MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ BÁN LINH KIỆN ĐIỆN TỬ NHẬP KHẨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH LINH KIỆN ĐIỂN TỬ 3
I.Bán hàng và vai trò của bán hàng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh linh kiện điện tử 3
1.Khái niệm bán hàng 3
2.Vai trò của bán hàng ở doanh nghiệp kinh doanh linh kiện điện tử 4
II.Nội dung bán hàng ở các doanh nghiệp kinh doanh linh kiện điện tử 5
1.Nghiên cứu thị trường, xác định mặt hàng kinh doanh và đối tượng khách hàng 6
2.Xây dựng các kênh bán hàng và hình thức bán hàng 9
3. Hình thức và phương thức bán hàng tại các doanh nghiệp thương mại kinh doanh linh kiện điện tử nhập khẩu 10
4. Giao dịch và ký kết hợp đồng 11
4.1. Kế hoạch bán hàng 11
4.2. Đàm phán và ký kết hợp đồng 12
4.3. Thực hiện hợp đồng 13
5. Tổ chức các hoạt động dịch vụ và xúc tiến bán hàng 14
5.1. Các hoạt động dịch vụ bán hàng 14
5.2. Hoạt động xúc tiến bán hàng 15
6. Đánh giá kết quả hoạt động bán hàng, thu thập thông tin phản hồi của doanh nghiệp kinh doanh linh kiện điện tử nhập khẩu 16
III. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hàng của doanh nghiệp kinh doanh linh kiện điện tử nhập khẩu 17
1.Môi trường kinh tế 17
2.Môi trường chính trị, luật pháp. 18
3.Môi trường công nghệ 20
4. Môi trường cạnh tranh 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BÁN LINH KIỆN ĐIỆN TỬ 22
NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO MẶT TRỜI VIỆT 22
I. Khái quát về Công ty TNHH Công nghệ cao Mặt trời Việt 22
1.Quá trình phát triển 22
2.Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty 23
2.1.Chức năng. 23
2.2.Nhiệm vụ 23
2.3.Các lĩnh vực hoạt độnh kinh doanh của công ty 24
2.3.1. Hoạt động kinh doanh Dự án 24
2.3.2. Hoạt động phân phối 24
2.3.3. Hoạt động kinh doanh bán lẻ 25
3.Bộ máy quản lý tổ chức kinh doanh 26
4. Những nhân tố tác động đến hoạt động bán hàng linh kiện điện tử nhập khẩu của Công ty TNHH Công nghệ cao Mặt Trời Việt 29
4.1.Khả năng về tài chính của công ty 29
4.2. Nguồn nhân lực của công ty 32
4.3. Thị trường tiêu thụ các mặt hàng linh kiện thiết bị máy tính và điện tử của Công ty TNHH Mặt Trời Việt 33
4.4.Mặt hàng kinh doanh 34
4.5. Đối tượng khách hàng 35
4.6. Đối thủ cạnh tranh 37
4.7. Nguồn cung ứng hàng hoá của công ty 38
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Công nghệ cao Mặt Trời Việt 38
5.1. Doanh thu 40
5.2. Chi phí và lợi nhuận 41
5.3. Nộp ngân sách 42
5.4. Thu nhập 42
II.Thực trạng bán linh kiện điện tử nhập khẩu của công ty TNHH Công nghệ cao Mặt Trời Việt 42
1. Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Mặt Trời Việt 42
1.1. Kết quả hoạt động nhập khẩu qua các năm. 42
1.2.Thị trường nhập khẩu 44
1.3.Phương thức nhập khẩu, thanh toán 45
2. Kết quả bán linh kiện máy tính nhập khẩu của công ty TNHH Mặt Trời Việt 45
2.1. Kết quả bán hàng linh kiện điện tử nhập khẩu 45
2.2. Kết quả bán hàng nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng 47
2.3. Hệ thống kênh phân phối và hình thức bán hàng 49
2.4. Kết quả bán hàng linh kiện điện tử nhập khẩu theo đối tượng khách hàng và thị trường tiêu thụ 51
3.Hiệu quả bán hàng linh kiện điện tử nhập khẩu của công ty TNHH Mặt Trời Việt 55
3.1 Chỉ tiêu mức doanh lợi theo doanh thu bán hàng: 55
III.Một số đánh giá về bán linh kiện điện tử nhập khẩu của Công ty TNHH Công nghệ cao Mặt Trời Việt 56
1.Điểm mạnh. 57
2.Điểm yếu 58
CHƯƠNG III.GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH BÁN LINH KỆIN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO 60
MẶT TRỜI VIỆT 60
I.Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của công ty TNHH Công nghệ cao Mặt Trời Việt trong những năm tới. 60
II.Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng linh kiện điện tử nhập khẩu của công ty TNHH Mặt Trời Việt 61
1.Chủ động tích cực tham gia Thương mại điện tử 62
2.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 64
3.Đẩy mạnh quảng cáo và xúc tiến bán hàng 66
4.Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và linh hoạt trong chính sách giá cả 68
5.Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên 69
6. Củng cố và phát triển mạng bán hàng, hình thức bán hàng 70
7.Phát triển các hoạt động dịch vụ 71
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4724 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bán linh kiện điện tử nhập khẩu tại công ty TNHH Công nghệ cao Mặt Trời Việt: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưởng phòng và một phó phòng
-Chức năng: Thực hiện việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, thiết lập các chiến lược để phát triển thị trường mới, tham gia tìm hiểu về các dự án
-Nhiệm vụ: Nghiên cứu và phát triển thị trường, các chiến lược, thăm dò đối thủ cạnh tranh để có những chính sách phục vụ khách hàng hoàn hảo hơn, đưa ra một mức giá phù hợp hơn. Thực hiện các chiến lược quảng cáo, tìm ra những thị trường mới, khách hàng mới cho công ty.
Thứ tư: Phòng dịch vụ, bảo hành, bao gồm 4 thành viên trong đó có một trưởng phòng
Chức năng: Thực hiện các công việc liên quan đến các công việc bảo hành, bảo trì, là đội ngũ trực tiếp vận chuyển hàng, lắp đặt các hệ thống máy tính cho các dự án.
Nhiệm vụ: Đây là đội ngũ có trình độ kỹ thuật, hiểu biết về các thông số kỹ thuật của sản phẩm, đáp ứng đầy đủ các mong muốn của khách hàng về các mặt kỹ thuật, hỗ trợ thông tin kỹ thuật cho các đơn vị nhập hàng của công ty.
Tất cả các phòng ban trong công ty đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, hoạt động độc lập với nhau, song đều hướng tới mục tiêu nâng cao lợi nhuận, phát triển công ty ngày càng vững mạnh hơn.
Kết hợp phương pháp quản lý hiện đại của phương tây và văn hoá Việt Nam, hiện nay bộ máy quản lý của công ty Vietsun hoạt động khá thành công trên nhiều lĩnh vực. Được đào tạo khá cơ bản cùng với nhiều năm hoạt động trên thị trường nên ban giám đốc hoạt động rất tốt trong việc điều hành công ty, quản lý nhân viên cấp dưới. Tuy thời gian tính từ lúc thành lập còn chưa lâu nhưng với sự sáng tạo và nhiệt tình của cán bộ cũng như toàn thể đội ngũ nhân viên đến nay công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể.
4. Những nhân tố tác động đến hoạt động bán hàng linh kiện điện tử nhập khẩu của Công ty TNHH Công nghệ cao Mặt Trời Việt
4.1.Khả năng về tài chính của công ty
Với số vốn pháp định 1.000.000.000 đồng là nguồn vốn chủ sở hữu do các sang lập viên đóng góp,cùng với uy tín của công ty trên thị trường qua các năm hoạt động, công ty TNHH công nghệ cao Mặt Trời Việt có thể vay vốn từ Ngân hàng, phía đối tác kinh doanh cũng như các mối quan hệ khác để thực hiện mục tiêu kinh doanh, phát triển thị trường mới, quảng bá hình ảnh của công ty và phát triển sản phẩm mới vào thị trường Việt Nam.
Bảng 1. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty TNHH Mặt Trời
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1. Tổng nguồn vốn KD
1.450.000.000
100
1.950.000.000
100
2.973.000.000
100
Vốn chủ sở hữu
1.000.000.000
68,97
1.000.000.000
51.28
1.078.000.000
36,26
Nợ phải trả
450.000.000
31,03
950.000.000
48.72
1.895.000.000
63,74
Nguồn: Công ty TNHH Vietsun hi-tech
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể nhận thấy rằng nguồn vốn kinh doanh của công ty biến động qua các năm và đều có xu hướng tăng lên, đặc biệt là nguồn vốn được tăng cường do các khoản vay ngắn hạn mang lại. Năm 2003 các khoản vay ngắn hạn là 450 triệu đồng chiếm 31,03% trong tổng nguồn vốn kinh doanh, năm 2004 là 950 triệu đồng chiếm 48,72% và năm 2005 là 1.895 triệu đồng chiếm 63,74%, theo thời gian tổng nguồn vốn kinh doanh đều tăng cả về tuyệt đối và tương đối do việc kinh doanh phát triển nên cần huy động nhiều vốn cho kinh doanh. Trong kinh doanh tỷ lệ vốn chủ sở hữu: nợ phải trả thì tỷ lệ 1:1 được coi là tỷ lệ vàng, như vậy có thể nói trong ba năm trên thì năm 2003, 2004 công ty đã tự chủ về vốn kinh doanh nhưng đến năm 2005 do việc phát triển phân phối sản phẩm mới nên nguồn vốn chủ kinh doanh cũng cần được tăng lên. Năm 2005 tỉ lệ vốn chủ sở hữu : Vốn đi vay là 1:1,76. Đây là tỷ lệ mà công ty không được tự chủ nhiều về vốn nhưng lại có cơ hội mở rộng kinh doanh nhờ huy động vốn từ các nguồn lực bên ngoài. Đặc biệt trong kinh doanh các mặt hàng linh thiết bị máy tính, điện tử thì các khoản vốn do chiếm dụng của phía đối tác là không thể tránh khỏi dẫn đến các khoản nợ phải trả chiếm một tỷ lệ tương đối cao
Biểu 1. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh
Ngoài ra khi xem xét cơ cấu vốn căn cứ dựa trên tốc độ lưu chuyển vốn, nguồn vốn kinh doanh của công ty chia thành vốn cố định và vốn lưu động.
Bảng 2. Cơ cấu vốn theo tốc độ lưu chuyển vốn
N¨m
ChØ tiªu
2003
2004
2005
so s¸nh
CL 2004/ 2003
tû lÖ
CL 2005/ 2004
tû lÖ
I. Tµi s¶n
1,450,000,000
1,950,000,000
2,973,000,000
500,000,000
34%
1,023,000,000
52%
A. TSL§ vµ §T NH
1,210,758,000
1,686,750,000
2,732,658,000
475,992,000
39%
1,045,908,000
62%
1. C¸c kho¶n P.Thu
685,000,000
1,093,000,000
896,900,000
408,000,000
60%
-196,100,000
-18%
2. Hµng tån kho
525,758,000
593,750,000
1,835,758,000
67,992,000
13%
1,242,008,000
209%
B. TSC§ vµ §TDH
239,242,000
263,250,000
240,342,000
240,008,000
10%
-22,908,000
-9%
Nguồn: Công ty TNHH Vietsun hi-tech
Kết quả từ bảng trên cho ta thấy về mặt tuyệt đối tổng giá trị tài sản của công ty liên tục tăng qua các năm. Nhìn chung tổng giá trị tài sản của công ty đang quản lý tăng theo từng năm. Thể hiện năm 2004 tăng 500.000.000 đồng (tăng 34%) so với năm 2003. Trong đó TSCĐ và đầu tư ngắn hạn tăng 475.992.000 đồng (tăng 39%). Tiếp đó năm 2005 tổng giá trị tài sản tăng 1.023.000.000 đồng (tăng 52%) so với năm 2004. Tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Các khoản phải thu tăng 408.000.000 đồng so với năm 2003. Tuy vậy Công ty đã thúc đẩy tiến độ thu hôid cồn nợ để tập trung nguồn vốn vào việc nhập khẩu mặt hàng màn hinh LCD Tivi vào cuối năm 2005, do vây làm lượng hàng tồn kho cuối năm 2005 tăng đán kể - tăng 209% so với năm 2004.
Năm 2003 tổng tài sản là 1.450.000.000 trong đó tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn là 1.210.758.000 chiếm 73,38%. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 239.242.000 chiếm 26,62%.
Năm 2004 tổng tài sản của công ty là 1.950.000.000 đồng tăng 34% so với năm 2003. Trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 1.686.750.000 đồng chiếm 80,99%, tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 263.250.000 đồng chiếm 19,01%
Năm 2005 tổng tài sản của công ty là 2.973.000.000 đồng tăng 52% so với năm 2004. Trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 1.045.908.000 chiếm 71,67% và tăng 62% so với năm 2004, tài sản cố định là 240.008.000 đồng chiếm 28,33% và giảm 9% so với năm 2004.
Như vậy vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh thể hiện đúng bản chất của một doanh nghiệp thương mại. Nhưng nguồn vốn cố định cũng đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu khi tiến hành kinh doanh, đặc biệt ở công ty TNHH Mặt Trời Việt luôn quan tâm đến việc đầu tư mới cơ sở vật chất, trang thiết bi văn phòng nên đầu tư cho TSCĐ không giảm qua các năm.
4.2. Nguồn nhân lực của công ty
Hiện nay đội ngũ nhân viên của công ty có 15 người, đa số tuổi đời còn rất trẻ, những nhân viên quản lý đều có trình độ đại học trở lên. Còn lại các nhân viên đều có trình đô đại học, cao đẳng, hoặc trung cấp nghề, tuổi đời trung bình của nhân viên trong công ty là từ 25 đến 32 tuổi.
Bảng 3. Cơ cấu nhân viên của công ty Mặt Trời Việt
Chỉ tiêu
Năm2003
2004
2005
Số lượng
tỷ trọng
Số luợng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
1. Theo trình độ nhân viên
8
100
12
100
15
100
Trên Đại học
1
12,5
1
8,3
1
6,7
Đại học
4
50
5
41,7
7
46,6
Cao đẳng
2
25
4
33,3
4
26,7
Trung cấp
1
12,5
2
16,7
3
20,0
Nguồn: Công ty TNHH Vietsun hi-tech
Qua bảng cơ cấu nhân viên của công ty ta thấy rằng ngay từ khi mới thành lập, đội ngũ nhân viên của công ty đều là những người có trình độ và đặc biệt tất cả từ cấp lãnh đạo đến nhân viên đều cò rất trẻ nên có ưu điểm là năng động và nhiệt tình trong kinh doanh song không tránh khỏi nhược điểm đó là kinh nghiệm trong công việc còn ít.
4.3. Thị trường tiêu thụ các mặt hàng linh kiện thiết bị máy tính và điện tử của Công ty TNHH Mặt Trời Việt
Sau gần ba năm hoạt động, thị trường của công ty ngày càng mở rộng, ban đầu công ty tập trung vào thị trường Hà Nội, sang năm 2004, ngoài việc tập trung bán buôn, bán lẻ cho các cửa hàng, đại lý và khách hàng tại Hà Nội và các vùng lân cận thì công ty còn thiết lập mối quan hệ với nhiều đại lý cửa hàng ở các tỉnh khác.
Phân chia thị trường theo tiêu thức địa lý:
- Thị trường Hà Nội và khu vực lân cận.
- Thị trường các tỉnh ngoài Hà Nội.
Cho tới nay doanh thu bán hàng trên thị trường Hà Nội và khu vực lân cận khoảng 60% tổng doanh thu của công ty. Doanh thu từ thị trường các tỉnh chủ yếu là từ việc bán buôn các thiết bị máy tính. Sau đây là danh sách một số các đơn vị ngoại tỉnh nhập linh kiện từ công ty Mặt Trời Việt
Bảng 4. Các công ty ở ngoại tỉnh nhập linh thiết bị tử của công ty
STT
Tên đơn vị
Địa chỉ
Tel-Fax
Khu vực phụ trách
Người liên lạc
01
Công ty PT& UDCN tin học Hitech
191 - Trường Thi, TP Thanh Hoá
037.856117
Thanh Hoá
Đỗ Mạnh Trinh
02
Công ty Chính Đại
166 P Hồng Hà- TP Yên Bái
024.862757
Yên Bái
Nguyễn Thành Trung
03
Công ty tin học IDC
125 – Mê linh- Vĩnh Yên
0211.8444444
Vĩnh Yên
Vũ Hữu Thực
04
Công ty Công nghệ & TB Tin học (TDC)
Cao Bằng
0912130249
Thị xaz Cao Bằng
Nguyễn Thế Trung
05
Công ty Điện Tử Thắng Bắc
419 – Lê Thánh Tông -Hạ Long - Quảng Ninh
033.622889
Quảng Ninh
Nguyễn Công Toàn
06
Công ty TNHH Á Châu
362-Trần Phú-Ba Đình
Thanh Hoá
037.855170
Thanh Hoá
Mr Ngọc
Nguồn: Công ty TNHH Vietsun hi-tech
Hiện nay công ty vẫn đang tiếp tục mở rộng thị trường, duy trì và phát triển những thị trường đã có và tiếp tục tìm thêm những đại lý khác, nhưng cũng có những chỉ tiêu nhất định khi lựa chon các đại lý.
4.4.Mặt hàng kinh doanh
Hàng hoá của công Mặt Trời Việt là hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, các chỉ tiêu kĩ thuật của hàng hoá đều được công ty và nhà sản xuất đứng ra bảo đảm. Chính vì vậy sản phẩm mà công ty bán ra đều có thuế VAT, không như một số đối thủ cạnh tranh khác, để cạnh tranh về giá mà sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng nên không có hoá đơn cho khách hàng.Hiện nay các mặt hàng mà công ty Mặt Trời Việt Bán ra bao gồm tất cả các loại linh kiện của máy vi tính như: Bộ nhơ trong, bộ nhó ngoài, bộ xử lý trung tâm,thiết bị mạng, …và các linh kiện khác. Trong đó một số loại linh kiện mà công ty nhập khẩu trực tiếp về và phân phối cho các cửa hàng đại lý bán lẻ khác như: An Mai, An Việt, Phú Minh. Linh kiện máy tính là những mặt hàng có kích thước không lớn, và cùng một mặt hàng có nhiều dòng sản phẩm khác nhau, do nhiều nhà sản xuất làm ra. Mặt khác những mặt hàng này đi vào thị trường Việt Nam theo con đường tiểu ngạch cũng rất nhiều. các mặt hàng linh kiện máy vi tính hiện nay khá dồi dào. Sản phẩm thế hệ mới xuất hiện liên tục có cấu hình và tốc độ mạnh hơn đã đẩy giá linh kiện model trước đó giảm mạnh. Ngoài ra trên thị trường hầu như tháng nào cũng xuất hiện 4-5 thương hiệu lạ (phần lớn là hàng Trung Quốc), với giá rẻ hơn các thương hiệu khác khoảng 10-15%. Do vậy chủng loại các mặt hàng trên thị trường là rất phong phú và đa dạng. Ngoài ra còn các mặt hàng điện tử là hệ thống thiết bị giám sát, và sắp tới triển khai phân phối thêm hệ thống thiết bị an ninh của xe hơi trong lĩnh vực các sản phẩm phục vụ cho an ninh, an toàn.
4.5. Đối tượng khách hàng
Hiện nay kênh phân phối chủ yếu của công ty là bán hàng thông qua các cửa hàng chuyên doanh, đại lý và trực tiếp đến người tiêu dùng, do vậy đối tượng khách hàng của công ty bao gồm hệ thống các cửa hàng, đại lý phân phối sản phẩm, và một bộ phận quan trọng không thể thiếu được đó là những khách hàng mua trực tiếp sản phẩm từ công ty. Doanh thu từ việc bán lẻ chiếm khoảng 20%, đây có thể nói là một con số không nhỏ, việc tăng cường phát triển tốt với khách hàng mua lẻ không chỉ góp phần tăng doanh thu mà còn là nguồn thu thập thông tin, lấy ý kiến từ đội ngũ khách hàng một cách chính xác nhất, để từ đó đưa ra được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như tổng kết được những bài học cho công ty. Dựa trên đặc thù của sản phẩm đó là hàng công nghệ cao, khách hàng sử dụng sản phẩm trong thời gian dài, một khách hàng không mua nhiều sản phẩm cùng loại để sử dụng cùng lúc, hơn thế nữa vì mang tính chất công nghệ cao nên cũng sớm có những thay đổi cải tiến, một tiếng nói tốt từ phía khách hàng là một mục tiêu quan trọng mà công ty đặt ra. Những khách hàng hiện nay của công ty vẫn chủ yếu là sinh viên, học sinh, trí thức, những người mà cần thiết cập nhật thông tin cũng như hoạt động trong lĩnh vực tin học, và một bộ phận không nhỏ đó là các công ty, cơ quan nhà nước, cần các thiết bị , máy móc trong văn phòng. Đây là một bộ phận khách không nhỏ mua mặt hàng máy vi tính, đồng thời công ty cũng đang hướng phát triển cho sản phẩm TV LCD tới những khách hàng này.
Sau đây là một số dự án tiêu biểu mà công ty Vietsun đã thưc hiện kể từ ngày thành lập, những dự án này đã góp một phần rất lớn vào tổng doanh thu của công ty.
Bảng 5. Các dự án công ty Mặt Trời Việt đã thực hiện
STT
Tên hợp đồng
Thời gian thực hiện
Giá trị hợp đồng
Địa điểm, tiến độ
01
Lắp đặt hệ thống mạng đào tạo cho trường Giao Thông Vận Tải
Tháng 11 năm 2003
200.000.000 VNĐ
Cầu Giấy-Hà Nội đã hoàn thành
02
Lắp đặt hệ thống mạng cho công ty Tư vấn thiết kế Công trình Bưu diện
Tháng 3 năm 2004
150.000.000 VNĐ
Số 223, ngõ Thổ Quan, Khâm Thiên, HN – đã hoàn thành
03
Cung cấp thiết bị tin học cho hệ thống mạng của Quân chủng phòng không
Tháng 8 năm 2004
250.000.000 VNĐ
Số 179 Trường Chinh
04
Lắp đặt hệ thống mạng, cung cấp thiết bị tin học cho Nhà máy Chế tạo điện cơ
Tháng 7 năm 2004
214.000.000 VNĐ
KM Số 1, Phú Diễn, Tự Liêm, HN - đã hoàn thành
05
Dự án 112- Thiết kế và lắp đặt hệ thống mạng, thiết bị máy tính cho UBND huyện Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Tháng 11 năm 2004
250.000.000 VNĐ
Thanh Hoá – đã hoàn thành
06
Cung cấp thiết bị tin học cho Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ - Cục Dự trữ Quốc gia
Tháng 4 năm 2005
250.000.000 VNĐ
Số 8 Kim Mã Thượng- đã hoàn thành
07
Cung cấp thiết bị tin học cho Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ Thanh tra
Tháng 5 năm 2005
300.000.000 VNĐ
Đội Cấn, HN – đã hoàn thành
08
Xây dựng thiết kế và lắp đặt hệ thống mạng – Invest consult
Tháng 2 năm 2005
85.000.000 VNĐ
Thái Hà, Hà Nội – đã hoàn thành
09
Xây dựng thiết kế và lắp đặt hệ thống mạng, thiết bị máy tính, Sở Khoa học Công Nghệ - Cao Bằng
Tháng 11 năm 2005
250.000.000
Phố Vườn Đào, Thị Xã Cao Bằng
Đã hoàn thành
Nguồn: Công ty TNHH Vietsun hi-tech
4.6. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, máy tính đã trở thành vật dụng không thể thiếu đối với mỗi người. Từ công chức nhà nước đến giới học sinh, sinh viên. Tuỳ vào nhu cầu mà người mua có thể chọn cho mình những linh kiện phù hợp lắp ráp thành một dàn máy tính hoàn thiện. Mặt khác nhu cầu nâng cấp máy tính của người tiêu dùng hiện nay ngày càng tăng, chính vì vậy nhu cầu về các linh kiện của máy tính là rất lớn. Đứng trước cơ hội lớn này không chỉ có Mặt Trời Việt mà còn rất nhiều doanh nghiệp khác cũng hoạt động trên lĩnh vực này. Do vậy áp lực cạnh tranh trên thị trường đối với Mặt Trời Việt rất cao. Những đối thủ cạnh tranh cuả Mặt Trời Việt không chỉ là những công ty, doanh nghiệp kinh doanh hàng chính ngạch mà còn cả hàng nhập lậu. Trong lĩnh vực bán buôn công ty xác định những đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các công ty: Delta, Quốc Tuấn, Mai Tuấn, ngoài ra để tồn tại và phát triển bán lẻ thì công ty cũng phải cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này, riêng tính ở địa bàn Hà Nội đã có hơn 400 doanh nghiệp chuyên kinh doanh buôn bán máy tính và linh kiện máy tính. Phần lớn các công ty hoạt động trong lĩnh vực máy tính đều có mối liên hệ với nhau, các công ty thường quan hệ và làm bạn hàng của nhau, vì mỗi công ty không tự nhập về toàn bộ các linh kiện của một máy tính mà mỗi công ty có một thế mạnh riêng về một model nào đó. Với mặt hàng bán buôn là các linh kiện bàn phím, chuột, vỏ thì công ty xác định đối thủ cạnh tranh chính vẫn là Thiện Ý.
Công ty Mặt Trời Việt với quy mô không lớn nên khó có thể cạnh tranh về giá thành đối với những công ty quy mô chuyên phân phối một loại linh kiện cụ thể như Thiện Ý chỉ chuyên về bàn phím, chuột của MITSUMI, chính vì vậy với phương châm “mèo nhỏ bắt chuột nhỏ” mà công ty cũng có những thế mạnh riêng của mình để cạnh tranh, đó là với quy mô nhỏ thì bộ máy quản lý kinh doanh gọn nhẹ, theo đó là chế độ chăm sóc khách hàng, bào hành bảo trì chu đáo sẽ là thế mạnh để công ty cạnh tranh.
4.7. Nguồn cung ứng hàng hoá của công ty
Đối với doanh nghiệp thương mại thì nhiệm vụ quan trọng đó là phải cung cấp được các mặt hàng một cách đày đủ về số lượng với chất lượng tốt, kịp thời với nhu cầu của khách hàng, để thực hiện tốt nhiệm vụ này thì công tác tạo nguồn hàng đóng vai trò quan trọng. Trên thị trường hiện nay hàng Đài Loan, Trung Quốc vẫn chiếm đa số. Trong đó lượng hàng nhập tiểu ngạch về dồi dào, cho nên các đầu mối nhập hàng cạnh tranh giá quyết liệt.
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Công nghệ cao Mặt Trời Việt
Ba năm hoạt động kinh doanh công ty Vietsun đã thu được những thành tựu đáng kể, sau đây là một số kết quả kinh doanh cua Công ty qua các năm:
Bảng 6. Kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty qua các năm
Năm
Chỉ tiêu
2.003
2004
2005
So s¸nh
2004/2003
2005/2004
1. Tæng doanh thu thuÇn
1.256.842.000
2.679.284.000
3.585.781.000
213,18
133,83
2. C¸c kho¶n gi¶m trõ
37.704.000
56.707.000
52.246.000
4,51
1,95
a. chiÕt khÊu
15.124.000
41.552.000
42.512.000
3,31
1,59
b. Gi¶m gi¸
10.254.000
0,38
c. Hµng b¸n bÞ tr¶ l¹i
22.580.000
15.155.000
9.734.000
1,21
0,36
3. Gi¸ vèn hµng b¸n
779.242.000
1.607.570.000
2.934.561.000
127,91
109,53
4. Doanh thu thuÇn
1.219.138.000
2.622.577.000
3.533.535.000
208,66
131,88
5.L·i gép
439.896.000
1.015.007.000
598.974.000
80,76
22,36
6. Chi phÝ
527.924.000
661.624.000
882.774.000
52,64
32,95
a. Chi phÝ b¸n hµng
384.241.000
405.741.000
587.941.000
32,28
21,94
b. Chi phÝ QLDN
143.683.000
255.883.000
294833000
20,36
11,00
7. Lîi nhuËn tríc thuÕ
-88.028.000
353.383.000
-231.554.000
28,12
-8,64
8.ThuÕ TNDN
98.947.240
0,00
9. Lîi nhuËn sau thuÕ
-88.028.000
254.435.760
-231.554.000
Nguồn: Công ty TNHH Vietsun hi-tech
Biểu 2: Cơ cấu doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm
5.1. Doanh thu
Doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2003 doanh thu của Công ty còn thấp, chỉ đạt 1.256.842.000 VNĐ doanh thu của Công ty trong năm này thấp là do Công ty mới được thành lập nên thị trường còn nhỏ hẹp, chủ yếu tập trung tại thị trường Hà Nội. Năm 2004 doanh thu đạt 2.679.284.000 VNĐ tăng 1.422.442.000 VNĐ về mặt tuyệt đối và tăng 213,18% về mặt tương đối so với năm 2003. Năm 2005 doanh thu đạt 3.585.781.000 VNĐ tăng 906.974.000 VNĐ về mặt tuyệt đối và 133,83% so với năm 2004. Như vậy ta thấy doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2004, doanh thu của Công ty tăng hơn hai lần so với năm thứ nhất, sở dĩ có một mức doanh thu lớn như vậy là vì trong năm này hoạt động kinh doanh của Công ty đã đi vào ổn định, các mặt hàng phong phú và đa dạng hơn. Năm 2005 doanh thu bán hàng của công ty chỉ tăng 33,84% mức tăng trưởng doanh thu không lớn bằng năm 2004 nhưng vẫn được duy trì ở mức khá cao, Công ty vẫn tiếp tục hoạt động theo hướng bán buôn là chính và tham gia vào các dự án
Biểu 3 . Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm
5.2. Chi phí và lợi nhuận
Khi mới thành lập thì về mọi mặt nhân sự, nguồn hàng đều chưa ổn định, chí phí ban đầu lớn, đặc biệt lại là người bước chân sau vào thị truờng, trước đó đã có rất nhiều đối thủ lớn nên công ty lại càng gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế năm 2003 kết quả kinh doanh không đạt được kế hoạch là hòa vốn như ban đầu dự kiến, trong năm này công ty chịu lỗ 88.028.000. Bước sang năm 2004 kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt, nhờ thiết lập và tạo mối quan hệ tốt với các đại lý, cửa hàng đặc biệt là tham gia một số dự án lớn, chính điều này là một nguyên nhân lớn làm mức doanh thu tăng lên nhờ đó mà hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả, lợi nhuận của đạt được trong năm này là 254.435.760 VNĐ. Với kết quả kinh doanh tốt này công ty đã bù lỗ được cho năm 2003 và bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của năm 2005 số tiền 78 triệu. Năm 2005 hoạt động kinh doanh của Công ty có những thay đổi đáng kể vào cuối năm 2005, việc chính thức trở thành nhà phân phổi TV LCD KONKA đã đẩy mức tổng chi phí lên cao, tuy việc kinh doanh trong lĩnh vực linh kiện và thiết bị máy tính, điện tử vẫn đạt được ở mức tăng trưởng tốt song do chi phí nhập hàng TV LCD lớn, kéo theo đó là việc mặt hàng này chưa bán được nhiều nên đẩy lượng giá trị hàng tồn kho lên cao. Tổng giá trị hàng nhập kho năm 2005 nên tới 2934.561.000 VNĐ, mà doanh thu từ mặt hàng TV LCD mang lại còn chiếm một tỷ trọng quá nhỏ nên không góp phần làm tăng doanh thu, chính vì vậy năm 2005 lơi nhuận của công ty là không có, công ty lỗ 231,554 triệu đồng.
5.3. Nộp ngân sách
Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đăng ký có giấy phép, Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước. Các khoản thuế mà Công ty phải nộp bao gồm: Thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu… Cụ thể số tiền nộp ngân sách qua các năm như sau: Năm 2003 là 47.746.000 VNĐ, Năm 2004 là 136.770.000 VNĐ, tăng 186,3% so với năm 2003. Năm 2005 là 148.060.000 VNĐ tăng 8,3% so với năm 2004.
