Luận văn Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Lịch sử vấn đề . 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 5

3.1. Đối tượng nghiên cứu: . 5

3.2. Phạm vi nghiên cứu: . 5

4. Mục đích nghiên cứu . 5

5. Phương pháp nghiên cứu . 5

6. Cấu trúc luận văn . 6

PHẦN NỘI DUNG . 7

Chương 1: VÀI NÉT VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ SỰ NGHIỆP

SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TRIỀU ÂN . 7

1.1. Bản sắc văn hóa dân tộc . 7

1.1.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam . 7

1.1.2. Đặc điểm văn hóa dân tộc (Tày, Dao) . 10

1.2. Sáng tác của Triều Ân trong dòng chảy của văn học các dân

tộc thiểu số Việt Nam hiện đại . 22

1.2.1. Đôi nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại . 22

1.2.2. Sáng tác của Triều Ân . 23

Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG

VĂN XUÔI TRIỀU ÂN. 34

2.1. Phương diện phong tục tập quán . 34

2.1.1. Văn hoá Tày, Dao qua lễ hội, chợ phiên . 35

2.1.2. Văn hóa Tày, Dao qua hôn nhân . 39

2.1.3. Tập quán sinh nở và lễ đầy tháng tuổi của đồng bào Tày, Dao . 44

2.1.4. Văn hoá Tày, Dao trong tổ chức đời sống cộng đồng . 47

2.2. Phương diện nghề thủ công và trang phục . 54

2.2.1. Nghề thủ công . 54

2.2.2. Vẻ đẹp trang phục . 58

2.3. Văn hóa Tày, Dao qua y học dân tộc . 63

2.4. Dấu ấn văn hóa Tày, Dao ở phương diện đời sống văn nghệ,

tín ngưỡng và tâm hồn . 70

2.4.1. Đời sống văn nghệ . 70

2.4.2. Đời sống tín ngưỡng . 80

2.4.3. Đời sống tâm hồn . 80

Chương 3: MỘT SỐ PHưƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BẢN

SẮC DÂN TỘC TRONG VĂN XUÔI TRIỀU ÂN . 85

3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện . 85

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật . 97

3.2.1. Đặc tả ngoại hình nhân vật . 97

3.2.2. Xây đựng nhân vật đa diện . 101

3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ . 106

3.3.1. Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn miền núi . 107

3.3.2. Ngôn ngữ đậm chất thơ . 111

PHẦN KẾT LUẬN . 115

pdf128 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chài bắt cá” [17, tr.701]. Người Tày, Dao cũng khá nổi tiếng trong nghề rèn. Họ rèn sắt để chế tạo ra các công cụ như: các loại dao, liềm, hái,lưỡi cày, cuốc, xẻng, răng bừa, các loại súng hoả mai, súng kíp, đúc các bi gang làm đạn súng (gọi là đạn mác xá) … Ta bắt gặp trong tiểu thuyết Dặm ngàn rong ruổi cảnh cụ Sung sang nhà Dưỡng để “mượn cái bễ lò rèn” vì “hôm nay ông đón thợ về đúc mấy cái lưỡi cày” [17, tr.686]. Khi Dưỡng sang nhà cụ Sung đã nhìn thấy cụ “đang cùng hai thợ ở dưới sàn nhà kéo bễ lò rèn để đúc lưỡi cày. Lò than đỏ rực, trong suốt như hồng ngọc” [17, tr.696]. Nghề làm đồ trang sức bằng bạc, bằng đồng là nghề lâu đời gia truyền của dân tộc Dao. Với bàn tay khéo léo họ làm ra các sản phẩm: vòng cổ, vòng tay, vòng chân, khuyên tai, nhẫn, dây xà tích và các đồ gắn trên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 váy áo. Các đồ bạc được chạm chìm nổi các hình hoa văn, hoa lá khá khéo léo được các phụ nữ Dao ưu thích. Đó là đồ trang sức mà Mùi Quý đeo trên người: “tai đeo khuyên bạc, cổ có sáu vòng kiềng bạc, trạm trổ tinh vi” [6, tr.118]. Là những “vòng cổ “củng hoàn” lủng lẳng, trước ngực áo có hai hàng khuy bạc to bằng miệng chén điểm trang” [12, tr.394] của các chị người Dao trong ngày chợ phiên Nguyên Bình. Ngay cả bà Đô, dù đã 75 tuổi “còn đeo mấy kiềng bạc sáng loáng. Hai tai đeo khuyên tròn bằng bạc to tướng. Đáy khuyên dựng lên hình ngọn núi nhọn cao. Trọng lượng ấy làm sệ hai rái tai” [12, tr.360]. Một trong những nghề thủ công đặc sắc, nổi tiếng của dân tộc Tày, Dao là nghề trồng bông, dệt vải và trang trí hoa văn trên vải. Với nguyên liệu là bông nõn đã bật, dụng cụ là guồng quay sa kéo sợi và chiếc khung cửi, họ đã tự túc được các loại vải may váy áo, làm màn, khăn mặt, mặt chăn. Bông thường được trồng vào khoảng tháng 2, 3 và thu hoạch vào tháng 7, 8. Công việc se sợi, dệt vải thường được những người phụ nữ trong gia đình làm vào những lúc nông nhàn, hay thời gian rảnh rỗi trong một ngày, nhất là vào mùa xuân, khi “mùa màng chưa chưa bận rộn, con gái vùng quê đua nhau dệt vải” [17, tr.680]. Tông màu ưa dùng của người Tày, Dao là màu chàm. Vì vậy sau khi dệt được vải mộc màu trắng, người ta đem nhuộm chàm. Chàm là cây thuốc nhuộm do bà con tự trồng và tự chế rất công phu. Vải trắng nhúng vài lần vào nước chàm sẽ thành sậm mầu, ánh đen hay tím. Sau khi nhuộm, họ đem “vắt lên sào phơi những tấm vải vừa nhúng thuốc nhuộm, vuốt lại những mép vải cho phẳng” [13, tr.465]. Người Tày thường dùng những tấm vải đã nhuộm chàm đó để cắt may quần áo. Nhưng với người Dao, họ ưa dùng vải với những hoạ tiết trang trí sặc sỡ để cắt may quần áo. Muốn có được tấm vải như thế, đồng bào Dao phải “đun sáp ong cho chảy lỏng, rồi vẽ lên vải hình tượng con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 chó, đàn chim, hàng dài đàn kiến trẩy hội … Trang trí trên vải bằng sáp ong xong, Lan mới nhuộm chàm. Vải trắng nhúng vài lần là đẹp màu tím biếc … đem vải đã nhuộm nhúng vào nước sôi, sáp ong trên vải chảy ra, hình hoa văn trang trí hiện màu trắng” [12, tr.401,402]. Ngoài việc dệt vải một màu ra, đồng bào Tày, Dao còn dệt thành những tấm thổ cẩm với sự pha trộn màu sắc rực rỡ, hoa văn theo ý thích. Cũng có lúc họ dùng đôi bàn tay khéo léo để thêu. Từ những kỹ thuật đó, họ đã tạo ra được những bộ trang phục độc đáo: “Trên áo, trên khăn, tà áo, gấu váy … đâu đâu cũng thêu hoặc in sáp họa tiết …” [17, tr.997]; đồng thời tạo nên nét bản sắc truyền thống trong nghệ thuật trang trí vải. Bằng việc miêu tả các nghề thủ công của người Tày, Dao trong các truyện ngắn, tiểu thuyết như trên, Triều Ân đã bày tỏ được niềm tự hào, lòng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào vùng quê mình. Đồng thời qua đó còn giúp người đọc hiểu và thêm yêu quý những con người dân tộc thuần phác, khéo léo, có óc sáng tạo độc đáo để tạo nên bản sắc riêng của dân tộc mình. Theo quan niệm của người dân tộc, săn bắn cũng là một trong những nghề thủ công của họ. Chỉ tính riêng người Tày, Dao, bất cứ người đàn ông nào mỗi khi ra khỏi nhà bao giờ cũng khoác bên mình khẩu súng săn tự chế. Dấu ấn dân tộc này đã trở thành chi tiết nghệ thuật xuất hiện với tần số cao trong văn xuôi Triều Ân. Việc săn bắn chủ yếu là để bảo vệ mùa màng và tránh những nguy hại cho con người. Họ thường đi săn tập thể vào thời điểm “lúa các khe chín vàng, từng đàn hươu đến ăn lúa. Lại các đàn lợn cỏ nữa đến phá lúa nương có kém gì hươu nai” [12, tr.340]. Bởi thế khi người dân ở bản Đông Có “phát hiện có đàn lợn lòi về phá lúa nương”, họ đã “hẹn nhau chiều mai đi săn”. “Vào buổi chiều, khi một hồi tù và nổi lên, ai cũng nai nịt gọn gàng, súng khoác vai. Túi da cáo đựng đầy thuốc súng và đạn chì. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Một tiếng huýt sáo. Một con chó đầu đàn sủa một tràng gâu gâu và xông lên phía trước, cả một làng chó đua nhau sủa và cùng xông lên. Đó là thói quen của chó làng Dao ... Một tiếng “ô hồi” góc rừng kia xua con thú. Khắp nơi “ô hồi”. Lúc đang nắng này con thú đã lẩn trốn vào rừng cây tìm bóng mát. Chó đàn sủa inh ỏi. Khắp nơi có nhưng tiếng chó sủa lắt nhắt như đã tìm thấy vết. Ô hồi … ô hồi …”[17, tr.823]. Bằng sự miêu tả kĩ lưỡng , Triều Ân đã đưa người đọc đến với không khí của cuộc săn bắn bởi tiếng “ô hồi” – lùa con vật của mọi người, tiếng đàn chó sủa lúc “inh ỏi” - sủa lung tung, lúc “lắt nhắt” – đã tìm thấy vết con thú. Không khí săn bắn tập thể còn được miêu tả trong cuộc săn bắt sơn dương ở bản mới Nai Chơi. Trong buổi dự lễ mít tinh mừng bản định canh mới, ta bắt gặp cảnh “Những súng là súng. Chó săn chạy nhấp nhô quanh người” [6, tr.132]. Tự dưng “Piao lắng nghe. Một tiếng sơn dương gộ huy … ýt huy …ýt … Piao vụt chạy ra khỏi nhà. Đám thanh niên lao theo … Các chú chó săn xông lên trước và theo thói quen, sủa vang động …” [6, tr.133]. Và chỉ cần một tiếng súng nổ “đoành”, nghe gọn lắm, “đám đạn mác xá của Piao” [6, tr.134] đã hạ gục được con sơn dương để đám thanh niên khiêng con thú về trong sự hả hê vui mừng của mọi người, Niềm tự hào và lòng yêu quý những người dân quê hương cộng thêm sự am hiểu tường tận về phong tục tập quán của đồng bào trong công việc săn bắn, Triều Ân đã làm sống dậy trong những trang văn của mình về một nghề thủ công đặc sắc, tạo nên dấu ấn văn hóa riêng của dân tộc. Tạo nên bản sắc dân tộc của con người miền núi còn là tập quán hái lượm. Người Tày, Dao cũng giống như mọi dân tộc vùng cao khác, họ thường xuyên lên rừng để hái lượm các sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nét phong tục này chúng ta sẽ bắt gặp qua những công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 việc thường ngày của các nhân vật trong tiểu thuyết của Triều Ân. Đó là việc làm của Triển khi muốn có tiền để chuộc người yêu, “Anh vào rừng hái củi, mộc nhĩ, sa nhân, nhặt hái cây dược liệu …Anh cầm cái thuốn lần theo ven suối để bắt ba ba. Anh vào rừng tìm rùa …” [13, tr.537]. Bà Đô và Đông cũng “đi rừng kiếm măng, mộc nhĩ” [12, tr.382] mang ra chợ bán để đổi mua muối, chỉ thêu về làm cho xong bộ quần áo dân tộc Dao cho con dâu. Công việc hái lượm lâm thổ sản quý hiếm rất khó khăn, gian khổ, chỉ có thể thực hiện được bởi những con người “dũng cảm, những người con của núi rừng” [17, tr.813]. Chúng ta sẽ thấy được công việc hiểm nguy đó qua lời của thầy thuốc Thuần: “Bác sỹ Phương ạ. Muốn có huyết lình đem bán làm thuốc bà con phải leo lên đỉnh núi kia, còn phải lần theo các mỏm đá cheo leo đến gần các hốc khỉ trú ẩn … Còn tôi, ý định kết hợp hôm nay sẽ leo lên đỉnh núi cao trọc ấy hái ít lá “hồng sí sẻn” làm thuốc bổ” [17, tr.813]. Thông qua việc mô tả tập quán săn bắn, hái lượm của đồng bào Tày, Dao, nhà văn đã làm phong phú hơn bản sắc dân tộc của hai tộc ít người này; đồng thời nhấn mạnh và khẳng định được bản tính gan dạ, dũng cảm của những người dân nơi đây. Điều đó có tác dụng nâng cao tầm nhận thức và hiểu biết của các dân tộc anh em khác đối với tộc người Tày, Dao ở vùng cao qua các sáng tác văn học nói chung và văn xuôi Triều Ân nói riêng. 2.2.2. Vẻ đẹp trang phục Như chúng ta đã biết, “trang phục chính là một trong những sắc thái nổi bật nhất của văn hóa dân tộc” [53, tr.12] bởi nó là sản phẩm vật chất được sản sinh ở từng dân tộc, từng vùng miền và là sáng tạo văn hóa của người phụ nữ dân tộc đó. Tự hào với bản sắc dân tộc Tày, Dao ở phương diện trang phục, nhà văn Triều Ân đã giành nhiều trang viết để miêu tả vẻ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 đẹp của trang phục truyền thống cũng như lòng tự hào của người dân mỗi khi khoác trên mình bộ trang phục dân tộc. Theo phong tục truyền thống của người Tày, “ngày chợ xuân nếu là con nhà có bố mẹ thì con cái phải được mặc quần áo màu chàm mới, thơm ngát để bố mẹ còn khoe nhau độ bóng óng ánh của kĩ xảo nhuộm chàm” [17, tr.680]. Nhưng để có được những bộ quần áo đó phải có bàn tay khéo léo, đảm đang của những người phụ nữ trong gia đình trồng bông, dệt vải, nhuộm vải mà tạo nên. Bởi vậy mà khi Dưỡng còn sống cô độc anh đã phải mặc bộ quần áo vải bò mua rẻ ở chợ biên giới khiến anh trở nên lạc lõng, tủi hổ, không dám đi theo người yêu về bản. Còn khi đã tìm được mẹ, lại có cả em gái cùng mẹ khác cha nữa “anh mặc vào mình bộ quần áo chàm dân tộc tím biếc thơm phức” để khi ngựa Dưỡng qua cầu, mọi người nhìn Dưỡng “như trầm trồ khen chàng trai đẹp lộng lẫy trong bộ quần áo chàm dân tộc …”[17, tr.738]. Sắc chàm dân tộc càng đặc sắc, nổi bật hơn khi được may, khoác và miêu tả thông qua dáng vóc của các thiếu nữ Tày. Như chúng tôi đã mô tả về đặc điểm nữ phục Tày ở chương I thì chiếc áo của dân tộc Tày thường được may vừa vặn thân người, hơi nhấn thêm eo làm tôn thêm những đường nét cơ thể. Qua cách miêu tả của Triều Ân trong những trang văn xuôi nét đẹp đã được tôn vinh. Nếu thiếu nữ dân tộc Kinh yểu điệu, yêu kiều bởi tà áo dài thướt tha làm đắm say lòng người bao đời nay thì với hình ảnh “Các cô gái mặc áo chàm dài tha thướt … Tà áo dài bay trong gió” [17, tr.738] xuất hiện trong văn Triều Ân cũng đủ sức khêu gợi và lôi cuốn độc giả về vẻ đẹp đáng yêu của một dân tộc thiểu số vùng cao. Còn đây là cái đẹp được miêu tả cận cảnh: “Gái Pò Tấu có dáng người thon thả, nước da trắng hồng. Bộ quần áo, cả thắt lưng vải đều óng ánh một màu chàm tím cao sang bó sát lấy thân người. Trông ai cũng như con ve niếng” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 [17, tr.680]. Cũng có thể là một cách miêu tả khái quát: “Chị có dáng người thật đẹp, chị ăn mặc bộ quần áo chàm người Tày. Lìn phải thầm kêu “Thế này mới đáng gọi là con gái” [17, tr.607]. Chỉ bằng vài lời văn, với vài chi tiết gợi tả về dáng người mặc “bộ quần áo” chàm, Triều Ân như đã khắc tạc vào lòng người vẻ đẹp đặc trưng của màu chàm dân tộc cũng như nét đẹp tươi mẩy của thiếu nữ Tày do được trang phục tôn thêm. Có thể nói sắc chàm xanh tím và dáng vẻ thiếu nữ dân tộc Tày đã làm sống động những trang văn mang đậm bản sắc văn hoá, phong tục của ông Mặc dù không phải là người Dao nhưng bằng sự quan sát tỉ mỉ trong ngày thường, cộng với tấm lòng yêu quý, gắn bó với những con người dân tộc này ở quê hương, Triều Ân đã có những trang viết sinh sắc khi miêu tả về vẻ đẹp của trang phục dân tộc Dao. Cách ăn mặc của đàn ông người Dao về cơ bản giống đàn ông dân tộc Tày nhưng