Luận văn Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN 7

1.1. Khái niệm đặc điểm áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình 7

1.2. Các giai đoạn và nội dung áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình 15

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 36

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên 36

2.2. Những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên 45

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 75

3.1. Quan điểm và yêu cầu về áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên 75

3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên 82

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

 

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2734 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hôn. - Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. - Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. - Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ. - Tranh chấp về cấp dưỡng. - Yêu cầu hủy việc kết hôn trái phép. - Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. - Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. - Yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn. - Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. - Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. - Các tranh chấp khác và những yêu cầu khác về HN và GĐ mà pháp luật có quy định. Trong thực tế các loại việc của tranh chấp và những yêu cầu về HN và GĐ, khi các đương sự gửi đơn viết rất đơn giản ít các thông tin để phân loại thuộc loại tranh chấp hay yêu cầu nào, thuộc thẩm quyền Tòa án nào giải quyết. - Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo mới ADPL để xem xét, phân loại, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì thông báo cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. - Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu thuộc thẩm quyền của mình. - Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác. - Trả lại đơn cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Việc trả lại đơn thì được phân ra trong các trường hợp: - Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có năng lực hành vi dân sự. - Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của chính quyền nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp Tòa án bác đơn khởi kiện. - Chưa có đủ điều kiện khởi kiện. - Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án... Như vậy, khi thụ lý đơn về HN và GĐ, Tòa án nơi thụ lý cần phải ADPL xem xét nhiều vấn đề liên quan đến đơn khởi kiện như: Các chứng từ liên quan đến vụ kiện, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, thẩm quyền của Tòa án cấp nào được giải quyết, số tiền án phí phải nộp hay được miễn, người khởi kiện có quyền khởi kiện hay không, có đủ năng lực dân sự không... đồng thời Tòa án phải thụ lý theo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Điều tra vụ án là thu thập chứng cứ, làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án, đây là giai đoạn quan trọng. Vì kết quả điều tra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định, đến bản án. Do đó, đòi hỏi Thẩm phán phải thận trọng khi thu thập chứng cứ như các bước chủ yếu sau: - Thẩm phán tiến hành lấy lời khai đương sự theo Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng, đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những nội dung còn thiếu. Việc lấy lời khai của đương sự được thực hiện tại trụ sở Tòa án, trong những trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án. Sau khi ghi xong, biên bản ghi lời khai phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận và có dấu của Tòa án, nếu nhiều bản thì phải có dấu giáp lai, trường hợp biên bản ghi lời khai ở ngoài trụ sở Tòa án phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản. Ngoài việc lấy lời khai của đương sự còn lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết. Từ kết quả lấy lời khai nếu thấy có mâu thuẫn thì tiến hành cho đối chất giữa các đương sự với nhau nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan, việc đối chất phải được ghi lại thành biên bản có chữ ký của những người tham gia đối chất. - Tiến hành điều tra xác minh, trong những trường hợp và xét thấy cần thiết Tòa án đến tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, cơ quan hoặc nơi cư trú của đương sự để xác minh nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án. Cùng với việc lấy lời khai, tiến hành thu thập các tài liệu khác như: - Đăng ký kết hôn. - Bản sao giấy khai sinh các con. - Các giấy tờ có ý nghĩa chứng minh về tài sản. - Các giấy vay nợ, giấy cho vay. - Các giấy tờ về nhà đất và các giấy tờ khác có liên quan đến vụ án. Bên cạnh đó tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể có thể trưng cầu giám định. Nếu trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng thì Thẩm phán ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại. - Định giá tài sản: khi tài sản của các bên đương sự có tranh chấp về giá, Tòa án quyết định thành lập hội đồng định giá và tùy thuộc vào loại tài sản cần định giá mà tiến hành mời các thành viên hội đồng định giá cho phù hợp. Những chứng cứ thu thập ở tỉnh ngoài, Tòa án ra quyết định ủy thác để Tòa án nơi khác hoặc cơ quan có thẩm quyền lấy lời khai của đương sự, có các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ án. Trong những trường hợp cần thiết pháp luật quy định cho áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ, hoặc đảm bảo việc thi hành án, các biện pháp khẩn cấp tạm thời như: - Kê biên tài sản đang tranh chấp. - Cấm chuyển dịch về quyền về tài sản đang tranh chấp. - Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp. - Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước ở nơi gửi... Quá trình điều tra cần tuân thủ nghiêm ngặt, chính xác các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì mới đảm bảo tính khách quan, công bằng, làm rõ bản chất sự thật khách quan của vụ án, nhằm đạt được kết quả cao nhất trong việc điều tra, thu thập chứng cứ. Trong những năm qua, TAND thành phố Thái Nguyên đã thụ lý điều tra án HN và GĐ được như sau: Năm 2002 thụ lý được 314 vụ án; năm 2003 thụ lý được 363 vụ án; năm 2004 thụ lý được 310 vụ án; năm 2005 thụ lý được 404 vụ án. TAND ở tỉnh Thái Nguyên ADPL thụ lý và điều tra vụ án nhằm đạt được kết quả tốt nhất làm tiền đề thuận lợi cho quyết định và bản án HN và GĐ được chính xác [56]. * về ADPL trong hòa giải thành: Việc hòa giải được quy định tại Điều 180, 181, 185, 186 Bộ luật Tố tụng dân sự. Khi giải quyết vụ án HN và GĐ không nhất thiết vụ nào cũng phải qua bước hòa giải, có những vụ không thể tiến hành hòa giải được với nhiều lý do khác nhau, như một bên đương sự ở xa hoặc họ cố tình không đến tham gia hòa giải. Trước khi tiến hành ADPL để hòa giải Thẩm phán phải nắm vững các tình tiết nội dung của vụ án, cần chủ động chuẩn bị các nội dung hòa giải. Đồng thời phải thông báo cho các đương sự, người đại diện của đương sự biết