5.4. Thu nhập
Bảng 7.Thu nhập bình quân một tháng của nhân viên
Năm
2003
2004
2005
Thu nhâp bình quân/người/tháng
1.128.000
1.402.000
1.475.000
Nguồn: Công ty TNHH Vietsun hi-tech
Kể từ khi thành lập mức thu nhập bình quân của nhân viên liên tục được cải thiện qua các năm, cụ thể năm 2003 mức lương bình quân của mỗi nhân viên trong công ty đạt 1.128.000, năm 2004 đạt 1.402.000 tăng 25,23% so với năm 2003 và năm 2005 đạt 1.475.000 VNĐ tăng 5,2% so với năm 2004.
II.Thực trạng bán linh kiện điện tử nhập khẩu của công ty TNHH Công nghệ cao Mặt Trời Việt
1. Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Mặt Trời Việt
1.1. Kết quả hoạt động nhập khẩu qua các năm.
Theo thống kê của Ngân hàng giới, hiện số gia đình có máy tính ở VN chỉ chiếm chưa tới 1%. Đây là một tỷ lệ thấp, có nghĩa là thị trường tiêu thụ máy tính ở Việt Nam là rất tiềm năng. Công ty Mặt Trời Việt hoạt động với qui mô không lớn, cũng như các doanh nghiệp thương mại kinh doanh trong lĩnh vực máy tính và linh kiện máy tính khác công ty thực hiên buôn bán các loại máy tính theo nhu cầu của thị trường. Ngoài việc nhập các máy đồng bộ nhỏ lẻ công ty còn tập chung vào nhập khẩu một số linh kiện máy tính phục vụ bán buôn, kinh doanh dự án và bán lẻ. Ta có thể thấy được điều này qua bảng sau
Bảng 8 .Trị giá nhập khẩu các kinh kiện qua các năm
Năm
Trị giá hàng nhập kho
Trị giá linh kiện nhập khẩu
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối(%)_
2003
779.242.000
400.112.000
379.130.000
51,35
2004
1.607.570.000
842.432.000
765.138.000
52,40
2005
2.934.561.000
1.320.404.000
1.614.157.000
44,99
Nguồn: Công ty TNHH Vietsun hi-tech
Ngay từ khi mới thành lập và bắt đầu kinh doanh Mặt Trời Việt đã chú trọng đến hoạt động nhập khẩu, cụ thể ta thấy trị giá hàng nhập khẩu mặt hàng linh kiện máy tính liên tục tăng qua các năm.
Năm 2003 trị giá các linh kiện nhập khẩu của công ty là 400,112,000 đồng chiếm 51,35% trị giá hàng nhập kho của công ty, năm 2004 là 842,432,000 đồng chiếm 52,4% và năm 2005 là 1,614,157,000 đồng chiếm 44,99%. Sở dĩ về mặt tuyệt đối hàng linh kiện nhập khẩu tăng mạnh trong 2005 mà lại chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn so với năm 2004 là vì năm 2005 công ty nhập khẩu một giá trị lớn hàng nguyên chiếc TV LCD làm giá trị hàng nhập kho lớn hơn nhiều. Như vậy về mặt giá trị tuyệt đối hàng linh kiện máy tính nhập khẩu của công ty liên tục tăng và tăng mạnh vào năm 2005. Tỷ lệ tăng về mặt tương đối của các mặt hàng linh kiện điện tử nhập khẩu của công ty qua các năm về mặt tương đối như sau: Năm 2004/2003 là 211% và năm 2005/2004 là 157%, như vậy cả về mặt tuyệt đối và tương đối trị giá hàng linh kiện máy tính nhập khẩu đều tăng, chứng tỏ công ty hoạt động thành công trong lĩnh vực này.
1.2.Thị trường nhập khẩu
Máy tính cũng như các mặt hàng linh kiện máy tính là mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, chính vì thế mà nó thường được sản xuất ở những nước có trình độ khoa học tiên tiến như: Mỹ, Ý, ... và sản xuất ở một số nước công nghiệp mới phát triển như:Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo. Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp nào sản xuất được các loại linh kiện máy tính mà vẫn chủ yếu nhập khẩu từ thị trường nước ngoài. Thị trường các mặt hàng linh kiện máy tính nhập khẩu của Việt Nam bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Đài Loan, Singapo, Malaisia, Mĩ, Australia, … Nhưng chiếm tỷ trọng lớn vẫn là Trung Quốc, Đài Loan. Bởi hiện nay Trung Quốc được coi là phân xưởng sản xuất hàng hoá của thế giới, với giá nhân công rẻ, trình độ tay nghề cao, hầu như các nhà máy đều đặt xây dựng nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. Cũng như các công ty thương mại và dịch vụ khác công ty TNHH Mặt Trời Việt hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Các sản phẩm máy vi tính của công ty hiện nay 100% đều được lắp ráp từ các l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11053.DOC