chiếc áo cổ truyền dân tộc của họ ở nẹp áo, cửa tay áo, sau lưng áo hay giữa hai bả vai được thêu rất công phu. Có người còn đính thêm nhiều mảnh bạc tròn, sao tám cánh rộng khoảng 1,5cm lên nẹp áo. Khuy áo nhỏ làm bằng bạc hay đồng. Tất cả những cái khác, lạ đó càng khẳng định tài nghệ khâu vá, trang trí của người phụ nữ Dao. Nam giới dân tộc Dao còn thường đeo đồ trang sức như nhẫn, vòng tay, vòng cổ. Vì thế mà ta bắt gặp nét đẹp lạ lùng của Piao trong Nắng vàng bản Dao: “Anh đóng bộ quần áo chàm dân tộc, quấn mấy chuỗi cườm ở cổ” [12, tr.399]. Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh đã từng khẳng định: “trong văn hóa trang phục, đặc biệt là trang phục phụ nữ, là cái mà ở đó bản sắc dân tộc biểu hiện rõ rêt, thường xuyên và lâu bền nhất” [53, tr.12]. Trên cơ sở đó, dễ nhận ra trong văn xuôi Triều Ân nét độc đáo của trang phục dân tộc, đặc biệt ở trang phục của phụ nữ Dao: phong phú về màu sắc, thể loại, bảo lưu được bản sắc dân tộc cổ truyền. Nếu như ở người Mông, người Mường, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 chiếc váy là nét chủ đạo và đặc trưng của bộ nữ phục, thì trái lại, ở nhiều nhóm người Dao đó lại là tấm áo dài. Áo dài được sử dụng ở tất cả các nhóm địa phương người Dao, may kiểu xẻ ngực, không có khuy, cúc, gấu áo dài chấm gối. Áo dài của phụ nữ Dao tạo nên cái đẹp duyên dáng, óng ả và in đậm nét màu sắc của thế giới tâm linh. Kiểu áo dài xẻ ngực, không khuy, không cúc này thường mặc cùng với chiếc yếm. Yếm của người Dao vừa để che ấm ngực, lại vừa là một vật trang trí mà người phụ nữ để nhiều công thêu dệt; đồng thời đó cũng là dấu hiệu để phân biệt giữa người phụ nữ đã có chồng hay chưa. Dấu hiệu nhận biết này được Triều Ân ghi nhận trong truyện ngắn Mây tan. Lần đầu tiên gặp gỡ Chẹ Tàn cùng chị gái là Mùi Quý trên đường đi chợ Pác Măn về, Piao nhìn thấy chị Mùi Quý “đã mặc yếm bên trong tấm áo hở ngực, Piao biết chị đã có chồng” [6, tr.118]. Còn “Ngực Chẹ Tàn chưa được mặc yếm” [6, tr.131]. Phụ nữ Dao thường mặc quần ôm vừa sát (người Dao Tiền mặc váy) dài tới đầu gối. “Đi liền với quần, áo, yếm, váy, trong bộ nữ phục Dao phải kể đến mũ, khăn, dây lưng, xà cạp. Đó là những bộ phân phụ trợ không thể thiếu được trong nữ phục Dao” [53, tr.133]. Tất cả đều in hoặc thêu những hình họa tiết trang trí. Sắc thái độc đáo này gắn với một ý niệm về thủy tổ xa xưa của dân tộc. Đó là Bàn Vương, con chó ngũ sắc, đã có công giết giặc được vua gả công chúa, sinh con, đẻ cái thành dân tộc Dao. Do vậy, trên áo của người phụ nữ thêu hoặc in hình con chó, hình răng chó đều có nguồn gốc sâu xa từ ý niệm khởi nguyên sơ khai ấy. Từ ý niệm về thủy tổ, với bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Dao trong việc dệt vải, nhuộm vải và trang trí vải đã tạo nên những bộ trang phục độc đáo, đặc sắc, tôn thêm vẻ đẹp đáng yêu của các cô gái dân tộc Dao. Đó là vẻ đẹp của Chẹ Tàn trong mắt Piao lần đầu gặp gỡ: “Chẹ xúng xính trong bộ váy áo mới, đuôi váy in hoa vẫn rõ dấu sáp ong. Chẹ bước trước Piao. Mùi chàm phảng phất dịu thơm” [6, tr.118]. Hay đó là vẻ đẹp diệu kỳ của Hoàn dưới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 con mắt của Dưỡng (người làng Tày) khi lần đầu anh đến bản người Dao: “Đầu em đội tấm “xì miên” của dân tộc Dao. Hai má trái xoan … Dưới ánh đèn hai làn môi đỏ chót. Hàm răng trắng … Cổ Hoàn cao, quấn mấy vòng cườm …” [17, tr.792]. Lần thứ hai gặp mặt, Dưỡng lại phát hiện ra vẻ đẹp của Hoàn “có khác gì một nàng tiên giáng thế trắng đẹp khoác bộ quần áo chàm, đầu đội khăn “xì miên’ trắng tinh; cổ quấn các chuỗi cườm ngũ sắc” [17, tr.820]. Chính vẻ đẹp tự nhiên cộng thêm cái độc đáo trong trang phục của cô gái dân tộc Dao đã hút hồn anh thanh niên người Tày, để rồi sau đó họ đến với nhau theo tiếng gọi của trái tim yêu đương nồng cháy và đi đến một đám cưới rộn niềm vui và hạnh phúc. Hoàn thiện và đầy đủ nhất trong bộ nữ phục của người Dao qua cách miêu tả của Triều Ân nổi bật ở nhân vật Lưu trong tiểu thuyết Dặm ngàn rong ruổi. Lưu là cô gái mắc bệnh hắc lào toàn thân đã lâu, may gặp được thầy thuốc Trương Ngọc Thuần cứu chữa, sau đó khỏi hẳn bệnh. Ngày đầu tiên khỏi bệnh, cô sung sướng, hạnh phúc vô ngần vì từ đây cô được trở thành một con người bình thường, được sống trong cộng đồng, lại còn có được tấm lòng chân tình của người thầy thuốc đã luống tuổi. Niềm vui, niềm phấn kích đã thúc giục cô hào hứng chuẩn bị đi chơi chợ xuân cùng Thuần. Khi cô khoác lên mình bộ quần áo chàm, Thuần cảm thấy “sao đẹp thế? Vì eo người em đẹp hay vì áo khéo may? Dải thắt lưng mảnh dẻ thắt chặt làm cho tấm áo dân tộc Dao vốn không có cúc mặc được gọn gàng. Quanh cổ quấn năm chuỗi hạt cườm nhiều màu sắc. Lại thêm mấy vòng bạc “cùng hoàn” nữa. Đầu đội khăn “xì miên”. Chân quấn xà cạp “lùng peng” … Trên áo, trên khăn, tà áo, gấu váy … đâu đâu cũng thêu hoặc in sáp họa tiết …” [17, tr.997]. Niềm yêu quý, tự hào về vẻ đẹp độc đáo của trang phục Dao, cộng thêm lòng say mê cái đẹp đã làm cho ngòi bút Triều Ân thăng hoa, khởi sắc trong việc mô tả, cảm nhận vẻ đẹp của trang phục cũng như của con người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 2.3. Văn hóa Tày, Dao qua y học dân tộc Đến nay hẳn không ai phủ nhận y học dân gian là một trong những bộ phận cấu thành không thể thiếu của nền y học cổ truyền nước nhà. Có thể hiểu y học dân gian (fonlk – medicine) là toàn bộ những kinh nghiệm phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe có tính tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. Như chúng ta đều biết, ở làng xã Việt Nam, “hầu như nhà nào cũng trồng dăm ba “cây nhà lá vườn” vừa để làm rau ăn, gia vị hàng ngày, vừa để dùng làm thuốc khi đau ốm, hầu như người nào cũng biết một vài bài thuốc đơn giản” [59]. Với miền núi xa xôi hẻo lánh, giao thông chưa thuận tiện, xa trung tâm y tế, để chiến thắng được bệnh tật, người dân đã biết tìm ra những “bài thuốc bằng các vị thuốc xung quanh họ có, là hoa, là lá, rễ cây hoặc xương, mật, gan động vật do họ đánh bắt được” [20, tr.7]. Chính từ yêu cầu thực tế của đời sống cộng với sự cần cù, tỉ mẩn của người dân trong việc tìm thuốc, sao, đun … và thử nghiệm trực tiếp đã đúc kết thành những kinh nghiệm dân gian, thành khả năng y học dân gian của người dân. Đối với người dân tộc thiểu số, trong những bài thuốc của họ luôn có những tên thuốc, vị thuốc mang tính dân tộc rõ rệt bởi chỉ có thể gọi tên bằng tiếng dân tộc và chỉ tìm thấy ở vùng rừng núi, thậm chí có những loại bệnh cũng chỉ có thể chữa được bằng thuốc dân tộc. Những yếu tố đó đã làm nên văn hóa y học dân gian của người dân tộc; đồng thời ghi nhận khả năng y thuật của một số thầy lang dân tộc nổi tiếng. Với vốn hiểu biết sẵn có cộng thêm truyền thống về y học của gia đình, Triều Ân đã đưa vào trong văn xuôi của mình không ít dấu ấn dân tộc ở phương diện y học dân tộc của đồng bào Tày, Dao và hình ảnh những người thầy thuốc dân tộc hết lòng vì nghề nghiệp. Vì vậy khi đọc văn xuôi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 của Triều Ân, chúng ta thường gặp cách chữa bệnh của các nhân vật trong truyện bằng các bài thuốc dân gian của người dân tộc. Theo bài thuốc dân gian truyền thống, nếu ai mắc căn bệnh “máu lên đầu” thì có thể dùng một vài loại lá cây để đắp. Do đó, khi mẹ Tháo bị “máu lên đầu”, mẹ thường “đắp lá thầu dầu tía” hoặc “đắp lá ngải cứu” được “một thời gian dài thấy mẹ không sao nữa” [3, tr.147]. Trong truyện ngắn Mây tan ta thấy sau lần Piao đi săn bị đứt sợi gân gót chân không bước được, ông Phin “vào rừng hái thuốc đắp cho Piao. Qua hai ngày, Piao đứng dậy, lại lên nương” [6, tr.126]. Chúng ta còn có thể bắt gặp cách chữa bệnh “píu xè” (sốt phát ban) của đồng bào miền núi. Lần ông giáo Long bị ốm mệt, “nằm nhiều nên thêm bệnh “píu xè”. Bà con đến thăm và chích từng cục máu thâm ở vùng ngực. Dưới lưỡi, hai tia máu đen nổi cục như hai con đỉa; bà con láng giềng phải đi tìm vỏ cây “cháu bản” về cho ông ngậm. Cơm ông không thể ăn. Cháo thì bệnh “píu xè” phải kiêng kị. Ông chỉ ăn vài thìa nước cơm nấu từ cơm nguội” [17, tr.647]. Nếu người phụ nữ lấy chồng mà chậm có con, đồng bào thường “lấy “toong thẩu” (lá ấm áp) về lót dưới chiếu nằm” [12, tr.395] để cơ thể ấm áp, dễ thụ thai. Trong thời kỳ mang thai nếu bị động thai, người dân “đi đào rễ cây gai về nấu nước uống … Nửa đêm cái thai yên yên” [12, tr.402]. Sản phụ sau khi sinh con mà không có sữa về thì đồng bào dân tộc tìm “cây thuốc “mẹ sữa” thì nhiều thứ. Sáng nay dạy học xong Nải sẽ về dưới thung lũng bản người Tày kia xin búp mít về ninh chân giò hoặc ninh cổ cánh gà … Rồi có sữa ngay, hai cháu Mỹ, Dung tha hồ bú” [12, tr.412]. Cách chữa rắn cắn của người Tày, Dao theo kinh nghiệm dân gian là: “uống bảy đầu diêm”, “đào rễ đu đủ, chế thuốc cho cháu uống”, hay là “tìm lá rau ngót bản” [12, tr.452] về vò với nước để uống … Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Từ những cách chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian của các nhân vật trong truyện của Triều Ân như trên, chúng ta có thể khẳng định rằng “y học dân gian luôn mang đậm tinh thực tiễn và có mối quan hệ hết sức mật thiết với đời sống sinh hoạt của nhân dân lao động …đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần đắc lực vào công cuộc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cá nhân và cộng đồng” [59]. Nhằm tôn vinh các bài thuốc dân gian cổ truyền và một số lương y giỏi ở vùng dân tộc thiểu số, qua trang văn của mình, Triều Ân đã khắc họa thành công một lương y giỏi, tận tâm với nghề. Đó là hình tượng nhân vật thầy lang Thuần trong tiểu thuyết Dặm ngàn rong ruổi. Ngay từ thời trẻ, đang là một anh lính đóng quân tại nhà dân ở Trùng Khánh, Thuần vốn có biết một vài bài thuốc nam gia truyền nên thường cắt thuốc cho bà cụ chủ nhà, được bà cụ rất quý mến. Đến độ tuổi khoảng hơn bốn mươi, chán nản trong cuộc sống vợ chồng với người vợ do bố mẹ bắt ép lấy, “ông Thuần khóa cửa lên đường tìm học nghề thuốc của ngưởi Dao …Kiên nhẫn tìm tòi, chẳng mấy chốc, ông trở thành một thầy lang nổi tiếng; giỏi về một vài môn thuốc” [17, tr.729]. Chẳng hạn như để học được bài thuốc chữa gãy xương, ông đã “lấy trộm bí kíp gia truyền” của chim bìm bịp. “Nghe đồn con chim bìm bịp có môn thuốc chữa gãy xương rất tài, ông bèn đi tìm tổ bìm bịp, thừa dịp con mẹ bay đi kiếm mồi, Thuần bẻ gãy hết cẳng chân mấy con con. Đoạn ông nấp trong bụi, chờ con mẹ về. Một lát sau con chim mẹ bay về lại bay đi ngay; lát sau nữa chim mẹ bay về, mỏ ngậm bao nhiêu là lá. Sáng sớm tinh mơ hôm sau khi chim mẹ bay đi tìm mồi, ông đi đến tổ chim, thấy tất cả cẳng của chim con đều lành lại như cũ. Ông nhặt hết các lá cây lót ổ chim, đem về ngâm nước lã cho tươi trở lại, rồi chép lấy bài thuốc chữa gãy xương” [17, tr.729]. Bài thuốc này được thể hiện trong lần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 bác sỹ Phương đi lên suối nguồn lấy mẫu nước về nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ của bà con bản Luộc bị ngã gãy cánh tay. Khi đi săn về thấy sự việc ông Thuần liền cho chẻ đuốc để ông đi nhặt cây thuốc về đắp vết thương ngay. Ông phải “tìm đủ vị cho bài thuốc gẫy xương của chim bìm bịp” [17, tr.816]. Lúc trở về với một đẫy lá cây đủ loại. Ông Thuần chế ngay đắp vào vết thương. Khi mới đắp vào, vết thương vẫn buốt và nhức, sưng tấy. Sáng hôm sau ông Thuần lại vào chân núi tìm lá thuốc về thay cho mới. Đến lúc này, bác sỹ Phương đã cảm thấy vết thương “Không nhức. Không sưng. Có lẽ chỉ chỉ chờ xương liền nữa” [17, tr.817]. Đây quả là điều thần kỳ trong cách chữa trị bệnh theo y học dân tộc. Trước kết quả bất ngờ đó, thầy lang Thuần tự công nhận: “Rình mò để biết được bài thuốc gãy xương của mẹ chim bìm bịp là công phu. Hôm nay có kết quả này là nhờ sự cố gắng của việc làm trước đây. Thật mừng” [17, tr.817]. Là một thầy thuốc đông y, lại có ý thích đi đây đi đó để mở mang tầm nhìn, đặc biệt là tinh thần tận tụy với bệnh nhân, ông Thuần thường đi đến các bản làng để chữa bệnh. “Đôi chân cùng con ngựa hồng, thêm túi thuốc nữa, đã đi khá nhiều miền xa lạ. Anh chỉ mong giúp ích cho đời bằng những rễ cây cỏ, hoa quả quen biết hoặc chim muông … ở vùng nào cũng có. Những bài thuốc mà anh có dù là của gia truyền, anh cũng không giấu giếm. Anh nghe, anh đọc được bài báo lạ nào, anh chú ý nghiên cứu và thí nghiệm” [17, tr.995] Bởi thế bên cạnh việc chữa bệnh bằng thuốc lá cây, ông Thuần còn kết hợp cả châm cứu, đốt huyệt - những phương pháp cứu chữa mang tính chất y học cổ truyền. Ví như trường hợp con bệnh của ông là bà mẹ của Lan ở mãi tận ngoài thị xã mà ông thường “vẫn đến cắt thuốc chữa bệnh” [17, tr.765] . Bà bị thấp khớp nặng đến nỗi không thể đi lại được nhưng may nhờ được ông Thuần cắt thuốc cộng với châm cứu mà “Từ chỗ các đầu khớp xương xưng to, đau nhức hôm nay hình dáng chân tay đã trở lại bình thường, chống gậy đi lại được. Tình hình thuyên giảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 thế này là tốt. Nay còn cần mấy thang thuốc, uống xong chắc kết thúc được” [17, tr.783]. Căn bệnh bướu cổ thường gặp ở miền núi, nhất là vùng Nguyên Bình quê ông cũng được ông chữa trị bằng phương pháp đông y. Với những hiểu biết y học về bệnh bướu cổ, ông Thuần đã giúp đỡ bác sỹ Phương rất nhiều trong công trình nghiên cứu về bệnh này. “Ông Thuần cung cấp tên những xóm làng trong vùn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc447.pdf
Tài liệu liên quan