. Việc sử dụng một đường MA rất nhạy cảm sẽ tạo ra nhiều giao dịch (do đó chi phí hoa hồng cao hơn), và những kết quẩ đó cũng có nhiều tín hiệu sai (tín hiệu giả). Nếu đường MA quá nhạy cảm, các biến động giá ngẫu nhiên trong ngắn hạn (độ nhiễu) sẽ đưa ra các tín hiệu xu hướng tồi. Ngược lại đường MA dài hơn sẽ đưa ra ít tín hiệu hơn, nhưng các tín hiệu sẽ hoạt động tốt hơn nếu xu hướng còn có ý nghĩa. Mức độ nhạy cảm của đường MA dài hạn giữ cho đường MA khỏi những rối loạn do giá tăng hay giảm bất thường xảy ra, nhưng đường MA dài hạn sẽ hoạt động tốt hơn trong một thị trường có xu hướng và xu hướng được giữ vững, còn đường MA ngắn hạn sẽ hữu dụng hơn trong trường hợp xu hướng của thị trường đảo chiều liên tục.
Vì thế, cho thấy một điều là chỉ sử dụng đường MA thôi sẽ có những nhược điểm . Các nhà phân tích kỹ thuật khuyên nhà đầu tư nên sử dụng hai đường MA.
Sử dụng hai đường MA
Kỹ thuật này gọi là phương pháp cắt hai lần. Điều này có nghĩa là tín hiệu mua được tạo ra khi đường MA ngắn hạn cắt lên trên đường MA dài hạn, và tín hiệu bán được tạo ra khi đường MA ngắn hạn cắt xuống dưới đường MA dài hạn. Ví dụ như, kết hợp hai đường MA 20 và đường MA 50 trong bộ số liệu trên. Ta có biểu đồ:
Hình 2.6: Hai đường MA 20 ngày và đường MA 50 ngày vẽ cho dữ liệu vàng Việt Nam
2.2.4.2 Dải Bollinger bands
Giới thiệu
Được phát triển bởi John Bollinger, Bollingerbands là một chỉ báo cho phép người sử dụng so sánh độ biến động và các mức giá tương đối qua các chu kì thời gian. Chỉ báo này gồm 3 đường viền bao quanh hầu hết khoảng biến động giá chứng khoán, hay giá vàng.
Dải nằm giữa là đường SMA
Dải bên trên (SMA cộng D lần độ lệch chuẩn )
Dải bên dưới (SMA trừ D lần độ lệch chuẩn)
Dưới đây là đồ thị có chứa dải Bollinger.
Hình 2.7 : Dải Bollinger được vẽ cho dữ liệu vàng Việt Nam
Ý nghĩa
Để hiểu rõ hơn về dải Bollinger chúng ta nên hiểu ý nghĩa của độ lệch chuẩn.
Độ lệch chuẩn:
Nếu gọi X là giá của tài sản đang quan tâm,là giá trung bình, E(X) là kỳ vọng, là phương sai, S là độ lệch chuẩn. Ta có:
Nhìn vào công thức trên ta thấy S là một thước đo độ biến động giá.
Và dải Bollinger cho ta thấy những biến động giá bất thường sẽ nằm trong dải Bollinger. Vì nhìn vào công thức để xây dựng dải Bollinger và mối liên hệ của độ lệch chuẩn như đã trình bày ở trên cho ta thấy xác suất để mức giá nằm trong giải Bollinger là rất lớn. Nếu ta chọn D=1 thì mức xác suất để giá nằm trong dải này là 68.26%. Nếu ta chọn D=2 thì mức xác suất để giá nằm trong dải này là 95.44%. Nếu ta chọn D=3 thì mức xác suất để giá nằm trong dải này là 99.74%. Như vậy nếu ta chọn D càng lớn thì khả năng giá ở trong dải Bollinger càng lớn, do đó sẽ có ít mức giá bất thường hơn và có thể cho ít tín hiệu mua hay bán hơn, nhưng những tín hiệu này sẽ chính xác hơn.
Bollinger đề xuất việc sử dụng SMA 20 ngày làm đường trung tâm và 2 lần độ lệch chuẩn, tức xác suất để giá nằm trong dải Bollinger là 95.44%, để xây dựng các đường viền bên ngoài. Độ dài của trung bình trượt và số độ lệch chuẩn có thể được hiệu chỉnh cho phù hợp hơn với sở thích của cá nhân hoặc đặc điểm riêng của từng chứng khoán, từng loại tài sản.
