MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ CỦA TÒA PHÚC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao 6
1.2. Vai trò áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao 23
1.3. Các giai đoạn và yếu tố đảm bảo áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao 25
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TÒA PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM 37
2.1. Kết quả và thực tiễn áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam 37
2.2. Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam - những tồn tại và nguyên nhân 67
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TÒA PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM 79
3.1. Quan điểm và yêu cầu áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam 79
3.2. Các giải pháp bảo đảm hiệu quả áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam 83
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2751 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Australia (Úc). Nhưng Trần Kim Sa không phải là cô ruột, là cô họ. Ông không chứng minh được cô Trần Kim Sa con của ai. Như vậy, lời nại của ông Phước là thiếu cơ sở đáng tin. Trong khi đó cha ông Phước là ông Thu, chú là ông Vân, chồng cô Ngân Hoa là ông Huy cùng các con đều công nhận Trần Kim Sa là em ruột (cô ruột) của ông Phước. Có giấy trích lục khai sinh tại Việt Nam là Huỳnh Kim Sa đang ở tại Australia (Úc) lấy chồng và phải đổi họ lấy theo họ chồng là Trần Kim Sa. Như vậy bà Sa là hàng thừa kế thứ nhất con của cụ Mạnh, cụ Sáu. Hội đồng thẩm phán Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã áp dụng Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Nghị quyết 58 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết 1037 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và cho rằng đến năm 2007 phía nguyên đơn ông Vân và đồng nguyên đơn khởi kiện chia di sản thừa kế cụ Mạnh, cụ Sáu là đúng pháp luật nên Hội đồng thẩm phán bác kháng cáo của ông Huỳnh Vạn Phước và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.
Theo quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử phúc thẩm Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có quyền sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm khi thấy toà án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án không đúng pháp luật khi thấy toà án cấp sơ thẩm quyết định không đúng trong khi việc chứng minh và thu thập chứng cứ đã được thực hiện đầy đủ theo quy đinh của pháp luật (nguyên nhân chủ quan) hoặc việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa được thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại Toà phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ (nguyên nhân khách quan).
Trong tổng số vụ án về phân chia di sản thừa kế được Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao giải quyết, kết quả phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm ở cả ba khu vực năm 2005 là 24/132 vụ chiếm 18,1%, năm 2006 là 32/151 vụ chiếm 21,2%, năm 2007 là 28/164 vụ chiếm 17% và năm 2008 là 39/186 chiếm 20,1%.
Bảng 2.3: Kết quả xét xử phúc thẩm sửa quyết định, bản án sơ thẩm trong các năm từ 2005 đến 2008
Năm
2005
2006
2007
2008
Số vụ án đã giải quyết
132
151
164
186
Số vụ án bị sửa
24
(18,1%)
32
(21,2%)
28
(17%)
39
(20,1%)
Nguồn: [38]; [39]; [40].
Đương sự trong các vụ tranh chấp về chia di sản thừa kế thường đông (cả về diện và hàng thừa kế), tài sản của người chết được xác lập cách đây lâu năm… nên gây lúng túng cho hoạt động áp dụng pháp luật ở Toà án cấp sơ thẩm. Ví dụ: Ngày 09 tháng 02 năm 2009 tại trụ sở Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 409/2008/TLPT-DSPT ngày 14 tháng 11 năm 2008 về "Tranh chấp thừa kế". Do bản án dân sự sơ thẩm số 13/2008/DS-ST ngày 19 tháng 09 năm 2008 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh bị kháng cáo, theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 73/2008/QD-DS ngày 11 tháng 12 năm 2008 giữa các đương sự:
*Nguyên đơn: Bà Ngyễn Hồng Huệ, sinh năm 1954, địa chỉ: Số 25A đường Phạm Hồng Thái, khóm 3, phường 3, thị xã Trà Vinh, Trà Vinh.
*Bị đơn:
- Bà Trần Thị Minh Nguyệt, sinh năm 1955, địa chỉ: Số 25B đường Phạm Hồng Thái, khóm 3, phường 3, thị xã Trà Vinh, Trà Vinh (vắng mặt), uỷ quyền cho con là anh Nguyễn Thế Anh Hào sinh năm: 1974 đại diện.