về địa điểm, thời gian, nội dung các vấn đề cần hòa giải. Thành phần hòa giải gồm: Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải, thư ký ghi lại biên bản hòa giải và các đương sự, người đại diện hợp pháp của các đương sự. Trong một vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải, nhưng các đương sự đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải không ảnh hưởng đến quyền lợi nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt, nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý, để họ tự thỏa thuận với nhau giải quyết các tranh chấp. Việc tiến hành hòa giải phải được thư ký ghi vào biên bản và phải phản ánh đầy đủ diễn biến thành phần, địa điểm, thời gian, nội dung hòa giải, kết thúc hòa giải biên bản phải được thông qua và có chữ ký của tất cả những người tham gia phiên hòa giải. Nếu khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải. Trong công tác hòa giải ngoài việc nhận thức đúng đắn các quy định của pháp luật, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải phải nắm vững kiến thức pháp luật, có kinh nghiệm trong thực tiễn về hòa giải, có sự hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, có khả năng động viên các đương sự hướng đến giải quyết tranh chấp, làm cho các tranh chấp từ phức tạp trở thành đơn giản, có như vậy hòa giải mới đạt được kết quả cao. Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên trong năm qua ADPL hòa giải thành như sau: Năm 2002 ADPL hòa giải thành 12/314 vụ án; năm 2003 ADPL hòa giải thành 10/363 vụ án; năm 2004 ADPL hòa giải thành 8/310 vụ án; năm 2005 ADPL hòa giải thành 14/404 vụ án [56]. Tuy số vụ án hòa giải thành chưa nhiều, nhưng đó là sự cố gắng của quá trình ADPL trong công tác hòa giải, việc hòa giải thành, bên cạnh những cố gắng của Thẩm phán thì các đương sự phải có thiện trí giải quyết tranh chấp thì công tác hòa giải mới đạt được kết quả cao. * Về ADPL trong trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án và công nhận sự thuận tình ly hôn: Sau khi thụ lý và điều tra vụ án về những tranh chấp HN và GĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trong quá trình giải quyết các vụ án về HN và GĐ Tòa án sẽ ADPL trong các trường hợp như sau: ã Đình chỉ vụ án HN và GĐ nếu thuộc các trường hợp sau: + Nguyên đơn hoặc bị đơn chết, quyền và nghĩa vụ của họ không ai thừa kế. + Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện. + Các đương sự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải quyết tiếp vụ án. + Nguyên đơn triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai vẫn vắng mặt. + Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Nếu vụ án thuộc một trong các trường hợp nêu trên, sau đó phân tích đánh giá, làm rõ các tình tiết trong vụ án, đồng thời đối chiếu với pháp luật hiện hành để lựa chọn QPPL để áp dụng ra quyết định đình chỉ đối với vụ án đó. Như ở TAND thành phố Thái Nguyên năm 2002 ADPL đình chỉ 8/314 vụ; năm 2003 ADPL đình chỉ 17/363 vụ; năm 2004 ADPL đình chỉ 8/310 vụ; năm 2005 ADPL đình chỉ 34/404 vụ, lý do đình chỉ chủ yếu là do đương sự xin rút đơn khởi kiện [56]. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ, nếu đình chỉ theo các trường hợp như nêu ở trên tiền tạm ứng án phí đương sự đã nộp được sung và công quỹ nhà nước. ã Tạm đình chỉ vụ án HN và GĐ trong các trường hợp sau: + Một bên đương sự mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định người đại diện theo pháp luật. + Nguyên đơn đề nghị tạm đình chỉ có lý do chính đáng. + Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan. + Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định. Sau đó phân tích, đánh giá, làm rõ các tình tiết trong vụ án, đồng thời đối chiếu với pháp luật hiện hành để lựa chọn QPPL ADPL ra quyết định tạm đình chỉ đối với vụ án đó. Theo số liệu của TAND thành phố Thái Nguyên, năm 2002 Tòa án ADPL tạm đình chỉ 39/314 vụ án; năm 2003 Tòa án ADPL tạm đình chỉ 51/ 363 vụ án; năm 2004 Tòa án ADPL tạm đình chỉ 45/310 vụ án; năm 2005 Tòa án ADPL tạm đình chỉ 34 /404 vụ án, lý do tạm đình chỉ chủ yếu do đương sự xin tạm dừng giải quyết vụ án, do chờ kết quả ủy thác điều tra hoặc chờ kết quả quảng cáo nhắn tin yêu cầu tìm đương sự về giải quyết việc HN và GĐ [56]. Hậu quả của việc tạm đình chỉ tiền tạm ứng án phí, lệ phí của đương sự được gửi vào kho bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án. Quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. ã Công nhận sự thuận tình ly hôn: Trong trường hợp quá trình giải quyết vụ án các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận với nhau về các tranh chấp trong vụ án HN và GĐ, Tòa án xem xét nếu sự thỏa thuận đó phù hợp với pháp luật, Tòa án lựa QPPL và ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của các đương sự. Việc ADPL trong trường hợp thuận tình ly hôn số lượng vụ án chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên. Số vụ án đã ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn ở thành phố Thái Nguyên trong những năm qua như sau: Năm 2002 Tòa án ADPL ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn 178/314 vụ án; năm 2003 Tòa án ADPL ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn 228/363 vụ án; năm 2004 Tòa án ADPL ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn 185/310 vụ án; năm 2005 Tòa án ADPL ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn 235/404 vụ án [56]. Các vụ án Tòa án ADPL ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của các đương sự, thông thường những vụ án ít có kháng cáo kháng cáo, kháng nghị và ít phải bị xem xét theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm, vì ở đây các Đương sự tự nguyện thỏa thuận và tự định đoạt những quyền lợi của mình trong vụ án và Tòa án là cơ quan có thẩm quyền công nhận sự thỏa thuận đó của các Đương sự . * Về ADPL trong hoạt động xét xử án HN và GĐ: ã áp dụng pháp trong xét xử án HN và GĐ cấp sơ thẩm: Để giải quyết các vụ án HN và GĐ sơ thẩm ở cấp huyện và ở cấp tỉnh là hoạt động quan trọng, bởi vì ở hai cấp này ngay từ đầu đương sự chỉ có đơn khởi kiện, Tòa án trong quá trình ADPL để giải quyết vụ án, phải tuân thủ theo các bước của Bộ luật Tố tụng dân sự, xây dựng hồ sơ từ đầu, như thu thập chứng cứ điều tra xác minh... Để hoàn tất được một hồ sơ vụ án, nhất là vụ án phức tạp, những vụ án ở vùng sâu, vùng xa thì phải bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian thì mới có thể kết thúc vụ án đúng theo thời hạn quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, mà lượng án này chủ yếu là ở cấp huyện, án sơ thẩm cấp tỉnh tỷ lệ hàng năm so với án sơ thẩm cấp huyện thường rất thấp. Năm 2000: Thụ lý sơ thẩm cấp huyện 733 vụ, giải quyết 666 vụ. Thụ lý sơ thẩm cấp tỉnh 15 vụ; giải quyết 13 vụ. Năm 2001: Thụ lý sơ thẩm cấp huyện 787 vụ; giải quyết 710 vụ. Thụ lý sơ thẩm tỉnh 16 vụ; giải quyết 15 vụ. Năm 2002: Thụ lý sơ thẩm cấp huyện 916 vụ; giải quyết 844 vụ Thụ lý sơ thẩm cấp tỉnh 18 vụ; giải quyết 15 vụ. Năm 2003: Thụ lý sơ thẩm cấp huyện 824 vụ; giải quyết 764 