Thử nghiệm và mắc lỗi là một phương pháp để xác định độ dài trung bình trượt phù hợp. Việc đánh giá trực quan giản đơn có thể được sử dụng để quyết định số chu kì thích hợp. BB nên bao quanh hầu hết khoảng biến động giá nhưng không nên là tất cả.
Sau những biến đông mạnh, xuất hiện sự xuyên phá các đường biên là bình thường. Nếu các mức giá xuất hiện xa ngoài đường biên quá thường xuyên thì cần có một đường trung bình trượt dài hơn. Nếu các mức giá hiếm khi chạm tới các đường biên ngoài, thì cần rút ngắn độ dài trung bình trượt.
Đối với khung thời gian chung, Bollinger đề xuất SMA 10 ngày cho chu kì ngắn, SMA 20 ngày cho chu trung bình và 50 ngày cho chu kì dài.
Cách sử dụng
Như trên chúng ta đã phân tích, những điểm nằm ngoài dải Bollinger là những điểm bất thường. Các tín hiệu mua và bán được đưa ra dựa vào những điểm này.
Những điểm nằm bên ngoài dải Bollinger
Nếu giá nằm quá dải trên và kéo dài liên tục thì tín hiệu này khẳng định xu thế tăng sẽ tiếp tục tăng mạnh. Nếu giá nằm dưới dải dưới và kéo dài liên tục thì tín hiệu này khẳng định xu thế giảm sẽ tiếp tục giảm mạnh.
Dựa vào giá vượt ra ngoài dải bollinger rồi quay trở lại nằm trong dải
Nếu giá tài sản vượt quá dải trên rồi sau đó thiết lập một đỉnh giá khác nằm trong dải Bollinger thì tín hiệu này cảnh báo sự chấm dứt xu thế tăng giá hiện tại và chuyển sang xu thế giảm hoặc tăng dập dềnh. Tín hiệu này sẽ cảnh báo đảo chiều sang giảm và được khẳng đinh chắc chắn hơn nếu sau đó giá của tài sản đang xem xét rớt xuống dưới đường SMA tương ứng của dải Bollinger.
Nếu giá tài sản xuống dưới dải dưới rồi sau đó thiết lập một đáy khác nằm trong dải Bollinger thì tín hiệu này cảnh báo sự chấm dứt xu thế giảm giá hiện tại và chuyển sang xu thế tăng hoặc dập dềnh. Tín hiệu này sẽ cảnh báo đảo chiều sang tăng và được khẳng định chắc chắn hơn nếu sau đó giá cổ phiếu vượt lên trên dưới đường SMA tương ứng của dải Bollinger.
Bên cạnh việc chỉ ra các mức giá tương đối và độ biến động, BB có thể được kết hợp với đường giá và các chỉ báo khác để khái quát các dấu hiệu và báo trước các biến động.
Những sự thay đổi giá mạnh xuất hiện ngoài các đường biên hẹp và biến động thấp. Trong trường hợp này, các Bollingerbands không cho thấy bất cứ gợi ý nào về xu thế giá trong tương lai. Đường xu thế phải được xác định bằng cách sử dụng các chỉ báo khác và các lĩnh vực khác của phân tích kĩ thuật. Nhiều chứng khoán trải qua những thời kì biến động lớn theo sau những thời kì biến động thấp. Việc sử dụng Bollingerbands, các chu kì này có thể dễ dàng chỉ ra bằng các đánh giá trực quan. Các đường biên hẹp cho thấy mức biến động thấp và những đường biên rộng cho thấy biến động cao. Các biến động có thể sẽ quan trong hơn đối vố những người chơi quyền chọn vì giá của quyền chọn sẽ rẻ hơn khi biến động thấp.
Hình 2.8: Dải Bollinger được vẽ cho công ty cô phần vận tải Hà Tiên – HTV với SMA 20 và D=2
Tại các thời điểm xác định bằng các đường kẻ màu đỏ và xanh, giá cổ phiếu đã vượt quá băng trên (upper band) hoặc xuống thấp hơn băng dưới (lower band), nếu so sánh lên đồ thị RSI sẽ thấy các thời điểm này tương ứng với các ngưỡng siêu mua và siêu bán. Điều này khẳng định sức tăng (hoặc giảm giá) hiện tại là rất mạnh. Đặc biệt trong giai đoạn tháng 2, các đỉnh của giá liên tục được thiết lập cao hơn băng trên (upper band) khẳng định sức tăng giá rất mạnh và còn tiếp diễn dài trong giai đoạn này.
Tại các vùng được khoanh tròn là các tín hiệu giá cổ phiếu vượt ra ngoài dải băng bollinger rồi trở lại vào trong dải băng này.