- Bà Nguyễn Thị Cúc, sinh năm 1956, địa chỉ: Số 25 đường Phạm Hồng Thái, khóm 3, phường 3, thị xã Trà Vinh, Trà Vinh.
- Bà Nguyễn Thị Gái, sinh năm 1950, địa chỉ: số 24, tỉnh lộ 7, ấp Trung Hoà, xã Trung Lập Hạ, quận Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
*Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
- Ông Nguyễn Thế Kiệt, sinh năm 1949, địa chỉ: Số 97/2/1 khu phố 1, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông Nguyễn Phức Khanh, sinh năm 1946, địa chỉ: 1500/91 ST plne Bothell Wa 98011.
- Ông Nguyễn Minh Hùng, sinh năm 1979, địa chỉ: Số 25B đường Phạm Hồng Thái, khóm 3, phường 3, thị xã Trà Vinh, Trà Vinh.
- Bà Nguyễn Minh Thuý Ái, sinh năm 1976, địa chỉ: Số 25B đường Phạm Hồng Thái, khóm 3, phường 3, thị xã Trà Vinh, Trà Vinh.
Ông Hùng và bà Ái uỷ quyền cho ông Nguyễn Thế Anh Hào đại diện.
- Ông Nguyễn Thế Anh Hào, sinh năm 1974, địa chỉ: Số 25B đường Phạm Hồng Thái, khóm 3, phường 3, thị xã Trà Vinh, Trà Vinh.
- Bà Nguyễn Thị Tuyết Phương, sinh năm 1978. Địa chỉ: Hàn Quốc
- Ông Nguyễn Triệu Quốc Quyền, sinh năm 1971. Địa chỉ: Số 25B đường Phạm Hồng Thái, khóm 3, phường 3, thị xã Trà Vinh, Trà Vinh.
- Ông Nguyễn Triệu Quốc Đạt, sinh năm 1972. Địa chỉ: Số 24, tỉnh lộ 7, ấp Trung Hoà, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông Nguyễn Tấn Huy, sinh năm 1969, địa chỉ: đường Sơn Thông, khóm 10, phường 9, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh (có mặt).
- Bà Nguyễn Thị Tuyết Ngọc. Địa chỉ: 7 Cory Court St Albans 3012 Melbuorne Australia.
- Ông Trần Phúc Hoàng, sinh năm 1957 (vắng mặt) uỷ quyền cho bà Nguyễn Thị Cúc đại diện (có mặt). Địa chỉ: Số 25 đường Phạm Hồng Thái, khóm 3, phường 3, thị xã Trà Vinh, Trà Vinh.
- Bà Mạch Đang Thanh, sinh năm 1957, địa chỉ: Số 25B đường Phạm Hồng Thái, khóm 3, phường 3, thị xã Trà Vinh, Trà Vinh.
Nội dung của vụ án: Ông Nguyễn Văn Chiếu (đã chết năm 1984) và mẹ bà là bà Trần Thị Hảo (đã chết năm 1993). Cha bà có 07 người con gồm: bà Nguyễn Hồng Huệ; ông Nguyễn Thế Khoa (chết - có vợ Nguyễn Thị Minh Nguyệt và các con Nguyễn Thế Anh Hào, Nguyễn Minh Thuý Ái, Nguyễn Minh Hùng); Nguyễn Triệu Chỉ (chết - có con là Nguyễn Thị Tuyết Ngọc, Nguyễn Tấn Huy); Nguyễn Tấn Hoàng (chết không có con); Nguyễn Triệu Bang (chết- vợ là Nguyễn Thị Gái và các con là Nguyễn Triệu Quốc Quyền, Nguyễn Triệu Quốc Đạt, Nguyễn Thị Tuyết Phương); Nguyễn Thế Kiệt, Nguyễn Phúc Khanh và bà Nguyễn Thị Cúc; khi chết ông bà có để lại 03 căn nhà gắn liền với thửa đất toạ lạc tại đường Phạm Hồng Thái, khóm 3, phường 3, thị xã Trà Vinh, Trà Vinh. Trước khi chết cha mẹ không có lập di chúc để lại cho ai được hưởng tài sản này, hiện nay ba căn nhà trên do bà Nguyễn Thị Cúc quản lý sử dụng căn nhà số 25, bà Trần Thị Minh Nguyệt sử dụng căn nhà số 25B, bà Nguyễn Thị Gái quản lý sử dụng căn nhà số 25A. Nay các bên yêu cầu Toà án chia phần tài sản trên theo quy định của pháp luật.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 13/2008/DS-ST ngày 19 tháng 09 năm 2008 Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh, quyết định:
Chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Hồng Huệ, Nguyễn Thế Kiệt, Nguyễn Tấn Huy yêu cầu bà Cúc, bà Gái, bà Nguyệt chia thừa kế phần đất cho các anh chị em mỗi người được hưởng một phần bằng nhau.