vụ Thụ lý sơ thẩm cấp tỉnh 16 vụ; giải quyết 14 vụ. Năm 2004: Thụ lý sơ thẩm cấp huyện 921 vụ; giải quyết 769 vụ Thụ lý sơ thẩm cấp tỉnh 28 vụ; giải quyết 25 vụ. Qua đó thấy rằng, số lượng án sơ thẩm về HN và GĐ ở cấp huyện nhiều hơn so với số lượng án sơ thẩm cấp tỉnh. Để giải quyết khối lượng công việc như trên đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của cán bộ, Thẩm phán TAND cấp huyện, các vụ án cơ bản được thụ lý điều tra và giải quyết theo đúng thời hạn tố tụng. Tuy nhiên, có một số ít vụ có bị quá hạn nhưng đây không phải do lỗi chủ quan của Thẩm phán, mà do tính chất vụ án phức tạp, như chờ kết quả ủy thác điều tra, hoặc khi không thấy có lợi cho mình thì các đương sự thường trì hoãn, gây khó khăn, như định giá khi đương sự không muốn phân chia tài sản, họ thường tìm mọi lý do xin hoãn nhiều lần, như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án theo thời hạn của tố tụng. Nhưng theo con số thống kê thụ lý các năm và số lượng án phải giải quyết đối với án hình sự, kết quả giải quyết cuối cùng đều phải xét xử, trừ một số trường hợp rất ít vụ án phải ra quyết định đình chỉ đối với vụ án có 1 bị cáo mà trong thời gian chờ xét xử bị cáo bị chết, hoặc ra quyết định tạm đình chỉ đối với vụ án bị cáo trốn phải chờ kết quả truy nã. Còn đối với án HN và GĐ thì kết quả giải quyết có thể là ra quyết định hoặc xét xử bằng bản án. Đối với HN và GĐ phải xét xử của Tòa án thành phố Thái Nguyên những năm qua như sau: Năm 2002 ADPL xét xử 66 / 214 vụ án; năm 2003 ADPL xét xử 45 / 363 vụ; năm 2004 ADPL xét xử 57 / 310 vụ án; năm 2005 ADPL xét xử 45 / 404 vụ án [55]. Trong quá trình giải quyết ADPL phân ra loại vụ án về HN và GĐ ở tỉnh Thái Nguyên như sau: - Ly hôn: + Mâu thuẫn gia đình, đánh đập, ngược đãi. + Tính tình không hợp. + Bệnh tật, không có con. + Do nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc (đánh bạc, số đề) + Một bên ở nước ngoài. + Một bên bị mất tích. + Một bên đi cải tạo (thi hành án phạt tù hoặc tập trung đi cai nghiện) + Mâu thuẫn về kinh tế. + Các nguyên nhân khác. - Hủy bỏ kết hôn trái pháp luật. - Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. - Tăng trợ cấp nuôi con. - Thay đổi nuôi con. - Truy nhận cha cho con. - Chia tài sản sau khi ly hôn. Từ thực tiễn cho thấy, ADPL trong xét xử những loại việc về HN và GĐ cũng rất đa dạng và phức tạp, các đương sự tham gia khởi kiện, tính cách, trình độ, sự nhận thức xã hội, nghề nghiệp khác nhau nên dẫn đến cách thức, phương pháp làm việc đối với từng vụ án cũng cần phải có sự chuẩn bị khác nhau, nhưng cùng hướng đến mục đích cuối cùng là ADPL xét xử để kết quả vụ án đạt được chất lượng giải quyết án cao nhất. Theo con số thống kê án HN và GĐ ở tỉnh Thái Nguyên có chiều hướng tăng, như năm 2000 là 733 vụ đến năm 2004 là 921 vụ, tăng 188 vụ. Khi ADPL xét xử Tòa án đã thực sự coi trọng phương châm hòa giải tại phiên tòa, tôn trọng quyền tự định đoạt, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Lựa chọn, ADPL tốt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm sẽ cho quyết định bản án chính xác và hạn chế số lượng án bị sửa, bị hủy thấp ở cấp phúc thẩm [xem bảng 2.7; 2.8; 2.9; 2.10]. Tuy số lượng án về HN và GĐ trong những năm qua có chiều hướng tăng, nhưng cấp sơ thẩm đã ADPL xét xử án đạt được chất lượng cao, số lượng án bị sửa, hủy thấp. Năm 2000 phúc thẩm sửa 21 vụ, hủy 1 vụ/733 vụ. Năm 2001 bị phúc thẩm sửa 25 vụ/787 vụ. Năm 2002 bị phúc thẩm sửa 28 vụ, hủy 1 vụ/916 vụ. Năm 2003 bị phúc thẩm sửa 