Luận văn Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ CHO TRẺ EM 10

1.1. Trẻ em và trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh 10

1.2. Báo chí và trẻ em 20

1.3. Báo chí cho trẻ em 26

Chương 2: BÁO CHÍ CHO TRẺ EM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 35

2.1. Diện mạo báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh 35

2.2. Nội dung và hình thức báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh 39

2.3. Những thành công và hạn chế của báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh 57

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÁO CHÍ CHO TRẺ EM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 71

3.1. Những vấn đề đặt ra đối với báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh 71

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh 79

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHỤ LỤC 113

 

 

 

doc120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2463 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc phát huy năng khiếu của trẻ em gồm có các cuộc thi Tiếng hát măng non (tiền thân là Tiếng hát chim sơn ca) dành cho trẻ em lứa tuổi mầm non, mẫu giáo, tiểu học và THCS; Tiếng ca học đường dành cho học sinh THPT. Đây là sân chơi bổ ích được HTV tổ chức hàng năm với mục đích tạo điều kiện cho trẻ em thỏa mãn niềm đam mê ca hát rèn luyện và phát huy năng khiếu của mình. Hiện nay, Tiếng hát măng non, Tiếng ca học đường là sân chơi chung của trẻ em khắp nơi chứ không riêng của trẻ em ở TP HCM. 2.2.2.2. Các chương trình truyền hình cho trẻ em trên kênh HTV3 Kênh thiếu nhi HTV3 của HTV ra đời vào tháng 1.2004. Đây là kênh TH kỹ thuật số đầu tiên của Việt Nam dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi từ nhà trẻ, mẫu giáo đến cấp 1, 2. Ngày 1.6.2008, HTV3 cũng được phát trên kênh 27 (Ch27) hệ analog. Với thời lượng phát sóng 24giờ/ngày, HTV3 mang đến cho trẻ em thế giới muôn màu với hàng loạt chương trình vừa xem - vừa học - vừa chơi, như: - Phim hoạt hình: HTV3 mang đến cho khán giả thế giới hoạt hình từ những câu chuyện cổ tích Cô bé lọ lem, Bà chúa tuyết, Chúa tể rừng xanh, Đôi giày nhảy múa… đến phiêu lưu, kỳ thú như Những cuộc phiêu lưu của Tintin, Ngựa hoang bờm bạc, Tây du ký và những câu chuyện thiên nhiên về thế giới muôn loài như chim, gấu, bướm, khỉ, ếch, thỏ, mèo, chuột, rùa, dê, sói... Từ đây, trẻ em có thể rút ra nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu như ở hiền gặp lành, người thiện luôn thắng kẻ ác, con người nếu có lòng dũng cảm thì sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách. - Ca nhạc: Đó là các chương trình văn nghệ Gương mặt chim sơn ca, Vườn âm nhạc do các bé mẫu giáo, các học sinh đến từ các nhà thiếu nhi, trung tâm văn hóa và các trường học ở TP HCM biểu diễn. Đây là địa chỉ giao lưu quen thuộc của các em nhỏ yêu ca hát với những giọng ca từng đoạt giải Tiếng hát măng non, Tiếng ca học đường. - Sân khấu: Bao gồm các chương trình Chuyện ngày xưa (của nhóm Líu Lo), Vương quốc màu xanh (nhóm Xì - trum), kịch thiếu nhi Tích tắc. Mỗi chương trình là một bài học đáng nhớ thông qua hoạt cảnh Chú kiến càng, Bác sĩ Ai-bô-lít, Dế mèn phiêu lưu ký, Cá chép hóa rồng… - Kể chuyện em nghe: Đó là những câu chuyện ngụ ngôn, sự tích quen thuộc được tái hiện lại có sự tham gia diễn xuất của các bạn nhỏ. Mỗi câu chuyện là một lời