Công nhận sự tự nguyện của bà Nguyễn Thị Tuyết Ngọc để lại phần di sản bà hưởng của cha bà là ông Nguyễn Triệu Chỉ chia cho bà Cúc 01 phần và ông Tấn Huy em của bà hưởng 02 phần.
Bác yêu cầu của bà Nguyễn Thị Gái và Mạch Đang Thanh yêu cầu được tiếp tục sử dụng căn nhà số mà không thanh toán giá trị chênh lệch cho các thừa kế khác.
Các đương sự được hưởng như sau:
- Nguyễn Triệu Quốc Quyền, Nguyễn Triệu Quốc Đạt, Nguyễn Thị Tuyết Phương được hưởng phần của ông Nguyễn Triệu Bang 596.200.000 đồng.
- Nguyễn Thế Anh Hào, Nguyễn Minh Hùng, Nguyễn Minh Thuý Ái được hưởng phần của ông Nguyễn Thế Anh Khoa 596.200.000 đồng.
- Bà Nguyễn Thị Cúc được hưởng tổng cộng 894.300.000 đồng.
- Bà Nguyễn Hồng Huệ được hưởng tổng cộng 794.933.000 đồng.
- Ông Nguyễn Thế Kiệt được hưởng tổng cộng 794.933.000 đồng.
- Ông Nguyễn Tấn Huy được hưởng tổng cộng 496.833.000 đồng.
- Bà Nguyễn Thị Gái và các con bà được tiếp tục sử dụng căn nhà số 25A diện tích đất 89,2m2.
- Bà Trần Thị Minh Nguyệt cùng các con bà tiếp tục sử dụng căn nhà số 25B diện tích 138,2m2.
- Bà Nguyễn Thị Cúc và ông Trần Phúc Hoàng được tiếp tục sử dụng căn nhà số 25 diện tích đất 152m2.
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng đất cho đương sự theo quyết định của bản án này, hộ bà Nguyễn Thị Gái, Nguyễn Thị Cúc, Trần Thị Minh Nguyệt có nghĩa vụ kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Buộc hộ bà Nguyễn Thị Gái có nghĩa vụ thanh toán lại cho ông Nguyễn Tấn Huy số tiền 385.000.000 đồng
Buộc hộ bà Trần Thị Minh Nguyệt có nghĩa vụ thanh toán lại cho bà Nguyễn Hồng Huệ số tiền 794.933.000 đồng, ông Nguyễn Tấn Huy 111.833.000 đồng và ông Nguyễn thế Kiệt 17.233.000 đồng.
Buộc bà Nguyễn Thị Cúc và ông Trần Phúc Hoàng có nghĩa vụ thanh toán lại cho ông Nguyễn Thế Kiệt số tiền 777.700.000 đồng.
Về chi phí khảo sát định giá, lệ phí cung cấp thông tin bà Nguyễn Hồng Huệ, hộ bà Nguyễn Thị Cúc, hộ bà Nguyễn Thị Gái, hộ bà Trần Thị Minh Nguyệt, ông Nguyễn Thế Kiệt, ông Nguyễn Tân Huy mỗi người phải chịu 357.000 đồng, bà Huệ đã nộp tạm ứng trước 2.142.000 đồng nên bà được nhận lại số tiền 1.758.000 đồng do bà Nguyễn Thị Cúc, bà Nguyễn Thị Gái, bà Trần Thị Minh Nguyệt, ông Nguyễn Thế Kiệt, ông Nguyễn Tấn Huy nộp tại Thị hành án dân sự tỉnh Trà Vinh thanh toán lại cho bà.
Về án phí: Bà Nguyễn Hồng Huệ phải chịu 23.880.000 đồng nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp 3.920.000 đồng theo biên lại thu tiền số 005035 ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thi hành án dân sự tỉnh Trà Vinh số còn lại bà Huệ phải nộp là 19.960.000 đồng.
Bà Nguyễn Thị Cúc và ông Trần Phúc Hoàng phải chịu 25.886.000 đồng.
Nguyễn Thị Gái, Nguyễn Triệu Quốc Quyền, Nguyễn Triệu Quốc Đạt, Nguyễn Thị Tuyết Phương phải liên đới chịu 19.920.000 đồng.
Trần Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thế Anh Hào, Nguyễn Minh Hùng, Nguyễn Minh Thuý Ái phải liên đới chịu 19.920.000 đồng.
Nguyễn Thế Kiệt phải chịu 23.800.000 đồng.
Nguyễn Tấn Huy phải chịu 17.904.000 đồng.
Không đồng ý với bản án sơ thẩm, Ngày 02 tháng 10 năm 2008, bị đơn bà Trần Thị Minh Nguyệt có đơn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm số 13/2008/DS-ST ngày 19 tháng 09 năm 2008 của Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh; đồng thời đề nghị Toà án cấp phúc thẩm miễn tiền đóng án phí cho bà.
Ngày 03 tháng 10 năm 2008, bị đơn bà Nguyễn Thị Giá có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 13/2008/DS-ST ngày 19 tháng 09 năm 2008 của Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh.
Ngày 13/1/2009 bà Nguyễn Thị Gái có đơn xin rút đơn kháng cáo.
Tại phiên toà phúc thẩm ngày 09/02/2009: Anh Nguyễn Thế Anh Hào đại diện cho bà Trần Thị Minh Nguyệt vẫn giữ yêu cầu kháng cáo cụ thể là: Phía nguyên đơn yêu cầu chia di sản thừa kế nhưng đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật. Nếu toà án xác định vẫn còn thời hiệu khởi kiện thì yêu cầu chia thêm một suất thừa kế vì bà và các con có công sức giữ gìn tài sản, phụng dưỡng cha, mẹ chồng. Xin được miễn án phí có giá ngạch.
Bà Nguyễn Hồng Huệ, bà Nguyễn Thị Cúc và ông NguyễnThế Kiệt không kháng cáo, tự nguyện hỗ trợ bà Nguyệt tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu, chứng cứ của các bên đương sự và những người tham gia tố tụng khác.
Bị đơn bà Nguyễn Thị Cúc trình bày: Bà thừa nhận căn nhà bà đang quản lý sử dụng là do cha mẹ để lại, nay nguyên đơn yêu cầu chia tài sản này, nhưng bà yêu cầu pháp luật xem xét cho bà trong thời gian mẹ bà còn sống bà đã nuôi dưỡng cho đến khi chết.
Bị đơn, bà Trần Thị Minh Nguyệt (vợ ông Nguyễn Thế Khoa) trình bày: Bà thừa nhận căn nhà này là của cha mẹ chồng để lại cho vợ chồng bà sử dụng sau khi chồng bà chết bà tiếp tục quản lý sử dụng cho đến nay, nay bà Huệ yêu cầu chia căn nhà này bà đồng ý và yêu cầu pháp luật xem xét giải quyết.
Bị đơn, bà Nguyễn Thị Gái (vợ ông Nguyễn Triệu Bang) trình bày: căn nhà này cha mẹ chồng bà cho vợ chồng bà sử dụng từ năm 1981 cho đến nay, quá trình sử dụng bà có sửa chữa. Nay bà Huệ yêu cầu chia căn nhà này cho các anh chị em mỗi người một phần thì bà không đồng ý và yêu cầu được hưởng toàn bộ.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Ông Nguyễn Tuấn Kiệt và Ông Nguyễn Tấn Huy (con ông Nguyễn Triệu Chỉ) thống nhất theo yêu cầu của bà Nguyễn Hồng Huệ.
- Ông Nguyễn Thế Anh Hào thống nhất theo yêu cầu của mẹ ông là bà Trần Thị Minh Nguyệt.
- Bà Mạch Đang Thanh thống nhất theo yêu cầu của bà Nguyễn Thị Gái.
- Ông Nguyễn Phúc Khanh thống nhất về quan điểm huyết thống cũng như tài sản của cha mẹ để lại, ông yêu cầu chia phần cho ông và ông để lại hết cho bà Cúc, bà Huệ, ông Kiệt mỗi người một phần đối với phần ông được hưởng.
- Bà Nguyễn Thị Tuyết Ngọc (con ông Nguyễn Triệu Chỉ) yêu cầu được hưởng thừa kế của cha bà là ông Nguyễn Triệu Chỉ và đối với phần của bà được hưởng bà giao lại cho bà Cúc hưởng 01 phần còn Nguyễn Tấn Huy em bà hưởng 2 phần.
- Ông Trần Phúc Hoàng khai từ khi cưới bà Cúc về ông sống với và Cúc trên căn nhà này cùng với mẹ vợ là bà Trần Thị Hảo khi bà Hảo chết ông tiếp tục ở, nay các anh chị em yêu cầu chia thừa kế ông yêu cầu pháp luật giải quyết.
Nghiên cứu hồ sơ Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy: Về thủ tục tố tụng: Đơn kháng cáo của bà Trần Thị Minh Nguyệt và bà Nguyễn Thị Gái làm trong hạn luật định, hợp lệ nên được chấp nhận.
Ngày 13/01/2009 bà Gái có đơn xin rút đơn kháng cáo, đơn của bà Gái có xác nhận chữ ký của chính quyền địa phương. Xét thấy việc rút đơn kháng cáo của bà Gái là hoàn toàn tự nguyện, đúng pháp luật nên căn cứ vào khoản 2 Điều 256 Bộ Luật tố tụng dân sự chấp nhận việc rút đơn kháng cáo của bà Gái, đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của bà Gái. Quyết định của bản án sơ thẩm giải quyết về phần bà Gái và các con đã có hiệu lực pháp luật.
Về nội dung: yêu cầu kháng cáo của bà Trần Thị Minh Nguyệt, Hội đồng xét xử xét thấy: tại phiên toà sơ thẩm cũng như tại phiên toà phúc thẩm các bên đương sự có lời khai thống nhất xác định ông Nguyễn Văn Chiếu (chết năm 1984), và bà Trần Thị Hảo (chết năm 1993) có 7 con chung là: 1.Nguyễn Hồng Huệ, 2.Nguyễn Thế Khoa (chết có vợ là Nguyễn Thị Minh Nguyệt và các con Hào, Ái và Hùng); 3.Nguyễn Triệu Chỉ (có vợ đã chết có ba con là Tuyết Ngọc, Tấn Huy và Tấn Hoàng (chết không có vợ con); 4.Nguyễn Triệu Bang (chết có vợ là Nguyễn Thị Gái và có 3 con là Quyền, Đạt và Phương); 5.Nguyễn Thế Kiệt; 6.Nguyễn Phúc Khanh; 7.Nguyễn Thị Cúc;
Xét thấy, ông Chiếu và bà Đào chết không để lại di chúc, tài sản để lại gồm 3 căn nhà đều mang Số 25 đường Phạm Hồng Thái, khóm 3, phường 3, thị xã Trà Vinh, Trà Vinh là: 1.Căn nhà số 25 (diện tích đất 152m2) hiện đang do bà Cúc đang sử dụng. 2.Căn nhà số 25A (có diện tích 138,2m2) đang do bà Gái sử dụng. 3.Căn nhà số 25B (có diện tích 138,2m2) đang do bà Nguyệt sử dụng. (cả ba căn nhà có tổng diện tích đất là 379,4m2).
Toà án cấp sơ thẩm xác định diện tích đất của ba căn nhà là di sản thừa kế của ông Chiếu và bà Hảo, còn giá trị xây dựng của ba căn nhà thì do giá trị còn lại không lớn, mặt khác những gia đình đang trực tiếp sử dụng có sửa chữa, tu bổ thêm nên không tách ra được và các đồng thừa kế khác chỉ yêu cầu chia giá trị quyền sử dụng đất nên chấp nhận.
Bà Nguyệt kháng cáo cho rằng thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của ông Chiếu, bà Hảo đã hết theo quy định của pháp luật. Hội đồng xét xử thấy, trong các đồng thừa kế có ông Nguyễn Phúc Khanh định cơ ở Mỹ nên cấp sơ thẩm xác định vụ án có yếu tố nước ngoài nên thời hiệu khởi kiện thừa kế vẫn còn là đúng pháp luật vì theo khoản 2 Điều 39 Nghị quyết 1037 ngày 27/7/2006 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 01/9/2006) thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch về dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 01/7/1996 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Do đó yêu cầu kháng cáo về thời hiệu khởi kiện của bà Nguyệt không có căn cứ để chấp nhận.
Về yêu cầu chia thêm một phần thừa kế của bà Nguyệt và gia đình bà và các con có công sức bảo quản, giữ gìn tài sản cũng như chăm sóc cha, mẹ chồng lúc còn sống. Hội đồng xét xử xét thấy Toà án cấp sơ thẩm chỉ chia thừa kế giá trị quyền sử dụng đất cho các đồng thừa kế theo giá của Hội đồng định giá đã quy định, còn về giá trị xây cất căn nhà (xác nhà) thì giao cho những gia đình đang sử dụng đất được sở hữu vì những gia đình này có công bảo quản và giữ gìn tài sản như vậy là đã xem xét đến quyền lợi của các gia đình đang trực tiếp sử dụng nhà, đất nên nay bà Nguyệt kháng cáo yêu cầu chia thêm một phần thừa kế cho bà và các con là không có cơ sở để chấp nhận. Tại phiên toà phúc thẩm Hội đồng xét xử đã phân tích, động viên các đồng thừa kế khác hỗ trợ thêm cho bà Nguyệt và các con một khoản tiền nên bà Huệ tự nguyện hỗ trợ 50 triệu đồng, bà Cúc hỗ trợ 20 triệu đồng và ông Kiệt hỗ trợ 17.233.000 đồng. Xét thấy việc hỗ trợ trên của các đương sự là hoàn toàn tự nguyện, đúng pháp luật nên công nhận.
Đối với yêu cầu kháng cáo xin miễn án dân sự sơ thẩm có giá ngạch của bà Nguyệt, Hội đồng xét xử xét thấy: Do các đương sự không tự giải quyết được với nhau trong việc chia di sản thừa kế mà có yêu cầu Toà án giải quyết nên các đương sự đều phải có nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm tương ứng với phần tài sản mà họ được hưởng. Toà án cấp sơ thẩm tuyên buộc bà Nguyệt và các con (Hào, Hùng và Ái) được quyền sở hữu nhà và sử dụng đất (các con bà Nguyệt không kháng cáo) nên phải liên đới chịu án phí dân sự sơ thẩm là đúng. Bà Nguyệt xin miễn án phí là không có cơ sở để chấp nhận nên giữ nguyên án sơ thẩm về phần án phí dân sự sơ thẩm.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật.
Án phí dân sự sơ thẩm: Bà Nguyệt và các con phải liên đới chịu 19.920.000 đồng.
Án phí dân sự phúc thẩm:
Bà Nguyệt không phải chịu án. Bà Gái phải chịu 25.000 đồng.
Vì các lẽ trên, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, chứng cứ và các tài liệu có liên quan, căn cứ vào khoản 2 Điều 256 và khoản 2 Điều 275 Bộ Luật tố tụng dân sự, căn cứ vào Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ quy định về án phí, lệ phí Toà án, áp dụng các Điều 674, 675, 677, 773, 774, 775 Bộ Luật dân sự và khoản 5 Điều 50, khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003, Hội đồng xét xử phúc thẩm Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao quyết định: Chấp nhận việc rút đơn kháng cáo của bà Nguyện Thị Gái, đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của bà Gái. Quyết định của bản án sơ thẩm giải quyết về phần bà Gái và các con đã có hiệu lực pháp luật. Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Trần Thị Minh Nguyệt, công nhận sự tự nguyện của các đương sự, chấp nhận yêu cầu chia thừa kế giá trị quyền sử dụng đất của phía nguyên đơn, sửa bản án sơ thẩm, xử:
1.Bà Trần Thị Minh Nguyệt và các con là Nguyễn Thế Anh Hào, Nguyễn Minh Hùng và Nguyễn Minh Thuý Ái được sở hữu căn nhà số 25B đường Phạm Hồng Thái, khóm 3, phường 3, thị xã Trà Vinh, Trà Vinh có diện tích đất 138,2m2 có tứ cận như sau:
- Hướng Đông giáp phần còn lại thửa 129 có kích thước 26,32m.
- Hướng Tây giáp phần còn lại thửa 129 có số đo 27,21m.
- Hướng Nam giáp thửa 213 có số đo 4,83m
- Hướng Bắc giáp đường Phạm Hồng Thái có số đo 5,55m.
2.Buộc bà Trần Thị Minh Nguyệt và các con là Nguyễn Thế Anh Hào, Nguyễn Minh Hùng và Nguyễn Minh Thuý Ái có nghĩa vụ thanh toán lại cho bà Nguyễn Thị Hồng Huệ số tiền 794.933.000 đồng, ông Nguyễn Tấn Huy 111.833.000 đồng và ông Nguyễn Thế Kiệt 17.233.000 đồng.
3.Công nhận sự tự nguyện của bà Nguyễn Hồng Huệ, bà Nguyễn Thị Cúc và ông Nguyễn Thế Kiệt hỗ trợ cho bà Nguyệt và các con số tiền cụ thể là: bà Huệ hỗ trợ 50.000.000 đồng, bà Cúc 20.000.000 đồng, ông Kiệt 17.233.000 đồng.
Khấu trừ hai tài khoản trên với nhau thì bà Trần Thị Minh Nguyệt và các con là Nguyễn Thế Anh Hào, Nguyễn Minh Hùng và Nguyễn Minh Thuý Ái có nghĩa vụ thanh toán lại cho bà Nguyễn Thị Hồng Huệ số tiền 744.933.000 đồng, ông Nguyễn Tấn Huy 111.833.000 đồng và không phải thanh toán cho ông Nguyễn Thế Kiệt 17.233.000 đồng. Được nhận từ bà Cúc 20.000.000 đồng.
Sau khi bà Nguyệt và các con thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán nêu trên, thì được quyền liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở quyền sử dụng đất ở đối với căn nhà được giao sở hữu nêu trên.
Án phí dân sự sơ thẩm: Bà Nguyệt và các con phải liên đới chịu 19.920.000 đồng.
Án phí dân sự phúc thẩm:
Bà Nguyệt không phải chịu án. Hoàn trả lại cho bà Nguyệt 50.000 đồng án phí phúc thẩm tạm nộp tại biên lai thu số 007906 ngày 02/10/2008 của Thi hành án tỉnh Trà Vinh.
Bà Gái phải chịu 25.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Hoàn trả cho bà Gái 20.000 đồng theo biên lai tạm nộp án phí phúc thẩm số 007907 ngày 04/10/2008 của Thi hành án tỉnh Trà Vinh. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Như vậy, qua hai vụ án tranh chấp về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật ta thấy đối tượng tranh chấp đều là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất, số lượng đương sự liên quan đến vụ án nhiều và có yếu tố nước ngoài và phức tạp. Tuy nhiên Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã áp dụng các qui định trong Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, luật Đất đai và đặc biệt là các Nghị quyết 58, Nghị quyết 1037 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để áp dụng, giải quyết đúng đắn các vụ án tranh chấp về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử phúc thẩm Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ngoài quyền giữ nguyên bản án, sửa một phần hoặc toàn bộ bản án của cấp sơ thẩm mà còn có quyền ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án dân sự khi Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy việc thu thập chứng cứ không theo đúng quy định tại chương VII Bộ luật tố tụng dân sự hoặc chưa thực hiện đầy đủ mà tại phiên toà phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được, toà sơ thẩm xử không đúng, vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao.
Trong tổng số vụ án về phân chia di sản thừa kế được Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao giải quyết, kết quả huỷ bản án sơ thẩm ở cả ba khu vực năm 2005 là 32/132 vụ chiếm 24,2%, năm 2006 là 54/151 vụ chiếm 32,9%, năm 2007 là 28/164 vụ chiếm 17% và năm 2008 là 59/186 chiếm 31,7%.
Bảng 2.4: Kết quả xét xử phúc thẩm huỷ quyết định, bản án sơ thẩm trong các năm từ 2005 đến 2008
Năm
2005
2006
2007
2008
Số vụ án đã giải quyết
132
151
164
186
Số vụ án bị huỷ
32
(24,2%)
23
(15,2%)
54
(32,9%)
59
(31,7%)
Nguồn: [38]; [39]; [40].
Phần lớn các bản án được Hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ bản án của cấp sơ thẩm là do trình độ chuyên môn của Thẩm phán còn hạn chế. Thẩm phán toà án cấp sơ thẩm được giao nhiệm vụ giải quyết tranh chấp thừa kế đã áp dụng pháp luật không đúng, không tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự như: việc xác định ai là nguyên đơn, ai là bị đơn trong vụ kiện; việc xác minh, thu thập và đánh giá chứng cứ, tìm và lựa chọn quy phạm áp dụng không đúng; việc xác định những người có công sức đối với khối tài sản của người chết để lại chưa đầy đủ, chưa đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong vụ kiện… nên đã ảnh hưởng đến việc xác định phần tài sản mà các bên đương sự được hưởng làm cho kết quả xét xử ở cấp sơ thẩm không mang lại kết quả dẫn đến việc đương sự phải kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân phải kháng nghị lên Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao. Quyết định, bản án của toà án sơ thẩm bị Hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ ngày càng tăng.
Ví dụ : Ngày 14 tháng 12 năm 2007 tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao (tại Hà Nội) xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 64 ngày 5 tháng 10 năm 2007 về tranh chấp di sản thừa kế do bản án dân sự sơ thẩm số 08/2007/DS-ST ngày 8-8-2007 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh bị kháng cáo, kháng nghị theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 3537/2007/QĐPT-DS ngày 27 tháng 11 năm 2007 giữa các đương sự:
*Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Dinh sinh năm 1938; trú tại: Thôn Bái Uyên, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
*Bị đơn: Ông Nguyễn Sỹ Thanh sinh năm 1944; trú tại: số nhà 43, khu 6 Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
*Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị Dương sinh năm 1949; Trú tại: Thôn Vòng A Căn, xã Quang Bôi, huyện Phà Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Người đại diện theo uỷ quyền của bà Dương là ông Nguyễn Sỹ Thanh.
* Người kháng cáo: Ông Nguyễn Sỹ Thanh Bị đơn;
* Kháng nghị: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao nhận thấy: theo Nguyên đơn bà Nguyễn Thị Dinh trình bày: vợ chồng cụ Nguyễn Sỹ Thịnh và Nguyễn Thị Mùi sinh được ba con là: Nguyễn Thị Dinh, Nguyễn Sỹ Thanh, Nguyễn Thị Dương. Năm 1946 cụ Thịnh mất không để lại di chúc. Năm 1998 cụ Mùi mất.
Tài sản của 2 cụ có 4 gian nhà ngói, sân gạch và vườn cây trên diện tích 302m2 đất ở tại thôn Bái Uyên, xã Liên Bão. Năm 1976 ông Thanh bán 4 gian nhà ngói, sân gạch và 178m2 đất rồi đón cụ Mùi lên thị xã Bắc Ninh ở cùng vợ chồng ông. Số đất còn lại 124m2 để lại cho mẹ con bà Dương thì bà Dương đem bán diện tích đất này cho bà Xuyến thì cụ Mùi đã về chuộc lại và sống cùng với mẹ con bà Dương. Năm 1989 bà Dương lấy chồng và ở Trung Quốc nên cụ Mùi sống với các con bà Dương.
Năm 1997 khi địa phương làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cụ Mùi cho bà Dương đứng tên. Năm 1998 cụ Mùi mất để lại di chúc cho bà Dinh toàn bộ đất. Sau khi cụ Mùi chết thì bà Dinh và anh Hải (con và Dương) tranh chấp đất đến năm 2003 bà Dương từ Trung Quốc về thì ba chị em đã thống nhất giao đất cho ông Thanh để làm nhà thờ cúng bố mẹ và sổ đỏ chuyên tên ông Thanh. Khi có sổ đỏ ông Thanh đã bán cho bà May lấy 120 triệu đồng nhưng bà không đồng ý nên việc mua bán không thành. Do ông Than
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van.doc
- Bia.doc