19 vụ, hủy 0 vụ/824 vụ. Năm 2004 bị phúc thẩm sửa 15 vụ, hủy 0 vụ/921 vụ. Qua đó thấy rằng số lượng án về HN và GĐ hàng năm, sơ thẩm cấp tỉnh tăng lên không đáng kể, số lượng án sơ thẩm tăng lên khá nhiều nhưng các Thẩm phán giải quyết về án HN và GĐ đã có nhiều cố gắng đáng kể trong việc ADPL. Từ giai đoạn chuẩn bị xét xử đến khi xét xử tại phiên tòa và ADPL ra quyết định bằng bản án. Kết quả thụ lý và giải quyết án HN và GĐ cấp sơ thẩm các huyện và tỉnh như sau: Bảng 2.1: Kết quả thụ lý và giải quyết án HN và GĐ cấp sơ thẩm huyện, tỉnh năm 2000 [57] Đơn vị tính: - Số án: vụ TT Cấp huyện Thụ lý (vụ) Cơ cấu (%) Giải quyết Tồn Vụ Đạt (%) Vụ Chiếm (%) Tỉnh 15 13 86,6 2 13,4 1 TP.Thái Nguyên 298 40,6 294 98,6 4 1,4 2 Đồng Hỷ 88 12,0 81 92,0 7 8,0 3 Phổ Yên 73 10,0 60 82,1 13 17,9 4 Đại Từ 85 11,6 69 81,1 13 18,9 5 Phú Lương 59 8,0 55 93,2 4 6,8 6 Phú Bình 40 5,4 28 70,0 12 30,0 7 Định Hóa 32 4,3 26 81,2 6 18,8 8 Sông Công 37 5,0 35 94,5 2 4,5 9 Võ Nhai 21 2,8 18 85,7 3 14,3 Cộng 733 100 666 90,8 67 9,2 Tổng cộng 748 679 90,7 69 9,2 Bảng 2.2: Kết quả thụ lý giải quyết án HN và GĐ sơ thẩm cấp huyện, tỉnh năm 2001 [57] Đơn vị tính: - Số án: vụ TT Đơn vị Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ % ĐVT: Vụ 1 Tỉnh 16 15 93,7 1 2 TP.Thái Nguyên 298 291 97,6 7 3 Đồng Hỷ 83 70 84,3 13 4 Đại Từ 99 83 83,8 16 5 Định Hóa 31 26 83,8 5 6 Phú Bình 64 58 90,6 6 7 Phú Lương 65 59 90,7 6 8 Phổ Yên 83 63 75,9 20 9 Sông Công 39 37 94,8 2 10 Võ Nhai 25 23 92,0 2 Cộng 787 710 90,2 77 Tổng cộng 803 725 90,2 78 Bảng 2.3: Thụ lý và giải quyết án HNGĐ sơ thẩm huyện, tỉnh năm 2002 [57] Đơn vị tính: - Số án: vụ TT Đơn vị Thụ lý Giải quyết Chuyển kỳ sau Vụ Tỷ lệ (%) Vụ Tỷ lệ (%) I Cấp tỉnh 16 14 87,5 2 12,5 II Cấp huyện 1 TP Thái Nguyên 314 305 97,1 9 2,8 2 Phú Bình 49 47 96,0 2 4,1 3 Sông Công 46 46 100 4 Phổ Yên 81 66 81,5 15 18,5 5 Võ Nhai 31 29 93,5 2 6,4 6 Đồng Hỷ 103 94 91,0 9 8,7 7 Đại Từ 99 91 92,0 8 8,1 8 Phú Lương 56 53 93,0 3 5,3 9 Định Hóa 45 33 73,3 12 26,6 Tổng 840 778 92,6 62 7,4 Bảng 2.4: Thụ lý và giải quyết án HNGĐ sơ thẩm huyện, tỉnh năm 2003 [57] Đơn vị tính: - Số án: vụ TT Đơn vị Thụ lý Giải quyết Chuyển kỳ sau Vụ Tỷ lệ (%) Vụ Tỷ lệ (%) I Cấp tỉnh 18 15 83 3 16 II Cấp huyện 916 844 92,1 72 7,86 1 TP Thái Nguyên 363 352 97 11 0,3 2 Phú Bình 56 51 91 5 8,9 3 Sông Công 40 38 95 2 5 4 Phổ Yên 103 98 95,1 5 4,8 5 Võ Nhai 25 23 92 2 8 6 Đồng Hỷ 92 86 93,5 6 6,5 7 Đại Từ 117 96 82 21 17,9 8 Phú Lương 50 47 94 3 6,6 9 Định Hóa 70 53 70,6 17 24,2 Tổng 934 859 91,9 75 80,02 Bảng 2.5: Thụ lý và giải quyết án HN và GĐ sơ thẩm huyện, tỉnh năm 2004 [57] Đơn vị tính: - Số án: vụ TT Đơn vị Thụ lý Giải quyết Chuyển kỳ sau Tỷ lệ giải quyết bình quân (%) Vụ Tỷ lệ (%) Vụ Tỷ lệ (%) I Cấp tỉnh 28 25 89,28 3 10,71 94,64 II Cấp huyện 921 769 83,49 152 16,50 77,3 1 TP Thái Nguyên 310 255 82,25 55 17,74 71,8 2 Phú Bình 57 52 91,22 5 8,77 85,4 3 Sông Công 49 41 83,67 8 16,32 87,9 4 Phổ Yên 83 66 79,51 13 15,66 86,4 5 Võ Nhai 35 33 94,28 2 5,71 88,1 6 Đồng Hỷ 131 108 82,44 23 17,55 79,5 7 Đại Từ 125 93 74,40 32 25,60 72,5 8 Phú Lương 48 47 96,0 2 4,0 92,4 9 Định Hóa 82 74 91,24 8 9,75 73,3 Tổng 949 794 83,66 155 16,33 76,9 ã áp dụng pháp luật trong xét xử án HN và GĐ ở cấp phúc thẩm: Xét xử phúc thẩm là một trong những việc quan trọng của Tòa án cấp trên, Tòa án cấp phúc thẩm ADPL xét xử vụ án HN và GĐ theo quy định tại Điều 242 Bộ luật Tố tụng dân sự "xét xử phúc thẩm là việc của Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị". Tòa