Vòng tròn số 1 và số 4 là khoảng thời gian mà một đỉnh của giá cổ phiếu được thiết lập nằm trên băng trên và một đỉnh tiếp theo sau đó được thiết lập nằm trong dải băng bollinger. Tín hiệu này cảnh báo về sự đảo chiều của giá cổ phiếu sang giảm và càng được khẳng định chắc chắn hơn khi giá cổ phiếu đi xuống dưới đường trung bình động SMA-20.
Vòng tròn số 2 và số 3 là khoảng thời gian mà một đáy của giá cổ phiếu được thiết lập nằm thấp hơn băng dưới và một đáy tiếp theo sau đó được thiết lập nằm trong dải băng bollinger. Tín hiệu này cảnh báo về sự đảo chiều của giá cổ phiếu sang tăng. Tuy nhiên vòng tròn số 3 được khẳng định chắc chắn và có sức tăng mạnh mẽ hơn vì giá cổ phiếu sau đó đã xuyên phá và vượt lên trên đường trung bình động SMA – 20.
Chỉ số cường độ tương đối (RSI – The Relative Strength Index)
Giới thiệu
Được phát triển bởi J.Welles Wilder và được giới thiệu trong cuốn sách New Concepts in Technical Trading Systems của ông năm 1978, , RSI là một chỉ báo momentum đặc biệt hữu ích và thông dụng . RSI so sánh các mức lãi với các mức lỗ gần đây của cổ phiếu và chuyển các thông tin đó thành các số từ 0 đến 100. Sử dụng chu kì thời gian là tham số để tính toán. Trong cuốn sách này, J.Wilder đề xuất việc sử dụng 14 thời kì.
Cách gọi đầy đủ của RSI không may là dễ gây nhầm lẫn với các dạng phân tích mức độ tương quan khác như đồ thị RS của J.Murphy và dãy RS của IBD. Hầu hết các loại RS khác sử dụng nhiều hơn 1 cổ phiếu trong việc tính toán. Như hầu hết các chỉ báo chính xác, để tính toán RSI chỉ cần 1 cổ phiếu. Thêm vào đó để tránh sự rắc rối, nhiều người không sử dụng cách gọi đầy đủ của RSI mà chỉ gọi là RSI.
b) Cách tính RSI
Trong đó X là số phiên giao dịch liền trước phiên giao dịch hiện tại, được sử dụng để thu thập số liệu tính toán.
Hình 2.9: RSI vẽ cho chỉ số Down Jones Comp Average đến 3/2007
Ý nghĩa
RSI cho biết tỉ lệ giữa bình quân mức tăng của giá đóng cửa qua X ngày so với bình quân mức giảm giá đóng cửa qua X ngày. Từ đó giúp đơn giản hóa việc tính toán, tổng quát hóa cho X chạy từ 1 đến 100. Xem xét sự chênh lệch giữa các mức giá đóng cửa có thể mang lại một chỉ số có khả năng đo lường động lượng của giá. Phụ thuộc vào khoảng thời gian được lựa chọn để thu thập dữ liệu từ thị trường, RSI có thể sẽ là một chỉ số đi đầu trong việc dự doán và cảnh bảo những thay đổi trong xu thế của thị trường.
Tuy nhiên, nếu thời gian để xem xét thu thập dữ liệu là quá ngắn và xu thế trên thị trường đang được duy trì không đồi, RSI có thể sẽ sớm cho thấy dấu hiệu của việc chấm dứt xu thế này. Chính vì vậy, bạn nên xem xét thêm một số chỉ tiêu và bằng chứng kĩ thuật khác chứ không đơn thuần chỉ dựa trên RSI.
Trong số các khoảng thời gian được sử dụng để tính toán RSI, khoảng thời gian 14 ngày được sử dụng phổ biến nhất, và cũng chính là khoảng thời gian mà người khai sinh ra chỉ số RSI là Wilder sử dụng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà các con số thời gian khác có thể mang lại những kết quả tốt hơn. Hai khoảng thời gian khác cũng được sử dụng phổ biến là 9 ngày và 25 ngày. Khoảng thời gian càng dài thì các dấu hiệu có độ sai lệch càng thấp, tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới một độ trễ nhất định so với mức đỉnh điểm hay mức đáy của thị trường.
Cách sử dụng
Mua siêu và bán siêu
J.Welles Wilder đề cập đến việc sử dụng các mức 70, 30 và mua siêu, bán siêu. Nhìn chung, nếu RSI tăng lên trên 30 thì được xem là bullish đối với tài sản cơ bản. Ngược lại, nếu RSI xuống dưới 70, là tín hiệu bearis
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31803.doc