khuyên, một bài học quí báu được rút ra, như: Trí khôn của ta đây, Cóc kiện trời, Ba chú heo con, Sự tích bộ lông công - bộ lông quạ, Sự tích bánh chưng - bánh dày.... - Múa rối: Sự xuất hiện của các chú rối trong những chuyện cổ tích, câu chuyện hàng ngày làm cho chương trình trở nên sinh động, giúp các em dễ tiếp thu các bài học về tình nhân ái, về cách ứng xử, giao tiếp, ví dụ như chương trình 123 Ha! - Xiếc, Phim truyện thiếu nhi là những chương trình đặc biệt HTV3 dành cho trẻ em giúp các em giảm căng thẳng trong học tập và lao động. Nhìn chung, HTV3 “đem đến cho khán giả những chương trình TH hay, mới, lạ, hấp dẫn và phù hợp với trẻ em Việt Nam do HTV sản xuất và các chương trình thiếu nhi nước ngoài” [78]. Nếu như trước đây, các kênh TH nước ngoài dành cho thiếu nhi như Catoon Network, Walt Disney, Playhouse, Animax... thống trị trên hệ thống TH cáp thì nay các kênh TH sản xuất tại Việt Nam cũng bắt đầu vào cuộc cạnh tranh. Chính HTV3 đã làm một cuộc “cách mạng” toàn diện. Ngoài phát sóng phim hoạt hình nước ngoài hấp dẫn, HTV3 còn dành một thời lượng để phát những chương trình khoa giáo, học tiếng Anh, phim tài liệu phục vụ thiếu nhi. 2.2.2.3. Chương trình truyền hình cho trẻ em trên truyền hình cáp Ngày 19.5.2005, TH cáp của Đài TH TP HCM (gọi tắt là HTVC) ra đời như là sự phát triển tất yếu của TH trong thế giới bùng nổ thông tin. HTVC xây dựng 5 kênh chương trình: Phim, Ca nhạc, Khoa giáo và kênh Thuần Việt và Thiếu nhi, với hơn 40 chương trình nước ngoài được mua bản quyền. Trong các kênh nước ngoài, có 3 kênh nổi tiếng phục vụ cho thiếu nhi là Boomerang, Disney Channel, Disney Playhouse. Từ đây cho thấy, HTVC đã tạo thêm cơ hội cho trẻ em ở TP HCM được thỏa mãn nhu cầu giải trí trên sóng TH. Tháng 10.2005, trẻ em ở TP HCM chính thức đến với Disney và Playhouse nhờ mạng cáp vô tuyến được triển khai trên toàn Thành phố. Có thể nói, Boomerang là kênh hoạt hình cổ điển hay nhất, được lấy từ thư viện hoạt hình lớn nhất thế giới. Năm 2000, Boomerang ra mắt tại Mỹ và Anh, kế đến là các nước châu Âu. Australia là nước đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương giới thiệu kênh này. Và hiện nay, Boomerang đang có mặt trên HTVC. Kênh Playhouse Disney và Disney ra mắt khán giả Việt Nam vào ngày 19.5.2005. + Việt Nam là thị trường thứ 14 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đón nhận kênh Disney, phát sóng 24giờ/ngày với các chương trình dành cho thiếu nhi và tuổi teen như phim hoạt hình, phim hài, phim TH nhiều tập dành cho gia đình, phim hành động và phiêu lưu kỳ thú... Kênh này được phát sóng bằng tiếng Anh. Một số chương trình chính có phụ đề tiếng Việt như Raven là thế đấy và Phil đến từ tương lai… + Việt Nam là thị trường thứ 8 đón nhận kênh Playhouse Disney, phát sóng hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đây là kênh học tập đầu tiên dành cho trẻ trước tuổi đến trường ở châu Á (trẻ từ 2-6 tuổi), các bậc phụ huynh, bao gồm các chương trình giáo dục toàn phần dành cho trẻ em, hướng đến sự phát triển của trẻ em ở bảy mức độ khác nhau: phát triển thể chất, phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, phát triển nhận thức, kỹ năng tư duy, phát triển khả năng sáng tạo và phát triển nhân cách, đạo đức. Để tạo sức hút đối với khán giả nhỏ Việt Nam, HTVC không ngừng chuyển tải các phim hoạt hình hay cho trẻ em xem, có phụ đề tiếng Việt và thuyết minh. HTVC còn mạnh dạn mua bản quyền phim và tổ chức lồng tiếng. Hiện nay, các chương trình hay dành cho trẻ em của HTVC không chỉ phát trên TH cáp, TH kỹ thuật số, mà còn được phát trên các kênh TH quảng bá. Đặc biệt, “HTVC còn đưa các chương trình thiếu nhi do Việt Nam sản xuất lên sóng Truyền hình Walt Disney” [42]. Nhìn chung, HTV không ngừng đổi mới, tăng số lượng chương trình, đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí, có cả phần định hướng thẩm mỹ cho trẻ em. Đặc biệt, HTV đã luôn song hành với nhà trường và gia đình làm công việc chung của xã hội là giáo dục và chăm sóc trẻ em. 2.2.3. Các chương trình phát thanh thiếu nhi trên sóng Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Chương trình PT thiếu nhi của Đài TNND TP HCM được phát trên hai làn sóng AM và FM với thời lượng từ 30-60 phút/chương trình. Trên sóng AM, phát lúc 11 giờ 30 phút và phát lại vào lúc 15 giờ các ngày thứ 2, 3, 4, 5, 6 và phát lúc 19giờ mỗi tối trên sóng FM. Mỗi phút phát khoảng 170-180 âm tiết. Nếu tính một tuần, một tháng phát sóng, đây là một khối lượng không nhỏ. Nhìn chung, chương trình PT thiếu nhi có 2 mảng nội dung chính: Khoa giáo và Văn nghệ. - Thứ nhất, mảng nội dung khoa giáo: Đài TNND TP HCM tập trung giáo dục trẻ em thông qua các chương trình Thế giới tuổi hoa - dành cho học sinh THCS, Tuổi thần tiên - dành cho học sinh tiểu học (trên sóng AM) và Giáo dục học đường - dành cho tuổi mầm non và học sinh tiểu học, THCS, THPT (trên sóng FM). Đây là những chương trình cung cấp, bổ trợ kiến thức, chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm sống, qua đó góp phần giáo dục nhân cách, thẩm mỹ cho trẻ em. Bên cạnh đó, chương trình còn cập nhật thông tin liên quan đến trẻ em từ ba môi trường gia đình, nhà trường và xã hội; thông tin về những chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho trẻ em; các vấn đề về quyền trẻ em; hoạt động Đoàn, Đội; vui chơi giải trí; tổ chức các cuộc giao lưu với gương điển hình, nhân vật nổi tiếng… Tiền thân của chương trình Tuổi thần tiên là chương trình Phát thanh nhi đồng và tiền thân của chương trình Thế giới tuổi hoa là Phát thanh thiếu niên. Phát thanh học đường là chương trình PT thiếu nhi gắn bó với Đài TNND TP HCM trong thời gian dài nhất (hơn 10 năm). Chương trình này do Đài TNND TP HCM phối hợp với công ty Thiết bị sách và trường học TP HCM, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM thực hiện. Ngoài dạy tiếng Anh cho học sinh các cấp (1, 2, 3), chương trình còn phổ biến những kiến thức mới, giáo dục đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử cho trẻ em thông qua những câu chuyện gần gũi với cuộc sống đời thường. Chương trình còn là nơi gửi gắm tâm sự của các bậc phụ huynh và suy nghĩ của trẻ em qua những lá thư gửi về cho chương trình, ví dụ như cảm xúc của người cha khi đứa con đầu lòng ra đời trong bài Cảm ơn con. Đến với chương trình Phát thanh học đường, phát sóng ngày 24.4.2009, ngoài dạy tiếng Anh lớp 11, hệ 3/5, chương trình còn giáo dục cho trẻ về lòng trung thực qua câu chuyện Tờ giấy bạc; giúp trẻ hiểu biết thêm thế giới xung quanh, học tốt các môn địa lý, lịch sử qua tiết mục Việt Nam Tổ quốc em; hướng dẫn trẻ cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mình trong những ngày thi qua tiết mục Vì sức khỏe của bạn. Hay đến với chương trình Phát thanh học đường, phát sóng ngày 13.5.2009, ngoài dạy học tiếng Anh lớp 8, theo sách giáo khoa mới, do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, chương trình còn giáo dục đạo đức cho trẻ biết lễ phép với ông bà, vâng lời cha mẹ qua câu chuyện Bê con; tạo cho trẻ có những giây phút thư giãn và học tốt môn Văn qua tiết mục Đọc thơ: Hoa súng đỏ, Bồ câu, Bắp ngô, Đôi bạn; giúp các em rút ra bài học bổ ích “nếu các em sống ích kỷ các em sẽ mất hết bạn bè. Mà, điều hạnh phúc nhất trên đời này chính là được chia sẻ niềm vui với bạn bè” qua tiết mục Kể chuyện mẫu giáo: Cây táo thần. Bên cạnh đó, chương trình còn cung cấp những kiến thức về tâm lý và hướng dẫn cách xử lý tình huống cho các bậc cha mẹ, chẳng hạn khi trẻ hiếu chiến, hay hờn dỗi, cha mẹ phải làm gì? qua tiết mục Chuyện dành cho các bậc phụ huynh. - Thứ hai, nội dung văn nghệ: Hiện nay, trang văn nghệ trên sóng Đài TNND TP HCM thu hút nhiều trẻ em nhất, bao gồm Khúc hát thiên thần, Tiếng hát sơn ca, Điểm hẹn tuổi hồng, Văn học tuổi xanh. Đây là các chương trình phục vụ nhu cầu giải trí cho trẻ em từ 3-15 tuổi với mục đích chuyển tải những tác phẩm văn học nghệ thuật của nhân loại đến với trẻ em, qua đó góp phần hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ em. + Khúc hát thiên thần, Tiếng hát sơn ca, Điểm hẹn tuổi hồng là những chương trình ca nhạc thiếu nhi. Thông thường, các chương trình này được kết cấu theo một chủ đề nhất định, chẳng hạn như chủ đề chào mừng năm học mới, tết Trung thu, Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, mùa hè, Tết thầy cô, Ngày của Cha, Ngày của Mẹ… Ví dụ, đón mừng năm mới, chương trình văn nghệ Tiếng hát sơn ca có chủ đề Ăn tết miền quê (phát sóng ngày 21.1.2009), Mùng Ba tết Thầy (phát sóng ngày 22.1.2009); chương trình Khúc hát thiên thần có chủ đề Mưa nắng mùa xuân (phát sóng ngày 21.1.2009), Mùa xuân tí hon (phát sóng ngày 22.1.2009). Đặc biệt, nhân ngày 1-6, chương trình Khúc hát thiên thần (phát sóng ngày 31.5.2008) đã dành tặng các thiên thần bé nhỏ, đáng yêu những ca khúc thật ngọt ngào và ấm áp về tình yêu thương gia đình như Ba ngọn nến lung linh, Khúc hát thiên thần, Papa, Lời mẹ ru... Ngoài phát sóng các bài hát theo chủ đề do ban biên tập tuyển chọn, chương trình còn phát các bài hát theo yêu cầu, làm món quà tinh thần để các em gửi tặng người thân, bạn bè, thầy cô, kết nối tình cảm mọi người lại với nhau. Để chương trình văn nghệ thiếu nhi ngày càng hấp dẫn, Đài TNND TP HCM còn tổ chức cuộc thi hát trên sóng PT như Em tập làm chim sơn ca với thời lượng từ 5-7 phút, tạo điều kiện cho thính giả gần xa thỏa mãn niềm đam mê, sở thích ca hát của mình. + Văn học tuổi xanh là chương trình dành riêng để chuyển tải các tác phẩm do trẻ em sáng tác, đặc biệt là các em học sinh THPT. Đây là môi trường tốt để trẻ em bộc bạch tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình qua tác phẩm văn học như thơ, truyện ngắn. Những tác phẩm có nội dung mang tính giáo dục cao sẽ được chọn để phát trên sóng. Ngoài phát trên hai làn sóng AM, FM, chương trình Văn học tuổi xanh, Điểm hẹn tuổi hồng, Khúc hát thiên thần còn được phát trực tuyến trên VOH. Bảng 2.2: Các chương trình phát thanh thiếu nhi phát trên sóng Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Tên chương trình Thứ T. gian T. lượng Sóng Văn nghệ - Tiếng hát sơn ca 2,4,5 11h30, 15h (PL) 30 AM Khoa giáo - Tuổi thần tiên 3 11h30, 15h (PL) 30 AM Khoa giáo - Thế giới tuổi hoa 6 11h30, 15h (PL) 30 AM Văn nghệ - Văn học tuổi xanh CN 8h30 30 FM Văn nghệ - Khúc hát thiên thần 2, 3, 4, 5, 6, 7 19h 30 FM Văn nghệ - Điểm hẹn tuổi hồng 7 8h30 30 FM Khoa giáo - Phát thanh học đường (Giáo dục mầm non, cấp 1, 2, 3) 3,4,6,7 19h30 30 FM 2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA BÁO CHÍ CHO TRẺ EM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.3.1. Thành công 2.3.1.1. Nhóm báo in * Nhóm báo Khăn Quàng Đỏ Báo Khăn Quàng Đỏ ra đời và hoạt động với mục đích định hướng, giáo dục, tạo sân chơi giải trí lành mạnh cho thiếu niên, nhi đồng ở TP HCM theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Công ước và Luật BVCS&GDTE. Thành công nhất của Báo KQĐ chính là ở phần nội dung. Báo đã góp phần hướng trẻ em đến với những điều tốt đẹp thông qua việc giới thiệu cá nhân, tập thể điển hình; giáo dục đạo đức, hình thành trong các em nhân cách sống tự lập, tự chủ, hướng đến cái mới, giữ gìn văn hóa truyền thống và vì cộng đồng… Kết hợp thể loại báo chí với thể loại văn học, nhóm Báo KQĐ đã vẽ một bức tranh sinh động về thế giới trẻ thơ, không ngừng làm giàu kiến thức cho trẻ em. Nguyên Tổng biên tập Báo KQĐ - Đỗ Thị Mỹ đúc kết: Sau 30 năm hoạt động, Báo KQĐ đã bắt nhịp cầu bè bạn kết nối những gương mặt tiêu biểu - các cháu ngoan Bác Hồ năng động sáng tạo, học giỏi làm hay, giàu lòng nhân ái đến với hàng trăm ngàn độc giả thiếu nhi, gợi mở nhiều phong trào ngàn việc tốt trong tuổi nhỏ; làm vườn ươm cho các nhà văn - nhà thơ nhí, họa sĩ bay bổng với những sáng tác đầu tay, khuyến khích những nhà sáng tạo trẻ mê mải theo các phát minh sáng chế tự biên tự diễn…; chia sẻ những buồn vui của các bạn nhỏ và luôn có mặt sẻ chia những cảnh đời khốn khó, làm điểm tựa cho những cánh chim non mắc cạn vỗ cánh bay lên những ước mơ hồng [41, tr.3]. Nhận xét về chất lượng nội dung và hình thức của Báo KQĐ, nhà báo Lê Quang Nhường - Trưởng Phòng Bạn đọc cho rằng: “Nội dung của KQĐ rất đa dạng, phong phú. Bài viết chú trọng câu chuyện có chi tiết, không kể lể lê thê mà bám chặt vào nhu cầu của các em. Hình thức đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều mục nhỏ dễ đọc. Vì vậy, mặc dù KQĐ là báo dành cho các em THCS nhưng các em lớp 4, 5 vẫn thích đọc”. Với Báo MT, nhìn chung, có nội dung phong phú, đề tài sát thực với đời sống của trẻ em, nhất là những đề tài nóng bỏng của học sinh, sinh viên. Nhờ sử dụng nhiều thể loại báo chí và văn học như tin, bài, phóng sự ảnh, phóng sự 5 phút, truyện ngắn, thơ nên các chuyên trang, chuyên mục của MT có nhiều màu sắc hơn, ít gây nhàm chán cho độc giả. MT luôn khuyến khích phóng viên viết phóng sự 5 phút, phóng sự ảnh vì hai thể loại này gần gũi và dễ tác động đến nhận thức và hành vi của trẻ em. Ví dụ, sau khi MT đăng một loạt phóng sự Kinh hoàng món phá lẫu bò của Ngọc Phấn (MT, số 665, ngày 17.12.2008)), Umbala…ra trà sữa của Thụy Quân (MT, số báo 663, ngày 3.12.2008), học sinh ở TP HCM đã cẩn trọng hơn trong ăn, uống. Hay qua phóng sự ảnh Học đêm của Anh Tú, học sinh có ý thức học tập tốt hơn. Với Vườn sáng tác, MT là ấn phẩm duy nhất ươm mầm những tài năng trẻ. Nhiều cây bút đã trưởng thành, trở thành nhà báo, nhà văn cống hiến sức mình cho sự nghiệp phát triển báo chí, văn học của Thành phố. Nhà văn Lê Văn Thảo, Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM nhận xét: “Hiếm có tờ báo nào trong cả nước bền bỉ phát triển, khơi dậy tiềm năng văn học các cây bút tuổi mới lớn như báo Mực Tím 20 năm qua” [52, tr.12]. * Báo Yêu Trẻ Hơn 20 năm hoạt động, báo Yêu Trẻ đã cung cấp cho các bậc phụ huynh nhiều kiến thức trong việc BVCS&GDTE. Thành công nhất của Báo YT chính là gửi đến độc giả thân thiết của mình những câu chuyện rất thực về cuộc sống xung quanh trẻ em, từ ăn ngủ, thói quen thường ngày đến những chuyển biến tâm lý của trẻ. Tuy là những câu chuyện ngắn khoảng 500 từ nhưng mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, ví dụ như câu chuyện Vì sao con khóc trước cổng trường? đăng trong trang Vườn Văn (YT, số 357, tháng 9.2008). Là cẩm nang phục vụ cho người lớn và trẻ em (chủ yếu là trẻ ở tuổi mẫu giáo) nên YT dành khá nhiều trang mục giải trí giúp trẻ phát huy năng khiếu, sự khéo léo và óc sáng tạo của mình. Đây cũng là thành công của YT. Làm được điều này chính là do YT có đội ngũ cộng tác viên đầy tâm huyết. Trong đó, phải kể đến nhà văn Lý Lan. Mặc dù nhuận bút Báo YT thấp nhưng chị vẫn đều đặn viết cho YT nhiều bài phóng sự, truyện ngắn mang tính giáo dục cao, ví dụ như bài Hội nhiễm văn hóa trong trang Diễn đàn cha mẹ và con cái (YT, số 362, tháng 11.2008), Khoe con (YT, số 360, tháng 10.2008), Quán cũng như trường (số 357, tháng 9.2008). Hay là, giáo viên Tôn Nữ My Ly, dù bận rộn việc giảng dạy nhưng vẫn dành thời gian cung cấp kiến thức về tâm lý trẻ em cho các bậc phụ huynh bằng những câu chuyện gần gũi như Chị em nhà mèo (YT, số 358, tháng 9.2008), Người anh tí hon (YT, số 362, tháng 11.2008), Bé Lì (YT, số 359, tháng 10.2008). Hay như Thế Phong, phóng viên ảnh đã từng đoạt giải cao trong nước và quốc tế cũng là trợ thủ đắc lực của YT suốt 10 năm qua, không hưởng lương. Anh đã giúp cho YT đạt nhiều giải báo chí quốc gia về trẻ em, đặc biệt là trong năm 2007 đoạt 2 giải liên tục. Nhìn chung, các ấn phẩm báo chí cho trẻ em đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là định hướng, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ cho trẻ em như lòng mong đợi của Thành ủy, UBND Thành phố. Có thể nói, “tạo ra những ấn phẩm dành cho trẻ em hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của trẻ em cũng đồng nghĩa với việc đội ngũ những người làm báo đã phần nào đẩy lùi được làn sóng sách báo du nhập từ nước ngoài có một thời xâm nhập vào học đường ở TP HCM” [69, tr.339]. 2.3.1.2. Truyền hình Đối với trẻ em, TH ngày càng đi vào sâu vào đời sống tinh thần của trẻ em. Phải thừa nhận rằng, từ năm 2005 đến nay, với thái độ làm việc nhiệt tình, đầy trách nhiệm của đội ngũ phóng biên, biên tập viên, các chương trình TH cho trẻ em của HTV ngày càng phong phú và đa dạng. Về số lượng, HTV phát sóng hơn 21 chương trình. Đây là con số chưa có từ trước đến nay. Về chất lượng, với hàng loạt chương trình mới ra đời như Hoa hướng dương, Sành điệu cùng 9x, Những người bạn nhỏ, Chào bạn mới và một số chương trình cũ được cải tiến như Ngày chủ nhật của em, Tiếng hát chim sơn ca, Búp măng non…, chất lượng các chương trình có nâng lên rõ rệt. Cụ thể là, HTV đã cung cấp nhiều nội dung thông tin bổ ích, có ý nghĩa giáo dục cao, tác động không nhỏ đến nhận thức và hành vi của trẻ em. Đặc biệt, HTV cung cấp nhiều kiến thức phổ thông, cuộc sống xung quanh, rèn luyện kỹ năng sống và tạo sân chơi lành mạnh để trẻ em phát huy năng khiếu, tư duy sáng tạo của mình. Phần lớn các chương trình TH được trẻ em yêu thích hiện nay đều có cách thể hiện khá sinh động, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của trẻ em, từ cách dàn dựng, cách bày trí, không gian, màu sắc cho khung cảnh của hình ảnh trong chương trình cũng như cách diễn đạt, giọng nói, phong cách người dẫn chương trình, đặc biệt là có sự tham gia của trẻ em với nhiều vai trò khác nhau như dẫn chương trình, diễn viên, lồng tiếng, thuyết minh.... Mặc dù các chương trình được kết cấu theo cùng một chủ đề nhưng không tạo cảm giác tẻ nhạt vì có nhiều tiết mục nhỏ đan xen được kết nối bằng lời dẫn khá sinh động và gần gũi với trẻ em. Nội dung, hình thức phong phú, sinh động đã làm cho các chương trình TH cho trẻ em của HTV ngày càng thu hút khán giả xem và xem với thời gian khá dài. Ví dụ, qua khảo sát ý kiến 241 trẻ em thì có 36,1% xem TH hơn 3giờ/ngày (phụ lục 5, tr.124). 2.3.1.3. Phát thanh Như chúng ta biết, PT đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ em. Với cơ chế tác động hai chiều, PT góp phần xây dựng hành vi xã hội. Đó là hoạt động căn bản để thiết lập các phẩm chất cơ bản của nhân cách. Việc giáo dục nhân cách phải bắt đầu ngay khi đứa trẻ ra đời và đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ của gia đình - nhà trường - xã hội. Trong đó, PT vừa là sách giáo khoa vừa là phương tiện để giáo dục nhân cách trẻ thơ. Trong quá trình sản xuất chương trình PT thiếu nhi, mặc dù đội ngũ rất mỏng nhưng số lượng, thời lượng chương trình luôn được đảm bảo và phát đều đặn trên hai làn sóng AM, FM. Cải tiến, đổi mới một số chương trình PT như Phát thanh Nhi đồng thành Tuổi thần tiên, chương trình Phát thanh thiếu niên thành Thế giới tuổi hoa; tăng thời lượng phát sóng hai chương trình này từ 15 phút lên 30 phút là một thành công lớn, vừa đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin của trẻ em vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình là cùng toàn Đảng, toàn dân Thành phố chăm lo giáo dục trẻ em. Hiện nay, Đài TNND TP HCM rất chú trọng nhu cầu giải trí cho trẻ em. So với những năm 1990, trang văn nghệ trên sóng PT đã phong phú hơn về nội dung lẫn hình thức. Nhiều thể loại văn học như thơ, ca dao, tục ngữ, nhạc, truyện ngắn, chuyện vui… đã được Đài tận dụng tối đa để làm nội dung thông tin thêm sinh động và giàu hình ảnh. Các chương trình văn nghệ thiếu nhi luôn đứng đầu bảng các chương trình được trẻ em yêu thích nhất. 2.3.2. Những hạn chế, khó khăn của báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 2.3.2.1. Báo in * Nhóm Báo Khăn Quàng Đỏ Với nội dung phong phú và đa dạng, Báo KQĐ đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của trẻ em. Tuy nhiên, Báo KQĐ vẫn còn không ít hạn chế: - Báo chưa đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin của trẻ em, nhất là thông tin về Đội TNTP, Đoàn TNCS HCM và gương Người tốt - Việc tốt. Thông thường, KQĐ chỉ dành khoảng 3/28 trang, chiếm 10,7% tờ báo và MT dành khoảng 5/60 trang, chiếm 8,3% tờ báo cho mảng nội dung này. Trong khi đó, đối tượng tiếp nhận các báo chủ yếu là đội viên, đoàn viên. - Thông tin trên báo còn sai, thiếu chính xác. Ví dụ, KQĐ, số 43, ngày 22.8.2008, đăng bài Thảo, ngày ấy và bây giờ của tác giả Đình Khang có chi tiết “Thảo đã từng bị nghiện ma túy” là hoàn toàn sai. Báo KQĐ số ngay sau đó đã đính chính bằng bài viết của nhà báo Quang Nhường Hiếu Thảo - tên cũng như người. Mặc dù thông tin đã được đính chính nhưng tâm lý của trẻ em vẫn bị tổn thương bởi Thảo đang là thần tượng của nhiều bạn học sinh nghèo vượt khó. - Ngoài mục tiêu giáo dục, Báo KQĐ cũng chú trọng yếu tố giải trí để trẻ em có thể cười, giải trí khi đọc báo sau những giờ học căng thẳng. Nhưng tờ báo nào cũng có giới hạn nên chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí cơ bản của các em. Hiện nay các mục đố vui, giải đáp câu chữ, những mẩu chuyện vui, chuyện cười chỉ chiếm từ 2-3 trang trên các tờ báo. - Ngôn ngữ - trình bày là yêu cầu sống còn của báo chí cho trẻ em. Tuy nhiên, một số nhà báo còn quá dễ dãi trong việc lựa chọn từ ngữ diễn đạt nội dung, cụ thể là sử dụng quá nhiều ngôn ngữ học trò và ngôn ngữ trên mạng, lạm dụng tiếng nước ngoài…, làm ảnh hướng không ít đến sự trong sáng của tiếng Việt. Như chúng ta biết, việc lạm dụng tiếng nước ngoài trên báo dễ tạo nên những hội chứng mang tính tiêu cực, từ đó ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành những định hướng giá trị tích cực của tuổi vị thành niên. Ví dụ, tác giả Thụy Quân đã dùng tiếng Anh để đặt tựa bài “Menu chào năm mới”; đã dùng quá nhiều ngôn ngữ nói trong tít phụ, ví dụ như “…cùng đốt lửa trại và măm bánh kem”; trong phần nội dung chính, ví dụ như “… nhưng điểm nhấn của ngày vui chính là 2 nội dung mới cáu…”; “sau một ngày quậy tưng…, xúm lại ở tiểu trại của mình”. (MT, số 867, ngày 31.12.2008). Hay trong bài “Nữ công gia…tránh” (MT, số 867, ngày 31.12.2008) và “8” chuyện Phi Luân Hải (MT, số 864, ngày 10.12.2008). - Truyện tranh là thể loại không thể thiếu trong các báo dành cho trẻ em vì dễ chuyển tải nội dung mang tính giáo dục, dễ tác động vào tâm tư, tình cảm của trẻ em. RV, NĐTP xem truyện tranh là số một. KQĐ và MT cũng chú ‎ý nhiều đến truyện tranh nhưng cái khó hiện nay là kịch bản truyện tranh cũng như văn học dành cho lứa tuổi THCS, THPT đang thiếu kịch bản. - Một số ấn phẩm của Báo KQĐ còn nhiều trang in trắng đen, trong khi đó, tâm lý trẻ em rất thích đọc những trang báo có nhiều màu sắc. Đây là bài toán khó đối với Báo KQĐ. Bởi, nếu in màu toàn bộ, giá báo sẽ tăng cao. Tăng giá báo cũng đồng nghĩa với giảm số lượng độc giả vì trẻ em không có nhiều tiền. Từ tháng 8.2008, giá báo đã tăng trung bình từ 800 đồng/tờ đến 1.000 đồng/tờ. - Về đội ngũ những người làm báo, trong quá trình tác nghiệp, bên cạnh những thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn, nhất là do tuổi tác. Tuổi tác làm giãn khoảng cách giữa nhà báo và trẻ em, gây khó khăn, cản trở từ khâu tiếp xúc, trò chuyện đến cách thể hiện bài viết. Tổng biên tập Báo KQĐ - Lê Thế Chữ chia sẻ: “Hiện nay, Báo KQĐ đã có lực lượng phóng viên trẻ nhưng vẫn còn không ít phóng viên, biên tập viên ở tuổi trung niên. Trẻ em có “độ lớn” nhanh về tâm sinh lý. Điều này làm cho phóng viên, biên tập viên cảm thấy hụt hẫng vì không bắt kịp những suy nghĩ từ chính đối tượng phản ánh của mình” (phụ lục 4, tr.120. * Báo Yêu Trẻ Việc tổ chức bộ máy nhân sự cho toà soạn Báo YT hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Từ khi thay đổi cơ quan chủ quản (từ năm 2007), biên chế của báo giảm từ 7 xuống 5. Tổng biên t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van hoan chinh in.doc
  • docbia doc moi.doc
Tài liệu liên quan