án nhân dân tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm (huyện) đã ra quyết định hoặc ra bản án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, TAND tỉnh Thái Nguyên có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với Tòa án cấp huyện, thành thuộc tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua, từ 2000 - 2004 Tòa án tỉnh Thái Nguyên trong phạm vi thẩm quyền của mình đã xem xét theo trình tự phúc thẩm với tổng số án thụ lý cấp sơ thẩm là 224 vụ bị kháng cáo, kháng nghị. Kết quả giải quyết phúc thẩm đối với án HN và GĐ của các huyện như sau: Bảng 2.6: Kết quả giải quyết phúc thẩm hôn nhân & gia đình đối với án cấp huyện năm 2000 [57] Đơn vị tính: - Số án: vụ TT Đơn vị Thụ lý Giải quyết Kết quả giải quyết Y án Sửa 1 phần Sửa toàn bộ Đình chỉ GQ vụ án TĐC Hủy 1 TPTN 14 14 6 6 1 1 2 Phú Bình 3 3 2 0 1 3 Sông Công 1 1 1 4 Phổ Yên 11 11 6 4 1 5 Võ Nhai 3 3 1 2 6 Đồng Hỷ 2 2 1 1 7 Đại Từ 10 10 6 4 8 Phú Lương 0 0 0 0 9 Định Hóa 2 2 2 0 Tổng 46 46 24 18 1 2 1 Bảng 2.7: Kết quả xét xử án ly hôn phúc thẩm tỉnh năm 2001 [57] Đơn vị tính: - Số án: vụ TT Đơn vị Thụ lý Giải quyết Đ.C xét xử Y án Sửa 1 phần Sửa toàn bộ Hủy án 1 TPTN 15 15 2 3 9 1 2 Đ. Hóa 0 0 3 Đ. Hỷ 6 6 1 4 1 4 Đ. Từ 10 10 2 8 5 P. Lương 4 4 2 1 1 6 P. Bình 2 2 1 1 7 P. Yên 4 4 3 1 8 S. Công 0 0 9 V. Nhai 3 3 3 Cộng 44 44 4 14 23 2 Biểu 2.8: Kết quả xét xử phúc thẩm án hôn nhân & gia đình đối với án cấp huyện năm 2002 [57] Đơn vị tính: - Số án: vụ TT Đơn vị Thụ lý Giải quyết Kết quả giải quyết Y án Sửa 1 phần Sửa toàn bộ Đình chỉ GQ vụ án TĐC Hủy 1 TPTN 22 22 7 10 1 3 1 2 Phú Bình 2 2 1 1 3 Sông Công 1 1 1 4 Phổ Yên 6 6 2 4 5 Võ Nhai 3 3 2 1 6 Đồng Hỷ 3 3 2 1 7 Đại Từ 8 8 2 6 8 Phú Lương 3 3 2 1 9 Định Hóa 3 3 1 1 1 Tổng 51 51 18 26 2 3 1 1 Biểu 2.9: Kết quả xét xử phúc thẩm án hôn nhân & gia đình đối với án cấp huyện năm 2003 [57] Đơn vị tính: - Số án: vụ TT Đơn vị Thụ lý Giải quyết Kết quả giải quyết Y án Sửa 1 phần Sửa toàn bộ Đình chỉ GQ vụ án TĐC Hủy 1 TPTN 11 11 4 6 1 2 Phú Bình 3 3 2 0 1 3 Sông Công 1 1 1 4 Phổ Yên 11 11 6 4 1 5 Võ Nhai 3 3 1 2 6 Đồng Hỷ 2 2 1 1 7 Đại Từ 10 10 6 4 8 Phú Lương 0 0 0 0 9 Định Hóa 2 2 2 0 Tổng 43 43 22 18 1 2 Biểu 2.10: Kết quả xét xử phúc thẩm án hôn nhân & gia đình đối với án cấp huyện năm 2004 [57] Đơn vị tính: - Số án: vụ TT Đơn vị Thụ lý Giải quyết Kết quả giải quyết Y án Sửa 1 phần Sửa toàn bộ Đình chỉ GQ vụ án TĐC Hủy 1 TPTN 11 10 6 4 2 Phú Bình 2 2 2 3 Sông Công 2 2 1 1 4 Phổ Yên 5 5 2 2 1 5 Võ Nhai 3 3 2 1 6 Đồng Hỷ 4 4 1 2 1 7 Đại Từ 11 11 7 4 8 Phú Lương 1 1 11 9 Định Hóa 1 1 1 Tổng 40 40 21 17 2 áp dụng pháp luật ở cấp phúc thẩm để xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị, nếu việc kháng cáo, kháng nghị có căn cứ thì Tòa cấp phúc thẩm ADPL chấp nhận nội dung kháng cáo, kháng nghị đó. Quá trình ADPL của cấp phúc thẩm thấy rằng, ở cấp sơ thẩm mỗi vụ án đã có những vi phạm khác nhau trong quá trình ADPL dẫn đến việc cấp phúc thẩm phải sửa, hủy. Qua xem xét án HN và GĐ, trong 5 năm 2000 - 2004 Tòa án cấp trên đã xử phúc thẩm 224 vụ, đã phát hiện những sai sót của án cấp huyện và đã sửa 106 vụ án của cấp sơ thẩm vì bản án quyết định, ADPL còn có thiếu sót nhưng ở cấp phúc thẩm bổ sung được. 02 vụ bị hủy vì việc chứng minh và thu thập chứng cứ không đúng quy định hoặc chưa thực hiện được đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể bổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN 113.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan